intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

22
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xác định ảnh hưởng của chính sách thuế, quản lý thuế và CPTT thuế đến sự tuân thủ thuế của các DN trên địa bàn T.T.Huế từ đó nêu lên những giải pháp để cải thiện tính tuân thủ thuế. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ---o0o--- LÊ THỊ NGỌC ÁNH PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN TÍNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ---o0o--- LÊ THỊ NGỌC ÁNH PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN TÍNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành Chính sách công Mã ngành: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HUỲNH THẾ DU Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2016
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này do tôi thực hiện. Các trích dẫn và nguồn số liệu sử dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong khả năng hiểu biết của tôi. Những phần trao đổi ghi rõ tên, đơn vị công tác của chuyên gia đều nhận đƣợc sự đồng ý của ngƣời trả lời về mặt nội dung. Đây là nghiên cứu của cá nhân. Do vậy, luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, của Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright và của các cơ quan thuế tại tỉnh Thừa Thiên Huế, cũng nhƣ của những đơn vị mà các chuyên gia đang công tác. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016 Tác giả Lê Thị Ngọc Ánh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi chân thành cảm ơn thầy cô tại Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã tâm huyết, tận tình truyền đạt những kiến thức hay, bổ ích cho tôi trong quá trình học tập. Chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn nhiệt tình và ân cần của thầy Huỳnh Thế Du. Chân thành cảm ơn Lãnh đạo Cục thuế và các Chi cục thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận thông tin và số liệu. Cảm ơn các cô, chú, anh, chị đồng nghiệp ở Cục thuế và các Chi cục thuế trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã động viên, hỗ trợ tối đa để tôi có điều kiện tốt thực hiện đề tài này. Lời cảm ơn sâu sắc xin gửi tới ông Phạm Minh Kiên, phó Cục trƣởng Cục thuế Thừa Thiên Huế; ông Ngô Cẩm, trƣởng phòng thanh tra; ông Nguyễn Cáp, Chi cục trƣởng Chi cục thuế Phú Lộc; ông Trần Minh Đức, giám đốc Công ty cổ phần Hồng Đức vì những góp ý, bình luận, định hƣớng quý giá trong quá trình thực hiện đề tài. Cảm ơn những câu nói “Chú sẵn sàng hỗ trợ nhé”, “Thiếu gì thì nói chị, chị giúp em vì muốn em làm tốt bài” hay “Con cần gì thì mail chú nhé, chú cung cấp cho viết” là những câu nói truyền thêm năng lƣợng cho tôi mỗi lúc tôi đi thu thập thông tin. Chân thành cảm ơn Cục thuế thành phố Chí Minh đã hỗ trợ trao đổi tìm hiểu thêm về vấn đề tuân thủ thuế và các chƣơng trình của Tổng cục thuế. Cảm ơn các chuyên gia về lĩnh vực kế toán, thuế, luật ở Thừa Thiên Huế đã dành thời gian quý báu để chia sẻ những thông tin hữu ích, tình hình thực tế hiện nay. Cảm ơn Hội doanh nhân trẻ Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện tiếp xúc với các doanh nghiệp. Đặc biệt, cảm ơn 149 doanh nghiệp đã dành thời gian giúp đỡ tôi hoàn thành phiếu khảo sát trong thời điểm Tết nguyên đán và giai đoạn quyết toán bận rộn. Cảm ơn các anh, chị học viên lớp MPP7 vì những thảo luận, góp ý và động viên tinh thần trong suốt quá trình lên ý tƣởng, thực hiện và hoàn thiện đề tài. Chính sự đồng hành của tập thể MPP7 là nguồn động lực vô cùng lớn lao. Cảm ơn các anh chị cựu học viên đã động viên tinh thần và chia sẻ kinh nghiệm trong học tập và làm Luận văn. Cảm ơn mái nhà FETP đã cho tôi mang đến những tri thức, tình bạn hơn cả tình thân và những ngƣời anh, ngƣời chị, ngƣời em tuyệt vời. Cuối cùng, cảm ơn gia đình, cảm ơn vì tất cả những gì cả nhà mang đến cho con trong suốt thời gian vừa qua đặc biệt là hai năm này. Gia đình vẫn luôn là điều tuyệt vời nhất của con.
  5. iii TÓM TẮT Trốn thuế, tránh thuế dẫn đến thất thoát nguồn thu là vấn đề chung của các cơ quan thuế (CQT). Thừa Thiên Huế (T.T.Huế) cũng không phải ngoại lệ với 88% doanh nghiệp (DN) không tuân thủ trong kê khai theo kết quả thanh tra, kiểm tra và 34% DN không nộp thuế đúng hạn. Nâng cao tính tuân thủ thuế là giải pháp chế ngự các hành vi trốn thuế, tránh thuế. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định sự tác động của chính sách thuế, quản lý thuế và chi phí tuân thủ (CPTT) đến tính tuân thủ thuế của các DN trên địa bàn tỉnh T.T.Huế. Dựa vào khung phân tích của Shukla và cộng sự (2011), kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng chính sách thuế hiện nay có nhiều điểm bất cập. Các văn bản thuế thay đổi liên tục, trung bình 20,8 ngày một văn bản pháp quy về thuế sẽ đƣợc ban hành mới, sửa đổi hoặc bổ sung. DN sai sót là điều tất yếu khi chính sách thuế (i) tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau; (ii) không có sự nhất quán; (iii) phức tạp; (iv) thời gian ban hành, thời gian có hiệu lực không hợp lý. Bên cạnh đó, quản lý thuế không hiệu quả, chƣa tạo đƣợc môi trƣờng tuân thủ cũng nhƣ hỗ trợ DN tuân thủ thuế tự nguyện. Ƣu điểm của quản lý thuế hiện nay là (i) DN kê khai và nộp thuế đơn giản, tiện lợi với các chƣơng trình kê khai và nộp thuế điện tử; (ii) CQT có nhiều hình thức và kênh hỗ trợ, tuyên truyền chính sách thuế cho DN; (iii) CQT có thể theo dõi chính xác tình trạng nộp tờ khai và nộp thuế các DN. Tuy nhiên, nhƣợc điểm của quản lý thuế là (i) các kênh tuyên truyền, hỗ trợ DN không hiệu quả; (iii) thực thi các chính sách, quản lý thuế còn hạn chế; (iv) cách thức lựa chọn các đối tƣợng thanh kiểm tra không nhất quán và còn cảm tính, chƣa chuẩn xác; (v) Các mức phạt cao nhƣng tính khả thi của việc thi hành các chế tài về thuế thấp; (vi) Hệ thống xem lại hồ sơ lƣu trữ của DN tại cơ quan thuế chƣa đầy đủ. Cuối cùng, CPTT thuế hiện nay tƣơng đối cao. Phân loại theo loại hình DN, CPTT thuế đang là gánh nặng cho các DNTN. Từ đó, đề tài đề xuất năm giải pháp (i) hợp nhất các văn bản thuế; (ii) tạo tính ổn định cho các chính sách thuế; (iii) đẩy mạnh các chƣơng trình truyền thông, hỗ trợ DN, chú trọng hiệu quả của các chƣơng trình triển khai, thiết kế chƣơng trình hỗ trợ riêng nhóm đối tƣợng DNTN; (iv) hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu nội bộ ngành để quản lý DN, đánh giá rủi ro, tính tuân thủ thuế và (v) tăng xác suất phát hiện các hành vi không tuân thủ bằng cách nâng cao tính khả thi của cơ chế giám sát, hiệu quả thực thi và năng lực cán bộ thuế. Từ khóa: tuân thủ thuế, chính sách thuế, quản lý thuế, chi phí tuân thủ.
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii TÓM TẮT ........................................................................................................................ iii MỤC LỤC ....................................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. vii DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ......................................................................................... viii DANH MỤC CÁC HỘP ................................................................................................ viii DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC .......................................................................................... ix CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU............................................................................................ - 1 - 1.1. Bối cảnh............................................................................................................. - 1 - 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... - 3 - 1.3. Câu hỏi chính sách ............................................................................................. - 3 - 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... - 3 - 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... - 3 - 1.6. Cấu trúc luận văn ............................................................................................... - 3 - CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................... - 5 - 2.1. Hành vi tuân thủ thuế ......................................................................................... - 5 - 2.2. Hành vi không tuân thủ thuế .............................................................................. - 6 - 2.3. Khung phân tích ................................................................................................. - 7 - 2.3.1. Chính sách thuế ........................................................................................ - 7 - 2.3.1.1. Các đặc điểm của chính sách thuế. .................................................... - 8 - 2.3.1.2. Sự hiểu biết của ngƣời nộp thuế về chính sách thuế ........................... - 8 - 2.3.2. Quản lý thuế ............................................................................................. - 9 -
  7. v 2.3.2.1. Dịch vụ hỗ trợ ngƣời nộp thuế tốt ...................................................... - 9 - 2.3.2.2. Thủ tục kê khai và nộp thuế đơn giản ................................................ - 9 - 2.3.2.3. Thực thi hiệu quả ............................................................................ - 10 - 2.3.2.4. Lựa chọn đối tƣợng thanh tra, kiểm tradựa trên yếu tố rủi ro ........... - 10 - 2.3.2.5. Phạt nghiêm khắc ............................................................................ - 10 - 2.3.2.6. Một hệ thống hành chính xem lại tốt ............................................... - 11 - 2.3.3. Chi phí tuân thủ ...................................................................................... - 11 - 2.4. Các nghiên cứu liên quan ................................................................................. - 11 - 2.5. Cải thiện tính tuân thủ thuế .............................................................................. - 13 - CHƢƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................... - 14 - 3.1. Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... - 14 - 3.2. Thu thập số liệu tổng thể .................................................................................. - 15 - 3.3. Phỏng vấn chuyên gia ...................................................................................... - 15 - 3.4. Trình tự các bƣớc khảo sát ............................................................................... - 15 - 3.4.1. Thiết kế mẫu .......................................................................................... - 15 - 3.4.2. Phƣơng pháp khảo sát ............................................................................ - 16 - 3.4.3. Khảo sát sơ bộ ........................................................................................ - 17 - 3.4.4. Khảo sát chính thức ................................................................................ - 17 - CHƢƠNG 4. THỰC TRẠNG TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ........................................................................ - 18 - 4.1. Tổng quan thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huế ........................................................................................................................ - 18 - 4.2. Tuân thủ thuế trong việc nộp tờ khai ................................................................ - 19 - 4.3. Tuân thủ thuế trong việc kê khai ...................................................................... - 21 - 4.4. Tuân thủ thuế trong việc nộp thuế .................................................................... - 22 -
  8. vi CHƢƠNG 5. SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ CHỦ QUAN ĐẾN TÍNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THỪA THIÊN HUẾ... - 23 - 5.1. Chính sách thuế................................................................................................ - 23 - 5.1.1. Sự phức tạp và các điểm bất cập của chính sách thuế.............................. - 23 - 5.1.2. Sự thay đổi của chính sách thuế .............................................................. - 25 - 5.2. Quản lý thuế .................................................................................................... - 27 - 5.2.1. Dịch vụ hỗ trợ ngƣời nộp thuế tốt ........................................................... - 27 - 5.2.2. Thủ tục kê khai và nộp thuế đơn giản ..................................................... - 29 - 5.2.3. Thực thi hiệu quả ................................................................................... - 30 - 5.2.4. Lựa chọn đối tƣợng thanh tra, kiểm tra dựa trên yếu tố rủi ro ................. - 31 - 5.2.5. Phạt nghiêm khắc ................................................................................... - 32 - 5.2.6. Một hệ thống hành chính xem lại tốt....................................................... - 32 - 5.3. Chi phí tuân thủ thuế ........................................................................................ - 34 - CHƢƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ................................ - 36 - 6.1. Kết luận ........................................................................................................... - 36 - 6.2. Khuyến nghị chính sách ................................................................................... - 37 - 6.2.1. Về chính sách thuế ................................................................................. - 37 - 6.2.2. Về quản lý thuế ...................................................................................... - 38 - 6.2.3. Chi phí tuân thủ thuế .............................................................................. - 39 - 6.3. Hạn chế của đề tài và đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo ................................ - 39 - DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... - 41 - PHỤ LỤC ................................................................................................................... - 46 -
  9. vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ tiếng Anh Từ tiếng Việt ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CCT Chi cục thuế CQT Cơ quan thuế CPTT Chi phí tuân thủ DN Doanh nghiệp DNTN Doanh nghiệp tƣ nhân GTGT Giá trị gia tăng HCM Hồ Chí Minh HTX Hợp tác xã IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế NNT Ngƣời nộp thuế OECD Organisation for Economic Co-operation Tổ chức hợp tác và Phát triển Kinh tế and Development SAS Self Assessment System Hệ thống tự đánh giá T.T.Huế Thừa Thiên Huế TNCN Thu nhập cá nhân TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTĐB Tiêu thụ đặc biệt VNĐ Vietnam Dong Việt Nam Đồng
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Mô tả tổng thể và mẫu ................................................................................ - 15 - Bảng 4.1. Tổng số thuế không tuân thủ, số thuế phát sinh của các doanh nghiệp đã qua kiểm tra năm 2014 ....................................................................................................... - 21 - Bảng 4.2. Tỉ lệ không tuân thủ về việc nộp thuế của doanh nghiệp năm 2014 ............. - 22 - Bảng 5.1. Số lƣợt giải đáp vƣớng mắc của doanh nghiệp tại các cơ quan thuế ............ - 28 - Bảng 5.2. Tổng hợp đánh giá về Quản lý thuế tại T.T.Huế.......................................... - 33 - Bảng 5.3. Tỉ lệ DN đánh giá chi phí tuân thủ cao phân theo loại hình DN ................... - 35 - DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi tuân thủ của ngƣời nộp thuế ................ - 7 - Biểu đồ 4.1. Tỉ lệ tờ khai nộp trễ hạn phân loại theo cơ quan thuế .............................. - 19 - Biểu đồ 4.2. Tỉ lệ tờ khai nộp chậm phân theo các sắc thuế......................................... - 20 - Biểu đồ 5.1. Tình hình cập nhật và hiểu biết các văn bản thuế sửa đổi bổ sung giai đoạn 2013-2016 ................................................................................................................... - 26 - Biểu đồ 5.2. Hiệu quả công tác tuyên truyền phân loại theo các cơ quan thuế ............. - 29 - Biểu đồ 5.3. Cơ hội kê khai không chính xác .............................................................. - 31 - Biểu đồ 5.4. Chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp .................................................. - 34 - DANH MỤC CÁC HỘP Hộp 5.1. Một thông tƣ sửa bảy thông tƣ...................................................................... - 24 -
  11. ix DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1. So sánh chi phí tuân thủ thuế của Việt Nam với các nƣớc năm 2015 ........... - 46 - Phụ lục 2. Sự thay đổi các văn bản về thuế giai đoạn 2013-2016 ................................. - 46 - Phụ lục 3. Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp tại trụ sở ngƣời nộp thuế năm 2014 ............................................................................................................................ - 47 - Phụ lục 4. Xác suất phát hiện sai phạm qua kiểm tra năm 2014 .................................... - 48 - Phụ lục 5. Xác suất phát hiện sai phạm qua thanh tra năm 2014 ................................... - 48 - Phụ lục 6. Báo cáo kết quả kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế năm 2014 ......................... - 49 - Phụ lục 7. Chọn mẫu phân tầng ................................................................................... - 50 - Phụ lục 8. Báo cáo kết quả khảo sát ............................................................................. - 53 - Phụ lục 9. Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp. ............................................ - 55 - Phụ lục 10. Tóm tắt nội dung trao đổi về công tác thanh tra, kiểm tra .......................... - 57 - Phụ lục 11. Tình hình nộp tờ khai của doanh nghiệp .................................................... - 58 - Phụ lục 12. Kết quả chạy mô hình về tỉ lệ nộp tờ khai trễ hạn ...................................... - 58 - Phụ lục 13. Tình hình nộp tờ khai của doanh nghiệp phân theo từng sắc thuế .............. - 60 - Phụ lục 14. Tóm tắt nội dung trao đổi về vấn đề tuân thủ thuế ở Thành phố Huế ......... - 60 - Phụ lục 15. Tóm tắt nội dung trao đổi về vấn đề tuân thủ thuế ở huyện Phú Vang........ - 61 - Phụ lục 16. Tình hình kê khai của doanh nghiệp .......................................................... - 63 - Phụ lục 17. Tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra tại trụ sở ngƣời nộp thuế năm 2014 ..... - 64 - Phụ lục 18. Tóm tắt nội dung trao đổi .......................................................................... - 65 - Phụ lục 19. Tóm tắt nội dung trao đổi về vấn đề tuân thủ thuế dƣới góc độ doanh nghiệp ... - 67 - Phụ lục 20. Tóm tắt nội dung trao đổi về vấn đề tuân thủ thuế dƣới góc độ doanh nghiệp ... - 68 - Phụ lục 21. Các văn bản luật của thuế thu nhập doanh nghiệp ...................................... - 69 - Phụ lục 22. Tóm tắt nội dung trao đổi tính tuân thủ thuế tại huyện Quảng Điền ........... - 70 - Phụ lục 23. Trích điểm 3 điều 16 thông tƣ 151/2014/TT-BTC .................................... - 71 - Phụ lục 24. Tóm tắt nội dung trao đổi về vấn đề tuân thủ thuế trên địa bàn huyện Phong Điền ............................................................................................................................ - 73 - Phụ lục 25. Tóm tắt nội dung trao đổi về tình hình tuân thủ thuế các doanh nghiệp trên địa bàn Phú Lộc ................................................................................................................ - 76 -
  12. x Phụ lục 26. Sự thay đổi các luật thuế giai đoạn 2007-2015 .......................................... - 78 - Phụ lục 27. Danh mục các văn bản thuế có hiệu lực ban hành dƣới 45 ngày ................ - 78 - Phụ lục 28. Tóm tắt nội dung trao đổi về vấn đề chi phí tuân thủ và tình hình tuân thủ thuế tại tỉnh T.T.Huế ........................................................................................................... - 81 - Phụ lục 29. Tóm tắt nội dung trao đổi về sự thay đổi của các văn bản pháp quy về thuế- 82 - Phụ lục 30. Tình hình cập nhật và nắm bắt các văn bản thuế sửa đổi bổ sung giai đoạn 2013-2016 ................................................................................................................... - 83 - Phụ lục 31. Tóm tắt nội dung trao đổi về những bất cập của chính sách thuế. .............. - 83 - Phụ lục 32. Số lƣợt giải đáp vƣớng mắc của doanh nghiệp năm 2015 ......................... - 85 - Phụ lục 33. Tóm tắt nội dung trao đổi .......................................................................... - 86 - Phụ lục 34. Tóm tắt nội dung trao đổi về hiệu quả công tác tuyên truyền ..................... - 89 - Phụ lục 35. Hiệu quả công tác tuyên truyền ................................................................. - 90 - Phụ lục 36. Tóm tắt nội dung trao đổi về tình hình nộp tờ khai .................................... - 90 - Phụ lục 37. Tóm tắt nội dung trao đổi .......................................................................... - 92 - Phụ lục 38. Hiệu quả thực thi chế tài thuế .................................................................... - 95 - Phụ lục 39. Cơ hội kê khai không chính xác ................................................................ - 95 - Phụ lục 40. Hành vi không tuân thủ thuế ..................................................................... - 95 - Phụ lục 41. Các mức phạt cao ...................................................................................... - 96 - Phụ lục 42. Chi phí tuân thủ thuế ................................................................................. - 96 - Phụ lục 43. Tỉ lệ doanh nghiệp đánh giá chi phí tuân thủ cao phân theo loại hình doanh nghiệp ......................................................................................................................... - 96 - Phụ lục 44. Phiếu khảo sát tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ................................................................................................................... - 97 - Phụ lục 45. Một số hình ảnh khảo sát và các hoạt động tham gia để tìm hiểu thông tin thực hiện đề tài.................................................................................................................. - 100 -
  13. -1- CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh Trốn thuế và tránh thuế là vấn đề chung của các quốc gia, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. Đa phần các DN đều khai thác triệt để các lỗ hổng của pháp luật để hợp thức hóa các số liệu kê khai, hoặc thực hiện các hành vi khai giảm doanh thu, khai tăng chi phí để tối thiểu hóa số thiếu phải nộp. Với cấu trúc thuế thu nhập hiện tại hiện tƣợng trốn thuế đã xuất hiện trên diện rộng (Shukla và cộng sự, 2011). Tính toán sơ bộ của Shukla và cộng sự (2011) cho thấy ở Việt Nam, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nội địa 1 chủ yếu là các DN nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng hơn 90% nhƣng số thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đƣợc đóng góp từ nhóm đối tƣợng này chỉ chiếm gần 9%. Và DN ngoài nhà nƣớc ở Việt Nam có mức độ tuân thủ thuế bằng 1/3 so với DN nhà nƣớc. Nằm trong bối cảnh chung của cả nƣớc, T.T.Huế cũng đối mặt với việc thất thoát nguồn thu do trốn thuế và tránh thuế. Toàn tỉnh hiện có 3.511 DN đang hoạt động. Thông qua các đợt thanh tra, kiểm tra, CQT luôn phát hiện hành vi khai tăng chi phí, khai giảm doanh thu với cách thức ngày càng tinh vi. Ví dụ năm 2014, Cục thuế T.T.Huế đã thanh tra, kiểm tra 746 DN và phát hiện 650 DN vi phạm, truy thu 66 tỷ đồng, truy hoàn 1,9 tỷ đồng và xử phạt 9 tỷ đồng (Phụ lục 3). Cụ thể, qua công tác kiểm tra 18% số DN, CQT phát hiện 85% DN vi phạm (Phụ lục 4). Đồng thời CQT thanh tra 3% số DN và phát hiện 100% DN vi phạm (Phụ lục 5). Vậy, 88% DN đã không tuân thủ thuế thông qua kết quả thanh kiểm tra năm 2014. Trốn thuế, tránh thuế đã trở thành các vấn nạn và là nguyên nhân quan trọng dẫn đến thất thoát nguồn thu. Theo Richard và cộng sự (1990) biện pháp chế ngự việc trốn thuế, tránh thuế là ra sức cải thiện việc tuân thủ thuế. Tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hƣởng đến hành vi của DN, Shukla và cộng sự (2011) cho rằng yếu tố chủ quan tác động đến tính tuân thủ thuế là chính sách thuế, quản lý thuế và CPTT. 1 Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là các doanh nghiệp không thuộc sở hữu nhà nƣớc bao gồm các loại hình DNTN, công ty TNHH, công ty cổ phần, HTX, công ty hợp danh.
  14. -2- Sơ lƣợc về chính sách thuế, thời gian vừa qua, nhằm cải thiện môi trƣờng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ2, hàng loạt thủ tục thuế thay đổi. Theo tính toán của tác giả, trung bình cứ 20,8 ngày lại có một văn bản thuế đƣợc ban hành mới, sửa đổi hoặc bổ sung (Phụ lục 2). Điều này gây nhiều khó khăn cho DN khi DN chƣa kịp cập nhật và thực thi thì chính sách thuế lại thay đổi. Các biểu mẫu của một nghiệp vụ phát sinh chồng chéo ở nhiều thông tƣ hƣớng dẫn. Khối lƣợng văn bản về thuế đồ sộ với nhiều từ ngữ chung chung. Chính sự phức tạp của chính sách thuế dẫn đến nhiều trƣờng hợp sai sót do thiếu sự hiểu biết về thuế. Cải cách quản lý thuế đƣợc tiến hành song song với cải cách hành chính thuế. Các chƣơng trình kê khai và nộp thuế điện tử đƣợc triển khai đồng bộ. Công tác tuyên truyền hỗ trợ ngƣời nộp thuế (NNT) đƣợc thực hiện trên nhiều kênh thông tin nhƣ tập huấn, đối thoại, hỗ trợ trực tiếp tại trụ sở CQT, báo chí,… Tuy nhiên, các hình thức này không hiệu quả. Quản lý thuế hiện nay vẫn chú trọng vào xử lý vi phạm hơn là cung cấp dịch vụ. Đánh giá về CPTT, Phạm Minh Kiên (2015) cho rằng CPTT hiện nay cao đối với DN vừa và nhỏ thậm chí là siêu nhỏ khi chính sách thuế áp dụng chung cho mọi thành phần và loại hình DN. Bên cạnh đó, báo cáo chuyên đề về cải cách thủ tục hành chính thuế nêu rõ chi phí về thời gian tuân thủ thuế của các DN ở Việt Nam cao hơn so với ngƣỡng các nƣớc trong khu vực và trên thế giới (Tổng Cục Thuế, 2015). Cụ thể, các DN Việt Nam tốn chi phí về thời gian tuân thủ thuế cao hơn 4,98 lần so với các nƣớc OECD; gấp 4,1 lần các nƣớc ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dƣơng và gấp 5,1 lần so với các nƣớc trong ASEAN-63 (Phụ lục 1). Nhằm tìm hiểu chính sách thuế, quản lý thuế và CPTT ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến tuân thủ thuế của các DN tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế để có những giải pháp phù hợp, tôi chọn đề tài “Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”. 2 Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 18/03/2014 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. 3 ASEAN-6 gồm các thành viên: Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan.
  15. -3- 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định ảnh hƣởng của chính sách thuế, quản lý thuế và CPTT thuế đến sự tuân thủ thuế của các DN trên địa bàn T.T.Huế từ đó nêu lên những giải pháp để cải thiện tính tuân thủ thuế. 1.3. Câu hỏi chính sách Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, đề tài hƣớng đến tìm hiểu ba câu hỏi nghiên cứu dƣới đây: (i) Thực trạng tuân thủ thuế của các DN trên địa bàn tỉnh T.T.Huế nhƣ thế nào? (ii) Chính sách thuế, quản lý thuế và CPTT ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến tính tuân thủ thuế của các DN trên địa bàn tỉnh T.T.Huế? (iii) Biện pháp gì có thể gia tăng tính tuân thủ thuế của các DN trên địa bàn tỉnh T.T.Huế? 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là tính tuân thủ thuế của DN ở các sắc thuế TNDN, TNCN, GTGT, môn bài, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế tài nguyên. Về phạm vi nghiên cứu của đề tài, nghiên cứu đƣợc thực hiện tại tỉnh T.T. Huế. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp định tính kết hợp định lƣợng với hai bộ dữ liệu chính gồm 3.511 DN trong cơ sở dữ liệu của Cục thuế T.T.Huế và dữ liệu đƣợc điều tra của 149 DN (bảng hỏi). Các mẫu đƣợc lựa chọn qua hình thức chọn mẫu phân tầng. Việc thu thập thông tin đƣợc tiến hành trực tiếp tại trụ sở DN thông qua hình thức hỏi phiếu khảo sát. Bên cạnh đó, tác giả tiến hành hỏi ý kiến chuyên gia là lãnh đạo Cục thuế và Chi cục thuế (CCT), trƣởng phòng thanh tra, đội trƣởng đội kiểm tra và đội kê khai, giảng viên, kế toán trƣởng, kế toán viên, luật sƣ. 1.6. Cấu trúc luận văn Luận văn đƣợc cấu trúc thành sáu chƣơng. Chƣơng 1 giới thiệu về bối cảnh, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 2 tổng hợp về cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan. Chƣơng 3 trình bày về thiết kế nghiên cứu. Chƣơng 4 sơ lƣợc về thực trạng tuân thủ thuế các DN trên địa bàn tỉnh Thừa
  16. -4- Thiên Huế. Chƣơng 5 đề cập sự ảnh hƣởng của các nhân tố chủ quan đến sự tuân thủ thuế của các DN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Chƣơng 6 nêu lên kết luận và kiến nghị chính sách.
  17. -5- CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Hành vi tuân thủ thuế Tuân thủ thuế là những hành vi thực thi nghĩa vụ thuế của NNT. Theo OECD (2004), nghĩa vụ thuế bao gồm bốn nghĩa vụ sau: (i) Đăng ký thuế; (ii) khai thuế kịp thời và nộp các thông tin cần thiết về hồ sơ thuế, (iii) báo cáo đầy đủ, chính xác các thông tin (kết hợp lƣu giữ hồ sơ) và (iv) nộp thuế đúng hạn. Mức độ tuân thủ thuế thƣờng đƣợc ƣớc tính dựa trên ba khía cạnh nộp tờ khai, kê khai và nộp thuế (Shukla và cộng sự, 2011). Tuân thủ về nộp tờ khai thể hiện việc nộp tờ khai đúng hạn. Chỉ số này đƣợc chia thành ba chỉ số (i) tuân thủ trong nộp tờ khai của NNT đã đăng ký; (ii) tuân thủ trong việc nộp tờ khai đúng hạn; (iii) tuân thủ tổng hợp về nộp tờ khai. Thứ nhất, tuân thủ trong nộp tờ khai đo lƣờng tỉ lệ giữa số tờ khai đƣợc nộp trên tổng số tờ khai DN phải nộp. Tờ khai đƣợc nộp gồm tờ khai đúng hạn và tờ khai chậm nộp. Tổng tờ khai phải nộp bao gồm tờ khai theo tháng/quý và quyết toán năm của tất cả các loại thuế phải nộp theo quy định. Thứ hai, tuân thủ trong việc nộp tờ khai đúng hạn thể hiện qua tỉ lệ giữa số tờ khai nộp đúng hạn trên tổng số tờ khai đã đƣợc nộp. Cuối cùng, tuân thủ tổng hợp về nộp tờ khai đƣợc đo lƣờng bằng tỉ lệ giữa số tờ khai đã nộp đúng hạn trên tổng số tờ khai phải nộp. Với các quy định thuế hiện hành, một số sắc thuế chỉ phải nộp tờ khai khi phát sinh số thuế phải nộp trong kỳ kê khai4. Do vậy, tác giả không thể xác định chính xác số tờ khai DN phải nộp nên tuân thủ về nộp tờ khai đƣợc xác định trên chỉ số thứ hai. Tuân thủ về kê khai thuế nói đến việc kê khai trung thực, đầy đủ thu nhập tính thuế, doanh thu và sản lƣợng liên quan đến thuế trực thu hay thuế gián thu. Chỉ số này đƣợc định nghĩa là tỉ lệ giữa số thu nhập hay doanh thu kê khai với số thu nhập, doanh thu tiềm năng có khả năng thu đƣợc. Hiện nay, bộ phận dự báo số thu thuế tiềm năng chƣa đầy đủ. Do vậy, không thể ƣớc tính mức độ tuân thủ về kê khai thuế dựa trên tỷ số này. Tuy nhiên, trong các báo cáo về kết quả kiểm tra, thanh tra (Phụ lục 3, 6) CQT thƣờng đƣa ra bốn chỉ tiêu thể hiện hành vi kê khai không chính xác của DN. Đó là (i) số thuế truy thu; (ii) số thuế truy hoàn; (iii) số thuế không đƣợc hoàn; (iv) số tiền thuế phải nộp điều chỉnh5. Vì vậy, tác 4 Kỳ kê khai là kỳ nộp tờ khai. Đối với DN kê khai tháng, DN sẽ có 12 kỳ kê khai tƣơng ứng với 12 tháng trong năm. Đối với DN kê khai quý, DN sẽ có 4 kỳ kê khai tƣơng ứng với 4 quý trong năm. 5 (i) Số thuế truy thu là số thuế cơ quan thuế sẽ thu hồi thêm ứng với các nghiệp vụ kê khai sai trong từng hồ sơ khai thuế qua thanh tra, kiểm tra.
  18. -6- giả đề xuất ƣớc tính mức độ tuân thủ về kê khai sẽ dựa trên tỉ lệ số thuế không tuân thủ và số thuế phát sinh. Tuân thủ trong nộp thuế thể hiện việc thực hiện nghĩa vụ nộp đầy đủ số thuế đúng hạn. Chỉ số đƣợc đo bằng tỉ lệ giữa số thuế đƣợc nộp đúng hạn trên tổng số thuế phát sinh phải nộp. 2.2. Hành vi không tuân thủ thuế Không tuân thủ thuế là việc không sẵn sàng hành động phù hợp với luật thuế và quản lý thuế đƣợc áp dụng tại một thời điểm nhất định (Natrah Saad, 2012). Không tuân thủ bao gồm cả những hành động có chủ ý và không có chủ ý (Elffers, Weigel, và Hessing, 1987; Webley, 2004). Trốn thuế, tránh thuế là hai dạng của hành vi không tuân thủ thuế. Trong đó, tránh thuế đƣợc định nghĩa là việc kê khai giảm thu nhập chịu thuế hợp pháp hoặc gia tăng hợp pháp các chi phí bằng một bản báo cáo thuế sáng tạo (Webley, 2004). Tránh thuế nhắm vào một nỗ lực để giảm bớt tiền thuế một cách hợp pháp ví dụ khai thác các lỗ hổng về thuế (Kirchler, Maciejovsky, và Schneider, 2001). Trốn thuế là một hành động bất hợp pháp do cố tình kê khai giảm gánh nặng về thuế (Elffers và cộng sự, 1987). Hành vi không tuân thủ thuế đƣợc biểu hiện dƣới nhiều hình thức khác nhau. Theo Sở thuế vụ Hoa Kỳ (IRS, 2015), một số biểu hiện hành vi gian lận thuế là (i) cố ý kê khai không đầy đủ hoặc bỏ sót các khoản thu nhập; (ii) kê khai khống các khoản khấu trừ; (iii) lƣu giữ hai bộ sổ sách; (iv) ghi các mục không có thật vào sổ sách, hồ sơ; (v) tính các chi phí cá nhân vào chi phí hoạt động kinh doanh; (vi) nêu các khoản khấu trừ không có thật (vii) che dấu hoặc chuyển giao tài sản hay thu nhập,… Boidman (1983) đƣa ra ba hình thức không tuân thủ thuế (i) không nộp tờ khai thuế thuộc bất kỳ loại nào; (ii) không kê khai thu nhập nhận đƣợc trên tờ khai và (iii) giảm thu nhập chịu thuế bằng cách kê khai không đúng những khoản miễn giảm, loại trừ hay khấu trừ. Theo Richard và cộng sự (1990) biện pháp chế ngự việc trốn thuế, tránh thuế là ra sức cải thiện việc tuân thủ thuế. (ii) Số thuế truy hoàn là số thuế đã hoàn cơ quan sẽ thu hồi lại do quá trình kê khai hoàn thuế sai sót. Chỉ tiêu này xuất hiện trong các trƣờng hợp kiểm tra doanh nghiệp sau khi thực hiện hoàn thuế. (iii) Số thuế không đƣợc hoàn là số thuế cơ quan thuế không chấp nhận cho doanh nghiệp hoàn do kê khai sai các quy định. Chỉ tiêu này xuất hiện trong các trƣờng hợp kiểm tra doanh nghiệp trƣớc khi thực hiện hoàn thuế. (iv) số tiền thuế phải nộp điều chỉnh là số thuế mà cơ quan thuế yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh do kê khai không chính xác khi cán bộ kiểm tra hồ sơ khai thuế trong kỳ kê khai.
  19. -7- 2.3. Khung phân tích Tìm hiểu các yếu tố ảnh hƣởng đến việc không tuân thủ thuế và làm thất thoát nguồn thu, Shukla và cộng sự (2011) đã chỉ ra rằng hành vi tuân thủ thuế của NNT đến từ cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan. Trong đó, chính sách thuế, quản lý thuế và CPTT là các nguyên nhân chủ quan. Hệ thống khiếu nại, trách nhiệm giải trình trong chi tiêu công, tham nhũng và quy mô của nền kinh tế phi chính thức là các nguyên nhân khách quan. Biểu đồ 2.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi tuân thủ của ngƣời nộp thuế Yếu tố chủ quan Yếu tố khách quan Tham Chính sách nhũng thuế Hành vi của NTT Tránh thuế Trốn thuế Trách nhiệm giải trình trong Quản lý thuế chi tiêu công Mức độ không tuân thủ Thất thoát nguồn thu Chi phí Nền kinh tế phi chính thức tuân thủ Nguồn: Shukla và cộng sự (2011) Do hạn chế về mặt nguồn lực, thông tin nên tác giả lựa chọn các yếu tố chủ quan là nội dung nghiên cứu của đề tài. 2.3.1. Chính sách thuế Chính sách thuế là căn cứ để xác định hành vi tuân thủ của NNT. Hệ thống thuế ở Việt Nam hoạt động dựa trên cơ chế NNT tự tính thuế, tự kê khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm (Tổng Cục Thuế, 2013). Điểm mấu chốt của cơ chế này là NNT phải hiểu và tự áp dụng pháp luật thuế cho trƣờng hợp của mình. Do vậy, những đặc điểm của các văn bản thuế đầu tiên sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến sự hiểu biết của NNT về chính sách thuế và sau đó là tác động đến hành vi tuân thủ hay không tuân thủ thuế.
  20. -8- 2.3.1.1. Các đặc điểm của chính sách thuế. Các văn bản thuế với các từ ngữ đơn giản, rõ ràng và chính sách ổn định thuế theo thời gian là điều kiện cần giúp NNT kê khai chính xác, khuyến khích họ tuân thủ các quy định đồng thời giảm thiểu CPTT cho NNT. Theo Shukla và cộng sự (2011), luật thuế6 ở các nƣớc đang phát triển có thể thiếu tính thống nhất và minh bạch hoặc trong luật có những quy định chƣa rõ ràng và có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy từng CQT và NNT . Bên cạnh đó, McKerchar (2001) nhận định pháp luật thuế vốn dĩ phức tạp do mức độ trừu tƣợng và tính kỹ thuật của các điều khoản. Và những chính sách thuế phức tạp là lý do NNT vô ý không tuân thủ (Kopczuk, 2006; McKerchar, 2001). Ngoài ra, tính phức tạp của luật thuế và các đặc điểm không mong muốn khác của luật thuế là những động lực để trốn thuế và tránh thuế (Shukla và cộng sự (2011), OECD (2001)) . Một số thay đổi trong chính sách thuế có thể dẫn đến sự thay đổi trong hành vi tuân thủ thuế (Internal Revenue Service, 1996). Nếu các văn bản thuế sửa đổi theo hƣớng có lợi cho DN, hay sửa đổi để tháo gỡ những khó khăn cho DN thì sự thay đổi này sẽ tạo động lực để DN tuân thủ thuế. Tuy nhiên, nếu sự thay đổi với tần suất nhanh, các quy định mới bất hợp lý là cản trở lớn cho sự tuân thủ của DN. 2.3.1.2. Sự hiểu biết của người nộp thuế về chính sách thuế Sự ảnh hƣởng của kiến thức về thuế tác động đến hành vi tuân thủ đã đƣợc chứng minh trong nhiều nghiên cứu (Ahmad và cộng sự, 2007). Kiến thức về pháp luật thuế đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hành vi của NNT (Eriksen và Fallan, 1996; Hofmann, Hoelzl, và Kirchler, 2008) và là yếu tố tác động tích cực đến tính tuân thủ thuế (Nzioki và Peter, 2014). NNT với kiến thức thuế cao có khả năng tuân thủ thuế tốt hơn (Palil, 2010). Theo nghiên cứu của Kirchler và Maciejovsky (2001), hạn chế kiến thức về thuế gắn liền với sự tuân thủ thấp. Đồng thời kiến thức về thuế tƣơng quan thuận với thái độ đối với việc tránh thuế hợp pháp và tƣơng quan nghịch với thái độ đối với hành vi trốn thuế không hợp pháp. 6 Luật thuế đƣợc đề cập ở đây đƣợc hiểu là các văn bản pháp luật quy định các vấn đề liên quan đến thuế. Nó không giới hạn chỉ là Luật thuế mà không bao gồm Nghị định, Thông tƣ,.. theo hệ thống văn bản luật của Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1