Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
lượt xem 38
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn "Thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định" là nhằm hoàn thiện việc thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LẠI THỊ HUẾ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀMCHOTHANH NIÊN NÔNG THÔN Ở HUYỆN NGHĨA HƢNG, TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI - 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LẠI THỊ HUẾ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN Ở HUYỆN NGHĨA HƢNG, TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60 34 04 02 NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS.TS. ĐINH THỊ MINH TUYẾT HÀ NỘI - 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các tài liệu đƣợc trích dẫn trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ rang. Các kết quả nghiên cứu của luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2017 HỌC VIÊN Lại Thị Huế
- LỜI CẢM ƠN Qua thời gian học tập và nghiên cứu tại Học viện Hành chính quốc gia, học viên đã hoàn thành luận văn thạc sĩ chính sách công. Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn học viên trong suốt thời gian nghiên cứu luận văn, cô giáo hƣớng dẫn - PGS.TS Đinh Thị Minh Tuyết, Học viện Hành chính Quốc gia. Đồng thời, học viên xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới lãnh đạo Học viện Hành chính quốc gia, Khoa Sau đại học, các thầy cô giáo tại Học viện Hành chính quốc gia đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình học tập và nghiên cứu. Học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, cán bộ công chức huyện Nghĩa Hƣng, tỉnh Nam Định đã tham gia đóng góp ý kiến và tạo điều kiện tốt nhất để học viên nghiên cứu đề tài. Và đặc biệt, học viên xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè, ngƣời thân đã ủng hộ, động viên, khích lệ trong suốt thời gian qua. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2017 HỌC VIÊN Lại Thị Huế
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TẠOVIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN .......................................................... 6 1.1. Một số khái niệm cơ bản về chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ............................................................................................................... 6 1.1.1. Thanh niên nông thôn.................................................................................. 6 1.1.2. Tạo việc làm ................................................................................................ 9 1.1.3. Chính sách tạo việc làm ............................................................................ 12 1.1.4. Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn .................................. 14 1.1.5. Thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn .................. 18 1.2. Sự cần thiết phải thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ............................................................................................................. 19 1.2.1. Thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn .......... 19 1.2.2. Hỗ trợ và tạo điều kiện giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn .... 20 1.2.3. Cung cấp thông tin xây dựng chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ............................................................................................................. 21 1.2.4. Góp phần hoàn thiện quy trình thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ........................................................................................... 23 1.3. Quy trình thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn .. 24 1.3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ............................................................................................................. 24 1.3.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn..... 25 1.3.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ............................................................................................................. 27
- 1.3.4. Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ............................................................................................................. 27 1.3.5. Tổng kết việc thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ............................................................................................................. 28 1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ..................................................................................................... 29 1.4.1. Yếu tố khách quan ..................................................................................... 29 1.4.2. Yếu tố chủ quan......................................................................................... 31 1.5. Kinh nghiệm thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn của một số địa phƣơng và giá trị tham khảo cho huyện Nghĩa Hƣng................. 32 1.5.1. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng ........................................................ 32 1.5.2. Giá trị tham khảo cho huyện Nghĩa Hƣng ................................................ 35 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HUYỆNNGHĨA HƢNG, TỈNH NAM ĐỊNH ................................................................................................................... 38 2.1. Khái quát điều kiện phát triển và việc làm của thanh niên nông thôn huyện Nghĩa Hƣng ......................................................................................................... 38 2.1.1. Điều kiện phát triển của huyện Nghĩa Hƣng............................................. 38 2.1.2. Thực trạng việc làm của thanh niên nông thôn huyện Nghĩa Hƣng ................. 42 2.2. Phân tích thực trạng thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Nghĩa Hƣng ...................................................................................... 47 2.2.1. Thực hiện chính sách vay vốn cho thanh niên nông thôn ......................... 47 2.2.2. Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn ................. 51 2.2.3. Thực hiện chính sách tƣ vấn hƣớng nghiệp và lập nghiệp cho thanh niên nông thôn ............................................................................................................. 58 2.2.4. Thực hiện chính sách xuất khẩu lao động cho thanh niên nông thôn ............. 60
- 2.2.5. Thực hiện chính sách phát triển điểm, cụm công nghiệp và làng nghề tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ..................................................................... 62 2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Nghĩa Hƣng ...................................................................................... 68 2.3.1 Kết quả đạt đƣợc trong việc thực hiện chính ............................................. 68 2.3.2. Hạn chế trong việc thực hiện chính sách .................................................. 70 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ......................................................................... 72 Chƣơng 3:PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔNHUYỆN NGHĨA HƢNG, TỈNH NAM ĐỊNH ................................................................................ 76 3.1. Quan điểm và định hƣớng hoàn thiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ..................................................................................................... 76 3.1.1. Quan điểm của Đảng về công tác thanh niên và việc làm cho thanh niên 76 3.1.2. Định hƣớng của tỉnh Nam Định về tạo việc làm cho thanh niên ................... 82 3.1.3. Mục tiêu của huyện Nghĩa Hƣng về tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ............................................................................................................. 84 3.2. Giải pháp thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Nghĩa Hƣng.................................................................................. 87 3.2.1. Xác định rõ mục tiêu và điều kiện cụ thể của địa phƣơng trong xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ............................................................................................................ 87 3.2.3. Nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ..................................................................... 94 3.2.4. Huy động nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ..................................................................... 96
- 3.2.5. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế phối hợp các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trong thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ...................................................................................................................... 98 3.2.6. Thực hiện thƣờng xuyên hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý nghiêm vi phạm về tạo việc làm cho thanh niên nông thôn .......................................................................................................... 100 3.2.7. Phối hợp thực hiện các tiểu chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn hƣớng tới mục tiêu chung ......................................................................... 102 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 107
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Số lƣợng thanh niên nông thôn huyện Nghĩa Hƣng ........................... 42 Bảng 2.2. Trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật của thanh niên nông thôn ... 44 Bảng 2.3.Thanh niên nông thôn làm việc theo cơ cấu ngành nghề .................... 45 Bảng 2.4. Thực hiện vay vốn thông qua kênh giải quyết việc làm ..................... 49 Bảng 2.5. Đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn theo đề án 1956................... 53 Bảng 2.6. Nguồn tài chính đầu tƣ cho đào tạo nghề theo đề án 1956................. 54 Bảng 2.7. Thực trạng xuất khẩu lao động của thanh niên nông thôn ................. 61 Bảng 2.8.Đầu tƣ phát triển cụm công nghiệp, điểm công nghiệp....................... 64 Bảng 2.9. Chi ngân sách nhà nƣớc ...................................................................... 66 Bảng 2.10. Danh mục các làng nghề ................................................................... 68
- DANH MỤC VIẾT TẮT CCN: Cụm công nghiệp CNH - HĐH: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ĐCN: Điểm công nghiệp QLNN: Quản lý nhà nƣớc TNNT: Thanh niên nông thôn TVL: Tạo việc làm UBND: Uỷ ban nhân dân
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Con ngƣời muốn tồn tại và phát triển cần phải làm việc để đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của bản thân chính vì vậy mọi quốc gia, mọi dân tộc đều phải quan tâm đến vấn đề lao động và việc làm. Tạo việc làm là một trong những chính sách quan trọng của mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao, có nhóm lao động nông thôn lớn nên Đảng và Nhà nƣớc ta đã đƣa ra những chủ trƣơng chính sách nhằm phát huy tối đa nguồn nhân lực trong nƣớc đáp ứng nhu cầu CNH - HĐH đất nƣớc, đặc biệt là nhóm thanh niên nông thôn - nhóm đối tƣợng có nhu cầu rất lớn về việc làm và là nền tảng tƣơng lai của đất nƣớc. Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn nằm trong hệ thống chính sách an sinh xã hội đƣợc Đảng, Nhà nƣớc ta rất quan tâm, Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy của Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa X về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đã chỉ rõ nhiệm vụ nâng cao chất lƣợng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên [3]. Trong những năm qua, Đảng vàNhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến vấn đề tạo việc làm cho thanh niên nhƣ Quyết định số 103/2008/QĐ- TTg ngày 21/07/2008 quy định về việc phê duyệt đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015 của Thủ tƣớng Chính phủ (gọi tắt là Đề án 103),đến ngày 27/11/2009 Thủ tƣớng Chính phủ tiếp tục phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956) đã tạo hành lang pháp lý và cơ sở để triển khai các hoạt động liên quan đến lĩnh vực tạo việc làm. Tuy nhiên, thanh niên nông thôn vẫn trong tình trạng việc làm thiếu ổn định, thất nghiệp có chiều hƣớng gia tăng, đây là một trong những nguyên nhân nảy sinh nhiều tiêu cực, hệ lụy cho xã hội. 1
- ếu việc làm nhiề ệc trong lĩnh vự Nghĩa Hƣng là một huyện phía nam tỉnh Nam Định, diện tích 250km2, dân số khoảng 18 vạn ngƣời, trƣớc tình trạng tình trạng diện tích đất nông nghiệp ngày càng hạn hẹp do quá trình đô thị hóa, khó khăn trong việc lập nghiệp ở địa phƣơng, bộ phận TNNT đi làm ăn xa lớn. Bên cạnh đó, TNNT có học vấn và trình độ tay nghề thấp nên chỉ tìm đƣợc công việc không ổn định, thu nhập thấp và gặp nhiều rủi ro. Một số ít thanh niên đã mở các cơ sở sản xuất chế biến, chăn nuôi, nuôi trồng, kinh doanh, dịch vụ nhƣng do thiếu kinh nghiệm và chƣa áp dụng khoa học công nghệ nên hiệu quả không cao. Chính vì vậy, mong muốn góp phần hoàn thiện chính sách tạo việc làm cho TNNT trên địa bàn tỉnh Nam Định nói chung, và trên địa bàn huyện Nghĩa Hƣng nói riêng học viên chọn đề tài “Thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Liên quan đến nghiên cứu lĩnh vực chính sách lao động - việc làm cho lao động nông thôn nói chung và thanh niên nông thôn nói riêng có khá nhiều học giả quan tâm và có các công trình khoa học nhƣ: Nguyễn Đức Hoàng, năm 2009, “Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình”, luận văn thạc sĩ. Nội dung đề tài nghiên cứu thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình [26]. Lê Thị Thanh Hà, năm 2009, “Hoàn thiện chính sách đào tạo nghề ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay”, luận văn thạc sĩ. Nội dung chính là nghiên cứu về các vấn đề chính sách liên quan đến lĩnh vực đào tạo nghề ở nƣớc ta hiện nay và phƣơng hƣớng hoàn thiện chúng [20]. 2
- Hà Duy Hào, năm 2010, “Tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2015”, luận văn thạc sĩ. Nội dung nghiên cứu đề tài đi sâu vào lí luận và thực tiễn về thanh niên nông thôn, đƣa ra phƣơng hƣớng và đề xuất các giải pháp tạo việc làm cho thanh niên của tỉnh [22]. Nguyễn Thúy Hà, năm 2013, “Chính sách việc làm - Thực trạng và giải pháp”, báo cáo chuyên đề cuả Trung tâm thông tin khoa học - Viện nghiên cứu Lập pháp. Nội dung chính là nghiên cứu cơ sở lí luận về việc làm và hệ thống chính sách việc làm của nƣớc ta hiện nay [21]. Đặng Thị Loan, năm 2015, “Quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên”, luận văn thạc sĩ. Nội dung nghiên cứu là nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đƣa ra định hƣớng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh [31]. Bùi Hồng Đăng, Đinh Văn Đãn, Nguyễn Phúc Thọ, Lại Hà Nam, năm 2015, “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định” Tạp chí Khoa học và Phát triển. Nội dung chính là đánh giá chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong thời gian 5 năm thực hiện đề án 1956, tìm ra những yếu tố ảnh hƣởng và đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh [19]. Ngoài ra còn có một số luận văn thạc sỹ, khóa luận viết về chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất, giải quyết việc làm cho sinh viên mới tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có công trình nghiên cứu nào đề cập và phân tích dƣới góc độ chính sách việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Nghĩa Hƣng tỉnh Nam Định. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm hoàn thiện việc thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Nghĩa Hƣng, tỉnh Nam Định. 3
- 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục đích trên, đề tài có những nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa lí luận cơ bản về thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn. - Phân tích thực trạng thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Nghĩa Hƣng. - Đề xuất một số giải pháp thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên đại bàn huyện Nghĩa Hƣng 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là quy trình thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn 4.2.Phạm vi nghiên cứu - Không gian: địa bàn huyện Nghĩa Hƣng, tỉnh Nam Định - Thời gian: nghiên cứu thực trạng từ năm 2012 - 2016, đề xuất giải pháp cho thời gian tới. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin; tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng về công tác thanh niên và việc làm cho thanh niên. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể: - Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết: sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu các báo cáo, tạp chí khoa học, các tác phẩm khoa học, các giáo trình, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến đề tài. - Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: sử dụng các phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp tổng hợp. -Phƣơng pháp xử lý thông tin, số liệu. 4
- 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lí luận Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận về thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách tạo việc làm cho TNNT từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách trên địa bàn huyện Nghĩa Hƣng. Những kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo cho các cơ quan hữu quan trong quá trình hoàn thiện và thực thi chính sách tạo việc làm cho TNNT cũng nhƣ bất cứ ai có quan tâm đến lĩnh vực này, đặc biệt là Phòng Lao động Thƣơng binh và Xã hội huyện Nghĩa Hƣng, Trung tâm đào tạo nghề Công lập huyện Nghĩa Hƣng. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn cấu trúc thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở khoa học về thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn Chƣơng 2: Thực trạng thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tại huyện Nghĩa Hƣng, tỉnh Nam Định Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Nghĩa Hƣng 5
- Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀMCHO THANH NIÊN NÔNG THÔN 1.1. Một số khái niệm cơ bản về chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn 1.1.1. Thanh niên nông thôn Khái niệm Thanh niên là một bộ phận rất quan trọng của xã hội, giữ vị trí và vai trò hàng đầu trong dựng nƣớc và giữ nƣớc. C.Mác và Ph.Ăngghen đều coi thanh niên là một lực lƣợng cách mạng hùng hậu, có vai trò quan trọng trong cách mạng và xem xét vấn đề thanh niên luôn gắn bó với giai cấp công nhân và đảng tiên phong. Do những quy luật phát triển khách quan của xã hội, thanh niên bao giờ cũng giữ vai trò quan trọng trong việc kế thừa và phát triển những thành tựu của ngƣời đi trƣớc [7]. Ở nƣớc ta thanh niên đƣợc hiểu là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi [34].Thanh niên là lứa tuổi đã trƣởng thành, có đầy đủ tố chất của ngƣời lớn, là thời kỳ dồi dào về trí lực và thể lực. Do đó, thanh niên có đầy đủ những điều kiện cần thiết để tham gia hoạt động học tập, lao động, hoạt động chính trị xã hội đạt hiệu quả cao, có khả năng đóng góp cống hiến thể lực và trí lực cho công cuộc đổi mới đất nƣớc, là lực lƣợng xã hội hùng hậu, có tiềm năng to lớn, xung kích trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Song, do còn trẻ, thiếu kinh nghiệm nên thanh niên cần đƣợc sự giúp đỡ, chăm lo của các thế hệ đi trƣớc. Đào tạo, bồi dƣỡng và phát huy thanh niên là trách nhiệm của Nhà nƣớc, gia đình và toàn xãhội. Tùy theo môi trƣờng hoạt động, đặc điểm nghề nghiệp ngƣời ta chia thanh niên thành các nhóm đối tƣợng khác nhau: TNNT, thanh niên công nhân, thanh niên trong lực lƣợng vũ trang. Mà ở đây, luận văn học viên nghiên cứu đối 6
- tƣợng là TNNT.TNNT là thanh niên lớn lên ở nông thôn, có khả năng lao động và hoạt động trong hệ thống kinh tế nông thôn. Đặc điểm của thanh niên nông thôn Số lƣợng TNNT lớn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lao động cả nƣớc. Mỗi năm có khoảng 1,2 - 1,6 triệu thanh niên bƣớc vào tuổi lao động. Theo kết số liệu điều tra về lao động và việc làm của TNNT cho thấy cả nƣớc có trên 22,5 triệu thanh niên chiếm 26% dân số, 33,7% lực lƣợng lao động xã hội thì trong đó 75% là TNNT [44]. Sinh ra từ nông thôn nên tiếp xúc với nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, bộ phận TNNT đã qua đào tạo còn thấp.Kết quả khảo sát tình hình thanh niên của Viện nghiên cứu thanh niên cho thấy, 68,4% số TNNT chƣa qua đào tạo nghề[44]. Là lực lƣợng lao động trẻ, dồi dào các tiềm năng để phát triển, từ thể chất đến trí tuệ, luôn vƣơn tới cái mới, nhạy cảm và dễ thích ứng với đổi mới, có nhu cầu phong phú về tinh thần và văn hóa tinh thần, do đó, TNNT gắn liền với đức tin và niềm tin, dễ phục thiện và noi gƣơng những hình mẫu nhân cách mà họ ngƣỡng mộ. TNNT đang trong độ tuổi tự biểu hiện và tự khẳng định mình, đang bộc lộ cá tính để dần định hình là một cá nhân mang nhân cách.Cái tôi - cá thể có một bản ngã riêng, độc lập trong quá trình hình thành, có nhu cầu cao về lòng tự trọng và cần đƣợc ngƣời lớn tôn trọng. Từ những đặc điểm đó nên khi làm việc trong các ngành nghề,nhóm lao động là TNNT có nét riêng biệt sau: - Có thể lực, khả năng thích ứng và mong muốn thăng tiến trong công việc cao đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp về bộ phận nhân lực trẻ khỏe, thậm chí trong các công việc dùng sức là chính. Trong thực tế ngƣời sử dụng lao động thƣờng không đánh giá ngƣời lao động thanh niên và lao động lớn tuổi theo cùng một cách. Đối với những công việc đòi hỏi kỹ năng và kinh 7
- nghiệm thƣờng thì những ngƣời lao động đứng tuổi chiếm ƣu thế. Tuy nhiên, đối với những công việc đòi hỏi không chỉ kiến thức, khả năng thích ứng, mà còn các tố chất thuộc về sức trẻ thì TNNT lại chiếm ƣu thế, đặc biệt là TNNT đã qua đào tạo. Đây là điểm mạnh để TNNT ổn định việc làm. - Khả năng hội nhập vào thị trƣờng lao động của TNNT khó khăn. TNNT chƣa qua đào tạo nên việc hội nhập vào thị trƣờng lao động không dễ dàng. Đối với TNNT đã qua đào tạo, hạn chế lớn nhất là cơ cấu lao động tốt nghiệp đại học, cao đẳng và trƣờng nghề quá mất cân đối mà quan hệ này thƣờng đƣợc nhắc tới là “thừa thầy-thiếu thợ”.Hạn chế thứ hai là kiến thức, kỹ năng có đƣợc từ trƣờng đào tạo có khoảng cách lớn đối với thực tiễn công việc đòi hỏi.Chính vì vậy, sau tuyển dụng, nhiều doanh nghiệp phải tổ chức đào t oại ngữ, khả năng giao tiếp, những khía cạnh này ít đƣợc đề cập hoặc đề cập không đầy đủ trong quá trình học tập. - Tác phong lao động công nghiệp, ý thức kỷ luật lao động của TNNT còn yếu. Do xuất thân từ nông thôn, TNNT mang nặng tác phong của ngƣời lao động ở một nƣớc có nền kinh tế nông nghiệpnên ít có tác phong lao động công nghiệp, hạn chế trong hiểu biết về luật pháp lao động, ngỡ ngàng với những quy định, thủ tục giao kết hợp đồng lao động, chấp hành nội quy lao. Đặc biệt là đối với lao động phổ thông. - Tâm lý kén việc của TNNT. Mặc dù phần lớn TNNT chƣa qua đào tạo nhƣng về mặt tâm lý hầu hết TNNT muốn làm việc tại các đô thị lớn, ít ngƣời muốn làm việc ở khu vực nông thôn.Một phần do khả năng tìm kiếm việc làm ở địa phƣơng thấp, đãi ngộ chƣa cao, chƣa thu hút đƣợc TNNT. Một phần do tâm lí mong muốn làm việc và sinh sống ở thành phố của thanh niên. - Một bộ phận TNNTcòn chƣa năng động trong việc tìm kiếm việc làm, các kênh tuyển dụng trực tiếp còn chƣa đƣợc TNNT sử dụng. Việc quá lệ thuộc 8
- vào các trợ giúp bên ngoài, các mối quan hệ xã hội có thể là một trong những hạn chế lớn nhất của lao động thất nghiệp, chƣa có việc làm. 1.1.2. Tạo việc làm Việc làm ản thân cá nhân mỗi con ngƣời trong nền sản xuất xã hội đều chiếm những vị trí nhất định. Mỗi vị trí mà người lao động chiếm giữ trong hệ thống sản xuất xã hội với tư cách là một sự kết hợp của các yếu tố khác trong quá trình sản xuất được gọi là chỗ làm hay việc làm. Nhờ có việc làm mà ngƣời lao động mới thực hiện đƣợc quá trình lao động tạo ra sản phẩm cho xã hội, cho bản thân. Theo Điều 9, chƣơng II (Việc làm) của Bộ Luật Lao động quy định việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm [6]. Trên thực tế, việc làm đƣợc thừa nhận dƣới 3 hình thức: + Làm công việc để nhận đƣợc tiền lƣơng, tiền công hoặc hiện vật cho công việc đó. + Làm công việc để thu lợi cho bản thân, mà bản thân lại có quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tƣ liệu sản xuất để tiến hành công việc đó. + Làm các công việc cho hộ gia đình mình nhƣng không đƣợc trả thù lao dƣới hình thức tiền lƣơng, tiền công cho công việc đó. Hình thức này bao gồm sản xuất nông nghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên khác trong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý. Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu có nhiều cách phân loại việc làm, trong luận văn này, học viên phân loại nhƣ sau: - Ngƣời có việc làm là ngƣời từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân mà trong tuần lễ liền kề trƣớc thời điểm điều tra có thời 9
- gian làm việc không ít hơn mức chuẩn quy định cho ngƣời đƣợc coi là có việc làm. Thời gian làm việc bình thƣờng không quá 8 giờ trong 1 ngày và 48 giờ trong 1 tuần. Tuy khái niệm việc làm tƣơng đối rõ ràng nhƣng việc xác định ai là ngƣời có việc làm lại là một vấn đề phực tạp. Căn cứ vào chế độ làm việc, thời gian thực tế và nhu cầu làm thêm của ngƣời đƣợc xác định là có việc làm trong tuần lễ trƣớc điều tra, ngƣời có việc đƣợc chia thành hai nhóm: Ngƣời có việc làm đầy đủ và ngƣời thiếu việc làm. + Ngƣời có việc làm đầy đủlàngƣời làm việc đầy đủ thời gian quy định, có mức thu nhập và mức lƣơng tối thiểu trở lên và không có nhu cầu làm thêm [27, tr.67]. + Ngƣời thiếu việc làm là ngƣời có việc làm nhƣng thời gian làm việc thấp hơn thời gian quy định và có nhu cầu làm thêm. Sự thiếu việc làm thể hiện ở hai dạng: 1) Có năng suất và thu nhập dƣới mức thu nhập tối thiểu, có nhu cầu làm thêm. 2) Thời gian làm việc dƣới mức quy định, có nhu cầu làm thêm [27, tr.67]. Nhƣ vậy thiếu việc làm đƣợc hiểu là trạng thái việc làm không tạo điều kiện cho ngƣời lao động sử dụng hết quỹ thời gian quy định và mang lại thu nhập thấp hơn mức tiền lƣơng tối thiểu. Một nƣớc có điểm xuất phát càng thấp, trong quá trình phát triển vấn đề đảm bảo việc làm đầy đủ cho ngƣời lao động càng khó khăn và cấp thiết. Ở nƣớc ta hiện nay, tình trạng phổ biến là thiếu việc làm đầy đủ dƣới cả hai dạng, đặc biệt là ở khu vực nông thôn và đây đang trở thành vấn đề nan giải mà Nhà nƣớc đang cố gắng khắc phục. - Ngƣời thất nghiệp Ngƣợc lại với cóviệc làm chính làthất nghiệp.Ngƣời thất nghiệp làngƣời đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm hoạt động kinh tế mà trong tuần lễ trƣớc điều tra không có việc làm nhƣng có nhu cầu làmviệc và đăng ký tìm việc làm. Tạo việc làm 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 71 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 90 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 72 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 76 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
83 p | 85 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 50 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 81 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch cộng đồng tại Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
112 p | 67 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 76 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
73 p | 41 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
77 p | 53 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 50 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 34 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 36 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 56 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn