Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá đặc tính vật lý – hóa học đất vườn trồng cam quýt ở huyện Lai Vung - Đồng Tháp
lượt xem 37
download
Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá đặc tính vật lý – hóa học đất vườn trồng cam quýt ở huyện Lai Vung - Đồng Tháp tập trung tìm hiểu về đặc điểm canh tác cam, quýt tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp; tính chất đất trồng cam, quýt tại các vị trí nghiên cứu và một số nội dung khác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá đặc tính vật lý – hóa học đất vườn trồng cam quýt ở huyện Lai Vung - Đồng Tháp
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRÀ NGUYÊN TRÂN ĐÁNH GIÁ ĐẶC TÍNH VẬT LÝ – HÓA HỌC ĐẤT VƯỜN TRỒNG CAM QUÝT Ở HUYỆN LAI VUNG ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Người hướng dẫn khoa học : TS.Phạm Quang Khánh Lớp: Cao học Quản lý đất đai khóa 2015
- MỞ ĐẦU Đất là một tài nguyên vô giá mà tự nhiên đã ban tặng cho con người để sinh tồn và phát triển. Đất là tư liệu sản xuất, là đối tượng lao động, là vật mang được đặc thù bởi tính chất độc đáo mà không vật thể tự nhiên nào có được – đó là độ phì nhiêu (Lê Văn Khoa, 2004). Đất được hình thành, phát triển và thoái hóa theo thời gian dưới tác động của điều kiện tự nhiên và các hoạt động của con người (Wada, 2000). Ở Đồng bằng sông Cửu Long, các nghiên cứu về sự thoái hoá vật lý, hoá học và sinh học ở các vùng đất thâm canh 03 vụ lúa/năm; trên các vườn cây ăn trái nhiều năm tuổi bước đầu nghiên cứu cho thấy sự giảm hàm lượng chất hữu cơ, độ nén dẽ cao, hệ số thấm của nước thấp (Võ Thị Gương, 2004). Do hiệu quả kinh tế cao, những năm gần đây nhiều nhà vườn đã cải tạo vườn tạp, nhiều chủ vườn đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũ hiệu quả kinh tế thấp sang trồng chuyên canh cây ăn trái. Bên cạnh những kết quả và lợi nhuận thu được thì cũng có nhiều nhà vườn chưa hiểu biết rõ về kỹ thuật canh tác nên dẫn đến tình trạng làm cho đất bị suy thoái nghiêm trọng. Đất có tình trạng lớp đất mặt bị đóng váng dẫn đến tình trạng rễ cây không hấp thụ được nước và các chất dinh dưỡng khác. Quýt Hồng là cây trồng chủ lực của huyện Lai Vung vì mang lại hiểu quả kinh tế cao. Tuy nhiên trong canh tác nhà vườn còn mang tính tự phát, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật chưa đồng bộ, nên chất lượng đất dễ bị suy thoái Vì thế, việc khảo sát đánh giá đặc tính vật lý – hóa học trên vùng đất trồng cam quýt ở huyện Lai Vung – Đồng Tháp là một vấn đề rất cần thiết. Do đó, đề tài “Đánh giá đặc tính vật lý – hóa học đất vườn trồng cam quýt ở huyện Lai Vung – Đồng Tháp” được thực hiện.
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Các tính chất vật lý đất trên đất trồng cam, quýt 1.1.1 Thành phần cơ giới đất Tỷ lệ các cấp hạt giữa các phần tử cơ giới có kích thước khác nhau trong đất được biểu thị theo phần trăm trọng lượng được gọi là thành phần cơ giới (Nguyễn Thế Đặng và ctv, 1999). Thành phần cơ giới còn được hiểu là tỷ lệ giữa các cấp hạt cát, thịt, sét trong đất (Henry et al, 1990). Thành phần cơ giới của đất là hàm lượng phần trăm của những nguyên tố cơ học có kích thước khác nhau khi đoàn lạp đất ở trong trạng thái bị phá huỷ (Trần Kông Tấu, 2006). Các hạt có kích thước khác nhau trong thể rắn của đất gọi là phần tử cơ giới. Các phần tử cơ giới hình thành chủ yếu do quá trình phong hoá đá mà ra. Tỷ lệ phần trăm các cấp hạt có kích thước khác nhau trong đất gọi là thành phần cơ giới (Dương Minh Viễn, 2004). Theo Nguyễn Đăng Nghĩa và ctv (2005), đất là vật thể bao gồm các kích thước hạt có kích thước khác nhau. Chính các cấp hạt này gọi là thành phần cơ giới. Tuỳ theo tỷ lệ các cấp hạt mà đất có tính chất khác nhau. Ba cấp hạt: cát (Sand), thịt (Silt), sét (Clay) sẽ tạo nên kết cấu của đất. Tỷ lệ các cấp hạt khác nhau dẫn đến sự khác nhau về đặc điểm tính chất như: tỷ trọng, dung trọng, khả năng giữ nước, tính bền của đất... Thành phần cơ giới là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá độ phì của đất (Nguyễn Đăng Nghĩa và ctv, 2005). Đất Đồng bằng sông Cửu Long đa số là đất phù sa màu mỡ, có thành phần cơ giới nặng nên khả năng giữ nước và hấp phụ chất dinh dưỡng tốt chính vì thế phục vụ rất tốt cho việc sản xuất nông nghiệp. Thành phần cơ giới đất là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến đặc tính của đất như sự thấm nước, sự kiềm giữ nước, sự phát triển của rễ cây (Raymond
- W. Miller et al, 2001) Trong nông nghiệp, thành phần cơ giới có ý nghĩa rất quan trọng trong nghiên cứu phát sinh đất, loại đất và các quá trình thổ nhưỡng của đất. Nhiều tính chất hoá học, vật lý như khả năng giữ ẩm, khả năng giữ nhiệt và động thái nhiệt, chế độ khí và động thái khí, CEC và khả năng điều tiết chất dinh dưỡng...đều liên quan đến thành phần cơ giới (Viện thổ nhưỡng nông hóa, 1998). 1.1.2 Tính bền cấu trúc Độ bền đoàn lạp là tính bền của tập hợp các phần tử đất, là đặc tính cấu trúc quan trọng của đất giúp đo lường mức độ chịu đựng của đất dưới tác động của mưa, các lực cơ giới khi cày hoặc hoạt động tưới nước. Tính bền cấu trúc đất phụ thuộc vào hàm lượng của chất hữu cơ, hàm lượng sét và các oxit sắt (Trần Kim Tính, 2003). Tính bền của đất được xem như là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng đất đai. Tính bền của đất có thể tác động mạnh mẽ đến đặc tính đất cả về hoá học và lý học (Lê Văn Khoa, 2003). 1.1.3 Dung trọng Dung trọng đất là một đặc tính quan trọng dùng để đánh giá độ phì vật lý và hoá học đất (Trần Bá Linh và ctv, 2006). Dung trọng phụ thuộc vào thành phần khoáng, thành phần cơ giới, hàm lượng chất hữu cơ, cấu trúc và kỹ thuật làm đất. Độ tơi xốp của đất thường cao nhất ngay sau khi làm đất, sau đó bị nén dẽ dần và dung trọng tăng lên, sau một thời gian dung trọng sẽ đạt cân bằng và không thay đổi. Đất có dung trọng thích hợp nhất cho cây là 1,0 1,1 g/cm3. Đối với cây lúa, dung trọng thấp đôi khi có hại vì đất không giữ được nước. Dung trọng >1,2 g/cm 3 và ở tầng đế cày >1,4 g/cm3 là rất thích hợp cho cây lúa (Võ Thị Gương và ctv, 2004). Để đảm bảo cho cây trồng phát triển tốt đối với đất thịt thì dung trong 1,1 1,4 g/cm3, đối với đất sét thì dung trọng 1,4 g/cm 3 và đất cát dung trọng khoảng 1,6 g/cm3 (Raymond W. Miller et al, 2001). Theo Lê Văn Khoa (2004), giá trị dung trọng bình quân của đất thịt có canh tác biến động trong khoảng 1,1 1,4 g/cm 3. Để cây trồng phát triển tốt dung trọng nên giới hạn trong khoảng 1,41,6 g/cm 3 với đất cát. Dung trọng cũng được tính toán tổng lượng nước có thể bị giữ bởi đất theo một thể
- tích nào đó và cũng để đánh giá khả năng phát triển của hệ thống rễ cây trồng và độ thoáng khí của đất (Lê Văn Khoa, 2004). 1.1.4 Tỷ trọng Tỷ trọng thể rắn của đất là tỉ số giữa trọng lượng thể rắn đất (đất không có khoảng trống) của một thể tích nhất định và trọng lượng của nước cùng thể tích (Viện thổ nhưỡng nông hóa, 1998). Tỷ trọng đất là một thông số quan trọng giúp ta có thể ước lượng thành phần khoáng chủ yếu cũng như hàm lượng chất hữu cơ của một loại đất (Trần Bá Linh và ctv, 2006). Theo Trần Kim Tính (2003), tỷ trọng của đất thay đổi từ 2,5 g/cm3 đến 2,8 g/cm3. Ở những loại đất khác nhau tỷ trọng sẽ khác nhau. Thường trong những đất khoáng hay có thạch anh, fenspat, kaolinite, tỷ trọng của chúng thay đổi trong khoảng 2,55 – 2,74 g/cm3. Tỷ trọng thể rắn của những đất nghèo mùn trên các tầng mặt thay đổi trong khoảng 2,50 – 2,74 g/cm3. Ở những tầng tích tụ sâu hơn, do chứa một lượng lớn hợp chất sắt nên tỷ trọng thường tăng, có trường hợp đạt 2,75 – 2,8 g/cm3. Ngược lại ở những đất giàu mùn tỷ trọng của chúng giảm đến 2,40 – 2,30 g/cm3 (Trần Kông Tấu, 2006). Nhìn chung tỷ trọng của đất đa số nhỏ ở các loại đất mùn và thường lớn ở những loại đất khoáng. Do vậy thông thường ở những tầng mặt thì tỷ trọng của đất nhỏ so với các tầng sâu hơn. 1.1.5 Độ xốp Độ xốp của đất là phần trăm thể tích của đất được chiếm bởi không khí và nước (Trần Bá Linh và ctv, 2006). Độ xốp là tổng các tế khổng trong đất biểu thị bằng % thể tích đất. Độ xốp đất phụ thuộc vào cấu trúc đất, thành phần cơ giới, dung trọng và tỷ trọng đất. Khả năng thoáng khí, khả năng giữ nước phụ thuộc lớn vào độ xốp đất. Đối với cây lúa độ xốp là chỉ tiêu không quan trọng, ngoại trừ các mao quản, lượng tế khổng lớn chứa khí trong đất phải không dưới 25% cho đất canh tác cây trồng cạn. Độ xốp thích hợp cho hầu hết sự tăng trưởng của cây trồng là 50%. (Võ Thị Gương và ctv, 2004). Sự trao đổi không khí đặc biệt là sự khuếch tán oxy có ý nghĩa rất quan trọng cho cây trồng. Việc giảm chất hữu cơ trong đất sẽ đưa đến giảm độ xốp đất. Đất
- kém thông thoáng có thể giới hạn sự phát triển của rễ, đặc biệt ảnh hưởng đến việc hấp thu chất dinh dưỡng (Lipiec and Stepniewski, 1995). 1.1.6 Hệ số thấm (Ksat) Hệ số thấm bảo hoà Ksat là thông số chính để dự đoán dòng chảy bảo hoà trong đất, ngoài các tác nhân khác làm ảnh hưởng đến hệ số thấm, sa cấu và cấu trúc đất cũng làm cho hệ số thấm bị thay đổi một cách đáng kể. Chỉ tiêu này dùng để phân biệt khả năng thấm và thoát nước của đất. Đất có giá trị Ksat cao sẽ có tác dụng thấm nước và thoát nước nhanh không bị ngập úng (Radeliffe and Rasmussen, 2000). Hầu hết đất lúa nước đạt năng suất cao tại Nhật Bản có tốc độ thấm trong khoảng 20 – 30mm/ngày (Takai and Mada, 1997). Riêng ở Trung Quốc để đạt được năng suất cao, tốc độ thấm trong đất từ 9 – 15 mm/ngày (Yang and Chen, 1961). Thực tế thì tốc độ thấm tối hảo cho năng suất lúa tuỳ thuộc vào hàm lượng chất hữu cơ trong đất và điều kiện hoạt động thích hợp của vi sinh vật đất. Khi ruộng lúa bị ngập liên tục (với tốc độ nhỏ hơn 5 mm/ngày) thì tốc độ phân huỷ chất hữu cơ và sự khoáng hoá đạm rất thấp do đất trong tình trạng bị khử cao. 1.1.7 Lượng nước hữu dụng Lượng nước hữu dụng là lượng nước được đất dự trữ lại: cây trồng sử dụng dễ dàng nhất. Nói cách khác độ ẩm hữu dụng là sự chênh lệch giữa độ ẩm đồng ruộng và độ ẩm cây héo. Độ ẩm có sẳn cho cây là tỉ lệ của ẩm độ hữu hiệu mà cây trồng hấp thu dễ dàng nhất, thường chiếm khoảng 75 – 80% ẩm độ hữu dụng (Chu Thị Thơm và ctv, 2006). Lượng nước hữu dụng trong đất được đánh giá thông qua chỉ số pF (lực giữ nước của nền đất) và trị số này thay đổi đối với các loại đất khác nhau (Kisu, 1978). Các nhà khoa học đã xác định độ ẩm trong đất bằng khoảng 60 – 75% độ trữ ẩm tối đa để có một lượng trữ không khí khoảng 15 – 35% thể tích của đất là ẩm độ thích hợp nhất (Nguyễn Đăng Nghĩa và ctv, 2005). 1.1.8 Sự kết cứng và đóng váng trên bề mặt đất Đây là sự kết cứng bề mặt đất trong suốt thời gian đất bị khô cho đến khi đất được bảo hòa nước trở lại. Đất dưới sự khô cứng trở nên rất cứng và không có cấu
- trúc. Sự khô cứng này không bị ảnh hưởng bởi tác nhân bên ngoài (cày, dậm, trục… do động vật máy móc hoặc con người) mà do tính chất đất tạo ra. Sự khô cứng của đất thay đổi theo các yếu tố sau đây: Loại sét, tính trương co của đất, sức bền của đất, sự đóng ván bề mặt đất, tình trạng ngập lũ. Đất không có cấu trúc có cấu tạo rời rạc, điều đó làm cho trạng thái đất quá chặt, dính, đường mao quản mỏng, nhỏ, độ xốp kém. Những đất như vậy có tính thấm nước kém, nước dự trữ trong đất sẽ rất ít, độ dẫn mao quản cao, nước dễ đưa lên bề mặt và mất nhiều do bốc hơi. Điều đó dẫn đến việc hình thành những lớp váng trên mặt ruộng, sau khi mưa những lớp váng này dễ bị cứng lại gây cản trở cây trồng và khi khô đất dễ bị nứt nẻ. Ở các đất thịt, tác động của các hạt mưa có thể hình thành lớp váng cứng trên mặt đất. Lớp vỏ cứng trên mặt đất này có thể dầy vài milimet nhưng nó sẽ làm giảm khả năng thấm nước và tăng dòng chảy trên mặt gây xói mòn đất, làm giảm khả năng nẩy mầm và phát triển của cây trồng (Lê Văn Khoa và ctv, 2003). Sự hình thành nên lớp váng ở bề mặt (do sự bong đất mặt) thì thường được thấy nhiều hơn trên những vùng đất có hàm lượng thịt cao, hay cát mịn và hàm lượng sét của nó tương đối thấp (Trần Kim Tính, 2003). Việc canh tác làm phá huỷ cấu trúc đất sẽ làm giảm lượng tế khổng lớn trong đất và tăng các tế khổng nhỏ ở bề mặt của tầng canh tác ảnh hưởng đến tính thấm của đất (S.S Prihar et al, 1985). Sự kết cứng của đất tác động trực tiếp đến sự nẩy mầm của hạt giống, sự tăng trưởng của cây trồng, khả năng thoáng khí và thoát nước của đất. Tuy nhiên, ở một số loại đất ở Châu Âu điều này có thể được thay đổi bởi sự thêm vào một lượng các hydroxide sắt, nhôm vào trong đất như là tác nhân liên kết (Lê Văn Khoa, 2003).
- Hình 1.7: Sự đóng váng kết cứng bề mặt khi đất khô 1.2. Hoá học đất 1.2.1 Độ chua hiện tại(pHH20) Theo Ngô Ngọc Hưng và ctv (2004), pH đất là chỉ tiêu đánh giá đất quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng, vi sinh vật đất, vận tốc phản ứng hóa học và sinh hóa trong đất. Độ hữu dụng của dưỡng chất trong đất, hiệu quả của phân bón cũng phụ thuộc rất nhiều vào độ chua của đất. pH đất ảnh hưởng đến độ hữu dụng của dinh dưỡng cây trồng, độc chất trong đất, đến hoạt động của vi sinh vật đất (Tất Anh Thư, 2006). Theo Trần Thành Lập (1999), đất Đồng bằng sông Cửu Long thường có pH thấp, đất phù sa không phèn thường có pH = 4,05,5. Đất có pH thấp nhất là đất phèn, trên đất phèn nặng pH có thể
- Độ chua tiềm tàng được tính bằng ion H+ tự do và hấp thu trên bề mặt keo đất. Thông thường độ chua này lớn hơn độ chua hiện tại và biểu thị khả năng gây chua tiềm tàng của đất (Ngô Ngọc Hưng và ctv, 2004). Theo Nguyễn Đăng Nghĩa và ctv (2005), nếu trong dung dịch đất tồn tại nhiều muối axit mạnh và bazơ mạnh sẽ làm đất có phản ứng trung tính (pH trong khoảng từ 6,0 – 7,0). Nếu trong đất tồn tại nhiều muối axit mạnh và muối bazơ yếu thì đất có phản ứng chua (pH 7,5). Độ pH của đất còn phụ thuộc vào mức độ thực hiện các phản ứng trao đổi ion giữa keo đất với dung dịch đất, giữa dung dịch đất và rễ cây. 1.2.3 Chất hữu cơ trong đất Nguồn gốc nguyên thủy của chất hữu cơ trong đất là mô thực vật, chất hữu cơ gồm xác bả hữu cơ chưa phân hủy, đang phân hủy và đã phân hủy trong đó có xác bã hữu cơ động vật, vi sinh vật. Tùy theo thành phần và hàm lượng hữu cơ trong đất mà chúng có vai trò khác nhau (Trần Thành Lập, 1999). Theo Nguyễn Thế Đặng và ctv (1999), chất hữu cơ là thành phần cơ bản kết hợp với các sản phẩm phong hoá từ đá mẹ để tạo thành. Chất hữu cơ góp phần cải thiện các tính chất lý, hoá và sinh học đất và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng (Prihar et al, 1985). Theo Đỗ Ánh (2002) chất mùn trong đất là một nguồn dinh dưỡng có tương quan rất chặt chẽ với độ phì nhiêu của đất, nhất là trong điều kiện nhiệt đới ẩm của chúng ta. Những thành tựu nghiên cứu về chất mùn ở điều kiện nhiệt đới ẩm của Castagnol 1942, Fridland 19581964, Duchaufour 1968...đã ghi nhận, về sau Ngô Văn Phụ (19701979) đều cho rằng mùn ở đất Việt Nam rất quan trong việc tạo độ phì nhiêu đất (Đỗ Ánh và ctv, 2000). Viện nghiên cứu lúa quốc tế cho rằng hàm lượng chất hữu cơ tối thích cho đất lúa nước là 4%. Nếu giảm 1% chất hữu cơ thì lân bị giữ chặt trong đất tăng 50mg/100g đất (Đỗ Ánh và ctv, 2000). Theo Thái Công Tụng (1971), sự ảnh hưởng của chất hữu cơ đến tính chất đất đai. Ảnh hưởng của màu sắc đất đai: nâu đến đen
- Ảnh hưởng đến tính chất hóa học của đất như: khả năng giữ nước, độ dẻo dính. Ảnh hưởng đến khả năng trao đổi base như: làm cho đất đai hấp thụ được nhiều chất base hơn, 30 90% ngoại hấp là do chất hữu cơ. Cung cấp và tăng độ hữu dụng của chất dinh dưỡng. Theo Trần Thành Lập (1999), đất ĐBSCL thường có hàm lượng chất hữu cơ vào độ trung bình. Đất xám bạc màu có hàm lượng hữu cơ rất thấp 0,3 1,2%. Đất giàu hữu cơ nhất ĐBSCL là đất than bùn, có hàm lượng hữu cơ đến 25%, đất phèn cũng giàu chất hữu cơ ở tầng mặt. Theo Lê Văn Khoa và ctv (2000), chất hữu cơ là chỉ tiêu số một về độ phì, nó ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất như khả năng cung cấp dinh dưỡng, khả năng hấp phụ, giữ nhiệt và kích thích sinh trưởng cây trồng. Chất hữu cơ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chính trong hệ sinh thái đất. Để nông nghiệp phát triển bền vững nhất thiết phải giảm sự mất mát chất hữu cơ đất, nhất là việc sử dụng đất vùng nhiệt đới (Lê Văn Khoa và ctv, 2000). Ở vùng nhiệt đới thường có hàm lượng chất hữu cơ thấp do kết quả của quá trình phong hoá mạnh làm chúng bị phân giải nhanh. (Nguyễn Xuân Cự, 2005). Trong đất hàm lượng chất hữu cơ cao làm tăng ẩm độ đất, cải thiện cấu trúc đất tăng khả năng đệm của đất (Charles A. Black, 1993). Trong quá trình khoáng hoá chất hữu cơ tạo ra nhiều dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng, chất hữu cơ làm giảm sự cố định K, P trong đất (Nguyễn Tử Siêm và ctv, 1999). Chất hữu cơ có khả năng tạo phức với kim loại (Jones and Jarvis, 1981). Chất hữu cơ có khả năng tạo phức với Al làm giảm Al trao đổi và Al hoà tan trong dung dịch do đó làm giảm khả năng gây độc của Al cho cây trồng (Hargrove and Thomas, 1981). Trong đất hàm lượng chất hữu cơ cao làm tăng ẩm độ đất, cải thiện cấu trúc đất tăng khả năng đệm của đất (Charles A. Black, 1993). 1.2.4 Dung tích hấp phụ cation (CEC) Dung tích hấp phụ cation hay còn gọi là khả năng trao đổi cation của đất càng cao chứng tỏ đất có khả năng giữ và trao đổi các dưỡng chất tốt. Đất ĐBSCL thường chứa nhiều sét và ít hữu cơ nên dung tích hấp phụ thuộc loại trung bình đến khá (Ngô Ngọc Hưng và ctv, 2004).
- CEC của đất liên quan đến khả năng chứa đựng và điều hòa dinh dưỡng và có liên quan đến phương pháp bón phân hợp lý. Đất giàu chất hữu cơ, có CEC cao cũng là đất có khả năng bảo quản cao dinh dưỡng cây trồng. Nếu đất chứa Al chiếm 60% CEC thì gây độc cho cây trồng. Đất bạc màu có CEC thấp thì CEC trở thành yếu tố hạn chế (Đỗ Ánh và ctv, 2000). Theo Nguyễn Vy (2003), dung tích hấp phụ trong các loại đất Việt Nam trong khoảng 5 30 meq/100g đất. Nhìn chung giá trị dung tích hấp phụ càng cao thì đất càng phì nhiêu. Tuy nhiên độ phì nhiêu của đất còn phụ thuộc vào thành phần và tỷ lệ các cation trong dung tích hấp phụ đó (Nguyễn Vy, 2003). 1.2.5 Độ dẫn điện dung dịch đất (EC) Độ mặn trong đất làm cản trở quá trình hút nước và dinh dưỡng của cây trồng, giảm lượng nước hữu dụng trong đất, phá huỷ cấu trúc của đất (Tất Anh Thư, 2006). EC được tính bằng đơn vị mmhos trên centimet, chính mmhos cũng là trị số nghịch đảo của đơn vị đo sức cản điện (ohms). Trị số mhos/cm là một đơn vị rất lớn, phần lớn EC của dung dịch đất thì nhỏ hơn trị số này rất nhiều (Trần Kim Tính, 2003). EC là độ mặn của đất, biểu thị trực tiếp hoặc gián tiếp nồng độ muối hoà tan trong dung dịch đất. Không chỉ có đất mặn mới có lượng muối hoà tan cao, mà trong đất phèn sự tác động của acid vào khoáng sét, nồng độ muối có thể cao và gây độc cho cây (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999). Theo H. Eswaran (1985), cây lúa rất nhạy cảm với độ mặn, cây lúa sẽ không phát triển được nếu trên đất lúa nước có EC > 6 mmhos/cm. EC = 4 – 6 mmhos/cm thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa, nếu EC
- Đồng Tháp. Với dân số năm 2006 là 164.953 người, mật độ dân số khoảng 693,28 người/km2. Về hành chính, Huyện có 12 đơn vị hành chính bao gồm 01 thị trấn và 11 xã. Toạ độ địa lý: Hình 1.9: Bản đồ đất huyện Lai Vung Từ 10o 08’ đến 10o 24’vĩ độ Bắc. Từ 105o33’ đến 105o 44’ kinh độ Đông. Tứ cận: Phía Bắc giáp huyện Lấp Vò; Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long; Phía Đông giáp thị xã Sa Đéc và huyện Châu Thành; Phía Tây giáp Thành phố Cần Thơ; Nhìn chung vị trí địa lý của huyện thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội nói chung và tình hình sử dụng đất nói riêng, đồng thời cũng là sức ép không nhỏ trong sử dụng đât. Hình 1.10. vị trí huyện Lai Vung trong tỉnh Đồng Tháp
- Nằm giáp sông Hậu thuận lợi cho việc giao thông thuỷ, cung cấp nguồn nước ngọt, bồi đắp phù sa cho đồng ruộng. Huyện có các trục giao thông quan trọng như kênh mương khai, tuyến vận tải thuỷ quốc gia rạch Sa Đéc, rạch Lấp Vò nối với cảng Đồng Tháp, cảng Sa Đéc, cảng Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh tạo điều kiện vận chuyển nông sản, vật tư phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của huyện. Quốc lộ 80, quốc lộ 54 đi qua huyện, được nâng cấp sẽ thuận lợi cho sự phát triển hệ thống giao thông bộ gắn chặt với thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang và các địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam khác. Huyện Lai Vung là huyện thuộc vùng ngập nông, nguồn nước ngọt dồi dào, đất đai màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển nền sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao. Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một nền kinh tế toàn diện. Tuy vậy, Lai Vung là huyện nằm xa các thành phố, cảng, sân bay và các trung tâm kinh tế lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vùng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương…. Nên ít được sức lan toả của các khu vực này và khó khăn trong việc kêu gọi đầu tư lớn từ bên ngoài cho phát triển công nghiệp. 1.3.2 Đặc điểm địa chất với vấn đề chất lượng đất đai và khả năng sử dụng đất huyện Lai Vung. Huyện Lai Vung có mẫu chất đơn giản tạo cho huyện một quỹ đất tương đối đồng nhất, Huyện có các mẫu chất sau: + Đặc điểm địa chất huyện Lai Vung mang cấu trúc chung của tỉnh Đồng Tháp cũng như vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là loại trầm tích trẻ sông biển. + Loại đất được hình thành từ trầm tích sông, phân bổ ven sông lớn hình thành đất phù sa chiếm hầu hết diện tích trong huyện. Từ các đặc điểm địa chất và địa hình đã tạo nên lớp vỏ thổ nhưỡng thể hiện cấu trúc đất đai khác nhau giữa các vùng trong huyện. Từ đó bố trí sử dụng đất sẽ khác nhau. 1.3.3 Đặc điểm địa hình với vấn đề chất lượng đất đai và khả năng sử dụng đất.
- Căn cứ bản đồ địa hình do viện Khảo sát Thiết Kế Thuỷ lợi Nam bộ lập năm 1982 cho thấy xu thế địa hình toàn huyện tương đối bằng phẳng thuận lợi cho canh tác nông nghiệp. Địa hình của huyện cao ở ven sông Tiền và phía sông Hậu, trũng lòng máng ở giữa, cao độ phổ biến (+0,9)(+0,1), cao nhất (+2,0), thấp nhất (+0,8), bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống kênh mương dầy đặc thuận lợi cho tưới, tiêu, song hạn chế trong việc cơ giới hoá nông nghiệp. Đất đai vùng ven sông Hậu là các dải đất phù sa ven sông và ven các kênh rạch lớn lâu đời, hàng năm được phù sa bồi bắp, nguồn nước ngọt dồ dào quanh năm thuận lợi cho việc phát triển lúa, màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn trái và nuôi trồng thuỷ sản. 1.3.4 Đặc điểm khí hậu Huyện Lai Vung có đặc điểm khí hậu chung của tỉnh Đồng Tháp, nằm ở Đồng bằng sông Cửu Long, chịu ảnh hưỏng của khí hậu nhiệt đới gió mùa gần xích đạo. a Gió: Thịnh hành theo 2 hướng Tây Nam và Đông Bắc (tháng 5 – tháng 11), ngoài ra còn có gió chướng (tháng 2 – tháng 4), cá biệt mùa mưa có gió lốc xoáy. b Bốc hơi: Tập trung lớn vào các tháng 3, 4, 5 và 6, lượng bốc hơi trung bình 35 ly/ngày, cao nhất 6 –8 ly/ngày. Tổng lượng bốc hơi năm là 1.657,2 ly, tương ứng với lượng mưa song lệch về thời gian. Độ ẩm bình quân cả năm 82,5%, bình quân thấp nhất là 50,3%, trong tháng 3 có ẩm độ cao 32,0%. c- Nắng: Vùng có số giờ nắng cao (208 h/tháng) tháng 3 có số giờ nắng cao nhất là 9,1 h/ngày. d Bức xạ: Bức xạ tổng cộng bình quân: 155,0 Kcal/Km2/năm. Bức xạ trực tiếp 82 Kcal/cm2/năm Bức xạ khuếch tán 72 Kcal/cm2/năm Bức xạ hấp thụ 29 Kcal/cm2/năm e Mưa:
- Mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa chiếm 90 – 92% lượng mưa cả năm, trong đó tập trung tháng 9 và tháng 10 (30 – 40% lượng mưa năm), còn lại mùa khô chiếm 8 – 10% lượng mưa năm. + Mùa khô kéo dài trong 6 tháng, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất thấp, chỉ chiếm khoảng 8 – 10% lượng mưa cả năm. Trong khi đó lượng bốc hơi khá cao, nó chiếm khoảng 64 –67% tổng lượng bốc hơi cả năm. + Mùa mưa: kéo dài trong 6 tháng, từ tháng 5 đến tháng 10, mưa rất tập trung, lượng mưa trong 6 tháng chiếm 8790% tổng lượng bốc hơi cả năm, chỉ riêng tháng 4 mưa lớn nhất, lượng mưa chiếm 62 63% tổng lượng bốc hơi cả năm. Ngược lại lượng bốc hơi và nền nhiệt thấp hơn mùa khô. Lượng mưa và tập trung kết hợp với nước nguồn đã xảy ra lũ lụt lớn trong vùng. 1.3.5. Thuỷ văn Chịu tác động của 3 yếu tố: Lũ, mưa nội đồng và thuỷ triều biển đông, hàng năm hình thành hai mùa rõ rệt: Mùa lũ trùng hợp với mùa mưa và mùa kiệt trùng với mùa khô. + Mùa kiệt nối tiếp sau mùa lũ từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau. Chế độ thuỷ văn trong sông, kênh chịu tác động trực tiếp của thuỷ triều biển Đông, mực nước giảm dần đến tháng 1, 2 trở đi bắt đầu thấp hơn mặt ruộng, từ một số khu vực phía Nam có thể lợi dụng thuỷ triều khai thác tưới tự chảy. Biên độ các tháng mùa kiệt lớn, biên độ bình quân từ 0,4 – 1,7 m. + Mùa lũ : Lũ xuất hiện ở Đồng Tháp từ tháng 7 đến tháng 11 vào loại sớm nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó các huyện thị phía Nam cũng như huyện Lai Vung, lũ về muộn hơn so với các huyện đầu nguồn ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt. Việc tăng cường và hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi là biện pháp quan trọng để khắc phục khó khăn này. 1.3.6. Cảnh quan môi trường Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái của huyện là: Đất phèn chiếm khoảng 43,79% tổng diện tích đất tự nhiên. Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa nắng và mùa mưa. Nguồn nước ngọt sông Tiền rất dồi dào, chất lượng tốt.
- Về cảnh quan của Lai Vung mang đặc trưng cơ bản của vùng đồng bằng Nam Bộ, với sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Địa hình bằng phẳng sông ngòi chằng chịt, dân cư sống ven theo đường giao thông và kênh rạch, nhà ở chủ yếu là nhà tre, lá, cơ sở hạ tầng kém phát triển. Môi trường ít bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp. Tuy nhiên, đất phèn chiếm khoảng 43,79% tổng diện tích đất, mấy năm gần đây lũ lụt xảy ra thường xuyên, dân cư đổ mọi chất thải ra kênh rạch, môi trường nước bị ô nhiễm. Nhân dân lại sử dụng nước mặt để sinh hoạt ăn uống nên ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của nhân dân nhất là sau khi ngập lụt. Mặt khác Lai Vung có hơn 80% dân số sống bằng nghề nông trong sản xuất đã sử dụng một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật, nên môi trường đất, nước, không khí ít nhiều đã bị ô nhiễm. 1.4 Đặc điểm của cây cam, quýt: Trái cam quýt được sử dụng rộng rãi vì có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nhất là vitamin C. vị chua nhẹ và hơi đắng (bưởi) giúp dễ tiêu hóa và tuần hoàn của máu. Vỏ trái giàu pectin được sử dụng làm mứt, kẹo, làm thuốc nam hay chích lấy tinh dầu. trái được chế biến thành nhiều loại sản phẩm như nước giải khát, xy rô, mứt, rượu… Cam: phiến lá hình xoan hay bầu dục, dài 710 cm, rộng 34 cm, cuống dài 23 cm, cánh lá nhỏ. Hoa lớn mọc ở nách lá, trắng, rất thơm, có 2025 nhị đực, 45 cánh hoa, bầu noãn có 1012 ngăn. Trái gần hình cầu, vỏ dầy, nhám sần, đường kính 46 cm, thường có màu đỏ cam khi chin, thơm. Thịt trái rất chua và đắng, phần lõi giữa thì xốp. Trái nặng trung bình 45 trái/kg, nhiều hột, đa phôi. Quýt: cây nhỏ, cao khoảng 28 mét đôi khi có gai. Lá nhỏ, hẹp, hình xoan, dài 48 cm, rộng 1,54 cm màu xanh đậm bóng ở phía trên mặt và xanh vàng nhạt ở mặt dưới, cuống có cánh nhỏ. Hoa nhỏ, đường kính 1,52,5 mm, 5 cánh trắng, 20 nhị đực, bầu noãn có 1015 ngăn. Trái dạng hình cầu hơi dẹp, đường kính 58 cm, vỏ mỏng dễ lột, màu xanh vàng hay đỏ cam khi chín, nhiều nước màu cam, ngọt. Trái nặng trung bình 67 trái/kg. Đây là giống khó trồng nhất trong các giống cam quýt. Cây chịu nóng kém, trồng tốt nhất ở vùng có độ cao trung bình. Hột đa phôi, tử diệp xanh.
- 1.4.1 Đặc điểm sinh học và thực vật a. Rễ: các giống cam quýt khi trồng bằng hột thường có một rễ cái và những rễ nhánh. Từ rễ nhánh mọc ra các rễ lông yếu ớt. sự phát triển của rễ thường xen kẽ với sự phát triển của thân cành trên mặt đất. các nghiên cứu cho thấy, trong năm hoạt động của rễ có các thời kỳ nhất định như: Trước lúc mọc cành mùa xuân Sau khi rụng trái đợt đầu đến trước lúc mọc cành mùa hè Sau khi cành mùa thu đã phát triễn đầy đủ Thường thì khi rễ hoạt động mạnh, rễ lông phát triễn, thân cành sẽ hoạt động chậm và ngược lại. sự hoạt động của bộ rễ thường kéo dài cả sau các đợt cành mọc rộ, do đó việc bón phân vào giai đoạn cành phát triễn có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây trong giai đoạn rễ hoạt động. Sự phân bố của bộ rễ tùy thuộc các yếu tố: tầng đất canh tác, hình thức nhân giống, loại giống, loại gốc ghép, mực thủy cấp và kỹ thuật trồng. các yếu tố này có ảnh hưởng làm rễ mọc sâu hay cạn, xa hay gần. Nói chung, rễ cam quýt thường mọc cạn, đa số rễ hút dinh dưỡng phân bố gần lớp đất mặt. do đó việc giữ cho lớp đất mặt tơi xốp êm mát có tác dụng giúp cây hút thu được dinh dưỡng tốt hơn. Rễ mọc ra từ hột thường khỏe, mọc sâu, nếu đất thoát nước tốt và tơi xốp rễ có thể mọc sâu trên 4 mét. Do đó ở ĐBSCL, trên những vùng đất thấp việc trồng cam quýt bằng hột hay gốc tháp thường bị ảnh hưởng bởi mặt thủy cấp. Nếu không lên líp trồng cao và thiết kế bờ bao vườn để điều tiết nước, cây có thể bị suy yếu dần và chết do thối rễ. Trái lại rễ mọc ra từ cây chiết hay cành giâm thường ăn cạn hơn, ít bị tác hại bởi mặt thủy cấp. b. Thân, cành: cam quýt thuộc loại thân gỗ, dạng bụi hay bán bụi. Các cành chính thường mọc ra ở các vị trí trong khoảng 1 mét cách mặt đất. Cành có thể có gai, nhất là khi trồng bằng hột. tuy nhiên sau giai đoạn ra hoa trái, các gai thường ít phát triển. Ở một vài loài, gai chỉ mọc ra từ những cành sinh trưởng mạnh.
- Cành cam quýt phát triển theo lối hợp trục, khi cành mọc dài đến một khoảng nhất định thì ngừng lại, các mầm bên dưới đỉnh sinh trưởng của ngọn cành sẽ mọc ra, các cành thứ cấp này cũng mọc dài đến một khoảng nhất định thì ngừng và các mầm bên dưới đỉnh sinh trưởng lại tiếp tục phát triển giống như cũ. Trong một năm cây có thể cho 34 đợt cành. Tùy theo chức năng của cành trên cây, có thể gọi nhự sau: Cành mang trái: Là những cành có mang trái, thường mọc ra trong mùa xuân, cành ngắn nhỏ, mau tròn mình, dài trung bình
- Nói chung sự phát triển của cành tùy thuộc nhiều vào số trái trong năm. Trong điều kiện tự nhiên, nếu năm nay cây sai trái thì năm sau số trái ra ít đi vì số lượng cành mọc ra không nhiều. Do đó cần phải chú ý bồi dưỡng cho cây ở giai đoạn sau thu hoạch để giúp cây có đủ dinh dưỡng tạo nhiều cành mới.
- CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG TIỆN 2.1.1 Phương tiện nghiên cứu 20 mẫu đất được lấy tầng mặt canh tác (030cm) Các dụng cụ lấy mẫu đất: khoan, ring, bao nilong, …. Dụng cụ xử lý mẫu: hệ thống sấy mẫu, hệ thống rây, hệ thống ống hút Robinson… Phần mềm hỗ trợ: Word, Excel, chương trình thống kê ANOVA,…. 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Nghiên cứu Đánh giá tính vật lý – hóa học trên vùng đất trồng cam quýt ở huyện Lai Vung – Đồng Tháp. Đề tài được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến ngày 01 tháng 01 năm 2010. 2.1.3. Địa điểm phân tích mẫu Khoa Quản lý đất đai, trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 2.2. Phương pháp nghiên cứu Các mẫu đất được lấy ở tầng mặt canh tác (030cm) từ những vườn trồng cam, quýt điển hình tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Mẫu đất được làm khô không khí, nghiền và qua rây theo yêu cầu của mỗi chỉ tiêu khác nhau. 2.2.1. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu vật lý 2.2.1.1. Tính bền cơ học đất Tính bền của đất được phân tích theo phương pháp rây khô và rây ướt của Đại học Gent, Bỉ (Verplancke, 2002). Hai nghiệm thức tác động ẩm độ khác nhau trước khi rây ướt được thực hiện: Phá vỡ tập hợp đất bằng cách không làm ẩm: tập hợp đất được chuyển từ hệ thống rây khô sang hệ thống rây ướt mà không được làm ẩm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đánh giá thành tích nhân viên tại cơ quan bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng
26 p | 535 | 154
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đánh giá thành tích nhân viên tại tập đoàn viễn thông quân đội – chi nhánh Viettel Kon Tum
26 p | 511 | 153
-
Luận văn thạc sĩ: Đánh giá ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ lên sự thỏa mãn của khách hàng tại Việt Nam Airlines
124 p | 471 | 127
-
Luận văn thạc sĩ: Đánh giá tài nguyên và đề xuất phát triển du lịch sinh thái nhằm phục vụ công tác bảo tồn tại Vườn Quốc Gia Bái Tử Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
17 p | 560 | 116
-
Luận văn thạc sĩ: Đánh giá sự hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND thị xã Dĩ An
119 p | 365 | 108
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đánh giá thành tích nhân viên tại công ty cổ phần thủy điện miền Trung
13 p | 288 | 66
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Đánh giá chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về báo cáo kiểm toán và một số kiến nghị liên quan
105 p | 256 | 58
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đánh giá thành tích nhân viên tại công ty cổ phần Đăng Hải, Đà Nẵng
13 p | 260 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
134 p | 232 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Bê tông Alpha
143 p | 154 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá mức độ hài lòng công việc của cán bộ nhân viên tại kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế
119 p | 126 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề câu cá ngừ đại dương ở tỉnh Bình Định
81 p | 159 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ khách hàng tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Vũng Tàu
2 p | 147 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá năng lực tài chính các đơn vị tham gia đấu thầu dự án tại ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng - Sở nông nghiệp và PTNT Hà Nội
0 p | 92 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Sinh học của học sinh các trường Trung học cơ sở quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
26 p | 111 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá nhận thức, thái độ, hành động về học chế tín chỉ của sinh viên trường Đại học Hải Phòng
127 p | 38 | 6
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Đánh giá vai trò của cán bộ trẻ trong Quản lý Dự án Xây dựng Công trình ngành Dầu khí Việt Nam
3 p | 97 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá chất lượng dịch vụ Ngân hàng điện tử đối với nhóm khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân
11 p | 20 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn