Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
lượt xem 6
download
Trên cơ sở đánh giá việc thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên ở huyện Quế Sơn giai đoạn 2015-2019, luận văn đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2019- 2025.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐẶNG THỊ THÙY VINH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TẠI HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm 2019
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐẶNG THỊ THÙY VINH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TẠI HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM Ngành : Chính sách công Mã số : 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI VIỆT HƯƠNG HÀ NỘI, năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong Luận văn Thạc sỹ Chính sách công với nội dung “Thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam” là hoàn toàn trung thực, không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và được sự hướng dẫn của TS Bùi Việt Hương. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Tác giả luận văn Đặng Thị Thùy Vinh
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Ở HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM ............................................................................ 9 1.1. Chính sách và chính sách việc làm cho thanh niên.................................... 9 CHƯƠNG 2: THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TẠI HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA .................................................................. 32 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên ở huyện Quế Sơn. ............................................ 32 2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên tại huyện Quế Sơn ................................................................................................ 38 2.3. Một số nhận xét về việc thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên tại huyện Quế Sơn ................................................................................................ 54 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Ở HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2020- 2025 ................................................................................................................. 62 3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên ở huyện Quế Sơn ........................................................................... 62 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên ở huyện Quế Sơn. .......................................................................... 63 KẾT LUẬN .................................................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 CBCC Cán bộ công chức 2 CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 3 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 4 HĐND Hội đồng nhân dân 5 LHTN Liên hiệp thanh niên 6 THPT Trung học phổ thông 7 TN Thanh niên 8 TNCS Thanh niên cộng sản
- DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Quế Sơn giai 1.1 35 đoạn 2014 – 2018 Số lượng TN được tư vấn, giới thiệu việc làm từ năm 2.1 42 2015-2019 2.2 Số học sinh THPT được định hướng nghề nghiệp 42
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc làm là một trong những nhu cầu cơ bản của con người để đảm bảo cuộc sống và sự phát triển toàn diện. Quyền lao động và đảm bảo việc làm của người lao động đã được khẳng định trong Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đã được cụ thể hoá trong Bộ luật Lao động đầu tiên ở nước ta. Việc làm, giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển kinh tế – xã hội của nước ta. Việc làm nói chung và việc làm cho thanh niên nói riêng hiện nay là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, mỗi đất nước nhằm hướng tới sự phát triển bền vững. Với cơ cấu dân số trẻ, thanh niên nước ta chiếm phần lớn lực lượng lao động trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho đất nước thì vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên trở nên cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết, nhất là trong xu thế hội nhập và phát triển. Giải quyết tốt vấn đề việc làm cho thanh niên vừa tạo điều kiện cho thanh niên có cơ hội đóng góp sức lao động, đảm bảo được cuộc sống cho bản thân, gia đình và phát triển kinh tế - xã hội đất nước, giảm bớt gánh nặng thất nghiệp và các tệ nạn xã hội. Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã chỉ rõ nhiệm vụ: “Nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên”. Nghị quyết đã đánh giá, phân tích thực trạng và định hướng yêu cầu tập trung cao giải quyết nội dung hết sức quan trọng về một số vấn đề lao động và việc làm cho thanh niên. Chiến lược phát 1
- triển thanh niên năm 2010 của Chính phủ xác định thất nghiệp là khó khăn lớn nhất mà thanh niên Việt Nam phải đối mặt. Chiến lươc này cũng khẳng định cần phải có hành động chính trị để giảm thiểu tình trạng thiếu việc làm trong thanh niên. Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách về việc làm cho thanh niên nhằm xúc tiến việc tạo thu nhập cho thanh niên. Huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, trong những năm qua đã thực hiện nhiều chính sách để tạo việc làm và thu nhập cho thanh niên trên địa bàn. Huyện cũng đã đầu tư cho các cơ sở dạy nghề, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư trên địa bàn huyện, nhờ đó nhiều cơ hội việc làm được tạo ra để giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm sức ép lao động di chuyển tự do về các thành phố lớn, phân bổ cơ cấu lao động hợp lý hơn, giảm các tệ nạn xã hội, góp phần củng cố, phát triển kinh tế xã hội, ổn định tình hình anh ninh trật tự tại địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên tại huyện Quế Sơn vẫn còn bất cập, gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp, thiếu việc làm cao và đang có xu hướng gia tăng, phần lớn thanh niên địa phương đã rời quê hương đi làm ăn xa tại các thành phố lớn. Nguyên nhân do đa số thanh niên còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong lao động còn hạn chế không đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng tại địa phương. Tinh thần vươn lên chủ động lập nghiệp của thanh niên cũng chưa cao, việc thu hút thanh niên vào học các nghề nông nghiệp rất khó khăn, phần lớn thanh niên đều có xu hướng ly hương để lập nghiệp. Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện có rất ít các khu, cụm công nghiệp, khu thương mại nên thanh niên trong độ tuổi lao động khó có cơ hội tìm kiếm việc làm… 2
- Xuất phát từ tầm quan trọng của việc làm và chính sách việc làm cho thanh niên, và xuất phát từ thực tiễn thực hiện chính sách việc làm ở huyện Quế Sơn, tác giả lựa chọn nội dung: “Thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Chính sách công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề chính sách việc làm chung và chính sách việc làm cho thanh niên nói riêng đã được nhiều nhà nghiên cứu và hoạt động thực tiễn quan tâm. Có thể kể đến các công trình như: O’Higgin (1997) trong công trình nghiên cứu “The challenges of youth unemployment”, đã nói về tình trạng thất nghiệp của giới trẻ, một thách thức lớn đối với nhiều quốc gia hiện nay, nhất là các quốc gia có nền kinh tế chậm phát triển và đang phát triển. Manning.C (1998) đã xuất bản “Choosy Youth or unwanted youth - a survey or unemployment” nói về sự lựa chọn, mong muốn của giới trẻ hiện nay trong việc tìm kiếm việc làm phù hợp, nhằm tránh khỏi tình trạng thất nghiệp đang đe dọa thường xuyên do những biến động khó lường của kinh tế thế giới, cũng như nền kinh tế của mỗi quốc gia. - Đỗ Thị Xuân Phượng (2005) công bố luận án tiến sĩ với đề tài: “Phát triển thị trường sức lao động, giải quyết việc làm qua thực tế ở Hà Nội”, trong đó đã làm rõ thực trạng việc làm của lao động ở Hà Nội cũng như các vấn đề đặt ra. - Nguyễn Văn Thắng với luận án tiến sĩ “Chính sách việc làm cho thanh niên vùng thu hồi đất của Hà Nội”, tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng các chính sách việc làm cho thanh niên vùng thu hồi đất của Hà Nội và đưa ra các giải pháp hoàn thiện việc thực hiện các chính sách này. - Bài viết của Thạc sĩ Nguyễn Thúy Hà (2013) về “Chính sách việc làm: 3
- thực trạng và giải pháp”. Bài viết tập trung nghiên cứu thực trạng, tình hình việc làm ở nước ta từ đó đưa ra những giải pháp cơ bản trong quá trình thực hiện chính sách lao động , việc làm ở nước ta trong những năm tới, đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại và sử dụng hợp lý nguồn lực lao động xã hội để phát triển kinh tế nước ta, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. - Luận văn thạc sĩ chuyên ngành chính sách công của Trần Thị Ngọc Thảo (năm 2018) về “ Thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam”. Luận văn này đã tập trung vào việc đánh giá tình hình thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên ở tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên ở nước ta hiện nay. - Bài viết “Chính sách việc làm ở Việt Nam: Thực trạng và định hướng hoàn thiện” của tác giả Trần Việt Tiến đăng trên Tạp chí Kinh tế và phát triển Số 181 Tháng 7/2012 đã góp phần làm rõ thực trạng chính sách việc làm ở nước ta hiện nay, từ đó đưa ra định hướng hoàn thiện chính sách việc làm tới năm 2020. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu khoa học cũng như tổ chức nhiều hội thảo về vấn đề này. Cụ thể như báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm các năm 2001 - 2005; Đánh giá thực trạng xây dựng và thực hiện các chính sách việc làm ở Việt Nam năm 2008; Chương trình Luận cứ khoa học xây dựng Chiến lược Việc làm Việt Nam và phát triển quan hệ lao động năm 2009; Hội thảo Chính sách việc làm, thị trường lao động và đề xuất nghiên cứu xây dựng Luật Việc làm, Hà Nội... Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc làm và giải quyết việc làm, đã có nhiều tác giả quan tâm, tìm hiểu và nghiên cứu ở nhiều góc 4
- độ, khía cạnh. Dưới góc độ pháp luật thì cho đến nay đã có một số tác giả công bố các tác phẩm khoa học nghiên cứu một vấn đề, khía cạnh, bộ phận hay một số quy định pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm chẳng hạn như TS. Lê Thị Hoài Thu, "Vấn đề xây dựng pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11, 2002; PGS.TS Phạm Công Trứ, "Một số vấn đề pháp lý về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6, 2003; ThS. Bùi Thị Kim Ngân, "Hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật về lao động nữ", Tạp chí Khoa học pháp lý, số 3, 2004; Phạm Kim Nhuận, "Quản lý cho vay Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm của Ngân hàng chính sách xã hội và những kiến nghị", Tạp chí Lao động Xã hội, số 265, 2005; TS Nguyễn Hữu Chí, "Quỹ bảo hiểm xã hội và một số vấn đề về bảo toàn, phát triển Quỹ bảo hiểm xã hội", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6, 2006; TS. Nguyễn Hữu Chí, "Vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực giải quyết việc làm… Vấn đề việc làm: phần lớn các nghiên cứu đều tập trung vào việc làm rõ khái niệm việc làm, tạo việc làm và các chính sách tạo việc làm cho người lao động, các đề tài nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau như luận văn cao học, luận văn tốt nghiệp đại học, chuyên đề thực tập hay các bài nghiên cứu cá nhân. Vấn đề này cũng được nghiên cứu ở những quy mô khác nhau: trong nền kinh tế xã hội, trong một ngành nghề hay một nhóm đối tượng khác nhau. Ngoài ra, phải kể đến nhiều nghiên cứu, bài viết cũng được đăng tải trên các báo, tạp chí, website. Nhìn chung, những công trình và bài viết đã tiếp cận nghiên cứu vấn đề việc làm, vấn đề tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến người lao động nói chung và đến vấn đề việc làm, tạo việc làm cho thanh niên ở nhiều góc độ, nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực khác nhau và gợi mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới rất bổ ích. Tuy 5
- nhiên, trong số các công trình đã nghiên cứu trên chưa có công trình nào nghiên cứu về giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Quế Sơn tỉnh Quảng Nam với tư cách là luận văn thạc sĩ dưới góc độ lao động việc làm. Trong luận văn này, tác giả sẽ cố gắng nghiên cứu vấn đề một cách cơ bản và hệ thống về vấn đề tạo việc làm phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Trên cơ sở đánh giá việc thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên ở huyện Quế Sơn giai đoạn 2015-2019, luận văn đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2019- 2025. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được những mục đích trên, luận văn giải quyết các nhiệm vụ: - Luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách công, chính sách việc làm và thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên. - Luận văn làm rõ thực trạng thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, làm rõ những vấn đề đặt ra. - Luận văn đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Việc thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Quế Sơn tỉnh Quảng Nam. - Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu việc thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam - Phạm vi về thời gian: Luận văn tập trung vào giai đoạn 2015-2019 6
- 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận - Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước, pháp luật và chính sách - Luận văn được nghiên cứu dựa trên quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với công tác thanh niên nói chung và chính sách việc làm cho thanh niên nói riêng. - Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở khoa học chính sách công 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng phương pháp luận của duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử - Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như: Phương pháp phân tích - tổng hợp, logic - lịch sử, hệ thống - cấu trúc, thống kê - so sánh, nghiên cứu tài liệu, tổng kết thực tiễn, Đặc biệt, luận văn sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, điều tra, thu thập thông tin và khảo sát qua mẫu phiếu in sẵn, tổng hợp thống kê số liệu, tư liệu, phân tích đánh giá các dữ liệu đã có. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Luận văn cung cấp những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về chính sách việc làm cho thanh niên ở nước ta nói chung, huyện Quế Sơn nói riêng. - Luận văn cung cấp thêm cơ sở khoa học cho hoạt động hoạch định chính sách, tạo điều kiện quan tâm và giải quyết tốt vấn đề việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện; góp phần thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững của huyện, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. 7
- 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương, 7 tiết. Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam Chương 2: Thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam - Thực trạng và những vấn đề đặt ra Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2020-2025 8
- CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Ở HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM 1.1. Chính sách và chính sách việc làm cho thanh niên 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản * Khái niệm việc làm Việc làm là một trong những nhu cầu cơ bản và cần thiết của con người để đảm bảo cuộc sống và sự phát triển toàn diện. Giải quyết việc làm và bảo đảm cho mọi người trong độ tuổi lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội. Việc làm là một phạm trù tổng hợp liên kết các quá trình kinh tế, xã hội và nhân khẩu, nó thuộc vấn đề chủ yếu nhất của toàn bộ đời sống xã hội. Đứng dưới mỗi góc độ khác nhau, có những cách hiểu khác nhau về việc làm. Cùng với sự phát triển của xã hội, hiện nay quan niệm về việc làm cũng được nhìn nhận một cách khoa học, đầy đủ và đúng đắn hơn. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra quan niệm về việc làm: “Người có việc làm là những người làm một việc gì đó, có được trả tiền công, lợi nhuận hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình, không nhận được tiền công hay hiện vật”. Ở Việt Nam, khái niệm việc làm đã được quy định cụ thể tại Điều 13 của Bộ luật lao động: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”. Khái niệm việc làm của Bộ luật lao động Việt Nam được cụ thể hóa, có thể hiểu dưới ba dạng hoạt động sau: 9
- Làm các công việc để nhận tiền công, tiền lương bằng tiền mặt hoặc hiện vật. Làm các công việc để thu lợi nhuận cho bản thân Làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù lao dưới hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó Như vậy, việc làm được hiểu đầy đủ như sau: Việc làm là hoạt động lao động hợp pháp, tương đối ổn định, tạo ra thu nhập hoặc có khả năng tạo ra thu nhập cho người thực hiện. * Khái niệm chính sách việc làm Nhà nước đóng vai trò và chịu trách nhiệm chính trong việc giải quyết việc làm thông qua các công cụ quản lý nhà nước. Một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước để giải quyết các vấn đề của xã hội nói chung và giải quyết việc làm nói riêng đó là chính sách. Chính sách giải quyết việc làm có thể hiểu là những biện pháp của Nhà nước tác động tới xã hội nhằm giải quyết các vấn đề về việc làm như thất nghiệp, khuyến khích người lao động tự tạo việc làm, hỗ trợ tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh để tạo việc làm cho người lao động. Chính sách việc làm là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các mục tiêu, giải pháp và công cụ nhằm sử dụng lực lượng lao động và tạo việc làm cho lực lượng lao động đó. Hay nói cách khác, chính sách việc làm là sự thể chế hóa pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực lao động và việc làm, là hệ thống các quan điểm, phương hướng, mục tiêu và các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động. * Thanh niên là gì? Trong bất kỳ quốc gia nào, thanh niên luôn là lực lượng dân số quan trọng cấu thành nên lực lượng lao động chủ yếu của nền kinh tế, là nhóm xã hội giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của quốc gia. Thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp giữa tuổi niên thiếu và tuổi trưởng thành nhưng là nhóm xã 10
- hội có tính độc lập. Thông thường ở các quốc gia trên thế giới, người trong nhóm tuổi 15-24 được gọi là thanh niên, nhưng tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, thanh niên thường được mở rộng sang nhóm tuổi 25-29 (vì thanh niên Việt Nam trưởng thành chậm hơn, nhất là khu vực nông thôn và tổ chức Đoàn thanh niên Việt Nam hoạt động đến độ tuổi 30). Thanh niên quy định Theo Luật Thanh niên Việt Nam năm 2005 là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi. * Chính sách việc làm cho thanh niên là gì? Chính sách việc làm cho thanh niên là quan điểm, các quyết định chính trị có liên quan với nhau của Nhà nước về việc làm cho thanh niên với mục tiêu, giải pháp cụ thể nhằm bảo đảm quyền có việc làm cho thanh niên. 1.1.2. Quan điểm của Đảng, Chính sách của Nhà nước về việc làm cho thanh niên Theo số liệu thống kê, hiện nay tỷ lệ thanh niên chiếm hơn 50% lực lượng lao động xã hội, là một tiềm năng vô cùng to lớn cho sự phát triển đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng nhanh chóng số người đến tuổi lao động, vấn đề tạo việc làm cho thanh niên ngày càng trở nên khó khăn hơn. Hiện nay hàng năm có hàng triệu thanh niên cần việc làm, bao gồm số thanh niên mới bước sang độ tuổi lao động, học sinh thôi học, công nhân dôi ra từ những xí nghiệp làm ăn thua lỗ, bộ đội xuất ngũ... chính vì vậy đòi hỏi Nhà nước phải quan tâm và có chính sách việc làm cho thanh niên. Vấn đề lao động và việc làm nói chung, việc làm của thanh niên nói riêng, nhất là thanh niên nông thôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách thiết thực nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ, đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tại hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp 11
- hành Trung ương Đảng (khóa X) đã ban hành Nghị quyết về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác TN thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa (CNH- HĐH)", trong đó có nhấn mạnh nội dung: Nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên, đây là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và tập trung chỉ đạo kịp thời trong thời gian qua với nhiều giải pháp cụ thể mang tính định hướng và bền vững như: Có chính sách tín dụng ưu đãi cho các cơ sở dạy nghề trên phạm vi cả nước, ưu đãi cho thanh niên được vay vốn giải quyết việc làm, chú trọng đến việc đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài, trong đó quan tâm đến việc giáo dục ý thức kỷ luật, kỹ năng lao động, kỹ năng tay nghề cho thanh niên. Quan tâm đến việc đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn, dân tộc thiểu số và bộ đội xuất ngũ. Khuyến khích thanh niên vươn lên lập thân, lập nghiệp và làm giàu chính đáng, biểu dương, tôn vinh, nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh tiêu biểu của thanh niên. Trước đó, để thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên, Luật Thanh niên số 53/2005/QH11. Luật Thanh niên số 53/2005/QH11. Tại Điều 10 - Quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong lao động có ghi rõ: (1) Thanh niên lao động đế lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng, góp phần xây dựng đất nước; (2) chủ động tiếp cận thông tin thị trường lao động; lựa chọn việc làm và nơi làm việc phù họp với khả năng của bản thân và nhu cầu của xã hội; (3) rèn luyện tác phong công nghiệp, năng lực quản lý, kinh doanh, tuân thủ kỷ luật lao động; phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; nâng cao trình độ nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triên khoa học và công nghệ; (4) xung kích thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Điều 18 về trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với thanh niên như sau: (1) Nhà nước có chính sách khuyến khích các 12
- tổ chức, cá nhân giải quyết việc làm cho thanh niên; ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai để phát triển giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu đa dạng về học nghề cho thanh niên; phát triển hệ thống các cơ sở dịch vụ tư vấn giúp thanh niên tiếp cận thị trường lao động; ưu tiên dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn, thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, thanh niên tình nguyện sau khi hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triến kinh tế - xã hội; thanh niên của hộ nghèo được vay vốn từ quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, quỹ xoá đói, giảm nghèo, vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tự tạo việc làm; (2) Nhà nước có cơ chế, chính sách giao cho tổ chức thanh niên huy động thanh niên thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các chương trình, dự án khác đê thanh niên có điều kiện phấn dấu, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp; (3) Nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, đất dai để khuyến khích các doanh nghiệp tạo chỗ ở cho lao động trẻ của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân xây nhà cho thuê, bán cho thanh niên theo phương thức trả dần với thời hạn và giá cả hợp lý ở những nơi tập trung đông lao động trẻ; (4) Gia đình có trách nhiệm giáo dục ý thức lao động, tôn trọng sự lựa chọn nghề nghiệp, việc làm của thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên có việc làm. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 103/2008/QĐ-TTg ngày 21/07/2008 về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015”. Mục tiêu trọng tâm của Đề án là: “Nâng cao nhận thức của TN và toàn xã hội về học nghề, lập nghiệp; tạo bước đột phá về tăng số lượng và nâng cao chất lượng dạy nghề, tạo việc làm cho thanh niên, nhằm phát huy và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, nhất là thanh niên đáp ứng yêu cầu CNH- HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế”. 13
- Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg). Trong đó nói rõ nhóm đối tượng là: (1) lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Trong đó ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác; (2) Cán bộ chuyên trách đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, chính quyền và công chức chuyên môn xã; cán bộ nguồn bổ sung thay thế cho cán bộ, công chức xã đến tuổi nghỉ công tác hoặc thiếu hụt do cơ học có độ tuổi phù hợp với quy hoạch cán bộ đến năm 2015 và đến năm 2020. Nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động nói chung, đặc biệt cho các đối tượng lao động là thanh niên nói riêng, từ năm 2011 đến nay, Chính phủ đã ban hành rất nhiều chủ trương, chính sách quan trọng, cụ thể là: Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/ 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm. Nghị định dành riêng chương 4 nói về “Hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên”. Đối tượng hỗ trợ đào tạo nghề là thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội được hỗ trợ đào tạo nghề khi đáp ứng các điều kiện: (1) Có nhu cầu đào tạo nghề trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; (2) Chưa được hỗ trợ đào tạo nghề từ chính sách hỗ trợ đào tạo nghề khác có sử dụng nguồn kinh phí của 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 68 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 88 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 65 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 72 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
83 p | 82 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 49 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 78 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 74 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
73 p | 37 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
77 p | 49 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 46 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 33 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 48 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Phúc Yên- tỉnh Vĩnh Phúc
24 p | 51 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn