intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn "Những bất đồng trong thương mại giữa các nước phát triển và đang phát triển trong khuôn khổ WTO "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

82
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, ngày càng có nhiều quốc gia nhận thức được những lợi ích do mở cửa, hội nhập kinh tế mang lại, do đó, tham gia ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Những năm gần đây, thương mại thế giới, cả thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ, đều phát triển mạnh mẽ về khối lượng cũng như giá trị. Sự phát triển của thương mại, một mặt đem lại nhiều lợi ích cho các quốc gia, nhưng mặt khác cũng làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn giữa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn "Những bất đồng trong thương mại giữa các nước phát triển và đang phát triển trong khuôn khổ WTO "

  1. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Những bất đồng trong thương mại giữa các nước phát triển và đang phát triển trong khuôn khổ WTO 1
  2. MỤC LỤC Trang 1 Lời mở đầu 2 Chương 1: Tổng quan về thương mại quốc tế và Tổ chức Thương mại thế giới 1.1 Tổng quan về thương mại quốc tế 2 1.1.1 Những nét chính trong thương mại quốc tế 2 1.1.2 Thương mại hàng hoá 6 1.1.3 Thương mại dịch vụ 9 1.2 Tổng quan về Tổ chức Thương mại Thế giới 11 1.2.1 Sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới và những 11 nguyên tắc của hệ thống thương mại quốc tế 1.2.2 Các hiệp định trong khuôn khổ WTO 17 1.2.2.1 Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT) 17 1.2.2.2. Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS) 20 1.2.3 Quy trình giải quyết tranh chấp thương mại của WTO 22 1.3 Các nước đang phát triển và WTO 23 27 Chương 2: Những bất đồng trong thương mại giữa các nước phát triển và đang phát triển 2.1 Những bất đồng trong thương mại hàng hoá 27 2.1.1 Những mâu thuẫn trong nông nghiệp 27 2.1.1.1 Nông nghiệp và các nước đang phát triển 28 2.1.1.2 Những mâu thuẫn trong việc thực hiện Hiệp định về 31 Nông nghiệp của WTO (AoA) 2
  3. 2.1.2. Những mâu thuẫn về sản phẩm phi nông nghiệp 47 2.1.2.1 Những kết quả đạt được sau vòng đàm phán Uruguay 47 2.1.2.2 Mâu thuẫn giữa các nước phát triển và đang phát triển 49 2.2 Những bất đồng trong thương mại dịch vụ 57 2.2.1 Tầm quan trọng của tự do hoá thương mại dịch vụ 57 2.2.2 Cơ hội cho các nước đang phát triển trong thương mại 59 dịch vụ 2.2.3 Những mâu thuẫn trong thương mại dịch vụ 61 66 Chương 3: Xu hướng giải quyết mâu thuẫn giữa các nước phát triển và đang phát triển 3.1 Xu hướng giải quyết những bất đồng trong nông nghiệp 65 3.1.1 Những nỗ lực của WTO về vấn đề nông nghiệp 66 3.1.2 Những đề xuất trên quan điểm của 70 các nước đang phát triển 3.2 Xu hướng giải quyết tranh chấp 75 đối với sản phẩm phi nông nghiệp 3.2.1 Những nỗ lực của WTO trong việc giải quyết những mâu 76 thuẫn về sản phẩm phi nông nghiệp 3.2.2 Một số đề xuất trên quan điểm 77 của các nước đang phát triển 3.3 Xu hướng giải quyết những mâu thuẫn 79 trong thương mại dịch vụ 3.3.1 Những nỗ lực của WTO nhằm giải quyết những mâu 80 thuẫn trong thương mại dịch vụ 3.3.2 Một số đề xuất trên quan điểm 81 của các nước đang phát triển 3
  4. 3.4 Việt Nam trong quá trình đàm phán gia nhập WTO 83 4
  5. LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, ngày càng có nhiều quốc gia nhận thức được những lợi ích do mở cửa, hội nhập kinh tế mang lại, do đó, tham gia ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Những năm gần đây, thương mại thế giới, cả thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ, đều phát triển mạnh mẽ về khối lượng cũng như giá trị. Sự phát triển của thương mại, một mặt đem lại nhiều lợi ích cho các quốc gia, nhưng mặt khác cũng làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn giữa các nước, đặc biệt là giữa các nước phát triển và đang phát triển. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trong những năm qua, với chức năng là diễn đàn đàm phán cho các quốc gia thành viên, đã có nhiều cố gằng nhằm rút ngắn khoảng cách và xoa dịu mâu thuẫn giữa các nước giàu và các nước nghèo. Mặc dù WTO cũng đã có những thành công nhất định, những bất đồng trong thương mại giữa các nước này vẫn còn rất sâu sắc, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình đàm phán gia nhập WTO. Việc tìm hiểu những bất đồng trong thương mại giữa các nước trong khuôn khổ của tổ chức này sẽ giúp xác định được tình hình thị trường thế giới, nhận biết những cơ hội và thách thức mà mở cửa mang lại. Do đó, em chọn đề tài “ Những bất đồng trong thương mại giữa các nước phát triển và đang phát triển trong khuôn khổ WTO” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Phúc Khanh đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian viết khoá luận, để em có thể ho àn thành tốt khoá luận tốt nghiệp. Sinh viên thực hiện 5
  6. Hoa Lan Hương CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI 1.1 Tổng quan về thương mại quốc tế 1.2 Những nét chính trong thương mại quốc tế Trong những năm 90, kinh tế và thương mại thế giới nhìn chung khá ổn định. Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm trong giai đoạn 1990-1998 đạt 2%, của xuất khẩu hàng hoá là 6%, nhập khẩu hàng hoá là 5,9%. Thương mại dịch vụ cũng tăng trưởng mạnh với mức tăng xuất khẩu b ình quân hàng năm trong cùng thời kỳ là 7%, nhập khẩu là 6%. Bảng 1: Giá trị xuất khẩu thương mại thế giới giai đoạn 1998-2002 (Đơn vị: tỉ USD và %) 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Giá trị xuất khẩu 6697 6590 6800 7634 7602 7840 Mức tăng hàng năm -2 3 12 -1 3 Nguồn: Báo cáo thường niên WTO 1999-2002 Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, kinh tế thế giới nói chung và thương mại nói riêng bị ảnh hưởng nặng nề. Trong năm 1998, giá trị xuất 6
  7. khẩu của thế giới giảm 2%. Sản lượng và tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm mạnh do nhập khẩu của Nhật Bản và Đông á giảm lần đầu tiên kể từ năm 1974 (khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất). Tất cả các khu vực và các nhóm sản phẩm đều bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái. Lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ, thị phần của các nước đang phát triển bị giảm xuống. Gần hai phần ba các nước trên thế giới ghi nhận sự suy giảm trong thu nhập xuất khẩu, là tình trạng tồi tệ nhất kể từ năm 1990. Sự tăng trưởng sản lượng toàn cầu trong năm 1999 đã giúp đảo ngược chiều hướng suy thoái của thương mại trong 6 tháng đầu năm và khiến thương mại toàn cầu tăng nhanh trong 6 tháng cuối năm. Giá trị xuất khẩu tăng 3% so với mức –2% năm 1998. Nhân tố chính góp phần vào sự phục hồi này là tốc độ tăng cầu mạnh ở Bắc Mỹ và sự khôi phục kinh tế của các nước châu Á sau khủng hoảng. Sự tăng trưởng kinh tế trong năm 1999 có một ảnh hưởng tích cực tới các nước đang phát triển, những nước có tốc độ tăng xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ gấp hai lần mức trung bình của thế giới. Trong năm 1999, các nước đang phát triển chiếm 27,5% giá trị xuất khẩu hàng hoá và 23% giá trị xuất khẩu dịch vụ của thế giới. Toàn cảnh thương mại trong năm nhìn chung khá khả quan, mặc dù những cơ hội trong thương mại đối với những nước nghèo chưa thực sự bình đẳng và bị giới hạn bởi sự hạn chế về nguồn lực. Trong năm 2000, hoạt động kinh tế diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các ngành khiến sản lượng và thương mại thế giới đạt mức tăng trưởng cao nhất trong hơn một thập kỉ, giá trị xuất khẩu toàn cầu đạt 7634 tỉ USD, tăng 12% so với năm trước. Nguyên nhân khiến thương mại thế giới phát triển vượt bậc trong năm này là sự tăng trưởng sản lượng ở những nước vốn đã có nền kinh tế 7
  8. phát triển năng động như Bắc Mỹ và các nước châu Á, sự phục hồi kinh tế của Nga và các nước Nam Mỹ, cùng với sự phát triển kinh tế ở các khu vực khác. Bắc Mỹ và Tây Âu, hai khu vực chiếm tới 60% sản lượng và thương mại toàn cầu, trong năm 2000 đạt tốc độ tăng GDP hàng năm cao nhất trong thập kỉ 90. Năm nước châu Á bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 cũng bắt đầu khôi phục kinh tế bằng mức trước khủng hoảng. Bên cạnh việc tốc độ tăng trưởng thương mại cao, khoảng cách về tăng trưởng kinh tế giữa các khu vực trong năm 2000 rất thấp, cho thấy sự phát triển kinh tế đã đem lại lợi ích cho tất cả các khu vực. Từ giữa năm 2000, các chỉ số kinh tế đều cho thấy sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu bắt đầu chậm lại. Tuy nhiên, sự suy giảm trong thương mại và sản lượng còn tồi tệ hơn những gì được dự đoán từ đầu năm 2001. Sản lượng toàn cầu tăng không đáng kể còn thương mại giảm nhẹ, giá trị xuất khẩu giảm 1%, trái hẳn với sự phát triển mạnh mẽ trong năm trước, năm mà cả sản lượng và thương mại quốc tế đều tăng trưởng ở mức kỉ lục. Một điểm nổi bật trong sự suy giảm kinh tế toàn cầu là sự suy thoái gần như đồng thời ở cả ba nền kinh tế mạnh chủ chốt kể từ quý III năm 2000. Trái với xu hướng phát triển từ năm 1998 đến năm 2001, khi nhập khẩu của Mỹ và Tây Âu vẫn tiếp tục tăng, bất chấp xuất khẩu giảm đáng kể, do sự phục hồi kinh tế của các nước châu Á, xuất khẩu và nhập khẩu của các nước này hầu như cùng suy giảm kể từ mùa thu năm 2000. Nhập khẩu của Nhật Bản bắt đầu giảm muộn hơn song giảm với tốc độ bằng tốc độ giảm của Mỹ trong 6 tháng cuối năm 2001. 8
  9. Nguyên nhân chính khiến kinh tế trong năm 1999 suy giảm mạnh hơn dự đoán là sự bùng nổ của bong bóng công nghệ thông tin to àn cầu, sự trì trệ trong nền kinh tế Tây Âu và, ở một mức độ nào đó, sự kiện ngày 11/9. Sự bùng nổ của bong bóng công nghệ thông tin khiến đầu tư vào công nghệ thông tin giảm, làm giảm tổng vốn đầu tư của các nước phát triển. Vốn đầu tư vào công nghệ thông tin giảm cùng với sự chững lại trong tiêu dùng cá nhân về các sản phẩm công nghệ thông tin khiến thương mại quốc tế về thiết bị viễn thông và văn phòng bị thu hẹp, ảnh hưởng lớn đến các nước châu Á. Sản lượng của một số nước đã giảm xuống mức thấp nhất trong 30 năm qua. Sự trì trệ trong nền kinh tế Tây Âu, khu vực chiếm 1/3 thương mại thế giới, phần lớn do những nhân tố chủ quan. Cầu nội địa của khu vực sử dụng đồng euro thậm chí còn yếu hơn Mỹ trong năm 2001 và xuất khẩu của Mỹ sang châu Âu giảm còn mạnh hơn so với nhập khẩu của nước này từ Tây Âu. Sự kiện ngày 11/9 đã làm xói mòn thêm nhu cầu vốn đã yếu của cá nhân và doanh nghiệp, làm giảm tạm thời giá cổ phiếu, giảm nhập khẩu hàng hoá của Mỹ trong ngắn hạn và giảm vận tải hàng không trong quý IV. H ậu quả nghiêm trọng nhất của sự kiện ngày 11/9 đối với thương mại là ảnh hưởng tiêu cực của nó lên ngành hàng không và những ngành du lịch phụ thuộc vào hàng không. Các nước vùng Caribê, những nước có hơn 1/3 thu nhập ngoại tệ từ ngành du lịch, là những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất do cuộc tấn công khủng bố. Trong năm 2002, thương mại thế giới tăng trưởng trở lại, xuất khẩu toàn cầu tăng 3% so với năm 2001. Từ quý I đến quý III, thương mại thế giới 9
  10. tăng trưởng mạnh, song chững lại ở quý IV. Do đó, tốc độ tăng trưởng thương mại hàng hoá hàng năm chỉ ở mức 3%, bằng một nửa so với mức tăng trưởng trong giai đoạn 1990-2000. Nguyên nhân chính khiến thương mại tăng trưởng là cầu tăng mạnh trong các nước đang phát triển ở châu Á và Mỹ. 1.2.1 Thương mại hàng hoá Thương mại hàng hoá chiếm một phần lớn trong thương mại quốc tế nói chung và ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng thương mại toàn cầu. Trong giai đoạn 1990-2000, tăng trưởng thương mại hàng hoá thế giới nhìn chung khá tốt với mức tăng bình quân trong thời kì này là 6,5%/năm(1). Bảng 2: Giá trị xuất khẩu hàng hoá thế giới giai đoạn 1998-2002 (Đơn vị: tỉ USD và %) 2003(2) 90-00 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Giá trị xuất khẩu 5377 5270 5460 6180 6162 6270 Mức tăng hàng năm 6,5 10,5 -2 3,5 13 -4 4 15 Nguồn: Báo cáo thường niên WTO 1999-2002 (1) Thống kê thương mại thế giới- WTO-2003 (2) 6 tháng đầu năm (3) 10
  11. Xu hướng tăng trưởng trong thương mại hàng hoá bị gián đoạn ở năm 1998, tốc độ tăng trưởng giảm 2% sau khi tăng ở mức 10,5% so với năm 1997. Giá trị xuất khẩu nông sản, quặng và khoáng chất giảm gần 10%, xuất khẩu nhiên liệu giảm 25%, mức giảm kỉ lục kể từ năm 1986. Tuy nhiên, giá trị thương mại của ngành sản xuất ô tô tăng gần 6%, là ngành duy nhất có doanh số tăng trong năm 1998. Tốc độ tăng xuất khẩu của tất cả các khu vực đều chậm lại, đặc biệt là Nhật Bản, giảm 1,5%. Các nước châu Á bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã cắt giảm nhập khẩu 20%, Nhật Bản 5%. Khu vực giảm giá trị xuất khẩu mạnh nhất trong năm 1998 là châu Phi và Trung Đông, những nước mà cơ cấu xuất khẩu dựa nhiều vào dầu thô. Tuy nhiên, trong năm 2000, giá trị xuất khẩu toàn cầu tăng 13%, là mức tăng mạnh nhất trong hơn một thập kỉ. Xuất khẩu của châu Á tăng 18,4%, nhập khẩu tăng 23,5%. Tốc độ tăng trưởng này là điều đáng ngạc nhiên do sản lượng của khu vực chỉ đạt dưới mức trung bình của thế giới. Trong năm 2000, ảnh hưởng của giá dầu đến thương mại rõ nét đến mức vị trí của các nước theo tốc độ tăng trưởng cũng như vị trí theo tỉ trọng của nhiên liệu trong cơ cấu xuất khẩu. Các nước Trung Đông, những nước mà dầu mỏ chiếm hơn 2/3 giá trị xuất khẩu, có tốc độ tăng xuất khẩu hàng hoá 54,1%. Các nước xuất khẩu dầu chủ yếu ở châu Phi(1) đạt tốc độ tăng xuất khẩu là 62,1%, khiến thu nhập từ xuất khẩu tăng 25%. (1) Angola, Algeria, Cộng hoà Công-gô, Gabon, và Nigeria 11
  12. Bảng 3: 10 nước đứng đầu trong thương mại hàng hoá thế giới năm 2000 (Đơn vị : %) Xuất khẩu Nhập khẩu Tên nước Tỉ trọng Tên nước Tỉ trọng Mỹ Mỹ 12,3 18,9 Đức Đức 8,7 7,5 Nhật Bản Nhật Bản 7,5 5,7 Pháp 4,7 Anh 5,0 Anh 4,4 Pháp 4,6 Canada 4,4 Canada 3,7 12
  13. Trung Quốc 3,9 Ý 3,5 Trung Quốc Ý 3,7 3,4 Hà Lan 3,3 Hong Kong 3,2 Hong Kong 3,2 Hà Lan 3,0 Nguồn: Báo cáo thường niên WTO-2001 Mỹ là nước đứng đầu về thương mại hàng hoá, cả về xuất khẩu và nhập khẩu, chiếm tương ứng là 12,3 và 18,7% trong thương mại thế giới. Trong năm 2000, xuất khẩu của Mỹ tăng 12%, nhập khẩu tăng 19%. Tuy có tốc độ tăng xuất khẩu và nhập khẩu thấp, tương ứng là 1% và 5%, Đức vẫn là nước chiếm tỉ trọng lớn thứ hai trong 10 nước đứng đầu thế giới về thương mại hàng hoá. Trong số này, Trung Quốc và Hong Kong là nước đang phát triển duy nhất. Trung Quốc đứng thứ 7 về xuất khẩu và thứ 8 về nhập khẩu. Hong Kong đứng thứ 10 về xuất khẩu và thứ 9 về nhập khẩu. 1.2.2 Thương mại dịch vụ Thương mại dịch vụ của thế giới nhìn chung ít biến động hơn thương mại hàng hoá. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 1990-2000 là 6,5%. Trong năm 1998, khi thương m ại hàng hoá giảm mạnh thì thương mại dịch vụ vẫn duy trì được ở mức gần như không đổi so với năm trước. Bảng 4: Giá trị xuất khẩu dịch vụ thế giới giai đoạn 1998-2002 13
  14. (Đơn vị: tỉ USD và %) 90-00 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Giá trị xuất khẩu 1320 1320 1340 1454 1440 1570 Mức tăng hàng năm 6,5 4 0 2 5 -1 6 Nguồn: Báo cáo thường niên WTO 1999-2002 Giá trị xuất khẩu thương mại thế giới đình trệ trong năm 1998, đạt 1320 USD. Đây là tình trạng tồi tệ nhất kể từ năm 1980. Sự đ ình trệ trong thương mại dịch vụ có thể nhận thấy ở cả 3 ngành chính. Dịch vụ vận tải giảm 2% so với năm 1997. Dịch vụ du lịch, sau khi tăng trưởng với tốc độ 8% trong năm 1996, đã rơi vào trạng thái trì trệ trong hai năm liên tiếp. Nhóm “các dịch vụ khác” tuy có tăng 1% nhưng là không đáng kể so với tốc độ tăng 9% năm 1996 và 8% năm 1997. Sự tăng trưởng ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Tây Âu chỉ đủ bù đắp cho sự suy giảm ở khu vực châu Á và châu Phi. Xuất khẩu của châu Phi giảm 3%, châu Á giảm 15%. Trong đó, Nhật Bản giảm 9%, 5 nước châu Á bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ giảm tới 24%. Giá trị xuất khẩu dịch vụ toàn cầu năm 1999 tăng 2% so với năm trước. Tất cả các ngành dịch vụ đều tăng. Dịch vụ vận tải tăng gần 1,5% bất chấp việc giá dầu lên cao. Dịch vụ du lịch và các ngành dịch vụ khác đều tăng ở mức 2-3%. Khu vực phát triển năng động nhất là Bắc Mỹ và châu Á. Nhập khẩu dịch vụ ở Bắc Mỹ tăng vượt xuất khẩu, do đó giảm thặng dư cán cân thương mại trong dịch vụ vốn là truyền thống ở khu vực này. Xuất khẩu và nhập khẩu dịch vụ của châu Á tăng với tốc độ gần bằng nhau, t ương ứng là 4% và 5%. Trong đó, 5 nước châu Á bị ảnh hưởng nặng nhất do cuộc khủng 14
  15. hoảng tài chính tiền tệ tăng xuất khẩu tới 3% so với mức –24% năm 1998, nhập khẩu tăng 5%. Trong năm 2000, do sự phát triển kinh tế toàn cầu nói chung, thương mại dịch vụ tăng 5%, tốc độ tăng nhanh nhất kể từ năm 1997. Trong hai năm liên tiếp, giá trị thương mại dịch vụ tăng chậm hơn thương mại hàng hoá, song tính chung giai đoạn 1990-2000, tốc độ tăng của dịch vụ và hàng hoá cùng tương đương nhau ở mức 6,5%/năm. Hầu hết các khu vực đều tăng xuất khẩu dịch vụ, trừ Tây Âu. Sự suy giảm trong xuất nhập khẩu dịch vụ của Tây Âu phần lớn do sự sụt giá của đồng euro. Tính theo euro, giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của khu vực này tăng tương ứng là 13,5% và 14,5%. Do Tây Âu chiếm tới 44% xuất khẩu dịch vụ thế giới, sự suy giảm giá trị tính bằng USD của thương mại dịch vụ trong khu vực ảnh hưởng đáng kể tới tăng trưởng thương mại dịch vụ toàn cầu. Thương mại dịch vụ trong năm 2001 giảm 1%, lần suy giảm đầu tiên kể từ năm 1983 và ảnh hưởng đến tất cả các ngành dịch vụ. Thu nhập từ xuất khẩu dịch vụ vận tải và du lịch giảm tương ứng 3% và 2%. Xuất khẩu của nhóm “các dịch vụ khác” ( bao gồm viễn thông, bảo hiểm, dịch vụ tài chính, bản quyền và đăng ký phát minh) bị đình trệ trong năm 2001. Chỉ 3 năm sau sự suy giảm mạnh do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, xuất khẩu và nhập khẩu dịch vụ của châu Á lại giảm tương ứng là 2% và 3%. Riêng xuất khẩu của Nhật Bản giảm 7%, nhập khẩu giảm 8%. 1.2. Tổng quan về Tổ chức thương mại thế giới ( WTO) 15
  16. 1.2.1 Sự ra đời của Tổ chức thương mại thế giới và những nguyên tắc của hệ thống thương mại quốc tế Tiền thân của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT) được thành lập năm 1947, trụ sở tại Geneva, Thuỵ Sĩ. Mục tiêu của GATT là nhằm xúc tiến quá trình tự do hoá thương mại thông qua các thoả thuận đa phương. Thông qua 5 vòng đàm phán trong giai đoạn 1947-1962 với sự can thiệp của GATT, thuế quan trong thương mại quốc tế giảm 35%, là thắng lợi lớn trong quá trình tự do hoá thương mại. Song cùng với sự phát triển của thương mại thế giới nảy sinh những vấn đề mới, bộc lộ rõ những khuyết điểm của GATT. Vượt khỏi qui định của GATT, nhiều quốc gia tăng cường sử dụng các chính sách thương mại phi thuế quan, cản trở sự tự do hoá thương mại và chuyên môn hoá sản xuất. Những vấn đề mới như thương mại dịch vụ, nông sản…đang ngày càng trở nên quan trọng trong khi GATT lại chưa quan tâm tới. Tại vòng đàm phán Uruguay, vòng đàm phán cuối cùng của GATT, các nước đã đi đến thống nhất thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), là thể chế pháp lý điều tiết các mối quan hệ kinh tế- thương mại quốc tế mang tính toàn cầu. Các hiệp định của WTO rất dài và phức tạp do chúng điều chỉnh nhiều hoạt động: nông nghiệp, dệt, ngân hàng, viễn thông, mua sắm chính phủ, các tiêu chuẩn công nghiệp, các qui định về vệ sinh thực phẩm, sở hữu trí tuệ… Tuy nhiên, những hiệp định này đều có những nguyên tắc cơ bản. Những nguyên tắc này là nền tảng cho hệ thống thương mại quốc tế. Những nguyên tắc đó là: không phân biệt đối xử, tự do hoá thương mại, dễ dự đoán, cạnh tranh hơn, và mang lại nhiều lợi ích cho các nước đang phát triển. 16
  17.  Không phân biệt đối xử Theo nguyên tắc này, một quốc gia không được phân biệt đối xử giữa các nước mà nó có quan hệ thương mại cũng như giữa hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước và hàng hoá, dịch vụ nước ngoài. Để thực hiện được mục tiêu này, WTO áp dụng hai nguyên tắc là nguyên tắc Tối huệ quốc và nguyên tắc Đối xử quốc gia. Nguyên tắc Tối huệ quốc Nguyên tắc này yêu cầu các quốc gia phải đối xử công bằng giữa các thành viên của WTO. Nếu một quốc gia muốn cho một thành viên khác hưởng một ưu đãi ( ví dụ giảm thuế nhập khẩu đối với một sản phẩm), quốc gia đó cũng phải cho tất cả các thành viên khác hưởng ưu đãi như vậy. Tên của nguyên tắc Tối huệ quốc nghe có vẻ như một sự đối xử đặc biệt đối với một quốc gia nào đó. Nhưng trong WTO, điều đó có nghĩa là không phân biệt đối xử, mỗi quốc gia thành viên đều đối xử với các thành viên khác một cách bình đẳng. Nếu một nước muốn cho một thành viên khác hưởng nhiều ưu đãi hơn trong thương mại, nó sẽ phải cho tất cả các thành viên còn lại hưởng ưu đãi như vậy. Nguyên tắc này là điều khoản quan trọng đầu tiên của Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan(GATT). Tối huệ quốc cũng được qui định trong Hiệp định chung về Thương mại trong dịch vụ (GATS) và Hiệp định chung về Quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại(TRIPS), mặc dù mỗi Hiệp định có cách qui định khác nhau. Cũng có những trường hợp ngoại lệ. Ví dụ như khi các nước trong một khu vực có thể thành lập một hiệp định tự do thương mại mà không áp dụng 17
  18. cho hàng hoá từ bên ngoài khu vực đó. Hay một quốc gia có thể dựng lên những rào cản đối với hàng hoá từ các nước mà bị coi là đang có những hành vi thương mại bất bình đẳng. Trong thương mại dịch vụ, các quốc gia, trong những tình huống cụ thể nhất định, còn có thể phân biệt đối xử. Tuy nhiên, những ngoại lệ như vậy được qui định rất chặt chẽ. Nhìn chung, nguyên tắc Tối huệ quốc có nghĩa là khi một nước nới lỏng các rào cản thương mại hay mở cửa thị trường, nước đó phải áp dụng đối với tất cả các thành viên WTO khác- không phân biệt giàu hay nghèo, mạnh hay yếu. Nguyên tắc Đối xử quốc gia Theo nguyên tắc này, một quốc gia thành viên phải đối xử bình đẳng giữa hàng hoá nội địa và hàng hoá từ nước ngoài. Nguyên tắc này cũng được áp dụng đối với dịch vụ, thương hiệu, bản quyền và sáng chế. Nguyên tắc Đối xử quốc gia (đối xử với hàng hoá, dịch vụ từ nước ngoài như hàng hoá, dịch vụ trong nước) được qui định trong tất cả các hiệp định chính của WTO ( điều 3 của GATT, điều 17 của GATS và điều 3 của TRIPS), mặc dù mỗi hiệp định qui định khác nhau. Nguyên tắc đối xử quốc gia chỉ được áp dụng khi một hàng hoá, dịch vụ, hoặc một đối tượng sở hữu trí tuệ đã thâm nhập vào thị trường. Do đó, việc thay đổi mức thuế nhập khẩu khô ng phải là vi phạm nguyên tắc này ngay cả khi các sản phẩm được sản xuất trong nước không bị đánh thuế tương đương.  Từng bước tự do hoá thương mại thông qua đàm phán Dỡ bỏ các rào cản thương mại là một trong những biện pháp khuyến khích thương mại rõ ràng nhất. Các rào cản thương mại ở đây là thuế nhập khẩu và các biện pháp như cấm nhập khẩu hay áp dụng hạn ngạch nhập 18
  19. khẩu. Đôi khi tệ quan liêu hay chính sách tỉ giá cũng được đưa vào đàm phán. Từ khi GATT được thành lập vào năm 1947-1948 đã có 8 vòng đàm phán thương mại. Các vòng đàm phán này ban đầu tập trung vào việc cắt giảm thuế nhập khẩu. Kết quả là đến cuối những năm 80, thuế đánh vào các mặt hàng công nghiệp của các nước công nghiệp đã giảm xuống còn khoảng 6,3%. Từ cuối những năm 80, các vòng đàm phán đã mở rộng thảo luận về các biện pháp phi thuế quan áp dụng cho hàng hoá và về các lĩnh vực mới như dịch vụ và sở hữu công nghiệp. Mở cửa thị trường có thể đem lại nhiều lợi ích, song nó cũng đòi hỏi phải có những điều chỉnh. Các hiệp định của WTO cho p hép các quốc gia tiến hành điều chỉnh dần dần qua việc “từng b ước tự do hoá”. Các nước đang phát triển thường được ưu tiên thời gian điều chỉnh dài hơn.  Nâng cao tính dễ dự đoán Đôi khi việc cam kết không siết chặt các rào cản thương mại cũng có ý nghĩa quan trọng như việc dỡ bỏ những rào cản đó do những cam kết như vậy giúp cho các doanh nghiệp có khả năng nhận biết đ ược những cơ hội của họ trong tương lai. Việc duy trì được tính ổn định và dễ dự đoán có thể khuyến khích đầu tư, tạo thêm việc làm và người tiêu dùng có thể được hưởng mức giá cạnh tranh hơn. Hệ thống thương mại đa phương là nỗ lực của các chính phủ nhằm làm cho môi trường kinh doanh trở nên ổn định và dễ dự đoán. Trong WTO, khi các thành viên đồng ý mở cửa thị trường, họ đã ràng buộc mình vào những cam kết. Đối với hàng hóa, những cam kết này có nghĩa là qui định mức thuế nhập khẩu tối đa. Đôi khi các nước đánh thuế nhập khẩu ở mức thấp hơn mức thuế đã cam kết, thường là các nước đang phát triển. Tại các nước phát triển, mức thuế cam kết và mức thuế thực tế 19
  20. thường bằng nhau. Một nước có thể thay đổi những cam kết, nhưng chỉ sau khi đàm phán với các thành viên khác. Điều này có thể mang ý nghĩa là bồi thường cho những nước này về những tổn thất trong thương mại. Trong nông nghiệp, 100% nông sản giờ đây đã được qui định mức thuế tối đa. Điều này đảm bảo độ an toàn trên thị trường cho những người xuất nhập khẩu và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các biện pháp khác cũng đang đ ược áp dụng nhằm nâng cao tính ổn định và dễ dự đoán của hệ thống thương mại quốc tế. Một trong số đó là giảm việc sử dụng hạn ngạch nhập khẩu và các biện pháp khác để hạn chế số lượng nhập khẩu. Việc sử dụng hạn ngạch nhập khẩu có thể dẫn tới tệ quan liêu và gia tăng những vụ kiện về thương mại bất bình đẳng. Một biện pháp khác là làm cho luật thương mại của các nước càng rõ ràng, minh bạch càng tốt. Nhiều hiệp định của WTO yêu cầu các chính phủ công bố những chính sách của m ình trong nước hoặc thông báo cho WTO.  Đẩy mạnh cạnh tranh công bằng Tổ chức thương mại thế giới đôi khi được coi là một tổ chức “thương mại tự do”, nhưng điều này không hoàn toàn đúng. H ệ thống cho phép việc áp dụng các biện pháp thuế quan, và trong những trường hợp nhất định, các hình thức bảo hộ khác. Chính xác hơn, đây là một hệ thống các qui định nhằm tạo ra sự cạnh tranh cởi mở, công bằng và không bị bóp méo. Những qui định về không phân biệt đối xử- nguyên tắc Tối huệ quốc và nguyên tắc Đối xử quốc gia- được sử dụng để đảm bảo một môi trường thương mại công bằng. Những qui định về bán phá giá ( xuất khẩu hàng hoá với giá thấp 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2