Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học Hóa học lớp 10 trung học phổ thông
lượt xem 69
download
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học Hóa học lớp 10 trung học phổ thông trình bày tổng quan về chương trình Hóa học lớp 10 Nâng cao; định hướng khi tổ chức dạy học dự án môn Hóa học lớp 10 THPT; các nội dung cần thực hiện cho một dự án; các bước tiến hành thực hiện dự án và một số nội dung khác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học Hóa học lớp 10 trung học phổ thông
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM Trần Thị Huyền Trang SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh 2012
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM Trần Thị Huyền Trang SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hoá học Mã số : 62 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN THỊ HOÀNG OANH Thành phố Hồ Chí Minh 2012
- LỜI CÁM ƠN Được sự đồng ý của nhà trường, sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, tôi đã hoàn thành luận văn này. Đầu tiên, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến cô Phan Thị Hoàng Oanh, người trực tiếp hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS TS.Trịnh Văn Biều đã tận tình hướng dẫn và cho tôi nhiều kinh nghiệm quý báu để hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn cô Cao Thị Minh Huyền trường THPT Long Trường, cô Vũ Thị Phương Thủy trường THPT Vũng Tàu, học sinh các lớp 10A5, 10A7 trường THPT Vũng Tàu, lớp 10A3, 10B2 trường THPT Long Trường, các thầy cô tổ Hóa và các lớp 10A1, 10A2, 10A3, 10A6, 10CL, 10CS trường THPT chuyên Lê Hồng Phong cùng các bạn lớp cao học K21, K22 đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian làm luận văn. Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô trong khoa và phòng Sau đại học đã tạo điều kiện tốt cho tôi học tập, làm việc và nghiên cứu. Sau cùng, tôi xin cảm ơn cha mẹ, là những người sinh thành, dưỡng dục tôi nên người. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng thời gian có hạn nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những lời góp ý chân thành. Thành phố Hồ Chí Minh, 01-09-2012 Người thực hiện luận văn
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cám ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………….1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.............................5 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.........................................................................5 1.1.1. Sử dụng dạy học dự án ở các nước trên thế giới ..........................................5 1.1.2. Sử dụng dạy học dự án ở Việt Nam .............................................................5 1.2. Phương pháp dạy học ........................................................................................10 1.2.1. Tổng quan về phương pháp dạy học ..........................................................10 1.2.2. Ba cấp độ của phương pháp dạy học ..........................................................14 1.3. Dạy học dự án …………………………………………………………...…....15 1.3.1. Khái niệm dạy học dự án ………………………………………………...15 1.3.2. Mục tiêu và quan điểm của DHDA …………………………..…………..15 1.3.3. Đặc điểm và phương pháp của DHDA ………………………..…………16 1.3.4. Các loại dự án học tập ……………………………………………………20 1.3.5. Cấu trúc và cách tổ chức của quá trình DHDA ……………..……………21 1.3.6. Đánh giá kết quả học tập của học sinh trong DHDA …………………….26 1.3.7. Một số kĩ năng cần hình thành cho HS trong DHDA ……………………30 1.3.8. Lợi ích và hạn chế của DHDA …………………………………………...33 1.4. Thực trạng việc sử dụng PPDHDA trong dạy học hóa học ở trường THPT….35 1.4.1. Mục đích điều tra ………………………………………………….……..35 1.4.2. Phương pháp điều tra ………………………………………………….…36 1.4.3. Kết quả điều tra ……………………………………………………….….38 Tóm tắt chương 1 ………………………………………………………………….46 CHƯƠNG 2. SỬ DỤNG PPDH DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC
- LỚP 10 THPT ……………………………………………………………………..48 2.1. Tổng quan về chương trình hóa học lớp 10 nâng cao ……………………….. 48 2.1.1. Mục tiêu dạy học………………………………………………………… 48 2.1.2. Cấu trúc và nội dung……………………………………………………...49 2.2. Những định hướng khi tổ chức dạy học dự án môn hóa học lớp 10 THPT.... ..51 2.2.1. Quan điểm lựa chọn nội dung DHDA ........................................................51 2.2.2. Nguyên tắc khi tổ chức dạy học dự án ...................................................... 56 2.3. Các nội dung cần thực hiện cho một dự án .......................................................64 2.3.1. Xác định mục tiêu của dự án ......................................................................64 2.3.2. Đề cương dự án ..........................................................................................65 2.3.3. Triển khai dự án .........................................................................................65 2.3.4. Soạn thảo công cụ đánh giá ........................................................................67 2.4. Các bước tiến hành thực hiện dự án ..................................................................75 2.4.1. Bước 1: Chọn đề tài, chia nhóm .................................................................75 2.4.2. Bước 2: Xây dựng đề cương dự án.............................................................78 2.4.3. Bước 3: Thực hiện dự án ............................................................................79 2.4.4. Bước 4: Thu thập và báo cáo kết quả .........................................................80 2.4.5. Bước 5: Đánh giá dự án .............................................................................82 2.5. Thiết kế một số dự án dạy học ..........................................................................82 2.5.1. Dự án 1 - Clo và vai trò của khí clo trong cuộc sống.................................82 2.5.2. Dự án 2 - Hiđro sunfua - Vấn đề rác thải ..................................................85 2.5.3. Dự án 3 - Nước sạch - Vấn đề sống còn của con người..............................87 2.5.4. Dự án 4 - Hợp chất chứa oxi của clo ..........................................................90 2.5.5. Dự án 5 - Bầu không khí trong lành dễ hay khó.........................................93 2.5.6. Dự án 6 - Nguồn gây ô nhiễm không khí....................................................95 2.5.7. Dự án 7 - Ozon – Lá chắn của trái đất........................................................97 2.5.8. Dự án 8 - Hiệu ứng nhà kính, Hiện tượng nóng lên toàn cầu, Lỗ thủng tầng ozon...................................................................................................99 2.5.9. Dự án 9 - Oxi,Ozon - Sức khỏe của con người.........................................103
- Tóm tắt chương 2 ...................................................................................................105 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..........................................................107 3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm ...............................................................107 3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm .....................................................................107 3.3. Tiến hành thực nghiệm ....................................................................................108 3.3.1. Các bước thực hiện ..................................................................................108 3.3.2. Xử lý số liệu .............................................................................................111 3.4. Kết quả thực nghiệm .......................................................................................113 3.4.1. Kết quả về phiếu thăm dò học sinh ..........................................................113 3.4.2. Kết quả về hoạt động chia nhóm và chọn dự án ......................................120 3.4.3. Kết quả định tính về các sản phẩm dự án của học sinh ............................121 3.4.4. Kết quả hoạt động nhóm của học sinh .....................................................127 3.4.5. Kết quả quá trình học tập theo dự án của học sinh ..................................129 3.5. Đánh giá quá trình thực nghiệm ......................................................................139 3.5.1. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực nghiệm sư phạm.......139 3.5.2. Những nhận xét rút ra từ quá trình thực nghiệm ......................................140 Tóm tắt chương 3 ...................................................................................................142 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................................143 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................147 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CNTT công nghệ thông tin CSLL cơ sở lý luận DH dạy học DHDA dạy học dự án ĐC đối chứng ĐHSP Đại học Sư phạm GV giáo viên HS học sinh LHP Lê Hồng Phong LT Long Trường PPDH phương pháp dạy học THCS trung học cơ sở THPT trung học phổ thông TN thực nghiệm TP thành phố TT thực tiễn VT Vũng Tàu
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các bước tiến hành dạy học theo dự án ...................................................22 Bảng 1.2. Danh sách các trường có GV thực hiện điều tra ......................................37 Bảng 1.3. Danh sách các trường có HS thực hiện điều tra .................................... 38 Bảng 1.4. Mức độ sử dụng các PPDH trong dạy học hóa học ở trường THPT .......38 Bảng 1.5. Mức độ hiểu biết về phương pháp DHDA của giáo viên ........................39 Bảng 1.6. Mức độ áp dụng PPDHDA trong dạy học hóa học .................................39 Bảng 1.7. Những khó khăn khi áp dụng PPDHTDA vào dạy học hoá học .............39 Bảng 1.8. Đánh giá tiêu chí của một dự án hay .......................................................40 Bảng 1.9. Kiểu bài lên lớp phù hợp với dạy học dự án ............................................41 Bảng 1.10. Kinh nghiệm khi thực hiện dạy học dự án .............................................41 Bảng 1.11. Thống kê hiệu quả làm việc của HS ......................................................42 Bảng 1.12. Thống kê lựa chọn nhiệm vụ của HS .....................................................42 Bảng 1.13. Thống kê việc áp dụng kiến thức của HS ..............................................42 Bảng 1.14. Thống kê trình độ CNTT của HS ..........................................................42 Bảng 2.1. Cấu trúc và nội dung chương trình hóa học lớp 10 nâng cao ..................49 Bảng 2.2. Các hình thức sản phẩm trong DHDA .....................................................54 Bảng 2.3. Những nội dung có thể dạy bằng PPDHDA ............................................55 Bảng 2.4. Kế hoạch thực hiện một dự án .................................................................65 Bảng 2.5. Tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm ..........................................................67 Bảng 2.6. Tiêu chí đánh giá bài trình chiếu .............................................................68 Bảng 2.7. Tiêu chí đánh giá ấn phẩm của dự án ......................................................69 Bảng 2.8. Tiêu chí đánh giá các sản phẩm thật của dự án .......................................70 Bảng 2.9. Tiêu chí đánh giá trang web ....................................................................70 Bảng 2.10. Tiêu chí đánh giá publisher ...................................................................71 Bảng 2.11. Bảng cho điểm publisher của học sinh ..................................................72 Bảng 2.12. Tiêu chí đánh giá sự hợp tác ..................................................................73 Bảng 3.1. Các lớp thực nghiệm và đối chứng ........................................................107 Bảng 3.2. Nội dung thực nghiệm ...........................................................................108
- Bảng 3.3. Kết quả chia nhóm và lựa chọn dự án của trường LHP..........................109 Bảng 3.4. Kết quả chia nhóm và lựa chọn dự án của trường LT............................109 Bảng 3.5. Kết quả chia nhóm và lựa chọn dự án của trường VT............................110 Bảng 3.6. Kết quả phiếu thăm dò học sinh.............................................................113 Bảng 3.7. Kết quả bài kiểm tra kiến thức đầu chương trường LHP........................115 Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra kiến thức đầu chương trường LHP........115 Bảng 3.9. Kết quả bài kiểm tra kiến thức đầu chương trường LT..........................116 Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra kiến thức đầu chương trường LT........116 Bảng 3.11. Kết quả bài kiểm tra kiến thức đầu chương trường VT........................117 Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra kiến thức đầu chương trường VT........117 Bảng 3.13. Nhận xét bài kiểm tra kiến thức đầu chương........................................118 Bảng 3.14. Nhận xét kết quả khi giới thiệu về PPDHDA......................................118 Bảng 3.15. Nhận xét kết quả khi HS bắt đầu tiếp cận với một dự án.....................119 Bảng 3.16. Nhận xét sản phẩm dự án của lớp 10A6 trường LHP...........................122 Bảng 3.17. Nhận xét sản phẩm dự án của lớp 10A1 trường LHP...........................123 Bảng 3.18. Nhận xét sản phẩm dự án của lớp 10A3 trường LT.............................124 Bảng 3.19. Nhận xét sản phẩm dự án của lớp 10A5 trường VT.............................125 Bảng 3.20. Kết quả hoạt động nhóm của lớp 10A6 trường LHP…………………127 Bảng 3.21. Kết quả hoạt động nhóm của lớp 10A1 trường LHP…………………127 Bảng 3.22. Kết quả hoạt động nhóm của lớp 10CS trường LHP…………………127 Bảng 3.23. Kết quả hoạt động nhóm của lớp 10A3 trường LT…………………..128 Bảng 3.24. Kết quả hoạt động nhóm của lớp 10A5 trường VT…………………..128 Bảng 3.25. Phân phối tần suất, tần số lũy tích bài kiểm tra cuối chương cặp TN1-ĐC1. 129 Bảng 3.26. Tổng hợp bài kiểm cuối chương cặp TN1-ĐC1 ...................................130 Bảng 3.27. Phân phối tần suất, tần số lũy tích bài kiểm tra cuối chương cặp TN2-ĐC2 .131 Bảng 3.28. Tổng hợp bài kiểm tra cuối chương cặp TN2-ĐC2 ............................... 131 Bảng 3.29. Phân phối tần suất, tần số lũy tích bài kiểm tra cuối chương cặp TN3-ĐC3 .132 Bảng 3.30. Tổng hợp bài kiểm tra cuối chương cặp TN3-ĐC3 ............................ 133 Bảng 3.31. Phân phối tần suất, tần số lũy tích bài kiểm tra cuối chương cặp TN4-ĐC4 .134
- Bảng 3.32. Tổng hợp bài kiểm tra cuối chương cặp TN4-ĐC4 .............................134 Bảng 3.33. Phân phối tần suất, tần số lũy tích bài kiểm tra cuối chương cặp TN5-ĐC5 .135 Bảng 3.34. Tổng hợp bài kiểm tra cuối chương cặp TN5-ĐC5 .............................136 Bảng 3.35. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra cuối chương .................137 Bảng 3.36. Đại lượng kiểm định t các cặp TN - ĐC...............................................138
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Các mối liên hệ của phương pháp dạy học ..............................................11 Hình 1.2: Tóm tắt về phân loại phương pháp dạy học ............................................14 Hình 1.3: Ba cấp độ của phương pháp dạy học .......................................................14 Hình 1.4. Quan hệ giữa các thành phần trong cấu trúc của quá trình dạy học .........26 Hình 1.5. Thành quả học tập của học sinh ...............................................................30 Hình 3.1. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra kiến thức đầu chương trường LHP ..........115 Hình 3.2. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra kiến đầu chương trường LT .....................116 Hình 3.3. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra kiến thức đầu chương trường VT .............117 Hình 3.4. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra cuối chương cặp TN1-ĐC1...................130 Hình 3.5. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra cuối chương cặp TN1-ĐC1 ........................130 Hình 3.6. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra cuối chương cặp TN2-ĐC2 ...............131 Hình 3.7. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra cuối chương cặp TN2-ĐC2 ........................132 Hình 3.8. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra cuối chương cặp TN3-ĐC3 ............133 Hình 3.9. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra cuối chương của cặp TN3-ĐC3 ...............133 Hình 3.10. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra cuối chương cặp TN4-ĐC4 ..........134 Hình 3.11. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra cuối chương của cặp TN4-ĐC4 .............135 Hình 3.12. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra cuối chương cặp TN5-ĐC5 ..........136 Hình 3.13. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra cuối chương của cặp TN5-ĐC5 .............136
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tiến vào hội nhập quốc tế. Yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội đòi hỏi nguồn nhân lực phải được phát triển cả về số lượng và chất lượng. Mặt khác, khoa học công nghệ phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ, thể hiện qua sự ra đời của nhiều lý thuyết, thành tựu mới cũng như khả năng ứng dụng chúng vào thực tế cao, rộng và nhanh. Bản thân đối tượng học tập cũng được tiếp nhận với nhiều nguồn thông tin đa dạng phong phú; học sinh ngày nay linh hoạt, chủ động hơn, cho nên các em cũng có những đòi hỏi cao hơn từ phía nhà trường. Giáo dục cần tập trung vào đào tạo học sinh trở thành những con người năng động, sáng tạo, có khả năng thích nghi với sự phát triển không ngừng của xã hội. Chính vì vậy mà nước ta đang thực hiện cải cách toàn diện giáo dục phổ thông. Đổi mới PPDH là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cải cách giáo dục nói chung cũng như cải cách cấp trung học phổ thông nói riêng. Mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học mới đòi hỏi việc cải tiến PPDH và sử dụng những PPDH mới. Trong một số năm gần đây, các trường THPT đã có những cố gắng trong việc đổi mới PPDH và đã đạt được những tiến bộ trong việc phát huy tính tích cực của HS. Tuy nhiên, các phương pháp dạy học truyền thống, đặc biệt là thuyết trình vẫn chiếm một vị trí chủ đạo trong các PPDH ở các trường THPT nói chung, hạn chế việc phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh. Tiến trình dạy học cần được thực hiện dựa trên hoạt động tích cực, chủ động của học sinh với sự tổ chức và định hướng đúng đắn của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập cho học sinh. Định hướng đổi mới này cũng gắn liền với việc đa dạng hoá các hình thức học tập: dạy học trong nhà trường và ngoài môi trường thực tế, học tập trong giờ học chính khoá và học qua các hoạt động ngoại khoá… Như thế, các phương pháp dạy học tích cực, hướng vào học sinh rất cần được áp dụng thường xuyên.
- Một trong những phương hướng đổi mới PPDH Hóa học ở trường phổ thông là nghiên cứu tổ chức quá trình dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ phức hợp gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả trong đó kết quả là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được – hay nói cách khác đó là kiểu tổ chức dạy học dự án (DHDA). Qua đó học sinh tự mình chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, phát huy năng lực giải quyết vấn đề, khả năng hợp tác, sự chủ động, linh hoạt và sáng tạo. Vì thực tế đó, chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài : SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2. Mục đích nghiên cứu Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học các kiến thức trong chương trình Hóa học lớp 10 ban nâng cao nhằm nâng cao kết quả học tập, phát huy tính sáng tạo, tự lực, tích cực học tập, đồng thời phát triển các kỹ năng sống (phân tích, tổng hợp, kỹ năng hợp tác, trình bày vấn đề…) cho học sinh. 3. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu tổng quan về vấn đề cần nghiên cứu. - Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học dự án. - Phân tích các nội dung kiến thức trong chương trình lớp 10 ban nâng cao. - Điều tra thực tế trong dạy và học theo dự án môn hóa học ở một số trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh. - Thiết kế các dự án nhằm nâng cao kết quả học tập, phát huy tính sáng tạo, tự lực, tích cực học tập, đồng thời phát triển các kỹ năng sống (phân tích, tổng hợp, kỹ năng hợp tác, trình bày vấn đề…) cho học sinh. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm các dự án đã thiết kế tại một số trường THPT trong và ngoại thành TP HCM để đánh giá hiệu quả và tính khả thi của đề tài. Từ đó, chỉnh sửa, bổ sung, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng linh hoạt mô hình này vào thực tiễn.
- 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu : quá trình dạy học hóa học lớp 10 THPT. - Đối tượng nghiên cứu : việc tổ chức dạy học dự án trong dạy học bộ môn Hóa học lớp 10 nâng cao. 5. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung : tổ chức dạy học dự án các kiến thức trong chương trình Hóa học lớp 10 ban nâng cao. - Thời gian nghiên cứu : từ tháng 07/2011 đến tháng 06/2012. - Địa bàn nghiên cứu : các trường THPT trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. 6. Giả thuyết khoa học Dựa trên cơ sở lí luận của dạy học dự án cũng như dựa trên việc phân tích các nội dung kiến thức cần dạy, có thể tổ chức dạy học dự án các kiến thức môn hóa học, qua đó, không những nâng cao kết quả học tập mà còn phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực hợp tác cho người học. 7. Phương pháp và các phương tiện nghiên cứu • Phương pháp nghiên cứu - Các phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc tài liệu, phân tích, khái quát và tổng hợp kiến thức. - Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Trò chuyện, phỏng vấn, quan sát. + Phương pháp chuyên gia. + Điều tra bằng phiếu câu hỏi. + Nghiên cứu sản phẩm hoạt động. + Thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp toán học. + Tính các tham số thống kê. + Xử lý số liệu điều tra. • Phương tiện nghiên cứu.
- + Máy ảnh. + Máy quay phim. + Bộ câu hỏi điều tra. + Phòng thí nghiệm. 8. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu - Cung cấp những đề cương dự án được thiết kế dựa trên cơ sở kết quả thăm dò ý kiến giáo viên. - Đề tài đề xuất hướng khắc phục khó khăn của việc vận dụng dạy học dự án vào thực tiễn giáo dục Việt Nam (mâu thuẫn giữa đòi hỏi quỹ thời gian nhiều cho việc triển khai dự án với quy định về thời lượng hạn chế dành cho việc học tập kiến thức môn hóa học). - Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo để giáo viên hóa học triển khai nội dung dạy học dự án.
- CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Sử dụng dạy học dự án ở các nước trên thế giới Trên thế giới, khái niệm “dự án” trong dạy học đã được sử dụng từ thế kỉ XVI ở các trường dạy nghề kiến trúc tại Ý sau đó lan rộng sang các nước châu Âu khác và Mĩ từ thế kỉ XVIII. Cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, DHDA đã được sử dụng trong dạy học phổ thông tại Mĩ. Người đóng vai trò quan trọng đối với việc hình thành cơ sở lí thuyết cho PPDH dự án là các nhà sư phạm Mĩ J.Dewey và Charles Peirce. Họ đã đưa ra những cơ sở cho DHDA và khẳng định rằng, tất cả mọi người dù già hay trẻ đều học bằng hoạt động thông qua mối quan hệ với môi trường thực tế. Tuy nhiện, thời điểm đó, DHDA vẫn còn nhiều hạn chế do thiếu tư liệu và ảnh hưởng của chiến tranh thế giới thứ II. Có thể chia quá trình lịch sử nổi bật của phương pháp DHDA thành các giai đoạn như sau: - Từ 1590 – 1765: Sinh viên được làm việc theo dự án tại các học viện kiến trúc ở Roma và Paris. Các dự án học tập thường là những bài tập tình huống giả định trong đó sinh viên được giao nhiệm vụ thiết kế và gia công một sản phẩm hoàn thiện một cách tự lực. - Từ 1765 – 1880: Dự án đã trở thành phương pháp dạy học phổ biến. Tư tưởng dạy học này đã được kế tục tại các trường kỹ thuật mới thành lập ở Pháp, Đức và Thuỵ Điển. Năm 1865, dự án được giới thiệu bởi William B. Rogers tại viện công nghệ Massachusetts ở Hoa kỳ. - Từ năm 1880 – 1918: Calvin M.Wooward đã đưa phương pháp DHTDA vào các trường nghề. Tại các trường này sinh viên thường giới thiệu các dự án mà học thiết kế. Ý tưởng DHTDA đã được chuyển dần từ việc đào tạo thủ công sang giáo dục nghề nghiệp và khoa học nói chung. - Từ 1918 – 1965: William Kilpatric định nghĩa lại DHTDA và đưa nó từ Mỹ quay lại Châu Âu.
- - Từ 1965 đến nay, các nhà giáo dục khám phá lại ý tưởng về phương pháp DHTDA và phổ biến nó trên toàn cầu. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về lý luận cũng như thực nghiệm như: Tổ chức giáo dục George Lucas đưa ra bài tóm tắt về nghiên cứu DHDA cùng với gian trưng bày các mẫu dự án ở dạng ấn phẩm và video vào tháng 11 năm 2001, John W. Thomas đã tiến hành khảo sát cơ sở lý luận cho nghiên cứu về DHDA. Ngày nay, DHDA được ứng dụng trong mọi cấp từ giáo dục phổ thông, đào tạo nghề cho tới cấp đại học ở nhiều nước phát triển trên thế giới. 1.1.2. Sử dụng dạy học dự án ở Việt Nam Tại Việt Nam, từ những đòi hỏi mạnh mẽ về đổi mới phương pháp dạy học, dạy học dự án đã được nghiên cứu, phổ biến để đưa vào vận dụng trong thực tế dạy và học. Năm 2004, phương pháp dạy học theo dự án đã được bồi dưỡng cho giáo viên và tiến hành thí điểm bằng việc đưa công nghệ thông tin vào dạy học thông qua chương trình “Dạy học hướng tới tương lai”. Chương trình này được sự hỗ trợ của Intel nhằm giúp các giáo viên khối phổ thông trở thành những nhà sư phạm hiệu quả thông qua việc hướng dẫn họ cách thức đưa công nghệ vào bài học, cũng như thúc đẩy kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phê phán và kỹ năng hợp tác đối với học sinh. Cho đến nay, đã có 33.251 giáo viên và giáo sinh từ 21 tỉnh/thành phố tham dự các chương trình dạy học của Intel. Chương trình này đã tạo ra những sự thay đổi tích cực trong thực tiễn dạy học và cả trong quản lý dạy học ở các trường phổ thông tại Việt Nam. Bên cạnh chương trình của Intel, dạy học dự án cũng xuất hiện trong chương trình “Partner in learning” của Microsoft. Chương trình này không chỉ đào tạo, bồi dưỡng phương pháp dạy học dự án kết hợp sử dụng công nghệ thông tin mà còn tổ chức cuộc thi “Giáo viên sáng tạo” thu hút sự tham gia của khá nhiều giáo viên trên cả nước với nhiều bài học vận dụng dạy học dự án rất hiệu quả ở hầu hết các bộ môn. Hòa cùng với việc tích cực vận dụng công nghệ trong dạy học, dạy học dự án đã được nhiều sinh viên, giáo viên, nhà nghiên cứu giáo dục tìm hiểu để vận dụng
- linh hoạt, hiệu quả vào thực tế nước ta. Những công trình nghiên cứu liên quan tới DHDA ở Việt Nam của các tác giả thời gian gần đây như: Khoá luận tốt nghiệp “Xây dựng tư liệu dạy học và áp dụng phương pháp dạy học dự án cho dạy học nội dung ứng dụng các phi kim và hợp chất của chúng trong chương trình hoá học THPT – nâng cao” của Đào Thị Như (2008), Trường ĐHSP Hà Nội. Mặc dù là khoá luận tốt nghiệp nhưng tác giả đã trình bày tương đối đầy đủ CSLL của PPDHDA; sưu tầm được nhiều tư liệu bổ ích trong dạy học phần ứng dụng các phi kim, mang tính thực tiễn cao có thể vận dụng trong DHDA. Luận văn thạc sĩ Với bộ môn Vật lý: • Nguyễn Diệu Linh (2009), Tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại khoá khi dạy các nội dung “các định luật bảo toàn” vật lý 10 ban cơ bản, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP Hà Nội. • Nguyễn Thanh Nga (2009), Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức thuộc phần “Từ trường và cảm ứng điện từ” – học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành kĩ thuật trường đại học giao thông, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh. • Lại Thị Thuỳ Phương (2009), Vận dụng dạy học dự án vào tổ chức hoạt động ngoại khoá kiến thức chương “Động lực học chất điểm” sách giáo khoa lớp 10 nâng cao, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh. • Nguyễn Đăng Thuấn (2010), Vận dụng mô hình dạy học dự án vào dạy học chương “Các định luật bảo toàn” – Vật lý 10 THPT nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và kĩ năng làm việc theo nhóm của học sinh”, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh. • Trần Tấn Quốc (2010), Nghiên cứu dạy học chương “Dòng điện xoay chiều” (Vật lý 12) theo tinh thần dạy học dự án, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Đại học Vinh.
- Các tác giả đã nêu các luận điểm phương pháp luận của DHDA, cơ sở các PPDH tích cực; phân tích sự khác biệt về vai trò của GV và người học trong DHDA so với PPDH truyền thống. Trong mỗi đề tài, các tác giả đã tiến hành TNSP và khẳng định tính khả thi của DHDA trong dạy học và hoạt động ngoại khóa bộ môn vật lý. Với bộ môn Hóa học: • Luận văn thạc sĩ giáo dục học: “Phát triển năng lực chủ động tích cực học tập của học sinh trong dạy học hoá học thông qua hình thức dạy học dự án” của Đặng Thị Minh Thu (2009), ĐHSP Hà Nội. Trong luận văn, tác giả xây dựng được các dự án (chủ đề) hóa học gắn bài học với những vấn đề liên quan đến thực tiễn đời sống, đưa các dự án đó vào trực tiếp dạy học trong chương trình hóa học THPT và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng PPDHDA. Tiếp theo, tác giả đã khảo sát và đánh giá năng lực được phát triển ở học sinh thông qua quá trình học tập theo dự án. • Luận văn thạc sĩ giáo dục học: “Dạy học hoá học vô cơ 10 – nâng cao tích hợp dạy học dự án, dạy học dựa trên câu hỏi và công nghệ thông tin” của Nguyễn Thị Hoàng Anh (2010), ĐHSP Hà Nội. Trong đề tài này, tác giả đã nghiên cứu và tổng hợp các quan điểm và lí thuyết dạy học tích cực, tổng quan CSLL và thực tiễn của việc tổ chức DHDA, dạy học dựa trên câu hỏi và áp dụng công nghệ thông tin trong các bài hóa học và trong thiết kế khung chương trình giảng dạy phần vô cơ lớp 10 THPT chương trình nâng cao. Tác giả cũng đã tiến hành thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả và tính khả thi của đề tài. Từ đó rút ra những biện pháp thực tiễn nhằm giúp cho GV hóa học ở trường THPT tiếp cận với phương pháp mới, góp phần đổi mới PPDH hóa học. • Luận văn thạc sĩ giáo dục học: “Áp dụng dạy học theo dự án trong dạy học Hoá học ở trường Trung học phổ thông”của Nguyễn Thị Thanh Mai (2011, ĐHSP TPHCM.
- Trong luận văn, tác giả đã tổng hợp và trình bày tương đối đầy đủ về CSLL của PPDHDA. Sau đó, tác giả đã thiết kế được một số dự án và tiểu dự án trong chương trình hoá học THPT và áp dụng trong dạy học hoá học, tiến hành thực nghiệm và khảo sát hiệu quả của DHDA trong dạy học. • Luận văn thạc sĩ giáo dục học: “Vận dụng dạy học theo dự án trong dạy học hóa học lớp 11 trường THPT” của Nguyễn Thị Lan Phương (2012, ĐHSP TPHCM). Trong luận văn tác giả đã tìm hiểu các xu hướng đổi mới PPDH và sự thay đổi của PPDH với sự hỗ trợ của CNTT, từ đó đưa ra được cơ sở lý luận và thực tiễn của PPDHDA. Bên cạnh đó tác giả tiến hành nghiên cứu cơ sở khoa học của việc thiết kế các dự án trong chương trình Hóa học lớp 11 THPT. Qua quá trình thực nghiệm sư phạm, tác giả cũng đã đưa ra 10 kinh nghiệm để thiết kế và dạy học dự án được thành công. Ngoài những luận văn nghiên cứu về DHDA bộ môn hoá học, chúng tôi cũng tham khảo thêm một số đề tài thuộc một số bộ môn khác. Luận án tiến sĩ Luận án tiến sĩ “Dạy học theo dự án và vận dụng trong đào tạo GV THCS môn công nghệ” của Nguyễn Thị Diệu Thảo, ĐHSP Hà Nội 2009. Trong luận án, tác giả đã trình bày CSLL và TT của DHDA, xây dựng cơ sở khoa học việc vận dụng DHDA trong dạy học kinh tế gia đình và vận dụng vào một số chủ đề cụ thể. Sau đó, tác giả tiến hành thực nghiệm để khẳng định tính khả thi của vấn đề nghiên cứu. Các bài viết khoa học • Trịnh Văn Biều, Phan Đồng Châu Thủy, Trịnh Lê Hồng Phương (2011), “Dạy học dự án - Từ lí luận đến thực tiễn”, Tạp chí Khoa học số 28 năm 2011, ĐH Sư phạm TPHCM. • Nguyễn Thị Thanh Huyền (2007), “ Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong hoạt động hướng nghiệp” , Tạp chí Giáo dục số 179
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ giáo dục: Bồ dưỡng phương pháp thực nghiệm Vật lý cho học sinh khi dạy học một số kiến thức chương "chất khí" Vật lý 10, chương trình chuẩn
134 p | 593 | 134
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
97 p | 794 | 131
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
26 p | 461 | 115
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
170 p | 552 | 105
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trò chơi dân gian
123 p | 702 | 96
-
Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Khảo sát các kỹ thuật dạy môn biên dịch tại khoa tiếng Anh trường Đại học Tây Nguyên
70 p | 850 | 94
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
157 p | 491 | 90
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Bình Dương
145 p | 294 | 67
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
26 p | 453 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
167 p | 350 | 61
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại góc tạo hình
122 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phối hợp quản lý giáo dục đạo đức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và nhà trường đối với học sinh trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh
72 p | 248 | 56
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay
13 p | 338 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
164 p | 368 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy trẻ làm quen biểu tượng toán học cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non
116 p | 260 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động giáo dục tại một số trường mầm non nội thành thành phố Hồ Chí Minh
201 p | 175 | 34
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục học sinh trường trung học phổ thông Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ
107 p | 47 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Đổi mới tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục trên địa bàn huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương
70 p | 129 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn