Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
lượt xem 12
download
Luận văn trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng; Thực trạng việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang; Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÕ THỊ XUÂN KIỀU THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, 2021
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÕ THỊ XUÂN KIỀU THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG Ngành: Chính sách công Mã số: 8340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS. TS LÊ NGỌC HÙNG HÀ NỘI, 2021
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài “ Gần nửa thế kỷ trôi qua, mỗi giây phút chúng ta được sống trong hòa bình, hạnh phúc phải luôn ghi nhớ công lao của những chiến sĩ, đồng bào đã chiến đấu anh dũng và biết bao người đã hi sinh trong công cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc. Họ đã phải đánh đổi cả xương máu và nước mắt để giành lấy quyền độc lập, tự do, để giờ đây chúng ta có được cơ hội xây dựng đất nước với “cơ đồ to lớn, vai trò và vị thế cao như ngày nay”. Hòa bình đã trở lại nhưng nỗi đau chiến tranh vẫn khắc khoải đè nặng lên vai những người lính mang thương tật trở về, những người ở lại mang trong tim một nỗi đau khôn nguôi, những người mẹ Việt Nam anh hùng có lẽ đã cạn nước mắt để trông ngóng những người con mãi nơi xa và có những anh hùng đã mãi mãi nằm lại nơi đất Mẹ. Vậy nên việc chăm lo cho người có công với cách mạng là nhiệm vụ cao cả và mang đậm tính nhân văn của thế hệ chúng ta ngày hôm nay.” Ngày 27 tháng 7 năm 1947, trong bức thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cho Ban Tổ chức Ngày Thương binh toàn quốc, có đoạn: “…Thương binh là những người đã hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, vì lợi ích của Tổ quốc, của đồng bào mà các đồng chí đó bị ốm yếu....Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy…” kèm theo đó là một chiếc áo lụa, một tháng lương và một bữa ăn của nhân viên trong Phủ Chủ tịch, nhằm khích lệ và động viên tinh thần cho anh em. “ Để ghi nhớ công ơn của những người con ưu tú của dân tộc, năm 1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 20/SL lấy ngày 27/7 hàng năm là ngày để nhân dân ta tỏ lòng “Hiếu nghĩa bác ái” và lòng yêu mến đối với các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh. Thực hiện tư tưởng của Người, cùng với sự tôn vinh và lòng biết ơn đối với những người đã cống hiến máu xương cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành lại độc lập tự do cho đất nước, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và việc làm thích hợp nhằm có sự đãi ngộ xứng đáng đối với những người có công với cách mạng đang còn sống và thân nhân của những người đã hy sinh.” 1
- Hệ thống pháp luật, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng được triển khai toàn diện, không chỉ thể hiện sự đãi ngộ đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với người có công với cách mạng mà còn góp phần quan trọng trong công tác đảm bảo an sinh xã hội, phát triển bền vững đất nước. Tuy nhiên, trong quá trinh thực hiện vẫn còn có những bất cập xảy ra gây khó khăn cho người thực hiện công tác chính sách và người thụ hưởng chính sách. Công tác xác nhận người có công với cách mạng vẫn còn hạn chế, các đối tượng người có công không còn giấy tờ gốc để minh chứng vẫn chưa có hướng tháo gở. Một số chính sách hiện nay chưa đảm bảo đáp ứng nhu cầu thực tế đối với một số nhóm đối tượng. Số lượng văn bản thực hiện chính sách rất nhiều gây khó khăn lớn trong việc nắm bắt và thực hiện chính sách… Nằm“bên bờ sông Hậu, Long Xuyên là vùng đất có truyền thống văn hóa, lịch sử và đấu tranh cách mạng kiên cường. Từ những năm 1930 của thế kỷ trước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các chi bộ Đảng và nhân dân tỉnh lỵ Long Xuyên đã kiên trì, liên tục đấu tranh và tự hào góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại của toàn dân tộc trong cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945. Trong công cuộc kháng chiến và đấu tranh giải phóng dân tộc (1945 - 1975), Đảng bộ và nhân dân Long Xuyên đã vượt qua biết bao gian lao, thử thách để tồn tại, chiến đấu và chiến thắng ngay tại trung tâm đầu não của kẻ thù. Đó là chặng đường lịch sử đầy máu lửa nhưng rất vinh quang, được kết tinh bởi công lao, xương máu của biết bao đồng bào, đồng chí để có ngày quê hương được hoàn toàn giải phóng. Chính vì vậy, công tác chăm lo về đời sống vật chất và tinh thần cho người có công với cách mạng luôn được thành phố quan tâm và xem đây là nhiệm vụ hàng đầu.” Trong nhiệm kỳ qua, công tác chăm lo cho người có công với cách mạng là một trong những hoạt động mang tính trọng tâm, luôn được Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố quan tâm và tập trung nhiều nguồn lực thực hiện. Qua đó, thành phố đã chăm lo, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng với số tiền trên 107,5 tỷ đồng. Thực hiện tốt các kế hoạch chăm lo cho các đối tượng trong các dịp Lễ, Tết... Đẩy mạnh các hoạt động của phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, thành phố và phường, xã đã vận động đóng góp trên 1,8 tỷ đồng, cất mới và sửa chữa 87 căn 2
- nhà tình nghĩa với số tiền hỗ trợ trên 04 tỷ đồng; cất mới và sửa chữa 133 căn nhà theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg với số tiền hỗ trợ trên 4,53 tỷ tỷ đồng. Từ đó, đời sống của các gia đình có công không ngừng được nâng cao, đảm bảo mức sống không thấp hơn mức sống trung bình của người dân thành phố. Thực hiện nhiệm vụ chăm sóc người có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ và thân nhân của họ không chỉ là nhiệm vụ, trách nhiệm của Đảng và Nhà nước mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Điều này không chỉ thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta mà còn là tình yêu thương giữa con người và con người với nhau. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công với cách mạng không chỉ đem lại cuộc sống ổn định về vật chất và thoải mái về tinh thần mà còn là dịp để để chúng ta tôn vinh, ghi nhận công lao và tạo điều kiện cho người có công phát huy khả năng của mình vào những hoạt động có ích cho xã hội, tiếp tục duy trì và phát huy phẩm chất, truyền thống tốt đẹp, phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước. Điều này có ý nghĩa chính trị sâu sắc, thể hiện niềm tin của nhân dân nói chung và người có công với cách mạng nói riêng vào Đảng và Nhà nước. “ Vì vậy, việc nghiên cứu về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng nói chung cũng như thực trạng việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Long Xuyên nói riêng, mang lại nhiều ý nghĩa thực tiễn.” Để góp phần giải quyết yêu cầu thực tiễn đó, bản thân mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang” làm luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Chính sách công. Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng, đề xuất những giải pháp với mong muốn góp phần hoàn thiện công tác thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Long Xuyên trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài “ Chính sách, pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng không chỉ mang tính chính trị, kinh tế, xã hội, mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Trong hơn 10 năm trở lại đây, việc nghiên cứu, 3
- hoàn thiện hệ thống pháp luật về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng luôn được chú trọng, qua đó đã ban hành trên 100 văn bản của cơ quan Hành chính Nhà nước dưới các dạng Nghị định, Quyết định, Thông tư.“Đến nay, có 12 nhóm đối tượng người có công với cách mạng được quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.”Toàn quốc đã xác nhận trên 9,2 triệu người có công với cách mạng, trong đó có trên 1,2 triệu liệt sỹ, 127.000 Mẹ Việt Nam anh hùng và trên 800.000 thương binh... “Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng là một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta.”Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng không chỉ để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các đối tượng người có công mà còn tạo ra môi trường xã hội ổn định để phát triển đất nước. Ưu đãi đối với người có công với cách mạng trở thành đề tài được nhiều người quan tâm, nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau, trong đó có một số đề tài nghiên cứu với các nội dung như: Luận án tiến sĩ quản lý hành chính công của Lê Văn Hòa: “Quản lý theo kết quả trong thực thi chính sách công ở Việt Nam”, nghiên cứu thực trạng thực thi chính sách tại Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2013 và nêu ra những cơ sở lý luận, sự cần thiết phải áp dụng mô hình quản lý theo kết quả trong thực thi chính sách công tại Việt Nam. “Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố Đà Nẵng hiện nay thực trạng và giải pháp” là luận án tiến sĩ chính trị học của Lê Anh, nghiên cứu cơ sở lý luận, tình hình thực thi chính sách an sinh xã hội tại thành phố Đà Nẵng gồm chính sách đối với người có công với cách mạng, người nghèo, chính sách bảo trợ xã hội từ đó đưa ra những giải pháp để nâng cao chính sách an sinh xã hội tại thành phố Đà Nẵng. Trong đó, tác giả đưa ra một số giải pháp về hỗ trợ phát triển nhà ở đối với người có công với cách mạng. “Mai Ngọc Cường (2013) đã phân tích những thành tựu, những bất cập chủ yếu của hệ thống chính sách an sinh xã hội Việt Nam. Tác giả cho rằng chính sách an sinh xã hội chỉ là một hệ thống chính sách trong tổng thể chính sách xã hội của một quốc gia, bên cạnh chính sách an sinh xã hội còn có nhiều chính sách xã hội 4
- khác. Ngoài ra, tác giả cũng đề xuất những khuyến nghị quan trọng nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội của Việt Nam trong thời gian tới.” Bên cạnh đó, còn rất nhiều những bài viết, bài phát biểu với chủ đề thực hiện chính sách ưu đãi người có công được đăng trên các tạp chí, báo điện tử: Bài viết “Chính sách ưu đãi người có công: 70 năm hình thành và phát triển” của tác giả Đào Ngọc Lợi nói đến quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến chính sách ưu đãi đối với người có công. Bài viết chỉ ra một số bất cập của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và các chính sách ưu đãi đối với người có công, từ đó cũng đưa ra một số phương hướng để hoàn thiện chính sách ưu đãi đối với người có công. “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng” là bài viết của tác giả Vũ Thị Thu Huyền đã tổng quan lại hệ thống chính sách, pháp luật về ưu đãi người người có công với cách mạng kể từ Đảng và Nhà nước ta kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh lấy ngày 27/7 hàng năm là Ngày Thương binh liệt sĩ đến giai đoạn hiện nay.“Tác giả cho rằng việc nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về ưu đãi người có công tiếp tục được quan tâm, chú trọng, đã có khoảng trên 100 văn bản của các cơ quan hành chính nhà nước dưới dạng các nghị quyết, nghị định, thông tư được ban hành, tiếp tục hoàn thiện chính sách ưu đãi người có công; đồng thời nêu lên thực trạng thực hiện chính sách, pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng hiện nay, những bất cập cần khắc phục và một số kiến nghị: (1) tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, (2) hoàn thiện chính sách, pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, trước mắt, tập trung nghiên cứu, đề xuất sửa đổi (thay thế) Pháp lệnh Ưu đãi có công với cách mạng theo hướng toàn diện, đồng bộ (3) nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác chăm sóc người có công, đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ban, ngành trung ương và địa phương trong thực hiện công tác người có công với cách mạng...” Bài viết “Thực hiện chính sách đối với người có công - Kết quả và những vấn đề đặt ra” của tác giả Lê Tấn Dũng, thể hiện sự ghi nhận và trách nhiệm, tình 5
- cảm của Đảng và Nhà nước và nhân dân ta đối với các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và những người có công với cách mạng. Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn tồn tại những khó khăn, bất cập trong việc xây dựng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Qua đó, nêu lên một số phương hướng, giải pháp đến năm 2020 đảm bảo 100% các gia đình người có công có mức sống cao hơn mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú; đồng thời tập trung hoàn thiện thể chế, trong đó sửa đổi căn bản, toàn diện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng hiện hành theo tinh thần Chỉ thị số 14-CT/TW, ngày 19-7-2017, của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng. “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, nâng cao mức sống người có công với cách mạng” là bài viết của tác giả Đào Ngọc Dung đã khái quát về tình hình thực hiện chính sách đối với người có công ở nước ta trong thời gian qua đồng thời xác định hai nguồn lực chính trong thực hiện chính sách là Ngân sách Nhà nước và nguồn xã hội hóa, trong đó nguồn lực từ Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Theo tác giả, các chế độ ưu đãi người có công đã được xây dựng và thực hiện tương đối toàn diện tuy nhiên trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập và một trong những nguyên nhân xuất phát từ cơ quan quản lý Nhà nước. “Từ đó, nêu lên một số giải pháp như: (1) tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đầy đủ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công; (2) tiếp tục nghiên cứu toàn diện các vấn đề tồn tại, vướng mắc, phát sinh liên quan đến chính sách người có công; (3) thực hiện xử lý hồ sơ tồn đọng; (4) thực hiện tốt việc xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin bằng phương pháp thực chứng và giám định ADN; (5) tăng cường phối hợp với cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác kiểm tra, thanh tra; (6) tiếp tục tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách ưu đãi đối với người có công.” Hệ thống văn bản pháp lý do cơ quan có thẩm quyền ban hành cũng như những đề tài nghiên cứu khoa học là cơ sở để tác giả tham khảo về cơ sở lý luận cũng như có cách nhìn sâu hơn về người có công với cách mạng và chính sách cho 6
- người có công với cách mạng hiện nay, giúp tác giả có thể vận dụng tốt hơn trong việc nghiên cứu đề tài của mình. “ Các đề tài trên đều tập trung vào chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, nhưng mỗi đề tài có cách tiếp cận khác nhau, phạm vi khác nhau. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Long Xuyên. Do đó đề tài “Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang” được tác giả cho là rất cần thiết nhằm đánh giá thực trạng, những khó khăn cũng như đưa ra những giải pháp phù hợp với thực tế, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng.” 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Từ đó, đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận của thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Phân tích thực trạng việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, đánh giá những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế. Xác định căn cứ gồm mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện việc thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 7
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách sách ưu đãi người có công với cách mạng trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2020. Về không gian: Nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng quá trình thực hiện sách ưu đãi người có công với cách mạng. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước về việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp của khoa học chính sách công gồm phương pháp phân tích chính sách và các phương pháp tổng hợp, thống kê, phương pháp khảo sát. Thu thập dữ liệu: - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, tham khảo một số báo cáo: tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; kết quả thực hiện chính sách an sinh xã hội; kết quả thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng qua các năm và một số báo cáo khác có liên quan. - Phương pháp điều tra xã hội học: Khảo sát 02 công chức thực hiện chính sách người có công với cách mạng của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Long Xuyên và 13 cán bộ, công chức phụ trách công tác người có công ở 13/13 phường, xã để thu thập thông tin và đánh giá việc thực hiện chính sách từ phía người thực hiện chính sách. Xử lý số liệu: - Phương pháp tổng hợp, thống kê: 8
- Được dùng để thống kê câu trả lời của các đối tượng được khảo sát; tổng hợp các ý kiến trả lời thông qua khảo sát, tổng hợp phân tích các thông tin từ các dữ liệu thứ cấp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Về mặt lý luận Hệ thống và làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Qua đó, góp phần làm rõ hơn công tác thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. 6.2. Về mặt thực tiễn Nghiên cứu đánh giá, phân tích thực trạng việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng nhằm làm rõ những kết quả, thành tựu, nguyên nhân, thách thức, cũng như những vấn đề đặt ra. Nghiên cứu đề xuất giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm hoàn thiện hơn nữa việc thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn “Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương:” Chương 1: Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng. Chương 2: Thực trạng việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong thời gian tới. 9
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VỚI CÁCH MẠNG 1.1. Người có công với cách mạng và chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng 1.1.1. Khái niệm người có công với cách mạng “ Theo cách hiểu thông thường, người có công là người dân bình thường, làm việc có ích cho xã hội, có công lao đóng góp cho đất nước. Mặc dù Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng được thực hiện từ năm 1995 nhưng cho tới nay vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào nêu rõ khái niệm người có công với cách mạng. Vì thế, khái niệm người có công với cách mạng thường được hiểu theo các nghĩa khác nhau: “ “Theo nghĩa rộng, người có công là những người đã tự nguyện hiến dâng cuộc đời mình cho việc đại nghĩa, cho sự nghiệp của đất nước. Họ là những người đã có những đóng góp, những cống hiến xuất sắc phục vụ cho lợi ích của đất nước, của dân tộc.” “Cụ thể hơn, người có công là người đã có những cống hiến vì lợi ích của đất nước, được nhân dân tôn vinh và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ghi nhận theo quy định của pháp luật, đồng thời đảm bảo cho họ các chế độ ưu đãi về kinh tế, về chính trị, xã hội. Ở đây, có thể thấy rõ những tiêu chí cơ bản xác định nội hàm khái niệm người có công; đó phải là những người có thành tích đóng góp hoặc cống hiến lớn lao, xuất sắc vì lợi ích chung của đất nước. Những cống hiến đó có thể được thực hiện trong các cuộc kháng chiến vì độc lập tự do của Tổ quốc hoặc trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.” “Theo nghĩa hẹp, khái niệm người có công với cách mạng để chỉ những cá nhân có những đóng góp, cống hiến xuất sắc trong thời kì Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong các cuộc kháng chiến dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, được các cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền công nhận.” Khái niệm người có công với cách mạng được có thể được hiểu là: “Người 10
- có công với cách mạng là người không biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, tuổi tác,…có những cống hiến, sức lực, tài năng, trí tuệ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, độc lập dân tộc hay đem lại thành tích vẻ vang cho đất nước được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật” [18, tr.260]. “Như vậy, tiêu chí cơ bản để xác định người có công với cách mạng đó là phải có đóng góp, cống hiến xuất sắc vì lợi ích dân tộc. Những đóng góp, những cống hiến của họ có thể là trong các cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc và cũng có thể là trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.” Hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách về tôn vinh, ưu đãi, chăm sóc người có công ngày càng được hoàn thiện, theo đó khái niệm người có công được làm rõ như sau: “Hiến pháp 2013 quy định “Nhà nước, xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với nước” (Khoản 1, Điều 59). Căn cứ pháp lý để thực hiện chính sách ưu đãi hiện nay được quy định tại Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Theo Pháp lệnh người có công hiện hành, người có công với cách mạng thuộc 12 nhóm đối tượng sau đây:” “1. Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945, là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đã tham gia tổ chức cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.” “2. Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đứng đầu một tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc thoát ly hoạt động cách mạng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.” “3. Liệt sĩ, là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà nước truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” thuộc một trong các trường hợp sau đây: Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch; hoạt động cách mạng, hoạt động kháng 11
- chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh; làm nghĩa vụ quốc tế; đấu tranh chống tội phạm; dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân; do ốm đau, tai nạn khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 của Pháp lệnh chết vì vết thương tái phát. Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao; trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm.” “4. Bà mẹ Việt Nam anh hùng, là những Bà mẹ có chồng, con hoặc bản thân đã công hiến hy sinh vì sự nghiệp giải phóng Dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ Quốc tế.” “5. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, là người được Nhà nước tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” theo quy định của pháp luật.” “6. Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến, là người được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lao động vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sản xuất phục vụ kháng chiến.” “7. Thương binh, là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh”. Người hưởng chính sách như thương binh, là người không phải là quân nhân, công an nhân dân, bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21 % trở lên thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh”.” “8. Bệnh binh, là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận bệnh binh”.” “9. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, là người được 12
- cơ quan có thẩm quyền công nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ tháng 8 năm 1961 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học và do nhiễm chất độc hóa học dẫn đến một trong các trường hợp sau đây: Mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên; vô sinh; sinh con dị dạng, dị tật.” “10. Người họat động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày là người được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền công nhận trong thời gian bị tù, đày không khai báo có hại cho cách mạng, cho kháng chiến, không làm tay sai cho địch.” “11. Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ Quốc tế, là người tham gia kháng chiến được Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến, Huy chương kháng chiến.” “12. Người có công giúp đỡ cách mạng, là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm, bao gồm: Người được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc “Bằng Có công với nước”; người trong gia đình được tặng “Kỷ niệm chương Tổ quốc ghi công” hoặc “Bằng Có công với nước” trước cách mạng tháng Tám năm 1945; người được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến; người trong gia đình được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến.” Theo Pháp lệnh này thì đối tượng được hưởng ưu đãi của Nhà nước không chỉ là người có công với cách mạng kể trên mà còn bao gồm cả thân nhân của họ, đó là những người có có mối quan hệ huyết thống, hôn nhân hoặc nuôi dưỡng người có công với cách mạng. Ngoài ra, người có công với cách mạng không chỉ là người trực tiếp chiến đấu ở chiến trường mà còn bao gồm những đối tượng đã giúp đỡ, cống hiến (người có công với cách mạng giúp đỡ cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng) cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc… Như vậy, có thể thấy Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng chủ yếu điều chỉnh các đối tượng theo nghĩa hẹp. Ngày 09/12/2020, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2021. Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách 13
- mạng năm 2020 với nhiều điểm mới, quy định chặt chẽ, khả thi, bảo đảm chế độ cho người có công và thân nhân, đáp ứng thực tế thực hiện chính sách ưu đãi người có công trong giai đoạn tới. Tuy nhiên, về cơ bản các nhóm đối tượng người có công với cách mạng được không thay đổi nhiều so với Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13. Hơn nữa, phạm vi nghiên cứu của đề tài này giới hạn trong giai đoạn 2016 – 2020, nên tác giả thống nhất sử dụng khái niệm người có công với cách mạng được hiểu theo quy định nêu trong Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2012, hiện còn đang có hiệu lực thi hành. 1.1.2. Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng Trải“qua các cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ để giành độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế, số lượng người có công với cách mạng ở nước ta rất lớn. Thấm nhuần tư tưởng của Bác Hồ về truyền thống Uống nước nhớ nguồn, Đảng và Nhà nước luôn đưa ra những chính sách để phần nào bù đắp về mặt vật chất và tinh thần cho họ. Đến nay, công tác ưu đãi đối với người có công trở thành một nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước ta, nhiều phong trào Đền ơn đáp nghĩa, Uống nước nhớ nguồn được cộng đồng xã hội phát động và phát triển mạnh mẽ trên khắp cả nước mang lại nhiều kết quả thiết thực. Ở mỗi thời kỳ khác nhau chính sách người có công với cách mạng cũng khác nhau, mục tiêu sau cùng thì chính sách ưu đãi đối với người có công là sự ghi nhận những công lao của họ đối với đất nước. Đó là những chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần, là sự bày tỏ lòng biết ơn đến những người có nhiều hy sinh, cống hiến cuộc đời mình cho dân tộc, và nhằm tạo mọi điều kiện, khả năng góp phần ổn định, nâng cao đời sống cho người có công.” Căn cứ vào sự phát triển kinh tế - xã hội từng giai đoạn, dựa trên nhiệm vụ chính trị từng thời kỳ cách mạng, chính sách đối với người có công với cách mạng là đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước nhằm ghi nhận công lao, sự đóng góp, hy sinh cao cả của người có công với cách mạng.“Đồng thời, phản ánh sự quan tâm, trách nhiệm của Nhà nước, của cộng đồng, của thế hệ đi sau đối với thế hệ cha anh 14
- thông qua các văn bản pháp luật, các căn cứ pháp lý đối với người có công với cách mạng được thể chế hóa.” Chính sách xã hội là hành động chính sách để giải quyết vấn đề nhằm mục tiêu phúc lợi xã hội, bảo trợ xã hội, phát triển xã hội và phát triển con người [15, tr.47]. Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng là một bộ phận của hệ thống chính sách xã hội mà cụ thể là chính sách an sinh xã hội.“Đây không chỉ là sự bảo vệ, giúp đỡ mà còn là sự thể hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của Nhà nước, của cộng đồng đối với người có công.” “Theo Thuật ngữ Lao động Xã hội: “Chính sách người có công là những quy định chung của Nhà nước bao gồm mục tiêu, phương hướng, giải pháp về việc ghi nhận công lao, sự đóng góp, sự hy sinh cao cả của người có công, tạo mọi điều kiện khả năng góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần đối với người có công”.” Theo tác giả, Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng thể hiện trách nhiệm của Nhà nước và nhân dân thông qua các chế độ ưu đãi đặc biệt nhằm ghi nhận công lao đóng góp và bù đắp phần nào đời sống vật chất, tinh thần cho người có công. “ Tóm lại, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là chính sách của Đảng và Nhà nước mang tính nhân văn sâu sắc. Nó là sự thể hiện truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời nay, có tác dụng giáo dục cho thế hệ trẻ ý thức, trách nhiệm và tinh thần phần đấu rèn luyện không ngừng để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Với chức năng của mình, Nhà nước đóng vai trò vừa là người lãnh đạo thực hiện vừa là người định hướng cho việc triển khai pháp luật, chính sách về ưu đãi xã hội, huy động tối đa nguồn lực từ cộng đồng, xã hội nhằm đảm bảo cho người có công được hưởng quyền lợi của mình, cải thiện cuộc sống và có thêm điều kiện để tiếp tục cống hiến cho đất nước.” 15
- 1.2. Một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng 1.2.1. Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng “Thực hiện chính sách là tất yếu khách quan để duy trì sự tồn tại của công cụ chính sách theo yêu cầu quản lý của Nhà nước và cũng là để đạt mục tiêu chính sách. Thực hiện chính sách là trung tâm kết nối các bước trong chu trình chính sách thành một hệ thống, nhất là với hoạch định chính sách, có vị trí đặc biệt quan trọng.” “Thực hiện chính sách công là giai đoạn đưa chính sách vào thực hiện trong đời sống. Đây là giai đoạn tổ chức thực hiện các giải pháp chính sách đã lựa chọn và kiểm tra việc thực hiện. Có thể nói giai đoạn này có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của một chính sách công, thực hiện chính sách là một khâu hợp thành của chu trình chính sách, nếu thiếu vắng công đoạn này thì chu trình chính sách không thể tồn tại. Đó chính là giai đoạn biến ý đồ chính sách thành hiện thực, từng bước thực hiện các mục tiêu chính sách và mục tiêu chung, qua đó khẳng định tính đúng đắn của chính sách và giúp chính sách ngày càng hoàn chỉnh.” Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng là quá trình đưa những chính sách đối với người có công với cách mạng, các ưu đãi xã hội của Nhà nước vào thực tiễn nhằm giúp đỡ, hỗ trợ người có công với cách mạng phần nào về vật chất cũng như tinh thần, giúp họ vươn lên trong cuộc sống. “Số lượng người có công với cách mạng hiện nay rất lớn, với những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau, chế độ chính sách khác nhau; do đó để có thể thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng đòi hỏi phải phân định một hệ thống tổ chức, phân công trách nhiệm cho các tổ chức, xác lập mối quan hệ phối hợp giữa các tổ chức một cách hiệu quả trong việc thực hiện chính sách nhằm đạt được những mục tiêu đề ra, đảm bảo công bằng cho các đối tượng. Do tầm quan trọng của giai đoạn hiện thực hóa chính sách nên các cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền cần quan tâm đặc biệt, chỉ đạo sâu sát công tác tổ chức triển khai thực hiện.” 16
- 1.2.2. Quy trình tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng “Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng tuân theo quy trình thực hiện chính sách nói chung và được tiến hành qua 7 bước như sau:” Bước 1: Nghiên cứu chính sách ưu đãi người có công với cách mạng Bước nghiên cứu chính sách ưu đãi người có công là bước đầu tiên trong chu trình thực hiện chính sách người có công. Do đó đòi hỏi đảm bảo thực hiện đúng chính sách và đáp ứng yêu cầu thực tiễn của địa phương. Thực hiện chính sách là quá trình phức tạp, diễn ra trong một thời gian dài, vì thế chúng cần được nghiên cứu các nguồn lực để xây dựng kế hoạch chương trình mang tính khả thi cao. Trên cơ sở đó, các cơ quan nhà nước triển khai thực hiện chính sách một cách chủ động, hiệu quả [19, tr. 82]. Bước 2: Phổ biến tuyên truyền chính sách “Đây là công đoạn tiếp theo sau khi chính sách đã được thông qua, giúp cho nhân dân, các cấp chính quyền hiểu được về chính sách và giúp cho chính sách được triển khai thuận lợi và có hiệu quả.” “Để thực hiện tốt chính sách đối với người có công với cách mạng, công tác phổ biến tuyên truyền phải được tiến hành dưới nhiều hình thức và dưới nhiều kênh thông tin khác nhau, đòi hỏi sự tham gia của nhiều chủ thể. Phổ biến, tuyên truyền được thực hiện cả trước và trong quá trình thực hiện chính sách.” Bước 3: Phân công phối hợp thực hiện chính sách “Một chính sách thường được thực hiện trên một địa bàn rộng lớn và nhiều tổ chức tham gia do đó phải có sự phối hợp, phân công hợp lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mặt khác các hoạt động thực hiện mục tiêu là hết sức đa dạng, phức tạp, chúng đan xen, thúc đẩy, kìm hãm lẫn nhau, bởi vậy nên cần phối hợp các cấp, các ngành để triển khai chính sách một cách chủ động, sáng tạo thì sẽ có hiệu quả cao và sẽ được duy trì liên tục.” Bước 4: Duy trì chính sách “Duy trì chính sách là làm cho chính sách tồn tại được và phát huy hết tác dụng trong thực tế.”Để duy trì được chính sách đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều 17
- yếu tố, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là người tổ chức thực hiện chính sách phải và tạo điều kiện, môi trường để chính sách được thực hiện. Đối với người thực hiện phải có trách nhiệm tham gia tích cực vào thực hiện chính sách [19, tr.85]. Bước 5: Điều chỉnh chính sách “Đây là việc làm cần thiết, diễn ra thường xuyên trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc điều chỉnh này phải đáp ứng được việc giữ vững mục tiêu ban đầu của chính sách, chỉ điều chỉnh các biện pháp, cơ chế thực hiện mục tiêu. Hoạt động này phải hết sức cẩn thận và không làm biến dạng mục tiêu ban đầu [19, tr. 87].” Bước 6: Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách “Để đảm bảo cho chính sách được thực hiện đúng và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực. Cơ quan nhà nước thực hiện việc kiểm tra và nếu tiến hành thường xuyên để nắm vững được tình hình thực hiện chính sách, từ đó có những kết luận chính xác về chính sách. Công tác kiểm tra giúp các đối tượng thực hiện chính sách nhận ra những hạn chế để kịp thời điều chỉnh bổ sung, nâng cao hiệu quả do chính sách mang lại [19, tr. 88].” Bước 7: Đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm “Khâu này được tiến hành liên tục trong thời gian duy trì chính sách. Trong quá trình này có thể đánh giá từng phần hay toàn bộ chính sách; việc đánh giá này phải tiến hành đối với cả cơ quan nhà nước và đối tượng thực hiện chính sách [19, tr. 89].” 1.2.3. Ý nghĩa của việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng “Người có công với cách mạng là những người đã chịu nhiều những thiệt thòi trong cuộc sống, chiến tranh đã đi qua nhưng hậu quả để lại là rất lớn; mặc dù nhiều người vẫn còn sức lao động nhưng vẫn có rất nhiều người mãi mãi không thể đi lại và lao động, cuộc sống của họ gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng luôn mang lại nhiều ý nghĩa sâu sắc và đậm nét tính nhân văn. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 68 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 88 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 65 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 72 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
83 p | 82 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 49 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 78 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 74 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
73 p | 37 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
77 p | 49 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 46 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 33 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 48 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Phúc Yên- tỉnh Vĩnh Phúc
24 p | 51 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn