intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển Đảng viên trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

29
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn thực hiện chính sách phát triển Đảng viên và đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng thực hiện chính sách phát triển Đảng viên trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển Đảng viên trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN CHÂU THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN CHÂU THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THỊ HẢI NAM HÀ NỘI, năm 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công: “Thực hiện chính sách phát triển đảng viên trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam” là hoàn toàn trung thực, các thông tin trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng và không trùng lắp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này./. Quảng Nam, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Châu
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thiện luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Chính sách công ngoài sự nỗ lực nghiên cứu của bản thân, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong quá trình tôi học tập tại cơ sở Học viện Khoa học - xã hội tại TP. Đà Nẵng, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Đặc biệt, trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm, hướng dẫn tận tình và trách nhiệm của TS. Lê Thị Hải Nam - Viện Hàn lâm KH-XH Việt Nam. Cảm ơn lãnh đạo và cán bộ công chức: Huyện ủy Thăng Bình; Ban Tổ chức huyện ủy Thăng Bình; Ủy Ban kiểm tra huyện ủy Thăng Bình; Văn phòng huyện ủy Thăng Bình và các cơ quan liên quan đã cung cấp thông tin, tài liệu, đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thành luận văn. Mặc dù, đã có nhiều cố gắng, song không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận được sự hướng dẫn, góp ý của quý thầy, cô và bạn bè đồng nghiệp để luận văn của tôi được bổ sung và hoàn thiện tốt hơn./. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Quảng Nam, tháng 3 năm 2020 Người viết Nguyễn Văn Châu
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN ..........................................................................................8 1.1. Đảng viên và chính sách phát triển đảng viên ........................................... 8 1.2. Vị trí, vai trò của đảng viên và chính sách phát triển đảng viên .............. 12 1.3. Nội dung yêu cầu thực hiện chính sách phát triển đảng viên .................. 20 CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN Ở HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM ...............27 2.1. Giới thiệu chung về huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam và tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác đảng ....................................................................... 27 2.2. Tổ chức, thực hiện chính sách phát triển đảng viên ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam .............................................................................................. 40 2.3. Đánh giá chung về tổ chức thực hiện chính sách phát triển đảng viên ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam .............................................................. 52 CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN TỪ THỰC TIỄN Ở HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM ............................59 3.1. Mục tiêu, nhiệm vụ đổi mới công tác phát triển đảng viên ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam trong những năm tới .................................................. 59 3.2. Một số giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển đảng viên ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam .................................. 61 KẾT LUẬN.........................................................................................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 2.1 Tổng hợp tình hình phát triển Đảng viên 2011 - 2019 PL DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam 27 Sơ đồ Tổ chức bộ máy huyện ủy Thăng Bình, tỉnh Quảng 2.2 29 Nam
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất cầm quyền ở nước ta, Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền giáo dục, thuyết phục vận động; bằng công tác tổ chức, cán bộ và kiểm tra; bằng tổ chức của đảng trong hệ thống chính trị và sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội quân tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng cũng như trong công cuộc đổi mới đất nước đã chứng minh vai trò và năng lực lãnh đạo của Đảng không chỉ phụ thuộc vào chất lượng của đội ngũ đảng viên mà còn phụ thuộc rất lớn vào số lượng đảng viên. Có số lượng đảng viên hùng hậu là cơ sở để xây dựng Đảng, củng cố hệ thống tổ chức của Đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng. Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX cho đến nay, công tác xây dựng đội ngũ đảng viên và phát triển đảng viên đã có nhiều đổi mới, đã đạt được những kết quả nhất định. Trong công tác phát triển đảng viên, Trung ương Đảng đã có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Quy định về nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên, khắc phục tình trạng một số cơ sở, địa bàn chưa có đảng viên, chưa có tổ chức Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng của Đảng trong từng giai đoạn. Tuy nhiên, cho đến nay, cả về lý luận và thực tiễn công tác phát triển đảng viên vẫn còn nhiều nội dung cần được nghiên cứu nghiêm túc để có những lời giải đáp thiết thực góp phần vào việc xây dựng các văn bản, qui định về công tác phát triển đảng viên cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên. Đây là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết trong cuộc vận động đổi mới, chỉnh đốn Đảng hiện nay. Phát triển đội ngũ 1
  8. đảng viên là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, có tính qui luật trong công tác xây dựng Đảng cũng như trong quá trình phát triển và hoạt động của Đảng. Chỉ thị số 51/CT-TW, ngày 21 tháng 01 năm 2000 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) khẳng định: Kết nạp đảng viên là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, có tính qui luật trong công tác xây dựng Đảng cũng như trong quá trình phát triển, hoạt động lãnh đạo của Đảng, nhằm tăng thêm sức chiến đấu và bảo đảm sự kế thừa, phát triển của Đảng. Đảng là một cơ thể chính trị - xã hội sống, có quá trình hình thành, phát triển và đào thải riêng. Vì vậy, sự phát triển của Đảng là đòi hỏi tự nhiên, là qui luật tất yếu, nhằm để bù đắp số lượng giảm đi và tạo thêm sinh lực cho Đảng, trẻ hóa Đảng, bảo đảm sự kế thừa, tạo thêm nhân tố mới trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên. Công tác phát triển đảng viên phải xuất phát từ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị để xác định phương hướng, nội dung, biện pháp bồi dưỡng, kết nạp đảng. Để có đội ngũ đảng viên đủ số lượng, cơ cấu hợp lý, từng đảng viên có chất lượng tốt, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong các tổ chức của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, trong các thành phần dân tộc, giai cấp, tầng lớp, các nhóm dân cư, lứa tuổi... phải đặc biệt coi trọng kết nạp đảng viên, nhất là những nơi có ít và chưa có đảng viên. Cùng với phát triển đảng viên thì rà soát đưa những người không đủ tư cách ra khỏi Đảng để nâng cao chất lượng đảng viên cũng được cho là nhiệm vụ cấp bách hiện nay theo Chỉ thị 28-CT/TW, ngày 21/1/2019 của Ban Bí thư. Phát triển đảng viên được Đảng ta chỉ ra và nhất quán thực hiện trong suốt quá trình xây dựng đảng và lãnh đạo cách mạng. Nhận thức rõ được vị trí, vai trò, tầm quan trọng đó, những năm qua Đảng bộ huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam luôn coi trọng và quan tâm công tác phát triển đảng viên. Do đó, công tác phát triển đảng viên đã đạt được những kết quả quan trọng, số lượng đảng viên ngày càng tăng, phát huy 2
  9. tốt vai trò tiền phong gương mẫu, góp phần cải thiện cơ cấu và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của các đảng bộ, tạo điều kiện thuận lợi để đảng bộ các cấp lãnh đạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ công cuộc đổi mới ở địa phương. Tuy nhiên, công tác phát triển đảng viên của huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam thời gian qua còn bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định cả về nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng; nội dung, hình thức, biện pháp chưa thật sát hợp, có lúc, có nơi còn chạy theo số lượng đơn thuần, coi nhẹ, hạ thấp chất lượng, tiêu chuẩn đảng viên hoặc xem nhẹ công tác phát triển đảng viên. Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của công tác phát triển đảng viên của huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Tôi chọn đề tài: “Thực hiện chính sách phát triển đảng viên trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam”, làm đề tài nghiên cứu, với mong muốn góp phần vào giải quyết một vấn đề đang là đòi hỏi cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách phát triển đảng viên ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Công tác phát triển đảng viên là một nhiệm vụ quan trọng, là một trong những nội dung then chốt của công tác xây dựng Đảng. Trong những năm qua Đảng ta đã có nhiều quyết sách về phát triển đảng viên được các cấp ủy đảng cụ thể hóa thành nghị quyết, chỉ thị để thực hiện tới đảng ủy các cấp, đã có nhiều công trình nghiên cứu về công tác phát triển đảng viên với nhiều góc độ khác nhau, tiêu biểu là: Nhóm các đề tài khoa học gồm có: - GS. TS. Nguyễn Phú Trọng, làm chủ nhiệm, xuất bản 1992: Đề tài KX.05.06 về “Một số vấn đề về Đảng và công tác xây dựng Đảng hiện nay”. 3
  10. - GS. TS. Mạnh Quang Thắng, làm chủ nhiệm, xuất bản 2006: Đề tài khoa học cấp nhà nước KX 03.04 (2001 – 2005) về “Vấn đề đảng viên và phát triển đảng viên trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”. - TS. Đỗ Ngọc Thịnh: Đề tài khoa học cấp ban đảng, mã số KHBĐ (2007)-08 về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên”. - TS. Nguyễn Xuân Phương: Đề tài khoa học cấp bộ năm 2008 về “Công tác phát triển đảng viên ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Thực trạng và giải pháp”. Nhóm công trình nghiên cứu là luận án, luận văn: - Lê Xuân Thành: Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam (2004) về “Chất lượng các đảng bộ xã vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay”. - Nguyễn Thị Ngọc Loan: Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam (2006) về “Chất lượng đội ngũ đảng viên là cán bộ chuyên trách ở các phường thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay”. - Phạm Thanh Kiều Luận: Luận án tiến sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2008) về “Chất lượng các đảng bộ xã có đồng bào theo đạo thiên chúa ở miền Đông Nam Bộ hiện nay”. - Nguyễn Văn Hào: Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam (2013) về “Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong thanh niên của các đảng bộ xã ở Thành phố Đà Nẵng giai đoạn hiện nay”. Những bài viết đăng trên các tạp chí, Website liên quan đến công tác phát triển đảng viên - Đỗ Xuân (1995), “Hội nghị chuyên đề về công tác phát triển đảng viên trẻ”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (số 3). 4
  11. - Nguyễn Văn Sáu (2004), “Một số giải pháp nâng cao công tác phát triển Đảng”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (số 6). - Hoàng Bình Quân (2007), “Vĩnh Phúc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng”, Tạp chí Cộng sản, (số 782). - Hồ Việt Hạnh (2017), Tổng quan về chính sách công” Tập chí Nhân lực khoa học xã hội, 12(55)2017, tra.4-6. - Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn đảng trong điều kiện đảng cầm quyền, của TS. Dương Trung Ý, Học viện Xây dựng Đảng, đăng trên Web: http://www.xaydungdang.org.vn, ngày 25/5/2011. - Thấm nhuần tư tưởng của V.I.Lê-nin về xây dựng Đảng, của PGS. TS. Nguyễn Hoàng Giáp, Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, đăng trên Web: http://www.baomoi.com/, ngày 22/4/2012. Các công trình khoa học, luận văn, luận án nêu trên của các cơ quan, các tác giả chủ yếu nghiên cứu dưới góc nhìn khoa học chính trị, chưa có công trình nào nghiên cứu với chuyên ngành chính sách công, các công trình này đã đi sâu phân tích những vấn đề lý luận, thực tiễn chất lượng tổ chức Đảng, công tác phát triển đảng viên đề xuất những giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức Đảng và chất lượng đảng viên nói chung hoặc trên một địa bàn cụ thể. Ngoài ra còn một số bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành, một số công trình nghiên cứu của cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học có đề cập đến công tác phát triển đảng viên và xây dựng, giáo dục rèn luyện đội ngũ đảng viên. Nhìn chung, trong những năm qua các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn không nhiều. Những công trình đó chủ yếu tập trung nghiên cứu các về vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói chung và công tác phát triển đảng viên, luận giải những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn công tác xây dựng Đảng và công tác đảng viên trên một số địa bàn, cơ quan 5
  12. cụ thể, đưa ra quan niệm về chất lượng, phân tích thực trạng, nguyên nhân, đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức đảng, công tác phát triển đảng viên của một đơn vị cụ thể. Các công trình nghiên cứu nêu trên đã góp phần làm sáng tỏ cả về lý luận và thực tiễn công tác xây dựng Đảng, phát triển đảng viên. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu thực hiện chính sách phát triển đảng viên tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn thực hiện chính sách phát triển đảng viên và đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng thực hiện chính sách phát triển đảng viên trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về chính sách, chính sách phát triển đảng viên và các quy định hiện hành của Đảng về công tác phát triển đảng viên. Mô tả, phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển đảng viên ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chính sách phát triển đảng viên ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Chính sách phát triển đảng viên và việc thực hiện chính sách phát triển đảng viên trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu: Thực hiện chính sách phát triển đảng viên 6
  13. Về không gian: huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam Về thời gian: từ năm 2011 đến năm 2019 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, điều tra khảo sát để đánh giá và rút ra kết luận. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận cơ bản về chính sách phát triển đảng viên đồng thời đưa ra khái niệm về thực hiện chính sách phát triển đảng viên. 6.1. Ý nghĩa thực tiễn Phân tích, đánh giá thực trạng và cung cấp số liệu về kết quả thực hiện chính sách phát triển đảng viên ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam hiện nay. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển đảng viên ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam giai đoạn hiện nay và trong những năm tiếp theo. 7. Kết cấu của luận văn Kết cấu của luận văn gồm: ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Lý luận chung về thực hiện chính sách phát triển đảng viên. Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển đảng viên ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Chương 3. Mục tiêu và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển đảng viên từ thực tiễn của huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. 7
  14. CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN 1.1. Đảng viên và chính sách phát triển đảng viên 1.1.1. Khái niệm đảng viên và chính sách phát triển đảng viên - Khái niệm Đảng viên Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sỹ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng (Theo Khoản 1, Điều I, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, khóa XI). - Khái niệm chính sách phát triển đảng viên Chính sách là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các tài liệu, trên các phương tiện truyền thông và trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, đây cũng là thuật ngữ khó có thể định nghĩa một cách cụ thể và rõ ràng. Có rất nhiều định nghĩa về chính sách, có quan niệm cho rằng “chính sách là một đường lối hành động được thông qua và theo đuổi bởi chính quyền, đảng, nhà cai trị, chính khách...Chính sách là một công cụ quan trọng của quản lý. Mọi tổ chức, mọi cấp quản lý đều phải sử dụng các công cụ quản lý như chiến lược, kế hoạch, chính sách và quyết định quản lý để tác động lên đối tượng quản lý theo một cách thức nào đó nhằm đạt tới mục tiêu mong muốn. Quan niệm khác lại cho rằng chính sách là tập hợp các quyết định hay chương trình hành động do tập thể các nhà lãnh đạo hay nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn 8
  15. đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình. David Easton(1953) thì cho rằng “chính sách bao gồm một chuỗi các quyết định và các hành động mà trong đó phân phối thực hiện các giá trị”. Phát triển đảng viên, thường được hiểu là sự tăng lên về số lượng và nâng cao về chất lượng. Phát triển đảng viên bao gồm hai phương diện chủ yếu là kết nạp đảng viên mới và cũng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên hiện có. Phát triển đội cán bộ cũng bao gồm bổ sung lực lượng cán bộ mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hiện có. Từ các định nghĩa về chính sách nêu trên chúng ta có thể đi đến khái niệm chính sách phát triển đảng viên chính là tập hợp các quyết định hay chương trình hành động do các nhà lãnh đạo đề ra để giải quyết vấn đề về phát triển đảng viên của Đảng Thực hiện chính sách phát triển đảng viên là bước đưa chính sách phát triển đảng viên vào thực hiện trong đời sống xã hội. Bao gồm các hoạt động như tuyên truyền, phổ biến, vận động, tổ chức nguồn lực, phân công, phối hợp thực hiện, kiểm tra, đôn đốc và hiệu chỉnh chính sách cùng với các biện pháp hỗ trợ khác để chính sách phát huy được vai trò trong cuộc sống. Tổng hợp các hoạt động của tổ chức đảng, cơ quan tổ chức có liên quan và của mỗi cán bộ, đảng viên nhằm xây dựng đội ngũ đảng viên không ngừng phát triển và vững mạnh cả về số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của Đảng. Cho thấy chủ thể của việc thực hiện chính sách phát triển đảng viên là các tổ chức đảng, cấp ủy các cấp có liên quan gồm: ở trung ương là đảng ủy bộ ngành cơ quan trung ương, ở các tỉnh là tỉnh ủy ở cấp thành phố là thành ủy, cấp quận huyện là quận ủy, Huyện ủy và các Đảng ủy trực thuộc. Lực lượng phối hợp trong thực hiện chính sách phát triển đảng viên gồm các cấp ủy có liên quan và các tổ chức có liên quan trong hệ thống chính trị cấp tỉnh, thành, quận, huyện giữ vai trò lực lượng chính. Các tổ chức đoàn thể là lực 9
  16. lượng nòng cốt trong việc phối hợp. Mục đích của việc thực hiện chính sách phát triển đảng viên trong các tổ chức đảng là nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và đảng viên; phát triển đảng viên các thôn, tổ, buôn sóc….., các nơi chưa có đảng viên, thành lập các tổ đảng, tổ chức đảng ở các khu dân cư. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng làm cho các tổ chức đảng và đảng viên thực hiện có hiệu quả, theo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 1.1.2. Vấn đề của chính sách phát triển đảng viên Phát triển đảng viên là vấn đề có tính nguyên tắc trong công tác tổ chức xây dựng Đảng, nhằm làm tăng thêm nguồn sinh lực cho Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng. Nếu không làm tốt công tác này, Đảng sẽ bị già hóa, trì trệ, giảm sút năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, không hoàn thành được vai trò lãnh đạo và sứ mệnh của mình đối với sự nghiệp cách mạng. Từ những năm 1992, chính sách phát triển đảng đã được đảng ta quan tâm, được cụ thể hóa trong nghị quyết số 03 về một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng, Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành trung ương khóa VII “Công tác phát triển đảng phải nhằm tăng thêm sinh lực cho Đảng, trẻ hoá đội ngũ, bảo đảm sự kế thừa và phát triển của Đảng. Làm tốt công tác tạo nguồn để lựa chọn, bồi dưỡng, kết nạp những người ưu tú có đủ tiêu chuẩn trong Đoàn thanh niên, trong công nhân, nông dân, trí thức, chiến sĩ các lực lượng vũ trang..., chú ý những cơ sở trọng yếu, những nơi còn ít và chưa có đảng viên. Coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng, bảo đảm chặt chẽ về nguyên tắc; đồng thời không định kiến, hẹp hòi. Quy định lại những thủ tục xem xét kết nạp đảng viên cho phù hợp với tình hình mới. Các đồng chí giới thiệu phải thực sự chịu trách nhiệm; người được giới thiệu phải trải qua thử thách cần thiết.” 10
  17. Vì vậy, thực hiện chính sách phát triển đảng viên là yêu cầu khách quan, thường xuyên trong hoạt động lãnh đạo và công tác tổ chức xây dựng Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng quán triệt: “Khi kết nạp đảng viên mới cần phải giữ đúng những điều kiện Trung ương đã quy định và kết hợp với những công tác trọng tâm. Quyết không nên tùy tiện, cẩu thả, tách rời công việc thực tế… Khi kết nạp thì thủ tục phải nghiêm nhưng giản đơn”. Mối quan tâm rất lớn của Đảng đó là việc lựa chọn, kết nạp những quần chúng ưu tú, có lý tưởng cách mạng trong đó đối tượng là công nhân và người lao động, những quần chúng và đoàn viên thanh niên thực sự ưu tú, tiêu biểu, phẩm chất đạo đức tốt. Trải qua 90 năm xây dựng và trưởng thành, vấn đề đảng viên và phát triển đảng viên luôn luôn được quan tâm chú trọng qua từng giai đoạn cách mạng của nước ta và cho đến những năm gần đây, vấn đề chất lượng đảng viên, chỉnh đốn đảng, sàng lọc đảng viên làm trong sạch đội ngũ xây dựng đội ngũ đảng viên nói chung và chăm lo công tác phát triển đảng viên mới nói riêng đã trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu trong công tác xây dựng Đảng của đảng ta. Số lượng Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam tính đến kỳ đại hội XII (năm 2016) là khoảng hơn 4,5 triệu đảng viên. Qua quá trình phát triển của lịch sử, số lượng đảng viên không ngừng gia tăng, trong lịch sử, nhiều đảng viên đã có nhiều đóng góp, hi sinh cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam và để lại nhiều tấm gương tốt điển hình xuất sắc, thể hiện được tinh thần tiên phong và tính gương mẫu. Nhiều lãnh tụ, lãnh đạo tiêu biểu của Việt Nam là đảng viên Đảng cộng sản, nhiều đảng viên trẻ xuất sắc được tuyên dương khen thưởng, nhiều quần chúng ưu tú, đoàn viên thanh niên ưu tú đã được kết nạp vào Đảng. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn tình trạng cán bộ, đảng viên có những hành vi tham nhũng, lãng phí, suy thoái về đạo đức, lối sống. Đâu đó vẫn còn những quần chúng phấn đấu vào đảng không phải vì mục tiêu lý 11
  18. tưởng của Đảng mà vì mục đích cá nhân làm ảnh hưởng đến hình ảnh của đảng viên Đảng cộng sản. Do đó, cần khắc phục những vấn đề trên để phát triển được đội ngũ đảng viên thực sự tiền phong gương mẫu, phát huy được vai trò của đảng viên trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đảng, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. 1.2. Vị trí, vai trò của đảng viên và chính sách phát triển đảng viên 1.2.1. Vị trí, vai trò của đảng viên Trong lịch sử Việt Nam thì đảng viên có vai trò hết sức to lớn. Từ khi mới thành lập Đảng sự nỗ lực của những đảng viên đã thu hút, lôi cuốn quần chúng vì họ đã nêu cao tinh thần gương mẫu và sự xả thân và là tấm gương sáng về lối sống, tác phong giản dị, gần gũi và vì nhân dân, đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích của cá nhân, gia đình, dòng họ. Theo diễn tiến của lịch sử Việt Nam đã có hàng vạn đảng viên chịu xung phong làm những việc khó, sẵn sàng hy sinh cho lý tưởng của Đảng. Nếu không có các thế hệ đảng viên tận tụy trung thành với Đảng, sẵn sàng hy sinh để thực hiện nhiệm vụ và không có những thế hệ đảng viên gửi gìn được phẩm chất, đạo đức lối sống tốt đẹp, luôn gương mẫu thì Đảng không thể lớn mạnh, không thể có đủ uy tín để lãnh đạo đất Nước. Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ có thể tồn tại và cầm quyền lãnh đạo thông qua từng vai trò của mỗi đảng viên. Tính đến nay, đội ngũ đảng viên có vai trò rất lớn trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước (ở các vị trí lãnh đạo, quản lý) cũng như trong các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể ở nước ta. Hầu hết các lãnh đạo cấp cao, chủ chốt của nhà nước các cấp đều là đảng viên. Thứ nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, nên từng đảng viên của Đảng phải là chiến sĩ cách mạng tiên phong của giai cấp công nhân, phấn đấu vì lợi ích của giai cấp. Toàn bộ sức 12
  19. mạnh, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng đều được tạo thành từ từng đảng viên. Thứ hai, Đảng Cộng sản Việt Nam đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, đảng viên là người tiên tiến nhất trong nhân dân lao động và của dân tộc. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ đều bắt nguồn từ việc Đảng giải quyết đúng đắn mối quan hệ mật thiết giữa giai cấp và dân tộc, mỗi đảng viên của Đảng luôn luôn phấn đấu vì lợi ích của giai cấp và dân tộc. Thứ ba, Đảng là đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc, nhờ đó mà Đảng được cả dân tộc gọi là Đảng ta. Mỗi đảng viên đều đặt lợi ích của giai cấp và dân tộc lên trên hết, trước hết. Thứ tư, Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành Đảng cầm quyền, được toàn dân thừa nhận là đội tiên phong lãnh đạo nhân dân, nên mỗi đảng viên là người tiên phong, gương mẫu trước quần chúng nhân dân. Vai trò của đảng viên còn được thể hiện rõ nét trong ba mối quan hệ chủ yếu sau đây: Thứ nhất, mối quan hệ của đảng viên với đường lối, nhiệm vụ chính trị. Đây là mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa đảng viên với đường lối, nhiệm vụ chính trị. Đảng viên là người tham gia vào xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, đồng thời là người đi đầu thực hiện đường lối, chủ trưởng, chính sách của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Mọi công việc Đảng đều do đảng viên làm. Mọi nghị quyết đều do đảng viên chấp hành. Mọi chính sách của Đảng đều do đảng viên mà thấu đến quần chúng. Mọi khẩu hiệu, mọi kế hoạch của Đảng đều do đảng viên cố gắn thực hiện”. Vì vậy chất lượng đội ngũ đảng viên quyết định thành công hay thất bại việc thực hiện hóa lý tưởng, đường lối, chính sách của Đảng, nhiệm vụ chính trị của tổ chức đảng. 13
  20. Thứ hai, mối quan hệ của đảng viên với tổ chức cơ sở đảng. Đảng là do các đảng viên mà tổ chức nên, vì vậy chất lượng đội ngũ đảng viên có mối quan hệ quyết định đến chất lượng của tổ chức đảng. Đảng viên tốt sẽ đảm bảo xây dựng tổ chức mạnh; đảng viên kém tổ chức không thể trong sạch, vững mạnh. Khi đã thành tổ chức, tổ chức quyết định trở lại với từng đảng viên, nhân sức mạnh của đảng viên lên gấp bội. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đảng là gồm các đảng viên mà tổ chức nên”, “Đảng viên tốt thì Đảng mới mạnh”, Người nhấn mạnh: “Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh. Đảng mạnh là do chi bộ tốt. Chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt”. Thứ ba, mối quan hệ của đảng viên với phong trào cách mạng của nhân dân. Đảng viên là người lãnh đạo, tổ chức các phong trào cách mạng của nhân, vì vậy phong trào cách mạng của nhân dân mạnh hay yếu đều do đảng viên tốt hay kém. Đồng thời từ phong trào cách mạng của nhân dân, Đảng sẽ phát hiện được quần chúng tích cực để bồi dưỡng kết nạp đảng viên, thử thách, rèn luyện đảng viên của mình. Mặt khác cần thấy sức mạnh của quần chúng nhân dân là do có sự lãnh đạo của Đảng, thì sức mạnh của Đảng lại bắt nguồn từ mối quan hệ chặc chẽ giữa Đảng với quần chúng nhân dân. Mối quan hệ Đảng với quần chúng nhân dân là mối quan hệ máu thịt hữu cơ, sống còn của Đảng. Mối quan hệ giữa đảng viên với quần chúng biểu hiện mối quan hệ trực tiếp, sinh động nhất giữa Đảng với quần chúng. Vì vậy chất lượng của đảng viên ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của Đảng, đến mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng nhân dân. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Mỗi đảng viên là người thay mặt Đảng trước quần chúng”, do đó: “Lời nói, việc làm của đảng viên quan hệ đến sự nghiệp cách mạng, vì nó ảnh hưởng lớn đến quần chúng”. 1.2.2. Tầm quan trọng của chính sách phát triển đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam, do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. Trong 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0