intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

35
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công "Thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay" trình bày các nội dung chính sau: Khái quát về tôn giáo và công tác tôn giáo ở Cao Bằng hiện nay; Thực trạng thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Cao Bằng hiện nay; Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Cao Bằng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI MÃ THỊ HUYÊN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, 2021
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI MÃ THỊ HUYÊN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG HIỆN NAY Ngành: Chính sách công Mã số: 8340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. CHU VĂN TUẤN HÀ NỘI, 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các kết qủa nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Các số liệu và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ chính xác, trung thực và tin cậy. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thực hiện đầy đủ tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Học viện Khoa học và Xã hội. Tôi viết lời cam đoan này đề nghị Học viện Khoa học và Xã hội xem xét, cho phép tôi được bảo vệ luận văn của mình. Xin chân thành cảm ơn./. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Mã Thị Huyên
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở CAO BẰNG HIỆN NAY .............................................................................. 11 1.1. Một số vấn đề lý luận chung .................................................................... 11 1.2. Khái quát chung về chính sách tôn giáo ở Việt Nam ............................... 18 1.3. Khái quát về tôn giáo ở Cao Bằng ........................................................... 20 Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở TỈNH CAO BẰNG HIỆN NAY ................................................................... 32 2.1. Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Cao Bằng hiện nay ....................... 32 2.2. Đánh giá về công tác thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo .................................................................................................................. 44 Chương 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở TỈNH CAO BẰNG ....... 57 3.1. Vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Cao Bằng................................................................................................................. 57 3.2. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ................................................................ 60 3.3. Một số kiến nghị....................................................................................... 65 KẾT LUẬN .................................................................................................... 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 70
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCT Bộ Chính trị BTGCP Ban Tôn giáo Chính Phủ GHPGVN Giáo hội Phật giáoViệt Nam HU Huyện ủy KL Kết luận QLNN Quản lý nhà nước TU TTHC Tỉnh ủy Thủ tục hành chính TW Trung ương
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, một thực thể xã hội nên nằm trong sự vận động, biến đổi chung của toàn xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội, đặc biệt là khoa học và công nghệ, đòi hỏi mỗi quốc gia phải có hệ thống chính sách liên quan đến tôn giáo cho phù hợp. Thế kỷ XXI là thế kỷ được dự báo có nhiều diễn biến phức tạp về tôn giáo và dân tộc. Có những quốc gia ở nhiều thời kỳ, vấn đề tôn giáo và vấn đề dân tộc gắn liền với nhau mà tôn giáo không chỉ liên quan đến nhân quyền, đến đời sống chính trị, nó còn là nguyên nhân của những xung đột vũ trang, là ngòi nổ của chiến tranh. Chính vì vậy, mà vấn đề tôn giáo trong điều kiện toàn cầu hoá và cách mạng khoa học, công nghệ thông tin dễ dàng vượt khỏi phạm vi quốc gia, trở thành vấn đề quốc tế. Một điều đáng lo ngại đó là các thế lực chính trị cực đoan sẽ tiếp tục tìm cách lợi dụng tôn giáo để chống lại xu hướng phát triển tiến bộ của loài người, thậm chí thúc đẩy xu hướng ly khai,.. nhằm chia rẽ giữa các quốc gia dân tộc, sự đoàn kết trong cộng đồng từng dân tộc trong đó có Việt Nam. Do đó, việc thực hiện chính sách tôn giáo có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo quyền tự do tôn giáo, trong việc ổn định và phát triển đời sống xã hội, xây dựng đoàn kết tôn giáo, đoàn kết xã hội, v.v… Chính sách tôn giáo nếu không được thực hiện tốt, thường dễ bị lợi dụng, kích động trở thành mâu thuẫn, thù hận, chia rẽ giữa các tôn giáo, thậm chí có thể dẫn đến xung đột, chiến tranh. Việt Nam là một quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo, được coi là "bảo tàng tôn giáo của thế giới". Với chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo, đến nay Việt Nam có 41 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được công nhận và cấp đăng ký hoạt động với 1
  7. khoảng 55.000 chức sắc, 145.000 chức việc, 29.000 cơ sở thờ tự. 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có 26 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước. Việt Nam có hơn 8.000 lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo hàng năm (các tôn giáo gồm: Phật giáo, Công giáo, đạo Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo, đạo Tin Lành, Hồi giáo, Islam giáo, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam, đạo Tứ ân Hiếu nghĩa, đạo Bửu sơn Kỳ hương, Minh Sư đạo, Minh Lý đạo, tôn giáo Baha'i, đạo Bàlamôn, Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giêsu Kitô, Giáo hội Cơ đốc Phục lâm Việt Nam...). Ngoài ra, sự xuất hiện của các "tổ chức tôn giáo mới" có xu hướng tăng lên. Các tổ chức này tổ chức truyền đạo và hoạt động trái pháp luật, gây nhiều hệ lụy trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân. Trong quá khứ và hiện tại, tôn giáo đã và đang có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hoá, tinh thần, kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nhận thức rõ điều đó, Đảng và Nhà nước ta luôn đưa ra và thực hiện được chính sách đúng đắn về tự do tín ngưỡng, tôn giáo như Nghị quyết số 24-NQ/TW (ngày 16/10/1990) của Bộ Chính trị và Nghị định 69 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về hoạt động tôn giáo... Ngày 18/6/2004 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2004 và Nghị định số 92/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Luật tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội thông qua ngày 08/11/2016, Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018, Luật tín ngưỡng, tôn giáo ra đời năm 2016 là một bước phát triển mới trong công cuộc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Luật tín ngưỡng, tôn giáo được thông qua có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, là một bước tiến mới trong vấn đề đảm bảo hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 2
  8. Hiện nay, hệ thống chính sách về tôn giáo ở nước ta đã được Đảng, Nhà nước quan tâm xây dựng và từng bước hoàn thiện, với nhiều quan điểm mới tiến bộ, từng bước khắc phục những nhận thức giáo điều, tả khuynh về tôn giáo. Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị về công tác tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân; đồng bào các tôn giáo là một bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tôn giáo và tự do không theo tôn giáo của nhân dân; phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của các tôn giáo. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Đảng và Nhà nước ta xác định: Cả hệ thống chính trị đều phải tham gia vào công tác tôn giáo và nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng, chống mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân, đồng thời chống việc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để chia rẽ đoàn kết dân tộc, trục lợi và làm tổn hại đến lợi ích chung của dân tộc, của cộng đồng và của nhân dân. Cao Bằng những năm gần đây tôn giáo có sự phát triển mạnh, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội luôn quan tâm chỉ đạo nên công tác tôn giáo đã đạt được những thành tựu nhất định, đại bộ phận chức sắc và tín đồ tuân thủ quy định của pháp luật, tham gia tích cực hoạt động xã hội, từ thiện, góp phần quan trọng hỗ trợ chính quyền trong giải quyết các vấn đề xã hội. Những nảy sinh liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt tôn giáo của quần chúng nhân dân được kịp thời giải quyết, không để xảy ra điểm nóng tôn giáo trên địa bàn. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác tôn giáo ở Cao Bằng còn nhiều hạn chế cần khắc phục như: Chưa cụ thể hóa chủ trương của Đảng để xây dựng chủ trương đặc thù lãnh đạo công tác tôn giáo ở địa phương, các cơ quan, tổ chức làm công tác tôn giáo chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, chưa bám sát thực tiễn, chưa chú 3
  9. trọng tính khoa học trong quản lý; một số cán bộ làm quản lý nhà nước về tôn giáo ở cấp tỉnh, huyện làm không đúng chuyên môn được đào tạo, không ổn định thường xuyên; cán bộ cấp cơ sở vừa thiếu, vừa yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; quan điểm giải quyết các vấn đề tôn giáo thiếu thống nhất; việc tuyên truyền chính sách tôn giáo đến với nhân dân chưa rộng khắp và chưa đến trực tiếp với đối tượng tuyên truyền. Ngoài ra còn gặp phải một số khó khăn mang tính khách quan là xu hướng du nhập tôn giáo mới, các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để hoạt động chống phá cách mạng; một số chức sắc, người dân lách luật, xé rào các quy định về đất đai, cơ sở thờ tự, công tác từ thiện, nhân đạo để thực hiện các hành vi trái pháp luật. Đến thời điểm hiện nay, chưa có các công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách tôn giáo ở Cao Bằng, nhất là tiếp cận từ góc độ chính sách công. Tất cả những vấn đề trên đang đặt ra yêu cầu phải đổi mới và tăng cường công tác tôn giáo ở địa phương Cao Bằng. Việc tổng kết, khái quát thực tiễn công tác tôn giáo để tìm ra phương hướng và giải pháp nhằm phát huy vai trò của chính quyền địa phương để tăng cường hiệu quả thực hiện chính sách tôn giáo là việc làm cần thiết. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay” để làm luận văn cao học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chính sách tôn giáo chủ yếu được nghiên cứu diễn ra trong thời gian 30 năm trở lại đây, sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 16/10/1990 về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới; Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 02/7/1998 của Bộ Chính trị Về công tác tôn giáo trong tình hình mới; Nghị quyết số 25 NQ/TW ngày 12/3/2003 của ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX Về công tác tôn giáo; Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, số 18/2004/L/CTN, công bố ngày 29/6/2004; Luật tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội thông qua ngày 18/11/2016. Các văn kiện trên đây thể hiện quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác tôn giáo, tạo 4
  10. môi trường pháp lý thông thoáng, thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo, do đó tình hình tôn giáo nói chung đã có những chuyển biến mới theo hướng tích cực hơn. Cuốn Những vấn đề lý luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam của tác giả Đặng Nghiêm Vạn [47], sách bàn đến những vấn đề cơ bản của tôn giáo; thái độ và phương pháp khi nghiên cứu các tác phẩm của Mác, Ăngghen, Lênin và Hồ Chí Minh về tôn giáo; phương pháp luận nghiên cứu xã hội học tôn giáo; lý giải một số hiện tượng tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam (Công giáo, Phật giáo...). Cuốn Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam của tác giả Đặng Nghiêm Vạn [48] giới thiệu những vấn đề cơ bản về tôn giáo: Định nghĩa tôn giáo trong lịch sử; yếu tố cấu thành một hình thức tôn giáo; nhu cầu, vai trò của tôn giáo trong đời sống và một số đặc điểm, tình hình, vai trò của tôn giáo Việt Nam; một số vấn đề cơ bản về chính sách tự do tôn giáo ở Việt Nam. Cuốn Nghiên cứu tôn giáo - Nhân vật và sự kiện của tác giả Đỗ Quang Hưng [30] sách đã trình bày tương đối tổng thể các vấn đề liên quan đến tôn giáo, từ vấn đề tôn giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh, ý kiến của Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ về tôn giáo đến nhận thức của Nguyễn An Ninh, Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Nguyễn... về tôn giáo. Tác giả cũng đặt ra, gợi mở và định hướng nhiều vấn đề thời sự về tôn giáo hiện nay như: Toàn cầu hóa tôn giáo; tôn giáo và xã hội ở Việt Nam hiện nay; xu thế đa dạng hóa, hiện tượng tôn giáo mới; quan hệ nhà nước và giáo hội; cách mạng và tôn giáo; hoạt động của Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam; vấn đề "Tự do tôn giáo" - Nhân quyền ở Việt Nam và một số vấn đề tôn giáo cụ thể liên quan đến Công giáo, lễ hội Công giáo và Phật giáo Việt Nam trong hội nhập và toàn cầu hóa... Liên quan trực tiếp đến đề tài có công trình Chính sách tôn giáo và Nhà nước pháp quyền của tác giả Đỗ Quang Hưng. Nội dung trong cuốn sách, tác 5
  11. giả đã khẳng định: “Chính sách tôn giáo là một chính sách công. Chính sách tôn giáo ở Việt Nam đều thể hiện được hai yêu cầu là chuyên nghiệp và dân chủ, "bằng cách tiếp cận chính trị học và khoa học về chính sách, chúng tôi cố gắng làm rõ hơn bản chất, tính cách của chính sách tôn giáo hay nói một cách khác, chính sách tôn giáo phải là một chính sách công. Đây cũng không chỉ là vấn đề thuật ngữ mà còn hàm chứa những suy nghĩ về một mảng rất quan trọng của lộ trình tiến tới "một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa về tôn giáo" [26, tr.45]. Cuốn Tìm hiểu về tôn giáo và chính sách đối với tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam hiện nay của tác giả Nguyễn Đức Lữ, tác giả đã nhìn nhận chính sách tôn giáo là "phương tiện, công cụ" của quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo [31]. Cuốn sách kỷ yếu Hội thảo Khoa học Chính sách, pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam: 25 năm nhìn lại của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2016), Nxb Lý luận Chính trị [24]. Cuốn sách là kết quả của cuộc hội thảo lớn do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức nhằm đánh giá, làm rõ thành tựu và hạn chế của chính sách, pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng của nước ta từ năm 1990 đến nay. Trong đó có nhiều bài viết đề cập đến quá trình phát triển tư duy lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo; chủ nghĩa xã hội và tôn giáo ở Việt Nam; nhà nước pháp quyền và tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; chính sách pháp luật của Nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay; những điểm mới trong dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo… Công trình nghiên cứu “Địa Chí Cao Bằng” (2003) và “Lịch Sử Đảng bộ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 1930 – 2020”. Hai tác phẩm trên đã làm rõ lịch sử hình thành và phát triển vùng đất địa đầu, là phên dậu bảo vệ Tổ quốc Việt 6
  12. Nam xã hội chủ nghĩa … các di tích lịch sử văn hóa, anh hùng dân tộc, cách mạng, tôn giáo của tỉnh Cao Bằng. Đề tài “Tôn giáo ở Cao Bằng và những vấn đề đặt ra với công tác bảo đảm an ninh trật tự” do tác giả Hà Văn Tuyên, nguyên Phó Giám đốc Công an tỉnh Cao Bằng làm chủ nhiệm, đây là đề tài khoa học nghiên cứu về lĩnh vực tôn giáo, có giá trị thực tiễn sâu sắc, nêu bật thực trạng tình hình, kết quả công tác bảo đảm an ninh trật tự trên lĩnh vực tôn giáo, đồng thời chỉ ra những vướng mắc, tồn tại trong thực tế công tác ở cơ sở. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn công tác, đề tài đã đưa ra những dự báo về các yếu tố tác động, những thuận lợi, khó khăn trực tiếp ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự trong thời gian tới, từ đó đề xuất hệ thống những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước với công tác tôn giáo, chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại âm mưu hoạt động lợi dụng tôn giáo gây mất ổn định về tình hình an ninh trật tự của các thế lực thù địch. Có thể nói, những công trình lý luận chung về tôn giáo, về đời sống tôn giáo ở Việt Nam, về chính sách, pháp luật tôn giáo ở Việt Nam có rất nhiều. Tuy nhiên vấn đề tôn giáo ở tỉnh Cao Bằng chưa nghiên cứu về quá trình tổ chức thực hiện các chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay. Đây là khoảng trống mà đề tài sẽ đi vào góp phần làm rõ thực trạng thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Cao Bằng để từ đó có những đề xuất kiến nghị. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Cao Bằng hiện nay, chỉ rõ những thành tựu cũng như những hạn chế của công tác này, luận văn đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới. 7
  13. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát về tôn giáo và công tác tôn giáo ở Cao Bằng hiện nay. - Nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng thời gian qua. - Đề xuất phương hướng, giải pháp chính nhằm hoàn thiện nâng cao, tăng cường hiệu quả công tác thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Cao Bằng hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách tôn giáo ở Cao Bằng, nhất là những thành tựu, hạn chế của công tác này. - Phạm vi thời gian: Từ năm 2016 cho đến nay. Lý do: Vì trong giai đoạn này Luật tín ngưỡng, tôn giáo, Nghị định 162/2017/NĐ-CP được ban hành. Việc thực hiện đúng Luật tín ngưỡng, tôn giáo rất quan trọng. Tôn giáo tại tỉnh Cao Bằng chủ yếu là đạo Tin lành chiếm đa số (khi Luật tín ngưỡng, tôn giáo được ban hành và áp dụng, Tin lành là tôn giáo được hưởng lợi khá nhiều), tuy đạo Tin lành xâm nhập vào Tỉnh muộn hơn so với các tôn giáo khác, nhưng lại phát triển rất nhanh chóng, lan rộng trong khu vực đồng bào dân tộc Mông, Dao. - Phạm vi không gian: Địa bàn tỉnh Cao Bằng. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt 8
  14. Nam. Đồng thời, luận văn dựa trên thành quả nghiên cứu đi trước liên quan đến đề tài về cách tiếp cận, khung phân tích, những luận điểm, nhận thức khoa học, v.v.. đã được thừa nhận. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận: Luận văn tiếp cận nghiên cứu từ góc độ chuyên ngành chính sách công, tiếp cận quy trình chính sách từ hoạch định đến xây dựng, thực hiện và đánh giá chính sách có sự tham gia của chủ thể chính sách. - Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện được các yêu cầu đặt ra đối với luận văn, việc nghiên cứu đề tài được tiến hành dựa trên một số phương pháp cơ bản như: phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp, v.v… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về công tác tôn giáo từ góc độ chính sách công trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Những kết quả của luận văn góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết về công tác quản lý nhà nước về tôn giáo từ góc độ chính sách công, qua đó, qua đó góp phần bổ sung, hoàn thiện những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách công nói chung, thực hiện chính sách tôn giáo ở nước ta nói riêng từ thực tiễn của một tỉnh. Ngoài ra, luận văn cũng góp phần bổ sung những nghiên cứu về các tôn giáo ở Cao Bằng hiện nay, đây là một mảng vẫn còn rất ít các công trình đề cập. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở kết luận, kết quả rút ra từ nghiên cứu của đề tài luận văn góp phần hoàn thiện công tác tôn giáo nói chung, công tác quản lý nhà nước về tôn giáo nói riêng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy về tôn giáo ở Cao Bằng, công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. 9
  15. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về tôn giáo và công tác tôn giáo ở Cao Bằng hiện nay; Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Cao Bằng hiện nay; Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Cao Bằng. 10
  16. Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở CAO BẰNG HIỆN NAY 1.1. Một số vấn đề lý luận chung 1.1.1. Khái niệm chính sách công Nói đến chính sách tôn giáo, chúng ta phải nói đến các công trình nghiên cứu về chính sách công, bởi về bản chất chính sách tôn giáo là chính sách công. Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau của các học giả trong và ngoài nước về chính sách công. Theo tác giả Thomas Dye (1972): Chính sách công là bất kỳ những gì Nhà nước lựa chọn làm hay không làm. Tác giả William Jenkins (1978) lại cho rằng: Chính sách công là tập hợp các quyết định liên quan với nhau do một hoặc một nhóm nhà hoạt động chính trị ban hành, liên quan tới lựa chọn các mục tiêu và các phương tiện để đạt mục tiêu trong một tình huống xác định thuộc phạm vi thẩm quyền. Nguyễn Hữu Hải đưa ra khái niệm chính sách công: Chính sách công là kết quả ý chí chính trị của Nhà nước được thể hiện bằng một tập hợp các quyết định liên quan với nhau, bao hàm trong đó định hướng mục tiêu và cách thức giải quyết những vấn đề công trong xã hội. Đỗ Phú Hải định nghĩa về chính sách công ở Việt Nam như sau: Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan để lựa chọn mục tiêu và những giải pháp, công cụ chính sách nhằm giải quyết các vấn đề chính sách theo mục tiêu tổng thể đã xác định của đảng chính trị cầm quyền. Tác giả Văn Tất Thu, trong bài ''Bản chất, vai trò của chính sách công'' đăng trên Tạp chí Tổ chức nhà nước điện tử, đăng ngày 27/01/2017 cho rằng: "Chính sách công được hoạch định bởi đảng chính trị nhưng do chính phủ xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện. Bản chất của chính sách công là 11
  17. công cụ để nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, thực hiện các hoạt động liên quan đến công dân và can thiệp vào hành vi xã hội trong quá trình phát triển thiệp vào mọi hành vi xã hội trong quá trình phát triển" [49]. Tác giả Nguyễn Khắc Bình cho rằng: Chính sách công là hoạt động mà Chính phủ chọn thực hiện hoặc không thực hiện để điều hoà các xung đột trong xã hội nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng nhất định. Tóm lại từ các khái niệm trên, chúng ta có thể đi đến một khái niệm chung nhất về chính sách công như sau: Chính sách công là những hành động ứng xử của Nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng. 1.1.2. Khái niệm thực hiện chính sách công Như chúng ta đã biết, thực hiện chính sách công là một giai đoạn của chu trình chính sách công. Thực hiện chính sách có vai trò quan trọng và quyết định cho chính sách công trở thành hiện thực trong đời sống sau khi được Nhà nước ban hành. Có nhiều định nghĩa về thực hiện chính sách công. Tác giả Nguyễn Khắc Bình cho rằng: Thực hiện chính sách công là quá trình vận động, thực hiện ý chí của Nhà nước trong chính sách thành hiện thực thông qua các cơ chế quản lý, các giải pháp với các đối tượng nhằm đạt mục tiêu đã xác định để thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng. 1.1.3. Khái niệm chính sách tôn giáo, thực hiện chính sách tôn giáo Ở Việt Nam trước đây, khái niệm về chính sách tôn giáo chưa có nhiều, nó chỉ xuất hiện trong các giáo trình về chủ nghĩa xã hội khoa học, phần bàn về tôn giáo. Đến năm 1990, trong không khí chung của công cuộc đổi mới đất nước Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI đã ban hành Nghị quyết số 24 về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, Nghị quyết 24 đã đánh dấu sự đổi mới của Đảng ta trong nhận thức về tôn giáo và công tác tôn giáo. Từ sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 24, khái 12
  18. niệm chính sách tôn giáo xuất hiện nhiều hơn trong các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Việt Nam về tôn giáo như Đặng Nghiêm Vạn, Phạm Xuân Nam, Đỗ Quang Hưng, Nguyễn Đức Lữ... Trong cuốn Tìm hiểu về tôn giáo và chính sách đối với tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam hiện nay của tác giả Nguyễn Đức Lữ, tác giả đã nhìn nhận chính sách tôn giáo là "phương tiện, công cụ" của quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, trong đó quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, là quá trình dùng quyền lực nhà nước (quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp) của các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật để tác động, điều chỉnh hướng các quy trình tôn giáo và hành vi hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra phù hợp với pháp luật, đạt được mục tiêu cụ thể quản lý. Theo nghĩa hẹp, là quá trình chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan trong hệ thống hành pháp (Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp) để điều chỉnh các quá trình tôn giáo và mọi hành vi hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra theo quy định của pháp luật [31, tr.270-271]. Chính sách tôn giáo của Việt Nam ra đời khá muộn, đáp ứng những nhu cầu của thực tiễn, có thể kết luận rằng, chính sách tôn giáo thực sự chỉ ra đời và được hoàn thiện trong những thập kỷ gần đây như là một trong những thành tựu của khoa học chính sách [31, tr.59] Nội dung của chính sách tôn giáo: Chính sách tôn giáo ở Việt Nam chủ yếu thực hiện nguyên tắc, đường lối, quan điểm của đảng cầm quyền và nguyên tắc Hiến định: Mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; có quyền theo hay không theo tín ngưỡng, tôn giáo. Vì vậy, chính sách tôn giáo của Việt Nam liên quan đến các vấn đề sau: Đảm bảo và bảo hộ quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của mọi người; bình đẳng trước pháp luật giữa người theo tôn giáo và không theo tôn 13
  19. giáo; đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đoàn kết đồng bào có tôn giáo với đồng bào không theo tôn giáo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; giúp các tôn giáo xây dựng đường hướng hành đạo tiến bộ, đồng hành cùng dân tộc, sống "tốt đời đẹp đạo", phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết; phát huy vai trò các tôn giáo tham gia quản lý xã hội, thực hiện xã hội hóa các lĩnh vực mà các tôn giáo có thế mạnh: Chính sách an sinh, giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện nhân đạo, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu...; các quy định pháp luật về tổ chức, sinh hoạt, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng; đấu tranh với các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ; chính sách an sinh vùng đồng bào tôn giáo. Từ đó, chúng ta có thể hiểu, theo nghĩa rộng: Chính sách tôn giáo ở Việt Nam là tổng thể các quy định, quy tắc xử sự chung, các biện pháp trên các lĩnh vực do Đảng, Nhà nước ban hành nhằm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đoàn kết toàn dân tộc, làm cho đồng bào có đạo được đảm bảo an sinh sống tốt đời đẹp đạo, các hoạt động tôn giáo được quản lý, nhằm góp phần ổn định chính trị - xã hội, phát triển đất nước, hội nhập quốc tế. Theo nghĩa hẹp, chúng ta có thể định nghĩa: Chính sách tôn giáo của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tổng thể những quy phạm pháp luật, các chương trình hành động, các biện pháp chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... của Nhà nước, nhằm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đoàn kết toàn dân tộc, làm cho đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo được đảm bảo an sinh, sống tốt đời đẹp đạo, các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được quản lý, nhằm góp phần ổn định chính trị - xã hội, phát triển đất nước, hội nhập quốc tế. Đặc điểm chính sách tôn giáo của Việt Nam: 14
  20. Thứ nhất, chính sách tôn giáo của Việt Nam chịu sự tác động, chi phối bởi các điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Việt Nam; Thứ hai, đối tượng hưởng thụ chính sách tôn giáo là đồng bào có đạo, là những nhóm xã hội đặc thù, liên kết với nhau trên cơ sở niềm tin tôn giáo. Do tính đa dạng của các tôn giáo, tín ngưỡng nên đồng bào có đạo cũng rất đa dạng về niềm tin, sinh hoạt tôn giáo; Đồng bào các tôn giáo có các mối quan hệ tôn giáo không chỉ trong phạm vi địa phương, quốc gia mà còn có cả quan hệ quốc tế, chịu sự chi phối không chỉ của pháp luật mà còn chịu sự chi phối về giáo luật, giáo hội có tính quốc tế, có những giáo luật và sinh hoạt tôn giáo khác biệt với đời sống thế tục nói chung của Nhà nước; Thứ ba, chính sách tôn giáo của Việt Nam vừa có tính phổ quát, hội nhập, tương thích với các quy tắc, thông lệ chung của thế giới, vừa có những quy định, quy tắc có tính dân tộc. Có chính sách ban hành áp dụng chung đối với tất cả các tôn giáo, có chính sách áp dụng đối với một tôn giáo cụ thể , có loại chính sách không áp dụng đối với các tổ chức và cơ sở tôn giáo; chịu sự tác động, chi phối bởi đặc trưng của hệ thống chính trị nước ta, trong đó công tác tôn giáo (bao gồm việc xây dựng, hoạch định chính sách tôn giáo) được xác định là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ngoài việc các cơ quan lãnh đạo của Đảng (Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư) ban hành các chủ trương, đường lối, nghị quyết, kết luận, thông báo... về tôn giáo và chính sách tôn giáo để các cơ quan Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật, nhiều văn bản của Đảng, cơ quan lãnh đạo của Đảng hoặc những tổ chức đảng được cấp có thẩm quyền ủy quyền có thể chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp giải quyết trực tiếp vấn đề tôn giáo ở Trung ương, địa phương; có chính sách, 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2