intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách chăm sóc trẻ em trên địa bàn phường Thạnh Lộc, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: ViJensoo ViJensoo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

30
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nhằm mục đích tập trung nghiên cứu các chính sách liên quan đến chăm sóc trẻ em và việc thực hiện chính sách chăm sóc trẻ em trên địa bàn phường Thạnh Lộc, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh để từ đó xác định căn cứ đề xuất các giải pháp mang tính thiết thực, hiệu quả, mang tính định hướng phát triển thời gian tới đối với thực hiện chính sách chăm sóc trẻ em.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách chăm sóc trẻ em trên địa bàn phường Thạnh Lộc, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HỒ THỊ THANH NHÃ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CHĂM SÓC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG THẠNH LỘC, QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, 2021
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HỒ THỊ THANH NHÃ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CHĂM SÓC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG THẠNH LỘC, QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Chính sách công Mã số: 8340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. BÙI NGHĨA HÀ NỘI, 2021
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trẻ em là tương lai của đất nước, chăm sóc trẻ em trở thành những người có phẩm giá và trí tuệ là một vấn đề quan trọng của toàn xã hội và của Nhà nước. Cho đến nay Nhà nước Việt Nam ban hành nhiều chính sách chăm sóc trẻ em và thật sự góp phần quan trọng vào việc hình thành nhiều thế hệ con người Việt Nam đến nay.Tuy nhiên, thực tiễn phát triển xã hội ở môi trường hiện đại như Thành phố Hồ Chí Minh đang đặt ra nhiều vấn đề cần nghiêng cứu, đánh giá để hướng đến mục tiêu bền vững và bao trùm. Hiến pháp của Việt Nam quy định: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình, xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em” (khoản 1, Điều 37, Hiến pháp năm 2013). Cùng với Luật Trẻ em (2016), các bộ luật, luật khác trong quá trình sửa đổi, bổ sung cũng luôn cập nhật, đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn các thông lệ và chuẩn mực quốc tế có liên quan đến quyền trẻ em, như: Hình sự, Tố tụng hình sự, Xử lý vi phạm hành chính, Lao động, Hôn nhân và gia đình, Tổ chức tòa án nhân dân, v.v... Đến nay, chúng ta có rất nhiều văn bản luật và dưới luật liên quan đến trẻ em nhằm cụ thể hóa nhiều quan điểm tiến bộ, góp phần tăng cường công tác giáo dục, bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trong hoạt động nuôi dưỡng, giáo dục, theo dõi quá trình phát triển của trẻ em để bảo đảm mọi trẻ em được phát triển thể chất, trí tuệ và đạo đức. Trong những năm gần đây, công tác chăm sóc trẻ em đã có sự chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác chăm sóc trẻ em ở Việt Nam vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định: vẫn còn trẻ em bị bỏ rơi; sự bạo hành của những bảo 1
  4. mẫu, người giữ trẻ; tình trạng xâm hại trẻ; trẻ vào đời sớm; việc quản lý, can thiệp trợ giúp đối với trẻ em có lúc, có nơi chưa kịp thời, hiệu quả; việc chấp hành pháp luật về chăm sóc trẻ em một số nơi thực hiện chưa tốt, v.v… Trong thời gian qua, công tác chăm sóc trẻ em trên địa bàn phường Thạnh Lộc đạt được hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, còn tồn tại những hạn chế đó là còn thiếu sót trong quản lý, chăm lo cho trẻ em vào các dịp lễ, Tết; công tác nắm bắt, thu thập thông tin trẻ em còn hạn chế; còn xảy ra tình trạng trẻ em bị bạo hành; một số bậc phụ huynh, người chăm sóc và bản thân trẻ em chưa nhận thức được đầy đủ trách nhiệm nuôi dưỡng và chăm lo cho trẻ em; tình trạng xâm hại trẻ còn xảy ra; công tác tuyên truyền về chính sách chăm sóc trẻ em chưa đạt hiệu quả cao; đội ngũ làm công tác trẻ em thường xuyên thay đổi nên còn yếu về kỹ năng công tác; hoạt động dành cho trẻ em còn thiếu sự đa dạng, phong phú do nguồn lực kinh phí có hạn; v.v. Tất cả những điều đó cho thấy, trên địa phường Thạnh Lộc còn tồn đọng những bất cập và hạn chế dẫn đến công tác chăm sóc trẻ em đạt hiệu quả chưa cao. Việc quản lý, phát hiện, can thiệp, trợ giúp đối với trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt có lúc chưa kịp thời, thiếu đồng bộ, chưa cụ thể về trách nhiệm, quyền hạn, quy chuẩn. Việc chấp hành pháp luật về chăm sóc trẻ em cũng chưa được thực hiện nghiêm. Bên cạnh đó, từ góc độ lý luận cho thấy, đã có một số công trình nghiên cứu về thực hiện chăm sóc trẻ em ở những địa phương khác nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về thực hiện chính sách chăm sóc trẻ em trên địa bàn phường Thạnh Lộc. Từ việc nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng nhằm tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước nói chung và tại phường Thạnh Lộc nói riêng đối với chính sách chăm sóc cho trẻ em là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Với những lý do đó nên tác giả chọn đề tài “Thực hiện chính sách chăm sóc trẻ em trên địa bàn phường Thạnh Lộc, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh” làm nội dung nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ chính sách công của mình. 2
  5. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chính sách thực hiện chăm sóc trẻ em – một trong các quyền của trẻ em được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, hoạch định chính sách và hoạt động thực tiễn tập trung đi sâu nghiên cứu, tìm tòi, khảo sát. Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan được công bố dưới nhiều góc độ, mức độ, hình thức thể hiện khác nhau, tiêu biểu của các tác giả: Ngô Thị Kiều Trang (2016), Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học “Nhận thức về việc thực hiện quyền trẻ em của cha mẹ trên địa bàn miền núi Tỉnh Nghệ An”: Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về quyền trẻ em; tổng quan các tài liệu và xây dựng các khái niệm liên quan đến nhận thức về quyền trẻ em của các bậc cha mẹ. Đánh giá mức độ nhận thức của cha mẹ trong các hoạt động liên quan đến việc thực hiện quyền trẻ em và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng nhận thức này. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của cha mẹ về việc thực hiện quyền trẻ em ở địa bàn miền núi. Lã Văn Bằng (2019), Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật đề tài “Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em ở Việt Nam hiện nay”: Hệ thống hóa, làm sáng tỏ cơ sở lý luận THPL về BVTE, xây dựng các khái niệm, nội dung, hình thức, các điều kiện bảo đảm THPL về BVTE. - Phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng THPL về BVTE ở Việt Nam hiện nay; từ đó, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong việc THPL về BVTE ở Việt Nam hiện nay Đồng thời, đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm bảo đảm THPL về BVTE ở Việt Nam ngày càng hiệu quả hơn. Đặng Bích Thủy (2017), Luận án Tiến sĩ xã hội học với đề tài “Thực hiện quyền chăm sóc sức khỏe trẻ em ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế”: Luận án chỉ ra những hạn chế và khó khăn trong quá trình thực hiện quyền chăm sóc sức khỏe trẻ em của các bên chịu trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em là Nhà nước, gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội. Dựa trên những phát hiện này, luận án đưa ra những khuyến nghị cụ thể để việc thực hiện quyền chăm sóc sức khỏe trẻ em ở Việt được hoàn thiện hơn. 3
  6. Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2017), Luận văn Thạc sĩ ““Biện pháp chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em mồ côi trên địa bàn thành phố Vĩnh Long”: Đề tài chủ yếu nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em mồ côi trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, gồm có: trẻ mồ côi cả cha và mẹ, trẻ mồ côi chỉ mồ côi cha hoặc mẹ; Trẻ mồ côi đang được chăm sóc nuôi dưỡng tại cộng đồng. Tìm hiểu thực trạng trẻ em mồ côi và việc chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa bàn thành phố Vĩnh Long. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa bàn thành phố Vĩnh Long. Sách “Những điều cần biết về quyền trẻ em luật trẻ em và các chương trình, hành động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, giáo dục trẻ em” của tác giả Kim Phượng, NXB Hồng Đức năm 2017 đã nêu lên các nội dung: công ước của liên hiệp quốc về quyền trẻ em; luật trẻ em của quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; một số quyền của trẻ em trong pháp luật Việt Nam; chương trình hành động của chính phủ để bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em và công tác quản lý trẻ chưa thành niên; luật nuôi con nuôi và giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu, bài viết trên đều có giá trị lớn về lý luận và thực tiễn về thực hiện quyền trẻ em nói chung, chính sách chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em nói riêng. Các tác giả đã kế thừa các khái niệm về chính sách, chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em, nêu ra những lý luận cơ bản nhất, đánh giá thực trạng tình hình thực hiện chính sách liên quan đến trẻ em ở nước ta ở từng địa phương cụ thể trong thời gian qua. Đưa ra những giải pháp, kiến nghị rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN để chính sách thực hiện quyền trẻ em trong những năm tới đạt hiệu quả. Phạm vi nghiên cứu của các công trình trên được thực hiện khá đa dạng, đa phần thực hiện ở một tỉnh hoặc một số cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, từ các đề tài tác giả tham khảo trên có nhiều chính sách hay liên quan chăm sóc trẻ em nhưng ở địa bàn phường Thạnh Lộc quận 12 chưa có 4
  7. công trình nghiên cứu nào cụ thể và chuyên sâu về vấn đề “Thực hiện chính sách chăm sóc trẻ em trên địa bàn phường Thạnh Lộc, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh” từ góc độ khoa học chính sách công nhằm giúp các nhà quản lý xây dựng và thực thi chính sách chăm sóc trẻ em phù hợp với thực tiễn địa phương góp phần giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, xây dựng thế hệ kế thừa có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế trong tương lai. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn nhằm mục đích tập trung nghiên cứu các chính sách liên quan đến chăm sóc trẻ em và việc thực hiện chính sách chăm sóc trẻ em trên địa bàn phường Thạnh Lộc, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh để từ đó xác định căn cứ đề xuất các giải pháp mang tính thiết thực, hiệu quả, mang tính định hướng phát triển thời gian tới đối với thực hiện chính sách chăm sóc trẻ em. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách trẻ em ở Việt Nam - Các văn bản Đảng chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện chính sách chăm sóc trẻ em ở cơ sở phường, ( xã). - Phân tích đánh giá thực trạng thực hiện chính sách chăm sóc trẻ em trên địa bàn phường Thạnh Lộc, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh dưới góc độ khoa học chính sách công. Trong đó nêu lên những thành tựu đạt được, những tồn tại, hạn chế cần khắc phục cũng như phân tích các nguyên nhân hạn chế ảnh hưởng đến việc thực hiện chính chăm sóc trẻ em. - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách chăm sóc trẻ em góp phần giải quyết các vấn đề an sinh xã hội cho địa phương. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Giải pháp thực hiện chính sách chăm sóc trẻ em trên địa bàn phường Thạnh Lộc, Quận 12,Thành phố Hồ Chí Minh Phạm vi nghiên cứu của luận văn: 5
  8. + Về không gian: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu việc thực hiện các chính sách chăm sóc trẻ em trên địa bàn phường Thạnh Lộc, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh. + Về thời gian: Thời gian nghiên cứu từ năm 2016 đến năm 2020 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên cơ sở lý luận là các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về chính sách đối với trẻ em, chính sách chăm sóc trẻ em. Bên cạnh đó, đề tài luận văn tiếp tục kế thừa và phát triển những kết quả nghiên cứu có giá trị khoa học của các công trình đi trước có liên quan đến đề tài. Vận dụng lý thuyết chính sách công qua thực tiễn cơ sở là phường (xã) giúp hình thành lý luận về chính sách chăm sóc trẻ em. Cơ sở thực tiễn của luận văn là quá trình thực hiện chính sách chăm sóc trẻ em trên địa bàn phường Thạnh Lộc, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) giai đoạn từ 2016 đến 2020. Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu này chủ yếu là các công trình nghiên cứu, các đề tài hội thảo; các tài liệu của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực trẻ em; chương trình, kế hoạch của lỉnh vực trẻ em, tập trung là các chính sách chăm lo trẻ em thực hiện trên địa bàn phường Thạnh Lộc, quận 12,Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp này giúp tìm hiểu liên hệ thực tế để vận dụng những chính sách tốt hiệu quả và giải pháp đề xuất những bất cập chính sách chưa hiệu quả trong chăm sóc trẻ em. + Phương pháp phân tích, tổng hợp: Từ các cơ sở tài liệu, thông tin và dữ liệu thu thập được, tác giả nghiên cứu sẽ phân tích, đánh giá, xem xét trên bình diện áp dụng từ khoa học chính sách công. Từ đó, có những đề xuất phù hợp nhằm hoàn thiện quá trình thực hiện chính sách chăm sóc trẻ em hiệu quả hơn. 6
  9. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa lý luận: Luận văn hệ thống hóa và làm rõ các khái niệm , các vấn đề lý luận cơ bản liên quan thực hiện chính sách chăm sóc trẻ em ở phường Thạnh Lộc.Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chăm sóc trẻ em. Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở nghiên cứu thực tế về chính sách đối với công tác chăm sóc trẻ em trên địa bàn phường, xã nói chung và tại phường Thạnh Lộc, Quận 12 nói riêng, góp phần chăm lo tốt nhất cho trẻ em. Luận văn cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy, học tập tại các trường chính trị tỉnh và các trung tâm bồi dưỡng lý luận chính trị của các quận/huyện. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài các nội dung của phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo; luận văn được kết cấu thành 3 chương với nội dung như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách chăm sóc trẻ em. Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách chăm sóc trẻ em trên địa bàn phường Thạnh Lộc, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh Chương 3: Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách chăm sóc trẻ em. 7
  10. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CHĂM SÓC TRẺ EM 1.1. Lý luận chung về thực hiện chính sách chăm sóc trẻ em 1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1.1. Khái niệm về chính sách James Anderson (2003) cho rằng chính sách là chuỗi những hoạt động mà chính quyền chọn làm hay không làm với tính toán và chủ đích rõ ràng, có tác động đến người dân; hoặc “Chính sách là một quá trình hành động có mục đích mà một cá nhân hoặc một nhóm theo đuổi một cách kiên định trong việc giải quyết vấn đề”. Dye (2007) cho rằng chính sách là những gì mà chính phủ làm, lý do làm và sự khác biệt mà nó tạo ra. Theo Nguyễn Minh Thuyết (2011) định nghĩa: Chính sách là đường lối cụ thể của một chính đảng hoặc một chủ thể quyền lực về một lĩnh vực nhất định cùng các biện pháp, kế hoạch thực hiện đường lối ấy. Cấu trúc của chính sách bao gồm: đường lối cụ thể (nhằm thực hiện đường lối chung), biện pháp, kế hoạch thực hiện. Chủ thể ban hành chính sách là: chính đảng, cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị, công ty,… Theo tác giả Vũ Cao Đàm (2011) trong Giáo trình Khoa học chính sách thì “chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội”. Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa...”. Theo định nghĩa này thì mục đích của chính sách công là 8
  11. thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng chứ không đơn giản chỉ dừng lại ở việc giải quyết vấn đề công. Nói cách khác, chính sách công là công cụ để thực hiện mục tiêu chính trị của nhà nước. Theo Nguyễn Hữu Hải (2014): “Chính sách đôi khi có thể nhận thấy dưới hình thức các quyết định đơn lẻ, nhưng thông thường nó bao gồm một tập hợp các quyết định hoặc nhìn nhận như một định hướng cụ thể. Chính sách thường sẽ tiếp tục tiến hòa trong quá trình thực hiện chứ không cố định như giai đoạn thực hiện chính sách”. Như vậy, có thể khái quát rằng chính sách là một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau do Nhà nước ban hành, bao gồm các mục tiêu và giải pháp có liên quan đến các vấn đề công nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng nhất định. Chính sách là hành động, công cụ quản lý của nhà nước trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý của mình nhằm thực hiện mục tiêu nhất định. 1.1.1.2. Khái niệm về trẻ em Khái niệm về trẻ em được xác định dựa trên các đặc điểm về độ tuổi, đặc điểm sinh hóa và đặc trưng tâm lý xã hội. Về độ tuổi, có những chênh lệch khác nhau về độ tuổi quy định đối với trẻ em, tùy thuộc và quan điểm, cách nhìn của nhà nghiên cứu, cũng như quy định chung của quốc tế hoặc quy định của các quốc gia khác nhau. Các tổ chức của Liên hiệp quốc (LHQ) như Quỹ Dân số (UNFPA), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO) xác định trẻ em là người dưới 15 tuổi. Theo Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em xác định trẻ em là người dưới 18 tuổi. Theo Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em Việt Nam năm 1991 và sửa đổi năm 2004 quy định “trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”. Luật Trẻ em được ban hành vào ngày 5/4/2016 cũng quy định “trẻ em là người dưới 16 tuổi”. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam việc quy định về độ tuổi trẻ em trong các văn bản luật và dưới luật không có sự đồng nhất, điều này ảnh hưởng đến việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Theo Luật Lao động năm 2019 thì 9
  12. người lao động là người đủ 15 tuổi trở lên. Theo như quy định này thì người lao động vẫn là trẻ em, do chưa thành niên đủ 18 tuổi. Theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, cũng xác định đối tượng xử phạt hành chính phải từ đủ 14 tuổi trở lên, cụ thể là: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính”, quy định này đồng nghĩa với việc coi trẻ em là 14 thay vì 16 như quy định chung. Sự quy định thiếu đồng nhất và không rõ ràng về độ tuổi trẻ em như trên đã gây ra không ít khó khăn, bất cập trong công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Bên cạnh việc xác định độ tuổi, các nhà nghiên cứu còn làm rõ khái niệm về trẻ em thông qua việc xác định các đặc điểm tâm sinh lý, nhân khẩu xã hội đặc thù, khác biệt so với người đã trưởng thành để nhấn mạnh các đặc trưng riêng của trẻ em. Theo Feinberg (1980) nhấn mạnh trẻ em thuộc nhóm đối tượng đặc thù dễ bị tổn thương nhất. Franklin (2001) đưa ra quan điểm rằng trẻ em là đối tượng non nớt, cần được bảo vệ và hưởng được sự chăm sóc đặc biệt từ người lớn. Grant (1994) cho rằng các đặc trưng quan trọng trong quá trình phát triển vòng đời là vào giai đoạn tuổi thơ, trẻ em là giai đoạn diễn ra sự hình thành và phát triển trí não, cơ thể, các giá trị tinh thần và tính cách. Theo Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em Việt Nam (2005) cho rằng “Trẻ em là một thuật ngữ nhằm chỉ một nhóm xã hội về một độ tuổi, trong giai đoạn đầu phát triển của con người. Đó là những người chưa trưởng thành còn non nớt về thể chất và trí tuệ, dễ bị tổn thương, cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời”. Về mặt sinh học, trẻ em là người ở giữa giai đoạn sơ sinh và tuổi dậy thì. Định nghĩa pháp lý về một “trẻ em” nói chung biểu thị một đứa trẻ, còn được biết tới là người chưa trưởng thành. Như vậy, có thể khái quát rằng trẻ em là người dưới 16 tuổi, là những người còn non nớt về mặt thể chất và trí tuệ, dễ bị tổn thương nên cần được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của gia đình, nhà trường, nhà nước và xã hội. 10
  13. 1.1.1.3. Khái niệm về chăm sóc trẻ em Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (2004) thì trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng. Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân. Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân ở trong nước và nước ngoài góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Chỉ thị số 20/CT-TW, ngày 5-11-2012 của Bộ Chính trị về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới đã nhấn mạnh: “Chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài, góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế”. Có thể nói, việc đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai của đất nước. Tóm lại, chăm sóc trẻ em là các hoạt động của các bên liên quan nhằm nuôi dưỡng, giáo dục và theo dõi quá trình phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức của trẻ em. 1.1.1.4. Khái niệm về thực hiện chính sách chăm sóc trẻ em Thực hiện chính sách là một khâu cấu thành chu trình chính sách, là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu nhất định. Tổ chức thực hiện chính sách là trung tâm kết nối các khâu (các bước) trong chu trình chính sách thành một hệ thống. Hoạch định được chính sách đúng, có chất lượng là rất quan trọng, nhưng thực hiện đúng chính sách còn quan trọng hơn. Có chính sách đúng nếu không được thực hiện sẽ trở thành khẩu hiệu suông, không những không có ý nghĩa, mà còn ảnh hưởng đến uy tín của chủ thể hoạch định và ban hành chính sách (uy tín của nhà nước). 11
  14. Thực hiện chính sách là quá trình triển khai thực thi các chương trình, nội dung kế hoạch, đề án, dự án hoặc các chính sách cụ thể thuộc một chính sách lớn hơn và hoạt động này biểu thị việc chuyển các kế hoạch của chính sách thành thực tế. Như vậy, thực hiện chính sách bao gồm các hoạt động có tổ chức, kế hoạch được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền các cấp thực hiện nhằm hướng tới đạt các mục đích và mục tiêu được tuyên bố trong chính sách đề ra ban đầu. Tóm lại, theo các khái niệm đã được phân tích, đề cập, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn thì thực hiện chính sách chăm sóc trẻ em các hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ở các cấp, thực hiện triển khai bằng những hình thức khác nhau nhằm đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ trong chính sách chăm sóc trẻ em. Qua đó, góp phần bảo đảm các quyền của trẻ em được đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn và giải quyết tốt các vấn đề trẻ em phát sinh. 1.1.2. Vai trò của việc thực hiện chính sách chăm sóc trẻ em Thứ nhất, thực hiện tốt chính sách chăm sóc trẻ em góp phần hiện thực hóa chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về chăm sóc trẻ em vào đời sống thực tiễn. Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là nội dung cơ bản của chiến lược phát triển con người, góp phần tạo nguồn nhân lực tương lai cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiều chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã được pháp luật hóa trong hệ thống quy phạm pháp luật về trẻ em. Trong điều kiện hiện nay, Việt Nam đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mà ở đó mọi hoạt động của bộ máy nhà nước suy cho cùng cũng vì con người, vì hạnh phúc con người luôn được xác định là mục tiêu cao nhất; pháp luật được xác định có vai trò tối cao trong đời sống xã hội và Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Việc tuân thủ và thực thi các quy định của pháp luật về chăm sóc trẻ em cũng chính là thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về công tác chăm sóc trẻ em trong thực tiễn cuộc sống. 12
  15. Thứ hai, bảo đảm cho trẻ em được phát triển toàn diện về mặt thể chất, tinh thần, trí tuệ và đạo đức. Trẻ em là công dân đặc biệt được gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Do trẻ em còn non nớt về thể chất và tinh thần nên trẻ em không thể tự mình thực hiện đầy đủ các quyền mà phần nhiều phải dựa vào người lớn. Trẻ em có quyền được phát triển đầy đủ và toàn diện trong gia đình, đó phải là tổ ấm an toàn giúp các em được nuôi dưỡng và phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, bồi dưỡng trí tuệ và các giá trị đạo đức, không để gây ra những mất mát, tổn thương về thể xác và tinh thần. Là thành viên của xã hội, trẻ em cũng được hưởng đầy đủ những quyền cơ bản của con người như quyền được sống; quyền được bảo vệ về tính mạng, nhân phẩm; quyền được phát triển và tham gia... Khi thực hiện pháp luật về bảo đảm các quyền trẻ em cần đảm bảo nguyên tắc những lợi ích tốt nhất dành cho trẻ em và tương ứng với từng độ tuổi phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ em. Thứ ba, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em. Thực hiện tốt chính sách chăm sóc trẻ em sẽ góp phần nắm bắt tình hình trẻ em tại địa phương, có tác dụng tích cực trong việc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em. Thông qua hoạt động này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, trách nhiệm của toàn xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em, giảm nghèo đói và bất bình đẳng trong xã hội, tăng cường tiếp cận y tế, giáo dục, vui chơi giải trí và bảo vệ trẻ em được thực hiện thông qua các chương trình, dự án riêng hoặc được lồng ghép trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành. Tháng hành động vì trẻ em, Tết trung thu cho trẻ em và xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em được duy trì hàng năm, góp phần quan trọng vào công tác phòng ngừa, bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Thứ tư, bảo đảm trợ giúp trẻ em. Thực hiện chính sách chăm sóc trẻ em trước hết là nhằm mục đích tạo dựng một môi trường an toàn, lành mạnh dành cho trẻ em phát triển toàn diện. Tuy 13
  16. nhiên, khi mà việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em ở cấp độ tạo dựng môi trường lành mạnh, an toàn và biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn không thành công thì cần thiết phải áp dụng các biện pháp hỗ trợ cho những trẻ em đã phải chịu ngược đãi, bóc lột, sao nhãng, xâm hại với mục đích thúc đẩy quá trình phục hồi và tái hòa nhập, phòng ngừa tổn thương trong tương lai. Bảo đảm trợ giúp trẻ em bao gồm hỗ trợ cho cả trẻ em có nguy cơ cao hoặc đang bị tổn hại được bảo đảm an toàn, chăm sóc phục hồi cho trẻ em. Hỗ trợ trẻ em bằng hình thức can thiệp trực tiếp đối với từng cá nhân trẻ em và gia đình của trẻ em. Các biện pháp hỗ trợ phải được ra quyết định bởi người có thẩm quyền trên cơ sở đánh giá hoàn cảnh cụ thể của từng trẻ em. 1.2. Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về chính sách chăm sóc trẻ em Trong tổng số các di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có 128 bài viết đề cập đến trẻ em và việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; trong đó có tới 60 bức thư, bài thơ, bài nói chuyện của Người gửi trực tiếp đến thiếu niên, nhi đồng chứng tỏ trẻ em luôn có vị trí vô cùng đặc biệt đối với Người. Thông qua các bài báo, bài viết cùng với những việc làm cụ thể, thiết thực của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên những quan điểm cơ bản của Người về quyền của trẻ em. Những quan điểm đúng đắn đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh là kim chỉ nam soi đường cho Đảng, Nhà nước ta đề ra đường lối, chính sách và pháp luật thực hiện quyền của trẻ em Việt Nam hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã dành tình yêu thương vô bờ cho trẻ em. Người viết trong bài Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng. “ Thiếu niên nhi đồng là người chủ tương lai của đất nước…Vì tương lai của con em ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải quyết tâm chăm sóc và giáo dục các bé cho tốt”. Thực hiện lời dạy của Người, trong mọi chặng đường phát triển của đất nước, Đảng, Nhà nước ta luôn xác định “ Quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng một lớp người mới không những phục vụ cho chủ nghĩa xã hội mà còn cho sự nghiệp xây dựng cộng sản chủ nghĩa sau này”. 14
  17. Kế thừa và phát triển quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quyền trẻ em, Đảng và Nhà nước ta đã nâng lên thành đường lối chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em. Đường lối của Đảng được thể hiện rõ nét trong các văn kiện của Đảng kể từ khi ra đời đến nay như: Chỉ thị số 17/CT/TW ngày 01/9/1947 của Ban Thường vụ Trung ương Đảng về Công tác thanh vận; Chỉ thị số 197/CT/TW ngày 19/3/1960 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác thiếu niên, nhi đồng; Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư Trung ưởng Đảng khóa VII (ngày 30/5/1994) về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Chỉ thị số 55-CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII (ngày 28/6/2000) về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng ở cơ sở với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Chỉ thị số 20/CT-TW ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị về việc tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới v.v. Đây là tư tưởng xuyên suốt của Đảng qua các thời kỳ đại hội sau đó về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, xác định sự nghiệp này được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đường lối của Đảng đã lần lượt được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật quốc gia. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng đấu tranh để đem lại các quyền cơ bản cho trẻ em - chủ nhân tương lai của đất nước, quyết định sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là quan điểm nhất quán, xuyên suốt trong tư tưởng của Người. Với tầm nhìn vượt thời đại, cho đến nay, quan điểm của Người về quyền trẻ em chính là cơ sở khoa học đầu tiên để xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quyền trẻ em phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam hiện nay. Tiếp tục khai thác quan điểm của Người về quyền trẻ em và cụ thể hóa nó vào hệ thống pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống là trách nhiệm chung của toàn hệ thống chính trị, trước hết là của Đảng, Nhà nước và những người phụ trách công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nước ta hiện nay. Trẻ em chiếm tỷ lệ càng cao, Đảng và Nhà nước càng quan tâm hơn. Từ khi ký Công ước, Việt Nam luôn tôn trọng và luật hóa các quyền cơ bản của trẻ 15
  18. em trên cơ sở phù hợp với Hiếp pháp và Pháp luật Việt Nam. Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực con người của Việt Nam, vì trẻ em là hạnh phúc của gia đình, tương lai của đất nước. Điều này cung quy định rất rỏ trong văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam cũng như trong Hiếp pháp 1946 (Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam khi mới giành được chính quyền), Hiến pháp 1959, Hiếp pháp 1992 và Hiến pháp 2013. Trong Hiến pháp 2013, bên cạnh những quy định chung về quyền con người, quyền công dân với tất cả mọi người, Hiến pháp năm 2013 còn quy định riêng để bảo vệ quyền của trẻ em tại Điều 37 “Trẻ em được Nhà nước, gia đình, xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bốc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Theo đó, trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc lạm dụng, bốc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX cũng đã khẳng định “chính sách chính sách chăm sóc , bảo vệ trẻ em tập trung vào quyền trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn và lành mạnh phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức; trẻ em mồ côi , bị khuyết tật, sống trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có cơ hội học tập và vui chơi.” Cho đến nay, về cơ bản hệ thống pháp luật về quyền trẻ em Việt Nam ngày càng được hoàn thiện. Quyền trẻ em đã tương đối đầy đủ, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, hài hòa với pháp luật quốc tế và ứng phó kịp thời với những mối quan hệ xã hội mới, tạo hành lang pháp lý toàn diện nhằm bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em ở mức cao nhất. Quá trình phát triển pháp luật về chăm sóc trẻ em ở Việt Nam được thể hiện cụ thể qua từng giai đoạn như sau: 16
  19. - Giai đoạn từ 1945 đến năm 1978: Vấn đề bảo vệ chăm sóc trẻ em trong thời kỳ này đã được Đảng và Nhà nước coi trọng, các chủ trương chính sách về bảo vệ chăm sóc trẻ em được quy định trong nhiều văn bản pháp luật quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho công tác trẻ em, tạo cơ hội cho trẻ em phát triển toàn diện. Tuy nhiên, do thời kỳ này đất nước còn đang chiến tranh nên chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ chăm sóc trẻ em. - Giai đoạn từ năm 1979 đến 1990: Pháp lệnh Bảo vệ chăm sóc trẻ em năm 1979 là văn bản pháp quy chuyên ngành, có giá trị pháp lý cao nhất về lĩnh vực BVCSTE trong giai đoạn này với nhiều quy định cụ thể về chăm sóc trẻ em. Nội dung điều chỉnh của pháp luật trong giai đoạn này hướng nhiều tới mục tiêu giáo dục trẻ em và bảo đảm thực hiện các quyền về chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe, chế độ chính sách cho trẻ em là con thương binh, liệt sĩ, trẻ mồ côi không có người thân thích trông nom được Nhà nước và xă hội chăm nuôi và giáo dục. - Giai đoạn từ 1991 đến 2003: Việt Nam phê chuẩn CRC năm 1990 và công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em (BVCSTE) phát triển cả về nội dung, hình thức và tổ chức thực hiện. Việt Nam đã nội lực hóa và từng bước đưa vào các quy định CRC trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Luật BVCSTE năm 1991 thay thế cho Pháp lệnh về BVCSTE năm 1979; Công tác chăm sóc trẻ em có chuyển biến rõ nét về nhận thức và tổ chức thực hiện. Trong giai đoạn này mục tiêu trong công tác trẻ em là chăm sóc trẻ em và giáo dục trẻ em. - Giai đoạn 2004 đến nay: Trong giai đoạn này, pháp luật Việt Nam đã hướng tới việc bảo vệ trẻ em nhiều hơn. Luật BVCSTE năm 2004 thay thế cho Luật 1991. Luật trẻ em 2016 thay thế cho Luật trẻ em 2004, đã quy định cụ thể biện pháp BVTE từ phòng ngừa, hổ trợ, can thiệp và trách nhiệm thực hiện của các cơ quan, tổ chức, gia đình cá nhân để bảo vệ, bảo đảm trẻ em được an toàn, được hổ trợ và can thiệp kịp thời khi có quy cơ hoặc đang bị xâm hại. Tổ chức bộ máy trong công tác trẻ em có nhiều thay đổi từ Trung ương đến cấp phường 17
  20. (xã) ảnh hưởng rất nhiều đến công tác thực hiện chính sách trẻ em nói chung và công tác chăm sóc trẻ em nói riêng. Các nội dung liên quan đến Chăm sóc trẻ em được quy định cụ thể tại Chương III của Luật trẻ em 2016 cụ thể như sau: Tại Điều 42 quy định về bảo đảm về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em: Nhà nước có chính sách trợ cấp, trợ giúp, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn để thực hiện việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em theo độ tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia trợ giúp, chăm sóc trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; hỗ trợ về đất đai, thuế, tính dụng cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật. Tại điều 43 quy định về bảo đảm về chăm sóc sức khỏe trẻ em với các nội dung: - Nhà nước có chính sách phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ để hỗ trợ, bảo đảm mọi trẻ em được chăm sóc sức khỏe, ưu tiên cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em đang sinh sống tại các xã biên giới, miền núi, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. - Nhà nước bảo đảm thực hiện các biện pháp theo dõi sức khỏe định kỳ cho phụ nữ mang thai và trẻ em theo độ tuổi; chăm sóc dinh dưỡng, sức khỏe ban đầu và tiêm chủng cho trẻ em; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; tư vấn và hỗ trợ trẻ em trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục phù hợp độ tuổi theo quy định của pháp luật. - Ưu tiên tư vấn, bảo vệ, chăm sóc về sức khỏe, dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ nuôi con dưới 36 tháng tuổi và trẻ em, đặc biệt trẻ em dưới 36 tháng tuổi, trẻ em bị xâm hại phù hợp với Điều kiện phát triển xã hội từng thời kỳ. - Nhà nước có chính sách, biện pháp tư vấn, sàng lọc; chuẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh; giảm tỷ lệ tử vong trẻ em, đặc biệt là tử vong trẻ sơ sinh; xóa bỏ phong tục, tập quán có hại, ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2