intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Phạm Thái – những đặc điểm và đóng góp trong sáng tác văn chương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

29
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đưa ra những đối sánh với những nhà nho cùng thời của Phạm Thái như Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huy Lượng, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ,...Từ đó, để đưa ra một cách nhìn nhận mới hơn so với những nhận định trước đó về phương thức ứng xử và nhân cách đạo đức của tác gia này. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Phạm Thái – những đặc điểm và đóng góp trong sáng tác văn chương

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRỊNH THU HƢƠNG PHẠM THÁI – NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐÓNG GÓP TRONG SÁNG TÁC VĂN CHƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hà Nội - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRỊNH THU HƢƠNG PHẠM THÁI – NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐÓNG GÓP TRONG SÁNG TÁC VĂN CHƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Ngọc Vƣơng Hà Nội - 2015
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận của mình, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, các cô trong khoa Văn học trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), đặc biệt là ngƣời thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi. Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới:  GS.TS Trần Ngọc Vương - ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tôi từng bƣớc đi để hoàn thành tốt khóa luận của mình.  Các thầy, các cô trong khoa Văn học trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện tốt khóa luận của mình. Do hạn chế về thời gian cũng nhƣ kinh nghiệm của bản thân nên đề tài của tôi chắc chắn sẽ không tránh khỏi những vấn đề cần bổ sung và hoàn thiện. Vì vậy, tôi hy vọng nhận đƣợc sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo và các bạn học viên. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15/11/2015 Học viên TRỊNH THU HƢƠNG
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 9 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 9 5. Những đóng góp của luận văn ................................................................. 10 6. Cấu trúc của luận văn .............................................................................. 11 CHƢƠNG 1: BỐI CẢNH THỜI ĐẠI, TIỂU SỬ, MÔ HÌNH NHÂN CÁCH , QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC VÀ HÌNH ẢNH XÃ HỘI THỜI TAO LOẠN QUA SÁNG TÁC PHẠM THÁI .................................................................... 13 1.1 Bối cảnh thời đại, tiểu sử, mô hình nhân cách, quá trình sáng tác ........ 13 1.1.1 Bối cảnh thời đại.............................................................................. 13 1.1.2 Tiểu sử, mô hình nhân cách ............................................................. 15 1.1.3 Quá trình sáng tác ........................................................................... 25 1.2 Hiện thực xã hội đƣơng thời trong sáng tác Phạm Thái ....................... 27 1.2.1 Hình ảnh xã hội thời tao loạn và cuộc sống của người dân........... 27 1.2.2 Giai cấp thống trị, bộ máy quan lại................................................. 38 CHƢƠNG 2: CHÂN DUNG NGƢỜI ANH HÙNG THỜI LOẠN VÀ KHUÔN HÌNH TÀI TỬ PHONG LƢU QUA SÁNG TÁC PHẠM THÁI ......................................................................................................................... 44 2.1 Chân dung ngƣời anh hùng thời loạn qua sáng tác Phạm Thái ............. 44 1
  5. 2.1.1 Phạm Thái là một nhà nho chính thống, được hưởng chế độ giáo dục phong kiến. ......................................................................................... 44 2.1.2 Con người ngông nghênh, kiêu ngạo, khinh bạc, thể hiện tư tưởng lớn nhưng thường cực đoan ...................................................................... 47 2.1.3 Người anh hùng bị thất bại trên con đường chính trị nên gay gắt, hằn học, thở than, trách móc .................................................................... 49 2.2 Khuôn hình tài tử phong lƣu qua ngòi bút Phạm Thái ......................... 53 2.2.1 Lối sống “ngao du sơn thủy” tự do, phóng khoáng ....................... 54 2.2.2 Các thú vui tao nhã “bầu rượu túi thơ”, “cầm kỳ thi họa” ........... 59 2.2.3 Con người đa tình và tự do trong tình yêu ..................................... 65 Tiểu kết ............................................................................................................ 73 CHƢƠNG 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐÓNG GÓP VỀ MẶT NGHỆ THUẬT THƠ VĂN PHẠM THÁI .............................................................. 75 3.1 Một trong những ngƣời đi đầu trong việc cách tân thể thơ trữ tình tiếng Việt, đƣa thể thơ này lên một cung bậc mới ................................................ 75 3.2 Ngƣời đầu tiên viết truyện Thơ Nôm về chính cuộc đời mình. Truyện thơ này đã đạt tới thành công xuất sắc về mặt nội dung cũng nhƣ nghệ thuật ...................................................................................................................... 79 3.3 Xem xét lại tác phẩm Chiến tụng Tây Hồ phú nhƣ một danh tác của Phạm Thái .................................................................................................... 85 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 91 2
  6. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX là một giai đoạn đầy biến động của lịch sử Việt Nam. Nhiều mâu thuẫn trở nên gay gắt, xã hội Việt Nam trở nên rối ren, chiến tranh loạn lạc giữa các phe phái xảy ra liên tiếp. Nhà nho phải đối mặt với những thử thách nghiệt ngã của lịch sử. Các thế lực thống trị thay nhau lên cầm quyền, đặc biệt lần đầu tiên trong lịch sử xảy ra một hoàn cảnh chƣa từng có, đó là sự lên ngôi của những “anh hùng nông dân áo vải”. Sự xa lạ đó khiến nhà nho bối rối trên con đƣờng hành đạo, và đã có nhiều hành xử cho một vấn đề, tùy vào hoàn cảnh và nhân cách của mỗi con ngƣời. Từ đó, xảy ra nhiều những thái độ chính trị khác nhau và những nhân cách cá nhân của mỗi nhà nho dần dần đƣợc bộc lộ rõ ràng. Đây cũng là giai đoạn mà văn học Việt Nam nở rộ về thành tựu cả về mặt nội dung cũng nhƣ thể loại. Những cây bút lớn đã khẳng định những dấu ấn cá nhân riêng nhƣ Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Phạm Thái, Hồ Xuân Hƣơng,…và sau này đã trở thành những cây đại thụ của nền văn học trung đại. Trong đó, Phạm Thái là một tác giả ít đƣợc nhắc đến nhất. Cho đến nay, không có nhiều công trình nghiên cứu về nhà nho này bởi vì những “bảo thủ”, “phản động” trong thiên kiến chính trị của ông. Trong Văn học Việt Nam (1969), Nxb Tân Việt, Phạm Văn Diêu đã khái quát nền văn học Việt đời Lê mạt - Nguyễn sơ nhƣng ông không hề nhắc đến cái tên Phạm Thái trong tác phẩm của mình. Ngay cả trong tác phẩm Phú Việt Nam cổ và kim (2002), Nxb Văn hóa thông tin do Phong Châu và Nguyễn Văn Phú giới thiệu, sƣu tầm, chú thích, cũng không hề có tác phẩm của Phạm Thái. Trong phần cƣớc chú của sách này có ghi rõ ràng: “nội dung thể hiện tƣ tƣởng phản động chống cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, nên bỏ không in” [6, tr.203]. Nguyễn Nghiệp cũng 3
  7. đã khái quát về sự nghiệp thơ văn của nhà nho này nhƣ sau: “Xét về toàn bộ tác phẩm mà nói, thử hỏi tác dụng giáo dục của Sơ kính tân trang đối với thế hệ chúng ta phỏng đƣợc bao nhiêu. Một con ngƣời với tƣ tƣởng căn bản là phản động và tiêu cực nhƣ Phạm Thái thì làm sao có thể tạo ra những giá trị nhân đạo cao cả, có tác dụng cho thế hệ đƣợc” [26]. Trong khi đó, nhìn nhận một cách công bằng, Phạm Thái là một trong những cây bút có một sự nghiệp tác phẩm khá đồ sộ. Ông là cây bút đã trải nghiệm trên nhiều thể loại khác nhau từ văn xuôi, đến các thể loại thơ khác nhau và đặc biệt là thể phú. Đặc biệt, cùng với Nguyễn Du, ông cũng là ngƣời có đóng góp lớn trong việc có ý thức sử dụng chữ Nôm trong sáng tác của mình. Điều đó góp phần thể hiện ý thức tự hào dân tộc của Phạm Thái. Thêm vào đó, nhà nho cũng đã có sự sáng tạo trong việc phá vỡ tính quy phạm của thơ văn trung đại và có những lúc thơ của ông đã đạt tới trình độ điêu luyện về nghệ thuật. Ở bất cứ thể loại nào, Phạm Thái cũng có những tác phẩm đạt đƣợc nhiều thành công về mặt nội dung cũng nhƣ nghệ thuật. Về mặt nội dung, tác phẩm của ông đã có những tiếng nói tiến bộ, rất riêng và điều đặc biệt nó thể hiện cái tôi cá tính, một nhân cách trong sạch và nhất quán trong cách hành xử của mình. Có những bài thơ quyết liệt của Phạm Thái nói lên tiếng nói bất bình, làm nên một trận bút chiến, ngƣời khen, kẻ chê nhƣng đa phần là chê trách vì ông đã đi ngƣợc với thời đại, đi ngƣợc với triều đại mà thời điểm đó tất cả lòng dân đang hào hứng với những chuyển biến tích cực. Còn ông thì không chỉ quay lƣng lại với thời cuộc mà còn chống lại nó một cách dữ dội và quyết liệt. Tuy nhiên, trải qua thời gian, chúng ta cần phải có một sự nhìn nhận đúng đắn và công bằng hơn về hiện tƣợng Phạm Thái. Những nỗ lực mà ông đóng góp cho nền văn học dân tộc cần phải đƣợc khẳng định. Bởi lịch sử còn có những trang khuất và trƣớc đó, nghiên cứu xã hội học đã ăn sâu bám rễ vào 4
  8. nghiên cứu văn học Việt Nam. Phƣơng pháp luận xã hội học có cội nguồn từ phƣơng pháp văn hóa - lịch sử của H. Taine, xem văn học là biểu hiện của chủng tộc, hoàn cảnh, thời đại, coi trọng cơ sở kinh tế xã hội, đấu tranh giai cấp, văn học hầu nhƣ là biểu hiện trực tiếp của đời sống chính trị. Nghiên cứu văn học hầu nhƣ là nghiên cứu thái độ chính trị đối với đời sống, không xem xét đặc trƣng văn học, bản tính thẩm mĩ, tính phức tạp và toàn bộ cấu trúc bên trong của nó cũng nhƣ cá tính sáng tạo của nhà văn hầu nhƣ không đƣợc quan tâm đến. Bên cạnh đó, một số vấn đề của lịch sử cũng phải đƣợc nhìn nhận lại trên quan điểm của đời sống hiện đại. Cho nên khẳng định lại nhân cách cũng nhƣ cá tính sáng tạo của Phạm Thái là một công việc cần thiết và do đó ngƣời viết đã chọn đề tài này cho luận văn của mình. Cho đến nay, mặc dù đã có sự chú ý nhất định đến Phạm Thái, tuy nhiên, chƣa có những bài viết, công trình nghiên cứu chuyên sâu nào dành cho hiện tƣợng văn học đặc biệt này. Từ đó mà chƣa đƣa ra đƣợc sự đánh giá tổng quát, toàn diện và chân thực về những đóng góp và thành tựu thơ văn của ông. Vì vậy công việc nghiên cứu khái quát toàn bộ về thơ văn Phạm Thái trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối XVIII - nửa đầu XIX là việc cần thiết và có giá trị, không chỉ trên bình diện lý luận, phê bình mà còn giúp ích cho thực tiễn dạy và học tác giả Phạm Thái trong nhà trƣờng phổ thông cũng nhƣ đại học. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Có thể tìm hiểu những bài viết, công trình, viết về Phạm Thái thành từ hai nguồn. Nguồn thứ nhất là những công trình nghiên cứu, biên khảo, sƣu tầm, hiệu đính, chú giải, trích dẫn, giới thiệu thơ văn Phạm Thái. Nguồn thứ hai là những giáo trình, công trình khoa học, bài viết về thơ văn Phạm Thái hoặc ít nhất đề cập đến vấn đề liên quan đến thơ văn Phạm Thái. 5
  9. 2.1 Những công trình nghiên cứu, biên khảo, sưu tầm, hiệu đính, chú giải, trích dẫn, giới thiệu thơ văn Phạm Thái Văn đàn bảo giám (1926) - Trần Trung Viên; Phổ chiếu thiền sư thi tập (1932) - Sở Cuồng (Lê Dƣ); Việt Nam thi văn hợp tuyển (1943) và Việt Nam văn học sử yếu (1944) - Dƣơng Quảng Hàm; Lịch sử văn học Việt Nam (1962) của Lê Trí Viên - Phan Côn - Đặng Thanh Lê - Phạm Văn Luận - Lê Hoài Nam đồng biên soạn; Bảng đồ lược văn học Việt Nam (1967); Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX (Nxb Văn học Việt Nam); Thơ văn Việt Nam thơ Đường luật từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ XIX - Hà Xuân Liêm sƣu tầm và biên soạn; Trần Đình Sử - Những công trình thi pháp học (2005) - tuyển tập 1 - Nguyễn Đăng Điệp giới thiệu và tuyển chọn; Tổng tập văn học Việt Nam (1997) do Nguyễn Quảng Tuân biên soạn; Giai thoại làng nho - Lãng Nhân; Việt Nam văn học giảng minh (1974) - Vũ Tiến Phúc. Những công trình trên, các tác giả có dẫn một số tác phẩm tiêu biểu của Phạm Thái đặc biệt là bài Sơ kính tân trang và Chiến tụng Tây Hồ phú. Ngoài ra, các tác giả cũng sơ lƣợc giới thiệu, khái quát một số nét về tiểu sử của Phạm Thái. Trong đó, có công trình Chiêu - Lỳ Phạm - Thái thi tập (1959) do Hoàng Xuân sƣu tầm, giới thiệu đã có những chú dẫn, phẩm bình một cách sơ lƣợc về thơ văn Phạm Thái. Kiều Thu Hoạch trong tác phẩm Truyện Nôm - Lịch sử phát triển và thi pháp thể loại (2007) đã tóm tắt truyện Sơ kính tân trang. Tuy không đƣa ra những lý luận, nghiên cứu về truyện thơ này nhƣng phần nào đã coi đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của thể loại này. Ngoài ra, có những tác phẩm bên cạnh việc giới thiệu tiểu sử, tác phẩm, trích dẫn một vài tác phẩm thơ văn Phạm Thái còn có bƣớc đầu nhận xét về nội dung, nghệ thuật, thể tài trong thơ văn ông nhƣ Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (tập 2), Phạm Thế Ngũ cũng có nhận định chung về nội dung thơ 6
  10. văn Phạm Thái, nhận xét sơ lƣợc về Chiến tụng Tây Hồ phú, tóm tắt Sơ kính tân trang, đề cập sơ lƣợc thể từ. Hay Lược khảo văn học Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỷ XX (2005), Bùi Đức Tịnh cũng có nêu hoàn cảnh sáng tác bài Chiến tụng Tây Hồ phú và tóm tắt truyện Sơ kính tân trang. 2.2 Nguồn thứ hai : Những bài viết, công trình có tính lý luận về Phạm Thái Có thể kể đến nhƣ Phạm Thái, Sơ kính tân trang (1960) là công trình khảo dị và hiệu đính rất công phu về tác phẩm Sơ kính tân trang. Công trình này đã nêu ra đƣợc những thành công và hạn chế của tác phẩm này. Trong Từ điển văn học nguồn gốc đến hết thể kỷ XIX, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Lại Nguyên Ân giới thiệu tiểu sử, tên tác phẩm chính và nhận định thơ văn Phạm Thái. Trong Văn học Việt Nam - nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX (1999) ở chƣơng IV, Nguyễn Lộc có viết về tiểu sử Phạm Thái và tìm hiểu nội dung và giá trị nghệ thuật tác phẩm Sơ kính tân trang. Trong Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường Phạm Thái - Nguyễn Công Trứ - Cao Bá Quát (1999), (tuyển chọn và biên soạn), Nxb Giáo dục Vũ Dƣơng Quý có nêu tiểu sử, giới thiệu các tác phẩm tiêu biểu, giới thiệu nét lớn về nội dung và nghệ thuật thơ văn Phạm Thái. Trong đó có gợi ý phân tích Cảnh chùa chiền (trong Sơ kính tân trang). Tạp chí Văn học số 8 - 2000, Nguyễn Thị Nhàn có viết về Mô hình kết cấu truyện Sơ kính tân trang. Nguyễn Huệ Chi viết Nguyễn Huy Lượng và Phạm Thái xung quanh bài phú Tụng Tây Hồ, in trong Gương mặt văn học Thăng Long, Trung tâm hoạt động khoa học Văn miếu Quốc Tử Giám, Nxb H. 1994. Trên Tạp chí văn học cũng có đăng bài của Đặng Thị Hảo bàn về Phạm Thái - nhà thơ của mỗi thể loại, một tác phẩm tuyệt bút. 7
  11. Trong Tự sự học (2003), Nxb Đại học Sƣ phạm, Trần Đình Sử chủ biên có bài viết Kết cấu truyện Nôm của Đinh Thị Khang. Tác giả chỉ ra những ngoại lệ của Sơ kính tân trang nhƣ lắp ghép hai truyện về hai cuộc tình trong một cấu trúc tác phẩm, sử dụng mô típ “tái thế tƣơng phùng” của dân gian để gắn kết mối hận tình của cuộc đời thực và một mối tính trong mộng. Về những công trình luận văn, nghiên cứu khoa học, có luận văn của thạc sĩ Hồ Thị Kiều Chinh (Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) với đề tài Phạm Thái trong dòng nhà nho tài tử. Ngoài ra còn có luận văn của thạc sĩ Trần Văn Đúng bàn về: Những đóng góp của Phạm Thái trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX. Hai luận văn này đã nghiên cứu một cách khá kỹ lƣỡng về những mảng đề tài trong sáng tác văn chƣơng của Phạm Thái. Đồng thời, Trần Văn Đúng cũng chỉ ra những đóng góp lớn của tác gia này ở hình thức thể hiện chia theo thể loại, từ ngữ và giọng điệu. Một cách khái quát có thể thấy, ở loại thứ nhất, chƣa có bất cứ một tổng tập nào về Phạm Thái. Mà nếu nhƣ chúng ta làm phép liệt kê về mặt số lƣợng tác phẩm thì Phạm Thái để lại cũng không ít. Ở loại thứ hai, các nhà nghiên cứu gần nhƣ chỉ đi sâu vào phân tích hai tác phẩm tiêu biểu là Sơ kính tân trang và Chiến tụng Tây Hồ phú mà bỏ qua những bài khác của ông. Những tác phẩm còn lại ít đƣợc đề cập, ít đƣợc nghiên cứu đặc biệt là nghiên cứu trong sự đối sánh với các tác giả viết cùng thể tài. Và hơn nữa là xâu chuỗi các tác phẩm để làm rõ đƣợc con ngƣời và đóng góp cũng nhƣ xác lập đƣợc vị trí của Phạm Thái. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu, phê bình cũng chƣa đi sâu phân tích để nhìn nhận đƣợc tài hoa của Phạm Thái ở nhiều thể loại khác nhau. 8
  12. Tất cả những tài liệu nêu trên là nguồn tài liệu hữu ích giúp cho ngƣời viết bắt đầu quá trình tiếp cận và tìm hiểu đề tài của mình về Phạm Thái. Hƣớng triển khai của luận văn sẽ kế thừa những phần của tác giả đi trƣớc, đồng thời sẽ đi sâu hơn điều chƣa đƣợc nói tới, hoặc chƣa đƣợc đề cập một cách sâu sắc và toàn diện. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng mà chúng tôi quan tâm nghiên cứu là thơ văn Phạm Thái và đặc điểm thơ văn của ông trong giai đoạn văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX. Bên cạnh đó, việc đƣa ra những tƣ liệu lịch sử trong hƣớng nhìn đa chiều về triều đại Tây Sơn để lý giải cách ứng xử của Phạm Thái là điều cần thiết. Trong đó, chúng tôi cũng cố gắng tập trung đƣa ra những đối sánh với những nhà nho cùng thời của Phạm Thái nhƣ Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huy Lƣợng, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ,...Từ đó, để đƣa ra một cách nhìn nhận mới hơn so với những nhận định trƣớc đó về phƣơng thức ứng xử và nhân cách đạo đức của tác gia này. Sau đó, chúng tôi sẽ đi sâu vào tất cả những tác phẩm của ông để thấy đƣợc những đặc điểm nổi bật về nội dung và hình thức. Tất cả những nghiên cứu này sẽ ở thế so sánh, đối chiếu với những nhà thơ cùng thời, trong cùng một thể loại để thấy đƣợc những điểm mới và sự tài hoa trong sáng tác của Phạm Thái. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Chúng tôi vận dụng hƣớng tiếp cận văn hóa học cùng với các phƣơng pháp thống kê, miêu tả, so sánh, phân tích, mong có đƣợc cái nhìn hệ thống và toàn diện nhất về Phạm Thái. Trong quá trình nghiên cứu lịch sử vấn đề, chúng tôi nhận thấy rằng văn chƣơng nhà nho nói chung, đặc biệt là thơ Nôm Phạm Thái có mối liên hệ khá mật thiết với văn học và văn hóa dân gian. Chính vì thế, việc áp dụng phƣơng 9
  13. pháp nghiên cứu văn chƣơng dƣới góc nhìn văn hóa tỏ ra khá hữu ích. Chúng tôi nhận thấy đây là phƣơng pháp đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu áp dụng trong văn học trung đại. Vì thế chúng tôi cũng áp dụng phƣơng pháp này cho công trình nghiên cứu của mình. Để giải quyết vấn đề đặt ra một cách toàn diện, chúng tôi cũng áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu xã hội học. Bởi đặc thù của văn học nhà nho trong thời điểm này, phần lớn phản ánh thực tế xã hội thay đổi. Hơn nữa muốn tìm ra quy luật vận động của văn học nhà nho, chúng ta bắt buộc phải căn cứ vào các yếu tố lịch sử, văn hóa, xã hội đƣơng thời. Hiện tƣợng này đƣợc các nhà nghiên cứu rất chú trọng. Bởi thế chúng tôi áp dụng cả phƣơng pháp nghiên cứu xã hội học để thực hiện công việc của mình. Ngoài ra chúng tôi cũng kết hợp thi pháp học trong quá trình nghiên cứu để khảo sát hệ thống thơ văn Phạm Thái. Nhìn chung tất cả những phƣơng pháp trên đều tập trung vào việc tìm hiểu, phát hiện quy luật của tồn tại và phát triển văn học qua một tác gia tiêu biểu đặt trong dòng chảy của lịch sử văn học dân tộc. 5. Những đóng góp của luận văn Qua luận văn này, chúng tôi mong muốn đƣa ra một sự nhìn nhận đúng đắn và xác đáng về con ngƣời, nhân cách của nhà nho Phạm Thái trong xã hội thời đó. Đồng thời, luận văn sẽ hệ thống hóa những quan điểm, đánh giá, phê bình thơ văn Phạm Thái sau đó sẽ chỉ ra những đóng góp mới của ông cả về mặt nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Từ đây, chúng tôi mong muốn sẽ góp phần mang lại giá trí đích thực của thơ văn Phạm Thái và xác định lại vị trí xứng đáng của tác giả trong nền văn học nƣớc nhà. 10
  14. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, luận văn gồm nội dung chính có tất cả ba chƣơng. Trong đó gồm: Chương 1: Bối cảnh thời đại, tiểu sử, mô hình nhân cách, quá trình sáng tác và hình ảnh xã hội thời tao loạn qua sáng tác Phạm Thái 1.1 Bối cảnh thời đại, tiểu sử, mô hình nhân cách, quá trình sáng tác 1.1.1 Bối cảnh thời đại 1.1.2 Tiểu sử, mô hình nhân cách 1.1.3 Quá trình sáng tác 1.2 Hiện thực xã hội đƣơng thời trong sáng tác Phạm Thái 1.2.1 Hình ảnh xã hội thời tao loạn và cuộc sống của ngƣời dân 1.2.2 Giai cấp thống trị, bộ máy quan lại Chương 2: Chân dung người anh hùng thời loạn và khuôn hình tài tử phong lưu qua sáng tác của Phạm Thái 2.1 Chân dung ngƣời anh hùng thời loạn qua sáng tác Phạm Thái 2.1.1 Phạm Thái là một nhà nho chính thống, đƣợc hƣởng chế độ giáo dục phong kiến. 2.1.2 Con ngƣời ngông nghênh, kiêu ngạo, khinh bạc, thể hiện tƣ tƣởng lớn nhƣng thƣờng cực đoan. 2.1.3 Ngƣời anh hùng bị thất bại trên con đƣờng chính trị nên gay gắt, hằn học, thở than, trách móc. 2.2 Khuôn hình tài tử phong lƣu qua ngòi bút Phạm Thái 2.2.1 Lối sống “ngao du sơn thủy” tự do, phóng khoáng 11
  15. 2.2.2 Các thú vui tao nhã “bầu rƣợu túi thơ”, “cầm kỳ thi họa”. 2.2.3 Con ngƣời đa tình và tự do trong tình yêu. Tiểu kết: Thơ văn Phạm Thái có những màu sắc tôn giáo khác nhau Chương 3: Những đặc điểm và đóng góp về mặt nghệ thuật thơ văn Phạm Thái 3.1 Một trong những ngƣời đi đầu trong việc cách tân thể thơ trữ tình tiếng Việt, đƣa thể thơ này lên một cung bậc mới 3.2 Ngƣời đầu tiên viết truyện Nôm từ chính chất liệu của cuộc đời mình. Truyện thơ này đã đạt tới thành công xuất sắc về mặt nội dung cũng nhƣ nghệ thuật 3.3 Xem xét lại tác phẩm Chiến tụng Tây Hồ phú nhƣ một danh tác của Phạm Thái Cuối cùng là Kết luận và Tài liệu tham khảo. 12
  16. CHƢƠNG 1: BỐI CẢNH THỜI ĐẠI, TIỂU SỬ, MÔ HÌNH NHÂN CÁCH, QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC VÀ HÌNH ẢNH XÃ HỘI THỜI TAO LOẠN QUA SÁNG TÁC PHẠM THÁI 1.1 Bối cảnh thời đại, tiểu sử, mô hình nhân cách, quá trình sáng tác 1.1.1 Bối cảnh thời đại Hậu bán thế kỷ XVIII là một trong những giai đoạn rối ren nhất và cũng là một trong những giai đoạn hiếm hoi mà ngƣời Việt sau khi chịu đựng những thay đổi lớn lao, thấy đất nƣớc lớn mạnh hơn, dồi dào sinh lực hơn ngày trƣớc. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, biến cố tàn Lê, mạt Trịnh, sự phục hồi của họ Nguyễn, tất cả đầy biến động chỉ trong một thời gian ngắn. Ở nửa đầu thế kỷ XVIII, khi nhà nƣớc quân chủ của Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài đã suy thoái, thì ở Đàng Trong nền thống trị của họ Nguyễn vẫn còn tƣơng đối ổn định. Họ Nguyễn tiếp tục đẩy mạnh việc khai khẩn vùng đất phía Nam nhằm củng cố cơ sở cát cứ và làm dịu bớt những mâu thuẫn xã hội. Nhƣng từ giữa thế kỷ XVIII trở đi, do sự phát triển của những mâu thuẫn nội tại, nhà nƣớc quân chủ ở Đàng Trong cũng mau chóng suy yếu. Nạn chiếm đoạt và tập trung ruộng đất diễn ra khá mạnh ở Đàng Trong. Tình hình ngày càng nghiêm trọng khi quan lại, địa chủ đua nhau tranh đoạt những thành quả khẩn hoang của nông dân hoặc dùng uy thế chiếm ruộng tƣ của họ và lấn chiếm của ruộng công làng xã. Thêm vào đó, chế độ thuế khóa của chính quyền họ Nguyễn vốn đã rất phức tạp. Các chúa Nguyễn thêm nhiều loại thuế để thỏa mãn nhu cầu xa xỉ của tầng lớp quý tộc và bộ máy quan liêu cồng kềnh. Hàng năm có trăm thứ thuế mà trƣng thu thì phiền phức gian lận, nhân dân thống khổ về nỗi một cổ hai tròng. Một khi địa vị thống trị đã đƣợc củng cố, tầng lớp quý tộc ở Đàng 13
  17. Trong ngày càng sống xa hoa, trụy lạc do của cải tích lũy đƣợc trong quá trình bóc lột nông dân. Đến đời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738 - 1765) thì đời sống xa hoa của tầng lớp thống trị lên đến cực độ. Sự thối nát của tầng lớp thống trị ở Đàng Trong cùng với bộ máy quan liêu phình ra khủng khiếp từ những năm 60 của thế kỷ XVIII. Chỉ trong một xã có vô số chức sắc làm nạn mua quán bán tƣớc phổ biến, số quan lại ngày một tăng thêm. Sức sản xuất bị kìm hãm, đời sống nhân dân lầm than cơ cực. Thêm vào đó là nạn mất mùa đói kém từ năm 1769, trong khoảng 5 năm liền, nạn đói xảy ra liên tiếp. Với ý đồ biến Đàng Trong thành một quốc gia riêng biệt, đối lập hẳn với Đàng Ngoài, năm 1774, Nguyễn Phúc Khoát tự xƣng vƣơng, tự tổ chức chính quyền theo quy cách một triều đình và gọi thành Phú Xuân là “đô thành”. Họ Nguyễn còn bắt dân Đàng Trong phải thay đổi phong tục tập quán, ăn mặc theo lối nhà Thanh, mƣu tính việc cát cứ lâu dài. Sang nửa sau thế kỷ XVIII, những mâu thuẫn chứa chất trong xã hội Đàng Trong ngày một gay gắt dẫn đến những cuộc nổi dậy của nông dân và các dân tộc thiểu số, kể cả thƣơng nhân. Trƣớc khi nổ ra cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, nhân dân các dân tộc dọc Trƣờng sơn và vùng Tây Nguyên đã nhiều lần nổi dậy. Ở miền xuôi cũng đã xuất hiện nhiều cuộc khởi nghĩa lẻ tẻ mà cuộc khởi nghĩa của Lía ở Quy Nhơn có quy mô to hơn cả, ảnh hƣởng sâu rộng trong nhân dân. Những cuộc đấu tranh lẻ tẻ trên chỉ mới là phần giáo đầu, chuẩn bị cho một cuộc khởi nghĩa nông dân to lớn và mãnh liệt là khởi nghĩa Tây Sơn. Cuộc khởi nghĩa bắt đầu nổ ra ở ấp Tây Sơn năm 1771 do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo. Sau 17 năm (1771 - 1788) kể từ ngày bùng lên ở Quy Nhơn, cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn đã nhanh chóng tiêu diệt các thế lực thống trị Nguyễn, Trịnh, Lê chia cắt đất nƣớc gây nội chiến tƣơng tàn. Một chiến công hiển hách nữa của triều đại Tây Sơn là đại phá quân Thanh. Sau sự kiện này, Quang Trung nhìn thấy vấn đề cấp thiết trƣớc mắt là phải 14
  18. nhanh chóng giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang, tận dụng sức lao động vào sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở đó mà bƣớc đầu phục hồi nền kinh tế tiểu nông đang bị phá hoại nghiêm trọng. Nhƣ vậy, chỉ trong vài năm đã thay đổi đến bảy đời vua, trong vòng hai mƣơi năm đã có biết bao thăng trầm, hƣng phế chớp nhoáng của bao nhiêu triều đại, vọng tộc, thôn xóm, thị thành, thân phận con ngƣời. Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX là giai đoạn mà con đƣờng chính trị của các tầng lớp nho sĩ có sự phân hóa chƣa từng có trong lịch sử trung đại Việt Nam. Họ phải đắn đo lựa chọn xem theo Tây Sơn hay trung thành với vua Lê - chúa Trịnh, chúa Nguyễn. Đến khi Nguyễn Ánh thắng lợi một lần nữa họ phải lựa chọn con đƣờng chính trị cho riêng mình. 1.1.2 Tiểu sử, mô hình nhân cách Phạm Đan Phƣợng còn gọi Phạm Thái, Phạm Phƣợng Sinh, hiệu Chiêu Lì (hoặc Chiêu Lỳ); là một danh sĩ trong lịch sử Việt Nam. Ông sinh ngày 19 tháng Giêng năm Đinh Dậu (26 tháng 2 năm 1777) trong gia đình quý tộc, tại làng Yên Thị, xã Yên Thƣờng, huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc (nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội). Cha ông là Trạch Trung hầu Phạm Đạt, một võ tƣớng cao cấp đời Cảnh Hƣng. Khi Tây Sơn tiến ra bắc, Trạch Trung hầu mộ binh chống lại. Nhƣng trƣớc khí thế mạnh nhƣ nƣớc vỡ bờ của quân đội Tây Sơn, “nghĩa binh” của Trạch Trung hầu đã hoàn toàn bại trận. Trạch Trung hầu qua đời khi Phạm Thái 20 tuổi. Gia đình Phạm Thái do việc thất trận của Thạch Trung hầu mà ly tán. Sự kiện này đã ảnh hƣởng rất nhiều tới tâm lý Phạm Thái. Đồng thời chính những sự kiện này cũng đã quyết định những cách cƣ xử về con đƣờng chính trị cũng nhƣ ảnh hƣởng đến nhân cách của Phạm Thái về sau. 15
  19. Nối chí cha, năm 20 tuổi, Phạm Thái đi ngao du nhiều nơi để tìm và kết giao với ngƣời cùng chí hƣớng. Ông gặp Nguyễn Đoàn rồi cùng nhau chống Tây Sơn, nhƣng không thành công. Tƣơng truyền Phạm Thái có soạn bài Quân yếu bàn luận thế đánh. Khi Nguyễn Đoàn bị giết thì Phạm Thái phải trốn đi. Bị truy nã, ông cắt tóc, đội lốt nhà sƣ, vào tu ở chùa Tiêu Sơn (tức chùa Thiên Tâm nằm trên lƣng chừng núi Tiêu, nay thuộc xã Tƣơng Giang, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh), đặt đạo hiệu là Phổ Chiếu Thiền sƣ. Trong thời gian này, Phạm Thái đã soạn mấy bài văn phả khuyên giáo lấy tiền, gạo sửa chữa chùa. Đồng thời cùng với trụ trì, ông tiếp tục lên kế sách về việc phù Lê. Đi tu đƣợc mấy năm, thì bạn ông là Thanh Xuyên hầu Trƣơng Đăng Thụ (ngƣời làng Thanh Nê, thuộc huyện Kiến Xƣơng, trấn Sơn Nam, nay thuộc tỉnh Thái Bình), đang làm quan ở Lạng Sơn, cho ngƣời đón ông lên đấy, tính chuyện chống Tây Sơn. Một năm sau, khi ông trở về Kinh Bắc thăm nhà, thì đƣợc tin Trƣơng Đăng Thụ bị đại thần Vũ Văn Dũng đầu độc chết, và đang đƣợc đem về chôn cất ở quê nhà. Phạm Thái liền đến làng Thanh Nê điếu tang bạn. Ở đây, ông đã giúp nàng Long Cơ (vợ Thanh Xuyên hầu) soạn Văn triệu linh gọi hồn chồng, làm Văn bia mộ Thanh Xuyên hầu và viết Lời đề nhà Nghĩa lư. Vì yêu nết, trọng tài, Kiến Xƣơng hầu Trƣơng Đăng Quỹ (cha Thanh Xuyên hầu) đã mời Phạm Thái ở lại để làm gia sƣ dạy trẻ. Nhờ vậy, Phạm Thái quen đƣợc em gái bạn là Trƣơng Quỳnh Nhƣ. Họ cùng xƣớng họa thơ văn, rồi thầm yêu nhau. Cảm phục tài thơ của Phạm Thái, Kiến Xƣơng hầu định gả con cho ông, nhƣng ngƣời mẹ không bằng lòng, vì muốn gả cho một ngƣời khác. Bị ép gả, Quỳnh Nhƣ tự tử, còn Phạm Thái cũng vì quá đau xót, đã rời bỏ nơi đó đi lang bạt. Quãng đời cuối của ông là những trận rƣợu say li bì, là những bài thơ văn bi quan và yếm thế. Năm 1802, chính quyền Tây Sơn 16
  20. bị diệt vong trƣớc sự phản công của Gia Long. Giấc mơ phù Lê của Phạm Thái từ đây chính thức không thực hiện đƣợc. Ông ngậm ngùi mà nói về cuộc đời mình: Ngày tháng trôi như bóng thoảng nhanh Công lao, sự nghiệp phú tan tành Phạm Thái mất khi tuổi đời chƣa qua hết lúc 37 tuổi tại Thanh Hóa (1813) chôn vùi cả giấc mơ lớn còn chƣa thực hiện đƣợc, bao uất ức và cả một nỗi niềm tiếc thƣơng khuôn nguôi vì tình yêu không thành. Nhìn chung chƣa có một giai đoạn nào rối ren và phức tạp nhƣ giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVI - nửa đầu thế kỷ XIX. Trong thế kỷ nông dân khởi nghĩa, thế kỷ mà bao điều chủ chốt của Nho giáo đã bị gỡ bỏ. Trƣớc hiện thực vĩ đại khắc nghiệt, Phạm Thái cũng nhƣ bao kẻ sĩ đồng thời hoang mang, lúng túng trƣớc con đƣờng chính trị đồng thời nhiều lúc cũng dao động, bế tắc cùng đƣờng. Nhƣ phần đầu ngƣời viết đã nói đến có rất nhiều ý kiến tiêu cực về thái độ chính trị của Phạm Thái chỉ vì trƣớc sau nhƣ một ông đã ôm lấy cái ƣớc mơ phù Lê, chống Tây Sơn của mình. Trong khi đó lịch sử đã đánh giá Tây Sơn là triều đại tiến bộ và xác lập đƣợc vị thế của mình. Xuất phát từ một loạt sự kiện gọi là “công thần” của Tây Sơn đối với việc thống nhất đất nƣớc, dẹp giặc ngoại xâm và những chính sách của vua Quang Trung nhằm phát triển kinh tế, khôi phục đất nƣớc. Do đó những sự nghiệp về văn học của Phạm Thái cũng bị phủ nhận bởi “nội dụng thể hiện tư tưởng phản động chống cuộc khởi nghĩa Tây Sơn” [6, tr.203]. Nhƣng chúng ta cần phải nhìn nhận lại về nhân cách cũng nhƣ thái độ ứng xử của Phạm Thái khi mà đến nay lịch sử đã một sang trang mới. Cùng với đó chúng ta cũng nên có một sự ngoái lại công bằng mà không có định kiến chính trị. Cái đáng quý ở Phạm Thái là trong lúc những ngƣời khác có 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2