intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:137

38
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu về truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy trên cả hai phương diện nghệ thuật và nội dung, và từ đó nhằm khẳng định được vai trò của nhà thơ Nguyễn Duy trong công cuộc sáng tạo và xây dựng nền thơ ca dân tộc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN Mai Ngọc Lê Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI - 2008 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM Mai Ngọc Lê Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Mã Số: 60 22 34 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lưu Khánh Thơ HÀ NỘI - 2008 2
  3. MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước, cùng thời với các tác giả : Thanh Thảo, Phạm Tiến Duật, Lâm Thị Mĩ Dạ… lớp tác giả đã làm nên diện mạo thơ ca một thời máu lửa. Khi hòa bình lập lại, Nguyễn Duy cũng nhập cuộc bằng những trang thơ cháy bỏng khát khao và lòng nhiệt tình yêu quê hương đất nước. Cách đi của ông không lặp lại mọi người, điều này làm nên cái mới cho thơ Nguyễn Duy. Nhà thơ là một trong những người tiên phong trong khuynh hướng phi sử thi - một khuynh hướng đậm nét xuất hiện trong văn học Việt Nam vào những năm 80 của thế kỉ XX. Ở những tác phẩm của ông, hiện thực được nhìn toàn diện dù đó là cái nhìn lại quá khứ hay cái nhìn mới nguyên của hiện tại. Nguyễn Duy hay viết về những suy ngẫm mang tính triết lí, chủ yếu là suy ngẫm về giá trị cuộc đời, chính vì thế thơ Nguyễn Duy có chiều sâu và đậm chất trí tuệ, mặc dù được diễn đạt bằng thứ ngôn ngữ hết sức giản dị, thậm chí bình dân. Đất nước hiện lên trong trang thơ Nguyễn Duy có thể nói là đậm nét và chân thực hơn so với các nhà thơ cùng thời, bởi không ai yêu quê hương đất nước như cách của Nguyễn Duy - yêu bằng cách chỉ ra cái khốn khó, cái cơ cực, cái yếm thế nhỏ bé …tóm lại là phần khuất lấp không tươi đẹp mà bao người ngại nói đến. Nguyễn Duy là nhà thơ không ngừng vận động, luôn dấn thân vào những cuộc hành trình để tìm cái đẹp, bằng cách này hay cách khác. Không chấp nhận một cách đi cũ mòn, hình ảnh khuôn sáo…thơ Nguyễn Duy mang đậm dấu ấn cách tân. Tuy nhiên, nói đến Nguyễn Duy người ta cũng nói nhiều đến những vần thơ “làng cảnh quê hương” đậm đà, son sắt. Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy là hai giá trị thẩm thấu, nhuần 3
  4. nhuyễn trong mỗi tác phẩm, nó làm nên cảm quan nghệ thuật và giá trị riêng cho thơ Nguyễn Duy. Đây là hai giá trị thống nhất và biện chứng, cách tân được nảy sinh trên mảnh đất chân quê truyền thống và tình yêu quê hương đất nước của nhà thơ. Chính vì những phẩm chất nghệ thuật và sự nỗ lực hết mình trên con đường tìm tòi sáng tạo của Nguyễn Duy đã nêu ở trên, chúng tôi đi vào tìm hiểu đề tài này nhằm khẳng định vai trò và vị trí của một nhà thơ dũng cảm luôn nhìn thẳng, nhận chân mọi giá trị của cuộc sống, nhà thơ của “quê hương làng cảnh” ở thời hiện đại này. II. MỤC ĐÍCH , PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Luận văn xem xét hai giá trị truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy trên các phương diện nội dung và nghệ thuật, từ đó tìm ra nét riêng biệt độc đáo của nhà thơ, khẳng định vị trí và đóng góp của nhà thơ trong nền thơ ca nước nhà. - Phạm vi nghiên cứu trong 6 tập thơ chính của nhà thơ Nguyễn Duy: Mẹ và em (1987, Nhà xuất bản Thanh Hóa), Đường xa (1989, NXB Trẻ), Quà tặng (1990, NXB Văn học), Về (1990 – 1994, NXB Hội nhà văn), Sáu và Tám (1994, NXB văn học), Bụi (1997, Nhà xuất bản Hội nhà văn) III. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Bất cứ vận động đi lên nào cũng có sự đấu tranh, đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa cái cổ hủ và tiến bộ…Hành trình thơ ca cũng vậy, vấn đề truyền thống và cách tân, không chỉ đến ngày hôm nay mới được đem ra bàn bạc, mà ở mỗi thời đại khác nhau quá trình này diễn ra với mức độ và quy 4
