Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam
lượt xem 5
download
Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại CIC, mục tiêu đến năm 2020, tầm nhìn 2025 hệ thống xếp hạng tín dụng thể nhân CIC đáp ứng yêu cầu đặt ra. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THÙY DUNG HOẠT ĐỘNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG THỂ NHÂN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG QUỐC GIA VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG HÀ NỘI, 2019
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THÙY DUNG HOẠT ĐỘNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG THỂ NHÂN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG QUỐC GIA VIỆT NAM Ngành: Tài chính ngân hàng Mã số: 8340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ VIỆT THẠCH HÀ NỘI, 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Các số liệu đưa ra trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Nguyễn Thùy Dung
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ MỤC LỤC .................................................................................................................... DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ..................................................... DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ .......................................................................... MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................................... 1 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI……………………………2 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .................................................................. 4 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................... 4 5. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................. 5 6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN: ........................................................................... 5 7. KẾT CẤU LUẬN VĂN: ....................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG THỂ NHÂN ..................................................................................7 1.1. TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN........... 7 1.1.1 Hoạt động tín dụng trong nền kinh tế quốc dân .........................................7 1.1.1.1. Khái niệm tín dụng ..............................................................................7 1.1.1.2. Đặc điểm của hoạt động tín dụng .......................................................8 1.1.1.3. Các hình thức tín dụng ........................................................................9 1.1.2. Rủi ro tín dụng .........................................................................................10 1.1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng .................................................................10 1.1.2.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng ................................................10 1.1.2.3 Hậu quả của rủi ro tín dụng ..................................................................12 1.2. XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG .................................................13 1.2.1. Khái niệm xếp hạng tín dụng khách hàng ...............................................13 1.2.2. Đặc điểm của xếp hạng tín dụng..............................................................14 1.2.3. Phân loại xếp hạng tín dụng khách hàng .................................................15 1.2.4. Vai trò của hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng .............................16 1.3. XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG THỂ NHÂN....................................... 19 1.3.1. Khái niệm xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân .................................19
- 1.3.2. Phương pháp xếp hạng tín dụng thể nhân................................................19 1.3.3. Quy trình xếp hạng tín dụng thể nhân .....................................................20 1.3.4. Nhân tố tác động đến hoạt động xếp hạng khách hàng thể nhân. ...........22 1.3.4.1. Nhân tố khách quan .............................................................................22 1.3.4.2. Nhân tố chủ quan ..................................................................................23 1.4. KINH NGHIỆM XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG THỂ NHÂN CỦA MỘT SỐ TỔ CHỨC XẾP HẠNG TRONG NƯỚC VÀ NƯỚC NGOÀI................ 24 1.4.1. Kinh nghiệm của một số tổ chức xếp hạng trong nước và nước ngoài ..24 1.4.1.1. Nghiên cứu của Stefanie Kleimeier về mô hình điểm số tín dụng cá nhân áp dụng cho các ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam. ..................................24 1.4.1.2. Mô hình điểm số tín dụng cá nhân của công ty xếp hạng tín dụng FICO (Mỹ). ....................................................................................................25 1.4.1.3. Mô hình điểm số tín dụng VantageScore ........................................26 1.4.1.4. Hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân của NH Đầu Tư Phát Triển Việt Nam – Ngân hàng BIDV. .......................................................................26 1.4.1.5. Hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng cá nhân của E&Y ............27 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại CIC .......................................................................................................27 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................28 CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG THỂ NHÂN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG QUỐC GIA VIỆT NAM ..............................................................................................................29 2.1. KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG QUỐC GIA VIỆT NAM .......................................................................................................................................... 29 2.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia Việt Nam .....................................................................................................29 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc gia Việt Nam ............................................................................................................30 2.1.3. Sản phẩm dịch vụ của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam ........ 31 2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tín Tín dụng Quốc gia Việt Nam ............. 34 2.1.4.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của CIC .............................................................34
- 2.1.4.2. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban trong bộ máy quản lý .....34 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG THỂ NHÂN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG QUỐC GIA VIỆT NAM ...... 37 2.2.1. Vài nét về hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam .....................................................37 2.2.1.1. Lịch sử hình thành hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam .................................37 2.2.1.2. Tổ chức hoạt động xếp hạng tín dụng thể nhân tại CIC ...................38 2.2.2. Phương pháp xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam ............................................................39 2.2.3. Quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam .......................................................................40 2.2.4 Ví dụ minh chứng qui trình, thủ tục xếp hạng 1 khách hàng cụ thể .........52 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG THỂ NHÂN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG QUỐC GIA VIỆT NAM 54 2.3.1. Những điểm đã đạt được.........................................................................54 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân...............................................................55 2.3.2.1. Hạn chế .............................................................................................55 2.3.2.2. Nguyên nhân .....................................................................................56 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................58 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG THỂ NHÂN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG QUỐC GIA VIỆT NAM ............................................................................59 3.1. ĐỊNH HƯỚNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG THỂ NHÂN TẠI CIC TRONG THỜI GIAN TỚI.......................................................................................... 59 3.1.1. Định hướng phát triển của Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia Việt Nam trong thời gian tới ..............................................................................59 3.1.1.1. Định hướng của ngành ngân hàng ....................................................59 3.1.1.2. Định hướng phát triển của CIC .......................................................60 3.1.2. Định hướng phát triển nghiệp vụ xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân của Trung tâm trong thời gian tới. .....................................................................67
- 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG THỂ NHÂN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG QUỐC GIA VIỆT NAM............................................................................................................................... 69 3.2.1. Nhóm giải pháp trực tiếp liên quan tới nội dung, phương pháp xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân .............................................................................69 3.2.1.1. Nâng cao chất lượng, độ tin cậy nguồn thông tin đầu vào. ..............69 3.2.1.2 Hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế vận hành hệ thống xếp hạng tín dụng thể nhân. ...........................................................................................72 3.2.1.3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học trong hoạt động XHTD thể nhân ........................................................................................................................73 3.2.1.4. Hoàn thiện phương pháp, nội dung chấm điểm, xếp hạng khách hàng. ....74 3.2.2. Các nhóm giải pháp hỗ trợ .......................................................................78 3.2.2.1. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá sản phẩm .................................78 3.2.2.2. Đa dạng hoá sản phẩm thông tin và kênh cung cấp thông tin ..........79 3.2.2.3. Nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác XHTD thể nhân .............80 3.3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ ...........................................................81 3.3.1. Kiến nghị với chính phủ và các Bộ ngành có liên quan ..........................81 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ..................................................81 3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Thương mại ..............................................82 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................83 KẾT LUẬN ..............................................................................................................84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................85 DANH MỤC PHỤ LỤC..............................................................................................
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Nguyên nghĩa TT Thông tư QĐ Quyết định TTCK Thị trường chứng khoán BCTC Báo cáo Tài chính BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam CIC Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CNTT Công nghệ thông tin CQTTGSNH Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng DN Doanh nghiệp E&Y Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Ernst & Young Việt Nam FICO Fair Isaac Corp KQKD Kết quả kinh doanh KV Khu vực Moody’s Moody’s Investors Service NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHNNVN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại TSĐB Tài sản đảm bảo QHTD Quan hệ tín dụng TCTD Tổ chức tín dụng CN TCTD Chi nhánh tổ chức tín dụng TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTTD Thông tin tín dụng XHTD Xếp hạng tín dụng RRTD Rủi ro tín dụng
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ 1. Danh mục bảng biểu Bảng 1.1: Ký hiệu XHTD cá nhân theo Stefanic Kleimeier Bảng 1.2: Mô hình điểm số tín dụng Vantage Score Bảng 2.1: Xếp hạng khách hàng Bảng 3.1: Quan hệ tín dụng và quan hệ thẻ Bảng 3.2: Các chỉ tiêu thẻ bổ sung Bảng 3.3: Chấm điểm, xếp hạng khách hàng khi bổ sung thẻ 2. Danh mục biểu đồ, sơ đồ Biểu đồ 2.1: Số lượng báo cáo tín dụng qua các năm Biểu đồ 2.2: Số lượng hồ sơ khách hàng qua các năm Sơ đồ 2.3: Bộ máy tổ chức của CIC Sơ đồ 3.1: Quy trình xử lý tin khi thêm thẻ
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng luôn đóng vai trò quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với sự ổn định và phát triển của nền kinh tế quốc dân. Trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu và chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Lưạ chọn khách hàng cho vay luôn là một quyết định quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Khi đưa ra quyết định lựa chọn không phù hợp có thể dẫn đến rủi ro rất lớn do khách hàng không trả được nợ. Để giảm thiểu rủi ro không thu được nợ, các ngân hàng phải sàng lọc và giám sát khách hàng vay, thiết lập mối quan hệ khách hàng lâu dài, sử dụng các công cụ, các kỹ thuật giảm rủi ro (quy định các hạn mức tín dụng, bảo đảm tiền vay…). Mặc dù vậy không một ngân hàng, tổ chức nào có thể dự đoán hết được những rủi ro có thể xảy ra. Hoạt động kinh doanh tiền tệ ngày càng khó khăn, rủi ro của nó ngày một lớn, đòi hỏi phải có những biện pháp phòng ngừa, hạn chế các rủi ro để bảo đảm an toàn cho toàn hệ thống ngân hàng thương mại. Trong xu thế đó, việc chấm điểm tín dụng khách hàng là một việc cần được thực hiện trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Vì kết quả chấm điểm hay xếp hạng khách hàng vay phản ánh mức độ rủi ro và năng lực trả nợ của khách hàng vay, là căn cứ quan trọng để các ngân hàng đưa ra quyết định cho vay cũng như quản lý các khoản vay, đảm bảo kiểm soát rủi ro tín dụng ở mức ngân hàng có thể chấp nhận. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, các NHTM đã từng bước xây dựng và sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ việc ra quyết định cấp tín dụng và quản lý nợ. Tuy nhiên, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, đặc biệt là xếp hạng khách hàng thể nhân tại các NHTM hiện nay chủ yếu xây dựng theo phương pháp chuyên gia, tiêu thức chấm điểm chưa thống nhất, kết quả xếp hạng còn thiếu chính xác đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng của các ngân hàng. Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) với sứ mệnh là tổ chức quản lý và cung cấp thông tin tín dụng cho hệ thống ngân hàng, đã từng bước xây dựng hệ thống chấm điểm khách hàng nói chung và khách hàng thể nhân nói 1
- riêng để để hỗ trợ hoạt động tín dụng cho các TCTD tại Việt Nam. Tuy nhiên, những thay đổi trong chính sách xử lý nợ xấu và cung cấp thông tin tín dụng cho Ngân hàng Nhà Nước quy định (Thông tư 03/2013/TT-NHNN thay Quyết định 51/2007/QĐ-NHNN, thông tư 02/2013/TT-NHNN thay thế Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN) đặt ra yêu cầu hoạt động chấm điểm tín dụng thể nhân của CIC phải có những thay đổi đề phù hợp hơn. Bên cạnh đó, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về xếp hạng tín dụng thể nhân tại CIC. Xuất phát từ thực tế trên, tác giả chọn đề tài: “Hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ với mong muốn áp dụng những kiến thức tiếp thu được trong chương trình học đóng góp một phần nhỏ bé vào sự phát triển của CIC nói riêng nơi tác giả đang công tác vì mục tiêu phát triển phồn thịnh của nền kinh tế nước nhà. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Từ đầu thế kỷ 20, trên thế giới đã bắt đầu hình thành các hệ thống XHTD. Từ khi hình thành đến nay, đã có nhiều phương pháp, mô hình XHTD được xây dựng từ những phương pháp cổ điển đánh giá định tính đến những phương pháp hiện đại như phương pháp thống kê hay phương pháp chuyên gia…Tại Việt Nam, hệ thống XHTD nội bộ tại các NHTM chỉ mới được sử dụng trong gần 10 năm trở lại đây và do còn tương đối mới mẻ nên các hệ thống này cần được bổ sung, hoàn thiện để phù hợp với điều kiện thực tế. Nhận thức được yêu cầu đó, đã có nhiều nghiên cứu được công bố, trong đó có các công trình điển hình: a, Luận văn thạc sỹ: “Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá nhân tại NHTMCP Quốc Dân – TP. Đà Nẵng" của tác giả Ngô Bình. [3] Trong luận văn, tác giả đã nêu được thực trạng về công tác XHTD nội bộ tại NHTMCP Quốc Dân – TP.Đà Nẵng: về công tác tổ chức, kiểm soát nội bộ, kết quả, thành công và hạn chế của công tác XHTD nội bộ tại NHTMCP Quốc Dân – TP.Đà Nẵng. Các đề xuất có tính thực tiễn và khả thi. Tuy nhiên, một số vấn đề lý luận đề 2
- cập chưa đủ độ sâu cần thiết, các vấn đề cơ bản của hệ thống XHTD nội bộ vẫn chưa được làm rõ, một số giải pháp chưa lý giải hết các khía cạnh khác nhau. b, Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Hoàng Anh [1] “Hoàn thiện công tác XHTD nội bộ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kon Tum”. Đối tượng nghiên cứu của tác giả là công tác XHTD nội bộ đối với các khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh và doanh nghiệp. Luận văn đã hệ thống được cơ sở lý luận chung về tín dụng và rủi ro tín dụng. Đối với công tác XHTD nội bộ, tác giả đã nêu khá đầy đủ những vấn đề lý luận liên quan đến công tác XHTD nội bộ. Tuy vậy, đề tài vẫn chưa sử dụng bộ tiêu chí của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Kon Tum để làm rõ những mặt được và những mặt còn hạn chế để làm cơ sở đề xuất các giải pháp. c, Luận văn thạc sỹ: “Hoàn thiện xếp hạng tín dụng nội bộ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay" của tác giả Nguyễn Thị Tú Quyên. [23] Tác giả đã hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp các vấn đề liên quan đến công tác XHTD nội bộ của NHTM, đồng thời đánh giá được thực trạng công tác XHTD nội bộ của một số NH lớn. Tuy nhiên, các giải pháp còn mang tính chung chung, chưa có giải pháp cụ thể để hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động của các NHTM. d, Luận văn thạc sỹ: “Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam” của tác giả Lê Thúy Dịu. [11] Tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của các tổ chức xếp hạng tín dụng doanh nghiệp trong nước và trên thế giới. Nêu ra các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế của phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại CIC. Từ đó, tác giả đưa ra những phương án nâng cao chất lượng các bản xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại CIC nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu tìm hiểu thông tin của các cá nhân, tổ chức. e, Luận văn thạc sỹ: “Phát triển các sản phẩm thông tin tín dụng tại Trung tâm Thông tin tín dụng – NHNN Việt Nam”, tác giả Phạm Thị Phương Anh. [2] 3
- Tác giả đưa ra cơ sở pháp lý về sản phẩm TTTD, đánh giá các sản phẩm TTTD hiện tại của CIC, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế từ đó đóng góp những ý kiến để sản phẩm TTTD của CIC ngày càng phát triển, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của các TCTD trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới và phát triển không ngừng của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Luận văn đã nêu ra được những đóng góp to lớn và hiệu quả mà sản phẩm TTTD của CIC mang lại cho các TCTD nói riêng cũng như hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung. Trên cơ sở khảo sát các công trình nghiên cứu liên quan, các khoảng trống chưa được nghiên cứu bao gồm: - Chưa có công trình nào đánh giá hoạt động XHTD thể nhân tại CIC, cập nhật đến 31/12/2018. - Chưa có công trình nào đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị một cách có hệ thống để hoạt động XHTD tại CIC đạt mục tiêu, định hướng hoat động CIC đến năm 2025. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại CIC, mục tiêu đến năm 2020, tầm nhìn 2025 hệ thống xếp hạng tín dụng thể nhân CIC đáp ứng yêu cầu đặt ra. Để đạt mục tiêu nghiên cứu, các nhiệm vụ nghiên cứu luận văn bao gồm: Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân. Đánh giá đúng thực trạng xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại CIC, chỉ ra các kết quả đạt được, các hạn chế và nguyên nhân các hạn chế, từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại CIC. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại CIC. 4
- Thời gian khảo sát: hoạt động xếp hạng tín dung khách hàng thể nhân tại CIC giai đoạn 2015 – 2018, đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: mô hình hóa, thống kê; phân tích, tổng hợp, qui nạp, diễn dịch …. Cụ thể luận văn thu thập thông tin thứ cấp từ kho dữ liệu của Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam để phân tích, đánh giá hoạt động điểm tín dụng khách hàng thể nhân và đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động này. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn: Thứ nhất, luận văn hệ thống hóa và làm sâu sắc hơn các vấn đề cơ bản về RRTD và xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân, từ đó giúp cho cho những người quan tâm đến vấn đề xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng thể nhân (sinh viên, học viên, nhà nghiên cứu, các NHTM, các tổ chức xếp hạng…) có thể tham khảo. Thứ hai, luận văn đã khảo sát kinh nghiệm XHTD thể nhân của một số tổ chức, từ đó chỉ ra các bài học kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo tốt trong việc hoàn thiện hoạt động xếp hạng tín dụng thể nhân tại CIC nói riêng và các tổ chức có hoạt động XHTD thể nhân nói chung. Thứ ba, với nguồn dữ liệu có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy, luận văn đã đánh giá một cách đầy đủ, có hệ thống hoạt động XHTD thể nhân tại CIC đến năm 2018. Các đánh giá của luận văn sẽ giúp cho những người quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu có thể nhìn nhận đầy đủ, toàn diện hơn về hoạt động XHTD thể nhân tại CIC. Thứ tư, luận văn đã đề xuất hệ thống các giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện hoạt động XHTD tại CIC. Các giải pháp đều được luận giải trên cơ sở lý luận và thực tiễn XHTD tại CIC nên có tính khả thi cao. Các giải pháp không chỉ là những đề xuất quan trọng để hoàn thiện XHTD tại CIC đến năm 2025 mà còn có 5
- thể dùng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho những người quan tâm đến lĩnh vực XHTD thể nhân. 7. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân. Chương 2: Thực trạng hoạt động chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia Việt Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại Trung tâm thông tin tín dụng Quốc Gia Việt Nam. 6
- Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG THỂ NHÂN 1.1 Tín dụng và rủi ro tín dụng trong nền kinh tế quốc dân 1.1.1 Hoạt động tín dụng trong nền kinh tế quốc dân 1.1.1.1. Khái niệm tín dụng Tín dụng ra đời cùng với sự xuất hiện của tiền tệ. Khi một chủ thể kinh tế cần một lượng hàng hóa cho nhu cầu tiêu dùng hoặc sản xuất trong khi chưa có tiền hoặc số tiền hiện tại chưa có đủ, họ có thể sử dụng hình thức vay mượn để đáp ứng nhu cầu. Có hai cách vay mượn: vay chính loại hàng hóa đang có nhu cầu hoặc vay tiền để mua loại hàng hóa đó. Quan hệ vay mượn như vậy gọi là quan hệ tín dụng. Trong nền kinh tế hiện đại, tín dụng ngân hàng được xem là hình thức tín dụng quan trọng và phổ biến nhất. Có thể hiểu, tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng vốn giữa ngân hàng với các chủ thể kinh tế khác trong xã hội, trong đó, ngân hàng giữ vai trò vừa là người đi vay, vừa là người cho vay. [ 14, tr.235] Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng gián tiếp mà người tiết kiệm, thông qua vai trò trung gian của ngân hàng, thực hiện đầu tư vốn vào các chủ thể có nhu cầu về vốn. Vì nguồn vốn huy động có tính chất nhàn rỗi tạm thời nên tín dụng ngân hàng chủ yếu đáp ứng các nhu cầu vốn ngắn hạn. Sự tin tưởng đóng một vai trò quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của quan hệ tín dụng ngân hàng. Sự đổ bể của một khoản tín dụng không chỉ làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của một ngân hàng mà nó có thể gây phản ứng dây chuyền tới sự ổn định của toàn hệ thống vì chúng có mối quan hệ với nhau thông qua hệ thống thanh toán. Nguy hiểm hơn, điều này còn làm thiệt hại đến quyền lợi xã hội của người gửi tiền, gây ảnh hưởng không tốt đến sự ổn định xã hội. Vì thế, yêu cầu đảm bảo an toàn cho mỗi khoản tín dụng ngân hàng là điều bắt buộc. Yêu cầu này được thực hiện ngay từ khi cho vay thông qua đánh giá thẩm định tính khả thi của dự án xin vay, cho đến yêu cầu thế chấp, cầm cố 7
- và bảo lãnh khi vay và theo dõi, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay. 1.1.1.2. Đặc điểm của hoạt động tín dụng Có thể nhận thấy về thực chất tín dụng là một quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay, giữa họ có mối quan hệ với nhau thông qua sự vận động của giá trị vốn tín dụng được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ và hàng hoá từ người cho vay chuyển sang người đi vay và sau một thời gian nhất định quay về với người cho vay với lượng giá trị lớn hơn ban đầu. Tín dụng được cấu thành nên từ sự kết hợp của ba yếu tố chính là: lòng tin (sự tin tưởng vào khả năng hoàn trả đầy đủ và đúng hạn của người cho vay đối với người đi vay); thời hạn của quan hệ tín dụng (thời gian người vay sử dụng tiền vay); sự hứa hẹn hoàn trả. Và như vậy, tín dụng có các đặc điểm chủ yếu sau: Thứ nhất, tín dụng dựa trên lòng tin: Trong quan hệ tín dụng “lòng tin” được biểu hiện từ nhiều phía, không chỉ có lòng tin từ một phía của người cho vay đối với người đi vay. Nếu người cho vay không tin tưởng vào khả năng hoàn trả của người đi vay thì quan hệ tín dụng có thể không phát sinh và ngược lại, nếu người đi vay cảm nhận thấy người cho vay không thể đáp ứng được yêu cầu về khối lượng tín dụng, về thời hạn vay,…thì quan hệ tín dụng cũng có thể không phát sinh. Thứ hai, tín dụng là có tính thời hạn: khác với các quan hệ mua bán thông thường khác, quan hệ tín dụng chỉ trao đổi quyền sử dụng giá trị khoản vay chứ không trao đổi quyền sở hữu khoản vay. Người cho vay giao giá trị khoản vay dưới dạng hàng hoá hay tiền tệ cho người kia sử dụng trong một thời gian nhất định. Sau khi khai thác giá trị sử dụng của khoản vay trong thời hạn cam kết, người đi vay phải hoàn trả toàn bộ giá trị khoản vay cộng thêm khoản lợi tức hợp lý kèm theo như cam kết đã giao ước với người cho vay. Thứ ba, tín dụng là có tính hoàn trả: đây là đặc trưng thuộc về bản chất vận động của tín dụng và là dấu ấn để phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tế khác. Sau khi kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng, hoàn thành một chu kỳ sản xuất trở về trạng thái tiền tệ, vốn tín dụng được người đi vay hoàn trả cho người cho vay kèm theo một phần lãi như đã thoả thuận. 8
- 1.1.1.3 Các hình thức tín dụng Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng ngày càng phong phú và đa dạng. Trong đó, các hình thức tín dụng phổ biến bao gồm: - Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Đây là quan hệ tín dụng giữa các nhà sản xuất - kinh doanh được thực hiện dưới hình thức mua bán, bán chịu hàng hóa. Hành vi mua bán chịu hàng hóa được xem là hình thức tín dụng - người bán chuyển giao cho người mua quyền sử dụng vốn tạm thời trong một thời gian nhất định, và khi đến thời hạn đã được thỏa thuận, người mua phải hoàn lại vốn cho người bán dưới hình thức tiền tệ và cả phần lãi cho người bán chịu. - Tín dụng ngân hàng: là giao dịch tài sản giữa ngân hàng (TCTD) với bên đi vay (là các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế) trong đó ngân hàng chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán. - Tín dụng nhà nước: là quan hệ tín dụng giữa nhà nước với doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội và các cá nhân. Tín dụng nhà nước xuất hiện nhằm thỏa mãn những nhu cầu chi tiêu của ngân sách nhà nước trong điều kiện nguồn thu không đủ để đáp ứng; nó còn là công cụ để nhà nước hỗ trợ cho các ngành kinh tế yếu kém, ngành mũi nhọn và khu vực kinh tế kém phát triển, và là công cụ quan trọng để nhà nước quản lý, điều hành vĩ mô. - Tín dụng tiêu dùng: là quan hệ tín dụng giữa dân cư với doanh nghiệp, ngân hàng và các công ty cho thuê tài chính. - Tín dụng thuê mua: là quan hệ phát sinh giữa các công ty cho thuê tài chính với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân dưới hình thức cho thuê tài chính. Nó thuộc thị trường vốn - Tín dụng quốc tế: là mối quan hệ giữa các nhà nước, giữa các cơ quan nhà nước với nhau, hoặc với ngân hàng quốc tế và các tổ chức quốc tế, các cá nhân người nước ngoài và giữa các doanh nghiệp của các nước với nhau. 9
- 1.1.2. Rủi ro tín dụng 1.1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng (RRTD) là thuật ngữ được sử dụng trong hoạt động tín dụng, phản ánh khả năng không chi trả được nợ của người đi vay đối với người cho vay khi đến hạn thanh toán. RRTD xảy ra khi một hoặc một số bên không thực hiện đầy đủ, đúng nghĩa vụ tài chính với bên còn lại theo hợp đồng tín dụng đã ký kết. Với đặc trưng là hoạt động nhượng quyền sử dụng vốn, tài sản trong một khoảng thời gian nhất định trên nguyên tắc hoàn trả, việc hoàn trả gốc/lãi một khoản tín dụng luôn là mối quan tâm, là yếu tố cốt lõi khi ra quyết định cấp tín dụng cũng như quản lý một khoản tín dụng. Song trên thực tế, hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn RRTD, người cấp tín dụng không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro này mà chỉ kiểm soát ở mức mình có thể chấp nhận. [13, tr.213] 1.1.2.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng Nguyên nhân khách quan từ môi trường bên ngoài - Môi trường kinh tế: RRTD phát sinh do nền kinh tế rơi vào suy thoái, khủng hoảng, dẫn đến thất nghiệp gia tăng, người vay gặp khó khăn về tài chính, không có khả năng trả nợ NH. Tình trạng lạm phát của nền kinh tế làm cho thu nhập thực tế của người dân giảm sút, họ sẽ ưu tiên chi cho đời sống, giảm khoản chi trả nợ NH dẫn đến RRTD. Thiên tai, dịch bệnh xảy ra gây khó khăn, thua lỗ cho người dân trong hoạt động sản xuất, chăn nuôi cũng là nguyên nhân dẫn đến RRTD đối với NH. - Môi trường pháp lý: Cụ thể ở đây là do sự kém hiệu quả của cơ quan thực thi pháp luật. Trong những năm qua, Quốc hội, Chính phủ, NHNN và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng NH. Song việc triển khai vào hoạt động NH thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ. Những văn bản này đều có quy định: Trong những hợp KH không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý TSĐB nợ vay. Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì NH là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ 10
- quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc KH bàn giao tài sản đảm bảo cho NH để xử lý. - Môi trường chính trị cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tình hình chính trị xã hội không ổn định thì không chỉ riêng các khách hàng sản xuất mà cả các ngân hàng cũng khó có thể yên tâm tập trung vào đầu tư, mở rộng kinh doanh, đặc biệt là mở rộng tín dụng. Hơn nữa, sự bất ổn về chính trị xã hội sẽ dẫn đến sự mất lòng tin của dân chúng cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước, ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. - Sự tiến bộ khoa học và công nghệ: ứng dụng công nghệ 4.0 sẽ giúp ngân hàng nâng cao lợi nhuận, đảm bảo tính sẵn sàng cao cho hệ thống trong việc đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và thách thức khi quản trị và phát triển công nghệ mới như Fintech, Omni-Channel. Nguyên nhân từ phía khách hàng Người vay có thể là người gây ra RRTD khi không hoàn trả đầy đủ đúng hạn theo cam kết. Việc không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ có thể do các nguyên nhân: - Do khách hàng kinh doanh thua lỗ nên mất khả năng trả nợ. Trường hợp này rất phổ biến do khách hàng có trình độ yếu kém trong dự đoán các vấn đề kinh tế, yếu kém trong năng lực quản lý, sử dụng vốn sai mục đích, sản phẩm chất lượng thấp không bán được… Hơn nữa có rất nhiều người vay sẵn sàng lao vào những cơ hội kinh doanh mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao, mà không tính toán kỹ hoặc không có khả năng tính toán những bất trắc có thể xảy ra nên khả năng xảy ra tổn thất với ngân hàng là rất lớn. - Do khách hàng cố tình chiếm dụng vốn của ngân hàng. Để đạt được mục đích thu được lợi nhuận, nhiều khách hàng sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn để ứng phó với ngân hàng như mua chuộc hoặc cung cấp các báo cáo tài chính sai lệch. Trong trường hợp này, nếu không phát hiện ra, ngân hàng sẽ đánh giá sai về khả năng tài chính của khách và cho vay vốn với khối lượng và thời hạn không hợp lý, dẫn đến 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 69 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 90 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 72 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 76 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh An Giang
71 p | 89 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
119 p | 76 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 50 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 81 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 32 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách thu hút đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Long
127 p | 43 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
77 p | 53 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 34 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 50 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 36 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 55 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn