Luận văn: Tác động của định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tới hoạt động xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
lượt xem 13
download
Chúng ta đã biết Việt Nam đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, và đang trên con đường phát triển kinh tế theo xu hướng công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu. Tuy nhiên nông nghiệp vẫn là một trong những ngành nghề quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền kinh tế Việt Nam vì vậy việc kết hợp phát triển sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản đóng góp một phần không nhỏ trong sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Tác động của định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tới hoạt động xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
- Luận văn Đề tài: Tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tới hoạt động xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠ I VIỆT NAM - HOA KỲ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI HOẠ T ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜ NG HOA KỲ................... 6 1.1. Khái quát về thị trường nông sản Hoa K ỳ ................................................ 6 1.1.1 Những đặc điểm cơ bản củ a thị trường nông sản Hoa Kỳ........................... 6 1.1.2. Quy định của Hoa Kỳ về nhập khẩu nông sản ........................................... 7 1.2. Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ ............................................. 15 1.2.1. Quá trình hình thành Hiệp định Thương mại Việt Nam - H oa Kỳ ............ 15 1.2.2. Nội dung chính của Hiệp đ ịnh Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ............... 16 1.3. Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Hoa K ỳ ..... 18 1.3.1. Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam nói chung ................ 18 1.3.2. Thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang th ị trường Hoa Kỳ ... 28 1.4. Đánh giá tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đối với hoạt động xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ ........... 39 1.4.1. Tác động tích cực .................................................................................... 39 1.4.2. Tác động tiêu cực .................................................................................... 41 CHƯƠNG 2: GIẢ I PHÁP TẬN DỤNG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠ I V IỆT NAM - HOA KỲ ĐỂ THÚC ĐẨY XUẤ T KHẨU NÔNG SẢ N SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ .................................................................... 43 2.1. Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường Hoa K ỳ................................................................... 43 2.1.1. Thuận lợi ................................ ................................................................. 43 2.1.2. Khó khăn ................................ ................................................................. 44
- 2.2. Các định hướng về thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường Hoa K ỳ ................................................................................................ 49 2.3. Giải pháp tận dụng Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa K ỳ để thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường Hoa Kỳ.................................. 50 2.3.1. Giải pháp từ phía Nhà nước .................................................................... 50 2.3.2. Giải pháp từ phía Doanh nghiệp ............................................................. 53 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 57
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 1.1. Thuế suất MFN của Hoa Kỳ đối v ới một số nông sản nhập khẩu ....... 10 Bảng 1.2. Biểu thuế MFN và non-MFN của mộ t số sản phẩm Nông sản và mức chênh lệch giữa hai biểu thuế ......................................................................... 18 Biểu đồ 1.1. Kim ngạch xuất khẩu rau quả giai đoạn 1996 - 2000 .......................20 Bảng 1.3. Kim ngạch xuất khẩu nông sản giai đoạn 1996 - 2000 .........................21 Bảng 1.4. Kim ngạch xuất khẩu nông sản trong giai đoạ n 2001 - 2008 ............... 23 Bảng 1.5. Kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Hoa Kỳ g iai đoạn 1996 -2000 .... 30 Bảng 1.6. Kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Hoa Kỳ g iai đoạn 2000 -2009 .... 35 Biểu đồ 1.2. Kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu vào Hoa Kỳ giai đoạn 2001-2009 .... 37
- 4 LỜI MỞ ĐẦU Tính tấ t yếu của đề tài Chúng ta đã biết Việt Nam đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, và đang trên con đường phát triển kinh tế theo xu hướng công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu. Tuy nhiên nông nghiệp vẫn là một trong những ngành nghề quan trọng trong sự nghiệp xây d ựng và phát triển nền kinh tế V iệt Nam vì vậy việc kết hợp phát triển sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản đóng góp một phần không nhỏ trong sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Thời gian qua, hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã có những bước tiến lớn như mở rộng thị trường ra khoảng 50 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Đông Âu, các nước ASEAN.... Trong đó, Hoa Kỳ là mộ t thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức đố i với nước ta. Hoạt động xuất khẩu nông sản sang Hoa Kỳ trong những năm gần đây đã có những thành tựu nhất đ ịnh như sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu cũng như về chủng lo ại sản phẩm. Có được những thành tựu đó mộ t phần là nhờ tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (Bilateral Trade Agreement, viết tắt là BTA) được ký giữa Chính phủ hai nước vào ngày 13 tháng 7 năm 2000. Tuy nhiên, bên cạnh các tác động tích cực thì Hiệp định cũng có những rào cản nhất định đối với hoạt động xuất khẩu hàng nông sản. Do đó, em đã chọn đề tài nghiên cứu: “Tác động của Hiệp định thương mạ i Việt Nam - Hoa K ỳ tới hoạ t động xuấ t khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Hoa K ỳ” để có thể đánh giá cụ thể hơn các tác động tích cực và tiêu cực của Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa K ỳ và đưa ra những yếu tố thuận lợi cũng như khó khăn đố i với việc phát triển sản xuất, xuất khẩu nông sản của Việt Nam nói chung cũng như xuất khẩu nông sản sang thị trường Hoa K ỳ nói riêng, từ đó đưa ra một số giải
- 5 pháp nhằm thúc đẩy ho ạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Hoa K ỳ. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đ ề tài này được nghiên cứu với mục đích giúp cho người đọc thấy được tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) tới hoạt độ ng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Hoa K ỳ, từ đó có thể rút ra những bài học kinh nghiệm và một số giải pháp thúc đẩy hoạt độ ng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường thế giới nói chung và thị trường Hoa K ỳ nói riêng. Đề tài cũng đưa ra một số các rào cản của Hoa Kỳ về nhập khẩu nông sản để các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản có thể có sự chuẩn bị tốt hơn trước khi xuất khẩu nông sản sang Hoa K ỳ. Phương pháp nghiên cứu đề tài Bài viết dựa vào các cơ sở lý luận và thực tiễn, thu thập số liệu thực tế, phương pháp phân tích, tổ ng hợp kết hợp với các kiến thức chung về kinh tế họ c và kiến thức chuyên ngành về kinh tế quốc tế. Kết cấu của đề tài Đ ề tài được chia làm 2 phần: 1. Hiệp định Thương m ại Việt Nam - Hoa K ỳ và ảnh hưởng của nó tới ho ạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. 2. Giải pháp tận dụng Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa K ỳ để thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường Hoa Kỳ.
- 6 CHƯƠNG 1 HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA K Ỳ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI HOẠ T ĐỘNG XUẤ T KHẨU HÀNG NÔNG SẢ N CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 1.1. Khái quát về thị trường nông sản Hoa K ỳ 1.1.1 Những đặc điểm cơ bản củ a thị trường nông sản Hoa Kỳ Hoa K ỳ là quố c gia có điều kiện đ ể phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp như diện tích rộng lớn, khí hậu ôn hòa và khoa họ c kỹ thuật tiến bộ , do đó Hoa Kỳ đứng đ ầu thế giới về xuất khẩu các sản phẩm ngô, đ ậu nành, thịt bò...Tuy nhiên, Hoa Kỳ cũng là một trong những nước nhập khẩu nông sản lớn nhất thế giới, trong đó Hoa Kỳ nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng như gạo, rau quả, cà phê, thịt gia súc, ngũ cố c,... Hoa Kỳ là một trong những quố c gia đông dân nhất thế giới với thu nhập GDP hàng năm thường đứng vị trí số m ột thế giới. Có thể nói Hoa Kỳ là mộ t thị trường tiềm năng đố i với tất các các quố c gia trên thế giới, trong đó có V iệt Nam. Nhưng đ ể thâm nhập được thị trường Hoa Kỳ không phải là đơn giản bởi bên cạnh việc thị trường Hoa Kỳ là một thị trường khổng lồ, có sức mua lớn và có tính mở cửa khá cao thì thị trường Hoa Kỳ lại có các quy định pháp luật chặt chẽ và yêu cầu về chất lượng, nhãn hiệu, kỹ thuật... khá khắt khe do tính chất bảo hộ cho nền nông nghiệp trong nước của chính sách thương mại quốc tế. Hơn nữa, thị trường Hoa Kỳ lại có môi trường pháp lý hết sức phức tạp do Hoa K ỳ là một nước Liên bang nên pháp luật giữa các Bang và Liên bang lại có sự khác biệt. Do đó muốn xuất khẩu hàng hóa nói chung, hàng nông sản nói riêng sang thị trường Hoa Kỳ thì phải có sự chuẩn
- 7 bị kỹ lưỡng như nắm vững hệ thố ng các quy định, tiêu chuẩn của Hoa Kỳ, nghiên cứu thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng,... Thêm một đặc điểm nữa là thị trường Hoa Kỳ về cơ b ản được “phân chia” bởi hệ thống các tập đoàn lớn xuất nhập khẩu, bán buôn và vô số công ty nhỏ, cửa hàng bán lẻ. Đại đa số hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ thường được các tập đoàn Hoa Kỳ đ ặt m ẫu mã cho nước ngoài rồi nhập khẩu vào thị trường nội địa. Bởi vậy, để có đối tác ở Hoa K ỳ, ngoài việc đi chợ trên mạng internet thì doanh nghiệp các nước còn phải tham gia các hội chợ về hàng nông sản tại Hoa K ỳ, thử nghiệm sức cạnh tranh của mình ngay tại chỗ và qua đó tiếp xúc trực tiếp đối tác để lập quan hệ. 1.1.2. Quy định của Hoa Kỳ về nhập khẩu nông sản 1.1.2.1. Quy định về thông tin hàng hóa Hoa K ỳ là m ột quốc gia có rất nhiều quy định nghiêm ngặt, tiêu chuẩn khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu, đ ặc biệt là đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm. Do đó, các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu vào thị trường Hoa K ỳ phải được kiểm tra chặt chẽ và tuân thủ đ ầy đủ các yêu cầu về chất lượng mà Hoa K ỳ đưa ra. Các nhà xuất khẩu nông sản muốn đưa sản phẩm của mình vào thị trường Hoa Kỳ cần đảm bảo cung cấp cho Cơ quan giám định thực động vật Hoa K ỳ (Animal and Plant Health Inspection Service viết tắt là APHIS) các thông tin như sau: Tên khoa học: Ở các nước khác nhau thường sử dụng các tên gọi khác nhau cho cùng mộ t loại cây, do đó, APHIS cần phải dựa vào tên khoa họ c để xác định nguồ n gốc, xuất xứ của sản phẩm. Tên khoa học gồ m có tên loài, chủng loại.
- 8 Mô tả các bộ phận của hàng sẽ giao: Để tránh việc lây lan sâu bệnh do các phần khác nhau của cây có thể nhiễm các loại sâu bệnh khác nhau thì nhà xuất khẩu cần nêu rõ các bộ p hận của sản phẩm như gốc, thân, ống, quả, hạt, lá, cuống... Tên nước trồng, nước giao hàng lo ại sản phẩm nhập khẩu: Mỗi nước có thể có những loại sâu bệnh khác nhau nên hàng hóa có thể bị nhiễm sâu bệnh khi đi qua các nước khác nhau vì vậy cần cung cấp tên các nước trồng sản phẩm và nước giao hàng để kiểm soát được tình trạng sâu bệnh của sản phẩm. Đ ịa phương canh tác: Sản phẩm sẽ được chấp nhận khi canh tác tại khu vực không có sâu bệnh. Tên, địa chỉ công ty, tổ chức trồng loại cây nhập khẩu: APHIS muốn sơ bộ chấp nhận lô hàng thông qua sự tín nhiệm một tổ chức hơn là sự tín nhiệm từng cá nhân. D ự kiến tổng trọ ng lượng hàng sẽ giao, số lượng chuyến hàng sẽ giao sang Hoa Kỳ D ự kiến thời gian thu hoạch và giao hàng. D ự kiến cảng nhập, khu vực phân phối, tiêu thụ tại Hoa Kỳ Phương thức vận chuyển. Mô tả các đóng gói, bao bì, loại container được sử dụng trong vận chuyển hàng hóa sang Hoa Kỳ: Việc đóng gói phải đảm bảo dễ làm giấy giám định, một số loại bao bì và container phải được khử trùng trước khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Sau khi nhận được các thông tin trên và các thông tin về sâu bệnh gắn với sản phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cung cấp, APHIS sẽ tiến hành xem xét sản phẩm. N ếu sản phẩm được APHIS chấp
