intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

23
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn việc triển khai chính sách bố trí, sắp xếp dân cư tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam làm cơ sở đề xuất các giải pháp thiết thực, hiệu quả trong việc thực hiện chính sách bố trí, sắp xếp dân cư tại huyện cũng như các địa phương còn lại vùng dân tộc thiểu số trong tỉnh có tương đồng các điều kiện trong thời gian đến.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BHIRYU LONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm 2019
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BHIRYU LONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VĂN MINH HÀ NỘI, năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Chính sách công “Thực hiện chính sách sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam” là công trình nghiên cứu cá nhân với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Văn Minh. Nội dung phản ánh trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình khác. Học viên Bhiryu Long
  4. LỜI CẢM ƠN Đề tài luận văn “Thực hiện chính sách sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam” được hoàn thành là nhờ quá trình nỗ lực học tập, nghiên cứu của bản thân trong suốt 3 năm qua với sự giúp đỡ của các quý thầy cô, cơ quan, đơn vị, địa phương và bạn học. Để có được kết quả như ngày hôm nay, lời đầu tiên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo: PGS. TS. Nguyễn Văn Minh, là người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã dành nhiều thời gian, công sức đôn đốc, hướng dẫn trong quá trình nghiên cứu để giúp tôi hoàn thành luận văn này. Cảm ơn chân thành đến toàn thể các thầy, cô giáo Học viện Khoa học xã hội và quý thầy cô công tác tại cơ sở thành phố Đà Nẵng đã nhiệt tình, tận tâm giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Chân thành cảm ơn đến tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện, các Phòng: NN&PTNT, Dân tộc, Nội vụ; Văn phòng HĐND&UBND huyện, Chi cục thống kê, UBND các xã, thị trấn; các đồng chí, đồng nghiệp đã giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình trong quá trình thu thập số liệu điều tra, minh chứng, tổng hợp, phân tích, đánh giá về các nội dung nghiên cứu có liên quan trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Trong thời gian thực hiện cũng như hoàn thành luận văn, tuy đã có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, đặc biệt xác định nguyên nhân và đề ra các giải pháp giải quyết vấn đề trong thời gian đến. Kính mong quý thầy, cô giáo tiếp tục chia sẻ, góp ý thêm để đề tài được hoàn thiện tốt hơn. Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn!
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ ..........................................................................9 1.1. Một số khái niệm ..................................................................................................9 1.2. Những vấn đề chung về dân cư vùng dân tộc thiểu số.......................................10 1.3. Quy trình chính sách sắp xếp, bố trí dân cư .......................................................15 1.4. Yêu cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số.................................................................................................19 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM .........................................................................................................25 2.1. Khái quát chung về huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam ................................25 2.2. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2013-2018 huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam .................................36 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, PHÂN BỐ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG THỜI GIAN ĐẾN TẠI HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM .........................................................................................................................48 3.1. Quan điểm, mục tiêu thực hiện chính sách sắp xếp, bố trí dân vùng dân tộc thiểu số tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam .....................................................48 3.2. Một số giải pháp trọng tâm ................................................................................49 3.3. Những kiến nghị, đề xuất ...................................................................................60 KẾT LUẬN ..............................................................................................................63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 2 UBND Ủy ban nhân dân 3 HĐND Hội đồng nhân dân 4 UBMTTQVN Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam 5 KT-XH Kinh tế - Xã hội
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận văn Việt Nam là một quốc gia bao gồm 54 dân tộc với ngôn ngữ, lối sống và văn hoá đặc trưng của từng dân tộc, từng vùng miền. Người Kinh chiếm hơn 86% tổng dân số, và 53 dân tộc còn lại có số dân lớn nhất tiếp theo là Tày, Thái, Mường, Khmer, Nùng, Mông và Dao chiếm khoảng 10% tổng dân số. Các nhóm dân tộc thiểu số, đặc biệt các nhóm có dân số ít, tập trung chủ yếu ở vùng cao và miền núi, hạn chế trong tiếp cận với cơ sở hạ tầng, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục và các dịch vụ công. Mặc dù tăng trưởng kinh tế khá cao trong hai thập kỷ qua, nhưng tỷ lệ đói nghèo hiện vẫn còn rất cao ở vùng núi và vùng cao, nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống. Các dân tộc thiểu số chiếm khoảng gần 14% dân số Việt Nam nhưng có tới trên 50% dân số thuộc diện nghèo. Đồng bào các dân tộc anh em Việt nam đã cùng sinh sống hàng ngàn năm và trải qua bao thăng trầm với lịch sử dân tộc, bao biến cố vẫn son sắt bên nhau một lòng, dù văn hóa, địa lý có cách trở nhưng chân lý cộng đồng dân tộc Việt Nam luôn không đổi. Sự thủy chung đó đã giúp các dân tộc tin tưởng, tôn trọng, giúp nhau ngày càng gắn bó cùng phát triển đi lên. Vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống có vị trí, vai trò hết sức quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng của quốc gia cũng như một địa phương cụ thể nào đó. Việc thực hiện đúng các chính sách đối với vùng này tác động trực tiếp có ý nghĩa quyết định đến chiến lược phát triển trong từng giai đoạn lịch sử của dân tộc. Trong nhiều năm qua Đảng, Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chính sách đúng đắn đối với vùng dân tộc tạo nên diện mạo mới về định hướng phát triển chung ở các vùng thành thị, trung du, miền núi. Trong những chính sách đó, chính sách về sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số là thực tiễn sinh 1
  8. động nhất đáp ứng nhu cầu thiết thực về chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và ổn định chính trị vùng dân tộc thiểu số ở hầu hết các địa phương. Trong những năm qua, cũng như nhiều địa phương khác, ở huyện Đông Giang cũng diễn ra quá trình sắp xếp, bố trị lại dân cư phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của đất nước, như xây dựng các công trình thủy điện, đường giao thông và nhiều loại hình công trình phúc lợi xã hội khác. Do vậy, nghiên cứu chính sách sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam nhằm khẳng định thêm tính đúng đắn chiến lược phát triển của quốc gia cũng như giúp huyện Đông Giang có thực tiễn cần thiết trong quá trình xây dựng và phát phát của mình trong tương lai. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng kinh tế xã hội của 53 dân tộc thiểu số dựa trên số liệu điều tra về thực trạng kinh tế xã hội của 53 dân tộc thiểu số nhằm xây dựng một bức tranh tổng thể về các dân tộc thiểu số Việt Nam với đầy đủ các đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục,…Dựa trên các phân tích này, đưa ra một số khuyến nghị chính sách để giải quyết các vấn đề mà người dân tộc thiểu số đang gặp phải. Dân tộc thiểu số của Việt Nam có dân số khoảng 13,4 triệu người, phân bố rải rác ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước, trong đó có những dân tộc có dân số đông, trên một triệu người và cả những dân tộc có vài trăm người. Các dân tộc có sự cách biệt khá lớn về tuổi thọ và tỷ suất tử vong ở trẻ em. Kết hôn sớm và hôn nhân cận huyết thống là hai vấn đề nổi cộm đối với dân tộc thiểu số. Vấn đề này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như trình độ phát triển thấp, địa bàn sinh sống biệt lập, ít cơ hội giao lưu, trao đổi, hội nhập với xã hội bên ngoài, tập quán kết hôn, định kiến giữa các tộc người; hiểu biết chưa đầy đủ về hậu quả 2
  9. của tảo hôn và kết hôn cận huyết thống. Việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số chưa thực sự được lưu tâm. Tỷ lệ phụ nữ đến các cơ sở y tế để khám thai chưa cao và chưa phổ biến ở một số dân tộc, trung bình chỉ đạt 70,9% phụ nữ khám thai ít nhất một lần tại các cơ sở y tế. Tập quán sinh con tại nhà rất phổ biến ở các dâm tộc thiểu số, mới có khoảng 64% các ca sinh được thực hiện ở cơ sở y tế trong khi có đến một nửa lựa chọn phương pháp sinh con tại nhà là chủ yếu. Sử dụng các biện pháp tránh thai chưa phổ biến, có đến 23% phụ nữ có gia đình không sử dụng một biện pháp tránh thai nào. Cá biệt, hơn một nửa phụ nữ dân tộc Mảng không áp dụng biện pháp tránh thai. Nữ giới nhìn chung thiệt thòi hơn nam giới về nhiều mặt, bao gồm cả tiếp cận giáo dục, lao động, việc làm. Tỷ lệ nữ giới mù chữ cao hơn nam giới, nữ giới có việc làm qua đào tạo cũng thấp hơn đáng kể. Sự khác biệt này không giống nhau giữa các dân tộc. Có 73,3% các hộ dân tộc thiểu số đã được tiếp cận đến nguồn nước hợp vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ có nhà xí hợp vệ sinh rất thấp, trung bình chỉ có 27,9%. Mặc dù tỷ lệ sử dụng nước hợp vệ sinh khá cao, nhưng có nhiều dân tộc đại đa số các hộ không được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh, như Khơ Mú, Chứt, La Ha, La Chí, Lào, Pu Péo. Việc tiếp cận cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc còn khá hạn chế với các dân tộc thiểu số. Khoảng cách từ nhà đến chợ, trường học tương đối xa. Tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất của người dân tộc thiểu số sinh sống tại hầu hết các địa phương trong cả nước là khá phổ biến. Về mặt tiếp cận thông tin, đa số các hộ tiếp cận thông tin qua kênh tivi, tỷ lệ các hộ có máy tính, Internet, điện thoại chưa nhiều. Thu nhập bình quân đầu người trong nhóm dân tộc thiểu số chỉ bằng khoảng một nửa so với thu nhập bình quân đầu người trên cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo có sự phân hóa sâu sắc giữa các dân tộc, có dân tộc tỷ lệ hộ nghèo rất 3
  10. thấp như Ngái, Hoa, Chu Ru trong khi có nhóm tỷ lệ nghèo rất cao như Ơ Đu, Co, Khơ Mú và Xinh Mun. Về mặt giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, mặc dù tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết tiếng mẹ đẻ khá cao (96%) nhưng số người biết đến bài hát truyền thống, điệu múa và sử dụng nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình lại rất hạn chế. Mai một và mất dần bản sắc văn hóa (pha tạp, biến đổi, biến thái văn hóa, mất dần ngôn ngữ mẹ đẻ…) truyền thống các dân tộc thiểu số đang ngày càng diễn ra ở nhiều chiều cạnh khác nhau, nhất là đối với 16 tộc người thiểu số rất ít người gồm: Si La, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo, Cống, Mảng, Bố Y, Lô Lô, Cờ Lao, Ngái. Việc phân tích đặc điểm của các dân tộc thiểu số theo từng khía cạnh nhân khẩu học, điều kiện sống, sinh kế, bình đẳng giới, tiếp cận y tế, giáo dục đào tạo, cơ sở hạ tầng,… cho thấy các khía cạnh này có liên quan chặt chẽ đến nhau, các dân tộc làm tốt một số khía cạnh thường sẽ làm tốt ở các khía cạnh khác. Ngược lại, các dân tộc gặp khó khăn ở một số vấn đề cũng thường gặp hạn chế ở các vấn đề còn lại. Chính sách về đất ở, nhà ở được Đảng, nhà nước sớm quan tâm nhằm hạn chế tối đa tập quán du canh du cư, phát nương làm rẫy một thời gian ngắn sau đó chuyển đến nơi mới để sinh sống hoặc khi dịch bệnh xảy ra gán cho ma quỷ xua đuổi làm bất ổn định đời sống các vùng dân tộc thiểu số. Mặt khác, nhằm ổn định đời sống, tập trung cho phát triển kinh tế, xã hội giữa các vùng miền, bảo vệ vững chắc quốc phòng - an ninh và thực hiện thắng lợi khu vực phòng thủ ở mỗi cấp. Vì vậy, việc triển khai thực hiện sắp xếp, ổn định dân cư đã được thực hiện quyết liệt thông qua chương trình 327/CP, 167/CP, 661/CP, Quyết định 135/CP, nhà ở 22/CP cho người có công với cách mạng và nhiều chính sách của địa phương, chương trình nhà ở tình nghĩa,…đã từng bước cải thiện đáng kể nhà ở cho vùng dân tộc thiểu số, từng khu dân cư hình 4
  11. thành và phát triển ổn định phù hợp với phong tục, văn hóa sinh sống của mỗi vùng miền. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế, xã hội chưa phát triển, nhiều nơi hạ tầng giao thông yếu kém, rừng và chủ trương cấm rừng trực tiếp ảnh hưởng đến xây dựng nhà ở cộng với chính sách chỉ mang tính hỗ trợ nên số khu dân cư hình thành chưa nhiều, nhà ở thực hiện mang tính tạm bợ, không ở được lâu, khu dân cư không gắn với sản xuất…Trong thời gian qua, công tác sắp xếp, bố trí nhằm ổn định dân cư vùng dân tộc thiểu số trên phạm vi cả nước được triển khai quyết liệt; nổi bật như vùng Tây Bắc do lũ lụt xẩy ra thường xuyên nên chính sách này cũng được quan tâm nhiều hơn nhằm ổn định đời sống nhân dân, kinh tế mới vùng Tây nguyên phát triển nhanh chóng… Với tỉnh Quảng Nam, tại các huyện Nam Trà My, Tây Giang, Đông Giang công tác này được chính quyền các địa phương đặc biệt quan tâm, nhờ có chính sách đúng đắn của tỉnh cũng như nhu cầu lớn trong nhân dân. Qua đánh giá cho thấy việc sắp xếp, bố trí dân cư tại tỉnh đầu tư rất lớn trong thời gian gần đây và cũng là lĩnh vực thành công trong quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội. Như vậy, qua tham khảo báo cáo đánh giá tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc năm 2015 cho thấy hầu hết trên nhiều lĩnh vực được điều tra làm rõ để có cơ sở đề xuất chính sách thực hiện đối với từng vùng miền hay nhóm dân tộc. Tuy nhiên, chưa có đánh giá nào dành riêng cho phát triển dân cư, mô hình phát triển dân cư của từng vùng dân tộc thiểu số để từ đó đúc kết kinh nghiệm phát triển và thực hiện chính sách bố trí, sắp xếp dân cư phù hợp, có tính thống nhất khi triển khai thực hiện. Nguyên nhân của vấn đề này là việc sắp xếp dân cư còn phụ thuộc vào địa lý, yếu tố văn hóa…có những nơi chú trọng “An cư lạc nghiệp”, có nơi lại xem trọng vấn đề khác của đời sống xã hội. Vì vây, để có thể đánh giá chính xác với con số đầy đủ việc thực hiện chính sách bố trí, sắp xếp dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số là việc 5
  12. làm khó. Trong các nhóm chính sách về miền núi và vùng dân tộc thiểu số, đối với huyện Đông Giang địa bàn có trên 73% tộc người Cơtu sinh sống; chính sách nhà ở, đất ở, đất sản xuất, quản lý bảo vệ rừng... đã tác động tích cực một cách đồng bộ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Và tính hợp lý đã phản ánh khá đầy đủ qua kết quả xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống, bảo tồn văn hóa. Sự tác động qua lại giữa các chính sách làm rõ nét hơn khi đánh giá về mức độ phát triển cũng như tính đúng đắn đối với từng chính sách cụ thể. Trong những năm qua chính sách bố trí, sắp xếp dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số được các cấp chính quyền triển khai thực hiện thường xuyên với quy mô và hình thức khác nhau nên kết quả đem lại rất tốt. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn việc triển khai chính sách bố trí, sắp xếp dân cư tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam làm cơ sở đề xuất các giải pháp thiết thực, hiệu quả trong việc thực hiện chính sách bố trí, sắp xếp dân cư tại huyện cũng như các địa phương còn lại vùng dân tộc thiểu số trong tỉnh có tương đồng các điều kiện trong thời gian đến. - Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích, luận văn đi sâu nghiên cứu và thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như sau: + Hệ thống hoá lý luận về một số nội dung liên quan đến chính sách công và cơ sở pháp lý về chính sách phát triển kinh tế, xã hội miền núi; chính sách cụ thể về bố trí, sắp xếp dân cư vùng dân tộc thiểu số. + Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách bố trí, sắp xếp dân cư tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. + Đánh giá thực trạng triển khai thực hiện chính sách bố trí, sắp xếp 6
  13. dân cư tại huyện những năm qua, trọng tâm là giai đoạn 2013-2018. + Đề xuất một số giải pháp và những kiến nghị đối với cấp ủy, chính quyền các cấp nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách bố trí, sắp xếp dân cư tại huyện Đông Giang trong thời gian đến. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu việc thực hiện chính sách bố trí, sắp xếp dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. - Phạm vi nghiên cứu: + Nghiên cứu nội dung thực hiện chính sách về bố trí, sắp xếp dân cư vùng dân tộc thiểu số hiện hành của Chính phủ, địa phương trên cơ sở tổng hợp, đánh giá, đến so sánh, phân tích hiệu quả và kiến nghị, đề xuất vấn đề cần quan tâm. + Thời gian: Từ năm 2013 đến năm 2018. + Không gian: Nghiên cứu thực hiện chính sách bố trí, sắp xếp dân cư tại 11 xã, thị trấn của huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, cấp ủy các cấp; nghị định, quyết định của Chính phủ; nghị quyết HĐND tỉnh và các văn bản quản lý nhà nước đối với chính sách bố trí, sắp xếp dân cư và các chính sách phát triển kinh tế, xã hội miền núi. - Phương pháp nghiên cứu Phương pháp khảo cứu tài liệu, thống kê, so sánh, phân tích, tổng kết, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp. 7
  14. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về thực hiện chính sách bố trí, sắp xếp dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và một số chính sách phát triển kinh tế, xã hội miền núi có liên quan. - Ý nghĩa thực tiễn Xuất phát từ kết quả tổng kết, đánh giá thực tiễn quá trình thực hiện chính sách từ cơ sở, giúp cấp ủy, chính quyền các cấp có nhận định chính xác để hoạch định, định hướng chiến lược phát triển vùng dân tộc thiểu số; việc triển khai thực hiện công tác bố trí, sắp xếp dân cư và các chính sách khác đối với miền núi, đặc biệt đối với huyện Đông Giang trong tương lai; tiết tiệm, vận dụng đúng chính sách và nguồn lực vì mục tiêu phát triển. 7. Cơ cấu của luận văn Luận văn ngoài phần Mở đấu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số. Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Một số giải pháp tiếp tục thực hiện chính sách sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. 8
  15. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Chính sách Có nhiều khái niệm khác nhau và có cách tiếp cận khác nhau về chính sách. Nhưng phổ biến và có cách hiểu tương đối đầy đủ và chính xác về chính sách như sau: Chính sách là những hành động ứng xử của chủ thể với các hiện tượng tồn tại trong quá trình vận động phát triển nhằm đạt mục tiêu nhất định. 1.1.2. Chính sách công Cho đến nay,cuộc tranh luận về định nghĩa chính sách công vẫn là một chủ đề sôi động và khó đạt được sự nhất trí rộng rãi trên thế giới. Từ thực tế chính sách của các ngành, các địa phương và các quốc gia, cũng như qua những cuộc thảo luận trên các diễn đàn nghiên cứu chính sách, chúng ta có thể chọn ra một số cách tiếp cận quan trọng nhất để phân tích trước khi đi đến một khái niệm chung nhất về chính sách công. Có thể đi đến khái niệm tổng quát về chính sách như sau: Chính sách là những hành động ứng xử của chủ thể với các hiện tượng tồn tại trong quá trình vận động phát triển nhằm đạt mục tiêu nhất định. Từ khái niệm trên, chúng ta có thể đi đến một khái niệm chung nhất về chính sách công như sau: “Chính sách công là những hành động ứng xử của Nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng”. 9
  16. 1.1.3. Công tác dân tộc Công tác dân tộc là những hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc nhằm tác động và tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số cùng phát triển, đảm bảo sự tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. 1.1.4. Dân tộc thiểu số Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 1.1.5. Vùng dân tộc thiểu số Vùng dân tộc thiểu số là địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 1.1.6. Dân tộc đa số Dân tộc đa số là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia. 1.1.7. Chính sách bố trí, ổn định dân cư Theo Thông tư số 19/2015/TT-BNNPTNT, ngày 27/4/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định Quy trình bố trí, ổn định dân cư Thực hiện chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg, ngày 21/4/2012 của Thủ tướng, khái niệm: Bố trí, ổn định dân cư trong huyện là hình thức bố trí, ổn định dân cư trong phạm vi một hoặc nhiều xã trên địa bàn của một huyện. Từ khái niệm trên có thể hiểu Chính sách bố trí, ổn định dân cư là hình thức tác động của nhà nước về bố trí, ổn định dân cư trong phạm vi một hoặc nhiều địa bàn nhất định. 1.2. Những vấn đề chung về dân cư vùng dân tộc thiểu số 1.2.1. Đặc điểm của dân cư vùng dân tộc thiểu số Tuy chưa có đánh giá chính xác và cụ thể về dân cư vùng dân tộc thiểu số phục vụ cho đề tài luận văn này, nhưng quá trình tham khảo và nghiên cứu 10
  17. sơ bộ có thể thấy dân cư vùng dân tộc thiểu số có những đặc điểm sau: - Một là, thường hình thành ở những địa bàn có vị trí, địa lý phức tạp gắn liền biên giới đất liền của quốc gia. Các dân tộc thiểu số đều có quá trình hình thành và cư trú mỗi vùng khác nhau trong quá trình phát triển. Trong quá trình nghiên cứu cho thấy họ được di cư từ các nơi khác nhau và trải qua sinh sống nhiều nơi với thời gian khác nhau nhưng hàng trăm năm nay từ khi các dân tộc sinh sống ổn định phần đông đều sống ở địa bàn có vị trí, địa lý phức tạp, ít có đồng bằng, xa biển khơi như Tây bắc, Tây Trung bộ, Tây nguyên và chỉ có các dân tộc có chủ quyền riêng trước đây của Nam bộ sinh sống địa bàn thuận lợi. - Hai là, sống theo cộng đồng có cùng ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán. Cộng đồng 53 dân tộc thiểu số đều có sự phản ánh khác nhau về cội nguồn, văn hóa, địa bàn cư trú của cùng tộc người được phát triển gần giống nhau về mọi mặt. Trong quá trình phát triển mỗi tộc người đều có nét riêng và được gìn giữ như tiếng nói, chữ viết, dân ca, dân vũ... cái riêng có đó tạo nên những đặc điểm về sự đa dạng, phong phú của dân tộc Việt Nam. - Ba là, có điều kiện kinh tế - xã hội chậm phát triển. Xuất phát từ vị trí, địa lý khác nhau cũng như quá trình hình thành nên điều kiện kinh tế - xã hội mỗi vùng có sự phát triển chênh lệch nhau rất lớn về mọi mặt. Đặc biệt khoảng cách phát triển với dân tộc đa số, vùng đồng bằng. Hạ tầng kinh tế - xã hội lạc hậu, yếu kém, khoa học kỹ thuật chậm ứng dụng, trình độ giáo dục hạn chế, năng lực hợp tác, kết nối kinh tế yếu. - Bốn là, có tinh thần đoàn kết, gắn bó chặt chẽ trong một cộng đồng. Do chưa phát triển cũng như ảnh hưởng văn hóa cộng đồng sâu sắc nên tinh thần gắn bó cộng đồng rất cao, điển hình là mô hình dân cư, nhà nhiều thế hệ... Mặt khác, kinh tế thị trường chi phối chưa lớn nên tinh thần cộng đồng vẫn được giữ gìn trọn vẹn. 11
  18. 1.2.2. Vị trí, vai trò của dân cư vùng dân tộc thiểu số Xây dựng tiềm lực quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số là khâu chuẩn bị trước mọi mặt về vật chất và tinh thần, nhằm mục tiêu giữ vững hòa bình, ổn định, ngăn ngừa mọi âm mưu, hành động bạo loạn, gây chiến của các thế lực thù địch; sẵn sàng đập tan và đánh thắng trong mọi tình huống, bảo vệ địa bàn chiến lược, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Vì thế, cần phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số. Địa bàn các vùng Tây nguyên, Tây bắc, Tây Nam bộ và cả phía Tây các tỉnh Trung bộ giáp với các nước Trung quốc, Campuchia, Lào là địa bàn chiến lược có vị trí, vai trò quan trọng cả về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại không chỉ trong chiến tranh giải phóng dân tộc trước đây, mà còn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Chính vì thế, vùng dân tộc thiểu số là một trong những trọng điểm chống phá trong chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, ly khai của các thế lực thù địch. Điều đáng chú ý là, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn có ý thức đoàn kết dân tộc, một lòng đi theo Đảng, đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng. Bên cạnh đó vẫn còn một số ít đồng bào bị nhiễm tư tưởng dân tộc tự trị, ly khai, chia rẽ với người Kinh. Đó là hậu quả của chính sách “chia để trị” của thực dân Pháp và các thủ đoạn phá hoại đoàn kết dân tộc của đế quốc Mỹ trong thời kỳ xâm lược nước ta cũng như hoạt động chống phá của các thế lực thù địch hiện nay; trong đó nổi bật là một bộ phận người dân của một số dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên, người Hmông ở Tây Bắc có tư tưởng ly khai, đòi thành lập nhà nước độc lập trong thời gian trước đây. Từ khi đất nước hòa bình đến nay, nhất là những năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc 12
  19. thiểu số đã có bước chuyển biến tích cực, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, do lịch sử để lại, ở nhiều vùng dân tộc thiểu số, kinh tế chậm phát triển, đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo cao so với bình quân chung của cả nước. Kèm theo đó là trình độ dân trí chưa đồng đều, các tập tục lạc hậu đã ăn sâu, bám rễ, trở thành nếp sống trong sinh hoạt hằng ngày của đồng bào. Lợi dụng điều đó, cùng những yếu kém, sai sót của các cấp, các ngành trong thực hiện chính sách dân tộc, các thế lực thù địch ra sức xuyên tạc, kích động, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn. Nguy hiểm hơn, chúng lợi dụng một số vấn đề nhạy cảm, như: biên giới, dân tộc và tôn giáo, gây xung đột sắc tộc, tôn giáo, làm mất ổn định an ninh, chính trị ở nhiều khu vực, điển hình là các vụ biểu tình, bạo loạn vào năm 2001, 2004 và 2008. Hiện nay, vấn đề dân tộc, tôn giáo đang hết sức nhạy cảm, tiếp tục được các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá cách mạng nước ta, hòng làm suy yếu và cô lập Việt Nam trong quan hệ quốc tế, kích động chống đối ở trong nước và tạo cớ can thiệp từ bên ngoài. Từ thực tế cho thấy, vai trò của đồng bào các dân tộc thiểu số trong xây dựng tiềm lực quốc phòng, phát triển kinh tế, ổn định xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng, một trong những vấn đề mang tính quy luật, không chỉ có ý nghĩa về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, mà quan trọng hơn là bảo đảm đời sống người dân, trực tiếp thực hiện tốt các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, góp phần to lớn vào việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng quốc gia cường thịnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Đây là vấn đề chiến lược, vừa mang tính cơ bản, lâu dài, vừa cấp thiết đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Vì thế, việc phát huy vai trò của đồng bào, dân cư các vùng dân tộc thiểu số, tạo mọi điều kiện để địa bàn này phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng tiềm lực quốc phòng vững chắc là hết sức quan trọng và cần 13
  20. được tiếp tục nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn. 1.2.3. Mục tiêu của việc thực hiện sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số Thực hiện sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số nhằm cụ thể hóa chiến lược phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong công cuộc đổi mới. Tạo điều kiện để giữa các vùng có điều kiện phát triển như nhau về mọi mặt, giảm dần khoảng cách giàu, nghèo giữa các vùng miền hướng tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hỗ trợ sắp xếp, bố trí ổn định dân cư nhằm tránh vùng thiên tai, sống phân tán gặp khó khăn về giao thông, đất ở, đất sản xuất. Sắp xếp lại các hộ dân tại các khu dân cư để đảm bảo sử dụng đất hợp lý, mở rộng các khu dân cư hiện hữu để bố trí ổn định dân cư đảm bảo được cuộc sống nơi ở mới an toàn, bền vững, có điều kiện tốt hơn nơi ở cũ, gắn với đất sản xuất và phù hợp quy hoạch xây dựng nông thôn mới; đảm bảo điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống và vật chất tinh thần được nâng cao. 1.2.4. Nguyên tắc sắp xếp, bố trí dân cư - Đối tượng áp dụng Hộ gia đình có nhu cầu bức xúc về chỗ ở, gồm: Các hộ dân vùng thiên tai cần di dời khẩn cấp, hộ dân sống trong các khu vực bảo vệ của rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, hộ dân tộc thiểu số, hộ nghèo ở xã khu vực III, vùng đặc biệt khó khăn và các hộ dân khác cần thiết phải sắp xếp, bố trí lại dân cư theo quy hoạch nông thôn mới. - Nguyên tắc thực hiện + Sắp xếp dân cư phải gắn với đất sản xuất và phù hợp quy hoạch xây dựng nông thôn mới theo hình thức xen ghép là chủ yếu. Đối với những khu vực không thể bố trí xen ghép thì mới xem xét xây dựng điểm sắp xếp dân cư tập trung nhưng hạn chế thấp nhất việc san ủi gây sạt lở. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2