intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phân tích hoạt động đầu tư ngoài lĩnh vực kinh doanh nòng cốt của tập đoàn, tổng công ty nhà nước – Nghiên cứu tình huống Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

17
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được thực hiện nhằm nhận dạng các hoạt động đầu tư mà PVN đã và đang tiến hành, từ đó khái quát “bức tranh” đầu tư ngoài LVKDNC của PVN. Sau đó tiến hành tìm hiểu nguyên nhân xuất phát từ bên trong lẫn bên ngoài của PVN dẫn đến hoạt động đầu tư ngoài LVKDNC của PVN. Đồng thời nghiên cứu chỉ ra tác động kinh tế (đối với PVN, đối với Nhà nước, đối với thị trường) trong hoạt động đầu tư ngoài LVKDNC của PVN.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phân tích hoạt động đầu tư ngoài lĩnh vực kinh doanh nòng cốt của tập đoàn, tổng công ty nhà nước – Nghiên cứu tình huống Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------------------- PHẠM QUỐC KHANG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NGOÀI LĨNH VỰC KINH DOANH NÒNG CỐT CỦA TẬP ĐOÀN, TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC – NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 60.34.04.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THÀNH TỰ ANH TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tác giả luận văn Phạm Quốc Khang
  3. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn này, trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã trang bị kiến thức và nhiệt tình hỗ trợ mọi mặt cho tôi trong thời gian hai năm học vừa qua, đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Thầy giáo Vũ Thành Tự Anh đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn cho tôi hoàn thành Luận văn này. Trong quá trình thực hiện Luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, rất nhiều góp ý sâu sắc của thầy Nguyễn Xuân Thành, thầy Đỗ Thiên Anh Tuấn, cô Đinh Vũ Trang Ngân để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Qua đây tôi cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Bộ phận Thư viện, Bộ phận Phòng Lab và các anh chị đang công tác tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học và nghiên cứu tại chương trình. Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và toàn thể các thành viên Lớp thạc sỹ Chính sách công khóa 05 đã luôn động viên và ủng hộ tôi trong thời gian qua. Do hạn chế về mặt thời gian, năng lực thực hiện mà luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp, chia sẻ của Quý Thầy, Cô; các Anh/Chị và các bạn quan tâm đến chủ đề này để Luận văn được hoàn thiện.
  4. iii TÓM TẮT Đầu tư ngoài lĩnh vực kinh doanh nòng cốt trở thành vấn đề chính sách được Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm. Việc thoái vốn của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trở thành nhiệm vụ quan trọng nhằm tái cơ cấu DNNN và tái cấu trúc nền kinh tế. Năm 2012, giá trị đầu tư ngoài lĩnh vực nòng cốt của các tập đoàn, tổng công ty là 22.300 tỷ đồng, giảm nhẹ so với mức gần 24.000 tỷ đồng của năm 2011. Trong đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là tập đoàn có giá trị đầu tư ngoài lĩnh vực nòng cốt lớn nhất, với giá trị 6.700 tỷ đồng (Bộ tài chính, 2012). Đáng tiếc là cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào về hoạt động đầu tư ngoài lĩnh vực kinh doanh nòng cốt của các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước. Luận văn này nghiên cứu tình huống PVN nhằm tìm lời giải đáp cho các nguyên nhân dẫn đến hoạt động đầu tư ngoài lĩnh vực kinh doanh nòng cốt của PVN, và tác động của nó đến các chủ thể (PVN, Nhà nước, thị trường). Từ đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị chính sách đối với Nhà nước. Qua phân tích, luận văn chỉ ra hai nhóm nguyên nhân hình thành động cơ đầu tư ngoài ngành của PVN. Thứ nhất, nguyên nhân từ bên trong, do PVN có nguồn lực lớn từ lợi nhuận giữ lại để tiến hành đầu tư. Thêm vào đó, do vấn đề ủy quyền - thừa hành, thông qua đầu tư đa ngành nhằm khẳng định vị thế chủ đạo của tập đoàn, gia tăng sự ủng hộ chính trị và thu lợi ích kinh tế cho lãnh đạo các công ty. Các công ty con dễ dàng vay nợ, thuận lợi trong tiếp cận đất đai nên có động cơ đầu tư vào bất động sản để tìm kiếm lợi nhuận cao. Thứ hai, nguyên nhân từ bên ngoài, PVN có tiền đề pháp lý thông thoáng cho việc đầu tư đa ngành ngay từ Quyết định 91/Ttg năm 1994 và trong Điều lệ Tổ chức và hoạt động của PVN. Hiệu lực quản lý, cơ chế giám sát lỏng lẻo là môi trường thuận lợi hậu thuẫn cho PVN tiến hành đầu tư ngoài lĩnh vực nòng cốt. Yếu tố quan trọng khác nữa là tính chất thời điểm, sự nở rộ đầu tư của PVN bắt nguồn từ sự bùng nổ của thị trường chứng khoán, bất động sản; tạo ra lực hút hấp dẫn đối với PVN. Tác động của hoạt động đầu tư ngoài lĩnh vực kinh doanh nòng cốt đối với các chủ thể là rất rõ ràng. Đối với PVN, tập đoàn không thể thực hiện giám sát đối với toàn bộ hoạt động đầu tư ngoài lĩnh vực nòng cốt do cơ chế đầu tư chồng chéo, nhiều tầng nấc; sự uy tín, hình ảnh của
  5. iv tập đoàn bị giảm sút; hiệu quả tài chính của đầu tư rất thấp, thậm chí thua lỗ gây tổn thất vốn cho tập đoàn. Đối với Nhà nước, vốn đầu tư của nhà nước bị dàn trải, không đến được ngành cần ưu tiên phát triển; đồng thời hoạt động này còn đi ngược lại chủ trương khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh của Nhà nước; tạo ra cơ cấu sở hữu chồng chéo trong lĩnh vực bất động sản gây ra sự phức tạp trong quản lý, và giải quyết nợ xấu cho hệ thống ngân hàng. Mặc dù đầu tư đa ngành ngay từ đầu được nhà nước cho phép, nhưng bây giờ cũng chính nhà nước phải đóng vai trò người đi sửa chữa thất bại thị trường từ hoạt động đầu tư đa ngành này của các tập đoàn. Đối với thị trường, nó phá vỡ cạnh tranh, tạo rào cản đối với sự phát triển của khu vực tư nhân; góp phần gây ra sự mất cân bằng cung cầu trên thị trường bất động sản. Từ những phân tích trên, tác giả đề xuất một số khuyến nghị chính sách. Đầu tiên, tiếp tục hoàn thành đúng lộ trình thoái vốn đối với các khoản đầu tư ngoài lĩnh vực nòng cốt. Song song với quá trình này cần hoàn thiện thể chế và khung pháp lý đối với tập đoàn, tổng công ty nhà nước, để chúng hoạt động theo đúng bản chất doanh nghiệp, tuân theo cơ chế thị trường. Nhà nước nên tiếp tục giảm tỷ lệ lợi nhuận giữ lại từ “tiền lãi nước chủ nhà”; xóa bỏ tín dụng chỉ định hoặc bảo lãnh ngầm cho các tập đoàn; xóa bỏ phân biệt đối xử giữa tập đoàn với doanh nghiệp thông thường. Từ khóa: đầu tư, ngoài lĩnh vực kinh doanh nòng cốt, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
  6. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................... ii TÓM TẮT ................................................................................................................................iii MỤC LỤC ................................................................................................................................. v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................................ ix DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ.................................................................................... x DANH MỤC PHỤ LỤC .......................................................................................................... xi CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ........................................................................................ 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu ........................................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................................... 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 4 1.6. Cấu trúc nghiên cứu ......................................................................................................... 4 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH ........................................... 5 2.1. Lý thuyết về đầu tư đa ngành .......................................................................................... 5 2.1.1. Khái niệm đầu tư đa ngành ....................................................................................... 5 2.1.2. Phân loại hoạt động đầu tư đa ngành ........................................................................ 6 2.2. Nguyên nhân các doanh nghiệp tiến hành đầu tư đa ngành ............................................ 6 2.2.1. Nguyên nhân từ bên trong doanh nghiệp.................................................................. 6 2.2.2. Nguyên nhân từ bên ngoài doanh nghiệp ................................................................. 8 2.3. Tác động kinh tế của hoạt động đầu tư đa ngành ............................................................ 8
  7. vi 2.4. Tổng quan các nghiên cứu trước ................................................................................... 10 CHƢƠNG 3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ NGOÀI LĨNH VỰC KINH DOANH NÒNG CỐT CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM ..................................................... 12 3.1. Tổng quan về PVN ........................................................................................................ 12 3.1.1. Quá trình phát triển ................................................................................................. 12 3.1.2. Ngành nghề kinh doanh nòng cốt của PVN ........................................................... 12 3.1.3. Kết quả hoạt động của PVN ................................................................................... 13 3.1.4. Cấu trúc đầu tư đa ngành của PVN ........................................................................ 14 3.2. Nguyên nhân PVN tiến hành đầu tư ngoài lĩnh vực kinh doanh nòng cốt .................... 19 3.2.1. Nguyên nhân từ phía PVN...................................................................................... 19 3.2.2. Nguyên nhân từ kinh tế vĩ mô và thể chế ............................................................... 26 3.3. Tác động của hoạt động đầu tư ngoài lĩnh vực kinh doanh nòng cốt của PVN ............ 30 3.3.1. Đối với PVN ........................................................................................................... 30 3.3.2. Đối với Nhà nước ................................................................................................... 33 3.3.3. Đối với thị trường ................................................................................................... 34 CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ....................................... 36 4.1. Kết luận ......................................................................................................................... 36 4.2. Khuyến nghị chính sách ................................................................................................ 37 4.3. Những hạn chế của nghiên cứu ..................................................................................... 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 40 PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 46
  8. vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt BCTC Báo cáo tài chính BĐS Bất động sản CIEM Central Institute for Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Economic Management ương CTCP Công ty cổ phần DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước EVN Electricity Vietnam Tập đoàn Điện lực Việt Nam LVKDNC Lĩnh vực kinh doanh nòng cốt MTV Một thành viên N/a Not available Không có thông tin Oceanbank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương PTSC Petrovietnam Technical Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Services Corporation Dầu khí PVC Petrovietnam Construction Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam Joint Stock Corporation PVC-SG Công ty Xây lắp Dầu khí Sài gòn PV Gas Petrovietnam Gas Tổng công ty Khí Việt Nam PVFC Petrovietnam Finance Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Corporation Việt Nam PVI Công ty cổ phần PVI PVL Công ty cổ phần Địa ốc Dầu khí PVN Petrovietnam Tập đoàn Dầu khí Việt Nam TCT Tổng công ty
  9. viii TĐKTNN Tập đoàn kinh tế nhà nước TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTCK Thị trường chứng khoán Vinashin Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam
  10. ix DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1-1: Tình hình đầu tư ngoài lĩnh vực kinh doanh nòng cốt của TCT, TĐKTNN .................. 2 Bảng 3-1: Cơ cấu sở hữu và đầu tư ngoài ngành của PVN .......................................................... 14 Bảng 3-2: Sơ lược về hoạt động của các công ty con PVN nắm cổ phần chi phối tại thời điểm 31/12/2012 ..................................................................................................................................... 16 Bảng 3-3: Giá trị vốn góp của PVC vào các công ty trong lĩnh vực Xây dựng, Bất động sản ..... 18 Bảng 3-4: Quy mô đầu tư ngoài lĩnh vực kinh doanh nòng cốt của một số tập đoàn ................... 19 Bảng 3-5: Nguồn vốn ủy thác tại PVFC vào thời điểm 31/12 từ 2008 - 2012 .............................. 20 Bảng 3-6: Kết quả phân tích Dupont 4 công ty PVFC, PVC, PVI, PTSC .................................... 25
  11. x DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 3-1: Thời điểm cổ phần hóa một số công ty con của PVN ................................................... 22 Hình 3-2: Tình hình dư nợ tín dụng của một số công ty con của PVN ......................................... 24 Hình 3-3: Sơ đồ quản lý của chủ sở hữu nhà nước với PVN ........................................................ 29 Hình 3-4: Cấu trúc sở hữu chồng chéo của PVN với các công ty con .......................................... 31 Hình 3-5: Một số logo công ty con của PVN ................................................................................ 32
  12. xi DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phương pháp phân tích Dupont .................................................................................... 46 Phụ lục 2: Quá trình phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ...................................... 48 Phụ lục 3: Kết quả hoạt động của PVN giai đoạn 2001 – 2010 .................................................... 49 Phụ lục 4: Giá trị vốn góp của PVC vào các công ty tại thời điểm 31/12/2009 và 31/12/2012 .... 50 Phụ lục 5: Số liệu về cho vay các bên có liên quan tại PVFC tại thời điểm 31/12 từ 2008 – 2012 ....................................................................................................................................................... 52 Phụ lục 6: Một số khoản vay của PVC tại thời điểm 31/12 từ 2008 - 2012 .................................. 52 Phụ lục 7: Thời điểm cổ phần hóa một số công ty con của PVN và giá trị thu được.................... 53 Phụ lục 8: Tình hình dư nợ tín dụng của một số công ty con của PVN tại thời điểm 31/12 từ 2006 - 2013 ............................................................................................................................................. 54 Phụ lục 9: Nguồn vốn huy động và nhận ủy thác của PVFC ........................................................ 54 Phụ lục 10: Kết quả kinh doanh của PVFC trong giai đoạn 2006 – 2008 ..................................... 55 Phụ lục 11: Một số chỉ tiêu tài chính của các công ty con của PVN ............................................. 56
  13. 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Việt Nam đang tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần sở hữu Nhà nước trong các doanh nghiệp (DN). Số lượng doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã giảm đáng kể qua các năm; cụ thể, năm 1990 có hơn 12.000 DNNN, đến năm 2000 còn khoảng 6.000 DNNN, và năm 2012 còn 846 DNNN (Bộ tài chính, 2013). Tuy nhiên, các DNNN vẫn giữ vai trò quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thị trường, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng và bất ổn kinh tế vĩ mô. Tổng số vốn của các DNNN đã tăng từ 136 nghìn tỷ đồng năm 2001 lên 700 nghìn tỷ đồng vào năm 2010 (CIEM, 2012), và 921 nghìn tỷ đồng năm 2012 (Bộ tài chính, 2013) nhưng lại tập trung chủ yếu vào 10 tập đoàn, 11 tổng công ty đặc biệt, chiếm 87,1% tổng vốn chủ sở hữu, và 85,8% tổng tài sản (CIEM, 2012). Mặc dù quy mô vốn nhà nước trong DNNN không hề nhỏ như thế, nhưng nợ vay của các DNNN cũng rất lớn, tính đến cuối năm 2012 là 402.955 tỷ đồng (BTC, 2013), tương đương 13% tổng dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng; tính riêng 12 TĐKTNN nợ vay là 218.740 tỷ đồng (CIEM, 2012). Bước vào năm 2005 – 2006, sự bùng nổ của thị trường chứng khoán (TTCK), bất động sản (BĐS) đã bắt đầu cho trào lưu đầu tư ngoài lĩnh vực kinh doanh nòng cốt (LVKDNC) trong các tổng công ty (TCT), tập đoàn kinh tế nhà nước (TĐKTNN). Theo báo cáo của BTC, năm 2011, các TCT, TĐKTNN đầu tư ngoài LVKDNC gần 24.000 tỷ đồng, nhưng đã giảm còn gần 22.300 tỷ đồng trong năm 2012; trong đó có 1.106 tỷ đồng vào chứng khoán, 1.413 tỷ đồng vào lĩnh vực bảo hiểm; 6.089 tỷ đồng vào BĐS, 523 tỷ đồng vào quỹ đầu tư; riêng lĩnh vực ngân hàng vượt trội với 13.152 tỷ đồng. Những con số thống kê chưa đầy đủ này đã phản ánh có một nguồn vốn đầu tư rất lớn nằm ngoài LVKDNC.
  14. 2 Sự sụp đổ của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam1 (Vinashin) trở thành bài học đắt giá cho sự đầu tư đa ngành ra ngoài LVKDNC nhưng quản lý lỏng lẻo, kinh doanh yếu kém. Trong giai đoạn 2006 - 2008, Vinashin đã thành lập gần 200 công ty con, hoạt động từ sản xuất thép, xi măng, xây dựng khu công nghiệp, dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng, hàng không..., thậm chí đến cả xe máy. Tương tự, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng vào các lĩnh vực rủi ro như bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán… Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ năm 2013, EVN đầu tư vào EVN telecom gây mất vốn 2.400 tỷ đồng. Không chỉ vậy, chi phí cho xây dựng biệt thự, sân tennis, bể bơi với tổng giá trị gần 600 tỷ đồng lại được EVN hạch toán chi phí tính vào giá bán điện (Thái Sơn – Mai Hà, 2013). Đầu tư ngoài LVKDNC nhưng hạch toán không minh bạch, dẫn đến tăng chi phí sản xuất điện, giá thành sản xuất điện bất hợp lý. Bảng 1-1: Tình hình đầu tƣ ngoài lĩnh vực kinh doanh nòng cốt của TCT, TĐKTNN Đvt: tỷ đồng 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng 6.114 14.441 19.840 14.991 21.814 23.744 22.283 Ngân hàng 3.838 7.977 11.427 8.734 10.128 11.403 13.152 Bất động sản 211 1.431 2.285 2.999 5.379 9.286 6.089 Bảo hiểm 758 2.655 3.007 1.578 2.236 1.682 1.413 Chứng khoán 707 1.328 1.697 986 3.576 696 1.106 Quỹ đầu tƣ 600 1.050 1.424 694 495 675 523 Ngoài ngành/Doanh 1,2% 2,3% 2,4% 1,4% 1,5% 1,5% 1,3% thu Nguồn: Bộ Tài chính Sự cần thiết cũng như tính hiệu quả của hoạt động đầu tư ngoài LVKDNC của các TCT, TĐKTNN đã trở thành trọng tâm được đưa ra xem xét và thảo luận trong Quốc hội cũng như các phương tiện thông tin đại chúng. Mặc dù giá trị tương đối của đầu tư ngoài LVKDNC so với doanh thu của TCT, TĐKTNN là thấp nhưng nó đã bộc lộ những tác động tiêu cực trong nền kinh tế. Theo Quyết định số 929/QĐ-Ttg, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các DNNN tiến hành 1 Ngày 21/10/2013, Vinashin được cơ cấu lại thành Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) theo Quyết định số 3287/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải
  15. 3 thoái vốn ở các hoạt động đầu tư ngoài LVKDNC này. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu đầy đủ phân tích hoạt động đầu tư ngoài LVKDNC của các TCT, TĐKTNN Việt Nam. Do hạn chế về khả năng tiếp cận thông tin, nguồn số liệu thu thập được nên luận văn chỉ tập trung nghiên cứu tình huống cụ thể với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). PVN, một trong chín TĐKTNN2, hiện đang là đơn vị có số vốn đầu tư ngoài LVKDNC lớn nhất, với giá trị là 6.700 tỷ đồng (Bộ Tài chính, 2011). PVN đầu tư vào 22 công ty con, góp vốn liên kết với 55 công ty, góp vốn liên doanh với 23 công ty (PVN, 2012). Vì chỉ nghiên cứu tình huống PVN nên nghiên cứu không nhất thiết phản ánh và rút ra kết luận chung cho toàn bộ hoạt động đầu tư ngoài LVKDNC của các TCT, TĐKTNN. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện nhằm nhận dạng các hoạt động đầu tư mà PVN đã và đang tiến hành, từ đó khái quát “bức tranh” đầu tư ngoài LVKDNC của PVN. Sau đó tiến hành tìm hiểu nguyên nhân xuất phát từ bên trong lẫn bên ngoài của PVN dẫn đến hoạt động đầu tư ngoài LVKDNC của PVN. Đồng thời nghiên cứu chỉ ra tác động kinh tế (đối với PVN, đối với Nhà nước, đối với thị trường) trong hoạt động đầu tư ngoài LVKDNC của PVN. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Từ bối cảnh và mục tiêu trên, đề tài “Phân tích hoạt động đầu tư ngoài lĩnh vực kinh doanh nòng cốt của TCT, TĐKTNN Việt Nam – Nghiên cứu tình huống Tập đoàn Dầu khí Việt Nam” được thực hiện nhằm trả lời 3 câu hỏi nghiên cứu sau: Thứ nhất, các nguyên nhân nào khiến PVN tiến hành hoạt động đầu tư ngoài lĩnh vực kinh doanh nòng cốt? Thứ hai, hoạt động đầu tư ngoài lĩnh vực kinh doanh nòng cốt đó của PVN đã tạo ra những tác động kinh tế như thế nào? Thứ ba, các chính sách nào của Nhà nước nên thực hiện đối với hoạt động đầu tư ngoài lĩnh vực kinh doanh nòng cốt của các TCT, TĐKTNN? 2 Tính đến cuối năm 2013, Chính phủ đã chuyển đổi 3 tập đoàn thành mô hình tổng công ty gồm có: Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Tập đoàn Phát triển Nhà và Đô thị Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam; nên chỉ còn lại 9 TĐKTNN.
  16. 4 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Phạm vi nghiên cứu: năm 2000 – 2013 và cập nhật một số diễn biến gần đây theo sự sẵn có của số liệu. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài áp dụng phương pháp định tính, tập trung vào sử dụng các luận điểm trong các nghiên cứu trước về đầu tư đa ngành của công ty, tiến hành kiểm chứng đối với trường hợp của PVN. Thông qua Báo cáo tài chính (BCTC) của PVN, và các công ty con; cùng với những bằng chứng thu thập được thông qua các kênh thông tin (internet, báo, tạp chí) tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tóm lược bức tranh đầu tư ngoài LVKDNC của PVN. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phương pháp quy nạp để củng cố cho các lập luận của tác giả. Để đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính trong đầu tư ngoài LVKDNC, nghiên cứu sử dụng phân tích Dupont và tập trung vào 4 công ty có giá trị đầu tư ngoài LVKDNC lớn nhất là: TCT Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC), TCT Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), TCT Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (PTSC), CTCP PVI (PVI). 1.6. Cấu trúc nghiên cứu Đề tài gồm 4 chương, trong chương đầu tiên, tác giả sẽ giới thiệu về bối cảnh chính sách và vấn đề chính sách. Chương thứ hai, tác giả nêu tổng quan về các nghiên cứu tại Việt Nam cũng như trên thế giới về hoạt động đầu tư đa ngành của các DN, đưa ra các nguyên nhân cơ bản để DN có động cơ đầu tư đa ngành. Chương tiếp theo tập trung vào phân tích các nguyên nhân dẫn đến việc PVN tiến hành đầu tư ngoài LVKDNC. Và nó tạo ra những tác động kinh tế gì đối với bản thân PVN, Nhà nước, thị trường. Trong chương cuối cùng, tác giả nêu ra kết luận và một số khuyến nghị chính sách đối với hoạt động đầu tư ngoài LVKDNC của các TCT, TĐKTNN.
  17. 5 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH 2.1. Lý thuyết về đầu tƣ đa ngành 2.1.1. Khái niệm đầu tƣ đa ngành Có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa đầu tư đa ngành. Theo Ansoff (1958), trích trong Mongtgomery C.A (1983), đầu tư đa ngành được xem như là chiến lược kinh doanh của công ty, nó là con đường cho công ty tiếp tục tăng trưởng và thay đổi. Ansoff cho rằng đầu tư đa ngành sẽ khó khăn hơn các chiến lược khác. Bởi vì hướng đến một dòng sản phẩm mới và thị trường mới, nó cần những kỹ năng mới, kỹ thuật mới, thay đổi tổ chức trong cấu trúc công ty. Tương tự Pitts & Hopkins (1982), trích trong Mongtgomery (1983), cho rằng đầu tư đa ngành là sự thâm nhập của một công ty đối với một sản phẩm mới bằng sử dụng nguồn lực mới nhằm tiếp cận một thị trường mới. Theo Raghunathan (1995) đó là phạm vi trong đó các thiết chế trong các hoạt động kinh doanh khác nhau diễn ra đồng thời. Phát triển kinh tế thông qua phát triển các TCT, TĐKTNN đã trở thành chủ trương, đường lối xuyên suốt của Đảng và Chính phủ trong thời gian dài. Theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa IX, DNNN cần “tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng, chiếm thị phần đủ lớn đối với các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu”. Do đó, LVKDNC của các TCT hay TĐKTNN không phải do lựa chọn từ nội tại DN; đó là sự lựa chọn của nhà nước. Nhà nước định hướng cho tập đoàn phải phát triển trong ngành nghề cần ưu tiên nắm giữ đó. Như là PVN sẽ tập trung vào thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí; EVN chuyên môn hóa trong sản xuất, truyền tải, phân phối điện; Vinashin đóng, sửa chữa tàu và cảng biển. Các tập đoàn kinh tế được hình thành theo 2 cách thức: thứ nhất, theo cách thức truyền thống, doanh nghiệp tự tích tụ, tập trung vốn và đầu tư chi phối các doanh nghiệp khác, hoặc chúng tự nguyện liên kết với nhau để hình thành tập đoàn có tiềm lực để cạnh tranh; thứ hai, tập đoàn được hình thành từ một công ty hay tổng công ty nhà nước có sẵn. TĐKTNN ở Việt Nam được hình thành theo cách thức thứ 2, tức là dựa trên TCT nhà nước hiện hữu, bản chất là “lắp ghép các DN thành viên” mà không tạo ra được “một sự kết hợp hữu cơ với cơ cấu nhiều tầng nấc” (Trần Tiến Cường, 2005).
  18. 6 2.1.2. Phân loại hoạt động đầu tƣ đa ngành Theo phân loại của Strategy Train (2014) thì đầu tư đa ngành được chia thành: Đầu tư đa ngành liên quan với ngành kinh doanh chính (related diversification): là hình thức đa dạng hóa đầu tư có liên quan chặt chẽ với lĩnh vực kinh doanh hiện có của DN. Nó xảy ra khi DN mở rộng chuỗi sản phẩm hoặc thị trường. Trong đó, DN bắt đầu sản xuất một sản phẩm mới hoặc thâm nhập vào thị trường mới có liên quan với hoạt động kinh doanh vốn có của nó. Đầu tư đa ngành không liên quan với ngành kinh doanh chính (unrelated diversification): là hình thức đa dạng hóa đầu tư không có mối liên quan với lĩnh vực kinh doanh hiện có của DN. Đầu tư không liên quan xảy ra khi DN sản xuất một sản phẩm mới hoặc thâm nhập thị trường mới không liên quan với hoạt động kinh doanh vốn có của nó. 2.2. Nguyên nhân các doanh nghiệp tiến hành đầu tƣ đa ngành 2.2.1. Nguyên nhân từ bên trong doanh nghiệp Có nhiều nghiên cứu lí giải tại sao DN tiến hành đầu tư đa ngành. Nhưng tác giả tổng hợp một số nguyên nhân chính như sau: Tối thiểu hóa chi phí Trong Lý thuyết về chi phí giao dịch, Williamson (1989) xem hoạt động trong DN mang tính hợp đồng: hợp đồng với thị trường, hợp đồng với người lao động, hợp đồng với người quản lý… Chi phí giao dịch là yếu tố quan trọng giải thích cho việc tại sao DN được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau, đa dạng hóa trong DN là biện pháp giảm chi phí giao dịch liên quan nguồn lực trong doanh nghiệp (con người, kỹ thuật, thị trường…) Đầu tiên, đa dạng hóa giúp DN tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô (Teece, 1980, trích trong Joseph, 2007), đó là kinh nghiệm quản lý, thương hiệu, R&D. Hoặc lợi thế theo phạm vi (Chandler, 1994), đó là thị trường đầu vào hoặc đầu ra của sản phẩm, tài chính, marketing. Trong một môi trường cạnh tranh, việc chia sẻ nguồn lực như vậy sẽ rất hữu hiệu, nhưng nó dường như chỉ hiệu quả trong việc đầu tư đa ngành có liên quan đến ngành kinh doanh chính. Thứ hai, đầu tư đa ngành tạo ra thị trường vốn nội bộ khi thị trường vốn bên ngoài không hiệu quả (Ghemawat and Khanna, 1998, trích trong Abhirup, 2007). Đặc biệt, trong trường hợp thông
  19. 7 tin bất cân xứng trên thị trường tín dụng tăng lên làm việc tiếp cận vay nợ khó khăn, hoặc chi phí vay nợ tăng cao. Phân tán rủi ro bằng đầu tƣ đa ngành DN đầu tư đa ngành sẽ giúp DN ổn định suất sinh lợi bình quân cho DN, san sẻ lợi nhuận giữa các lĩnh vực trong trường hợp thị trường có biến động (Amihud & Lev, 1981, trích trong LI, 2007). Mục tiêu của DN khi tiến hành đầu tư đa ngành cũng nhằm tối đa hóa giá trị cho DN. Để xem xét khả năng sinh lời của hoạt động đầu tư đa ngành, nghiên cứu sử dụng phân tích Dupont để đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính. Đây là phương pháp phân tách suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành các bộ phận cấu thành. ROE phản ánh một đồng vốn của chủ sở hữu bỏ ra thì thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế (Bodie, Kane, Marcus, 2008). ROE = = = * * = Hệ số gánh nặng thuế*Hệ số gánh nặng lãi vay*ROA*Hệ số đòn bẩy Trong công thức trên ta thấy ROE sẽ phụ thuộc vào các cấu phần: hệ số gánh nặng thuế, hệ số gánh nặng lãi vay, ROA, hệ số đòn bẩy. (Xem ý nghĩa của các hệ số này tại Phụ lục 1) Tận dụng các nguồn lực cơ bản trong công ty DN đầu tư đa ngành để tận dụng các yếu tố sản xuất hoặc nguồn lực dư thừa (Penrose, 1959) tạo ra lợi thế theo phạm vi cho DN không chỉ từ nguồn lực vật chất mà còn từ nguồn lực vô hình. Theo Teece (1980), DN có nguồn vốn nhàn rỗi hoặc nguồn lực dư thừa, sẽ có xu hướng đầu tư đa ngành để sử dụng nguồn lực đó, thay vì cho vay hoặc cho thuê. Bên cạnh đó, DN đầu tư đa ngành có thể gia tăng giới hạn vay nợ, tạo ra lá chắn thuế bằng cách san sẻ lợi nhuận trong các công ty con (Apostu, 2010). Lý thuyết về ngƣời ủy quyền – ngƣời thừa hành Vấn đề phổ biến trong quản trị DN đó là ủy quyền – thừa hành; phát sinh do sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát. Theo Jensen và Meckling (1976), trong DN có một mối quan
  20. 8 hệ ủy quyền như một hợp đồng theo đó một hoặc nhiều người (người ủy quyền) kết hợp với một người khác (người thừa hành) để đại diện thực hiện kiểm soát và quản lý DN; trong đó người thừa hành được ủy quyền quyết định thay cho những người ủy quyền. Nếu cả hai bên trong mối quan hệ trên tối đa hoá lợi ích, có lý do để tin rằng người thừa hành sẽ không luôn luôn hành động vì lợi ích tốt nhất của người ủy quyền. Như vậy có một sự không tương thích về động cơ và thông tin bất cân xứng xảy ra. Đầu tư đa ngành có thể sẽ thỏa mãn mục tiêu tối đa quyền lực của nhà quản lý hơn là mục tiêu của các chủ sở hữu (Hokkinson & Hitt, 1990, trích trong LI, 2007). Đồng thời, Stiglitz (2000) chỉ ra mối quan tâm của lãnh đạo khu vực công đó là tìm cách tăng đối đa quy mô của cơ quan để được bổ sung nhân sự và ngân sách. Những lợi ích về “tiền lương, bổng lộc, danh tiếng, quyền lực, chức vụ” lại đều có liên quan đến quy mô của cơ quan. 2.2.2. Nguyên nhân từ bên ngoài doanh nghiệp Qua nghiên cứu DN ở Trung Quốc, Lixin (2002) kết luận DN mà có mối liên hệ chính trị với chính quyền càng chặt chẽ thì càng có xu hướng đầu tư đa ngành. Thể chế yếu kém trong bảo vệ lợi ích cho các cổ đông, cùng với việc các DNNN Trung Quốc dễ dàng tiếp cận vay nợ hoặc được ưu đãi trong đầu tư cũng là yếu tố tăng đầu tư đa ngành của DNNN (Joseph, 2007). Những thay đổi về kinh tế vĩ mô, cũng như kỳ vọng về sự tăng trưởng trong một số ngành, lĩnh vực sẽ làm thay đổi hành vi của DN. Sự bùng nổ của thị trường tài chính đã dẫn đến sự tham gia đầu tư đa ngành mạnh mẽ của các TĐKTNN của Trung Quốc vào thị trường tài chính trong thập niên 90 (Mi, 2000). Các mô hình tập đoàn trên thế giới như Chaebol (Hàn Quốc), Zaibatsu và Keiretsu (Nhật Bản) và hoạt động đầu tư đa ngành của nó là kết quả của các chính sách, sự khuyến khích từ phía Chính phủ (Schneider, 2009, trích trong Ly Le, 2013). Hay nói cách khác, nó xuất phát từ thể chế của quốc gia. 2.3. Tác động kinh tế của hoạt động đầu tƣ đa ngành Đối với tập đoàn đầu tư đa ngành: theo LI (2007), có một mối tương quan nghịch giữa đầu tư đa ngành và kết quả kinh doanh. Cho nên giá trị DN và kết quả kinh doanh của DN bị suy giảm khi sự đa dạng hóa đầu tư tăng lên (Kali, 2000). Nhưng nghiên cứu của Joseph (2007) lại cho thấy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2