intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phân tích chi phí và lợi ích của việc phục hồi rừng ngập mặn tại đầm Thị Nại - Tỉnh Bình Định

Chia sẻ: Ganuongmuoimatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

39
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn tại đầm Thị Nại – tỉnh Bình Định và tiến hành phân tích lợi ích – chi phí của các phương án sử dụng tài nguyên này để lựa chọn phương án hợp lý nhất trong việc quản lý ĐNN. Phạm vi nghiên cứu là vùng ĐNN tại đầm Thị Nại – tỉnh Bình Định.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phân tích chi phí và lợi ích của việc phục hồi rừng ngập mặn tại đầm Thị Nại - Tỉnh Bình Định

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ————————— CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT VÕ VIỆT HÙNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ LỢI ÍCH CỦA VIỆC PHỤC HỒI RỪNG NGẬP MẶN TẠI ĐẦM THỊ NẠI - TỈNH BÌNH ĐỊNH Ngành : Chính sách công Mã số : 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN HỮU TUẤN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013 Tác giả luận văn Võ Việt Hùng
  3. ii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................i MỤC LỤC ................................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .............................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................................... vii Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................................. 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu và vấn đề chính sách .......................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của luận văn và câu hỏi nghiên cứu ...................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu của luận văn ....................................................................................................... 2 1.2.1.1. Mục tiêu tổng quát ......................................................................................................... 2 1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................................... 2 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................... 3 1.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................... 3 1.3.1. Phương pháp kế thừa ........................................................................................................ 3 1.3.2. Phương pháp điều tra xã hội học ...................................................................................... 3 1.3.3. Phương pháp xử lý thống kê ............................................................................................. 3 1.3.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp ..................................................................................... 3 1.3.5. Phương pháp đánh giá giá trị tài nguyên và môi trường................................................... 4 1.4. Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................................................ 4 1.5. Cấu trúc luận văn: ................................................................................................................ 4 Chương 2: KHUNG PHÂN TÍCH ........................................................................................... 5 2.1. Khung phân tích định giá các giá trị kinh tế của rừng ngập mặn ........................................ 5
  4. iii 2.2. Khung phân tích lợi ích chi phí của dự án phục hồi rừng ngập mặn ................................... 6 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 8 3.1. Qui trình nghiên cứu ............................................................................................................ 8 3.1.1. Quy trình đánh giá giá trị kinh tế ...................................................................................... 8 3.1.2. Quy trình phân tích lợi ích – chi phí ............................................................................... 10 3.2. Các phương pháp được sử dụng trong luận văn ................................................................ 13 3.2.1. Phương pháp giá thị trường (Market Price) .................................................................... 14 3.2.2. Phương pháp chi phí thiệt hại tránh được (Cost Avoided Method) ................................ 15 3.2.3. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contigent Valuation Method) ................................ 15 3.3. Cách thu thập dữ liệu ......................................................................................................... 16 3.4. Cách xác định cỡ mẫu ........................................................................................................ 17 Chương 4: ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ CỦA VIỆC PHỤC HỒI RỪNG NGẬP MẶN TẠI ĐẦM THỊ NẠI ............................................. 18 4.1. Đánh giá các giá trị kinh tế của rừng ngập mặn tại đầm Thị Nại – tỉnh Bình Định .......... 18 4.1.1. Đánh giá các giá trị sử dụng trực tiếp của rừng ngập mặn tại đầm Thị Nại – tỉnh Bình Định .......................................................................................................................................... 18 4.1.1.1. Giá trị nuôi trồng thủy sản (NTTS) .............................................................................. 18 4.1.1.2. Giá trị đánh bắt thủy sản (ĐBTS) ................................................................................ 19 4.1.1.3. Thu nhập trực tiếp từ việc khoán nhận chăm sóc bảo vệ RNM ................................... 22 4.1.2. Đánh giá các giá trị sử dụng gián tiếp của rừng ngập mặn tại đầm Thị Nại – tỉnh Bình Định .......................................................................................................................................... 22 4.1.2.1. Giá trị hỗ trợ sinh thái cho nuôi trồng thủy sản .......................................................... 22 4.1.2.2. Giá trị bảo vệ bờ đìa cho nuôi trồng thủy sản của RNM............................................. 25
  5. iv 4.1.2.3. Giá trị cố định cacbon ................................................................................................. 26 4.1.3. Đánh giá các giá trị phi sử dụng của rừng ngập mặn tại đầm Thị Nại – tỉnh Bình Định 27 4.1.4. Tổng giá trị kinh tế toàn phần của rừng ngập mặn tại đầm Thị Nại – tỉnh Bình Định ... 28 4.2. Phân tích lợi ích chi phí của việc phục hồi và bảo tồn rừng ngập mặn tại đầm Thị Nại – tỉnh Bình Định ................................................................................................................ 29 4.2.1. Chi phí và lợi ích dự án khôi phục 150 ha rừng ngập mặn ............................................. 29 4.2.2. Phân tích lợi ích – chi phí của các phương án sử dụng đất nước tại đầm Thị Nại – tỉnh Bình Định .................................................................................................................................. 30 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ............................................ 33 5.1. Kết luận .............................................................................................................................. 33 5.2. Khuyến nghị chính sách ..................................................................................................... 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 36 PHỤ LỤC 01: ........................................................................................................................... 38 PHỤ LỤC 02: ........................................................................................................................... 42 PHỤ LỤC 03: ........................................................................................................................... 53 PHỤ LỤC 04: ........................................................................................................................... 55 PHỤ LỤC 05: ........................................................................................................................... 57 PHỤ LỤC 06: ........................................................................................................................... 63 PHỤ LỤC 07: ........................................................................................................................... 65 PHỤ LỤC 08: ........................................................................................................................... 67
  6. v LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới thầy TS. Trần Hữu Tuấn – giảng viên khoa Kinh Tế và Phát Triển – trường Đại học Kinh Tế Huế đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn. Thầy đã có những chỉ dẫn tận tình và những góp ý sâu sắc giúp tôi có định hướng và từng bước hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Xuân Thành – giảng viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright - Đại học Kinh tế TP HCM, thầy đã có những ý kiến đóng góp quý báu và giúp tôi định hình nội dung nghiên cứu từ những ngày đầu tiên. Đồng thời tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các quý thầy cô tại chương trình đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức, chia sẽ những hiểu biết thực tế giúp tôi có đầy đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện nghiên cứu này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên với sự hiểu biết còn hạn hẹp và nguồn lực giới hạn, Luận văn không thể tránh những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chia sẻ của quý thầy cô, các anh chị và các bạn quan tâm đến chủ đề này để luận văn được hoàn thiện hơn.
  7. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ACCCRN Mạng lưới các thành phố ở châu Á có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu (Asian Cities Climate Change Resilience Network) BĐKH Biến đổi khí hậu CBDRM Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (Community – based Disaster Risk Management) CCCO Văn phòng điều phối về biến đổi khí hậu (Climate Change Coordination Officer) ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long ĐBTS Đánh bắt thủy sản ĐDSH Đa dạng sinh học ĐNN Đất ngập nước EEPSEA Chương trình kinh tế môi trường Đông Nam Á Economy and Environment Program for Southeast Asia HST Hệ sinh thái ISET Viện chuyển đổi môi trường và xã hội (Institute for Social and Environmental Transition) IUCN Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (International Union for Conservation of Nature) NLTS Nguồn lợi thủy sản NTTS Nuôi trồng thủy sản RNM Rừng ngập mặn TNMT Tài nguyên môi trường TNTN Tài nguyên thiên nhiên VEPA Tổng Cục bảo vệ môi trường Việt Nam (Vietnam Environmental Protection Agency) VQG Vườn quốc gia
  8. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 3.1 Thiết kế các lựa chọn chính sách ................................................................................ 10 Bảng 4.1 Thống kê mô tả về hoạt động nuôi trồng thủy sản ở các hộ điều tra.......................... 18 Bảng 4.2 Lợi nhuận nuôi trồng thủy sản của các hộ điều tra..................................................... 19 Bảng 4.3 Giá trị đánh bắt thủy sản bình quân trên hộ ............................................................... 20 Bảng 4.4 Chi phí hoạt động đánh bắt thuỷ sản bình quân trên hộ ............................................. 20 Bảng 4.5 Lợi nhuận bình quân hộ đánh bắt trên năm ................................................................ 21 Bảng 4.6 Giải thích các biến trong mô hình hàm sản xuất ........................................................ 23 Bảng 4.7 Kết quả hàm sản xuất nuôi tôm từ các hộ điều tra ..................................................... 23 Bảng 4.8 So sánh hình thức nuôi trồng thủy sản có cây ngập mặn và không có cây ngập mặn quanh ao ..................................................................................................................................... 24 Bảng 4.9 Giá trị cung cấp sinh khối của một số khu rừng ngập mặn ở Việt Nam .................... 27 Bảng 4.10 Tổng giá trị kinh tế của rừng ngập mặn ................................................................... 28 DANH MỤC HÌNH ẢNH Trang Hình 2.1 Tổng giá trị kinh tế toàn phần của ĐNN ....................................................................... 6 Hình 3.1 Quy trình đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN .................................................................. 8 Hình 3.2 Quy trình phân tích lợi ích – chi phí ........................................................................... 10 Hình 3.3 Phân loại các phương pháp đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN .................................... 14
  9. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU PHẦN PHỤ LỤC Trang Bảng 1.1 Tổng chi phí dự án khôi phục 150 ha rừng ngập mặn ................................................ 38 Bảng 1.2 : Tổng lợi ích dự án khôi phục 150 ha rừng ngập mặn .............................................. 39 Bảng 1.3 Lợi ích của hoạt động NTTS và ĐBTS ...................................................................... 40 Bảng 1.4 Chi phí và lợi ích dự án khôi phục 150 ha RNM ....................................................... 41 Bảng 1.1: Thông tin về số hộ và diện tích nuôi trồng thủy sản ở 3 xã/phường ......................... 43 Bảng 1.2: Phân bổ mẫu điều tra hộ nuôi trồng và đánh bắt của 3 xã/phường ........................... 44 Bảng 1.3: Thông tin chung về hộ điều tra.................................................................................. 44 Bảng 1.4: Số hộ đánh bắt thủy sản trên đầm Thị Nại ................................................................ 44 Bảng 1.5: Phân phối về người trả lời theo xã/phường ............................................................... 45 Bảng 1.6: Tầm độ quan trọng của các chức năng RNM đầm Thị Nại ....................................... 49 Bảng 1.7: Mức độ quan trọng của các chức năng của RNM đầm Thị Nại ................................ 49 DANH MỤC HÌNH ẢNH PHẦN PHỤ LỤC Trang Hình 1: Bản đồ đầm Thị Nại và địa bàn nghiên cứu ................................................................. 43 Hình 2: Giới tính của người trả lời ............................................................................................ 45 Hình 3: Trình độ giáo dục của những người trả lời ................................................................... 46 Hình 4: Nghề nghiệp của người trả lời ...................................................................................... 47 Hình 5: Ý kiến của người trả lời về việc phục hồi RNM ở Thị Nại .......................................... 48 Hình 6. Đánh giá của người trả lời về kịch bản hiện tại của việc quản lý RNM ....................... 50
  10. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Bối cảnh nghiên cứu và vấn đề chính sách Việt Nam có một hệ thống tài nguyên đất ngập nước (ĐNN) rất phong phú và đa dạng với diện tích hơn 10 triệu ha1 phân bố rộng khắp cả nước, gồm nhiều loại hình đa dạng như đầm phá, đầm lầy, bãi bồi cửa sông, rừng ngập mặn ven biển, ao hồ tự nhiên và nhân tạo. Đầm Thị Nại có diện tích 5.060 ha, nằm ở vùng cửa sông đổ ra biển, có bãi triều rộng nên hệ sinh thái trong đầm khá phong phú và đa dạng. Trước đây, đầm Thị Nại có đến 1.000 ha rừng ngập mặn và 200 ha thảm cỏ biển, bảo đảm sự sinh trưởng, phát triển của nguồn lợi thủy sản và duy trì sự ổn định về môi trường sinh thái ở khu vực đầm2. Đầm phá Thị Nại là một trong những đầm phá lớn nhất của Việt Nam có sự tồn tại của rừng ngập mặn (RNM), đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các nguồn thu nhập cho các hộ gia đình và cộng đồng người dân sống xung quanh đầm. Mặc dù có vai trò quan trọng đối với hệ thống kinh tế, xã hội và môi trường nhưng hệ sinh thái ĐNN tại Việt Nam đang bị suy giảm một cách nghiêm trọng. Trong thập kỷ qua, ước tính có khoảng 180.000 ha rừng ngập mặn ven biển đã bị mất, thay vào đó là các đầm nuôi trồng thủy sản, các công trình phục vụ du lịch, giao thông, thương mại3. Ngoài ra, ĐNN cũng chịu sự thay đổi mạnh mẽ về chất lượng do một số nguyên nhân mà trước hết là do ô nhiễm công nghiệp: các chất thải từ sản xuất công nghiệp, tàu thuyền gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng các sông hồ, kênh rạch chứa nước, ô nhiễm do sử dụng hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp cũng là một mối đe dọa lớn đối với chất lượng môi trường ĐNN. Trong một thời gian dài, hệ sinh thái đầm Thị Nại bị hủy hoại nghiêm trọng do bàn tay của con người, khiến nguồn lợi thủy sản trong đầm ngày càng giảm sút và cạn kiệt, quanh đầm Thị Nại hiện nay có cảng biển, cầu qua đầm, khu kinh tế Nhơn Hội, dân cư quanh đầm ngày càng đông đúc, nước thải từ thành phố, cụm công nghiệp chưa xử lý triệt để đổ ra đầm...gây ảnh hưởng rất lớn về môi trường, chất thải sinh hoạt…là những nguyên nhân trực tiếp gây tổn hại 1 Đinh Đức Trường, 2011 2 Trần Thị Thu Hà và cộng sự, 2005 3 Trần Thị Thu Hà và cộng sự, 2005
  11. 2 đến đa dạng sinh học của vùng đầm. Sự quá tải sinh học này đã làm môi trường nước trong đầm ngày càng bị ô nhiễm nặng, dịch bệnh tôm nuôi không ngừng phát sinh. Trong những năm gần đây, đã có những nỗ lực to lớn trong việc khôi phục và bảo vệ rừng ngập mặn, nhiều chương trình tái trồng rừng lớn đã được triển khai và chứng tỏ được giá trị mà rừng ngập mặn có thể đem lại cho người dân và cộng đồng địa phương sống xung quanh đầm. Việc phục hồi rừng ngập mặn ở khu vực này sẽ không chỉ giúp giảm tổn thương với biến đổi khí hậu mà còn tăng sinh kế của các hộ gia đình cũng như tăng thu nhập cho các cộng đồng địa phương thông qua các khoản thanh toán cho việc bảo vệ rừng trồng ngập mặn. Chính từ những lý do trên tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Phân tích chi phí và lợi ích của việc phục hồi rừng ngập mặn tại đầm Thị Nại - tỉnh Bình Định”. Nghiên cứu này sẽ phân tích định lượng giá trị kinh tế của việc phục hồi rừng ngập mặn bao gồm bảo vệ khí hậu, sinh kế, năng suất hệ sinh thái, hấp thụ CO2, và các lợi ích về giáo dục và giải trí. Kết quả nghiên cứu sẽ không chỉ cung cấp cơ sở ban đầu cho việc tiếp tục bảo vệ và các mục đích bảo tồn của khu vực rừng ngập mặn ở Bình Định mà còn đóng góp một phần quan trọng cho việc phân tích giá trị kinh tế của rừng ngập mặn ở Việt Nam. Định giá các dịch vụ hệ sinh thái từ việc phục hồi rừng ngập mặn là một công cụ quan trọng giúp những người làm chính sách và quản lý môi trường trong việc chứng minh những đầu tư công vào việc bảo tồn và phục hồi rừng ngập mặn. 1.2. Mục tiêu của luận văn và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu của luận văn 1.2.1.1. Mục tiêu tổng quát Như đã trình bày ở trên mục tiêu chính của luận văn là đánh giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn tại đầm Thị Nại – tỉnh Bình Định và tiến hành phân tích lợi ích – chi phí của các phương án sử dụng tài nguyên này để lựa chọn phương án hợp lý nhất trong việc quản lý ĐNN. Phạm vi nghiên cứu là vùng ĐNN tại đầm Thị Nại – tỉnh Bình Định. 1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa các vấn đề lý luận, cơ sở khoa học, phương pháp luận và quy trình đánh giá giá trị kinh tế phục vụ cho công tác quản lý ĐNN.
  12. 3 Định giá các giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị phi sử dụng của tài nguyên ĐNN tại đầm Thị Nại – tỉnh Bình Định và phân tích lợi ích – chi phí của việc phục hồi rừng ngập mặn đầm Thị Nại. Đề xuất các biện pháp quản lý tài nguyên ĐNN tại đầm Thị Nại – tỉnh Bình Định. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Các giá trị kinh tế mà rừng ngập mặn mang lại cho người dân địa phương và cộng đồng xã hội đáng giá bao nhiêu? Câu hỏi 2: Chính quyền địa phương có nên phục hồi rừng ngập mặn đầm Thị Nại hay không? 1.3. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng những phương pháp cơ bản sau: 1.3.1. Phương pháp kế thừa Luận văn kế thừa các tư liệu, kết quả của một số công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế để khái quát và hệ thống hóa cơ sở lý luận trong đánh giá giá trị kinh tế phục vụ việc quản lý ĐNN; cung cấp thông tin cho nghiên cứu thực nghiệm; ứng dụng các kết quả nghiên cứu để đề xuất các giải pháp quản lý rừng ngập mặn tại đầm Thị Nại – tỉnh Bình Định. 1.3.2. Phương pháp điều tra xã hội học Đối tượng thực hiện điều tra xã hội học gồm các hộ nuôi trồng thủy sản, người dân đánh bắt thủy hải sản và các nhà quản lý. Điều tra này giúp thu thập dữ liệu đầu vào để đánh giá giá trị kinh tế rừng ngập mặn tại đầm Thị Nại – tỉnh Bình Định. 1.3.3. Phương pháp xử lý thống kê Các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê phổ biến hiện nay: SPSS, Excel, Eview. 1.3.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp Kết quả các mô hình xử lý dữ liệu được diễn giải, phân tích và thảo luận chi tiết. Các biện pháp và qui trình quản lý rừng ngập mặn cũng sẽ được đề xuất dựa trên tổng hợp những kết quả này.
  13. 4 1.3.5. Phương pháp đánh giá giá trị tài nguyên và môi trường Luận văn sử dụng các phương pháp thường được các tổ chức môi trường hiện nay trên thế giới sử dụng như EEPSEA, IUCN.. để đánh giá giá trị tài nguyên của ĐNN tại đầm Thị Nại – tỉnh Bình Định. Phương pháp nghiên cứu cụ thể sẽ được trình bày chi tiết trong chương 2 khi đánh giá từng loại giá trị cụ thể của ĐNN. 1.4. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn được tiến hành trên địa bàn 7 phường thuộc thành phố Quy Nhơn và 4 xã thuộc huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định. Thời gian thực hiện đề tài: năm 2012 1.5. Cấu trúc luận văn: Luận văn được chia thành 4 chương: Chương 1 giới thiệu bối cảnh nghiên cứu và vấn đề chính sách, trong đó bao gồm vấn đề chính sách, câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu luận văn. Chương 2 trình bày các cơ sở lý thuyết và các phương pháp được sử dụng trong luận văn nhằm định giá tổng giá trị kinh tế của rừng ngập mặn trên đầm Thị Nại – tỉnh Bình Định. Chương 3 tiến hành định giá các giá trị kinh tế toàn phần của RNM tại đầm Thị Nại – tỉnh Bình Định, đồng thời tiến hành phân tích lợi ích – chi phí dự án khôi phục 150 ha RNM do quỹ Rockefeller tài trợ trong khuôn khổ “Chương trình Mạng lưới các thành phố ở Châu Á có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu (ACCCRN) giai đoạn 3”. Chương 4 luận văn đưa ra một số kết luận và khuyến nghị chính sách
  14. 5 CHƯƠNG 2: KHUNG PHÂN TÍCH 2.1. Khung phân tích định giá các giá trị kinh tế của rừng ngập mặn Đề tài hướng đến đánh giá phần đóng góp của RNM cho hệ thống phúc lợi xã hội nên sẽ sử dụng cách tiếp cận giá trị kinh tế toàn phần, đây là phương pháp tiếp cận thường được các nhà kinh tế học môi trường sử dụng để định giá giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên (TNTN) như các hệ sinh thái, tài nguyên môi trường. Các TNTN này được thừa nhận rất có giá trị, nhưng một phần của giá trị không thể hiện dưới dạng các sản phẩm có thể mua bán trên thị trường. Cụ thể đối với RNM là giá trị thủy sản, gỗ, củi … được khai thác để bán hoặc sử dụng, ngoài ra, có nhiều giá trị khác của RNM không được mua bán như các giá trị thẩm mỹ của cảnh quan thiên nhiên, lợi ích lưu giữ nguồn nước, điều hòa không khí của rừng, nơi cư trú của các loài động vật hoang dã, .... Barbier và cộng sự (1997) đã xác định giá trị kinh tế toàn phần của ĐNN bao gồm giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng (Hình 2.2). Trong đó, giá trị sử dụng gồm có giá trị trực tiếp, giá trị gián tiếp và giá trị tùy chọn. Giá trị phi sử dụng bao gồm giá trị hiện hữu và giá trị lưu truyền. Khái niệm của từng giá trị này được trình bày chi tiết trong Phụ lục 03.
  15. 6 Hình 1.1 Tổng giá trị kinh tế toàn phần của ĐNN GIÁ TRỊ KINH TẾ TOÀN PHẦN Giá trị sử dụng Giá trị phi sử dụng Giá trị sử dụng trực tiếp Giá trị sử dụng gián tiếp - Di sản văn hoá, lịch sử; - Các giá trị lưu truyền khác - Các giá trị đa dạng sinh học - Cá, tôm, cua - Tích luỹ dinh dưỡng -Sản phẩm nông nghiệp - Điều tiết lũ lụt, hạn chế -Giải trí, du lịch bão, điều tiết khí hậu -Giao thông - Ổn định vùng bờ, ngăn -Than, năng lượng,... mặn, duy trì nguồn nước ngầm, ... Nguồn: Tác giả, phỏng theo Barbier và cộng sự (1997) 2.2. Khung phân tích lợi ích chi phí của dự án phục hồi rừng ngập mặn Thông tin chúng về dự án khôi phục RNM trên đầm Thị Nại: dự án “Dịch vụ hệ sinh thái tạo khả năng chống chịu với BĐKH ở thành phố Quy Nhơn” do Quỹ Rockefeller tài trợ trong khuôn khổ Chương trình Mạng lưới các thành phố ở Châu Á có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu (ACCCRN) giai đoạn 3. Thời gian dự án là 4 năm. Cơ quan chủ quản dự án là UBND tỉnh Bình Định, đơn vị chủ trì thực hiện là Văn phòng Điều phối về BĐKH tỉnh Bình Định (CCCO Bình Định). Viện Chuyển đổi Môi trường và Xã hội (ISET) là đơn vị điều phối cấp quốc gia. Nhóm nghiên cứu trường Đại học Kinh tế Huế làm tư vấn.
  16. 7 Mục tiêu của dự án là nhằm phục hồi 150 ha rừng ngập mặn với chi phí đầu tư trồng rừng 850.000 USD, dự án dự kiến hoàn thành việc trồng rừng trong 4 năm. Mục tiêu tổng thể của dự án là giảm tính dễ bị tổn thương về khí hậu của nhóm hộ nghèo sinh sống ở khu vực ven thành phố Quy Nhơn. Dự án thực hiện 5 hợp phần: 1) Đánh giá hệ sinh thái, lựa chọn địa điểm và tiêu chí hệ sinh thái 2) Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng 3) Quy hoạch quản lý tài nguyên và xây dựng một thỏa thuận đồng quản lý 4) Hỗ trợ các sinh kế thay thế 5) Phục hồi rừng ngập mặn. Để xác định chính quyền địa phương có nên phục hồi RNM đầm Thị Nại hay không, luận văn sử dụng phương pháp phân tích lợi ích – chi phí (CBA) để xác định và so sánh hiệu quả của dự án phục hồi RNM với phương án hiện trạng. Phân tích lợi ích – chi phí là phương pháp được sử dụng phổ biến trong đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế của các phương án sử dụng ĐNN khác nhau từ đó chọn phương án mang lại lợi ích lớn nhất cho cá nhân hoặc xã hội. Phân tích lợi ích – chi phí có 2 nhóm chính là phân tích tài chính và phân tích kinh tế. Phân tích tài chính đánh giá việc sử dụng tài nguyên trên quan điểm cá nhân, trong đó người phân tích thường chỉ quan tâm đến các lợi ích và chi phí trực tiếp của dự án (được ước tính thông qua giá thị trường). Phân tích kinh tế nhìn nhận các phương án sử dụng tài nguyên trên quan điểm xã hội, quan tâm đồng thời các dòng chi phí – lợi ích trực tiếp và gián tiếp. Ngoài ra các điều chỉnh được thực hiện để loại bỏ sai lệch về giá trị có thể gây ra bởi những yếu tố như: can thiệp của chính phủ (thuế, trợ cấp,..) các hàng hóa phi ngoại thương, hàng hóa công.
  17. 8 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Qui trình nghiên cứu 3.1.1. Quy trình đánh giá giá trị kinh tế Dựa trên những lý thuyết kinh tế, các nhà nghiên cứu đã phát triển các phương pháp thực nghiệm để đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên. Nhưng đến nay, theo tìm hiểu của tác giả, chưa có hệ thống phương pháp nào được xây dựng và áp dụng riêng biệt cho đánh giá giá trị kinh tế của RNM. Thay vào đó, các nhà nghiên cứu đi trước đã xây dựng phương pháp nghiên cứu chung áp dụng cho ĐNN, RNM là một trong những hệ sinh thái ĐNN quan trọng nên để đánh giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn, luận văn dựa trên quy trình đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN được mô tả tại Hình 2.1 dưới đây. Hình 3.1 Quy trình đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN 1. Lựa chọn cách đánh 3. Nhận diện các giá 2. Xác định ĐNN cần giá phù hợp với mục trị kinh tế quan trọng đánh giá giá trị tiêu nghiên cứu cần đánh giá 6. Liên hệ kết quả 5. Lượng hóa thành 4. Thu thập dữ liệu để đánh giá với các biện tiền các giá trị ĐNN đánh giá pháp quản lý ĐNN Nguồn: Đinh Đức Trường, Hình 1.8, (2011) Bước 1: Lựa chọn cách đánh giá phù hợp với mục tiêu nghiên cứu Đây là bước đầu tiên trong quá trình đánh giá là lựa chọn cách tiếp cận đánh giá phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Hiện nay có 3 cách tiếp cận trong đánh giá giá trị kinh tế ĐNN: (1) Đánh giá phân tích tác động: dùng để đánh giá thiệt hại của ĐNN khi có tác động của môi trường bên ngoài. (2) Đánh giá từng phần: dùng để đánh giá giá trị kinh tế của hai hay nhiều phương án sử dụng tài nguyên ĐNN khác nhau.
  18. 9 (3) Đánh giá toàn phần: dùng để đánh giá phần đóng góp tổng thể của tài nguyên ĐNN cho hệ thống phúc lợi xã hội. Bước 2: Xác định ĐNN cần đánh giá giá trị Xác định phạm vi, ranh giới và loại hình của khu ĐNN cần xác định giá trị đồng thời, thu thập thông tin tổng quan về điều kiện tự nhiên, sinh thái và điều kiện kinh tế xã hội tại địa điểm đánh giá. Bước 3: Nhận diện các giá trị kinh tế quan trọng ưu tiên đánh giá Dựa trên các thông tin, dữ liệu và khảo sát hiện trường để nhận diện các chức năng, giá trị mà hệ sinh thái ĐNN cung cấp tại khu vực nghiên cứu. Sắp xếp danh mục các giá trị nhận được theo thứ tự ưu tiên về mức quan trọng. Bước 4: Thu thập dữ liệu để đánh giá Phân loại các giá trị đã xác định thành các nhóm giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị phi sử dụng. Đồng thời xác định nhu cầu về các dữ liệu cần thiết và phương pháp thu thập, xử lý thông tin tương ứng để ước lượng từng loại giá trị. Bước 5: Lượng hóa thành tiền các giá trị ĐNN Sử dụng các phương pháp đánh giá để lượng hóa các giá trị kinh tế của ĐNN từ các thông tin đã thu thập. Các phương pháp đánh giá có thể được chia làm 3 nhóm: dựa vào thị trường thực, dựa vào thị trường thay thế, và dựa vào thị trường giả định. Bước 6: Liên hệ kết quả đánh giá với các biện pháp quản lý ĐNN Kết hợp các kết quả tính giá trị kinh tế với bối cảnh quản lý để đưa ra những gợi ý cho công tác quản lý ĐNN.
  19. 10 3.1.2. Quy trình phân tích lợi ích – chi phí Hình 3.2 Quy trình phân tích lợi ích – chi phí 2. Xác 5. Tính các 3. Xác định 4. Qui đổi 7. Lựa 1. Xác định các chỉ số hiệu các chi phí các dòng chi 6. Phân chọn định các phương quả (NPV, và lợi ích phí và lợi tích độ phương nhóm lợi án sử của từng ích ra giá trị BCR, nhạy án tốt ích dụng phương án bằng tiền nhất ĐNN IRR) Nguồn: Tác giả tổng hợp Quá trình phân tích chi phí – lợi ích của việc phục hồi rừng ngập mặn đầm Thị Nại bao gồm các bước: Bước 1: Thiết kế các lựa chọn chính sách Ở bước này tác giả đưa tác giả đưa ra 2 phương án lựa chọn: phương án 1 là phương án hiện trạng đang diễn ra trên đầm Thị Nại – tỉnh Bình Định và phương án 2 là phương án thay thế: thực hiện dự án khôi phục 150 ha rừng ngập mặn. 2 phương án được mô tả qua bảng sau Bảng 3.1 Thiết kế các lựa chọn chính sách Các phương án Mô tả lựa chọn Hoạt động NTTS và ĐBTS trên đầm Thị Nại đã góp phần Phương án 1: Trường hợp cơ sở: quan trọng trong việc gia tăng thu nhập cho hàng trăm Hoạt động Nuôi trồng thủy sản kết ngàn người dân sống xung quanh đầm. Đối tượng nuôi và hợp Đánh bắt thủy sản đánh bắt chủ yếu ở đây là tôm, cua, cá. Phương án 2: Phục hồi rừng ngập Phục hồi rừng ngập mặn theo dự án ACCCRN – thành mặn theo dự án phố chiến lược có khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu Nguồn: Tác giả tổng hợp Bước 2: Ước tính chi phí – lợi ích của từng phương án
  20. 11 Phương án 1: Chi phí của hoạt động NTTS bao gồm các khoản chi phí trực tiếp về con giống, thức ăn công nghiệp, thức ăn tươi, chi phí thuê ao nuôi, chi phí cải tạo ao nuôi như đắp bờ, diệt tạp, xử lý đáy, chi phí thuê lao động chăm sóc, bảo vệ, khai thác và các khoản khoản chi phí bằng tiền khác. Chi phí của hoạt động đánh bắt thủy sản bao gồm các khoản chi phí trực tiếp về mua sắm ngư lưới cụ, chi phí nhiên liệu, chi phí khấu hao thuyền và công lao động. Lợi ích của hoạt động NTTS và ĐBTS là phần lợi nhuận thu được từ hoạt động này, đây chính là giá trị sử dụng trực tiếp mà người dân nhận địa phương và cộng đồng xã hội nhận được từ đầm Thị Nại. Phương án 2: Chi phí dự án được tài trợ bởi dự án “Dịch vụ hệ sinh thái tạo Khả năng Chống chịu với BĐKH ở thành phố Quy Nhơn” do Quỹ Rockefeller tài trợ trong khuôn khổ Chương trình Mạng lưới các thành phố ở Châu Á có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu (ACCCRN) giai đoạn 3 nhằm khôi phục 150 ha RNM trên đầm Thị Nại với tổng chi phí đầu tư 850.000 USD. Mục tiêu tổng thể của dự án là giảm tính dễ bị tổn thương về khí hậu của nhóm hộ nghèo sinh sống ở khu vực ven thành phố Quy Nhơn. Lợi ích của dự án chính là tổng giá trị kinh tế toàn phần bao gồm các giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng mà RNM mang lại cho người dân địa phương và cộng đồng xã hội. Bước 3: Phân tích các chỉ số hiệu quả Một trong những bước quan trọng quan trọng nhất của phân tích lợi ích – chi phí là tính toán các chỉ số hiệu quả, xác định đóng góp của từng phương án trong lợi ích của cá nhân và xã hội. Để lựa chọn phương án tốt nhất trong các phương án cần quy đổi giá trị của dòng tiền các phương án về cùng một thời điểm thường là thời điểm hiện tại. Các nhà phân tích sử dụng suất chiết khấu để chuyển đổi giá trị của tiền tại các thời điểm khác nhau về hiện tại, từ việc lượng hóa được các lợi ích và chi phí của các phương án thay thế tại các thời điểm khác nhau ở bước trên, ở bước này tiến hành chiết khấu các lợi ích và chi phí để đưa về giá trị tương đương ở hiện tại và tính toán các chỉ số hiệu quả.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0