Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy từ thực tiễn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
lượt xem 4
download
Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, luận văn đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy từ thực tiễn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ XÃ HỘI LÊ THỊ THU HÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TỪ THỰC TIỄN QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm 2019
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ XÃ HỘI LÊ THỊ THU HÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TỪ THỰC TIỄN QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số : 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÊ VĂN ĐÍNH HÀ NỘI, năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tác giả luận văn Lê Thị Thu Hà
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY ................................................................ 10 1.1. Người nghiện ma túy và chính sách đối với người nghiện ma túy .......... 10 1.2. Nội dung và quy trình thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy ......................................................................................................................... 19 1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy .................................................................................................. 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ...................................................................................................... 28 2.1. Những nhân tố tác động đến việc thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy .................................................................................................. 28 2.2. Thực trạng thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...................................................................... 34 2.3. Đánh giá chung về trạng thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.................................................. 52 CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ..................................... 59 3.1. Quan điểm, yêu cầu trong thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.................................................. 59 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng ................................ 62 3.3. Kiến nghị .................................................................................................. 72 KẾT LUẬN .................................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 CTXH Công tác xã hội 2 TVTL Tư vấn tâm lý 3 NNMT Người nghiện ma túy 4 KT - XH Kinh tế xã hội 5 NSNN Ngân sách nhà nước 6 UBND Ủy ban nhân dân
- DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang Đặc điểm người nghiện ma túy trên địa bàn quận 2.1 35 Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng năm 2018 Tổng hợp công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách 2.2 41 đối với người nghiện ma túy giai đoạn 2015-2018 Mức chi hỗ trợ công tác cai nghiện trong thời gian lập 2.3 45 thủ tục xem xét đưa vào cơ sở cai nghiện bắt Mức chi hỗ trợ đối với công tác cai nghiện ma tuý tại 2.4 45 gia đình - cộng đồng Mức chi hỗ trợ đối với công tác quản lý sau cai 2.5 46 nghiện ma tuý tại nơi cư trú Kết quả khảo sát về công tác phân công, phối hợp 2.6 thực hiện chính cai nghiện ma túy trên địa bàn quận 48 Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
- DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang Các kênh phổ biến, tuyên truyền chính sách cai nghiện 2.1 42 ma túy Đánh giá hiệu quả của công tác phổ biến, tuyên truyền 2.2 42 chính sách cai nghiện ma túy Sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước 2.3 49 trong thực hiện chính sách cai nghiện ma túy Đánh giá hiệu quả phân công, phối hợp giữa các cơ 2.4 quan nhà nước trong thực hiện chính sách cai nghiện 50 ma túy Sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội trong kiểm 2.5 52 tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, tệ nạn ma túy vẫn được coi là hiểm họa lớn cho toàn xã hội, nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh của mỗi một quốc gia, bên cạnh đó nó còn gây tác hại cho sức khỏe cho người nghiện, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc trong những gia đình có người nghiện. Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2018 mặc dù đã thực hiện nhiều giải pháp nhưng hiện cả nước vẫn có trên 224.000 người nghiện ma túy có hồ sơ kiểm soát, tăng trên 2.000 người so với 2017. Trong đó, 67,5% đang sinh sống ngoài xã hội (gồm cả khoảng 50.000 người đang điều trị thay thế), 13,5% trong các cơ sở cai nghiện, 19% trong trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục. Tỷ lệ vi phạm pháp luật trong thanh niên nghiện ma túy chiếm trên 50%, cao gấp hơn 100 lần so với nhóm thanh niên không nghiện ma túy. Gần 2/3 số thanh niên nghiện ma túy không có việc làm hoặc việc làm bấp bênh. 2.100 tỷ đồng là con số người nghiện chi cho sử dụng ma túy mỗi năm. [14] Trên thực tế, việc thực hiện các chế độ, chính sách, các hoạt động hỗ trợ cho người nghiện ma tuý sau khi được chữa trị, phục hồi còn nhiều hạn chế. Bản thân đối tượng và gia đình họ còn có tư tưởng ỷ lại xã hội hoặc cảm thấy thiếu tự tin, bản thân đã trở nên vô dụng với xã hội, không nỗ lực tìm kiếm việc làm. Mặt khác, Nhà nước ta cũng chưa có cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích, huy động nhiều thành phần kinh tế - xã hội tham gia hỗ trợ giải quyết việc làm cho đối tượng, hỗ trợ công tác xã hội như hỗ trợ chống tái nghiện, hỗ trợ tâm lý cho họ v.v... Ngoài ra, những nghề mà đối tượng học trong trung tâm nhiều khi chưa thực sự phù hợp với mỗi nền kinh tế sự thay đổi của nền kinh tế thị trường. Do vậy, các chính sách hỗ trợ chống tái nghiện, hỗ trợ tâm lý để người sau cai nghiện hòa nhập cộng đồng, dạy nghề, 1
- tổ chức lao động sản xuất, tạo việc làm có thu nhập ổn định không những là một nội dung quan trọng của quy trình cai nghiện mà còn là yêu cầu thiết yếu, tạo điều kiện cho đối tượng tái hoà nhập cộng đồng, qua đó giúp người sau cai nghiện không tái nghiện và thực sự có ích cho xã hội và có một cuộc sống tốt. Số người nghiện cư trú trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng tính đến 31/12/2018 là 417 người, chủ yếu trong độ tuổi thanh thiếu niên, trong đó không có nghề nghiệp chiếm 81,84% tổng số người nghiện và đa số người nghiện có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Trong những năm qua, chính quyền quận Thanh Khê luôn quan tâm thực hiện các chính sách hỗ trợ cho họ khi cai nghiện và hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng, tạo việc làm, dạy nghề cho họ sau khi đã cai nghiện thành công; hỗ trợ chống tái nghiện và một số hoạt động hỗ trợ khác cho họ. Trên thực tế, vấn đề về chính sách vay vốn, tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý là mối quan tâm của xã hội, ngoài ý nghĩa là góp phần tăng thêm thu nhập, phát triển kinh tế, mà còn đảm bảo an sinh xã hội, giữ gìn an ninh trật tự. Các hoạt động hỗ trợ về việc làm, học nghề hiện nay chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của người sau cai nghiện ma tuý. Việc giao tiếp với mọi người xung quanh sau khi đi cai nghiện về còn hạn chế, nhiều người xung còn kì thị, dẫn đến những người đã cai nghiện không hòa nhập được vào cộng đồng. Các hoạt động chống tái nghiện vẫn chưa được quan tâm đầy đủ. Từ những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài: “Thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy từ thực tiễn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng” là cần thiết, khách quan, xuất phát từ nhu cầu thực tế hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong thời gian qua, ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến các vấn đề về ma túy và thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy, có thể nêu một số đề tài sau: Đề tài nghiên cứu cấp Bộ của Nguyễn Văn Minh (2001) làm chủ nhiệm: 2
- “Các giải pháp tạo việc làm cho người nghiện ma túy, người mại dâm sau khi được chữa trị phục hồi”. Tác giả đã tập trung nghiên cứu đời sống người nghiện ma túy, người bán dâm và tình hình việc làm của họ. Qua đó đã chỉ ra rằng tuy nghị lực của người nghiện là yếu tố quyết định đến khả năng tái nghiện, yếu tố quan trọng giúp người nghiện từ bỏ các tệ nạn xã hội là sự quan tâm của gia đình thì bên cạnh đó việc không có việc làm cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc giúp họ ổn định cuộc sống, giảm tỷ lệ tái phạm, tái nghiện. Vì vậy, đề tài đã tập trung đề xuất các giải pháp hướng tới tạo việc làm cho người nghiện ma túy, sau khi cai nghiện. [9] Đề tài của TS. Nguyễn Thành Công (2003) - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố “Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao quản lý cai nghiện và sau cai nghiện”. Đề tài đã đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao quản lý cai nghiện và sau cai nghiện chủ yếu nhằm tạo được sự đồng thuận của toàn xã hội trong công cuộc phòng chống ma túy, cùng nhau tạo mọi điều kiện giúp đỡ người nghiện ma túy quyết tâm cai nghiện từ bỏ ma túy để làm lại cuộc đời, tái hòa nhập cộng đồng, xây dựng cuộc sống mới góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự xã hội; làm tốt công tác giáo dục tuyên truyền về tác hại của ma túy, vận động toàn dân tham gia đấu tranh, bài trừ tệ nạn ma túy. [1] Đề tài nghiên cứu năm 2004-2005 của Viện nghiên cứu xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về “Những giải pháp chủ yếu quản lý, dạy nghề cho người cai nghiện ma túy trong chương trình ba năm ở các trường, trung tâm tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Đề tài đã nghiên cứu quá trình sau khi cắt cơn nghiện, người nghiện được chữa bệnh và phục hồi sức khỏe chuyển sang học văn hóa, học nghề trong chương trình ba năm ở các trường, trung tâm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đề xuất các giải pháp giải quyết được vấn đề giúp những người sau cai từng bước có đủ điều kiện tối thiểu và làm việc tại các khu công nghiệp đặc biệt do Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng. Trong 3
- đó, tác giả chú trọng đến giải pháp huy động sự tham gia của chính quyền địa phương, lực lượng công an và các đoàn thể, ban điều hành khu phố để quản lý và dạy nghề cho người sau cai nghiện ma túy.[27] Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thị Thanh Huyền (2014) bảo vệ thành công tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn“Hoạt động hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy. (Nghiên cứu tại Thành phố Hà Nội)”. Mục đích của luận văn là hệ thống hóa các hoạt động hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy từ đó đánh giá thực trạng nhu cầu vay vốn, việc làm của người sau cai nghiện trên địa bàn thành phố Hà Nội để đề xuất các giải pháp và hoạt động hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy sao cho phù hợp để ổn định cuộc sống cho người sau cai nghiện ma túy. Tuy nhiên, hạn chế của đề tài này là có phạm vi nghiên cứu hẹp, chỉ nghiên cứu các nội dung trong việc hỗ trợ đào tạo và tìm kiếm việc làm cho người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội.[8] Luận văn thạc sỹ của tác giả Tạ Hồng Vân (2015) bảo vệ thành công tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn “Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ điều trị nghiện cho người nghiện ma túy tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Cơ sở điều trị Methadone thuộc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS thành phố Nam Định)”. Luận văn đã chỉ ra rằng hiện nay mô hình điều trị nghiện đang được áp dụng phổ biến đó là mô hình điều trị nghiện tại cộng đồng, trong đó nhân viên công tác xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng. Luận văn cũng đã phân tích thực trạng hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ điều trị nghiện cho những người nghiện tại Cơ sở điều trị Methadone thành phố Nam Định để từ đó đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của những nhân viên công tác xã hội này trong quá trình trợ giúp người nghiện phục hồi chức năng và hòa nhập cộng đồng.[25] Luận án tiến sĩ Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn "Nhu cầu việc làm của người sau cai nghiện ma túy" của tác giả Tiêu Thị Minh Hường 4
- (2015) đã phân tích và tổng hợp được các yếu tố về tâm lý ảnh hưởng đến nhu càu việc làm của người sau cai nghiện ma túy. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu nhu cầu lý giải dưới góc độ tâm lý học, từ đó có những nghiên cứu điển hình về nhu cầu việc làm của người sau cai nghiện ma túy, các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu việc làm của họ, đề xuất một số biện pháp tâm lý - giáo dục, góp phần tăng cường nhu cầu việc làm của người sau cai nghiện ma túy.[6] Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Hằng (2016) bảo vệ thành công tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với đề tài “Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp người nghiện ma túy tham gia chương trình Methadone (Nghiên cứu tại cơ sở điều trị methadone quận Nam Từ Liêm)”. Tác giả đã xây dựng được khung lý thuyết và đánh giá vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp người nghiện điều trị thay thế bằng thuốc Methadone tại Cơ sở điều trị Methadone quận Nam Từ Liêm, trong đó tác giả chú trọng phân tích các hoạt động tư vấn/tham vấn tâm lý của đội ngũ nhân viên này. Để từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hoạt động tư vấn/tham vấn tâm lý của nhân viên công tác xã hội nhằm trợ giúp tốt nhất cho những ngươi nghiện đang tham gia điều trị Methadone. [5] Luận văn thạc sỹ của tác giả Đỗ Thanh Huyền (2017) đã bảo vệ thành công tại Trường Đại học Lao động – Xã hội: “Hoạt động hỗ trợ xã hội cho người sau cai nghiện ma túy tại Thành phố Hòa Bình – Tỉnh Hòa Bình”. Tác giả đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động hỗ trợ xã hội cho người sau cai nghiện ma túy, những yếu tố ảnh hưởn đến hoạt động hỗ trợ xã hội cho người sau cai nghiện ma túy bao gồm chính sách của Nhà nước đối với người sau cai nghiện, sự quan tâm của các cấp chính quyền, yếu tố cộng đồng, yếu tố gia đình và bản thân người sau cai nghiện, cuối cùng là yếu tố thuộc vai trò của nhân viên công tác xã hội. Luận văn đã phân tích được thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ xã hội cho người sau cai nghiện ma túy tại Thành phố Hòa Bình trong thời gian 5