  5. mô khác nhau. Chúng tôi xin được điểm qua một số bài tiêu biểu để thấy được tính hệ thống trong vấn đề mình đang nghiên cứu. Tác giả Nguyễn Hữu Quýnh với bài Hai xu hướng thơ hiện nay đã chỉ ra sự khác biệt giữa cái mới của những thế hệ cầm bút trên thi đàn Việt Nam sau 1946. Tác giả nhấn mạnh về hai xu hướng thơ hiện nay là: “ Người ta bắt đầu nói đến thơ cách tân, thơ hiện đại, hậu hiện đại như là sự phá vỡ kết cấu của diễn đạt. Nhà thơ Hoàng Hưng đã từng phát biểu: Thơ hậu hiện đại mang hai đặc tính nổi bật là tính thử nghiệm và tính tiên phong…Mặc dù rất đa dạng, thơ hậu hiện đại có điểm chung: quan niệm làm thơ là một tiến trình đang xảy ra chứ không phải sản phẩm đã thành…Nó thích những chữ rỗng hơn cái thụ nghĩa tiên nghiệm, đi theo lý thuyết kết cấu hơn là lý thuyết biểu hiện, quan tâm đến nói như thế nào hơn là nói cái gì”. Và thái độ của tác giả trước những yêu cầu cách tân thơ hiện nay là: Để có một nền thơ thuần hậu, nhân văn, trong sáng và đa dạng cần đối xử công bằng với mọi nhà thơ. Đừng vì nhân danh đổi mới, hiện đại hay truyền thống mà bên trọng bên khinh. Hãy để cho khuynh hướng thơ được bình đẳng tồn tại với nhau, đừng dạy dỗ, đừng áp đặt, đừng khắt khe và cũng đừng ôm ấp chiều chuộng thái quá ai cả. Tự thơ nói lên tất cả. Tự bạn đọc bầu chọn nhà thơ của họ. Tự cuộc sống lâu dài định danh cho thơ. Tóm lại cứ để cho nó phát triển tự nhiên vì nó là thơ”. Tác giả chỉ dừng lại nhìn nhận một cách khái quát về xu hướng thơ hiện nay mà không đi vào nghiên cứu một tác phẩm, tác giả cụ thể nào. Tính dân tộc trong thơ Việt Nam: vĩnh cửu và luôn luôn biến đổi - bài của Giáo sư Phạm Vĩnh. Tác giả nghiên cứu tính dân tộc trong thơ Việt nam trong suốt chiều dài lịch sử phát triển thơ ca, để khẳng định: người sáng tạo càng sâu sắc và độc đáo bao nhiêu thì càng đạt tính dân tộc, tính nhân loại ở độ cao bấy nhiêu. Đồng thời tác giả khẳng định tính dân tộc phải có xu thế 5
  6. mở, tức là nói đến tính dân tộc không có nghĩa là nói đến một giá trị bất biến, khuôn khổ và cứng nhắc mà phải luôn kế thừa và sáng tạo tiếp. Cách tân: đi tìm một cái mới hay cái Tôi? - TS Chu văn Sơn. Bài viết đã đưa ra định nghĩa về cách tân, nhận thức của tác giả văn học về cách tân, vai trò của cách tân trong sáng tạo nghệ thuật. TS Chu văn Sơn kết luận: Cách tân là sáng tạo cái mới. Nhưng không phải cái mới vay mượn từ ngoài mình. Trái lại phải là cái mới trong mình. Nhận chân được cái mới thuộc về bản thể, thì mới thấy được cái mới ấy cũng là cái Tôi của kẻ sáng tạo. Nó sẽ xui khiến kẻ sáng tạo tìm đến hình thức mới và truyền sự sống cho mỗi thành tố mới của hình thức ấy. Đến lượt mình hình thức mới sẽ định dạng cho mọi sáng tạo mới. Thử tìm hiểu tính dân tộc trong thơ hôm nay - tác giả Trần Sáng đã ngợi ca cái mượt mà đằm thắm, cái chia sẻ và thấu hiểu mà thơ dân tộc đã có được. Những gì mang tính dân tộc trong thơ hôm nay “Đó là những lời từ trái tim, là chủ nghĩa nhân đạo cao cả của Người Việt. Cũng là cái đích hướng đến của nhân loại. Những vần thơ đó đã chinh phục trái tim nhân loại trong khi nhà thơ vẫn đứng vững hai chân trên mảnh đất dân tộc mình” Cánh tân là lẽ sống của thơ - tác giả Hoàng Hồng đã khẳng định vai trò quan trọng của việc cách tân thơ. Đó là một yêu cầu không thể không xảy ra và không thể không được đáp ứng của thời đại. Cách tân theo Hoàng Hồng là tất yếu của ngày hôm nay - hiện đại, và là điều không cần phải bàn đến, hãy để thời gian và độc giả trả lời cho câu hỏi về cách tân. Có rất nhiều bài viết về tác giả Nguyễn Duy, để khẳng định hồn thơ giàu tính dân tộc và phong cách khá linh hoạt độc đáo, thể hiện con mắt nhanh nhạy và thông minh của tác giả, song cũng chưa có một công trình nào nghiên cứu tính truyền thống và cách tân trong thơ ông. Nhà phê bình Hoài Thanh năm 1972 trên Văn nghệ đã nhận định khi mới đọc những bài thơ đầu: 6
  7. “Thơ Nguyễn Duy thường đưa ta về một thế giới quen thuộc …Nguyễn Duy đặc biệt thấm thía cái cao đẹp của nhứng con người, những cuộc đời cần cù gian khổ, không tuổi, không tên…Đọc thơ Nguyễn Duy, thấy anh thường hay cảm xúc, suy nghĩ trước những chuyện lớn, chuyện nhỏ quanh mình. Cái điều ở người khác có thể chỉ là chuyện thóang qua thì ở anh, nó lắng sâu và dường như lắng lại” . Từ Sơn với bài Thơ Nguyễn Duy đăng trên báo văn nghệ số 27/1985 đã viết: “ …Thơ anh được viết theo đơn đặt hàng của cuộc sống và của chính lòng anh”. Điều đó có nghĩa là thơ Nguyễn Duy phản ánh rất chân thực hiện thực cuộc sống và tiếng nói tình cảm của con người. Tạp chí văn học số3 năm 1986 với bài của Lê Quang Hưng : Thơ Nguyễn Duy và Ánh trăng có nhận định: “Những bài thơ trong ánh trăng thật đậm đà chất ca dao, nhiều đoạn thơ nhuần nhụy ngọt ngào khiến cho người ta khó phân biệt được đâu là ca dao đâu là thơ…” Năm 1987, Lại Nguyên Ân khi đọc tập Ánh trăng cũng nhận xét: “…Ngay những bài lục bát ta cũng thấy như cái gì bên trong như cũng muốn cãi lại cái êm dịu, mượt mà vốn có của truyền thống”. Cũng trong năm này, Nguyễn Quang Sáng viết Đi tìm tiềm lực trong thơ Nguyễn Duy cũng đã nhận định : “Nguyễn Duy vốn có ưu thế và trội hẳn lên trong thể thơ lục bát, loại thơ ngỡ như là dễ làm, ai cũng làm được, nhưng để đạt tới hay thì khó thay, nếu không nói là khó nhất. Thơ lục bát của Nguyễn Duy không rơi vào tính trạng quen tay, nó có sự biến đổi, chuyển động trong câu chữ”. Thơ lục bát Nguyễn Duy “đượm tính dân tộc và nhuần nhuyễn ngôn ngữ dân gian. Lời thơ đơn sơ, gần với khẩu ngữ. Tư duy thơ thì hiện đại, hình thức thơ thì phảng phất hương vị cổ điển Phương Đông…” Phạm Thu Yến cũng đóng góp ý kiến của mình với một sự khảo cứu khá độc đáo về đặc điểm thơ Nguyễn Duy mà chủ yếu là khảo sát trên thể thơ lục bát . Hiện tượng tập ca dao và sử dụng ca dao một cách nhuần nhụy trên 7
  8. phương diện thi pháp như môtip ca dao, ngôn ngữ ca dao vàgiọng điệu. Tác giả khẳng định thơ Nguyễn Duy rõ ràng là phản ca dao qua việc khai thác các ý đối lập với những tứ quen thuộc trong ca dao để tạo nên những tứ mới khiến cho cả ca dao và thơ càng bay bổng hơn. Còn Vũ Văn Sĩ chỉ cần một câu đã khái quát được cả con người và thơ Nguyễn Duy “Người thương mến đến tận cùng chân thật”. … Các tác phẩm trên đã bàn về cách tân và truyền thống trong thơ, nhưng chưa có một tác giả nào đưa ra thành hệ thống và nghiên cứu trong một chỉnh thể tác giả. Chúng tôi triển khai đề tài này xuất phát từ những gợi ý sau: 1. Truyền thống và cách tân là hai giá trị làm nên sự bền vững của thơ nói riêng và nghệ thuật nói chung. Mà trong thời đại ngày nay, truyền thống đang bị mất dần đi, còn cách tân thì chưa hình thành thành một hệ thống được thừa nhận. 2. Nguyễn Duy là nhà thơ luôn trân trọng truyền thống và là người tiên phong trong công cuộc cách tân thơ hiện đại. Những tác phẩm của ông đã được khẳng định và ghi dấu ấn hiện thực xã hội đậm nét ở nhiều góc cạnh. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp hệ thống - Phương pháp phân tích tổng hợp - Phương pháp so sánh đối chiếu V. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Đây là công trình nghiên cứu về truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy trên cả hai phương diện nghệ thuật và nội dung. Và từ đó nhằm 8
  9. khẳng định được vai trò của nhà thơ Nguyễn Duy trong công cuộc sáng tạo và xây dựng nền thơ ca dân tộc. VI. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Chương1. Một số vấn đề lý luận và hành trình sáng tạo của Nguyễn Duy 1. Một số vấn đề lý luận chung Khái niệm truyền thống trong thơ Khái niệm cách tân trong thơ Mối quan hệ giữa truyền thống và cách tân trong thơ 2.Hành trình sáng tạo của Nguyễn Duy 2.1. Hành trình sáng tạo của Nguyễn Duy 2.2. Quan niệm nghệ thuật của nhà thơ Chương2. Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy nhìn từ góc độ nội dung trữ tình Truyền thống và cách tân thể hiện ở cách chiếm lĩnh đề tài 2.1.1 Đề tài quê hương đất nước 2.1.2 Đề tài chiến tranh Truyền thống và cách tân thể hiện ở cái Tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Duy. Về cái Tôi trữ tình trong thơ. Cái Tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Duy Cái Tôi in đậm dấu ấn chân quê truyền thống Cái Tôi dấn thân với cách suy nghĩ hiện đại Cái Tôi tự vấn và trào lộng 9
  10. Chương 3. Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy nhìn từ một số phương diện nghệ thuật 3.1. Hình ảnh 3.1.1. Hình ảnh mang tính biểu tượng 3.1.2. Hình ảnh so sánh 3.2. Ngôn ngữ 3.2.1. Ngôn ngữ bắt nguồn từ đời sống hiện thực 3.2.2. Ngôn ngữ giàu tính tạo hình 3.3 Thể thơ 3.3.1. Thể thơ tự do, thơ 5 tiếng, 7 tiếng, 8 tiếng trong sáng tác của Nguyễn Duy. 3.3.2. Thể thơ lục bát – nét dặc sắc nhất trong thơ Nguyễn Duy 3.3.2.1. Truyền thống và cách tân biểu hiện ở cảm xúc trong thơ lục bát Nguyễn Duy 3.3.2.2. Truyền thống và cách tân biểu hiện ở hình thức câu thơ trong thơ lục bát Nguyễn Duy 10
  11. Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA NGUYỄN DUY 1.1 Một số vấn đề lý luận chung: 1.1.1. Khái niệm truyền thống trong thơ: Truyền thống - theo định nghĩa trong TĐTV (Viện ngôn ngữ học ) là một danh từ chỉ thói quen hình thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ được truyền lại từ thế hệ này đến thế hệ khác hoặc một tính từ “ chỉ tính chất truyền thống được truyền lại từ các đời trước”. Như vậy truyền thống là những giá trị, mà được cả cộng đồng thừa nhận với một niềm tin, niềm tự hào và luôn có ý thức giữ gìn, bảo vệ . Khái niệm “truyền thống trong thơ” chắt lọc từ khái niệm về truyền thống nói chung, là “những thành tựu chung đặc sắc, tương đối bền vững, ổn định trên cả hai phương diện nội dung, hình thức của văn học được lưu chuyển, kế thừa từ thế hệ này đến thế hệ khác trong quá trình văn học” [] Truyền thống trong thơ là những giá trị đã được khẳng định, và những giá trị đó là đại diện xứng đáng nhất của một cộng đồng dân tộc, là “gương mặt điển hình”, là tâm hồn nhất cho tâm hồn con người của công đồng dân tộc ấy, được thể hiện bằng thơ. Vậy những giá trị nào làm nên truyền thống trong thơ? Thơ là hồn, thơ là đời thì những giá trị truyền thống không thể tách rời hồn và đời của con người thời đại 11
  12. được. Truyền thống gắn với dân tộc, tính truyền thống có điểm tương đồng với tính dân tộc, biểu hiện được màu sắc, âm thanh, lối sống, tính cách, tinh thần của dân tộc thì tức là đã biểu hiện được bề mặt truyền thống. Thơ lưu giữ những nội dung ấy bằng những hình thức truyền thống – hình thức mà những tác giả từ buổi sơ khai của thơ đã sử dụng và được vun đắp trong một quá trình tồn tại và phát triển. Truyền thống trong thơ biểu hiện trên cả nội dung và hình thức, nhưng không phải những gì dễ dãi giản đơn, mà là cái đã được khẳng định, là “thành tựu chung” “bền vững”. Đó là tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, là tiếng ca non sông, là tình cảm cha mẹ anh em, là tình yêu trai gái Việt… ở mặt nội dung, và là thể thơ, hình ảnh, ngôn ngữ…ở mặt hình thức. Tuy truyền thống là cái lâu đời được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, song nó vẫn có tính linh động riêng của nó, không hoàn toàn bó buộc trong một khuôn khổ đã được thời gian thừa nhận. Về không gian, truyền thống trong thơ có thể là một dân tộc, một vùng, cũng có thể một khu vực nhiều dân tộc có quan hệ mật thiết với nhau (về điều kiện địa lý, ảnh hưởng cùng một nguồn văn hóa…). Về nguồn gốc, truyền thống trong thơ là những giá trị lâu đời, được hình thành từ những buổi đầu tiên, nhưng “tồn tại và phát huy tác dụng thông qua con đường vay mượn, ảnh hưởng văn học, thông qua những phép tắc, luật lệ sáng tạo mà nhiều thế hệ phải tuân thủ để làm ra giá trị mới”. Về mặt tiếp nhận, nhà thơ có thể tiếp nối truyền thống có ý thức, hoặc chịu ảnh hưởng của truyền thống thơ không tự giác. Truyền thống trong thơ không phải là “luật” nên không có tính chất bắt buộc, có nhà thơ làm câu thơ đầu tiên đã tràn ngập cái khí vị của quê hương, nhiều tác giả bắt đầu bằng câu lục bát, tức là cái truyền thống trong thơ đã được thừa nhận như là điều tất yếu và bình thường như hơi thở; và cũng có nhà thơ phải hướng mình tới truyền thống trong thơ, coi đó như là 12
  13. một mục đích cần đạt được. Cũng có tác giả tiếp nhận cái truyền thống bằng cái nhìn khúc xạ- cái nhìn không trực tiếp, như cách “đọc thơ Tây là một cách mở rộng, tham bác để cho cái chất nhà quê vừa gắn với cổ điển, vừa đáp ứng được nhu cầu hiện đại”. Điều đó cho thấy truyền thống thơ không phải là hiện tượng chứa đựng trong khuôn đúc mà trái lại luôn có sự biến đổi, bởi nó là một vận động đồng tâm với lịch sử xã hội, hàng loạt giá trị, kinh nghiệm nghệ thuật được coi là bảo thủ, lạc hậu sẽ được thay thế bởi những giá trị mang tầm tư tưởng tiến bộ hơn, phù hợp với cuộc sống mới - chuyển tải và biểu hiện cuộc sống mới. “Và để giải quyết những nhiệm vụ do thời đại đặt ra, nhiều sáng tác hoặc là phải hoàn thiện, đổi mới kinh nghiệm của thế hệ trước, hoặc là phải đấu tranh chống lại những gì đã cũ kĩ, lạc hậu, phải tìm những lối đi mới. Kế thừa truyền thống và cách tân nghệ thuật, vì thế là những phương diện không bao giờ tách rời nhau của quá trình văn học. Đến lượt mình, những cách tân nghệ thuật chân chính lại sẽ trở thành những truyền thống mới, bồi đắp thêm cho kho tàng kinh nghiệm đã vượt qua sự thử thách thời gian của những thế hệ đi trước” [27]. Một hình thức mới mang nội dung mới đã làm nên một cuộc cách mạng, nhưng cuộc cách mạng này không phá vỡ tất cả mà cách mạng để chứa đựng được những tâm hồn mới phóng khoáng và dân chủ hơn- tâm hồn đó là sản phẩm tất yếu của sự vận động lịch sử xã hội. Xét đến cùng, thơ mang tính truyền thống chính là những vần thơ bám chặt với con người từ đời sống xã hội đến đời sống tinh thần và được diễn đạt bằng một ngôn ngữ mẹ đẻ thuần khiết, nhuần nhị. Những thế hệ nhà thơ xuất thân từ trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ như: Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo, Lâm Thị Mĩ Dạ, Nguyễn Duy…cũng mang cho thơ rất nhiều cái mới, song trong họ cái “chất nhà quê” luôn được trân trọng và tìm về. Nhà thơ Nguyễn Duy 13
  14. nói: “Tôi không phải là người hoài cổ mà là người phục cổ. Chữ “phục” ở đây phải hiểu theo cả hai nghĩa khôi phục và khâm phục”. Trên thực tế, ông đã làm mọi cách để đưa cội nguồn dân tộc vào lòng người hiện đại bằng thơ, qua nhiều cách thể hiện, ngoài biểu hiện đắc dụng nhất của ông là những tập thơ còn là lịch thơ, thơ trên giấy dó… Những cái đẹp gọi là truyền thống thường là những cái đã thấm vào ý nghĩ, những cái đã được gọt dũa và bao bọc, nó giống như viên ngọc trai - là những gì tinh túy chắt lọc và giữ gìn. Chính vì thế mà những nhà thơ, nhất là những người trực tiếp xây dựng và bảo tồn truyền thống cho thơ luôn mong muốn các thế hệ tiếp sau dù đổi mới cũng đừng nên đánh mất cội nguồn. Và phần lớn những người đọc thơ ngày nay, trước một bài thơ mượt mà truyền thống, bao giờ cũng cảm thấy gần gũi thân thuộc, như được vỗ về an ủi. 1.1.2.Khái niệm cách tân: Cách tân có nghĩa là đổi mới - tức là phải có một cái gốc bị coi là cũ thì mới tạo ra được sự tương quan để thấy cái mới. Nói về vấn đề cách tân trong thơ, chúng ta hãy quay lại những năm 30 của thế kỷ trước. Thơ Mới chính là cuộc cách mạng trong thơ ca dân tộc - Thơ Mới được coi là đỉnh cao trên lộ trình phát triển của thơ. Hiện nay chúng ta đang nói nhiều tới cách tân thơ, muốn thơ còn là “lát cắt tâm hồn” của hôm nay - hiện tại - và mai sau, thì phải tìm một con đường mới, con đường để thơ bắt kịp được với biến thái tình cảm, những suy tư của người đương đại. Nếu nhà thơ bằng lòng với những gì mình kế thừa được và những cái của riêng mình thì vô hình trung họ đã làm khô cằn cuộc sống vốn biến hoá muôn màu muôn vẻ. Chính vì vậy, khẳng định đổi mới là tất yếu đối với người sáng tạo nói chung và nhà thơ nói riêng. 14
  15. Có nhiều ý kiến về cách tân, có thể trích ra một đoạn bài viết của tác giả Hiền Nguyễn: “Cách mạng thơ là cuộc thay đổi lớn, xảy ra ở những giai đoạn thời gian nhất định nên rất ít cách tân là những thay đổi liên tục hàng ngày, không chỉ với thơ ca mà những lĩnh vực khác, cách tân là tất yếu”. Còn “ Đổi mới không phải là lộn trái cái túi quần” - Chế lan Viên- “đó phải là nhu cầu từ chính chủ thể thi sĩ và phụ thuộc vào cảm quan của chính người cầm bút”. “Phải đổi mới từ nội dung chứ không phải từ dăm ba cái bên ngoài làm thời thượng”- Nguyễn Thị Minh Thái khẳng định. Nhà thơ Trần Đăng Thao thì dứt khoát: “Phải đổi mới từ tư duy”…Đúng là không có khái niệm, qui chuẩn nào cho cái gọi là cách tân thơ, bởi vì thời gian vừa có sức khẳng định, vừa có sức phủ nhận tất cả những gì đã qua. Các nhà văn hãy viết về cuộc sống một cách chân thực bằng tấm lòng và tài năng của mình thì chính những tác phẩm ấy là câu trả lời ý nghĩa nhất, xác thực nhất. Phải chăng mọi sự tranh cãi bao giờ cũng tìm về với bản thể, mà bản thể của cách tân thơ chính là “Tấm lòng và tài năng” như tác giả Hiền Nguyễn đã nói? Khẳng định điều này nhưng lại nói bằng cách khác, Tiến sĩ Chu Văn Sơn viết “Cách tân là sáng tạo cái mới, nhưng không phải cái mới vay mượn từ ngoài mình. Trái lại phải là cái mới trong mình, từ mình. Nhận chân được cái mới thuộc về bản thể thì mới thấy được cái mới ấy cũng chính là cái tôi của kẻ sáng tạo…”. Như vậy cách tân là lẽ sống của thơ”. Một bài thơ hay không thể là sự bắt chước khéo léo mà phải sáng tạo được trên nền cái cũ, mà phải có dấu ấn riêng, nhưng phải để mọi người thấy được mình trong đó. Đổi mới - ngoài những điều được khám phá là hoàn toàn mới mẻ - cả về nội dung và hình thức- còn những điều đã được nói nhiều song đến với tác giả này nó lại được nhận diện ở một góc độ khác mới lạ và độc đáo, đem đến cho người đọc những cảm quan thẩm mỹ mới, tích cực. Nếu truyền thống trong thơ là những giá trị đã được khẳng định và giữ gìn, là 15
  16. cái “đã biết”, thì cách tân lại là cái nhà thơ khai sáng cho người đọc, trao cho người đọc cái quyền khẳng- phủ rất khách quan. Cách tân trong thơ nói chung trên phương diện hình thức nghệ thuật chủ yếu ở thể thơ, ngôn từ, hình ảnh…và trên phương diện nội dung, đó là cách biểu đạt cái tôi trữ tình, cách chiếm lĩnh và thể hiện đề tài…các nhà thơ mới không dùng thể Đường luật để biểu hiện mình, cũng không cần mượn một điển tích điển cố nào để gợi sự sâu lắng mà “xưng tôi” thản nhiên tự tin trút hết những uẩn khúc và niềm khao khát của mình vào thơ - đó là họ đã đứng dậy cởi bỏ cái cũ không hợp thời, cái cũ hạn chế sự phát triển của những tâm hồn đương thời- họ đã cách tân, cách mạng. Cuộc cách tân của Thơ Mới là một thành tựu mà trong lịch sử phát triển của mình, thơ rất cần sự vận động đi lên như thế. Nói cách tân là đổi mới, tìm kiếm cái mới, tạo ra cái mới. “Cách tân là thuộc tính của sáng tạo, chả có sáng tạo nào lại chẳng là một cách tân nào đấy. Hiểu theo lối này, người sáng tạo cũ nhất cũng có thể yên chí rằng mình đang cách tân” [36] và “ cảm giác yên chí như vậy, nếu là thành thực thì chất chứa một nguy hiểm. Bởi nó chính là tiếng nói ngọt ngào của trì trệ, nó là sự thủ cựu trá hình. Khi chỉ thích tự ru vỗ mình bằng cách hiểu ấy thì cuộc sáng tạo xem như đã an bài. Còn theo lối khó tính, thì cách tân là một xu hướng sáng tạo với khát khao tạo ra cái hoàn toàn mới. Theo cách này, thì chỉ có những đột phá táo bạo, những bứt phá dũng mãnh, vượt khỏi rào cản của thói quen thẩm mỹ cũ, gieo những hạt giống mỹ cảm mới, khai sinh một hệ giá trị mới, thì mới được gọi là cách tân”[36]. Như vậy, “cách tân là lẽ sống” của thơ nhưng tác giả phải hiểu được tường tận vì sao là lẽ sống thì mới đạt đến độ sáng tạo đích thực. Không phải là một thứ cách tân chung chung, đánh đồng sáng tạo với cách tân, để rồi yên trí ta cũng như ai, cũng đã góp đủ cho phong trào. Cách tân không đồng nghĩa với an bài, mà 16
  17. nó là kết quả của sự hối thúc, của khát khao từ trong tâm can những người cầm bút hằng ngày, hằng giờ và trong mọi suy nghĩ về sáng tạo. Vào thế kỷ XV, Nguyễn Trãi trong tập “Quốc âm” đã có những cách tân về dòng thơ Đường luật đã tạo ra cảm quan thẩm mỹ mới: câu thơ thất ngôn nhưng khuyết một chữ: “ Rồi hóng mát thuở ngày trường hoè lục đùn đùn tán rợp trương” ( Bảo kính cảnh giới- 43 ) “ Bui một tấc lòng trung lẫn hiếu mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen” ( Thuật hứng 25 ). Độc giả khi đọc những câu thơ “thiếu chữ” này như bị hẫng, nhưng chính cái hẫng đấy lại khiến ta phải xem lại để thấy được nỗi niềm cuồn cuộn như nước “triều đông” của Nguyễn Trãi. Không có một cách tân nào có sẵn hay tự đến, tác giả phải có ý thức sáng tạo, như hai tác giả trung đại đã dẫn ở trên- những sáng tạo của họ được khai sinh trên mảnh đất tấm lòng- tấm lòng tràn đầy nỗi khát khao, yêu thương và dâng hiến, sáng tạo sẽ là con đường để dẫn dắt những nỗi niềm ấy đến được với ngàn vạn tấm lòng ở muôn đời sau. Đối với các tác giả ở thế kỷ XXI, cách tân đã trở thành một hối thúc. Nhìn bao quát chúng ta thấy rằng: các nhà thơ trẻ mang sự háo hức bứt phá, mạnh mẽ đến vội vã hấp tấp, còn các nhà thơ lớn tuổi ( lớp nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ…) thì điềm tĩnh hơn. Phải chăng, chính sự điềm tĩnh nó khiến họ trả lời câu hỏi: cách tân là gì? lẽ sống của thơ là gì? được sâu sắc và hoàn hảo hơn?. Những câu thơ để lại là những câu thơ của người Việt - hồn Việt mà không hề cũ mòn, khuôn sáo. Bởi có lẽ họ - hơn ai hết - hiểu rõ “một nền văn hoá hiện đại tốt phải giữ 17
  18. được cái hồn của văn hoá truyền thống. Những người trẻ có thể đổi giọng đổi điệu nhưng không được đánh mất cái hồn. Đáng sợ nhất là bắt độc giả đọc những cái vô hồn- Bởi con chữ, ngôn ngữ và tiếng nói đều có linh hồn riêng của nó” ( Nguyễn Duy). Nói tới Nguyễn Duy người ta sẽ nghĩ tới một người luôn tìm và đổi mới thơ Việt. Ông không phải là người đầu tiên khám phá chất thơ lãng mạn trong lục bát nhưng ông lại là người khai phá thông minh ( Thanh Tuyền ). Bởi vì khi không còn cảm thấy có gì mới hơn ông dừng lại không viết thơ nữa để tích lũy, tìm tòi và chiêm nghiệm. Những dòng thơ của nhà thơ tài năng này là đại diện tiêu biểu cho những sáng tạo cách tân trong thơ. Và còn có nhiều tác giả khác vẫn âm thầm đào đãi, chắt lọc tạo nên cái mới - những bụi vàng quí giá từ những bụi bặm đời thường. Đó chính là chất vàng mười mà người nghệ sĩ dụng công tìm kiếm và có dụng công thì mới tìm ra chất vàng mười để để lại cho đời. 1.1.3 Mối quan hệ giữa truyền thống và cách tân: Truyền thống là cái đã được khẳng định, cách tân là cái đang phải đấu tranh để tự khẳng định. Truyền thống là cái tĩnh trong tương quan với cái động là cách tân. Tuy nhiên cần phải hiểu rõ một điều rằng: truyền thống không phải là cái cũ- cái cũ mà cách tân phải đánh đổ để khẳng định mình. Giữa truyền thống và cách tân có mối quan hệ qua lại biện chứng. Vì đây hoàn toàn không phải là hai vấn đề riêng lẻ mà trong quá trình phát triển của thơ nói riêng nó là qui luật tồn tại và phát triển có tính lý luận chặt chẽ. Không có điều gì là mới vĩnh viễn, mọi cuộc cách tân nhằm thay đổi cái cũ cũng đến lúc cũ đi cùng với thời gian và tần số va đập với cuộc sống xã hội. Lúc đó, cái phù hợp và tinh túy sẽ được giữ lại, còn những gì không phù hợp sẽ bị thay thế bằng cái mới, do một cuộc cách tân mới đem 18
  19. lại. Cái được giữ lại sẽ bồi đắp thành truyền thống. Truyền thống của thơ không phải là một hiện tượng ngưng đọng, khép kín, nó không ngừng vận động, tự đổi mới. Có truyền thống mới có cách tân và ngược lại. Tuy là hai khái niệm mang tính chất khác nhau, nhưng lại ràng buộc với nhau, không có cách tân nào không nảy sinh trên mảnh đất truyền thống và cũng không có truyền thống nào không được bồi đắp bởi những cách tân. Một bài thơ hay là một bài thơ kết hợp cả truyền thống và cách tân một cách nhuần nhị. Người ta không thể tán thưởng một thi phẩm được diễn đạt bằng ngôn từ xa lạ, mặc dù ý tưởng mới và độc đáo. Trên thực tế các nhà thơ bậc thầy luôn đề cao sự kết hợp giữa truyền thống và cách tân trong thơ. Chỉ khi nào nhận thức rõ được mối quan hệ biện chứng giữa mới và cũ giữa cái nền tảng và sự sáng tạo thì mới trở thành một nhà thơ đích thực. Thơ muôn đời mang tính kế thừa, đoạn tuyệt với truyền thống là cách tự chết ngắn nhất. Truyền thống và cách tân là một quá trình vận động đi lên không ngừng. Thời đại là tấm gương lớn phản chiếu mọi giá trị truyền thống và cách tân. Thời đại đòi hỏi con người phải cách tân, tức là phải thay đổi một số giá trị không còn phù hợp bằng một hệ thống giá trị mới đắc dụng hơn trong việc phản ánh con người và lịch sử khi cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ chấm dứt là khi đã thiết lập được hệ thống những chuẩn mực mới. Nhưng những chuẩn mực này cũng chỉ là thước đo cho một giai đoạn lịch sử nhất định chứ hoàn toàn không phải là giá trị mà muôn đời phải lệ thuộc. Tất yếu sẽ bị thay đổi như nó đã làm thay đổi cái trước nó. Nhìn nhận một tác phẩm văn học nói chung, thơ nói riêng bao giờ cũng đặt trong mối quan hệ với thời đại và văn hóa. Bởi hai trục tung- hoành này chính là thước đo chuẩn xác nhất cho việc khẳng định sức sống của một tác phẩm. Để đạt đến những giá trị là truyền thống phải qua sự thanh lọc khắt khe của lịch sử và của nghệ thuật, 19
  20. trước hết nó phải là những cách tân đích thực, và những cách tân đó trước sự chuyển mình của lịch sử vẫn đứng vững và được thừa nhận thì mới được lưu danh trong kho tàng truyền thống. “Kế thừa truyền thống và cách tân nghệ thuật, vì thế là những phương diện không bao giờ tách rời nhau của quá trình văn học”. 1.2. Hành trình sáng tạo của Nguyễn Duy. 1.2.1. Hành trình sáng tạo Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh tại xã Đông Vệ, thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa), tỉnh Thanh Hóa. Năm 1965, từng làm tiểu đội trưởng tiểu đội dân quân trực chiến tại khu vực cầu Hàm Rồng, một trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mĩ trong những năm chiến tranh Việt Nam. Năm 1966 ông nhập ngũ, trở thành lính đường dây của bộ đội thông tin, tham gia chiến đấu nhiều năm trên các chiến trường đường 9 Khe Sanh, Đường 9 Nam Lào, Nam Lào, chiến trường miền Nam biên giới phía Bắc (năm 1979). Sau đó ông giải ngũ, làm việc tại Tuần báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam và là trưởng đại diện tại phía Nam. Nguyễn Duy làm thơ rất sớm, khi đang còn là học sinh trường phổ thông Trung học Lam Sơn, Thanh Hóa. Năm 1973, ông đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo Văn nghệ với chùm thơ: Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, Tre Việt Nam, trong tập “Cát trắng”. Ngoài thơ, ông cũng viết tiểu thuyết, bút ký. Năm 1977 ông tuyên bố “gác bút” để chiêm nghiệm lại bản thân rồi tập trung vào làm lịch thơ, in thơ nên các chất liệu tranh, tre, nứa, lá, thậm chí bao tải. Từ năm 2001, ông in nhiều thơ trên giấy gió. Ông đã biên tập và năm 2005 cho ra mắt tập thơ thiền in trên giấy gió (gồm 30 bài thơ thiền thời Lý, Trần do ông chọn lọc) khổ 81cm x 111cm có nguyên bản tiếng Hán, phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ tiếng Việt, dịch nghĩa và dịch thơ tiếng Anh với ảnh nền và ảnh minh họa của ông. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2