Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
lượt xem 6
download
Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp; thực trạng thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam; quan điểm, mục tiêu và giải pháp thực hiện tốt hơn chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM CHÍ SANG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm 2020
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM CHÍ SANG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 834.04.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN DUY LỢI HÀ NỘI, năm 2020
- LỜI CAM ĐOAN Đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, Luận văn “Thực hiện chính sách phát triển ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam” được PGS.TS Nguyễn Duy Lợi hướng dẫn tận tình, chu đáo, tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành Đề tài này. Các thông tin được thu thập để phân tích, đánh giá trong Luận văn có nguồn gốc rõ ràng, chính xác và tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. NGƯỜI CAM ĐOAN Phạm Chí Sang
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................ Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN MỘT CHÍNH SÁCH CÔNG .......................................... Error! Bookmark not defined. 1.1. Một số khái niệm, vai trò và đặc điểm của nông nghiệpError! Bookmark not defined. 1.2. Nội dung và tiêu chí thực hiện chính sách phát triển nông nghiệpError! Bookmark not de 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển nông nghiệpError! Bookmark 1.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp ở một số địa phương .................................................................... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM ....................................................................... Error! Bookmark not defined. 2.1. Khái quát về huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng NamError! Bookmark not defined. 2.2. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Hiệp Đức giai đoạn 2015 - 2019 .............................. Error! Bookmark not defined. 2.3. Đánh giá tình hình thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Hiệp Đức ...................................................... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TỐT HƠN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAMError! Bookmark not defined. 3.1. Quan điểm, mục tiêu thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Hiệp Đức ................................................ Error! Bookmark not defined. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Hiệp Đức ................................... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ............................................................ Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 BVTV Bảo vệ thực vật 2 CDCC-KTNN Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 3 DNNN Doanh nghiệp nhà nước 4 HTX Hợp tác xã 5 KTXH Kinh tế xã hội 6 NSNN Ngân sách nhà nước 7 THT Tổ hợp tác 8 TCTD Tổ chức tín dụng 9 TTCK Thị trường chứng khoán 10 TPCP Trái phiếu Chính phủ 11 XDNTM Xây dựng nông thôn mới 12 CĐL Cánh đồng lớn 13 SXNN Sản xuất nông nghiệp
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tổng hợp lợi ích kinh tế của nông dân và doanh nghiệp trong mô hình CĐL ........................................................................ Error! Bookmark not defined. Bảng 1.2. Chênh lệch giữa giá gạo xuất khẩu và giá lúa tại ruộng giai đoạn 2011- 2017 ........................................................................ Error! Bookmark not defined.
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau hơn 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đạt được mức tăng trưởng nhanh và ổn định trong một thời gian dài, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập kinh tế quốc tế sâu và rộng, việc ký kết, thực thi và đang đàm phán tổng cộng 16 hiệp định thương mại tự do sẽ tác động không nhỏ đến phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Nông nghiệp nói riêng. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang các đối tác trong AEC, TPP, EVFTA, các cơ chế khác, rộng hơn là WTO... nên tác động của những cơ chế liên kết này lên kim ngạch xuất khẩu sẽ là không nhiều. những cơ hội mới từ hội nhập, nông nghiệp sẽ đón những dòng đầu tư mới, nhất là đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ ngành Nông nghiệp - những lĩnh vực hiện nay còn bỏ ngỏ do thiếu nguồn lực. Tuy nhiên, năng lực sản xuất của ngành Nông nghiệp Việt Nam là vô cùng lớn nhưng giá thành của nhiều sản phẩm còn cao, do công nghiệp hỗ trợ ngành Nông nghiệp yếu, năng suất lao động thấp, trong khi thị trường nông sản nội địa đang có sự cạnh tranh quyết liệt ở tất cả các phân khúc. Môi trường ở nông thôn cũng chưa được quản lý tốt. Ô nhiễm nước thải, khí thải ở các khu công nghiệp, làng nghề đang trực tiếp làm suy thoái môi trường, gây nguy hiểm cho sinh kế bền vững của người dân và làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. Mức độ đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp thấp, việc xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao chậm chuyển biến, chưa tạo đột phá để nâng cao giá trị gia tăng và tạo cơ sở vững chắc cho chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả bền vững. Cán bộ có đủ năng lực chủ trì đề tài nghiên cứu đưa lại kết quả cao chiếm tỷ lệ thấp, còn thiếu cán bộ đầu ngành giỏi... Đại hội Đảng bộ huyện Hiệp Đức lần thứ VIII, trong 5 năm qua tổng giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản của địa phương đạt xấp xỉ 451 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 7,25%, vượt 1,25% so với nghị quyết đề ra. Ngoài việc phát triển mạnh lĩnh vực chăn nuôi theo hướng tập trung, những năm tới Hiệp Đức sẽ tiếp tục duy trì các mô hình trồng rừng nguyên liệu giấy. Cạnh đó, nếu giá
- mủ cao su ở mức cao và thị trường tiêu thụ ổn định thì từ nay đến năm 2020 địa phương sẽ tiến hành quy hoạch, hỗ trợ nông dân mở rộng thêm khoảng 1.000ha cao su tiểu điền. Thời gian qua việc phát triển các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng tập trung, an toàn sinh học đã mang lại hiệu quả hết sức thiết thực cho người dân Hiệp Đức. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện phát triển ngành nông nghiệp huyện Hiệp Đức cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Trong những năm tới, chính quyền địa phương và các ngành liên quan sẽ tiếp tục quan tâm hỗ trợ nhân dân cũng như các doanh nghiệp nhân rộng mô hình này. Xuất phát từ những nội trên nên tôi chọn đề tài “Thực hiện chính sách phát triển ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam” để làm Luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đối với các nghiên cứu sinh và học viên cao học, cũng có khá nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến ngành nông nghiệp và phát triển ngành nông nghiệp. Đã có nhiều luận án, luận văn, các bài báo nghiên cứu về vấn đề này, trong đó, những công trình liên quan trực tiếp đến đề tài có thể kể đến như: Trần Hoàng Hiếu (2019), Quan hệ lợi ích kinh tế giữa nông dân và doanh nghiệp trong phát triển cánh đồng lớn ở đồng bằng Sông Cửu Long, Luận án Tiến sĩ, ngành kinh tế chính trị, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án nghiên cứu, phân tích, đánh giá vùng đồng bằng sông Cửu Long có những lợi thế quan trọng cho phát triển sản xuất lúa; nông dân, các nhà khoa học, các Viện nghiên cứu của vùng ĐBSCL luôn cải tiến sản xuất, lai tạo ra nhiều giống lúa tốt, chất lượng, có khả năng thích ứng với những biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn cao. Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của vùng ĐBSCL không ngừng được đầu tư và hoàn thiện đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các mối liên kết sản xuất lúa giữa nông dân và doanh nghiệp theo các CĐL, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất và áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tuy nhiên, cũng gặp khó khăn, thách thức thời tiết, khí hậu và thiên tai đôi lúc khí hậu, thời tiết thất thường... Tác giả đã đề xuất những giải pháp nâng cao nhận thức của
- nông dân và doanh nghiệp về mối quan hệ lợi ích kinh tế trong phát triển cánh đồng lớn; Tuyên truyền sâu rộng nâng cao nhận thức cho nông dân và doanh nghiệp về vị trí, vai trò và lợi ích kinh tế trong liên kết sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn... Ngô Thị Lan Hương (2019), Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ quản lý tài nguyên và môi trường, Trường Đại học khoa học, Đại học Thái Nguyên. Luận văn đã đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và kết quả nghiên cứu các loại hình sử dụng đất chính trên địa bàn huyện Phú Bình cho thấy với đặc thù là huyện có địa hình tương đối bằng phẳng, điều kiện đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng, nên có thể phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp kết hợp làm tiền đề để phát triển công nghiệp chế biến nhất là các sản phẩm khai thác từ lâm nghiệp, tạo cơ sở thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá tại địa phương. Nguyễn Thị Khuyên (2019), Phát triển nông nghiệp vùng ven biển đồng bằng sông hồng trong điều kiện biến đổi khí hậu, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện khoa học xã hội. Luận án nghiên cứu phát triển nông nghiệp dưới góc độ quản lý nhà nước về kinh tế cấp huyện ở vùng ven biển đồng bằng sông hồng trong điều kiện biến đổi khí hậu là làm rõ thực trạng và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý phát triển nông nghiệp vùng ven biển đồng bằng sông hồng. Xác định rõ hơn các nội dung quản lý phát triển nông nghiệp của chính quyền cấp huyện trong điều kiện biến đổi khí hậu, trong đó nhấn mạnh vào khâu quan trọng là tổ chức thực hiện các chính sách phát triển và qua đó tổng kết, đánh giá chính sách từ thực tiễn địa phương. Nguyễn Thị Miền (2017), Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Nam Định, Luận án Tiến sĩ, ngành Kinh tế phát triển, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Qua nghiên cứu, Luận án khẳng định nông nghiệp là ngành kinh tế có vị trí đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Mặc dù ngày càng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong cơ cấu GDP, song ý nghĩa và tầm quan trọng của ngành nông nghiệp không ngừng tăng lên. Đối với các nước đang thực hiện công nghiệp hóa,
- hiện đại hóa (CNH, HĐH) như Việt Nam, nông nghiệp còn góp phần quan trọng vào tạo việc làm, tạo thu nhập cho đại bộ phận dân cư và xóa đói giảm nghèo. Nông nghiệp thực hành tốt góp phần giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường (BVMT) và sự đa dạng sinh học. Vũ Văn Sỹ (2017), Thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, Luận văn Thạc sỹ chính sách công, Học viện Hành chính quốc gia. Luận văn nghiên cứu về lý luận và thực tiễn thực thi chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện thực thi chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thời gian tới. Vũ Thị Ngọc Tâm (2018), Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng tại tỉnh Nam Định, Luận văn Thạc sỹ phát triển bền vững, Học viện khoa học xã hội. Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng từ năm 2015 đến năm 2017 và giải pháp cho giai đoạn 2019 – 2025. Đồng thời đề xuất những giải pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng tại Nam Định trong thời gian đến. Nguyễn Văn Tuấn (2016), Phát triển ngành trồng trọt theo hướng bền vững tại tỉnh Nam Định giai đoạn 2015 – 2020, Luận văn Thạc sỹ quản lý kinh tế, Trường Đại học kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội. Tác giả đi sâu phân tích và xác định trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, tất yếu chúng ta phải đương đầu với tình trạng ngày càng xấu đi của môi trường, sự suy thoái ngày càng trầm trọng của hệ sinh thái, sự cách biệt về thu nhập giữa người giàu và người nghèo ngày càng lớn, vì vậy để đảm bảo cho sự phát triển trong tương lai chúng ta cần phải quan tâm đến phát triển kinh tế lâu dài theo hướng bền vững. Quá trình phát triển cần có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, đó là phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Cao Thị Thu Trang (2019), Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Luận văn Thạc sỹ khoa học kinh tế, Trường
- Đại học kinh tế, Đại học Huế. Quảng Trị là tỉnh với nền kinh tế dựa vào chủ yếu nông nghiệp. Các dự án nông nghiệp đã góp phần đổi thay, cải thiện đáng kể cho đời sống nhân dân của tỉnh. Thực tế cho thấy, việc thu hút vốn đầu tư ở tỉnh Quảng Trị hiện nay đã có những tác động tích cực đến phát triển kinh tế. Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất đưa ra giải pháp để thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn đến là vấn đề có ý nghĩa cấp bách cả lý luận và thực tiễn. Báo Công thương điện tử (2019), Ngành nông nghiệp đạt nhiều thành tựu trong nghiên cứu khoa học công nghệ, Trang thông tin điện tử Báo Công thương https://congthuong.vn/, cập nhật ngày 25/11/2019. Bài viết đã tập trung đánh giá một số kết quả nổi bật của ba lĩnh vực chính trong ngành nông nghiệp như lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật, lĩnh vực chăn nuôi thú y, lĩnh vực thủy sản, những tiến bộ về khoa học, kỹ thuật đã tác động một cách tích cực góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển mạnh mẽ trong những năm qua. Tạ Thị Đoàn (2017), Tiến sĩ, Học viện chính trị khu vực, Phát triển nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Trang thông tin điện tử Tạp chí tài chính http://tapchitaichinh.vn/, cập nhật ngày 30/9/2017. Tác giả đã tập trung phân tích tác động của bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế bao gồm sự tham gia của những cơ chế liên kết kinh tế quốc tế đến sự phát triển bền vững của ngành Nông nghiệp. Đồng thời đề xuất thúc đẩy phát triển nông nghiệp như đổi mới mô hình tăng trưởng, tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng chương trình nông thôn mới... Lê Thị Hương (2019), Tiến sĩ, Nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững, Trang thông tin điện tử Học viện hành chính quốc gia Hồ Chí Minh http://www.lyluanchinhtri.vn/, cập nhật ngày 24/7/2019. Tác giả đã khẳng định Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KHCN nói chung, nhất là KHCN trong nông nghiệp. Phân tích làm rõ những hạn chế tồn tại, đồng thời
- đề xuất những giải pháp về chính sách thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững. Đặng Kim Sơn (2018), Đổi mới mô hình tăng trưởng và phát triển nông nghiệp nông thôn: tạo nguồn lực phát triển trong điều kiện mới, Trang thông tin điện tử Hội đồng lý luận Trung ương http://hdll.vn/, cập nhật ngày 11/9/2018. Bài viết đánh giá thành tựu hơn 30 năm đổi mới của nền kinh tế, Việt Nam hiện đang đứng trước nhiều thách thức to lớn như tốc độ tăng trưởng chậm lại, môi trường ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt, bất bình đẳng tăng, năng suất lao động giảm... Đồng thời tác giả cũng chỉ ra bài học thất bại của kinh tế Đông Nam Á, Bài học thành công của kinh tế Đông Bắc Á; Đề xuất về mô hình tăng trưởng mới và một số giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển ngành nông nghiệp ở các địa phương. Qua tìm hiểu những công trình trên, trong đó có những vấn đề lý luận, quản lý nhà nước, nghiên cứu liên quan đến PTNN theo hướng bền vững như quy hoạch đất đai trong PTNN bền vững, biến đổi khí hậu và các vấn đề về phát triển bảo vệ, các mô hình sản xuất phù hợp trong điều kiện PTNN bền vững, theo luật định vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. Do đó công trình nghiên cứu “Thực hiện chính sách phát triển ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, đồng thời đề xuất những giải pháp tăng cường nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển ngành nông nghiêp tại địa phương. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển ngành, các giải pháp thực hiện tốt hơn chính sách phát triển ngành nông nghiệp tại địa phương. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống hoá cơ sở lý luận và những căn cứ pháp lý của ngành nông nghiệp và phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện trong những năm qua, rút ra những ưu điểm, tồn tại, những
- nguyên nhân và các tác động của nó đến quá trình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Nghiên cứu, định hướng và có những giải pháp để thực hiện tốt hơn chính sách phát triển ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện, góp phần xây dựng huyện Hiệp Đức phát triển bền vững. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Đề tài Luận văn tập trung nghiên cứu công tác thực hiện phát triển ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Hiệp Đức. - Phạm vi nghiên cứu + Không gian: Trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. + Thời gian: từ năm 2015 đến 2019. + Vấn đề nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu việc thực hiện chính sách phát triển ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Hiệp Đức. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận Luận văn nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chính sách phát triển ngành nông nghiệp và thực hiện chính sách phát triển ngành nông nghiệp. - Phương pháp nghiên cứu Quá trình nghiên cứu, học viên đã sử dụng các phương pháp phân tích, diễn giải, quy nạp để đưa ra những khái niệm, đặc điểm, kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển ngành nông nghiệp ở một số địa phương. Học viên sử dụng phương pháp thống kê, thu thập số liệu, so sánh, phân tích ở chương 2 để đưa ra những đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển ngành nông nghiệp tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. Đồng thời đề xuất một số giải pháp thực hiện tốt hơn chính sách phát triển ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện.
- 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Ý nghĩa lý luận Hệ thống hoá cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển ngành nông nghiệp. Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển ngành nông nghiệp tại huyện Hiệp Đức từ năm 2015 đến năm 2019. Khái quát những kết quả đạt được, hạn chế tồn tại và nguyên nhân của hạn chế trong lĩnh vực này. Đề xuất những giải pháp phù hợp với thực tiễn huyện Hiệp Đức nhằm thực hiện tốt hơn chính sách phát triển ngành nông nghiệp tại địa phương trong thời gian đến. - Ý nghĩa thực tiễn Đây là một trong những nguồn tài liệu tham khảo của các cấp, các ngành, các chuyên gia có một cách nhìn toàn diện, xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp trong ngành nông nghiệp tại các địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp. Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Quan điểm, mục tiêu và giải pháp thực hiện tốt hơn chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.
- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN MỘT CHÍNH SÁCH CÔNG 1.1. Một số khái niệm, vai trò và đặc điểm của nông nghiệp 1.1.1. Một số khái niệm * Khái niệm nông nghiệp Nông nghiệp là một ngành kinh tế quốc dân, một trong những bộ phận chủ yếu của sản xuất vật chất, sản xuất thực phẩm cho nhân dân và nguyên liệu cho công nghiệp. Trong nông nghiệp, việc sản xuất sản phẩm không những gắn liền với quá trình kinh tế, mà cũng gắn liền với quá trình tự nhiên của tái sản xuất. Nông nghiệp bao gồm hai tổng hợp ngành: ngành trồng trọt và chăn nuôi. Trong nông nghiệp ruộng đất là một trong những tư liệu sản xuất chủ yếu. Đặc điểm của ruộng đất với tư cách tư liệu sản xuất là: nếu sử dụng ruộng đất đúng đắn, thì độ phì của đất không bị cạn kiệt, mà tăng lên. Đặc trưng cho nông nghiệp là tính chất thời vụ của những công việc quan trọng nhất về sản xuất, sản phẩm, là sự tách rời khá lớn giữa thời gian sản xuất và thời kỳ làm việc do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp tạo nên. Nông nghiệp truyền thống Việt Nam là một nền nông nghiệp thâm canh lúa nước và trồng màu, nay đã phân chia thành nhiều ngành sản xuất. Từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những tiến bộ, sản xuất nông nghiệp trở nên phong phú và đa dạng, phát huy được tiềm năng của các vùng tự nhiên đồng bằng, trung du, miền núi, bộ giống cây (nhất là lúa và giống cây lương thực) và vật nuôi được cải biến; hệ thống thủy lợi phát triển; phân bón và thuốc trừ sâu được cung cấp tương đối đầy đủ. Sản lượng và năng suất trồng trọt và chăn nuôi đều tăng rõ rệt. Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất cơ bản trong xã hội, hoạt động bằng cách sử dụng đất để trồng trọt, chăn nuôi nhằm tạo ra những sản phẩm chính là lương thực, thực phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày [32] * Khái niệm sản xuất nông nghiệp
- Sản xuất nông nghiệp là việc chúng ta có vốn ban đầu là đất, là nước, là giống cây trồng, vật nuôi ta sẽ tự sản xuất nông sản trên chính những gì mình có. Sản xuất nông nghiệp không chỉ là làm ra lương thực, thực phẩm mà nó còn bao gồm cả khâu sơ chế và chế biến sản phẩm để có thể đưa ra tiêu thụ bên ngoài thị trường. Sản xuất nông nghiệp là vấn đề phức hợp nhiều công đoạn cộng hưởng lại với nhau chứ không chỉ hoạt động một cách riêng rẽ, độc lập. * Cơ cấu kinh tế nông nghiệp Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất cơ bản, là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế nông nghiệp bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp là lĩnh vực sản xuất vật chất nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu về lương thực, thực phẩm cho con người, làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp và làm nguồn hàng cho xuất khẩu. Sự chuyển đổi cơ cấu KTNN gắn liền với các hoạt động SXNN, phụ thuộc vào sự thay đổi cơ cấu nền kinh tế của một quốc gia. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một tổng thể bao gồm các mối quan hệ tương quan giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp trong khoảng thời gian và điều kiện kinh tế xã hội cụ thể (Bùi Tất Thắng, 2006). Cơ cấu KTNN phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chúng ta có thể phân chia cơ cấu KTNN thành các nhóm sau: - Nhóm nhân tố tự nhiên: Quá trình SXNN phụ thuộc rất lớn vào yếu tố tự nhiên. Nếu tự nhiên thuận lợi thì SXNN sẽ thuận lợi và ngược lại. Các nhân tố tự nhiên bao gồm như đất đai, khí hậu, thời tiết… - Nhóm nhân tố về kinh tế và tổ chức: bao gồm các nhân tố như: Con người, vốn, hệ thống chính sách pháp luật… những nhân tố này tác động mạnh mẽ đến quá trình CDCC kinh tế nói chung và KTNN nói riêng. - Nhóm nhân tố về kĩ thuật: tác động mạnh mẽ tới cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu KTNN nói riêng, nó tạo ra những cơ hội và thách thức đối với nền
- SXNN, thông qua việc thay đổi phương thức canh tác, chế biến và bảo quản SPNN, không ngừng tăng năng suất và chất lượng SPNN [54] * Khái niệm thực hiện chính sách Thực hiện chính sách là một khâu cấu thành chu trình chính sách, là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu nhất định. Tổ chức thực thi chính sách là trung tâm kết nối các khâu (các bước) trong chu trình chính sách thành một hệ thống. Hoạch định được chính sách đúng, có chất lượng là rất quan trọng nhưng thực hiện đúng chính sách còn quan trọng hơn [51, tr.1] 1.1.2. Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân Ngành nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội Lương thực thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng cao thì nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Điều đó do tác động của các nhân tố: sự gia tăng dân số và nhu cầu nâng cao mức sống của con người. Cung cấp yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu vực đô thị Nông nghiệp của các nước đang phát triển là khu vực dự trữ và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp và đô thị. Khu vực nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá, mở rộng thị trường… Nguồn vốn từ nông nghiệp có thể được tạo ra bằng nhiều cách, như tiết kiệm của nông dân đầu tư vào các hoạt động phi nông nghiệp, thuế nông nghiệp, ngoại tệ thu được do xuất khẩu nông sản… trong đó thuế có vị trí rất quan trọng. Làm thị trường tiêu thụ của công nghiệp và dịch vụ
- Nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp. Ở hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp, bao gồm tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất. Sự thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác động trực tiếp đến sản lượng ở khu vực phi nông nghiệp. Nông nghiệp tham gia vào xuất khẩu Nông nghiệp là ngành mang lại nguồn thu nhập ngoại tệ khá lớn, nhiều loại nông, lâm, thủy sản thâm nhập thị trường quốc tế dễ dàng hơn so với các loại hàng hóa công nghiệp. Vì vậy, các nước đang phát triển muốn có lượng lớn ngoại tệ thì phải dựa vào nguồn xuất khẩu các loại mặt hàng nông, lâm, thủy sản. Nhưng việc xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản thường gặp nhiều bất lợi do giá các sản phẩm công nghiệp tăng lên, giá các mặt hàng nông sản trên thị trường lại có xu hướng giảm xuống, tỷ giá khoảng cách giữa sản phẩm công nghiệp và hàng nông nghiệp ngày càng nới rộng làm cho hàng hóa nông nghiệp ở nông thôn thua thiệt so với sản phẩm công nghiệp. Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triển bền vững của môi trường vì sản xuất nông nghiệp gắn liền trực tiếp với môi trường tự nhiên: đất đai, khí hậu, thời tiết, thủy văn. Quá trình canh tác, sản xuất nông nghiệp dễ gây ra xói mòn ở các triền dốc thuộc vùng đồi núi và khai hoang mở rộng diện tích đất rừng. Vì thế cần tìm những giải pháp thích hợp để duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững của môi trường [55, tr.5-7] 1.1.3. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp - Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế Đây là đặc điểm quan trọng phân biệt nông nghiệp với công nghiệp. Sản xuất nông nghiệp cần phải có đất đai. Quy mô và phương hướng sản xuất mức độ thâm canh và cả việc tổ chức lãnh thổ phụ thuộc nhiều vào đất đai. Đặc điểm này đòi hỏi trong sản xuất nông nghiệp phải duy trì và nâng cao độ ph cho đất, phải sử dụng hợp lí và tiết kiệm đất. - Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cây trồng và vật nuôi
- Đó là các sinh vật, các cơ thể sống, sinh trưởng và phát triển theo các quy luật sinh học và chịu tác động rất lớn của quy luật tự nhiên. Vì vậy, việc hiểu biết và tôn trọng các quy luật sinh học, quy luật tự nhiên là một đòi hỏi quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp. - Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ Đây là đặc điểm điển hình của sản xuất nông nghiệp, nhất là trong trồng trọt. Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi tương đối dài, không giống nhau và thông qua hàng loạt giai đoạn kế tiếp nhau. Thời gian sản xuất bao giờ cũng dài hơn thời gian lao động cần thiết để tạo ra sản phẩm cây trồng hay vật nuôi. Sự không phù hợp nói trên là nguyên nhân gây ra tính mùa vụ. Để khắc phục tình trạng này, cần thiết phải xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí, đa dạng hóa sản xuất (tăng vụ, xen canh, gối vụ), phát triển ngành nghề dịch vụ. - Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên Đặc điểm này bắt nguồn từ đối tượng lao động của nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi. Cây trồng và vật nuôi chỉ có thể tồn tại và phát triển khi có đủ năm yếu tố cơ bản của tự nhiên là nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí và dinh dưỡng. Các yếu tố này kết hợp chặt chẽ với nhau, cùng tác động trong một thể thống nhất và không thể thay thế nhau. - Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa Biểu hiện cụ thể của xu hướng này là việc hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp và đẩy mạnh chế biến nông sản để nâng cao giá trị thương phẩm. 1.2. Nội dung và tiêu chí thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp 1.2.1. Phát triển quy mô sản xuất nông nghiệp Trong những năm qua, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể với tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng hằng năm đạt khoảng 5-7%, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu năm 2018 đạt mức kỷ lục 40,3 tỷ USD, đứng thứ hai Đông Nam Á, thứ 13 trên thế giới với 10 nhóm mặt hàng nông, lâm, thủy sản có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ đô la Mỹ; trong đó có 6 mặt
- hàng có kim ngạch trên 3 tỷ đô la Mỹ. Việt Nam đã hình thành và phát triển hệ thống công nghiệp chế biến nông sản với trên 7.500 doanh nghiệp quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu có công suất thiết kế đảm bảo chế biến trên 120 triệu tấn nguyên liệu nông sản mỗi năm. Hàng vạn cơ sở chế biến nông sản nhỏ, lẻ, hộ gia đình rải khắp cả nước thực hiện sơ chế và chế biến chủ yếu phục vụ tiêu dùng nội địa, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Có được những thành tựu quan trọng này là nhờ việc ban hành các chính sách về ngành nông nghiệp của Đảng và Nhà nước. Việc áp dụng các loại hình tổ chức sản xuất trong nông nghiệp (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, mô hình kinh tế hộ…) đã tạo ra một khối lượng hàng hóa nông sản phong phú đáp ứng đủ cho tiêu dùng nội địa và dành một phần lớn cho xuất khẩu. Việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, tích cực xúc tiến thương mại, tháo dỡ rào cản đã mở ra thị trường thế giới rộng lớn tiêu thụ nông sản Việt Nam với trên 185 nước và vùng lãnh thổ. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã quan tâm và triển khai dự án đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản; trong đó có những doanh nghiệp hiện đại hàng đầu thế giới với công nghệ chế biến tiên tiến về rau quả, tôm, cá tra, giết mổ gia súc gia cầm, cà phê, đồ gỗ... Riêng trong 2 năm 2018, 2019 đã có 30 dự án với số vốn đầu tư khoảng 2 tỷ USD được khởi công và một số đã hoàn thành đi vào hoạt động [34, tr.1-2] Bảng 1.1. Tổng hợp lợi ích kinh tế của nông dân và doanh nghiệp trong mô hình CĐL Lợi ích kinh tế của nông dân Lợi ích kinh tế của doanh nghiệp (1) Nông dân vẫn là "chủ đất" khi tham (1) LIKT trước tiên, bao trùm là thu gia CĐL nên vẫn được hưởng các LIKT được lợi nhuận cao. (2) Các doanh từ quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng nghiệp có được nguồn cung nguyên liệu đất là tài sản của người sử dụng đất và ổn định, có chất lượng giúp nâng cao được tính bằng tiền trong các giao dịch chất lượng sản phẩm, ổn định sản xuất,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 71 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 90 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 72 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 76 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
83 p | 85 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
119 p | 76 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 50 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 81 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
73 p | 41 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 32 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
77 p | 53 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 34 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 50 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 36 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 56 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn