intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

21
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này tập trung trả lời hai câu hỏi: Năng lực cạnh tranh và các yếu tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch của BR-VT? Giải pháp nào để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển cụm ngành du lịch tỉnh BR-VT?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT -------------------------- PHẠM ANH DŨNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. Hồ Chí Minh, năm 2017
  2. ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT --------------------------- PHẠM ANH DŨNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN VĂN GIÁP TP. Hồ Chí Minh năm 2017
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu, trích dẫn trong luận văn đều được trích dẫn nguồn và chính xác nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Kết quả nghiên cứu của luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright hay trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả luận văn Phạm Anh Dũng
  4. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Văn Giáp đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright đã tạo môi trường học thuật, trang bị kiến thức, kỹ năng và tình cảm từ chương trình mà tôi đã nhận được. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô, các anh chị cán bộ nhân viên Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright đã hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và làm đề tài. Tôi xin cảm ơn đến các sở ban ngành, các doanh nghiệp đã giúp đỡ tôi thu thập số liệu hoàn thành luận văn. Tôi chân thành cảm ơn tập thể MPP8 đã hỗ trợ, động viên, khích lệ và tạo điều kiện tốt cho tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo và anh chị em đồng nghiệp Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu; Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Vũng Tàu đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về tinh thần. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến những người thân yêu trong gia đình tôi đã hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và làm luận văn trong suốt thời gian qua.
  5. iii TÓM TẮT Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) vừa là một thành phố du lịch biển nổi tiếng, vừa là cái nôi của ngành dầu khí. Trong những năm gần đây, kinh tế BR-VT luôn tăng trưởng dưới mức bình quân cả nước và phụ thuộc vào tài nguyên dầu thô, khí đốt. Những năm qua giá dầu sụt giảm đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế của tỉnh. Trước bối cảnh đó, tỉnh BR-VT đã xác định đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Do đó, nghiên cứu này tập trung trả lời hai câu hỏi: (1) Năng lực cạnh tranh và các yếu tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch của BR-VT? và (2) Giải pháp nào để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển cụm ngành du lịch tỉnh BR-VT? Qua phân tích cho thấy BR-VT có tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú, hạ tầng giao thông tốt và thuận tiện để phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau. Nghiên cứu cũng chỉ lượng khách du lịch lớn và có xu hướng tăng trưởng cao, tuy nhiên lượng khách không đồng đều. Tỷ trọng đóng góp GRDP của du lịch cũng thấp hơn so với cả nước và xu hướng trên thế giới. Kết quả nghiên cứu chỉ ra năng lực cạnh tranh của du lịch BR-VT mới ở mức trung bình và bị cạnh tranh bởi nhiều điểm du lịch tương đồng trong khu vực. Nghiên cứu cũng chỉ ra cụm ngành du lịch BR-VT đã có đầy đủ các thành phần, nhưng các thành phần này đang ở mức độ yếu, và còn tồn tại nhiều yếu tố cản trở động lực phát triển du lịch như: (i) thiếu vắng quy hoạch du lịch, (ii) tỷ lệ dự án đầu tư du lịch thấp, (iii) năng lực lao động còn hạn chế, (iv) sản phẩm du lịch đơn điệu. Kết quả là, khách du lịch đến BR-VT có thời gian lưu trú ngắn, mức chi tiêu cho du lịch thấp, dẫn đến lượng khách tuy nhiều, nhưng doanh thu du lịch thấp. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số khuyến nghị chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch BR-VT: (i) Xây dựng quy hoạch du lịch chi tiết; (ii) Nâng cao chất lượng nhân lực du lịch; (iii) Phát triển loại hình du lịch tiềm năng, hiệu quả; (iv) Rà soát các dự án đầu tư, giải quyết các vấn đề liên quan đến dự án để cải thiện tỷ lệ thực hiện dự án; (v) Nâng cao vai trò liên kết, hợp tác phát triển du lịch trong nước và quốc tế, đẩy mạnh vai trò của hiệp hội và các tổ chức du lịch trong tỉnh; (vi) Xây dựng thương hiệu du lịch BR-VT. Từ khóa: Bà Rịa – Vũng Tàu, du lịch, năng lực cạnh tranh, cụm ngành.
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii TÓM TẮT ................................................................................................................ iii MỤC LỤC ................................................................................................................ iv DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................................ v DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................ vi CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU..................................................................................... - 1 - 1.1 Bối cảnh chính sách..................................................................................... - 1 - 1.2 Vấn đề chính sách........................................................................................ - 3 - 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. - 3 - 1.4 Phương pháp nghiên cứu và khung lý thuyết ........................................... - 4 - 1.5 Nguồn thông tin dự kiến ............................................................................. - 4 - 1.6 Cấu trúc dự kiến của luận văn ................................................................... - 4 - CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU .. - 5 - 2.1 Lý thuyết về năng lực cạnh tranh .............................................................. - 5 - 2.2 Lý thuyết về cụm ngành ...................................................................................... - 5 - CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA–VŨNG TÀU .......................................................................... - 9 - 3.1 Các điều kiện nhân tố đầu vào............................................................................ - 9 - 3.1.1. Ví trị địa lý và thời tiết khí hậu................................................................. - 9 - 3.1.2 Tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng ............................................. - 10 - 3.1.3 Cơ sở hạ tầng giao thông và viễn thông ................................................. - 11 - 3.1.4 Nguồn nhân lực du lịch ........................................................................... - 14 - 3.2 Các điều kiện cầu ............................................................................................... - 16 - 3.2.1 Khách du lịch quốc tế .............................................................................. - 16 - 3.2.1 Khách nội địa ........................................................................................... - 19 - 3.3 Các ngành công nghiệp phụ trợ và có liên quan ............................................. - 23 - 3.3.1 Các thể chế hỗ trợ .................................................................................... - 23 - 3.3.2 Các ngành dịch vụ liên quan................................................................... - 24 - 3.4 Bối cảnh cho chiến lược cạnh tranh ................................................................ - 26 - 3.4.1 Đánh giá môi trường kinh doanh BR-VT dựa trên chỉ số PCI cấp tỉnh - 26 - 3.4.2 Quy hoạch du lịch và xúc tiến du lịch .................................................... - 28 - 3.4.3 Liên kết và cạnh tranh du lịch BR-VT .................................................... - 29 - 3.5 Đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch Bà Rịa– Vũng Tàu thông qua mô hình kim cương................................................................................... - 31 - CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... - 33 - 4.1 Kết luận ............................................................................................................... - 33 - 4.2 Khuyến nghị chính sách .................................................................................... - 34 - DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................ - 36 - PHỤ LỤC .......................................................................................................... - 38 -
  7. v DANH MỤC VIẾT TẮT Tiếng Việt Tiếng Anh Ký hiệu Bà Rịa – Vũng Tàu BR-VT Năng lực cạnh tranh NLCT Thành phố Hồ Chí Minh TP.HCM Văn hóa thể thao và du VHTT-DL lịch Ủy Ban Nhân Dân UBND Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product GDP Tổng sản phẩm trên địa Gross Regional GRDP bàn Domestic Product Tổ chức du lịch thế giới World Tourism UNWTO Organization Văn Hóa Thể Thảo VHTT Phòng Thương mại và Vietnam Chamber of VCCI Công nghiệp Việt Nam Commerce and Industry Chỉ số năng lực cạnh tranh Provincial PCI cấp tỉnh Competitiveness Index
  8. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Danh mục hình Hình 2.1 Khung phân tích NLCT cấp độ địa phương.................................................. - 5 - Hình 2.2 Mô hình kim cương ...................................................................................... - 6 - Hình 3.1 Bản đồ du lịch tỉnh Bà Rịa– Vũng Tàu ......................................................... - 9 - Hình 3.2 Sơ đồ cụm ngành du lịch tỉnh Bà Rịa– Vũng Tàu ...................................... - 31 - Hình 3.3 Mô hình kim cương của cụm ngành du lịch tỉnh Bà Rịa– Vũng Tàu ......... - 33 - Danh mục biểu đồ Biểu đồ 1.1 Cơ cấu GRDP BR-VT bình quân giai đoạn 2010-2015 (Giá cố định 2010).. - 1- Biểu đồ 1.2 Doanh thu và GRDP Du lịch BR-VT 2010 -2016 ................................... - 2 - Biểu đồ 1.3 Cơ cấu GRDP thực tế Bà Rịa– Vũng Tàu giai đoạn 2010 – 2015 ........... - 2 - Biểu đồ 1.4 Tăng trưởng GDP (bình quân giá so sánh 2010) Giai đoạn 2010 -2015.. - 3 - Biểu đồ 3.1 Chỉ số cơ sở hạ tầng PCI các tỉnh 2016.................................................. - 11 - Biểu đồ 3.2 Lực lượng lao động, cơ cấu lao động trong lĩnh vực du lịch BR-VT .... - 14 - Biểu đồ 3.3 Lượt khách quốc tế đến BR-VT giai đoạn 2010 - 2015 ......................... - 17 - Biểu đồ 3.4 Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế do cơ sở lưu trú phục vụ giai đoạn 2010 – 2015 ............................................................................................................... - 18 - Biểu đồ 3.5 Thời gian lưu trú bình quân khách du lịch Quốc tế BR-VT 2013.......... - 18 - Biểu đồ 3.6 Chi tiêu bình quân của khách quốc tế theo khoản chi, và theo mục đích chi tiêu tại BR-VT ........................................................................................................... - 19 - Biểu đồ 3.7 Lượt khách du lịch nội địa đến BR-VT giai đoạn 2010 – 2015 ............. - 20 - Biểu đồ 3.8 Tốc độ tăng trưởng khách du lịch nội địa giai đoạn 2010 – 2015 .......... - 20 - Biểu đồ 3.9 Chi tiêu bình quân của khách nội địa (tự túc) đến BR-VT .................... - 21 - Biểu đồ 3.10 Chi tiêu BQ của khách nội (ngoài tour) theo khoản chi và mục đích .. - 22 - Biểu đồ 3.11 Số lượng cơ sở lưu trú và phòng các cơ sở có xếp hàng BR-VT ......... - 24 - Biểu đồ 3.12 Chỉ số PCI thành phần Bà Rịa – Vũng Tàu.......................................... - 26 - Biểu đồ 3.13 Chỉ số tiếp cận đất đai PCI BR-VT giai đoạn 2010 - 2016 .................. - 27 - Danh mục bảng Bảng 3.1 Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo ................. - 14 -
  9. -1- CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh chính sách Bà Rịa-Vũng Tàu (BR-VT) là một bán đảo nằm ở vùng Đông Nam Bộ, thuộc khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, chỉ cách Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khoảng 100 km. BR- VT được biết đến là một điểm du lịch nổi tiếng với bờ biển dài khoảng 305,4 km trong đó có khoảng 156 km có bãi cát thoai thoải, nước xanh, và hơn 100.000 km2 thềm lục địa. BR- VT còn được biết đến với nhiều địa danh nổi tiếng như: Côn Đảo một di tích lịch sử và là một điểm đến hấp dẫn với hệ sinh thái phong phú; Khu suối nước nóng Bình Châu; Khu nghỉ dưỡng Hồ Tràm với casino. Với vị trị nằm sát TP.HCM, BR-VT là điểm đến lý tưởng cho du khách vào mỗi dịp cuối tuần. Nhờ hệ thống đường biển và cảng thuận tiện, BR-VT trở thành điểm đến đầu tiên của du khách quốc tế khi tham quan khu vực phía Nam bằng tàu thủy. Biểu đồ 1.1 Cơ cấu GRDP BR-VT bình quân giai đoạn 2010-2015 (Giá cố định 2010) 14% 2% 1% 9% 8% 1% 74% Dầu thô và khí đốt Công nghiệp (trừ DT và KĐ) Nông, lâm, thủy sản Xây dựng Thương mại - dịch vụ Lưu trú, nhà hàng Nguồn : Niên giám thống kê BR-VT,2015 Trong giai đoạn 2010 -2015, lượng khách nội địa và quốc tế đến BR-VT có xu hướng tăng chậm, đặc biệt là khách du lịch nội địa. Bình quân trong giai đoạn này, BR-VT thu hút được khoảng 2.444 ngàn lượt khách nội địa lưu trú và 298 ngàn lượt khách quốc tế lưu trú mỗi năm. Tuy nhiên số lượt khách quốc tế đến BR-VT tăng một cách đột biến, lên tới 344 ngàn năm 2014 và ước đạt 452 ngàn năm 2015. Mặc dù vậy doanh thu và đóng góp GRDP của ngành du lịch đối với tỉnh BR-VT còn ở mức thấp so với quy mô lượng khách của mình. Trong khi đó ngành du lịch đang trở thành ngành có tỷ trọng đóng góp GDP cao trong nước và cả thể giới. Cụ thể, năm 2015 tỷ trọng GRDP không bao gồm dầu thô và khí đốt của ngành du lịch là 2,9% cả tỉnh. Trong khi đó ngành du lịch hiện là một ngành kinh tế quan trọng tại các nước phát triển. Theo báo cáo thường niên của UNWTO (2016) tổng lượt khách du lịch trên thế giới năm 2016 đạt 1,235 triệu lượt khách, tăng thêm 46 triệu người,
  10. -2- tăng 4% so với năm 2015. Du lịch đóng góp 10% GDP thế giới, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1,5 ngàn tỷ USD, chiếm 7% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thế giới. Theo Tổng Cục Du Lịch (2014), đóng góp của ngành du lịch vào nền kinh tế Việt Nam đạt 6,49% GDP trong đó 3,68% là đóng góp trực tiếp. Như vậy ngành du lịch BR-VT hoàn toàn có cơ hội để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Biểu đồ 1.2 Doanh thu và GRDP Du lịch BR-VT 2010 -2016 Đv: triệu đồng 4.0000 4.00% 3.0000 3.00% 2.0000 2.00% 1.0000 1.00% - 0.00% 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Thu từ khách du lịch GRDP du lịch Tỷ lệ đóng góp DL Nguồn: Sở Du lịch BR-VT ,2016 Tại BR-VT dầu khí là một ngành quan trọng, đóng góp lên đến 75%vào GRDP toàn tỉnh. Tuy nhiên gần đây, giá dầu thế giới liên tục giảm ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế của tỉnh. Mặc dù là tỉnh có GRDP cao nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2010-2015 của BR-VT chỉ đạt 3%/năm, thấp nhất trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và thấp hơn so với bình quân cả nước. Nếu không có dầu thô và khí đốt tốc độ tăng trưởng cũng không cao hơn. Như vậy ngành dầu khí là một ngành quan trọng nhưng không phải là hướng phát triển kinh tế bền vững của địa phương. BR-VT cần phải tìm đến những cách thức khác để thúc đẩy nền kinh tế phát triển xứng tầm với tiềm năng của mình. Biểu đồ 1.3 Cơ cấu GRDP thực tế Bà Rịa– Vũng Tàu giai đoạn 2010 – 2015 400,000 Đv: triệu đồng Dầu thô và khí đốt Công nghiệp ( trừ DTKĐ) Nông, lâm, thủy sản 200,000 Xây dựng Thương mại - dịch vụ Thuế sản phẩm trừ 0 trợ cấp sản phẩm 2010 2011 2012 2013 2014 So bộ 2015 Nguồn : Niên giám thống kê BR-VT,2015
  11. -3- Du lịch là một trong những ngành có nhiều lợi thế và triển vọng trở thành một trong những ngành kinh tế có mức đóng góp cho nền kinh tế BR-VT. Do đó, BR-VT cần phải có những chính sách để tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Biểu đồ 1.4 Tăng trưởng GDP (bình quân giá so sánh 2010) Giai đoạn 2010 -2015 Tiền Giang Long An Tây Ninh Bình Phước TP Hồ Chí Minh Bình Dương Đồng Nai Bà Rịa - Vũng Tàu Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Cả nước 0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14% Nguồn : Niên giám thống kê BR-VT, 2015 1.2 Vấn đề chính sách BR-VT là tỉnh có GRDP cao, và có nhiều đóng góp lớn vào GDP cả nước. Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế BR-VT luôn ở mức thấp. Bên cạnh đó việc phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên là dầu thô và khí đốt đang có xu hướng cạn kiệt và giảm giá đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế BR-VT. Trước bối cảnh đó, BR-VT phải tìm hướng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và thoát khỏi phụ thuộc vào tài nguyên dầu khí. Du lịch là một hướng đi bền vững và phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới. Tuy nhiên hiện tại đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của BR-VT của du lịch còn thấp, thấp hơn so với cả nước và thế giới. Do đó, muốn ngành du lịch trở thành một ngành có tiềm năng để góp phần vào tăng trưởng kinh tế BR-VT cần phải có những chính sách để phát triển ngành du lịch trước bối cảnh kinh tế mới của địa phương. Câu hỏi chính sách Câu hỏi 1: Năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch của Tỉnh BR-VT hiện nay như thế nào? Câu hỏi 2: Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển cụm ngành du lịch tỉnh BR-VT? 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh BR-VT.
  12. -4- Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong khoảng thời gian từ 2010- 2016 và trong khuôn khổ phân tích đánh giá các hoạt động và chính sách địa phương của các đối tượng tham gia cụm ngành du lịch tại BR-VT. Các tỉnh thành có điểm đến du lịch về biển, đảo và có sự cạnh tranh với BR-VT như Bình Thuận, Khánh Hòa, Đà Nẵng. 1.4 Phương pháp nghiên cứu và khung lý thuyết Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính dựa trên việc phân tích các số liệu thứ cấp từ Tổng cục Thống kê, Tổng cục Thuế, Tổng cục Du lịch và các số liệu của Sở VHTT, Sở Du lịch tỉnh BR-VT. Đồng thời nghiên cứu sử dụng các số liệu sơ cấp từ khảo sát khách du lịch và phỏng vấn chuyên gia của các lĩnh vực có liên quan đến cụm ngành du lịch. Nghiên cứu sử dụng khung lý thuyết về năng lực cạnh tranh và lý thuyết về cụm ngành của GS. Micheal Porter để tiến hành phân tích năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch BR- VT. 1.5 Nguồn thông tin dự kiến Tác giả thu thập thông tin từ niên giám thống kê, số liệu từ các báo cáo của UBND tỉnh, sở VHTT-DL, hiệp hội Du lịch, Tổng cục thống kê, cục Thuế, các sở ban ngành liên quan của tỉnh BR-VT, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đà Nẵng, và các số liệu từ các báo cáo, khảo sát, nghiên cứu khác. Tác giả cũng tiến hành phỏng vấn một số đối tượng có liên quan để thu thập một số thông tin qua đó củng cố các phân tích của mình. 1.6 Cấu trúc dự kiến của luận văn Cấu trúc luận văn chia làm 4 chương. Trong đó Chương 1, tác giả nêu lên bối cảnh chính sách nhằm khẳng định BR-VT cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhằm thúc đầy tăng trưởng kinh tế. Chương 2 tác giả mô tả khung phân tích và các lý thuyết dùng để phân tích cụm ngành du lịch, đồng thời sơ lược các nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch và các bài học kinh nghiệm phát triển du lịch trong nước và quốc tế. Chương 3 tác giả phân tích cụm ngành du lịch BR-VT. Chương 4, tác giả đưa ra kết luận và các khuyến nghị chính sách.
  13. -5- CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU 2.1 Lý thuyết về năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh được các cấp chính quyền quan tâm nhằm định vị năng lực nội tại của địa phương. Và trên cơ sở đó, các nhà hoạch định chính sách có thể đưa ra các quyết định nhằm đạt hiệu quả phát triển lợi thế của địa phương. Có nhiều lý thuyết về năng lực cạnh tranh, trong khuôn khổ bài viết này tác giả sử dụng khung lý thuyết về năng lực cạnh tranh quốc gia của Michael Porter (1990, 1998, 2008) và được điều chỉnh cho phân tích năng lực cạnh tranh cấp (NLCT) tỉnh bởi Vũ Thành Tự Anh (2012). Theo lý thuyết NLCT của Michael Porter, yếu tố duy nhất quyết định tới NLCT là năng suất, trong đó năng suất được đo bằng giá trị gia tăng do một đơn vị lao động (hay một đơn vị vốn) tạo ra trong một đơn vị thời gian. Năng suất là nhân tố quyết định quan trọng nhất quyết định thu nhập và mức sống trong dài hạn. Để tăng trưởng năng suất bền vững đòi hỏi nền kinh tế phải được liên tục nâng cấp (Micheal Poter, 2008). Như vậy, yếu tố cốt lõi của năng lực cạnh tranh là năng suất, và theo Michael Porter các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và tốc độ tăng trưởng năng suất gồm 3 nhóm: (i) Các yếu tố tự nhiên của quốc gia; (ii) Các yếu tố NLCT cấp độ vĩ mô; và (iii) Các yếu tố NLCT cấp độ vi mô. Tuy nhiên, trong khuổn khổ nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của tỉnh BR-VT, tác giả sử dụng khung phân tích được điều chỉnh cho địa phương của Vũ Thành Tự Anh (2012) được trình bày trong hình sau: Hình 2.1 Khung phân tích NLCT cấp độ địa phương Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2012) 2.2 Lý thuyết về cụm ngành
  14. -6- Khái niệm cụm ngành là một thuật ngữ nhằm mô tả sự tập trung về mặt địa lý của các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong cùng một lĩnh vực, hoặc một số lĩnh vực có liên quan. Theo thời gian khái niệm này được Micheal Porter và nhiều học giả sử dụng rộng rãi và phát triển để mô tả năng lực cạnh tranh ở nhiều cấp độ phân tích bao gồm công ty, ngành, quốc gia và vùng. Trong đánh giá về năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch BR-VT, tác giả sử dụng khái niệm về cụm ngành theo định nghĩa của Michael Porter. Theo đó: Cụm ngành là “sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp, các nhà cung ứng và các doanh nghiệp có tính liên kết cũng như của các công ty trong các ngành có liên quan và các thể chế hỗ trợ (ví dụ như các trường đại học, cục tiêu chuẩn, hiệp hội thương mại…) trong một số lĩnh vực đặc thù, vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau”. Như vậy, cụm ngành được cấu thành bởi hai yếu tố, thứ nhất là sự tập trung về mặt địa lý của các hoạt động kinh doanh. Sự tập trung về mặt địa lý giúp cho các hoạt động của cụm ngành tận dụng được lợi thế so sánh, giảm chi phí giao dịch qua đó đẩy mạnh năng lực cạnh tranh nội tại của cụm ngành. Yếu tố thứ hai là “tính liên kết” của các thành phần trong cùng một cụm ngành, và với các ngành liên quan, và thể chế hỗ trợ. Đây chính là yếu tố cốt lõi để thay đổi năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong cụm. Với sự liên kết hỗ trợ mang tính cạnh tranh và hợp tác sẽ thức đẩy quá trình hoạt động, tạo ra sự lan tỏa, hiệu ứng theo quy mô cho các doanh nghiệp. Phương pháp đánh giá NLCT dựa vào mô hình kim cương của Micheal Porter bao gồm 4 nhóm yếu tố, tạo thành 4 đỉnh của hình thoi bao gồm: (i) các điều kiện nhân tố sản xuất; (ii) các điều kiện nhu cầu; (iii) các ngành công nghiệp phụ trợ và có liên quan; (iv) bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo phương pháp này để tạo ra tính đổi mới và làm tăng năng suất ngoài các yếu tố hữu hình như các lợi thế về nhân tố sản xuất, nhu cầu của người tiêu dùng… còn có các nhóm nhân tố vô hình khác ngày càng đóng vai trò quan trọng cho việc cải thiện năng suất, và tăng trưởng năng suất. Ngoài ra, để nhấn mạnh vai trò trong việc hoạch định các chính sách nhằm tạo ra sân chơi bình đẳng, một nhóm yếu tố về vai trò của chính quyền địa phương được điều chỉnh đưa vào mô hình kim cương (hình 2.2) Hình 2.2 Mô hình kim cương
  15. -7- Nguồn: Micheal Porter (2008); Vũ Thành Tự Anh (2011) 2.4 Tổng quan một số nghiên cứu trước Theo nghiên cứu của Thôi Ngọc Đoan Thùy (2014), tác giả đã sử dụng khung phân tích năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cho BR-VT, qua đó kết luận BR-VT có nhiều tiềm năng để phát triển cụm ngành logistic và cụm ngành du lịch. Tác giả đã chỉ ra lợi thế của tỉnh BR- VT như: vị trí địa lý và tài nguyên biển đảo, hạ tầng kỹ thuật, trình độ phát triển cụm ngành và chính sách tài khóa. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra cản trở đến năng lực cạnh tranh của Tỉnh BR-VT là môi trường kinh doanh, chất lượng nguồn nhân lực thấp, trình độ doanh nghiệp và quy mô địa phương. Tác giả đã phân tích và đưa ra các gợi ý chính sách cho việc phát triển cụm ngành logistics mà chưa đi sâu vào phân tích cụm ngành du lịch. Theo nghiên cứu của Nguyễn Vũ Hà Giang (2012), dựa trên khung phân tích năng lực cạnh tranh, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cụm ngành du lịch của tỉnh Bình Thuận, tác giả đề xuất các giải pháp chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch như xây dựng hình ảnh điểm đến an toàn thân thiện, tạo ra nhiều không gian và sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cao, nâng cao chất lượng và năng lực của lực lượng lao động trong ngành du lịch. Tác giả cũng phân tích tính cạnh tranh gay gắt của du lịch nội địa, đặc biệt là cạnh tranh giữa Vũng Tàu và Bình Thuận là hai điểm du lịch biển có vị trí gần nhau, cạnh tranh trực tiếp về điểm đến du lịch biển. Theo nghiên cứu của Vũ Văn Đông (2014) với đề tài Phát triển bền vững du lịch tỉnh BR- VT. Tác giả sử dụng khung phân tích bền vững để nhận diện thực trạng phát triển du lịch bền vững của tỉnh BR-VT. Từ đó đề xuất xây dựng các chiến lược phát triển du lịch đảm
  16. -8- bảo tính bền vững. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã sử dụng phương pháp định tính và phương pháp định lượng bằng cách tiến hành khảo sát điều tra bằng phương pháp thang đo bao gồm 12 nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững tỉnh BR-VT gồm: Kinh tế; Xã hội; Môi trường; Tự nhiên; Nhân văn; Sản phẩm du lịch; Chất lượng dịch vụ; Nguồn nhân lực; Cơ sở hạ tầng; Cơ sở vật chất kỹ thuật, Quản lý nhà nước; Hoạt động phát triển du lịch. Từ kết quả phân tích, tác giả đã chỉ ra để phát triển du lịch bền vững cho tỉnh BR- VT cần tập trung vào các hoạt động kinh tế, các hoạt động xã hội, các hoạt động môi trường và chất lượng sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên nghiên cứu vẫn chưa phân tích đến các yếu tố về năng lực cạnh tranh, tác động cạnh tranh từ những địa phương, điểm đến xung quanh. Nghiên cứu cũng chưa làm rõ được tác động và sự liên kết của các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch BR-VT Theo nghiên cứu của Nguyễn Nam Thắng (2015), tác giả đã xây dựng được mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh cho lĩnh vực du lịch dựa trên các mô hình năng lực cạnh tranh trên thế giới. Thông qua việc đánh giá tiềm năng và thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam giai đoạn 2020 – 2030, tác giả đã chọn tỉnh BR-VT làm đại điện để tiến hành phân tích mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch và xếp hạng cạnh tranh phù hợp với thực tiễn. Kết quả phân tích cho thấy năng lực cạnh tranh du lịch của BR- VT ở mức Khá, đạt 2,7/5 điểm. Mặc dù vậy phương pháp định lượng của tác giả sử dụng bảng khảo sát các doanh nghiệp theo phương pháp thang đo chưa đảm bảo tính chính xác, xác thực trong việc đánh giá vì mang tính chủ quan và khả năng nhận thức của người được hỏi. Bên cạnh đó mặc dù có sử dụng mô hình tương tự như mô hình năng lực cạnh tranh của Micheal Porter nhưng tác giả không đánh giá được tính cạnh tranh giữa các cụm ngành du lịch của BR-VT và các điểm đến du lịch của các tỉnh thành hiện có khả năng cạnh tranh cao như Bình Thuận, Khánh Hòa, Đà Nẵng. Tuy nhiên các nghiên cứu về du lịch của BR-VT đều chỉ ra rằng BR-VT có nhiều lợi thế tự nhiên để phát triển du lịch. Và thực tế năng lực cạnh tranh của ngành du lịch chưa cao, và có sự cạnh tranh của các điểm đến khác trong nước. Vì vậy du lịch BR-VT cần phải có những thay đổi để phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của BR-VT.
  17. -9- CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA–VŨNG TÀU 3.1 Các điều kiện nhân tố đầu vào 3.1.1. Ví trị địa lý và thời tiết khí hậu Vị trí địa lý1 Hình 3.1 Bản đồ du lịch tỉnh Bà Rịa– Vũng Tàu Nguồn: Sở VHTT và Du lịch Tỉnh BR-VT là một trong những trọng điểm du lịch khu vực Đông Nam Bộ và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm trên trục đường xuyên Á có địa giới hành chính chung dài 16,33 km với TP.HCM ở phía Tây, 116,5 km với Đồng Nai ở phía Bắc, 29,26 km với Bình Thuận ở phía Đông, Nam và Tây Nam là biển Đông. Tỉnh BR-VT là điểm đến du lịch biển gần nhất, thời gian di chuyển ngắn nhất so với các điểm đến du lịch biển khác từ TP. HCM2– Trung tâm của khu vực phía Nam. Thời tiết khí hậu 1 Tổng hợp từ http://www.bariavungtautourism.com.vn 2 Khoảng cách đến BR-VT là 100km và chỉ mất 2 giờ xe ô tô
  18. - 10 - Theo niên Niên giám thống kê BR-VT (2015) khí hậu, BR-VT thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm chia hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 28°C, tháng thấp nhất khoảng 25 °C, tháng cao nhất khoảng 31°C. Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2600 giờ. Lượng mưa trung bình 1600mm, độ ẩm khoảng 18%. Địa hình3 Địa hình BR-VT tương đối bằng phẳng, có xu hướng dốc ra biển. Địa hình tỉnh có thể chia làm 4 vùng: bán đảo hải đảo, vùng đồi núi bán trung du và vùng thung lũng đồng bằng ven biển. Bán đảo Vũng Tàu dài và hẹp diện tích 82,86 km2, độ cao trung bình 3- 4m so với mặt biển. Hải đảo bao gồm quần đảo Côn Lôn và đảo Long Sơn. Vùng đồi núi bán trung du nằm ở phía Bắc và Đông Bắc tỉnh phần lớn ở huyện Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc. Ở vùng này có vùng thung lũng đồng bằng ven biển bao gồm một phần đất của các huyện Tân Thành, Long Điền, Bà Rịa, Đất Đỏ. Khu vực này có những đồng lúa nước, xen lẫn những vạt đồi thấp và rừng thưa có những bãi cát ven biển. Như vậy vị trí địa lý thuận lợi cũng như điều kiện về thời tiết và khí hậu là một thuận lợi lớn cho BR-VT phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch biển và có thể khai thác hầu hết các thời điểm trong năm. 3.1.2 Tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng Tài nguyên du lịch biển, đảo4. Thiên nhiên ưu đãi cho BR-VT, với bờ biển dài 305,4 km (bao gồm cả Côn Đảo), trong đó khoảng 70 km có bãi cát thoai thoải, nước xanh trở thành lợi thế để khai thác du lịch biển cho BR-VT. Rất nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng trải dài từ thành phố Vũng Tàu đến Bình Châu như: Bãi trước, Bãi Sau, Bãi Dâu, Bãi Dứa, Hồ Tràm, Long Hải, Bãi Cốc…. khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu, Phước Bửu. Diện tích thềm lục địa trên 100.000 km2 tạo ra một tiềm năng to lớn để phát triển các ngành kinh tế biển. Với 661 loài cá, 35 loài tôm, 23 loài mực, hàng ngàn loài tảo, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng hải sản có thể khai thác tối đa hàng năm từ 150.000 – 170.000 tấn. Điều này mang đến giá trị khai thác du lịch cao đối với khách du lịch khi phát triển du lịch biển kết hợp với ẩm thực hải sản. 3 Tổng hợp từ http://www.bariavungtautourism.com.vn 4 Tổng hợp từ http://info.baria-vungtau.gov.vn
  19. - 11 - Tài nguyên rừng5. Ngoài biển và đảo, thiên nhiên còn ưu ái cho BR-VT tài nguyên rừng, có khoảng 700 loài thực vật gỗ và thân thảo, và hơn 200 loài động vật. Diện tích rừng lên đến 34.592 ha chiếm 17,5% diện tích tự nhiên, trong đó rừng tự nhiên là 15.993 ha, rừng trồng là 14.253 ha. Rừng chủ yếu tập trung vào các khu vực huyện Xuyên Mộc, Bình Châu và Côn Đảo. Hiện tại BR-VT có các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia Côn Đảo. Có thể nói với hệ sinh thái rừng và biển là một trong những điều kiện thuận lợi để cho tỉnh BR-VT phát triển hệ du lịch sinh thái. Hiện tại so với các tỉnh khác như vườn Quốc gia Nam Cát Tiên của Đồng Nai, du lịch sinh thái của BR-VT chưa thực sự phát triển. Tài nguyên du lịch di tích lịch sử, cách mạng, văn hóa. Hiện tại tỉnh BR-VT có 31 di tích được Nhà Nước công nhận xếp hạng quốc gia và 152 di tích được tiến hành kiểm kê, phản ánh tiềm năng được lưu truyền qua nhiều thế hệ ( Bảo tàng Tổng hợp BR-VT, 2014). Không chỉ vậy BR-VT còn là cái nôi của cách mạng, có nhiều địa điểm di lịch lịch sử cách mạng. Hơn thế BR-VT cũng có nhiều lễ hội dân gian được diễn ra hàng năm, đặc biệt là giai đoạn trước và sau Tết nguyên đán. (Phụ lục 6) Như vậy BR-VT có nhiều tài nguyên du lịch, đa dạng, phong phú, nhiều cơ hội lựa chọn khai thác sản phẩm du lịch, là điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch BR-VT. 3.1.3 Cơ sở hạ tầng giao thông và viễn thông Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ BR-VT xếp thứ 6 trong đánh giá chỉ số hạ tầng của VCCI năm 2015 bao gồm 4 nhóm yếu tố: khu công nghiệp, nặng lượng/điện thoại, đường bộ, dịch vụ internet. Năm 2016 BR- VT xếp thứ 3 toàn quốc. (Biểu đồ 3.1) Hiện tại BR-VT đang quản lý 3 quốc lộ 51, 56 và 55. Trong đó quốc lộ 51 kết nối trực tiếp với Đồng Nai và TP.HM, đặc biệt cao tốc Long Thành – Dầu Giây và dự án mở rộng quốc lộ 51 đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển từ TP.HCM xuống BR-VT. Mạng lưới đường bộ của BR-VT bao gồm 3.986,72 km, tạo thành mạng lưới lưu thông thuận tiện cho việc di chuyển đến các tỉnh khác và trong nội tỉnh. Dự án Đường ven biển đang triển khai, khi hoàn thành sẽ hỗ trợ cho hoạt động du lịch ven biển.6 Biểu đồ 3.1 Chỉ số cơ sở hạ tầng PCI các tỉnh 2016 5 Tổng hợp từ http://info.baria-vungtau.gov.vn 6 Tổng hợp từ http://sogtvt.baria-vungtau.gov.vn
  20. - 12 - Khu công nghiệp Đường giao thông Năng lượng/điện thoại Dịch vụ Internet Bình Dương (1) Đà Nẵng (2) Bà Rịa - Vũng Tàu (3) Tp. Hồ Chí Minh (9) Hà Nội (25) Cần Thơ (35) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Nguồn : VCCI ,2016 Cơ sở hạ tầng giao thông đường biển, đường thuỷ nội bộ Hệ thống cảng biển và vị trí thuận tiện đã giúp BR-VT thời gian qua đón nhiều tàu du lịch 5 sao lớn trên thế giới đến Việt Nam. Theo Cảng vụ Hảng hải Vũng Tàu, hiện tại các cảng được đón tàu khách du lịch quốc tế gồm: Cảng quốc tế Sài Gòn Việt Nam (SITV), cảng quốc tế SP-PSA và cảng Cái Mép Hạ. Sau khi tàu cập cảng, có ba đơn vị lữ hành trực tiếp đưa khách tham quan du lịch là Công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch Tân Hồng, Công ty trách nhiệm hữu hạn Destination Asia Việt Nam và OSC Việt Nam Travel. Đến thời điểm này có hơn 114 ngàn lượt khách du lịch quốc tế đến BR-VT bằng đường biển. Tuy nhiên, lượng khách tham gia tour tham quan BR-VT rất ít. Hệ thống cảng thủy nội địa với hơn 20 sông rạch với chiều dài khoảng 200 km với một số cửa sông và bờ biển rất thích hợp cho việc phát triển cảng sông, cảng biển như: Sông Thị Vải, sông Dinh, vùng biển Sao Mai - Bến Đình, Phước Tỉnh, Lộc An, Bến Đầm (Côn Đảo), Long Sơn. Vận tải hành khách bằng đường biển có các tuyến: Vũng Tàu – Côn Đảo, 2 chuyến/ngày, thời gian di chuyển từ 8-12 tiếng, với sức chứa khoảng 500 hành khách nhằm đảm bảo cho việc đi lại của du khách và hơn 7000 cư dân trên đảo; Tuyến Côn Đảo – Sóc Trăng mới được khai thác trong năm 2017 với thời gian di chuyển 2,5 tiếng, phục vụ kết nối du lịch khu vực Miền Tây và Côn Đảo. Hệ thống vận chuyển hành khách đường thủy nội địa có tuyến TP.HCM – Vũng Tàu với thời gian di chuyển 1 tiếng 30 phút bằng tàu cánh ngầm và là loại hình được du khách ưa chuộng. Tuy nhiên sau sự cố năm 2013, các tuyến đã tạm dừng khai thác cho tới năm 2017 sau khi được nâng cấp, một số tàu đã đưa vào khai thác trở lại. Ngoài ra mới đây từ năm 2014, công ty Maria Vũng Tàu đã đưa vào khai thác Bến du thuyền Maria nằm ở vị trí đắc địa trên dòng Sông Dinh, phía trước là đảo Long Sơn và
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2