intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Vai trò của quản lý nhà nước nhằm giảm rủi ro trong thực hiện hợp đồng mua bán cá tra giữa nông dân và doanh nghiệp

Chia sẻ: Ganuongmuoimatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

44
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tìa là tìm hiểu vì sao ngành cá tra nói riêng và thủy sản Việt Nam nói chung có nhiều lợi thế phát triển, nhất là có lợi thế về điều kiện nuôi trồng và chế biến nhưng việc mua bán nguyên liệu luôn gặp khó khăn, giá cả và lượng cung ứng luôn biến động, các chủ thể mua bán ( nông dân và doanh nghiệp ) luôn gặp rủi ro, thị trường không ổn địnhlàm cho năng lực cạnh tranh của ngành cá nhiều gặp khó khăn. Nói cách khác, đề tài sẽ tập trung tìm hiểu những rủi ro xảy ra đối với các bên tham gia và nguyên nhân nào dẫn đến việc mua bán thông qua hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp luôn bị phá vỡ đề tìm ra những giải pháp khăc phục tình hình trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Vai trò của quản lý nhà nước nhằm giảm rủi ro trong thực hiện hợp đồng mua bán cá tra giữa nông dân và doanh nghiệp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ---o0o--- NGUYỄN PHƯƠNG LAM VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM GIẢM RỦI RO TRONG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN CÁ TRA GIỮA NÔNG DÂN VÀ DOANH NGHIỆP Ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Duy Nghĩa TP. Hồ Chí Minh, năm 2013
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2013 Tác giả Nguyễn Phương Lam
  3. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô giảng dạy tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường và thực hiện luận văn tốt nghiệp cuối khóa về đề tài “Vai trò của quản lý nhà nước nhằm giảm rủi ro trong thực hiện hợp đồng mua bán cá tra giữa nông dân và doanh nghiệp”. Đặc biệt luận văn này không thể hoàn thành nếu không được sự hướng dẫn tận tình và góp ý chỉnh sửa của PGS.TS Phạm Duy Nghĩa. Xin kính gửi đến Thầy lời cảm ơn sâu sắc! Trong thời gian làm luận văn, tôi được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cơ quan và cá nhân trong quá trình khảo sát, thu thập thông tin phục vụ cho luận văn. Tôi xin chân thành cám ơn sự nhiệt tình đón tiếp của Ban giám đốc các doanh nghiệp: Công ty CP Thủy sản Bình An, Công ty CP Chế biến Thủy sản Hiệp Thanh, Công ty CP Nam Việt, Công ty CP XNK Thủy sản Cửu Long đã đón tiếp để cùng trao đổi những nội dung liên quan đến đề tài. Xin cảm ơn Viện Chiến lược và Chính sách (IPSARD), Trung tâm Tin tức, Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh (HTV) đã cung cấp các tài liệu, tư liệu tham khảo. Xin cám ơn Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến Thủy sản An Giang (AFA) đã trợ giúp trong việc khảo sát các hộ nông dân và doanh nghiệp. Tác giả cũng xin cảm ơn Ban Vận động Thành lập Hiệp hội Cá Tra Việt Nam đã có những thông tin hữu ích khi được cùng làm việc trong quá trình vận động và được tin tưởng giao soạn thảo đề án sản xuất và tiêu thụ cá tra, là cơ sở phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Tác giả cũng xin cảm ơn ban giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh tại Cần Thơ, đơn vị công tác, đã động viên và tạo điều kiện về thời gian cho quá trình nghiên cứu được hoàn tất. Sau cùng, tác giả xin gửi đến lời cám ơn đến quý cán bộ trợ giảng, quản lý thư viện, phòng máy tính của Chương trình và bạn học cùng khóa đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình tìm kiếm thông tin cho luận văn. Xin kính gửi lời cám ơn và lời chào trân trọng! Cần Thơ, ngày 26 tháng 04 năm 2013 Tác giả Nguyễn Phương Lam
  4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... ii TÓM TẮT ................................................................................................................................ v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HỘP ........................................................................... ix DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ ............................................................................. x CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU...................................................................................................... 1 1.1 Bối cảnh chính sách .................................................................................................. 1 1.2 Vấn đề chính sách ..................................................................................................... 1 1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 2 1.4 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 2 1.5 Dữ liệu thu thập ........................................................................................................ 3 1.6 Bố cục luận văn......................................................................................................... 4 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH ...................................... 6 2.1 Quan hệ mua bán trong ngành nông nghiệp và thất bại của thị trường. ............. 5 2.1.1 Các giai đoạn phát triển nông nghiệp ................................................................. 5 2.1.2 Chuỗi giá trị ngành cá tra Việt Nam ………. ..................................................... 7 2.1.3 Thất bại của thị trường mua bán cá tra nguyên liệu ………. ........................... 10 2.1.4 Một số mô hình thu mua nông sản ở Việt Nam phục vụ cho quá trình nghiên cứu .......................................................................................................................... 11 2.1.5 Chính sách thu mua lúa gạo và trái cây ở các nước ................................................. 15 2.2 Ngành thủy sản Việt Nam và sự can thiệp của nhà nước ....................................... 20 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ MUA BÁN NÔNG SẢN GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG DÂN ........................................................................... 21
  5. iv 3.1 Thực trạng tình hình nuôi và mua bán nông thủy sản tại ĐBSCL.......................... 21 3.2 Nhũng rủi ro trong quá trình nuôi và cung ứng nguyên liệu thủy sản ở Việt Nam 21 3.3 Phân tích những vấn đề liên quan đến quan hệ mua bán ........................................ 24 3.2.1 Mối quan hệ mua bán dưới góc độ quan hệ xã hội .............................................. 25 3.2.2 Mối quan hệ mua bán dưới góc lợi ích kinh tế .................................................... 26 3.2.3 Mối mối quan hệ mua bán dưới góc thể chế và pháp luật hiện hành................... 28 3.2.4 Mối quan hệ mua bán dưới góc độ các tổ chức liên quan.................................... 33 3.3 Sự điều tiết của chính phủ trong thị trường nguyên liệu thủy sản .......................... 36 CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC NHẰM GIẢM RỦI RO TRONG MUA BÁN NÔNG SẢN ................................................. 38 4.1 Những vấn đề phát hiện trong đề tài nghiên cứu .................................................... 38 4.2 Những giải pháp khuyến nghị ................................................................................. 39 4.3 Những hạn chế của luận văn ................................................................................... 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………… 43 PHỤ LỤC……………………………………………………………………............ . 46
  6. v TÓM TẮT Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, có ảnh hưởng lớn trong phát triển kinh tế chung của đất nước. Chính nông sản đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu đứng đầu về các mặt hàng: gạo, cà phê, cá tra… trên thế giới. Mặc dù phát triển nhanh và đóng góp lớn cho nền kinh tế trong thời gian qua nhưng nông nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế và dễ bị tổn thương. Chuỗi giá trị còn nhiều điểm yếu, trong đó cung ứng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất là vấn đề lớn mà ở đó chính nông dân và doanh nghiệp đang phải đối phó hàng ngày, đã và đang ảnh hưởng lớn đến năng lực sản xuất và cạnh tranh của nông nghiệp nói chung và ngành cá tra nói riêng. Trong chuỗi giá trị sản xuất, cung ứng nguyên liệu là phân khúc quan trọng, nếu ổn định sẽ góp phần cho chuỗi giá trị đạt hiệu quả. Dù có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhưng thực tế việc sản xuất, cung ứng nguyên liệu cho sản xuất luôn trong tình trạng thừa, thiếu và giá cả biến động thất thường trong nhiều năm qua. Từ thực tế của ngành, để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng mua bán không ổn định giữa cung ứng và tiêu thụ nguyên liệu nông sản, đề tài tiến hành phân tích, tìm hiểu những rủi ro trong quá trình thu mua nông sản và những yếu tố tác động khác liên quan đến các vấn đề chính sách công. Nội dung nghiên cứu chính là tập trung vào mối quan hệ mua bán nguyên liệu cá tra thông qua hợp đồng giữa hai chủ thể là nông dân và doanh nghiệp. Vấn đề chính sách công được xác định gồm: Những nguyên nhân nào đã dẫn đến hợp đồng mua bán nông sản giữa nông dân và doanh nghiệp thường xuyên bị vi phạm? Trong cơ chế thị trường, nhà nước có nên tham gia điều tiết bằng các công cụ thể chế để giúp mối quan hệ mua bán hiệu quả hơn? Việc quy định giá thu mua nguyên liệu của nhà nước có tạo tính khả thi, đảm bảo lợi ích cho cả nông dân và doanh nghiệp? và Chính phủ có cần phải điều chỉnh các chính sách hiện tại để giảm tổn thất cho ngành nông nghiệp? Kết quả nghiên cứu cho thấy, có nhiều yếu tố là nguyên nhân ảnh hưởng đến mối quan hệ mua bán giữa doanh nghiệp và hộ nông dân. Vốn xã hội là yếu tố quan trọng, hiện đang giảm sút do quá trình cạnh tranh, kinh doanh chạy theo lợi nhuận, không tuân thủ theo những quy tắc vốn được gầy dựng trước đây trong xã hội đã làm niềm tin giữa người mua và bán mất dần, dẫn đến nhiều doanh nghiệp và cả người nuôi gia tăng chi phí giao dịch. Ở góc độ lợi ích kinh tế, do các chủ thể luôn muốn đạt lợi ích trước mắt của mình
  7. vi nên sẵn sàng phá bỏ những cam kết trước đó. Một phát hiện của đề tài cho thấy, do thiếu thông tin, nông dân “mù” thông tin hay kinh tế học gọi là thông tin bất cân xứng thì một khi thông tin bất cân xứng sẽ dẫn đến mối quan hệ kinh tế không hài hòa về lợi ích, làm tăng sức ép trong thương lượng mua bán nên khi bị thiệt hại, một trong các bên sẽ tiến tới vi phạm cam kết để đảm bảo lợi ích riêng của mình. Thông tin bất cân xứng là nguyên nhân dẫn đến thất bại của thị trường. Ở góc độ thể chế và hệ thống pháp lý, những văn bản pháp luật hiện hành không có nhiều tác dụng hữu ích và đảm bảo lợi ích hay giảm thiểu rủi ro cho các bên. Tính hiệu quả của văn bản pháp luật khi ban hành và khả năng thực thi chưa cao dẫn đến các hoạt động mua bán và sản xuất chế biến chưa thể giải quyết hết những biến động về lượng cung và giá cả. Biện pháp chế tài hiện cũng chưa đủ mạnh để khuyến khích hoặc ràng buộc các bên tham gia nghiêm túc mua bán theo hợp đồng hay sẵn sàng khởi kiện khi có tranh chấp. Từ những kết quả nghiên cứu phát hiện được, đề tài đã đưa ra những giải pháp đề xuất, gồm (1) Cải thiện và sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan đến quá trình mua bán nông sản, trong đó cụ thể một số luật, nghị định của chính phủ cần chi tiết, thiết thực, rõ ràng hơn nhằm giải quyết những vấn đề khó khăn của ngành, đồng thời cần thay đổi để tăng cường biện pháp chế tài của luật đối với các bên tham gia, khuyến khích các bên tôn trọng pháp luật thông qua hợp đồng đã ký kết; (2) Tăng cường vai trò và hoạt động của các tổ chức như: hiệp hội ngành hàng, hợp tác xã, trung tâm khuyến nông…giúp cung cấp thông tin thị trường cho nông dân hiệu quả hơn và trợ giúp các bên đảm bảo lợi ích trong quá trình mua bán và (3) Nhà nước trợ giúp các chương trình hỗ trợ đào tạo kiến thức cho các đối tương tham gia, đặc biệt là nông dân sản xuất để đảm bảo hài hòa lợi ích, tạo sự ổn định cho cung ứng nguyên liệu và tăng trách nhiệm xã hội của người dân.
  8. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt AFA An Giang Fisheries Association Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến Thủy sản An Giang AVRDC Asian Vegetable Research Trung tâm Phát triển Rau quả Châu Á Devlopment Center ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm Bộ NN& PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn BULOG Bureau of Logistic Indonesia Cơ quan Hậu cần Indonesia ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long HTX Hợp tác xã IPSARD Institute of Policiy and Strategy for Viện Chính sách và Chiến lược Phát Agriculture and Rural Development triển Nông nghiệp Nông thôn MDF Mekong Development Fund Quỹ Phát triển Mekong OECD Organisation for Economic Co- Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế operation and Development PPP Public Private Partnerships Hợp tác Công tư TTKC Trung tâm Khuyến công TTKN Trung tâm Khuyến nông UBND Ủy ban Nhân dân USD United State Dollar Đồng đô la Mỹ VASEP Vietnam Association of Seafood Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy Exporters and Producers sản Việt Nam VBARD Vietnam Bank for Agriculture and Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Rural Development Nông thôn Việt Nam VBSP Vietnam Bank for Social Policies Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam VICOFA Vietnam Coffee and Cocoa Hiệp hội Cà phê Ca Cao Việt Nam Association
  9. viii VFA Vietnam Food Association Hiệp hội Lương thực Việt Nam WB World Bank Ngân hàng Thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
  10. ix DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HỘP Bảng 3.1 Đánh giá hiệu quả của các văn bản pháp luật theo tiêu chí OECD ........................ 30 Hộp 3-1: Nhận định của luật sư về khả năng thương lượng đàm phán hợp đồng của nông dân…………………………………………………………………………………………. 27 Hộp 3-2: Quy định về thời gian giải quyết tranh chấp tại tòa án ở Việt Nam…………… 30 Hộp 3-3: Quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết tranh chấp………………………………………………………………………………………… 32
  11. x DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Hình 2.1- Chuỗi giá trị cá tra Việt Nam .................................................................................. 7 Hình 2.2- Mô hình “cánh đồng mẫu lớn” của Công ty BVTV An Giang ............................. 12 Hình 2.3- Mô hình hợp tác Công tư trong phát triển cà phê tỉnh Đaklak .............................. 13 Hình 2.4- Mô hình điều phối hợp tác PPP ngành cà phê tỉnh Daklak ................................... 14 Hình 2.5- Mô hình thu mua nông thủy sản của Metro Cash and Carry Việt Nam. ............... 14 Hình 2.6- Mô hình trồng và thu mua rau quả tại Đài Nam, Đài Loan. .................................. 16 Hình 2.7- Kim ngạch sản lượng và giá cá xuất khẩu đến năm 2012…………….………… 19 Hình 2.8- Quy hoạch diện tích và sản lượng nuôi cá tra vùng ĐBSCL đến 2020 ................. 19 Hình 2.9- Thời gian thực hiện giải quyết tranh chấp tại tòa án ở Việt Nam ......................... 31
  12. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh chính sách Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định trong một thời gian dài vừa qua do sự đóng góp đáng kể của ngành nông nghiệp. Giá trị kim ngạch hàng năm của các mặt hàng nông sản xuất khẩu như gạo 3,6 tỷ USD, cà phê 3,4 tỷ USD, tôm 2,3 tỷ USD, cá tra 1,8 tỷ USD… đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu đứng đầu thế giới trong các mặt hàng nói trên và nông nghiệp trở thành những ngành đóng góp lớn cho nền kinh tế. Mặc dù phát triển nhanh và có ảnh hưởng trên thị trường lương thực thế giới nhưng ngành nông nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế và dễ bị tổn thương. Chuỗi giá trị còn nhiều điểm yếu, trong đó cung ứng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất là vấn đề lớn ảnh hưởng lớn đến năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh của ngành. Nông dân là người chủ động làm ra sản phẩm nhưng họ phải đối phó với rất nhiều rủi ro, từ tác động của thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, tuân thủ tiêu chuẩn khắc khe, cạnh tranh giá cả… trong khi năng lực sản xuất yếu nên hầu như họ không có khả năng để kiểm soát, không có sức thương lượng, khả năng tiếp cận thông tin hạn chế nên thường chịu nhiều thiệt thòi. Đối với doanh nghiệp, ngoài cạnh tranh trên thị trường nước ngoài, trong nước phải đối phó với vấn đề về giải quyết lao động, cạnh tranh nội bộ ngành… đang là một sức ép lớn. Trong khi các chính sách hiện tại liiên quan đến ngành thủy sản, đặc biệt là quan hệ mua bán nông sản vẫn chưa có được thiết lập và làm cho việc cung ứng nguyên liệu trong ngành luôn gặp khó khăn. 1.2 Vấn đề chính sách Đối với gạo, cà phê hay một số loại nông sản khác được xem là khá ổn định về cung ứng nguyên liệu, các ngành còn lại như tôm, cá, đặc biệt là cá tra, vấn đề chính sách là hiện nay không có chính sách nào cụ thể từ quy hoạch vùng nuôi, quy định về tiêu chuẩn chất lượng, hợp tác giữa nuôi trồng và chế biến đến kinh doanh xuất khẩu. Các hộ nông dân than phiền thường xuyên bị ép giá, khi có những chi phí phát sinh trong quá trình nuôi trồng thì không nhận được sự hỗ trợ nào từ phía doanh nghiệp, doanh nghiệp ít chia sẻ lợi nhuận và rủi ro với nông dân. Đối với doanh nghiệp, nông
  13. 2 dân thường mang tính đối phó, thường thấy lợi ích trước mắt, thường sử dụng các loại chất cấm để vi phạm hay không đảm bảo quy trình nuôi trồng… làm cho sản phẩm đầu ra không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp chế biến. Bên cạnh chính sách, hệ thống luật hiện chưa đủ mạnh để ràng buộc các đối tượng thực thi, chưa khuyến khích các bên tham gia khởi kiện khi có tranh chấp, các biện pháp chế tài hiện hành chưa đủ mạnh để có thể giúp các bên thực hiện nghiêm túc hợp đồng. Vì vậy việc các bên vì lợi ích riêng thường hay tìm cách vi phạm hợp đồng ký kết là nguyên nhân gây bất ổn của thị trường nguyên liệu sản xuất. 1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu vì sao ngành cá tra nói riêng và thủy sản Việt Nam nói chung có nhiều lợi thế phát triển, nhất là có lợi thế về điều kiện nuôi trồng và chế biến nhưng việc mua bán nguyên liệu luôn gặp những khó khăn, giá cá và lượng cung ứng luôn biến động, các chủ thể mua bán (nông dân và doanh nghiệp) luôn gặp rủi ro, thị trường không ổn định làm cho năng lực cạnh tranh của ngành cá nhiều gặp khó khăn. Nói cách khác, đề tài sẽ tập trung tìm hiểu những rủi ro xảy ra đối với các bên tham gia và nguyên nhân nào dẫn đến việc mua bán thông qua hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp luôn bị phá vỡ để tìm ra những giải pháp khác phục tình hình trên. Để tiến hành phân tích và lý giải, đề tài nêu lên 03 vấn đề chính sách công: 1. Những nguyên nhân nào đã dẫn tới hợp đồng mua bán nông sản giữa nông dân và doanh nghiệp thường xuyên bị vi phạm? 2. Trong cơ chế thị trường, nhà nước có nên tham gia điều tiết bằng các công cụ thể chế để giúp mối quan hệ mua bán hiệu quả hơn? 3. Việc quy định giá thu mua nguyên liệu của nhà nước có tạo tính khả thi cho việc thực thi hợp đồng và đảm bảo lợi ích của nông dân và doanh nghiệp? Chính phủ cần có điều chỉnh chính sách hiện tại để đảm bảo lợi ích cho người nông dân, doanh nghiệp và giảm tổn thất cho ngành nông nghiệp? 1.4 Phạm vi nghiên cứu Do một số ngành nông nghiệp như gạo, tôm, cá tập trung phần lớn ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và để phản ánh mối quan hệ mua bán nông sản cụ thể, đề tài
  14. 3 chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi ngành cá tra tại ĐBSCL. Cụ thể, đề tài sẽ phân tích các trường hợp điển hình của doanh nghiệp xuất khẩu và những hộ nuôi cá tập trung để tìm hiểu về những vấn đề chính sách. 1.5 Dữ liệu thu thập Đề tài sẽ tập trung tìm kiếm các thông tin liên quan như: • Luật và văn bản pháp quy có liên quan: luật dân sự, luật doanh nghiệp, luật thủy sản, luật đất đai. Các nghị định của chính phủ về việc kinh doanh và xuất khẩu gạo, quản lý sản xuất và tiêu thụ cá tra, basa. Các văn bản pháp quy của các Bộ, ngành, UBND các địa phương về việc quản lý sản xuất và xuất khẩu nông thủy sản. • Số liệu thống kê (nguồn thông tin thứ cấp): Tổng cục thống kê, Cục thống kê các tỉnh, Bộ NNPTNT, báo cáo ngành nông thủy sản, Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), văn phòng luật sư, báo cáo nghiên cứu chính sách… Các nguồn thông tin cần thu thập và ghi nhận (nguồn thông tin sơ cấp) • Tổ chức khảo sát các đối tượng hộ nông dân và doanh nghiệp chế biến trên phạm vi tỉnh An Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp. Hình thức khảo sát trực tiếp là phỏng vấn trực tiếp do các kỹ sư nông nghiệp và cán bộ tuyên truyền HTX trên địa bàn các huyện hỗ trợ. Tác giả tổ chức hướng dẫn cách thức điền phiếu và phương pháp phỏng vấn. Tổng số phiếu phát ra là 80, tổng số thu về là 62, gồm 58 hộ nông dân và 04 doanh nghiệp. Cách chọn mẫu được thực hiện lấy mẫu ngẫu nhiên với tỷ lệ 20% trong tổng số mẫu của mỗi huyện/ hiệp hội theo danh sách. • Hồ sơ tranh chấp giữa nông dân và doanh nghiệp, các mẫu hợp đồng thực tế đang phát sinh. • Khảo sát, phỏng vấn, ghi nhận ý kiến tổ chức có liên quan (tổ chức, hiệp hội ngành nghề…), luật sư, chuyên gia trong ngành. • Mô hình và kinh nghiệm thực tiễn trồng trọt và thu mua nông sản như trái cây và rau quả ở Đài Loan, ngành gạo ở Thái Lan và Indonesia và Việt Nam.
  15. 4 1.6 Bố cục luận văn Chương 1: Dẫn nhập Nội dung chương 1 sẽ giới thiệu về thực trạng của ngành nông nghiệp Việt Nam. Mô tả những vấn đề mà ngành đang gặp phải, xác định những các nội dung cần quan tâm để đưa ra vấn đề chính sách công. Chương 2: Phương pháp luận và Khung phân tích Nội dung chương 2 là trình bày về cơ sở lý thuyết, những phương pháp luận để phân tích vấn đề cần nghiên cứu. Cụ thể, đề tài sẽ sử dụng các mô hình lý thuyết và khung lý thuyết đã học bao gồm: - Chuỗi giá trị ngành hàng: chuỗi giá trị sẽ cung cấp khung phân tích về quá trình sản xuất kinh doanh của một ngành hàng từ các công đoạn nuôi trồng, cung ứng nguyên liệu cho sản xuất đến sản phẩm cuối cùng và đến nguời tiêu dung. Trong mỗi giai đoạn có sự gắn kết và tham gia của nhiều tác nhân khác nhau, qua đó cho thấy những vấn đề phát sinh trong từng công đoạn cần giải quyết để tạo ra giá trị tối đa trong toàn chuỗi. - Lý thuyết về lợi ích của các bên liên quan để phân tích những lợi ích và thiệt hại của các bên tham gia trong quan hệ mua bán nông sản, những thiệt hại đó là gì, khả năng đàm phán, thương lượng để cân bằng lợi ích. - Sử dụng lý thuyết thất bại của thị trường để tìm hiểu nguyên nhân nào làm cho thông tin bất cân xứng trên thị trường mua bán nông sản, những hệ quả làm thiệt hại cho người mua và người bán, từ đó xây dựng các giải pháp khắc phục. - Khung phân tích OECD về tính hiệu quả của các văn bản pháp luật trong ngành ngành nông thủy sản để xác định những hạn chế và giải pháp điều chỉnh các văn bản pháp luật hiện hành. Chương 3: Phân tích mối quan hệ mua bán giữa doanh nghiệp và nông dân Nội dung chương 3 là tìm hiểu và phân tích thực trạng tình hình mua bán nguyên liệu để mô tả mối quan hệ thu mua giữa nông dân và doanh nghiệp. Chương này sẽ tập trung phân tích những rủi ro của các chủ thể tham gia mua bán cá tra và những góc độ khác tác động tạo ra rủi ro như: quan hệ xã hội, quan hệ về lợi ích, quan hệ trong thể chế
  16. 5 và những tác động của chính sách, vai trò của các tổ chức, định chế tài chính, các tổ chức xã hội… có liên quan trong việc hỗ trợ và tác động đến ngành nông nghiệp. Chương 3 cũng kết hợp xem xét vai trò của nhà nước thông qua các chính sách liên quan đến mua bán nông sản ở Việt Nam từ đó xây dựng khung giải pháp kiến nghị về mặt chính sách để giải quyết vấn đề mô tả trên trong chương 4. Chương 4: Kiến nghị chính sách tăng cường vai trò của nhà nước nhằm giảm thiểu rủi ro trong mua bán nông sản Chương 4 rút ra những vấn đề phát hiện và đưa ra những kiến nghị về mặt chính sách đối với nhà nước nhằm được giảm thiểu rủi ro cho các đối tượng tham gia để đảm bảo sự ổn định và phát triển ngành nông nghiệp bền vững. Đề tài cũng sẽ nêu những giới hạn trong quá trình nghiên cứu để tiếp tục thực hiện về sau. Phụ lục và tài liệu tham khảo Phần phụ lục bao gồm mẫu câu hỏi khảo sát và bảng thống kê kết quả điều tra hộ nông dân và doanh nghiệp chế biến đánh giá về tính hiệu quả của các văn bản pháp luật. Mục tài liệu tham khảo sẽ liệt kê các tài liệu mà tác giả đã đọc, trích dẫn và tham khảo nội dung liên quan đến quá trình thực hiện nghiên cứu.
  17. 6 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH 2.1 Quan hệ mua bán trong ngành nông nghiệp và thất bại của thị trường. 2.1.1 Các giai đoạn phát triển nông nghiệp Ngành nông nghiệp Việt Nam đã qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau nên quá trình sản xuất kinh doanh có những thay đổi theo từng thời kỳ với những đặc trưng riêng. Trong giai đoạn thập niên 1950 đến 1970, nông nghiệp mang nét truyền thống với đặc trưng mang nét tự cung tự cấp, gắn liền với phong tục tập quán với mục đích đảm bảo đời sống gia đình, do vậy quá trình mua bán diễn ra ít và chủ yếu là trao đổi. Bước sang giai đoạn chuyển dịch cơ cấu, đa dạng hóa cây trồng từ thập niên 70, nền nông nghiệp đang chuyển dần từ tự cung tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hóa với đặc trưng cơ bản là tăng năng suất lao động, bắt đầu áp dụng công nghệ sinh học để giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động. Trong giai đoạn này, các hoạt động trao đổi mua bán bắt đầu diễn ra nhưng chưa thực sự mang tính kinh doanh thương mại. Giai đoạn thứ ba là từ thập niên 1980 đến nay, nông nghiệp bắt đầu chuyển sang chuyên môn hóa sản xuất với đặc trưng là sản xuất theo hình thức chuyên môn, phát triển lợi thế theo quy mô. Giai đoạn này vốn, công nghệ được kết hợp với công nghệ sinh học để tăng năng suất với mục đích chính là trao đổi thương mại và lợi nhuận. Đặc thù nông nghiệp Việt Nam chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, chưa có nhiều nông trại, trang trại có diện tích lớn, ứng dụng đồng bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ nên quá trình thu mua cũng diễn ra tương ứng. Hình thức mua bán quy mô nhỏ trực tiếp giữa nhà máy sản xuất với từng hộ hoặc gián tiếp thông qua thương lái chủ yếu thực hiện nhằm cam kết về mặt thanh toán tiền hàng trong quá trình vận chuyển và giao nhận. Trong vài thập niên gần đây, nông nghiệp tiến dần đến sản xuất quy mô lớn, những hộ sản xuất quy mô nhỏ đang giảm dần sức cạnh tranh nên đã chuyển hướng hợp tác hoặc cho thuê đất, hình thành những tổ hợp tác hoặc những trang trại quy mô lớn, từ vài chục đến hàng trăm
  18. 7 hecta diện tích nuôi trồng 2 và các giao dịch mua bán tiến dần đến những quy chuẩn pháp luật hơn. 2.1.2 Chuỗi giá trị ngành cá tra Việt Nam Đối với ngành cá tra, từ năm 2000, cá tra Việt Nam bắt đầu được biết đến và tiếp cận thị trường các nước. Ngành thủy sản Việt Nam nói chung và cá tra nói riêng tăng trưởng nhanh từ năm 2002 và đến 2011 là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn gần 2 tỷ USD, đóng góp chung cho ngành thủy sản và nông nghiệp của Việt Nam. Mặc dù phát triển nhanh và có ảnh hưởng trên thị trường lương thực thế giới nhưng ngành nông nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế và dễ bị tổn thương. Để tìm hiểu những vấn đề của ngành cá tra, đề tài nghiên cứu tiếp cận tìm hiểu những vướng mắc của ngành thông qua chuỗi giá trị. Hình 2.1: Chuỗi giá trị cá tra Việt Nam Nguồn: tác giả lượt ghi (2013) • Thị trường tiêu thụ của ngành cá tra được xem là khá ổn định khi hiện nay ngành cá tra có trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu và tiêu thụ cá tra. Các thị trường tiêu thụ lớn là Hoa Kỳ, EU, Trung Đông, Nga và một số thị 2 Tác giả ghi nhận thực tế và qua phỏng vấn trực tiếp. Mặc dù Luật Đất đai năm 2003 chưa cho phép mở rộng hạn điền đối với chủ sở hữu nhưng trên thực tế những người tham gia nuôi trồng tìm cách kết hợp diện tích hoặc hợp thức hóa diện tích để tập trung sản xuất theo quy mô. Diện tích nuôi cá bình quân ở ĐBSCL của các hộ từ 2-5ha, một số hộ có quy mô từ 20-50ha, các doanh nghiệp có vùng nuôi riêng lên đến hơn 100 ha mặt nước.
  19. 8 trường mới nổi như Nam Phi, Canada, Mexico, Ai Cập…. đã được tiếp cận và xuất khẩu ngày một gia tăng. Ngoài các tiêu chuẩn khắt khe và những rào cản về thuế chống bán phá giá, các doanh nghiệp trong ngành đã quen dần và từng bước đảm bảo các quy trình về chất lượng cũng như giá bán. Điểm ổn định của khâu thị trường tiêu thụ là các doanh nghiệp chế biến làm ăn quốc tế nên các hợp đồng kinh doanh được ký kết chặt chẽ, tạo cơ sở vững chắc cho việc mua bán. Một số hạn chế không đáng kể ở khâu tiêu thụ là các doanh nghiệp vẫn đang phải cạnh tranh giá cả và hiện giá bán trên thị trường giảm sút do chính sác doanh nghiệp cùng ngành cạnh tranh lẫn nhau, song việc này đang được các doanh nghiệp khắc phục trong thời gian gần đây. • Chế biến và Thương mại trong ngành cá tra thường đi đôi với nhau do có liên hệ chặt chẽ với nhau, song khâu thương mại là một vấn đề cần được tháo gỡ trong chuỗi giá trị ngành cá. Về quy mô sản xuất và chế biến, vùng ĐBSCL hiện có 136 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cá tra, trong đó có 64 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu, nhưng có đến 72 công ty thương mại. Theo VASEP (2012), trong các doanh nghiệp chế biến, chỉ có 5 doanh nghiệp có công suất chế biến trên 100 tấn/ngày, 10 doanh nghiệp có công suất khoảng 100 tấn/ngày, còn lại hầu hết là doanh nghiệp có công suất nhỏ. Như vậy hầu như hiện nay ngành phát triển tự phát, không có sự can thiệp của nhà nước. Các công ty thương mại có quy mô nhỏ này thường ký kết hợp đồng đơn lẻ, do không chủ động sản xuất nên thường tìm đến các đơn vị chế biến thu mua với giá thấp để bán ra thị trường, dẫn đến các doanh nghiệp có quy mô và chi phí sản xuất lớn phải cạnh tranh với nhau về giá trên cùng một thị trường xuất khẩu. Ở công đoạn này cũng cho thấy có nhiều khiếm khuyết trong ngành phụ trợ như: cung ứng bao bì, đào tạo lao động, đóng gói, vận chuyển… đang làm cho các doanh nghiệp có quy mô phải gánh nặng chi phí hơn. • Thu mua là công đoạn quyết định lợi ích của người nuôi và chi phí sản xuất, lợi thế cạnh tranh của các công ty chế biến bởi sự thương lượng, đàm phán và cân bằng lợi ích được thông qua trong khâu thu mua nguyên liệu. Trong một số ngành hàng có cấu trúc ngành ổn định hoặc được sự trợ giúp của chính phủ, quá trình thu mua được diễn ra trôi trãi. Riêng ngành cá tra, do là mặt hàng không thể tồn trữ, bản thân không nhiều thương lái tham gia ngành, sản
  20. 9 phẩm khó vận chuyển, chưa có chính sách hỗ trợ từ chính phủ, nông dân không có nhiều điều kiện vận chuyển đến nơi bán nên việc trao đổi mua bán diễn ra phức tạp hơn. Trong phân khúc này, quan hệ mua bán phụ thuộc vào các yếu tố như quan hệ xã hội, sở hữu thông tin thị trường, hiểu biết về pháp luật,… cho nên quá trình thu mua diễn ra luôn gặp những khó khăn nhất định. Giá cả và sản lượng luôn biến động làm cho thị trường cá nguyên liệu không ổn định, hợp đồng mua bán giữa các chủ thể thường bị vị phạm do lợi ích khác nhau làm cho ngành sản xuất yếu kém về khả năng cạnh tranh. • Cung ứng đầu vào và quá trình nuôi cá (sản xuất) là khâu quan trọng trong chuỗi giá trị bởi lợi thế cạnh tranh của ngành cá tra đó là điều kiện tự nhiên và giá thành sản xuất thấp. Có thể nói trên thế giới không nơi nào có điều kiện nuôi cá tra tốt như ở ĐBSCL của Việt Nam nên thời gian qua dù có bị cạnh tranh và rào cản chống bán phá tại thị trường Hoa Kỳ, thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam, nhưng mặt hàng cá tra vẫn thu hút bởi nhu cầu rất lớn. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đang phải đối mặt với khó khăn là thiếu cá tra nguyên liệu trầm trọng. Hiện chỉ có khoảng 30% số nhà máy chế biến cá tại vùng ĐBSCL là hoạt động được 70% công suất trở lên, 30% còn lại hoạt động chưa đến 50% công suất, 20% hoạt động chưa đến 30% công suất/ngày, 20% còn lại gần không như không hoạt động 3 nhưng các doanh nghiệp vẫn thiếu nguồn cung ứng. Sự biến động trên thị trường nguyên liệu một mặt xuất phát từ các chi phí nuôi cá (như thức ăn, thuốc, điện nước,…), chi phí lãi vay khiến cho người nuôi không dám thả cá giống. Theo VASEP, do nhiều phen thiếu hụt nguyên liệu nên không ít doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu đã đầu tư nuôi cá tra ngày càng nhiều, dần tự chủ đối với nguyên liệu cá tra và mục tiêu tiến tới tự chủ động được khoảng 30% nguyên liệu. Hiện diện tích nuôi cá tra của doanh nghiệp lên đến 2.247 ha, chiếm 37% diện tích nuôi cá tra tại khu vực ĐBSCL nhưng số cung vẫn không bù đắp đượcsố cầu gia tăng của thị trường và công suất dư thừa của nhà máy. Mặt khác, trong bối cảnh thiếu cá nguyên liệu trầm trọng như vậy có một nghịch lý thường diễn ra là lượng cá tra quá 3 Báo cáo phân tích ngành cá tra của Công ty Chứng khoán Hòa Bình, năm 2011
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2