intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch từ thực tiễn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

22
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, làm rõ thực trạng thực hiện chính sách phát triển du lịch tại huyện Duy Xuyên, từ đó đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam trong những năm đến. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch từ thực tiễn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN MINH LÊ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN MINH LÊ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. HỒ VIỆT HẠNH HÀ NỘI, năm 2020
  3. LỜI CẢM ƠN Luận văn này là kết quả của sự nghiên cứu nghiêm túc của bản thân dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Hồ Việt Hạnh và sự giúp đỡ của quý cơ quan, bạn bè, đồng nghiệp tại Ủy ban nhân dân huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Vì vậy, trước hết, bản thân xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến PGS. TS. Hồ Việt Hạnh đã tận tình quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn bản thân hoàn thành Luận văn này. Bản thân trân trọng cảm ơn Quý Thầy, Cô của Học viện Khoa học xã hội; bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, động viên bản thân trong suốt thời gian học tập và thực hiện Luận văn. Trân trọng cảm ơn Quý cơ quan, đơn vị của huyện Duy Xuyên và các địa phương khác đã hỗ trợ bản thân trong quá trình thực hiện Luận văn này. Trân trọng cám ơn các thành viên của Hội đồng khoa học đã nghiên cứu, đánh giá Luận văn của bản thân. Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy, Cô. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong Luận văn Thạc sĩ Chính sách công về “Thực hiện chính sách phát triển du lịch từ thực tiễn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Quảng Nam, ngày tháng năm 2020 Tác giả Luận văn Phan Minh Lê
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH ........................................ 10 1.1. Du lịch và chính sách phát triển du lịch ...................................................................10 1.2. Thực hiện chính sách phát triển du lịch....................................................................14 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển du lịch .....................18 1.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển du lịch ở một số địa phương .........21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2015-2019................................................................................. 25 2.1. Những yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách phát triển du lịch của huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam...........................................................................................25 2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam ............................................................... 36 2.3. Kết quả thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.................................................................................................................44 2.4. Đánh giá quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam ...................................................................................................52 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM ................................................................................................................ 59 3.1. Dự báo tình hình phát triển du lịch của huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến .............................................................................................................59
  6. 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển du lịch của huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam ...............................................................................62 KẾT LUẬN .................................................................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 ASEAN Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 2 FDI Foreign Direct Investment - Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 3 FIDR Foundation For International Development Relief - Tổ chức Cứu trợ và phát triển quốc tế 4 GDP Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội 5 MICE Meeting Incentive Conference Event - Du lịch công vụ United Nations Educational Scientific and 6 UNESCO Cultural Organization - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc 7 WTTC World Travel & Tourism Council - Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế 8 ILO International Labour Organization - Tổ chức Lao động quốc tế 9 WAP Chương trình liên minh đất ngập nước
  8. 10 EU European Union - Liên minh Châu Âu 11 HĐND Hội đồng nhân dân 12 UBND Ủy ban nhân dân 13 CN-NN-DV Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ 14 DV-CN-NN Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng Lượng khách tham quan và doanh thu du lịch giai 2.1 45 đoạn (2015-2019) Tỷ trọng tổng lượt khách và doanh thu du lịch huyện 2.2 Duy Xuyên trong tổng lượt khách và doanh thu du 46 lịch Quảng Nam giai đoạn (2015-2019) 2.3 Danh mục dự án đầu tư du lịch đến 31/12/2019 48
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xã hội hiện đại, du lịch là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống kinh tế, xã hội và đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia và là một thói quen trong nếp sinh hoạt của người dân. Có nước coi du lịch là nguồn thu chủ yếu, điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế, có nước coi du lịch như một ngành kinh tế mũi nhọn, có sức hút đối với nhiều ngành. Ở Việt Nam, ngay từ những năm 1960 ngành Du lịch đã ra đời đánh dấu nhận thức của Đảng và Nhà nước về triển vọng kinh tế này. Suốt 45 năm hình thành và phát triển, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, Du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách về phát triển Du lịch với các nước trong khu vực, trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Không đi ngoài xu thế chung đó, Quảng Nam, một tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Quảng Nam cũng xác định tập trung phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Được mệnh danh là “một điểm đến 2 di sản - Đô thị cổ Hội An và Khu Đền tháp Mỹ Sơn” và Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm, cùng nhiều tài nguyên du lịch khác, du lịch Quảng Nam trong thời gian qua đã có đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn như kết cấu hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, quỹ đất nông nghiệp còn hạn chế, nguồn tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả, đời sống người dân còn nhiều khó khăn; Quảng Nam đã chọn hướng đi tập trung phát triển du lịch để phát huy những lợi thế của địa 1
  11. phương, đánh thức và khơi dậy mạnh mẽ những tiềm năng sẵn có về phát triển du lịch trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Với lợi thế là huyện có Khu Đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1999, huyện Duy Xuyên, một huyện đồng bằng nằm phía Bắc của tỉnh Quảng Nam đã xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2015-2020 đã định hướng “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ổn định sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đồng thời tăng mạnh tỷ trọng ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch”. Đồng thời, từ sau khi có Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, Huyện ủy Duy Xuyên đã ban hành Chương trình số 15-CTr/HU, ngày 10 tháng 7 năm 2017 về phát triển du lịch trên địa bàn huyện, HĐND huyện có Nghị quyết số 06/NQ-HĐND ngày 20/7/2017 về phát triển du lịch huyện Duy Xuyên đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Qua 05 năm triển khai thực hiện, chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện từ CN-NN-DV sang DV-CN-NN, trong đó phát triển du lịch đã đạt nhiều kết quả tích cực. Với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng hóa các loại hình du lịch, cùng với việc phát huy lợi thế của Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn, các loại hình du lịch sinh thái, làng nghề đã tạo ra nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn thu hút du khách, doanh thu từ du lịch tăng đều qua các năm, góp phần tăng thu ngân sách huyện, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương. Từ nguồn hỗ trợ của trung ương, tỉnh cùng với huy động nguồn nội lực, nhiều hạng mục bảo tồn và phát huy giá trị Khu Đền tháp Mỹ Sơn đã được tập trung triển khai, tạo diện mạo mới cho di sản. Hạ tầng giao thông cơ bản 2
  12. đã kết nối tất cả các điểm đến trên địa bàn huyện. Nhiều dự án du lịch tiềm năng đang được xúc tiến triển khai. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, phát triển du lịch cũng có thể mang lại nhiều tác động tiêu cực cả về kinh tế, văn hóa và môi trường cho Duy Xuyên nếu không có sự quản lý đúng đắn, hiệu quả; nếu thiếu những chính sách, giải pháp phù hợp. Mỹ Sơn là di tích hấp dẫn thu hút ngày càng nhiều du khách, nhưng là phế tích đã bị bom đạn và thời gian, mưa nắng tàn phá nặng nề, mỗi sự tác động của con người - dù rất nhỏ- cũng chứa đựng nguy cơ làm cho di tích bị sụp đổ và có thể bị mất đi vĩnh viễn. Có thể thấy cho đến nay tiềm năng và lợi thế về du lịch của Mỹ Sơn mới chỉ được khai thác qua bán vé vào thăm di tích là chủ yếu; sản phẩm du lịch vẫn còn nghèo nàn, đơn điệu, hoạt động dịch vụ còn nhỏ lẻ, tính chuyên nghiệp chưa cao; chưa có cơ chế đầu tư phát triển phù hợp để gắn kết chặt chẽ lợi ích của nhà nước với doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trong vùng di tích như Hội An đã làm được. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng cảnh quan, bồi đắp và phát triển tài nguyên du lịch Mỹ Sơn tuy đã có cố gắng nhưng chưa thật xứng tầm. Điều đó cho thấy công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong thời gian tới sẽ gặp không ít khó khăn. Sự bùng nổ về phát triển du lịch trong những năm đến sẽ thu hút đông lượng khách đến Duy Xuyên. Theo đó, các vấn đề như an ninh, môi trường, chất lượng dịch vụ cần được sự quan tâm đúng mức hơn nữa của các nhà quản lý, các ban, ngành chức năng, các địa phương và cả người dân. Khó khăn trước mắt còn nhiều. Để thực hiện hiệu quả chương trình phát triển du lịch thì con người là nhân tố quan trọng. Tuy vậy, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực làm du lịch chưa đáp ứng yêu cầu. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa được đầu tư đồng bộ. Một số ngành, địa phương, một bộ phận cán bộ và nhân dân chưa nắm bắt sâu rộng về vai trò, vị trí, tầm quan trọng và nội dung tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch; từ đó việc 3
  13. thực hiện chính sách chưa đạt hiệu quả cao. Phát triển du lịch là hướng đi đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước, của tỉnh nhưng để đạt được mục tiêu phát triển du lịch hiệu quả và mang tính bền vững đang là một thách thức lớn của huyện Duy Xuyên. Từ những nhận định trên, tôi quyết định chọn đề tài “Thực hiện chính sách phát triển du lịch từ thực tiễn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài Luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề du lịch, tiêu biểu đó là: “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011. Đề tài Luận án Tiến sĩ kinh tế: “Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” (2008) của Nguyễn Tấn Vinh. Đây là luận án đi sâu về quản lý nhà nước trên địa bàn một tỉnh, hệ thống hoá các lý thuyết về quản lý nhà nước trong du lịch và phân tích thực trạng quản lý nhà nước trong du lịch, đề xuất các giải pháp mang tính khả thi. Nguyễn Duy Mậu với Đề tài “Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kỉnh tế Quốc tế” (2011). Đề tài đã đề cập khá đầy đủ những tiềm năng và cơ sở phát triển du lịch, vị trí, vai trò và lợi thế của du lịch Tây Nguyên trong phát triển vùng và quốc gia; làm rõ thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn, về tổ chức không gian lãnh thổ, công tác xúc tiến, quảng bá liên kết; đầu tư phát triển du lịch; đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực và cơ chế, chính sách, quản lý nhà nước về du lịch. Ngoài ra, luận án đã đi sâu phân tích tác động của du lịch đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Các 4
  14. điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của du lịch Tây Nguyên cũng được luận án xác định cụ thể. Phan Thế Công với nghiên cứu: Phát triển bền vững sản phẩm du lịch giữa vùng duyên hải Nam Trung Bộ với Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Campuchia. Tác giả chỉ ra vai trò của việc liên kết trong phát triển các sản phẩm du lịch gắn kết vùng duyên hải Nam trung Bộ với các vùng, thấy được những thuận lợi mà vùng đang có và những hạn chế cần khắc phục. Đồng thời cũng đưa ra những định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh liên kết phát triển bền vững các sản phẩm du lịch gắn kết vùng duyên hải Nam Trung Bộ với Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Campuchia. Đề tài Luận án Tiến sĩ kinh tế: “Phát triển du lịch gắn với xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai” (2010) của Phan Ngọc Thắng. Đề tài đi sâu phân tích các lý luận về phát triển du lịch, đặc trưng của Luận án là gắn với quá trình xoá đói, giảm nghèo ở một địa phương, với các giải pháp khả thi. Cơ sở lý luận của Luận án và giải pháp phát triển du lịch là những điểm mới cho tác giả nghiên cứu. Ngoài ra, còn có các tác giả Đinh Văn Sơn với nghiên cứu: Đẩy mạnh phát triển du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ gắn kết với Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng, 2015 và Hà Văn Siêu, Đào Duy Tuấn với nghiên cứu: Quy hoạch phát triển du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung trong liên kết phát triển bền vững. Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng, 2015. Nguyễn Thị Như Liêm, Hoàng Thanh Hiền (2010) “Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Đà Nẵng”; Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số 5/2010; 5
  15. Thực tế cho thấy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài phát triển du lịch ở bình diện địa phương, vùng, miền. Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nghiên cứu mang tính hệ thống về thực hiện chính sách phát triển du lịch, nhìn chung chỉ đề cập ở những khía cạnh riêng biệt của nó trong một số công trình, chủ yếu chỉ tập trung vào các nội dung để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, như các giải pháp nhằm thu hút khách du lịch, tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, quản lý nhà nước về du lịch, phát triển kinh doanh lưu trú trong du lịch… Để hình thành khung lý thuyết về thực hiện chính sách phát triển du lịch; nhận định, đánh giá phát triển du lịch từ thực tiễn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam trên các yếu tố liên quan đến kinh tế - xã hội, nguồn lực, môi trường, khí hậu và nghiên cứu các yếu tố đặc thù khác có thể tác động đến thực hiện chính sách phát triển du lịch huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam; đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện chính sách như nâng cao nhận thức về phát triển du lịch, tăng cường huy động nguồn lực, thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến, thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… Những vấn đề này thì chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống. Các nghiên cứu việc thực hiện chính sách phát triển du lịch lại chưa được đề cập nhiều, đặc biệt là ở một địa bàn có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch như huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Vì vậy, với mong muốn tiếp thu, học hỏi những kết quả đạt được của các đề tài của các tác giả đã nghiên cứu; đồng thời trên cơ sở thực trạng phát triển du lịch và điều kiện thực tế của địa phương, Luận văn sẽ có sự tổng hợp, đánh giá, phân tích kỹ lưỡng, để đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm nâng 6
  16. cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển du lịch của huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, làm rõ thực trạng thực hiện chính sách phát triển du lịch tại huyện Duy Xuyên, từ đó đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam trong những năm đến. 3.2. Nhiệm vụ - Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển du lịch ở một số địa phương. - Phân tích những yếu tố tác động, thực trạng tổ chức thực hiện, kết quả thực hiện và đánh giá quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. - Đề xuất một số giải pháp thực hiện chính sách phát triển du lịch tại huyện Duy Xuyên trong những năm đến, phù hợp với bối cảnh và yêu cầu phát triển trong tình hình mới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chính sách phát triển du lịch tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu của luận văn là việc thực hiện chính sách phát triển du lịch. - Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Duy Xuyên (tác giả đề cập từ “thực tiễn” trong luận văn là muốn giới hạn ở nghĩa “địa bàn”) 7
  17. - Phạm vi thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu việc thực hiện chính sách phát triển du lịch từ năm 2015-2019; giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển du lịch trong 10 năm tới. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Trên cở sở tìm hiểu lý thuyết có liên quan đến chủ đề nghiên cứu tiến hành tổng hợp các lý thuyết về khái niệm du lịch, chính sách phát triển du lịch, thực hiện chính sách phát triển du lịch, các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển du lịch, chủ thể và các bên liên quan trong thực hiện chính sách phát triển du lịch, đây là những cơ sở để hình thành nên cơ sở lý luận. Ngoài ra tổng hợp lý thuyết về du lịch Việt Nam, các địa phương có chính sách thu hút, phát triển du lịch là cơ sở để đưa ra cơ sở thực tiễn. Từ việc thu thập tài liệu liên quan đến đề tài tiến hành phân tích nguồn tài liệu. Trên cơ sở tìm hiểu các tài liệu của các tác giả, các nguồn tài liệu khác để tiến hành phân tích và đưa ra các giải pháp, ý kiến riêng của mình. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp Bao gồm các tài liệu, báo cáo của UBND tỉnh Quảng Nam, các sở, ban ngành của tỉnh, UBND các huyện, thị trên địa bàn tỉnh, các phòng, ban có liên quan của huyện như Phòng Văn hóa - Thông tin, Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Ban Quản lý Di sản Mỹ Sơn… 5.2.2. Phương pháp thu thập thông tin: Phân tích và tổng hợp, được sử dụng để thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu, Nghị quyết, Quyết định của Đảng, Nhà nước, bộ, ngành ở Trung ương và địa phương; các công trình nghiên cứu, các báo cáo, tài liệu thống kê của chính quyền, ban, ngành, 8
  18. đoàn thể, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới vấn đề chính sách phát triển, khai thác tiềm năng du lịch huyện Duy Xuyên 5.2.3. Phương pháp xử lý số liệu: Xử lý và phân tích số liệu hay dữ liệu nghiên cứu là một bước không thể thiếu của một nghiên cứu. Quy trình xử lý và phân tích số liệu theo các bước: xác định vấn đề nghiên cứu; thu thập số liệu; phân tích số liệu và báo cáo kết quả. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận: Đề tài này có ý nghĩa về mặt lý luận kết quả nghiên cứu góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến việc thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện, từ đó hình thành các tiến trình đề xuất các giải pháp chính sách nhằm điều chỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả chính sách đã ban hành hay ban hành chính sách mới phù hợp với thực tiễn. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn dùng làm tài liệu tham khảo cho những người quan tâm đến vấn đề này: nhà nghiên cứu, chính quyền địa phương, người làm du lịch ở địa phương, học sinh, sinh viên… 7. Kết cấu của Luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu thành 3 chương. Chương 1: Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển du lịch Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển du lịch của huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2015-2019 Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển du lịch của huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam 9
  19. CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1. Du lịch và chính sách phát triển du lịch Du lịch với tên gọi là “ngành công nghiệp không khói”, đã và đang có đóng góp lớn cho GDP của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch được đánh giá là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt lên cả ngành sản xuất ô tô, thép điện tử, nông nghiệp và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở nhiều nước. Khái niệm du lịch được hiểu khác nhau ở mỗi góc độ nghiên cứu không giống nhau. "Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại đó để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 1 năm" được Tổ chức du lịch thế giới (World Tour Organization), một tổ chức của Liên Hợp Quốc định nghĩa, [Nguyễn Ngọc Dũng (2005), Tìm hiểu Luật Du lịch năm 2005, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội]. Khoản 1, Điều 3 Luật Du lịch năm 2017 quy định: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”. Khái niệm về du lịch theo cách tiếp cận ở các góc độ khác nhau liên quan đến hoạt động du lịch: Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian cuả du khách: du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng 10
  20. khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc. Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghĩ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác, cách tiếp cận này được nhìn từ góc độ kinh tế. Ở góc độ nhu cầu của du khách thì du lịch là một sản phẩm tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội của loài người đến một giai đoạn phát triển nhất định, chỉ trong hoàn cảnh kinh tế thị trường phát triển, gia tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng thời gian rỗi do tiến bộ cuả khoa học - công nghệ, phương tiện giao thông và thông tin ngày càng phát triển, làm phát sinh nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan du lịch của con người. Từ góc độ các quốc sách phát triển du lịch: Dựa trên nền tảng của tài nguyên du lịch để hoạch định chiến lược phát triển du lịch, định hướng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn, lựa chọn các sản phẩm du lịch độc đáo và đặc trưng từ nguồn nguyên liệu trên, đồng thời xác định phương hướng qui hoạch xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch tương ứng. Từ những cách tiếp cận khác nhau, có thể thấy rằng du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp, với các mối quan hệ kinh tế và phi kinh tế phát sinh thông qua sự tương tác giữa bốn nhóm thành tố: khách du lịch, cư dân cư địa phương, nhà cung ứng dịch vụ du lịch và cơ quan quản lý về du lịch. Hiện nay, phát triển du lịch được các quốc gia trên thế giới quan tâm đầu tư do hiệu quả của nó mang lại, nên nó còn được gọi là “ngành công nghiệp không khói”. Theo quan niệm hiện nay: Phát triển du lịch là sự tăng trưởng 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2