- tới. [7] Qua nghiên cứu tổng quan tài liệu cho thấy, đã có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề người nghiện ma túy ở Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy còn rất hạn chế, đặc biệt nghiên cứu thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy từ thực tiễn của thành phố Đà Nẵng nói chung, ở quận Thanh Khê nói riêng là chưa có. Chính vì vậy, nghiên cứu này thực hiện nhằm tìm hiểu sâu hơn về lý luận cũng như đưa ra bức tranh sơ bộ về thực trạng việc thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy từ thực tiễn của quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng để gợi ý một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, luận văn đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ - Phân tích khái quát một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy. - Phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng để chỉ ra những thành công và hạn chế trong công tác này. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. 6
- 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn Việc thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: luận văn nghiên cứu thực trạng việc thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy cai nghiện tự nguyện tại cơ sở cai nghiện và tại cộng đồng trên các nội dung: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; phổ biến, tuyên truyền về chính sách; huy động nguồn lực để thực hiện chính sách; phân công, phối hợp thực hiện; kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện. - Về không gian: Địa bàn nghiên cứu được giới hạn ở phạm vi quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng - Về thời gian nghiên cứu: Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng từ năm 2015 -2018 và đề xuất giải pháp trong thời gian tới 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật cuả Đảng, Nhà nước về quyền con người nói chung và chính sách đối với người nghiện ma túy nói riêng 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu để làm rõ khung lý thuyết, dựa trên khung lý thuyết để khảo sát thực trạng và trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Trong các vấn đề nghiên cứu, luận văn sử dụng chủ yếu các phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, hệ thống hóa về các vấn đề có liên quan đến chính 7
- sách đối với người nghiện ma túy từ các tài liệu sẵn có (nguồn tài liệu chính thức, các công trình nghiên cứu đã công bố, các bài viết, tạp chí, sách báo, từ các báo cáo của cơ quan chức năng quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...) để làm rõ các nội dung về mặt lý luận trong thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy và thực trạng thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Phương pháp quy nạp – diễn dịch: được tác giả sử dụng để diễn đạt, phân tích và giải thích các vấn đề có liên quan đến ma túy, nghiện ma túy, người nghiện ma túy, chính sách đối với người nghiện ma túy, từ đó khái quát hiện trạng thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng để đưa ra các giải pháp cụ thể nhăm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. Phương pháp điều tra khảo sát: Việc tiến hành khảo sát được tiến hành với 2 đối tượng là: người nghiện ma túy; cán bộ, công chức thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy tại quận Thanh Khê. Mục đích chính của điều tra khảo sát là thu thập thông tin sơ cấp cần thiết để phân tích, đánh giá việc thực hiện các chính sách đối với người nghiện ma túy tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Đối với người nghiện: Các phiếu điều tra dành cho đối tượng là người nghiện ma túy được thực hiện ngẫu nhiên tại 10 phường của quận với số lượng 100 phiếu (10 phiếu/phường). Phiếu trả lời sẽ được thu thập, xử lý và sử dụng vào phân tích, đánh giá các nội dung nghiên cứu để có được các kết quả khách quan, phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Để kết quả nghiên cứu của luận văn được khách quan, khoa học và hợp lý, ngoài việc tập trung điều tra khảo sát đối với người nghiện ma túy, luận văn đã xây dựng bảng hỏi dành cho đối tượng cán bộ, công chức thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy quận Thanh Khê (tổng số 12 phiếu, 8
- bao gồm: cán bộ văn hóa xã hội các phường; cán bộ, công chức phụ trách lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội và Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận Thanh Khê). Ngoài ra tác giả sử dụng các phương pháp: Quan sát, so sánh, phân tích tổng hợp, điền dã tại cộng đồng… 6. Ý nghĩa và đóng góp của luận văn 6.1. Về mặt lý luận Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về ma túy, nghiện ma túy, người nghiện ma túy và chính sách đối với người nghiện ma túy. Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng để đưa ra các giải pháp cụ thể nhăm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. 6.2. Về mặt thực tiễn Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo thiết thực cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng và những ai quan tâm nghiên cứu vấn đề thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy. 7. Kết cấu của luận văn Kết cấu của luận văn gồm: Phần mở đầu, nội dung chính gồm 3 chương, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục. Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. 9
- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY 1.1. Người nghiện ma túy và chính sách đối với người nghiện ma túy 1.1.1. Một số khái niệm có liên quan * Khái niệm ma túy Thuật ngữ “Ma tuý” được dùng để chỉ các chất gây nghiện như thuốc phiện, heroin, cần sa, cocain, morphine và một số thuốc tổng hợp có tác dụng tương tự morphine, đây là những chất giây nghiện thuộc loại nguy hiểm nhất. Tuy nhiên hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về ma túy tùy theo góc nhìn của các nhà khoa học, các tổ chức Liên Hợp quốc, tổ chức Y tế thế giới… Ở Việt Nam, ma túy được quy định ở Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 và tại Điều 2 của Luật Phòng, chống ma tuý của Việt Nam năm 2013: “Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành” và Luật Phòng, chống ma tuý của Việt Nam năm 2013 cũng có đề cập các khái niệm liên quan đến ma túy như chất gây nghiện, chất hướng thần, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tệ nạn ma tuý… [13, tr1-2] Tóm lại, có thể khái niệm ma tuý là các chất gây nghiện khi đưa vào cơ thể sống có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng tâm - sinh lý của cơ thể. Ma túy có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, khi sử dụng ma túy nhiều lần thì con người sẽ bị lệ thuộc vào ma túy, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của những người sử dụng chúng. * Khái niệm nghiện ma túy Nghiện ma tuý là quá trình sử dụng thường xuyên theo chu kỳ lặp đi lặp lại nhiều lần một hoặc nhiều chất ma tuý dẫn đến tình trạng nhiễm độc chu kỳ 10
- hay mãn tính ở người nghiện làm cho họ lệ thuộc vào chất đó. Dùng ma tuý lần đầu (thuốc phiện, cần sa, mocsphin, heroin…) dưới các dạng tiêm chích, hút hít, uống…người ta thấy có cảm giác lâng lâng, dễ chịu và thèm muốn dùng lại. Nghiện ma túy là khi một người cần phải sử dụng ma túy để sinh hoạt bình thường. Rượu, một số thuốc được kê đơn, các loại bất hợp pháp như cần sa, heroin và amphetamines (như thuốc lắc, ma túy đá, v..v..) đều được xem là chất gây nghiện. Điều quan trọng cần lưu ý rằng sử dụng ma túy có nhiều cấp độ khác nhau, từ dùng thử, dùng có mục đích và dùng nhiều dẫn đến nghiện. Cũng cần lưu ý rằng, khi đã mắc nghiện thì không chỉ là “sử dụng rất nhiều ma túy” mà còn mất khả năng kiểm soát hành vi. Nghiện ma túy là một tình trạng bệnh mãn tính của não bộ, tương tự như các bệnh mãn tính khác. Nghiện ma túy cần phải được chẩn đoán và có thể kiểm soát được. Nghiện ma túy có thể được mô tả như là người bệnh “buộc tìm kiếm và sử dụng ma túy, bất chấp những hậu quả tiêu cực cho sức khỏe và xã hội liên quan đến việc sử dụng ma túy”. * Khái niệm người sau cai nghiện ma túy Người nghiện ma tuý được hiểu như sau là người bị lệ thuộc đối với các chất ma tuý và không thể quên hay từ bỏ được ma tuý. Nếu ngừng sử dụng thì người nghiện sẽ xuất hiện hội chứng cai. Còn người sau cai nghiện ma túy được hiểu là người từng bị lệ thuộc vào ma túy và đã thực hiện xong quy trình cắt cơn, giải độc theo quy định của pháp luật và đang tái hoà nhập cộng đồng, chịu sự quản lý của nơi cư trú hoặc tiếp tục tham gia hoạt động trong các trung tâm quản lý sau cai nghiện. Tuy nhiên, hiện nay trong các văn bản pháp quy của Việt Nam chưa có khái niệm chính thống nào về người sau cai nghiện ma tuý. Theo văn bản hiện hành thì người nghiện ma tuý sẽ phải trải qua 5 giai đoạn của quy trình điều trị. Đây là giai đoạn người cai nghiện hoàn thành quy trình cắt cơn, giải độc 11
- và trị liệu phục hồi ở các cơ sở điều trị như là Cơ sở cai nghiện ma túy, các cơ sở cai nghiện cộng đồng,… trở về hoà nhập cộng đồng hoặc chuyển sang Trung tâm quản lý sau cai nghiện, họ cần phải nỗ lực để không tái nghiện với sự giúp sức của người thân, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội. Như vậy, người sau cai nghiện ma túy là người từng sử dụng và lệ thuộc vào ma túy, vừa trải qua quá trình cai nghiện phục hồi bao gồm hàng loạt các biện pháp về y tế, tâm lý, xã hội tác động giúp người nghiện phục hồi các chức năng tâm – sinh lý của cơ thể do nghiện ma túy gây ra. Quá trình cai nghiện phục hồi là giai đoạn quan trọng giúp cho người nghiện cắt được cơn nghiện, giải độc cho cơ thể và phục hồi hành vi, nhận thức của bản thân để từ đó loại bỏ dần sự lệ thuộc của cơ thể họ vào ma túy. * Khái niệm chính sách đối với người nghiện ma túy Chính sách đối với người nghiện ma túy được nhà nước ban hành (chính sách công) vì vậy, trước khi đưa ra khái niệm về chính sách đối với người nghiện ma túy cần thống nhất cách hiểu chung về chính sách công. Thuật ngữ “chính sách công” cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Kraft và Furlong cho rằng “chính sách công là một quá trình hành động hoặc không hành động của chính quyền để đáp lại một vấn đề công cộng. Nó được kết hợp với các cách thức và mục tiêu chính sách đã được chấp thuận một cách chính thức, cũng như các quy định và thông lệ của các cơ quan chức năng thực hiện những chương trình”, “chính sách công là thái độ ứng xử của nhà nước đối với các vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng”…. [3, tr 48-51]. Ở Việt Nam, các nhà khoa cho rằng nhà nước lựa chọn định hướng hành động để giải quyết những vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng sao cho phù hợp với thái độ chính trị trong mỗi thời kỳ nhằm đảm bảo cho xã hội phát triển ổn định, bền vững thì đó được xem là chính sách công [4, tr 167]. 12
- Thực ra, tùy theo cách tiếp cận của mỗi tác giả mà đưa ra các định nghĩa khác nhau về chính sách công. Nhìn chung lại chính sách công được quan niệm là hệ thống các cách thức mà nhà nước sử dụng để giải quyết một vấn đề công phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu định trước. Đi từ phân tích chính sách công giúp chúng ta có thể hiểu chính sách đối với người nghiện ma túy là hệ thống các cách thức mà nhà nước sử dụng để giải quyết những nội dung liên quan đến người nghiện ma túy (thông qua các các quy định pháp luật, chỉ thị, nghị quyết, các chính sách hỗ trợ…) nhằm đạt được các mục tiêu giúp đỡ người nghiện cai nghiện hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện. Đối tượng tác động của chính sách đối với người nghiện ma túy được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước bao gồm chính sách đối với các đối tượng: Người cai nghiện ma túy bắt buộc, cai nghiện ma túy tự nguyện tại Cơ sở cai nghiện ma túy; Người cai nghiện ma túy tại gia đình, tại cộng đồng. 1.1.2. Thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy 1.1.2.1. Khái niệm thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy Như đã phân tích ở trên, chính sách công là định hướng hành động của nhà nước hướng tới giải quyết các vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và ý chí của nhà nước. Trong chu trình chính sách, tổ chức thực hiện chính sách là một khâu hợp thành chu trình chính sách là trung tâm kết nối các bước của chu trình chính sách, là bước hiện thực hóa chính sách trong đời sống xã hội và như vậy nếu thiếu giai đoạn này thì việc hoạch định ra chính sách sẽ trở nên vô nghĩa. Quá trình thực hiện chính sách là một quá trình diễn ra liên tục, thường xuyên và trong một không gian, thời gian tương đối dài, do đó nó cần phải được cung cấp một khối lượng nguồn lực to lớn cả về vật chất lẫn con người 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 68 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 88 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 65 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 72 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh An Giang
71 p | 84 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
119 p | 71 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 49 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 78 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 31 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách thu hút đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Long
127 p | 41 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 46 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 33 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 48 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Phúc Yên- tỉnh Vĩnh Phúc
24 p | 51 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn