intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn " PHÂN TÍCH NGUỒN CUNG CẤP NGUYÊN LIỆU SỮA TƯƠI TẠI NHÀ MÁY SỮA CẦN THƠ "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

110
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với tốc độ phát triển vượt bậc của nền kinh tế thế giới, quá trình hội nhập đang là vấn đề chung của toàn cầu. Việt Nam đang từng bước chuyển mình để có thể hòa vào xu thế chung ấy. Đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp ngoài nước, Việt Nam phải xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đi đôi với sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để có được sự thành công trong công cuộc hội nhập kinh tế thế giới và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn " PHÂN TÍCH NGUỒN CUNG CẤP NGUYÊN LIỆU SỮA TƯƠI TẠI NHÀ MÁY SỮA CẦN THƠ "

  1. Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ----- ----- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH NGUỒN CUNG CẤP NGUYÊN LIỆU SỮA TƯƠI TẠI NHÀ MÁY SỮA CẦN THƠ Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN THÀNH BÍCH TRANH NGUYỄN THỊ HỒNG LIỄU Mã số SV: 4031094 Lớp: Kế Toán 1 K29 Cần Thơ – 2007 -i- GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh
  2. Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ LỜI CẢM TẠ Trong quá trình tham gia học tập tại trường , em đã được sự tận tình hướng dẫn và truyền đạt kiến thức của quý thầy cô. Từ đó, đã tích luỹ trong em một khối lượng kiến thức nhất định và những kiến thức này chắc chắn sẽ có ích lợi rất lớn cho công việc của em sau này. Tuy nhiên phần lớn những kiến thức ấy vẫn còn mang nặng tính lý thuyết, trên sách vở chưa mang nhiều những nét “ riêng” từ sinh viên. Vì vậy, việc thực hiện luận văn tốt nghiệp này sẽ là cơ hội cho sinh viên chúng em củng cố kiến thức, đồng thời phát huy khả năng tìm kiếm xử lý thông tin và làm việc độc lập. Nhưng để luận văn được hoàn thiện, một yếu tố không thể thiếu đó là sự hướng dẫn, giúp đỡ của quý thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ, đã truyền đạt kiến thức cho em trong những năm qua và đặc biệt cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Hồng Liễu, người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã cố gắng trong quá trình thực hiện, nhưng chắc chắn rằng đề tài không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn đọc giả . Xin chân thành cảm ơn ! Ngày ……….tháng………năm …….. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thành Bích Tranh -ii- GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh
  3. Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày ……….tháng………năm ……….. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thành Bích Tranh -iii- GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh
  4. Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP …….. ........................................................................................................................ .................................................................................................................................. Ngày ……….tháng………năm ……… Thủ trưởng đơn vị -iv- GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh
  5. Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN …….. ........................................................................................................................ .................................................................................................................................. Ngày ……….tháng………năm ……… Giáo viên hướng dẫn -v- GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh
  6. Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN …….. ........................................................................................................................ .................................................................................................................................. Ngày ……….tháng………năm ……… Giáo viên phản biện -vi- GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh
  7. Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu .................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 1 1.2.1 Mục tiêu chung.......................................................................................... 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2 1.3 Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu ................................... 2 1.3.1 Giả thuyết cần kiểm định ......................................................................... 2 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 2 1.4 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3 1.4.1 Không gian .................................................................................................. 3 1.4.2 Thời gian ..................................................................................................... 3 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 3 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU4 2.1 Phương pháp luận ........................................................................................... 4 2.1.1 Lý thuyết về hiệu quả thu mua và hiệu quả cung ứng ........................ 4 2.1.2. Một số khái niệm và chỉ tiêu kinh tế liên quan đến quá trình thu mua .......................................................................................................................... 7 2.1.3 Mô hình hàm sản lượng thu mua và lỳ thuyết kiểm định ................. 8 2.1.4 Các nhân tố tác động đến sản lượng thu mua sữa nguyên liệu của nhà máy........................................................................................................................... 9 2.2 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 11 2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu....................................................... 11 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu .............................................................. 11 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 12 -vii- GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh
  8. Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THU MUA SỮA TƯƠI TẠI NHÀ MÁY SỮA CẦN THƠ TRONG NHỮNG NĂM QUA ........................................................ 13 3.1 Sơ lược về công ty .......................................................................................... 13 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.............................................................. 13 3.1.2. Mục tiêu tổng quát của nhà máy ............................................................ 14 3.1.3. Mục tiêu cụ thể của nhà máy ................................................................. 14 3.1.4 Cơ cấu tổ chức......................................................................................... 15 3.1.5 Chức năng các phòng ban ....................................................................... 17 3.1.6 Kết quả hoạt động sản xuất của Nhà máy sữa Cần Thơ trong những năm qua (2004-2006)........................................................................ 19 3.2 Thuận lợi và khó khăn của Nhà máy sữa Cần Thơ.................................... 21 3.2.1 Thuận lợi ................................................................................................... 21 3.2.2 Khó khăn................................................................................................... 22 3.3 Phương hướng hoạt động của Nhà Máy..................................................... 22 3.4. Thực trạng thu mua nguyên liệu sữa tươi của nhà máy .......................... 22 3.4.1 Qui trình thu mua sữa tươi từ những hộ chăn nuôi bò sữa tại Cần Thơ và các vùng lân cận................................................................................................ 23 3.4.2 Qui trình thu mua sữa tươi từ Thành Phố Hồ Chí Minh........................... 31 3.4.3 So sánh hiệu quả thu mua từ hai khu vực ................................................. 33 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN LƯỢNG NGUYÊN LIỆU THU MUA TỪ NÔNG HỘ ................................................... 39 4.1 Sơ lược về nông hộ ......................................................................................... 39 4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu mua................................................... 40 CHƯƠNG 5:GIẢI PHÁP NHẰM TỐI THIỂU GIÁ NGUYÊN LIỆU ĐẦU VÀO...................................................................................................................... 44 5.1 Những thuận lợi và tồn tại của việc phát triển nguồn nhiên liệu gần nhà máy ........................................................................................................................ 44 5.1.1. Thuận lợi ................................................................................................ 44 5.1.2 Tồn tại ..................................................................................................... 45 5.2 Giải pháp nhằm tăng sản lượng sữa thu mua tại khu vực gần nhà máy . 46 5.2.1 Giải pháp nhằm tăng sản lượng và số lượng đàn bò ............................... 47 5.2.2 Giải pháp về quãng đường vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ 48 -viii- GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh
  9. Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ 5.2.3 Giải pháp về giá thu mua nguyên liệu..................................................... 48 5.2.4 Lợi ích mang lại từ giải pháp đề xuất...................................................... 49 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 51 6.1 Kết luận........................................................................................................... 51 6.2 Kiến nghị ......................................................................................................... 52 6.2.1 Đối với Nhà Nước ................................................................................... 52 6.2.2 Đối với công ty........................................................................................ 53 6.2.3 Đối với những hộ nuôi bò ....................................................................... 54 -ix- GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh
  10. Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1: Một số thông tin liên quan đến nhà máy .................................................. 14 Bảng 2: Kết quả sản xuất qua các năm .................................................................. 20 Bảng 3: Sản lượng sữa thu mua tại Cần Thơ và các tỉnh lân cận .......................... 26 Bảng 4: Chi phí thu mua sữa tươi tại Cần Thơ ...................................................... 30 Bảng 5: Sản lượng và chi phí thu mua sữa từ thành phố Hồ Chí Minh ................ 32 Bảng 6: Sản lượng thu mua từ hai khu vực qua 3 năm.......................................... 34 Bảng 7: So sánh chi phí mua sữa tính trên 1000 kg từ hai khu vực năm 2004 ..... 35 Bảng 8: So sánh chi phí mua sữa tính trên 1000 kg từ hai khu vực năm 2005 ..... 35 Bảng 9: So sánh chi phí mua sữa tính trên 1000 kg từ hai khu vực năm 2006 ..... 36 Bảng 10: Số lượng bò tại các nhà cung cấp năm 2006.......................................... 40 Bảng 11: Kết quả mô hình hàm sản lượng sữa thu mua........................................ 41 -x- GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh
  11. Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức các phòng ban của Nhà máy sữa Cần Thơ ............. 16 Hình 2: Sơ đồ thu mua sữa tươi từ nông hộ gần khu vực nhà máy ....................... 24 Hình 3: Biểu đồ thể hiện sự biến động sản lượng nguyên liệu sữa thu mua từ các nguồn cung cấp khu vực gần nhà máy ........................................... 26 Hình 4: Biểu đồ so sánh sự chênh lệch về sản lượng nguyên liệu sữa thu mua của An Giang và Đồng Tháp ...................................................... 28 Hình 5: Sơ đồ thu mua sữa tươi từ thành phố Hồ Chí Minh ................................. 31 Hình 6: Biểu đồ sản lượng thu mua từ hai khu vực qua 3 năm ............................. 34 -xi- GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh
  12. Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu Với tốc độ phát triển vượt bậc của nền kinh tế thế giới, quá trình hội nhập đang là vấn đề chung của toàn cầu. Việt Nam đang từng bước chuyển mình để có thể hòa vào xu thế chung ấy. Đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp ngoài nước, Việt Nam phải xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đi đôi với sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để có được sự thành công trong công cuộc hội nhập kinh tế thế giới và có tiếng nói “riêng” trên trường Quốc tế, điều này thật không đơn giản, đòi hỏi ở nền kinh tế nước nhà phải thật sự hùng mạnh và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước phải không ngừng được nâng cao. Vinamilk- Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp chế biến sữa, chiếm 75% thị phần sữa ở Việt Nam. Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô và đa dạng hóa sản phẩm- Nhà máy sữa Cần Thơ là một trong những đơn vị trực thuộc Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam. Tuy còn non trẻ nhưng nhà máy đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự thành công chung của công ty. Đa dạng hoá sản phẩm là điều doanh nghiệp đang hướng đến; tuy nhiên, vấn đề cần đặc biệt quan tâm là yếu tố nguyên liệu đầu vào bởi vì nó trực tiếp cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Nguồn nguyên liệu chủ yếu của nhà máy là sữa bò tươi. Nhận biết được sự thiết yếu của nhân tố này nên việc lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ” là điều tất yếu. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung So sánh và đánh giá hiệu quả thu mua nguyên liệu sữa tươi của Nhà máy sữa Cần Thơ, phân tích tình hình cung ứng nguyên liệu sữa tươi của những hộ nông dân cho nhà máy trong những năm qua. Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu mua nguyên liệu sữa tươi tại nhà máy. -xii- GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh
  13. Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (1) Phân tích thực trạng thu mua sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ trong những năm qua. Trên cơ sở đó, so sánh hiệu quả thu mua nguyên liệu sữa tươi tại nhà máy và nguồn nguyên liệu vận chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh về. (2) Đánh giá hiệu quả khi mua sữa từ những hộ nông dân tại Cần Thơ các vùng lân cận và vận chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh về. (3) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng sữa thu mua từ các hộ nông dân chăn nuôi. (4) Đề xuất giải pháp nhằm tối thiểu hoá chi phí thu mua sữa tươi nguyên liệu và phương hướng phát triển nguồn nguyên liệu tại chỗ. 1.3 Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu 1.3.1 Giả thuyết cần kiểm định Giả thuyết 1 : Chi phí thu mua nguyên liệu sữa tươi từ hai khu vực là như nhau, tức là không có sự khác biệt nào khi mua tại Cần Thơ và vận chuyển từ thành phố. Mục đích của kiểm định là nhằm bác bỏ giả thuyết nêu trên. Giả thuyết 2: Sản lượng sữa nguyên liệu thu mua của nhà máy từ nông hộ chăn nuôi bò sữa (biến phụ thuộc) không phụ thuộc vào các nhân tố như số lượng bò sữa chăn nuôi, năng suất, giá bán, sản lượng sữa của nông hộ cho các cơ sở kinh doanh khác, quãng đường vận chuyển (các biến độc lập)… Mục tiêu kiểm định là để bác bỏ giả thuyết nêu trên, tức là phải có ít nhất một nhân tố tác động đến sản lượng sữa thu mua của nhà máy từ nông hộ. 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu + Có sự khác biệt nào khi thu mua từ hai nguồn cung cấp sữa (tại Cần Thơ và các tỉnh lân cận với vận chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh) không? Bảng câu hỏi phỏng vấn nông hộ chăn nuôi bò sữa tập trung khai thác một số thông tin và số liệu về: + Tình hình chung về nông hộ như tên, tuổi, trình độ học vấn, nơi cư trú..... + Thực trạng chăn nuôi bò sữa như: Số lượng bò sữa, hình thức và cách thức chăn nuôi, năng suất sữa bình quân.... + Tìm hiểu và khai thác thông tin thị trường như giá bán và sản lượng sữa của nông hộ bán cho các cơ sở thu mua và sản xuất khác, mức độ thuận tiện khi -xiii- GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh
  14. Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ 1.4 Phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Không gian Luận văn được thực hiện tại Nhà máy sữa Cần Thơ. 1.4.2 Thời gian Thông tin số liệu được sử dụng cho luận văn là từ năm 2004, năm 2005 và năm 2006. 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài này là hiệu quả thu mua nguyên liệu sữa tươi của Nhà máy sữa Cần Thơ từ hai nguồn cung cấp: nguồn cung cấp thứ nhất là từ thành phố Hồ Chí Minh vận chuyển về và nguồn cung cấp thứ hai là từ các nông hộ chăn nuôi bò sữa trong khu vực gần nhà máy và các vùng lân cận. -xiv- GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh
  15. Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp luận 2.1.1 Lý thuyết về hiệu quả thu mua và hiệu quả cung ứng 2.1.1.1 Lý thuyết về hiệu quả thu mua Trong kinh tế học tân cổ điển, “hiệu quả” ngụ ý sử dụng tối ưu kinh tế, tập hợp các nguồn lực để đạt được mức phúc lợi vật chất cao nhất cho người tiêu dùng của xã hội nói chung theo một tập hợp giá nguồn lực và giá thị trường đầu ra nhất định. Nhà sản xuất kinh doanh thường phải đối mặt với các giới hạn trong việc sử dụng nguồn lực sản xuất (vốn, lao động, nhân lực…). Do đó, họ cần phải xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các hoạt động cần thực hiện dựa vào các nguồn lực đó sao cho đạt kết quả cao nhất. Để có hiệu quả thì nhà sản xuất cần chú trọng đến 3 yếu tố đó là : (1) Không sử dụng nguồn lực lãng phí. (2) Sản xuất với chi phí thấp nhất. (3) Sản xuất để đáp ứng nhu cầu con người. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một trong những nhân tố quan trọng góp phần tăng lợi nhuận và kết quả kinh doanh của công ty đó là quá trình thu mua nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất. Kết quả của quá trình này được phản ánh thông qua chỉ tiêu hiệu quả thu mua. Khi xem xét ở khía cạnh nhà quản trị, thu mua là một trong những chức năng cơ bản, không thể thiếu của mọi doanh nghiệp, là hoạt động thiết yếu của tổ chức và là sự phát triển, mở rộng của chức năng mua hàng. Tuy nhiên khi xem xét ở phương diện sản xuất kinh doanh, thu mua là quy trình hoặc những hoạt động liên quan đến quy trình mua nguyên vật liệu, máy móc, trang thiết bị và các dịch vụ đầu vào để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể thu mua bao gồm các hoạt động sau: + Tham gia vào việc phát triển các nhu cầu nguyên vật liệu, dịch vụ, các chi tiết kỹ thuật. + Thực hiện các nghiên cứu về nguyên vật liệu và quản lý các hoạt động phân tích có giá trị. -xv- GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh
  16. Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ + Thực hiện những nghiên cứu chuyên sâu về thị trường nguyên vật liệu. + Thực hiện các hoạt động thu mua. + Quản trị chất lượng các nhà cung cấp. + Quản lý quá trình vận chuyển + Quản trị các hoạt động mang tính đầu tư như: tận dụng, sử dụng các loại nguyên liệu. Vậy hiệu quả thu mua phản ánh quá trình tìm kiếm, tiếp cận và thu mua có chọn lọc các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh (bao gồm cả yếu tố vô hình và hữu hình ) sao cho đảm bảo đúng số lượng và chất lượng đầu vào nhưng lại tốn chi phí và nguồn lực thấp nhất. 2.1.1.2 Lý thuyết về hiệu quả cung ứng Bất kỳ doanh nghiệp nào không thể tồn tại và phát triển nếu không được cung cấp bởi yếu tố đầu vào như: nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị kỹ thuật,...Do đó, cung ứng là hoạt động nhằm đáp ứng các nhu cầu đó của doanh nghiệp. Cung ứng là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp là lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu đó, đòi hỏi nhà quản trị cung ứng phải linh hoạt và thật chính xác trong việc lập ra các kế hoạch mua vật liệu phục vụ sản xuất. Nếu hoạt động cung ứng tốt cung cấp đầy đủ, kịp thời máy móc thiết bị với chất lượng tốt, công nghệ tiên tiến, nguyên vật liệu đạt tiêu chuẩn, giá rẻ...thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới diễn ra một cách liên tục, nhịp nhàng với năng suất cao, tiết kiệm chi phí và làm ra sản phẩm đạt chất lượng tốt, giá thành hạ đáp ứng mọi yêu cầu của người tiêu dùng. Đặc biệt, trong điều kiện ngày nay, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong giá thành sản phẩm thì cung ứng càng có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của tổ chức. a) Ý nghĩa của quản trị cung ứng Cung ứng có ý nghĩa rất to lớn, cụ thể là: Đảm bảo cho sản xuất được nhịp nhàng, liên tục. Tạo điều kiện nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm. Tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn v ị. -xvi- GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh
  17. Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ b) Mục tiêu của quản trị cung ứng: Mua hàng với giá cạnh tranh nghĩa là: mua với giá tương ứng với cung cầu và mức độ khan hiếm của nó trên thị trường. Đôi khi để có được mục tiêu này đòi hỏi phải có sự hiểu biết về kết cấu chi phí của nhà cung cấp cũng như khả năng giúp họ cải thiện kết cấu ấy. Từ đó, thoả thuận được một mức giá công bằng so với chi phí thực tế của họ. Một khi mua hàng với giá cao hơn đối thủ cạnh tranh nghĩa là đã không đạt dược mục tiêu này. Mua hàng một cách khôn ngoan: là luôn khéo léo thoả mãn một cách tốt nhất các mặt chất lượng, dịch vụ và giá cả phù hợp với nhu cầu của mình. Phát triển những nguồn cung cấp hữu hiệu và đáng tin cậy. Những nhà cung cấp sẵn sàng hợp tác giải quyết rắc rối và giảm thiểu tối đa chi phí vật tư, đó chính là nguồn lực vô giá của công ty đó. Ngày nay, công ty tiên tiến có xu hướng “mua nhà cung cấp” chứ không đơn thuần là “mua hàng”. Một công ty không thể đạt năng suất tối ưu nếu không nhận được nguồn nguyên vật liệu ổn định từ nhóm nhà cung cấp đáng tin cậy. Chính vì yêu cầu quan trọng này mà nhiều công ty đã thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với nhà cung cấp. Giữ mối quan hệ tốt đẹp với nhà cung cấp hiện có. Quan hệ tốt với nhà cung cấp là hết sức cần thiết và nó là tiềm năng vô giá của công ty. Bên cạnh những hợp đồng được ký kết, không tránh khỏi những vấn đề vô số phát sinh trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, mọi vấn đề sẽ được giải quyết ổn thỏa nếu đảm bảo lợi ích giữa hai bên. Tóm lại: Quá trình cung ứng (mua nguyên vật liệu) đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu bộ phận mua hàng làm tốt chức năng này, cung cấp nguyên vật liệu đúng số lượng và chất lượng, kịp thời với chi phí thấp thì quá trình sản xuất sẽ diễn ra một cách liên tục và nhịp nhàng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. -xvii- GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh
  18. Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ 2.1.2. Một số khái niệm và chỉ tiêu kinh tế liên quan đến quá trình thu mua 2.1.2.1 Một số khái niệm kinh tế a) Chi phí nguyên vật liệu Trước tiên, ta tìm hiểu chung về khái niệm chi phí. Chi phí là những khoản chi ra để mua, trao đổi các nguồn lực đầu vào cho sản xuất nhằm thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh để thu được các sản phẩm dịch vụ đầu ra. Một khoản mục chi phí quan trọng trong sản xuất là chi phí nguyên vật liệu. Vật liệu là đối tượng lao động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh để chế tạo ra sản phẩm mới. Đặc điểm của vật liệu là chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và khi kết thúc một chu kỳ sản xuất thì hình dáng ban đầu bị biến đổi, giá trị vật liệu được dịch chuyển toàn bộ vào giá trị vật liệu mới. Ở đây chúng ta nghiên cứu nguyên chính là sữa tươi (fresh milk) nguyên chất được thu mua từ các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa tại thành phố Cần Thơ, các khu vực lân cận và nguồn nguyên liệu sữa được vận chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh về nhà máy thông qua trạm trung chuyển. Để có thể tiến hành sản xuất tạo ra sản phẩm, doanh nghiệp phải mua nguyên vật liệu và các nguồn lực đầu vào. Khi ấy phải tốn một khoản chi phí đó là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cấu thành nên thực thể sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu là khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để thu mua nguyên vật liệu đưa vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm mới. Ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cấu thành nên thực thể sản phẩm, để hoàn thành quy trình sản xuất sản phẩm, doanh nghiệp còn phải tốn nhiều khoản mục chi phí khác như chi phí nhân công; chi phí trung gian bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản , chi phí tồn trữ, chi phí khấu hao máy móc.... b) Doanh thu Doanh thu là toàn bộ số tiền mà nhà sản xuất, kinh doanh dịch vụ có được từ hoạt động bán sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. Đối với Nhà máy sữa Cần Thơ, doanh thu là toàn bộ khoản tiền mà nhà máy thu được từ hoạt động tiêu thụ sữa thành phẩm sau quá trình sản xuất. -xviii- GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh
  19. Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ c) Lợi nhuận Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hay dịch vụ mục đích cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Lợi nhuận là số tiền dôi ra từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sau khi trừ đi các khoản chi phí liên quan. Đối với Nhà máy sữa Cần Thơ, ngoài những mục tiêu về chất lượng và uy tín; mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận sản xuất kinh doanh là một trong những mục tiêu quan trọng của công ty. Tuy nhiên, lợi nhuận là kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh lâu dài và nó chịu nhiều ảnh hưởng bởi từng giai đoạn, từng khâu, từng thời kì sản xuất kinh doanh. Quá trình thu mua và chi phí nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, để đạt được mục tiêu doanh nghiệp cần phân tích, đánh giá tình hình thu mua nguyên vật liệu sữa tươi đồng thời phân tích các nhân tố tác động đến sản lượng sữa thu mua của nhà máy. 2.1.3 Mô hình hàm sản lượng thu mua và lý thuyết kiểm định Mô hình hàm sản lượng sữa thu mua: Việc thiết lập hàm sản lượng sữa thu mua là được lập trên cơ sở hàm hồi quy tuyến tính. Mục đích của hàm sản lượng này là nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng sữa thu mua từ nông hộ chăn nuôi bò sữa. Từ đó nắm bắt được những nhân tố nào làm tăng, những nhân tố nào làm giảm sản lượng, và mức độ tăng giảm là bao nhiêu để có thể phát huy những nhân tố tích cực, giảm mức độ ảnh hưởng của nhân tố không tích cực sao cho hiệu quả thu mua nói chung và sản lượng thu mua nói riêng đạt được kết quả tốt nhất. Mô hình hàm hồi quy tuyến tính về sản lượng sữa thu mua có dạng: Y = b0 + b1X1 + b2X2 + … + bkXk Trong đó: + Y là sản lượng sữa nguyên liệu (kg) thu mua của nhà máy từ nông hộ chăn nuôi bò sữa , đây là biến phụ thuộc. + Xi là các biến độc lập (i=1, 2, …,k) bao gồm các nhân tố: số lượng bò sữa chăn nuôi, năng suất bò sữa, giá bán và sản lượng sữa của nông hộ cho các cơ sở kinh doanh khác, quãng đường vận chuyển đến nhà máy. -xix- GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh
  20. Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ + Các bi là các hằng số tương quan, bi càng lớn thì mức độ tương quan giữa sản lượng thu mua và các nhân tố nêu trên càng cao. Từ bảng kết quả ANOVA, ta chú ý đến một số chỉ tiêu sau: + R: Hệ số tương quan bội, nói lên mối quan hệ chặt chẽ giữa biến phụ thuộc Y và các biến độc lập Xi. R càng lớn mối quan hệ càng chặt chẽ. + Hệ số xác định (R2 – R Square) chỉ ra mức độ phụ thuộc các biến phụ Y vào các biến độc lập X + Tỷ số F = MRS /MSE dùng để so sánh với F trong bảng phân phối F ở mức ý nghĩa α. Thông thường dùng để kiểm định mức ý nghĩa của mô hình hồi quy, F càng lớn mô hình càng có ý nghĩa khi đó Sig.F càng nhỏ càng tốt. Giá trị Sig.F cho ta kết luận ngay tính phù hợp của mô hình, mô hình có ý nghĩa về mặt thống kê khi mức ý nghĩa α >> Sig.F Lý thuyết kiểm định giả thuyết H0: Tất cả các hằng số hồi quy đều bằng 0 (b0 = b1 = b2 = … = bk = 0), điều này có nghĩa là sản lượng sữa thu mua không phụ thuộc vào các nhân tố trên. H1: Có ít nhất một bi ≠ 0, tức là sản lượng sữa thu mua chịu phụ thuộc ít nhất vào một nhân tố nào đó. Giả thuyết H0 bị bác bỏ khi F > Fk, n-k, α với n là số mẫu điều tra. 2.1.4 Các nhân tố tác động đến sản lượng thu mua sữa nguyên liệu của nhà máy 2.1.4 .1 Năng suất sữa của đàn bò Một nhân tố góp phần quan trọng quyết định sản lượng sữa mua vào của Vinamilk là lượng sữa mà những nông hộ thu được mỗi ngày. Trung bình mỗi con cho 15 kg sữa, sản lượng thu được sẽ tỉ lệ thuận với sản lượng sữa nhà máy thu mua. Năng suất này chưa cao, các nông hộ cần quan tâm nhiều về yếu tố đầu vào nhằm làm tăng năng suất, sản lượng của đàn bò. Có như thế mới mang lại hiệu quả trong chăn nuôi cho người dân và giải quyết được vấn đề nguyên liệu của nhà máy Sữa nói riêng và ngành công nghiệp chế biến sữa nói chung. 2.1.4.2 Số lượng đàn bò Bên cạnh yếu tố năng suất, số lượng bò sữa của các hộ nông dân cũng góp phần quyết định sản lượng sữa thu mua tại địa phương của nhà máy. Khi chương -xx- GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2