- 9 nhận về m ặt kỹ thuât, họ sẽ cho đăng ký sản phẩm liên bang (Federal Register Proptal) và cấp giấy phép nhập khẩu. 1 .1.2.2. H àng rào thuế q uan áp d ụng cho hàng nông sả n nhậ p khẩ u và o H oa K ỳ Một trong các đặc điểm nổi bật của chính sách thương mại quốc tế của Hoa K ỳ là tính bảo hộ, trong đó thuế quan là một công cụ hết sức cần thiếu để bảo hộ nền sản xuất nói chung và nền sản xuất nông nghiệp nói riêng. Biểu thuế điều hòa và mô tả mã hóa hàng hóa HS (Harmony System) trong đó các mặt hàng nông sản bao gồm gần 300 dòng thuế. Tuy nhiên, m ột tỷ lệ khá lớn số dòng thuế được Hoa K ỳ quy định dưới hình thức thuế đặc định và thuế kết hợp trong khi việc việc quy định đ ối với những dòng thuế đ ặc đ ịnh và thuế kết hợp sang thuế theo giá tương đương là không dễ dàng, nhờ đó đã che d ấu được mức độ bảo hộ thuế q uan của Hoa K ỳ. Bên cạnh đó, Hoa K ỳ cũng là quốc gia tham gia tích cực vào quá trình tự do hóa thương mại của thế giới nên Hoa Kỳ có nhiều ưu đãi về thuế quan theo các thỏa thuận của hiệp định kinh tế song phương và đa phương. Các thỏa thuận này đã nới lỏng hàng rào thuế quan đố i với hàng hóa nhập khẩu nói chung và có sự ưu đ ãi lớn đ ối với hàng nông sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Cơ sở pháp lý để thực hiện công cụ thuế quan của Hoa Kỳ là dựa trên cơ sở các đ ạo luật về thuế quan, luật chống bán phá giá, luật về các b iện pháp tự vệ trong thương mại, luật thuế đối kháng. Hiện nay thì biểu thuế quan của Hoa Kỳ được trình bày theo hai cột: Cột mộ t là thuế quan tối huệ q uốc MFN (Most Favoured Nation) được áp dụng với hai nhóm nước là những nước đã có chế độ tối huệ q uốc với Hoa K ỳ và những nước được hưởng chế đ ộ ưu đãi đặc biệt, bao gồm các nước đang phát triển và chậm phát triển được hưởng ưu đãi thuế quan GSP và các
- 10 nước được hưởng chế độ đãi ngộ đặc biệt trong quan hệ thương mại với Hoa K ỳ như các nước thuộc vùng biển Caribbean, Israel và một số nước đ ồng minh khác. Mức thuế MFN trung bình với hàng nông sản là gần 10% cao hơn hẳn so với mặt hàng phi công nghiệp chỉ là 5,7%, như vậy có thể thấy đối với sản phẩm nông nghiệp thì Hoa K ỳ có sự bảo hộ rất cao. Tuy nhiên, nếu so sánh thì thuế MFN đã thấp hơn hẳn so với non-MFN bởi vậy việc Việt Nam được hưởng thuế MFN sau khi ký kết Hiệp đ ịnh thương mại song phương với Hoa K ỳ đã tạo điều kiện cho hàng nông sản Việt Nam thâm nhập thị trường Hoa K ỳ một cách dễ dàng hơn. Dưới đây là b ảng thuế MFN đ ối với mộ t số sản phẩm nông sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ: Bảng 1.1. Thuế suất MFN của Hoa Kỳ đối với một số nông sản nhập khẩu STT Mặt hàng Thuế suất MFN (%) G ạo 1 17 H ạt ngũ cốc 2 0,6 Rau, quả, hạt 3 5,4 H ạt có dầu 4 8,3 Thịt gia súc 5 3,4 D ầu thực vật 6 3,7 7 Cà phê 0 Sợi có nguồ n gốc thực vật 8 0,3 Đ iều 9 0 10 Lúa 5,8 11 Chè 0 Q uế 12 0 (Nguồn: Tổng cục Hả i quan Hoa Kỳ)
- 11 Cột hai là cột thuế quan không tối huệ quốc non-MFN: được áp dụng đố i với hàng hóa nhập khẩu từ các nước chưa có quan hệ thương mại bình thường với Hoa K ỳ. N goài ra, Hoa Kỳ còn áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế q uan đ ối với hàng hóa nhập khẩu: Đây là biện pháp cho phép hàng hóa nhập khẩu vào Hoa K ỳ trong hạn ngạch thì sẽ được hưởng một mức thuế giảm bớt trong một khoảng thời gian nhất định, nếu lượng nhập khẩu vào Hoa Kỳ vượt quá hạn ngạch cho phép thì lượng vượt quá sẽ phảo chịu mức thuế cao hơn. Hoa Kỳ áp dụng biện pháp này cho thịt bò, các sản phẩm từ sữa, lạc, đường,.... Với các hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ theo hạn ngạch thuế quan sẽ được hưởng mức thuế khoảng 9,5% còn các hàng hóa ngoài hạn ngạch sẽ chịu mức thuế khoảng 55,8% cao hơn rất nhiều so với mức thuế trong hạn ngạch.. Tuy nhiên, trên 90% mức thuế ngoài hạn ngạch và 28% mức thuế trong hạn ngạch không tính theo phần trăm. Hơn nữa, mức hạn ngạch lại được áp dụng khác nhau giữa các năm và tùy vào mặt hàng nhập khẩu. Tuy Hoa K ỳ phải thực hiện các cam kết về tự do hóa thương mại, m ở cửa thị trường, hạn ngạch của Hoa K ỳ tăng dần qua các năm nhưng công cụ bảo hộ chính của Hoa Kỳ hiện nay vẫn là hạn ngạch thuế quan. 1.1.2.3. Hàng rào phi thuế quan áp đối với nông sản Theo kết quả của vòng đàm phán Urugoay thì các nước cam kết phải thuế hóa các biện pháp phi thuế khác. Vì thế chỉ còn rất ít các mặt hàng nông sản chịu sự kiểm soát về hạn ngạch khi nhập khẩu vào Hoa K ỳ. Trong đó, hạn ngạch tuyệt đối được áp d ụng với các mặt hàng: Cồn ethyl; sữa và kem đ ặc và khô; các chất thay thế bơ (có trên 45% bơ); thức ăn động vật có sữa hoặc chất dẫn xuất từ sữa; bơ tổng hợp có trên 5,5% nhưng không quá 45% thành phần
- 12 là bơ; các loại kẹo bọc sôcôla và các kẹo tương tự có trên 5,5% trọng lượng là bơ; sữa khô có tố i đa 5,5% là bơ; lạc bóc hoặc chưa bóc, tẩy trắng hoặc đã được gia công hay bảo quản (trừ bơ lạc); m ột số loại pho mát cứng; mộ t số loại đường trộn,...(Theo: Tạp chí Thương mại số 27/2005). 1.1.2.4. Những nông sản không được nhập khẩu vào Hoa K ỳ Đối với các mặt hàng nông sản như cà chua, bưởi, tiêu, nho khô, cam, hành, chà là, mận, táo, kiwi, dưa chuộ t,... nếu không đáp ứng các yêu cầu về kích cỡ, chất lượng, cấp loại sẽ bị cấm nhập khẩu theo điều khoản 8e của Luât điều chỉnh Nông nghiệp Hoa Kỳ. Các yêu cầu này dựa trên tiêu chuẩn sản phẩm mà Hoa Kỳ sản xuất, đáp ứng theo nhu cầu tại Hoa K ỳ. 1.1.2.5. Các quy định của Hoa K ỳ về tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ đ ối với hàng nông sản nhập khẩu Các quy định này chịu sự kiểm soái của các Cơ quan: Cục thực phẩm và dược phẩm (Food and Drug Administration viết tắt là FDA) và Cục vệ sinh dịch tễ Hoa Kỳ thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ nhân đạo Hoa Kỳ, Bộ Nông nghiệp Hoa K ỳ với các cơ quan: Cục dịch vụ nông nghiệp nước ngoài quy định về vệ sinh dịch tễ hàng nông sản, Cục quản lý kiểm định đóng gói và lưu kho hạt ngũ cố c (Grain Inspection, Packers and Stockyards Administration, viết tắt là G IPSA), Cục kiểm đ ịnh hạt Liên bang (Federal Grain Inspection Service viết tắt là FGIS), Cục tiếp thị nông sản (Agricultural Marketing Service viết tắt là AMS), Cơ quan Bảo vệ môi trường (Environmental Protection Agency viết tắt là EPA) chịu trách nhiệm đưa ra các quy đinh về tiêu chuẩn thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm. Cơ sở pháp lý của các quy định này là dựa trên Luật Nông nghiệp của Hoa K ỳ và Luật thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm của Hoa K ỳ.
- 13 Luật Nông nghiệp của Hoa K ỳ quy định trực tiếp đố i với các sản phẩm nông sản các tiêu chuẩn về q uy trình sản xuất, về chất lượng sản phẩm, về nhãn mác để đảm bảo sự an toàn cho người sử d ụng. Luật thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm của Hoa Kỳ quy đ ịnh cụ thể các tiêu chuẩn đối với nhóm các sản phẩm thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm tiêu thụ tại thị trường Hoa K ỳ. 1.1.2.6. Q uy định về an toàn thực phẩm đối với rau, quả, củ, hạt đưa vào thị trường Hoa Kỳ Các sản phẩm Nông nghiệp như cà chua, cam, dâu, chanh, ớt, khoai tây, dưa chuột,... phải đáp ứng các yêu cầu về kích cỡ, lo ại hình, độ chín của cây và những sản phẩm này phải được Cục kiểm tra cấp giấy Chứng nhận hàng hóa đã qua kiểm tra và tuân thủ các quy định về hàng nhập khẩu. 1.1.2.7. Q uy đ ịnh nhập khẩu các lo ại quả và hạt nhập khẩu và thị trường Hoa K ỳ. Các loại quả như cà chua, quả bơ, cam, nho, mận, ôliu,... và các loại hạt như tiêu, điều, cà phê,...phải đảm bảo các yêu cầu về chủng loại, kích cỡ, chất lượng và phải được Cục kiểm tra và an toàn thực phẩm (Food Safety Inspectation Service) thuộc Bô Nông nghiệp Hoa Kỳ cấp giấy chứng nhận giám định. Ngoài ra còn có thể chịu sự kiểm soát của Cơ quan giám định thực độ ng vật Hoa K ỳ (APHIS) theo Đ ạo luật kiểm dịch thực vật, theo Cục thực phẩm và dược phẩm FDA. V iệc cấp giấy phép nhập khẩu cho các sản phẩm quả và hạt cũng phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt giống như các loại rau quả tươi.
- 14 1.1.2.8. Quy định về kiểm soát các lo ại thịt và sản phẩm từ thịt đưa vào thị trường Hoa Kỳ Thịt và các sản phẩm từ thịt nhập khẩu vào thị trường Hoa K ỳ trước khi được thông quan thì phải chịu sự kiểm tra của APHIS và Cục kiểm tra và an toàn thực phẩm Hoa Kỳ, đồng thời phải đáp ứng được các quy định của Bộ Nông nghiệp Hoa K ỳ đối với sản phẩm nông sản nhập khẩu. 1.1.2.9. Quy định về kiểm soát các loại gia cầm và sản phẩm từ gia cầm đưa vào Hoa K ỳ Các lo ại gia cầm và trứng gia cầm (còn số ng, đã qua chế b iến hoặc đóng hộp) đều phải tuân thủ các quy định của APHIS và Cục kiểm tra và an toàn thực phẩm Hoa Kỳ. Các sản phẩm phải được cấp giấy phép, có ký mã hiệu và dán nhãn đặc biệt. Trong một số trường hợp phải có giấy chứng nhận kiểm tra của nước ngoài. 1.1.2.10. Qui định dán nhãn xuất xứ đối với một số sản phẩm nông nghiệp Luật ghi nhãn xuất xứ (Country of Origin Labeling viết tắt là COOL) được ban hành từ ngày 30/9/2008 bắt đầu được thực hiện từ ngày 16/3/2009. Theo Cơ quan D ịch vụ kiểm tra và an toàn thực phẩm (Food Safety and Inspection Service viết tắ t là FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa K ỳ, các sản phẩm yêu cầu phải dán nhãn xuất xứ bao gồm: thịt bò (kể cả bê), cừu, gà, dê, heo ở d ạng cắt và xay, rau quả tươi và đông lạnh, các lo ại hạt được bán trong các cửa hàng bán lẻ, quả hồ đào (pecan), sâm và lạc. N goài ra các sả n phẩm nhập khẩ u vào Hoa K ỳ còn ch ịu sự kiểm soát c ủa các quy đ ịnh như Hệ thố ng tiêu chuẩ n HACCP (Hazard Analysis
- 15 Critical Controls Points)- P hân tích mố i nguy cơ xác nhậ n điểm kiểm soát tới hạ n thuộ c Quy chế kiểm d ịch độ ng thực vật củ a FDA, là hệ thố ng kiểm soát ch ất lượ ng sả n phẩm dựa trên phân tích và xác đ ịnh các tiêu chuẩn thực phẩm nhằm đ ảm b ảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng; Q uy đ ịnh v ề thực hành sản xuất tố t (Good Manufacturing Practices viết tắt là GMP) đưa ra các quy đ ịnh về a n toàn trong quá trình sản xu ất sản ph ẩm, c hất lượng sản phẩm đ ể đ ảm b ảo an toàn với người sử d ụng; Quy đ ịnh về trách nhiệm củ a nhà sản x u ất trong việc bảo v ệ môi trườ ng. 1.2. Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 1.2.1. Quá trình hình thành Hiệp định Thương mại Việt Nam - H oa Kỳ Từ tháng 9 năm 1996, V iệt Nam và Hoa K ỳ bắt đầ u đàm phán về H iệp đ ịnh Thương m ạ i. Sau 4 năm v ới 11 vòng đ àm phán, ngày 13 tháng 7 năm 2000, Hiệp đ ịnh thương mạ i Việ t Nam - H oa K ỳ (viết tắt là BTA) được ký kế t tạ i Washington. Dư ới đây là quá trình củ a 11 vòng đám phán giữa Việ t Nam và Hoa K ỳ : Vòng 1: từ ngày 21 đến ngày 26 tháng 9 năm 1996 tại Hà Nội Vòng 2: từ ngày 9 đến ngày 11 tháng 12 năm 1996 tại Hà Nội Vòng 3: từ ngày 10 đến ngày 17 tháng 4 năm 1997 tại Hà Nội. Phía Hoa Kỳ giao cho Việt nam dự thảo Hiệp định Vòng 4: từ ngày 6 đến ngày 11 tháng 10 năm 1997 tại Washington. Vòng 5: từ ngày 16 đến ngày 22 tháng 5 năm 1998 tại Washington Vòng 6: từ ngày 15 đến ngày 22 tháng 9 năm 1998 tại Hà Nội Vòng 7: từ ngày 15 đến ngày 19 tháng 3 năm 1999 tại Hà Nội
- 16 Vòng 8 : từ ngày 14 đến ngày 18 tháng 6 năm 1999 tại Washington Vòng 9: từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 7 năm 1999 tại Hà Nội Vòng 10: từ ngày 28 tháng 8 đến ngày 2 tháng 9 năm 1999 tại Washington Vòng 11: từ ngày 3 đến ngày 13 tháng 7 năm 2000 tại Washington. Hiệp định được ký kết vào ngày 13 tháng 7 năm 2000. 1.2.2. Nội dung chính của Hiệp đ ịnh Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. 1.2.2.1. Nội dung chính của Hiệp định H iệp đ ịnh thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ gồm 7 chương với 72 điều và 9 phụ lục. Chương 1. Thương m ại hàng hóa: Gồm 9 điều khoản Chương 2. Các quyền sở hữu trí tuệ: Gồm 18 điều khoản Chương 3. Thương m ại d ịch vụ: Gồm 11 điều kho ản Chương 4. Phát triển các quan hệ đầu tư: Gồm 15 điều kho ản Chương 5: Tạo thuận lợi cho kinh doanh: Gồm 3 điều kho ản Chương 6: Các quy đ ịnh liên quan tới tính minh bạch, công khai và quyền khiếu kiện: Gồm 8 điều khoản Chương 7: Những điều kho ản chung: Gồm 8 điều khoản 1.2.2.2. Nội dung Hiệp định liên quan đến hàng nông sản Phía Việt Nam cam kết đố i với hàng nông sản nhập khẩu từ Hoa Kỳ về lịch trình hạn chế số lượng nhập khẩu từ 3 đến 10 năm (kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2001) bao gồm 69 m ặt hàng: 6 mặt hàng có lộ trình 3 năm, 44 mặt hàng có lộ trình 4 năm, 14 mặt hàng có lộ trình 5 năm, 5 mặt hàng có lộ trình
- 17 10 năm. Và đối với hàng xuất khẩu, có 2 mặt hàng hạn chế số lượng xuất khẩu được ghi trong hiệp định là gạo và tấ m nhưng chưa đưa vào lộ trình cam kết cắt giảm. V iệt Nam còn cam kết lịch trình loại bỏ hạn chế về quyền kinh doanh và quyền phân phối hàng nông sản như sau: Về q uyền kinh doanh, bao gồm 41 mặt hàng, trong đó: 1 mặt hàng có lộ trình 4 năm, 14 mặt hàng có lộ trình 3 năm, 15 mặt hàng có lộ trình 5 năm, 1 mặt hàng có lộ trình 6 năm; V ề quyền phân phối: 1 mặt hàng có lộ trình 3 năm, 25 m ặt hàng có lộ trình 5 năm, 16 mặt hàng loại bỏ. Theo cam kết, tới năm 2005 mức thuế trung bình đối với hàng hóa nhập khẩu từ H oa K ỳ vào Việt Nam giảm xuố ng 10 đ ến 29% từ mức 30 đến 40% trước Hiệp định. Đối với hàng nông lâm thủy sản giảm 195 dòng thuế, từ mức 35,5% xuống còn 25,7%. N goài ra, Việt Nam còn cam kết mở cửa thị trường đố i với mộ t số m ặt hàng nông sản mà Hoa K ỳ có thế m ạnh như: bộ t mỳ, sữa và các sản phẩm từ sữa, ngô, hoa quả tươi,... Đối với hàng hóa Việt Nam nhập khẩu vào Hoa K ỳ, bên phía Hoa Kỳ cam kết giảm thuế nhập khẩu từ 40 đến 70% xuống còn 3 đ ến 7% và phía Hoa Kỳ phải thực hiện cắt giảm ngay theo quy định của Hiệp định song phương. Riêng mặt hàng rau quả tươi được giảm thuế từ 10 đến 50% xuống còn 3 đến 21%. Một số mặt hàng như cà phê, hạt điều, hạt tiêu,... là những mặt hàng Việt Nam có thế m ạnh vẫn giữ mức thuế b ằng 0 ho ặc có chênh lệch không đáng kể về thuế giữa thuế MFN và non-MFN. Dưới đây là b ảng thuế MFN vào non-MFN đối với một sản phẩm nông sản và mức chênh lệch giữa hai biểu thuế.
- 18 Bảng 1.2. Biểu thuế MFN và non-MFN của một số sản phẩm Nông sản và m ức chênh lệch giữa hai biểu thuế Mặt hàng MFN Non-MFN Chênh lệch Rau tươi (thân, lá, củ, rễ) 3% - 21% 10% - 50% 7% - 39% Rau quả chế biến 0% - 25,7% 20% - 67% 20% - 41,3% Riêng đậu phộng chế biến 135,7% 155% 19,3% N ấm 1,8% 45% 43,2% Đ ào lộn hộ t 3,2% 35% 31,8% (Nguồn: Hải quan Hoa Kỳ) N goài ra, hai nước cùng cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn của WTO về vệ sinh an toàn thực phẩm, về kỹ thuật, các thước đo về chất lượng, vệ sinh được áp d ụng trên cơ sở đố i xử quốc gia và trong chừng mực cần thiết với những mục đích chính đáng như bảo vệ con người, cuộc sống độ ng thực vật. V ề việc cấp giấy phép nhập khẩu, phía Việt Nam cam kết loại bỏ các thủ tục cấp giấy phép tùy ý, thực hiện theo quy định của WTO. Còn phía Hoa K ỳ cam kết cung cấp giấy phép cho các công ty Việt Nam khi có yêu cầu, phù hợp với Luật thương mại Hoa Kỳ. 1.3. Thực trạ ng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 1.3.1. Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam nói chung V ới nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên nhân lực cùng với truyền thống, kinh nghiệm làm nông nghiệp, hoạt động sản xuất và xuất khẩu nông sản của V iệt Nam đ ã có những bước phát triển lớn như mở rộng thị trường ra khoảng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới phát triển kinh tế - xó hội ở tỉnh Bình Dương
107 p | 248 | 61
-
Luận văn: Tác động của chương trình 135 đối với đời sống người dân xã Vĩnh Thuận - huyện Vĩnh Thạnh - tỉnh Bình Định (giai đoạn 2006-2010)
95 p | 236 | 39
-
Luận văn: Tác động của việc giữ lại lợi nhuận đến giá trị các doanh nghiệp niêm yết ở việt nam trong giai đoạn 2007-2012
58 p | 233 | 34
-
Luận văn: Tác động của cam kết cắt giảm thuế quan khi gia nhập WTO đối với doanh nghiệp Việt Nam
94 p | 176 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của trải nghiệm thương hiệu đến lòng trung thành thương hiệu – Nghiên cứu tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam khu vực Thành phố Hồ Chí Minh
141 p | 18 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của các yếu tố vĩ mô tới biến động giá cổ phiếu ngành ngân hàng trên thị trường chứng khoán Việt Nam
87 p | 40 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế - Nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á
77 p | 46 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu của các công ty Niêm Yết tại Việt Nam
85 p | 13 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đế thu hút đầu tư của địa phương tại Việt Nam
151 p | 27 | 6
-
Khoá luận tốt nghiệp: Tác động của mạng xã hội đến việc xây dựng hình ảnh cá nhân
84 p | 21 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập tỉnh Quảng Trị
111 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của định hướng khách hàng, định hướng đối thủ cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh thông qua mức độ sử dụng hệ thống thông tin kế toán quản trị
84 p | 27 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của công tác thi đua - Khen thưởng đến động lực làm việc của người lao động tại chi cục Thuế khu vực nam Khánh Hòa
107 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của quốc gia xuất xứ đến ý định mua của người tiêu dùng đối với mỹ phẩm Hàn Quốc - Nghiên cứu tại Đà Nẵng
238 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của văn hóa tổ chức đến sự gắn bó của nhân viên tại Công ty cổ phần Dược - Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar)
174 p | 5 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của mức độ đổi mới công nghệ thông tin – truyền thông đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam
102 p | 2 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của các yếu tố hành vi đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
94 p | 1 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của yếu tố vĩ mô và đặc điểm ngân hàng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
110 p | 5 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn