intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở từ thực tiễn quận Sơn Trà, Thành Phố Đà Nẵng

Chia sẻ: Thi Thui | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:64

93
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở từ thực tiễn quận Sơn Trà, Thành Phố Đà Nẵng trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở, thực trạng chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, giải pháp chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở từ thực tiễn quận Sơn Trà, Thành Phố Đà Nẵng

VIỆN HÀN LÂM<br /> KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH<br /> <br /> CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ<br /> CẤP CƠ SỞ TỪ THỰC TIỄN QUẬN SƠN TRÀ,<br /> THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG<br /> <br /> HÀ NỘI, năm 2018<br /> <br /> VIỆN HÀN LÂM<br /> KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH<br /> <br /> CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ<br /> CẤP CƠ SỞ TỪ THỰC TIỄN QUẬN SƠN TRÀ,<br /> THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG<br /> <br /> Chuyên ngành: Chính sách công<br /> Mã số: 834.04.02<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG<br /> <br /> Người Hướng Dẫn Khoa Học<br /> PGS.TS. NGUYỄN KHẮC BÌNH<br /> <br /> HÀ NỘI, năm 2018<br /> <br /> LỜI NÓI ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là gốc của mọi<br /> công việc” [16, tr269], công việc thành công hay thất bại đều là do cán<br /> bộ. Cán bộ phải giỏi mới thực hiện tốt hoạt động công vụ. Chính vì vậy, đội<br /> ngũ CBCC luôn được Đảng ta quan tâm ĐTBD và có chính sách cụ<br /> thể trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ của cách mạng Việt Nam.<br /> Cơ sở vừa là cấp cuối cùng trong quản lý xét theo cấp độ của<br /> hệ thống chính trị, nhưng nó là cấp đầu tiên và trực tiếp nhất, là nền tảng<br /> xây dựng chế độ dân chủ của toàn bộ hệ thống chính trị của nước ta.<br /> Vì cơ sở là nơi diễn ra mọi hoạt động và cuộc sống của nhân dân,<br /> nơi chính quyền gần dân nhất. Nơi tổ chức và triển khai thực hiện<br /> đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Mọi đường<br /> lối, chủ trương có được thực hiện tốt hay không phụ thuộc vào chất<br /> lượng hoạt động của cấp cơ sở, mà nhất là phụ thuộc vào phẩm chất,<br /> năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ chủ chốt, cán bộ đảng viên trong<br /> các tổ chức đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở. Chất<br /> lượng, hiệu quả hoạt động của cấp cơ sở có ảnh hưởng rất lớn đến tình<br /> cảm, thái độ, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý điều<br /> hành của Nhà nước.<br /> Cán bộ cơ sở phải là người có năng lực giỏi, chuyên môn sâu, kỹ<br /> năng xử lý tình huống… để tập hợp được sức mạnh toàn dân hướng vào<br /> phát triển chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, họ phải thực sự là những<br /> người tận tâm, tận lực, gương mẫu. Chính vì vậy, việc nâng cao chất<br /> lượng đội ngũ CBCCS là một nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, nhà<br /> nước và cả hệ thống chính trị trong công cuộc cải cách hành chính<br /> 1<br /> <br /> cũng như phát triển đất nước.<br /> Tuy nhiên, ở cấp cơ sở hiện nay, chất lượng đội ngũ CBCC trong cả<br /> nước nói chung và ở quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng nói riêng còn bộc lộ<br /> những hạn chế, thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, bất hợp lý về cơ cấu;<br /> tư tưởng bảo thủ, ỷ lại, ngại tiếp thu cái mới, kém năng động, sáng tạo còn<br /> phổ biến trong một bộ phận công chức; một số công chức có biểu hiện dao<br /> động, cơ hội, bè phái, tham ô, sách nhiễu nhân dân… đã làm giảm uy tín<br /> trong nhân dân, hiệu quả quản lý cơ sở thấp. Để nâng cao chất lượng<br /> đội ngũ CBCCS, việc thực hiện chính sách ĐTBD cho đội ngũ này là<br /> một trong các giải pháp hết sức quan trọng.<br /> Trong bối cảnh trên, cần có một sự nghiên cứu toàn diện về thực hiện<br /> chính sách ĐTBD CBCCS góp nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực của<br /> đội ngũ cán bộ cơ sở của quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng trong những năm<br /> tới. Từ những lý do nêu trên tác giả lựa chọn đề tài: Chính sách đào tạo, bồi<br /> dưỡng cán bộ cấp cơ sở từ thực tiễn quận Sơn Trà, Thành Phố Đà Nẵng”<br /> đề làm luận văn thạc sỹ.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài<br /> Công tác ĐTBD CBCC tuy không còn xa lạ bởi đã có nhiều công trình<br /> khảo sát nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC được xem là<br /> vấn đề then chốt trong thời kỳ đổi mới. Quan tâm ĐTBD cho đội ngũ<br /> CBCC những kiến thức về lý luận chính trị, về lãnh đạo, quản lý, về<br /> khoa học xã hội, nhân văn và những kiến thức chuyên môn phù hợp<br /> với công việc được giao. Công chức, chất lượng CBCC là vấn đề<br /> được sự quan tâm của nhiều tác giả, là đề tài được hội nghị tại nhiều<br /> hội thảo trong và ngoài nước.<br /> Tác giả Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm đồng chủ biên:<br /> Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ<br /> 2<br /> <br /> trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, Nxb Chính trị quốc gia,<br /> Hà Nội, 2003. Trong tác phẩm này, các tác giả đã khẳng định được<br /> rõ vị trí, vai trò và yêu cầu khách quan, cấp bách của việc nâng cao<br /> chất lượng đội ngũ CBCC. Đồng thời, hệ thống hóa các căn cứ khoa<br /> học của việc nâng cao chất lượng chất lượng đội ngũ cán bộ, công<br /> chức phù hợp với thời kỳ CNH – HĐH ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên,<br /> nội dung tác phẩm chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu đối tượng<br /> CBCC nói chung mà chưa đi sâu vào đối tượng đặc thù là CBCCS.<br /> Cuốn sách “Đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý – Kinh nghiệm từ<br /> thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” của TS.Tần Xuân Bảo, Nxb Chính<br /> trị Quốc gia Sự thật, năm 2012 đã khái quát nội dung, đánh giá thực<br /> trạng công tác ĐTBD lãnh đạo quản lý để làm căn cứ đổi mới công<br /> tác ĐTBD lãnh đạo quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố<br /> hiện nay.<br /> Luận án tiến sỹ “Hoàn thiện việc xây dựng đội ngũ công chức hành<br /> chính nhà nước chuyên nghiệp ở Việt Nam” Học viện Chính trị - Hành chính<br /> quốc gia Hồ Chí Minh của Chu Xuân Khánh, 2010. Luận án đã đề cập đến<br /> những quan điểm về công chức nhà nước của một số quốc gia khác<br /> nhau, làm cơ sở để phân tích, so sánh với thực tiễn công chức ở Việt<br /> Nam. Từ đó góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về đội ngũ công<br /> chức hành chính nhà nước và tính chuyên nghiệp của đội ngũ công<br /> chức hành chính nhà nước. Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng<br /> về xây dựng và phát triển đội ngũ công chức hành chính ở Việt Nam<br /> và đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ công chức hành<br /> chính chuyên nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả đã tiếp cận theo<br /> hướng quản lý hành chính mà không trên quan điểm khoa học về<br /> chính sách công.<br /> <br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2