intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo trợ xã hội từ thực tiễn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: Thi Thui | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

150
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận về thực hiện chính sách BTXH nói chung và phân tích thực trạng thực hiện chính sách BTXH tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua, luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng 6 cao nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BTXH trên địa bàn quận Hải Châu trong thời gian tới. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo trợ xã hội từ thực tiễn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

VIỆN HÀN LÂM<br /> KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> TRẦN NGỌC DƯƠNG<br /> <br /> THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ XÃ HỘI<br /> TỪ THỰC TIỄN QUẬN HẢI CHÂU,<br /> THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG<br /> <br /> HÀ NỘI, năm 2018<br /> 1<br /> <br /> VIỆN HÀN LÂM<br /> KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> TRẦN NGỌC DƯƠNG<br /> <br /> THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ XÃ HỘI<br /> TỪ THỰC TIỄN QUẬN HẢI CHÂU,<br /> THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG<br /> <br /> Chuyên ngành : Chính sách công<br /> Mã số<br /> : 834.04.02<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG<br /> <br /> NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC<br /> TS. TRỊNH THỊ THU<br /> <br /> HÀ NỘI, năm 2018<br /> 2<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> <br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Công tác đảm bảo an sinh xã hội luôn được Đảng và Nhà nước ta xác<br /> định là một nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc đổi mới đất nước. Qua 32<br /> năm đổi mới, đường lối lãnh đạo của Đảng về xây dựng hệ thống chính sách<br /> ASXH đã có những bước phát triển cả về tư duy và xây dựng chính sách;<br /> quan điểm, mục tiêu, nội dung và phương thức thực hiện có nhiều đổi mới<br /> theo hướng ngày càng toàn diện và hiệu quả hơn thể hiện rõ trong các văn<br /> kiện, văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng qua các kỳ Đại<br /> hội.<br /> Đại hội XI tiếp tục làm rõ những quan điểm, định hướng nội dung của<br /> từng chính sách ASXH trong đó có chính sách BTXH: “Tiếp tục sửa đổi,<br /> hoàn thiện hệ thống BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ<br /> xã hội đa dạng, linh hoạt có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã<br /> hội, nhất là các nhóm yếu thế, dễ tổn thương, vượt qua khó khăn hoặc các rủi<br /> ro trong cuộc sống...chuyển các loại hình trợ giúp, cứu trợ sang cung cấp dịch<br /> vụ BTXH dựa vào cộng đồng; bảo đảm các đối tượng BTXH có cuộc sống ổn<br /> định, hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng, có cơ hội tiếp cận nguồn lực kinh tế,<br /> dịch vụ công thiết yếu".<br /> Từ năm 2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định 07/2000/NĐ-CP quy<br /> định về chính sách cứu trợ xã hội và qua nhiều lần bổ sung sửa đổi, thay thế<br /> bằng các Nghị định 67/2007/NĐ-CP, Nghị định số 13/2010/NĐ-CP,…và hiện<br /> nay thực hiện theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính<br /> phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng BTXH và Thông tư<br /> liên tịch số 29/2014 ngày 24/10/2014 của Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Tài chính về<br /> hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 136/2013/NĐ-CP.<br /> 3<br /> <br /> Với những nguy cơ, rủi ro kinh tế và xã hội ngày càng có xu hướng tăng<br /> như khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí<br /> hậu tiếp tục đặt ra nhiều khó khăn thách thức, tạo áp lực lớn lên hệ thống bảo<br /> hiểm xã hội, bảo trợ xã hộ và các dịch vụ chăm sóc xã hội cho các cá nhân và<br /> tổ chức. Điều này đòi hỏi phải có một hệ thống bảo trợ xã hội hiệu quả hơn,<br /> phù hợp hơn với nhu cầu và đặc điểm của xã hội.<br /> Tuy hiện nay, các quy định của Luật và các văn bản dưới Luật về chính<br /> sách BTXH cơ bản đầy đủ, đối tượng thụ hưởng chính sách đã được mở rộng<br /> gắn với phương thức thực hiện cũng được đa dạng hóa, nhưng chính sách<br /> BTXH vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu và sự đòi hỏi của xã hội, chưa<br /> bao phủ hết các tất cả các đối tượng thật sự cần trợ giúp, một số quy định, quy<br /> trình thủ tục thực hiện chính sách BTXH chưa phù hợp, chưa đáp ứng yêu cầu<br /> thực tiễn đặt ra.<br /> Từ thực tế thực hiện chính sách BTXH tại quận Hải Châu, thành phố Đà<br /> Nẵng, trung bình hàng năm có hơn 6.000 đối tượng được thụ hưởng các giá trị<br /> mà chính sách BTXH mang lại với tổng kinh phí trên 27 tỷ đồng/năm đã góp<br /> phần cải thiện đời sống của đối tượng liên quan. Tuy nhiên, trong quá trình tổ<br /> chức thực hiện đã phát sinh một số vướng mắc đó là: bỏ sót đối tượng đủ điều<br /> kiện hưởng, quy trình chưa đảm bảo về thời gian, các thủ tục có lúc còn chậm,<br /> văn bản quy định đôi lúc chưa phù hợp với thực tế,…xuất phát từ thực tế đó<br /> bản thân chọn đề tài "Thực hiện chính sách bảo trợ xã hội từ thực tiễn quận<br /> Hải Châu, thành phố Đà Nẵng" làm đề tài nghiên cứu.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài<br /> Những năm vừa qua, vấn đề an sinh xã hội luôn được các học giả quan<br /> tâm, nhiều bài viết trên các tạp chí khoa học, báo chí, nhiều luận văn và các<br /> công trình nghiên cứu dưới dạng tài liệu sau:<br /> Trong các giáo trình: “Giáo trình nhập môn ASXH” của Nguyễn Hữu<br /> <br /> 4<br /> <br /> Hải chủ biên (2007) [25]; “Xây dựng hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội<br /> thường xuyên ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Toản (2011) [36]; “Phát<br /> triển hệ thống ASXH đến năm 2020” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Lan<br /> Hương, Đặng Kim Chung, Lưu Quang Tuấn, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Đặng<br /> Thị Hà Thu (2013) [27] đã nêu những lý luận về ASXH; những chủ chương,<br /> đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước về chính sách ASXH nói chung<br /> và chính sách BTXH nói riêng, phương pháp tiếp cận, hệ thống thực thi, điểm<br /> mạnh, điểm hạn chế của chính sách BTXH hiện hành và đề xuất, kiến nghị<br /> hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên ở Việt Nam.<br /> Các đề tài nghiên cứu nêu trên tuy đã chỉ ra những cơ sở lý luận mới về<br /> chính sách ASXH, trợ giúp thường xuyên tại cộng đồng, định hướng các<br /> phương pháp giải quyết các vấn đề ASXH, BTXH trong xu thế toàn cầu hóa<br /> nhưng chưa đi sâu nghiên cứu quá trình thực hiện chính sách BTXH; kết quả<br /> đánh giá việc thực hiện chính sách trợ giúp thường xuyên chỉ dừng tại thời<br /> điểm năm 2010 trở về trước. Riêng đối với quận Hải Châu, thành phố Đà<br /> Nẵng, đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào đánh giá về kết<br /> quả thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn, nhất là trong giai đoạn<br /> 20 năm xây dựng và phát triển quận. Chính vì vậy, tôi lựa chọn hướng nghiên<br /> cứu về những vấn đề lý luận về chính sách BTXH ở Việt Nam; kết quả thực<br /> hiện chính sách bảo trợ xã hội trong 3 năm từ 2015 đến 2017; đưa ra giải pháp<br /> hoàn thiện về thực hiện chính sách BTXH trong thời gian đến trên địa bàn<br /> quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.<br /> 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br /> 3.1. Mục đích nghiên cứu<br /> Trên cơ sở lý luận về thực hiện chính sách BTXH nói chung và phân<br /> <br /> tích thực trạng thực hiện chính sách BTXH tại quận Hải Châu, thành phố Đà<br /> Nẵng trong thời gian qua, luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2