Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá sự khác biệt về tăng trưởng giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước - Tình huống ngành hàng cà phê
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là: Đánh giá thực trạng doanh nghiệp FDI kinh doanh cà phê chiếm lĩnh thị trường thu mua cà phê nguyên liệu của DN trong nước nhờ vào các lợi thế cạnh tranh, từ đó nhận diện các nguyên nhân dẫn đến thực trạng này; đề xuất giải pháp năng cao năng lực cạnh tranh cho DN cà phê trong nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá sự khác biệt về tăng trưởng giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước - Tình huống ngành hàng cà phê
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ---------------------------- HOÀNG MINH QUỐC TIẾN ĐÁNH GIÁ SỰ KHÁC BIỆT VỀ TĂNG TRƯỞNG GIỮA DOANH NGHIỆP FDI VÀ DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC: TÌNH HUỐNG NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------------------- CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT HOÀNG MINH QUỐC TIẾN ĐÁNH GIÁ SỰ KHÁC BIỆT VỀ TĂNG TRƯỞNG GIỮA DOANH NGHIỆP FDI VÀ DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC: TÌNH HUỐNG NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.VŨ THÀNH TỰ ANH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, ngày …… tháng… năm 2014 Tác giả luận văn Hoàng Minh Quốc Tiến
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể ban giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình tôi tham gia học tập tại đây. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Vũ Thành Tự Anh, giảng viên trực tiếp hướng dẫn tận tình để tôi thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn những bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã trực tiếp hay gián tiếp ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại Fulbright và thực hiện luận văn. Bên cạnh đó tôi cũng không quên sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của lãnh đạo, trưởng/phó phòng của các DNXNK cà phê (Công ty Simexco, Công ty Olam Việt Nam, Công ty Nedcoffee…), Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk, Cục Thống Kê tỉnh Đắk Lắk,… đã hỗ trợ về thông tin và số liệu để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
- iii TÓM TẮT Đề tài “đánh giá sự khác biệt trong tăng trưởng giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước: Tình huống ngành hàng cà phê” được viết trong bối cảnh doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng tốt hơn so với khối doanh nghiệp trong nước về sản lượng công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu… trong suốt giai đoạn 2010-2012. Luận văn lựa chọn nghiên cứu sâu về ngành cà phê - nơi có sự tham gia đầy đủ của các thành phần kinh tế và cũng là nơi có dấu hiệu doanh nghiệp đầu tư nước ngoài lấn át các doanh nghiệp trong nước. Đề tài áp dụng khung lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng của doanh nghiệp. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính, với nguồn số liệu thứ cấp từ các cơ quan Nhà nước và dữ liệu sơ cấp từ điều tra khảo sát, tác giả lần lượt so sánh các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng của doanh nghiệp cho hai khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước để tìm ra nguyên nhân tạo nên sự khác biệt trong tăng trưởng, hay tạo nên sự lấn át của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với khu vực doanh nghiệp trong nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố về điều kiện vĩ mô, các yếu tố đầu vào (lao động, vốn), năng lực quản lý (thể hiện qua phương thức kinh doanh), điều kiện thị trường là bốn trong số các nhân tố quan trọng dẫn đến sự khác biệt trong tăng trưởng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước. Cụ thể, trong khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị tác động bởi việc tăng lãi suất, thì doanh nghiệp trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng; doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có chi phí vốn rẻ hơn, nhưng chi phí quản lý lại cao hơn. Do đó, xét về tổng chi phí các yếu tố đầu vào sản xuất thì doanh nghiệp trong nước có phần lợi thế hơn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có phương thức kinh doanh tốt hơn nhờ lợi thế về thông tin thị trường và kinh nghiệm trong quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, xét về thị trường thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có lợi thế hơn, nhờ chủ động về thị trường và có sẵn các mối làm ăn kinh doanh đã hình thành lâu đời, do đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thị trường ổn định hơn, có thể thương lượng hợp đồng với giá tốt hơn, và lợi thế trong cạnh tranh về giá hơn doanh nghiệp trong nước.
- iv Kết luận, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lấn át doanh nghiệp trong nước nhờ có lợi thế cạnh tranh tốt hơn trong việc thu mua cà phê nguyên liệu trên thị trường. Tuy nhiên lợi ích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mang lại cho thị trường cà phê Việt Nam là tương đối tích cực, vì vậy đề tài nghiên cứu đã đưa ra những khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước, thay vì đưa ra những chính sách hạn chế sự phát triển thị trường của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như một số chính sách hiện nay của Chính phủ.
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................ ii TÓM TẮT ................................................................................................................................. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................ viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................................ ix DANH MỤC CÁC HỘP .......................................................................................................... ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .................................................................................................. x CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu ........................................................................................................ 1 1.1.1. Tình hình tăng trưởng chung của các doanh nghiệp ................................................ 1 1.1.2. Bối cảnh ngành hàng cà phê..................................................................................... 3 1.2. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................... 4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................................... 5 1.4. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 5 1.5. Phương pháp, đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5 1.6. Đóng góp mới kỳ vọng của luận văn ............................................................................... 6 1.7. Cấu trúc luận văn ............................................................................................................. 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH.......................................... 7 2.1. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................................. 7 2.1.1. Lý thuyết tăng trưởng doanh nghiệp ......................................................................... 7 2.1.2. Thông tin bất cân xứng ............................................................................................. 8 2.2. Khung phân tích ............................................................................................................... 8 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ NGUỒN SỐ LIỆU................ 10 3.1. Tổng quan các bài nghiên cứu trước .............................................................................. 10
- vi 3.1.1. Nghiên cứu “Informality and the playing field in Vietnam’s business sector” ...... 10 3.1.2. Nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến tăng trưởng của DN khu vực tư nhân ở một số tỉnh phía bắc và phía nam” - đề tài nghiên cứu cấp bộ. (Tạ Minh Thao, 2006) ................................................................................................................................ 11 3.1.3. Nghiên cứu “Foreign Investment in Developing Countries: Does it Crowd in Domestic Investment?” (Manuel R. Agosin and Ricardo Mayer, 2000) ............... 12 3.2. Nguồn số liệu ................................................................................................................. 13 3.2.1. Thông tin thứ cấp .................................................................................................... 13 3.2.2. Thông tin sơ cấp...................................................................................................... 13 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ NHỮNG PHÁT HIỆN ...................................................... 15 4.1. Thực trạng lấn át của doanh nghiệp FDI đối với doanh nghiệp trong nước .................. 15 4.1.1. Doanh nghiệp FDI lấn át doanh nghiệp trong nước về thị trường xuất khẩu ........ 15 4.1.2. Doanh nghiệp trong nước khó khăn, nợ xấu tăng cao............................................ 19 4.2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng DN FDI lấn át DN trong nước trong ngành cà phê . 20 4.2.1. FDI có lợi thế về kinh nghiệm trong ngành cà phê ................................................ 20 4.2.2. Bất cân xứng thông tin trên thị trường cà phê........................................................ 21 4.2.3. Tác động yếu tố vĩ mô ............................................................................................. 26 4.2.4. Khung khổ pháp lý nhiều bất ổn và nhiều yếu kém ................................................ 27 4.2.5. DN trong nước có chi phí vốn cao nhưng chi phí quản lý thấp hơn DN FDI ........ 30 4.2.6. FDI có lợi thế về thị trường hơn DN trong nước.................................................... 33 4.2.7. FDI có phương thức kinh doanh tốt hơn ................................................................ 35 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ......................................... 42 5.1. Kết luận .......................................................................................................................... 42 5.2. Khuyến nghị chính sách ................................................................................................. 43 5.3. Hạn chế của đề tài .......................................................................................................... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 46 PHỤ LỤC................................................................................................................................. 52
- vii Phụ lục 01: Tốc độ tăng trưởng của các thành phần kinh tế giai đoạn 2010-2012 ........... 52 Phụ lục 02: Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê Việt Nam 1980-2011 .......................... 52 Phụ lục 03: Khối lượng, kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam 1996 - 2012 ................... 54 Phụ lục 04: Danh sách doanh nghiệp được khảo sát ........................................................... 54 Phụ lục 05: Bản câu hỏi khảo sát doanh nghiệp cà phê FDI .............................................. 55 Phụ lục 06: Bản câu hỏi khảo sát doanh nghiệp cà phê trong nước .................................. 61 Phụ lục 07: Danh sách các công ty/tập đoàn FDI kinh doanh cà phê VN ......................... 67 Phụ lục 08: Phương thức giao ngay....................................................................................... 70 Phụ lục 09: Phương thức trừ lùi chốt giá sau ....................................................................... 70
- viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt BCEC Buonmathuot Coffee Exchange Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Center Thuột CIF Cost Insurance Freight Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí vận chuyển CN Công nghiệp DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNTN DN tư nhân DNTNTM Doanh nghiệp Tư nhân Thương mại FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FOB Free On Board Hợp đồng xuất khẩu bên bán có trách nhiệm đến khi hàng lên boong tàu GSO General Statistic Office Tổng Cục Thống kê ICO International Coffee Organization Hiệp hội cà phê thế giới LIFFE The London International Financial Sở giao dịch hàng hóa London Futures and Options Exchange M&A Mergers And Acquisitions Sát nhập & thâu tóm NK Nhập khẩu PTBF Price to be fixed Chốt giá USD United State Dollar Đồng Đô la Mỹ VICOFA Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam UBND Ủy ban Nhân dân VAT Value Added Tax Thuế giá trị gia tăng VN Việt Nam VNĐ Việt Nam Đồng WASI The Western Highland Agriculture Viện khoa học kỹ thuật Nông Lâm & Forestry Science Institute Nghiệp Tây Nguyên XK Xuất khẩu XNK Xuất nhập khẩu
- ix DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Danh sách các doanh nghiệp cà phê có nợ xấu lớn .................................................. 19 Bảng 4.2: Mức trừ lùi hợp đồng XK của Simexco và Vinacafe Buôn Ma thuột (1/2007) ....... 23 DANH MỤC CÁC HỘP Hộp 1.1: Định nghĩa thuật ngữ "lấn át" ...................................................................................... 2
- x DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế trong nước và FDI giai đoạn 2005-2009 .... 1 Hình 1.2: Tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế trong nước và FDI giai đoạn 2010-2012 .... 2 Hình 4.1: Kim ngạch XK & Khối lượng XK cà phê giai đoạn 1996-2012 .............................. 15 Hình 4.2: Tỷ lệ xuất khẩu cà phê của doanh nghiệp FDI ......................................................... 16 Hình 4.3: Khối lượng thu mua của một số DN FDI niên vụ 2009/2010 - 2010/2011 .............. 17 Hình 4.4: Số liệu nộp thuế TNDN của 3 DN XK cà phê hàng đầu Đắk Lắk ........................... 18 Hình 4.5: Mức trừ lùi/cộng thêm từ 01/2010 - 01/2013 trên thị trường cà phê ........................ 22 Hình 4.6: Kết quả khảo sát DN trong nước về chất lượng thông tin ........................................ 23 Hình 4.7: Khảo sát doanh nghiệp FDI việc nắm thông tin các hợp đồng XK trên thị trường .. 23 Hình 4.8: Khảo sát DN trong nước việc nắm thông tin các hợp đồng XK trên thị trường ....... 24 Hình 4.9: Tỷ lệ từ chối đơn hàng mua DN trong nước ............................................................. 24 Hình 4.10: Tỷ lệ từ chối đơn hàng mua DN FDI ...................................................................... 25 Hình 4.11: Khảo sát DN trong nước về tác động của biến động lãi suất .................................. 26 Hình 4.12: Khảo sát DN FDI về tác động của biến động lãi suất ............................................. 27 Hình 4.13: Sơ đồ phương thức kinh doanh trốn thuế ............................................................... 27 Hình 4.14: Khảo sát DN trong nước về ảnh hưởng hành lang pháp lý Thuế VAT .................. 29 Hình 4.15: Khảo sát DN trong nước về ảnh hưởng công văn Công văn 2149/TCT-KK ......... 29 Hình 4.16: Đồ thị cơ cấu vốn trung bình của doanh xuất nhập khẩu cà phê ............................ 31 Hình 4.17: Khảo sát DN trong nước về so sánh chi phí 1 tấn cà phê XK của DN trong nước với DN FDI ............................................................................................................................... 32 Hình 4.18: Khảo sát DN FDI về so sánh chi phí 1 tấn cà phê XK của DN FDI với DN trong nước .......................................................................................................................................... 32 Hình 4.19: Chuỗi cung ứng cà phê từ nông dân đến xuất khẩu ................................................ 33 Hình 4.20: Thị phần xuất khẩu cà phê ...................................................................................... 34
- xi Hình 4.21: Đơn giá XK cà phê bình quân của DN FDI, DNTN và DNNN ............................. 35 Hình 4.22: Chênh lệch giá mở cửa và giá đóng cửa của một phiên giao dịch.......................... 36 Hình 4.23: Chênh lệch giữa giá cao nhất và giá thấp nhất trong một phiên giao dịch ............. 37 Hình 4.24: Biểu đồ sản lượng sản xuất, tiêu thụ, tồn kho cà phê thế giới qua các niên vụ ...... 38 Hình 4.25: Khảo sát DN trong nước về chất lượng dịch vụ môi giới giao dịch tương lai........ 39 Hình 4.26: Tỷ lệ phương thức xuất khẩu FOB và CIF của hai khối doanh nghiệp .................. 40
- 1 CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Bối cảnh nghiên cứu 1.1.1. Tình hình tăng trưởng chung của các doanh nghiệp Các số liệu thống kê cho thấy các doanh nghiệp (DN) trong nước đang gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, theo Cục quản lý kinh doanh (2013) công bố trong quý 1/2013, cả nước có hơn 15.700 DN đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký 79.389 tỷ đồng nhưng đồng thời cũng có tới 15.283 DN phá sản, ngừng hoạt động. Con số trên chỉ là phần có thể thống kê được, vì trên thực tế số lượng DN gặp khó khăn, không có thu nhập chịu thuế vì hoạt động sản xuất, kinh doanh thua lỗ còn lớn hơn rất nhiều. Còn theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013) công bố so với cùng kỳ năm trước (quý 1/2012), số DN thành lập mới giảm 6,8%; vốn đăng ký giảm hơn 16%; phần lớn các địa phương đều có số lượng đăng ký thành lập mới giảm, và tăng số DN đăng ký phá sản, tạm ngừng hoạt động. Bên cạnh đó, số liệu thống kê giai đoạn 2005-2009 (hình 1.1) cho thấy, mặc dù khối DN trong nước có mức tăng trưởng cao hơn khối DN FDI về giá trị sản xuất công nghiệp (135% so với 129%), tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ (161% so với 82%) và giá trị xuất khẩu (92% so với 64%), nhưng khối FDI lại tăng trưởng tốt hơn về lao động (37% so với 11%) và đóng góp vào GDP của cả nước (126% so với 93%). Hình 1.1: Tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế trong nước và FDI giai đoạn 2005-2009 200% 161% Tăng trưởng (%) 135%129% 126% 150% 82% 92% 93% 100% 64% 37% 50% 11% 0% Giá trị sản xuất Tổng mức bán lẻ Giá trị xuất khẩu Đóng góp vào Lao động từ 15 công nghiệp hàng hóa và dịch GDP tuổi trở lên vụ Khu vực kinh tế trong nước Khu vực FDI Nguồn: Tác giả tính toán từ nguồn Tổng cục Thống kê
- 2 Tuy nhiên đến giai đoạn 2010–2012, sự khác biệt trong tăng trưởng giữa hai khối DN thể hiện tương đối rõ. Ngoại trừ mức tăng trưởng về lao động, khối DN FDI đã có mức tăng trưởng cao hơn khối DN trong nước ở tất cả các chỉ tiêu còn lại (hình 1.2). Hình 1.2: Tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế trong nước và FDI giai đoạn 2010-2012 90% 85% 80% 71% 70% Tăng trưởng(%) 60% 56% 54% 50% 50% 38% 41% 40% 28% 30% 20% 10% 6% 3% 0% Giá trị sản xuất Tổng mức bán lẻ Giá trị xuất khẩu Đóng góp vào Lao động từ 15 công nghiệp hàng hóa và dịch GDP tuổi trở lên vụ Khu vực kinh tế trong nước Khu vực FDI Nguồn: Tác giả tính toán từ nguồn Tổng cục Thống kê Quan sát trên vẫn đúng nếu tách riêng số liệu của khối DN trong nước thành doanh nghiệp Tư nhân (DNTN) và doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) (Phụ lục 01). Từ thực trạng trên có thể đưa ra nhận định sơ bộ rằng, trong giai đoạn 2010-2012 có sự khác biệt trong tăng trưởng giữa khối Hộp 1.1: Định nghĩa thuật ngữ "lấn át" DN FDI và khối DN trong nước. Sự lấn át thị trường của doanh nghiệp FDI đối với DN Ngoài ra, báo cáo trong “kỷ yếu trong nước là việc cạnh tranh của doanh nghiệp FDI làm hội nghị tổng kết 25 năm FDI tại thu hẹp thị phần của DN trong nước. Việt Nam” (Bộ Kế hoạch và Đầu Nguồn: SIDA, 2006, trích trong Aitken và Harrison tư, 2013) cũng ghi nhận rằng, (1999). hiện tượng lấn át của khu vực DN FDI đối với DN trong nước thể hiện khá rõ, trong khi đó hiệu ứng lan toả của DN FDI đối với nền kinh tế lại khá yếu.
- 3 Nếu DN FDI tăng trưởng nhanh và tạo hiệu ứng lan tỏa cho nền kinh tế thì rất tốt, nhưng nếu DN FDI lấn át DN trong nước bằng lợi thế cạnh tranh không cân sức và tận dụng những ưu đãi về thuế, cơ sở hạ tầng, nhân lực rẻ, sự dễ dãi về quản lý môi trường và hệ thống thể chế yếu kém thì đó là một vấn đề. Nghiêm trọng hơn, nếu hiện tượng chuyển giá và trào lưu thâu tóm sát nhập (M&A) diễn ra mạnh mẽ. Hiện tượng này cũng đã được báo cáo trong đề án “Đánh giá về thực trạng đầu tư FDI và định hướng tới năm 2020” (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2013). Cụ thể đề án đã đưa ra dự báo hình thức đầu tư M&A sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. 1.1.2. Bối cảnh ngành hàng cà phê Việt Nam (VN) là quốc gia sản xuất cà phê robusta số một thế giới. Diện tích trồng cũng như sản lượng cà phê của Việt Nam tăng mạnh từ năm 2005 đến nay (Phụ lục 02), đặc biệt là tại khu vực Tây Nguyên (gồm Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Kontum, Đắk Nông), nơi chiếm khoảng 95% diện tích (Báo Tin Tức, 2011) trong tổng số 622.000 ha cà phê trên cả nước (Cục trồng trọt – Bộ NN-PTNT, 2014). Cà phê là nguồn sinh kế chính của người dân khu vực Tây Nguyên - nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và là vùng nhạy cảm về chính trị. Thị trường cà phê VN có sự tham gia đầy đủ của các thành phần kinh tế, đặc biệt có sự tham gia của các tập đoàn kinh doanh nông sản hàng đầu trên thế giới. Các tập đoàn này xem VN là một nguồn cung cấp cà phê robusta quan trọng. Cà phê là mặt hàng được khuyến khích XK. Có tới 90% - 95% sản lượng cà phê hàng năm của VN được XK, và chỉ có 5%-10% sản lượng được chế biến và tiêu thụ nội địa. Do đó, cà phê đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành nông nghiệp và là một trong những mặt hàng nông sản thế mạnh của VN. Năm 2012, kim ngạch XK cà phê mang lại cho VN hơn 3,6 tỷ USD (Phụ lục 03). Tuy nhiên trong những năm gần đây, ngành cà phê đối mặt với nhiều bất ổn. Như tình trạng trốn thuế của các DN cà phê (Thời Báo Ngân Hàng, 2013), diện tích cà phê già cỗi không tiếp cận được vốn phục vụ tái canh (giacaphe.com, 2012). Đặc biệt là tình trạng hàng loạt DN cà phê phá sản gây ra nhiều bất ổn về kinh tế cho người dân khu vực Tây Nguyên. Chỉ tính riêng tỉnh Đắk Lắk, trong năm 2012 đã có 43 DN cà phê vỡ nợ, với tổng số nợ không có khả năng
- 4 thanh toán lên đến 300 tỷ đồng và hơn 3.000 tấn cà phê ký gửi của người nông dân không được hoàn trả (Thời báo Kinh tế Sài gòn, 2013). Cùng với thực trạng vỡ nợ của DN trong ngành cà phê là dấu hiệu lấn át của các DN FDI đối với DN trong nước. Hàng loạt các bài báo viết về tình trạng DN FDI thâu tóm thị trường cà phê VN, như báo Hải Quan (2013) có bài viết “Doanh nghiệp FDI thâu tóm thị trường cà phê Việt”, Thời báo kinh tế Sài gòn (2012) có bài viết “60% lượng cà phê Đắk Lắk do doanh nghiệp FDI mua”, VNEconomy (2012) có bài viết “Vì sao doanh nghiệp cà phê lép vế ngay sân nhà?”. Với bối cảnh của ngành hàng cà phê Việt Nam như trên, có thể đưa ra nhận định rằng ngành hàng cà phê Việt Nam đang đứng trước những khó khăn và thách thức lớn, đặc biệt là tình trạng khó khăn các DN XNK cà phê trong nước. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Như phân tích ở trên, nhiều bài báo cùng với ý kiến chuyên gia cho rằng DN FDI đang thâu tóm thị trường cà phê VN. Theo nhận định của các bài viết này, hệ quả của việc thâu tóm thị trường cà phê là các DN FDI sẽ làm chủ về giá mua, dẫn đến không có lợi cho nông dân cũng như ngành hàng cà phê VN. Cùng chung nhận định như vậy, Chính phủ đã đưa ra các chính sách nhằm hỗ trợ DN trong nước, và định hướng phát triển ngành hàng cà phê. Cụ thể như Nghị định 23/2007/NĐ-CP và Thông tư 08/2013/TT-BCT, hai văn bản này nhằm ngăn cấm không cho DN FDI mua nông sản trực tiếp từ nông dân, qua đó hỗ trợ DN trong nước trong việc thu mua nguồn nguyên liệu. Tuy nhiên trong thực tế, các chính sách này không hiệu quả, vì nếu muốn các DN FDI dễ dàng lách luật để thu mua nông sản trực tiếp từ nông dân (Công An Nhân Dân, 2011). Bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến trái chiều về tính hợp lý của các chính sách hiện hành trong việc giúp thị trường cà phê VN phát triển bền vững (Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, 2013). Trước thực trạng có sự khác biệt trong tăng trưởng giữa khối DN FDI và DN trong nước. Cùng với các vấn đề khó khăn của ngành cà phê VN hiện nay. Cấp thiết cần phải có đề tài nghiên cứu về sự khác biệt trong tăng trưởng giữa DN FDI và DN trong nước trong ngành hàng cà phê. Đặc biệt, nghiên cứu sâu các nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong tăng trưởng
- 5 và tình trạng lấn át của DN FDI đối với DN trong nước (nếu có). Từ đó đưa ra những khuyến nghị chính sách phù hợp, nhằm giúp ngành hàng cà phê Việt Nam phát triển bền vững. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Xuất phát từ thực trạng lấn át của khối DN FDI và DN trong nước nói chung, đề tài thực hiện nghiên cứu về khác biệt trong tăng trưởng giữa DN FDI và DN trong nước trong ngành hàng cà phê, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau: (i) Có sự khác biệt nào về tăng trưởng giữa khu vực DN FDI và khu vực DN trong nước trong ngành hàng cà phê tại Việt Nam hay không? (ii) Những nguyên nhân gây nên sự khác biệt về tăng trưởng giữa khu vực DN FDI và khu vực DN trong nước trong ngành hàng cà phê tại Việt Nam là gì? (iii) Giải pháp nào để nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN cà phê trong nước? 1.4. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là: Đánh giá thực trạng doanh nghiệp FDI kinh doanh cà phê chiếm lĩnh thị trường thu mua cà phê nguyên liệu của DN trong nước nhờ vào các lợi thế cạnh tranh, từ đó nhận diện các nguyên nhân dẫn đến thực trạng nà. Đề xuất giải pháp năng cao năng lực cạnh tranh cho DN cà phê trong nước. 1.5. Phương pháp, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bàn giấy với các phương pháp nghiên cứu tình huống; phân tích định tính dựa trên việc tổng hợp, thống kê, so sánh số liệu và khảo sát thực tế. Đối tượng nghiên cứu: là sự tăng trưởng của các DN FDI và DN trong nước trong kinh doanh XNK cà phê nguyên liệu. Phạm vi nghiên cứu: Các DN XNK cà phê nguyên liệu tại VN. Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn cả nước. Về thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn 2008 đến 2013
- 6 Về nội dung: Tập trung nghiên cứu những sự khác biệt các nhân tố quan trọng giúp DN tăng trưởng dẫn đến sự khác biệt trong tăng trưởng giữa DN FDI và DN trong nước trong ngành hàng cà phê VN. 1.6. Đóng góp mới kỳ vọng của luận văn Trong phạm vi và giới hạn nghiên cứu của luận văn, kỳ vọng luận văn sẽ có ba đóng góp sau: Thứ nhất, phân tích các bằng chứng rõ ràng và thuyết phục về thực trạng lấn át giữa DN FDI và DN trong nước trong ngành hàng cà phê VN; Thứ hai, đề tài chỉ rõ các nguyên nhân tồn tại tạo nên sự lấn át giữa DN FDI và DN trong nước trong ngành hàng cà phê VN. Thứ ba, các giải pháp cần thiết để giúp thị trường cà phê phát triển bền vững hơn. 1.7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, tóm tắt, các danh mục và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu thành 5 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Đặt vấn đề Chương 2: Cơ sở lý thuyết và khung phân tích Chương 3: Tổng quan nghiên cứu trước và nguồn số liệu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và những phát hiện Chương 5: Kết luận & khuyến nghị chính sách
- 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Lý thuyết tăng trưởng doanh nghiệp Đề tài sử dụng lý thuyết tăng trưởng DN của Geroski, lý thuyết này dựa trên nền tảng nghiên cứu của Edith Penrose - người từ những năm 1950 đã đi tiên phong trong việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng của DN. Edith Penrose nghiên cứu các vấn đề về (i) nhận dạng các nguồn lực cho tăng trưởng, trong đó bà nghiên cứu khả năng phối hợp các nguồn lực và thúc đẩy các nguồn lực hoạt động hiệu quả. (ii) Vai trò của năng lực quản lý nói chung đến tăng trưởng, trong đó bà nghiên cứu về năng lực quản lý (bao gồm kiến thức, kinh nghiệm,..) và những giới hạn của quản lý đối với tăng trưởng. Nghiên cứu của Edith Penrose là nền tảng cho nhiều nghiên cứu sau này. Một trong những người kế thừa và phát triển nghiên cứu của Edith Penrose là Geroski. Geroski (1999) đã phân loại các yếu tố tác động đến tăng trưởng của DN thành hai nhóm sau: (i) Nhóm nhân tố bên trong o Chất lượng sản phẩm o Đa dạng hóa sản phẩm o Năng lực quản lý o Các yếu tố về lao động o Quy mô DN o Số năm hoạt động của DN o Loại hình DN o Đổi mới công nghệ o Tổ chức DN (ii) Nhóm nhân tố bên ngoài o Khung khổ pháp lý, chính sách o Thị trường các yếu tố sản xuất o Năng lực cạnh tranh quốc gia o Yếu tố vĩ mô.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 71 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 91 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 72 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 76 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh An Giang
71 p | 89 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
119 p | 76 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 50 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 81 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 32 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách thu hút đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Long
127 p | 43 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
77 p | 53 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 34 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 50 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 36 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 57 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn