intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Nghiên cứu tác động của hiện tượng xâm thực bờ biển đến việc quản lý và sử dụng đất tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

29
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài thực hiện nhằm đánh giá mức độ xâm thực bờ biển và ảnh hưởng của nó đến việc quản lý và sử dụng đất ven biển thành phố Tuy Hòa từ đó đề xuất những giải pháp quản lý và sử dụng đất phù hợp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Nghiên cứu tác động của hiện tượng xâm thực bờ biển đến việc quản lý và sử dụng đất tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi, những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng bảo vệ ở một học vị nào khác. Tôi xin cam đoan mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ ra rõ ràng và có nguồn gốc. Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về đề tài của mình./. Huế, ngày tháng năm 2016 Người thực hiện Dương Minh Tứ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập tại trường Đại học Nông Lâm – Huế, tôi đã được trang bị kiến thức cho đến ngày thực tập tốt nghiệp và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm Huế, các thầy cô Khoa Tài nguyên đất và Môi trường Nông nghiệp đã trực tiếp truyền bá những kiến thức cơ bản để tôi có thể hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố, Chi cục thống kê thành phố, Phòng Y tế thành phố và UBND các phường xã đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn thầy giáo TS. Phạm Hữu Tỵ đã hướng dẫn tận tình và xuyên suốt trong quá trình thực hiện luận văn. Ngoài ra, để hoàn thành được đề tài này tôi đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của gia đình, đồng nghiệp và đông đảo bạn bè, qua đây tôi xin chân thành cảm ơn! Do kiến thức và năng lực có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của quý thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn. Huế, ngày ….. tháng năm 2016 Học viên thực hiện Dương Minh Tứ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. iii TÓM TẮT 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đâydiễn biến của BĐKH có thể nhận thấy rõ hơn thông qua việc tăng cường độ, tần suất và tính chất bất thường các hiện tượng thời tiết cực đoan như: mưa, nắng nóng, rét đậm kéo dài, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất ven biển, bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt… Tất cả những tác động do BĐKH gây ra đều tác động trực tiếp hay gián tiếp đến việc sử dụng đất và sinh kế của người dân. Trong 10 năm gần đây (2005- 2015), các loại thiên tai như: sạt lở đất ven biển, xâm nhập mặn, bão, lũ, úng ngập, hạn hán… tại thành phố Tuy Hòa đã gây những thiệt hại đáng kể về người, tài sản và nhất là tình hình sạt lở đất ven biển, sạt lở núi đã làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất và sinh kế của người dân, những hậu quả nêu trên là tác hại của BĐKH mang lại. Tính chất và mức độ biến đổi của khí hậu trên địa bàn thành phố Tuy Hòa thời gian qua đã phản ánh được xu thế nóng lên của toàn cầu, tính bất ổn định của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Để cung cấp thông tin cho việc hoạch định những giải pháp thích ứng, ứng phó với tác động của BĐKH, được sự đồng ý của khoa Tài nguyên đất và Môi trường Nông nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Huế cùng với sự giúp đỡ và hướng dẫn của thầy giáo TS. Phạm Hữu Tỵ, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tác động của hiện tượng xâm thực bờ biển đến việc quản lý và sử dụng đất tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài thực hiện nhằm đánh giá mức độ xâm thực bờ biển và ảnh hưởng của nó đến việc quản lý và sử dụng đất ven biển thành phố Tuy Hòa từ đó đề xuất những giải pháp quản lý và sử dụng đất phù hợp; 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp - Thu thập các báo cáo, số liệu, tài liệu về quản lý và sử dụng đất, về xâm thực bờ biển và điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tại các Sở, ban, ngành của tỉnh, thành phố để có được thông tin cơ bản của vùng nghiên cứu. - Thu thập các số liệu thống kê, kiểm kê đất đai năm 2009 đến năm 2015. - Thu thập những văn bản của cơ quan Nhà nước cấp Trung ương và địa phương liên quan đến hiện tượng xâm thực bờ biển và các giải pháp ứng phó. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iv - Thu thập thông tin từ những công trình nghiên cứu đã được công bố, những bài báo, báo cáo, tài liệu hội thảo, thu thập thông tin từ Internet qua địa chỉ các website chính thống, … để có số liệu phục vụ cho việc đánh giá tác động; - Thu thập tài liệu liên quan đến biến đổi khí hậu, hiện tượng xâm thực bờ biển để có nhận xét và đánh giá về vấn đề nghiên cứu như: + Số liệu về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, số giờ nắng trung bình tháng, năm từ năm 2005 - 2015. + Số liệu về thiệt hại của thiên tai, lũ lụt, sạt lở đất ven biển trên địa bàn thành phố Tuy Hòa. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp - Phương pháp quan sát thực tế: Tiến hành đến các điểm bị xâm thực bờ biển để chụp ảnh, ghi ghép thông tin thực trạng. - Phỏng vấn cán bộ địa phương: Tiến hành thảo luận với cán bộ các địa phương có bờ biển bị xâm thực để tìm hiểu mức độ xâm thực, nguyên nhân và các tác động của hiện tượng xâm thực. Đồng thời, tìm hiểu các giải pháp đối phó của địa phương đã thực hiện, hiệu quả của nó và tìm hiểu các giải pháp mà địa phương đề xuất. - Phỏng vấn chuyên gia: Tiến hành thảo luận với các chuyên gia khí tượng thủy văn, cán bộ xây dựng, cán bộ quản lý đất đai ở địa phương để xác định nguyên nhân của hiện tượng xâm thực và các giải pháp khả thi nhằm đối phó với hiện tượng xâm thực bờ biển. - Thu thập dữ liệu ảnh vệ tinh Landsat từ năm 2009 đến 2015 để giải đoán ảnh và lập bản đồ xâm thực bờ biển của thành phố Tuy Hòa. - Số liệu được nhập vào phần mềm Excel để tổng hợp và phân tích thống kê mô tả về đặc điểm sử dụng đất, mức độ tác động của hiện tượng xâm thực ven biển. 4. Kết quả chính Thành phố Tuy Hòa có bờ biển dài và luôn luôn phải chống chịu với nhiều đợt triều cường diễn ra trong năm, đặc biệt là trong mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 12. Các đợt triều cường diễn ra ngày càng mạnh trong thời gian gần đây. Đặc biệt là trong năm 2014-2015. Qua phân tích bản đồ đã giải đoán từ ảnh viễn thám cho thấy, bờ biển ở Tuy Hòa diễn ra 2 hiện tượng đồng thời là sạt lở và bồi đắp với diện tích tương đương. Bồi đắp diễn ra ở khu vực phía Đông Bắc của thành phố được che chắn bởi vùng đất nhô ra biển nên ít bị ảnh hưởng của triều cường. Tuy nhiên, vùng bờ biển phía Đông Nam của thành phố lại bị sạt lở, xâm thực mạnh do phải hứng chịu trực tiếp các đợt triều PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. v cường lớn trong những trận lũ và gió giật mạnh. Đặc biệt là vùng cửa sông Đà Rằng (phường Phú Đông, Phường 6) đã có hiện tượng sạt lở và xâm thực rất lớn. Việc sạt lở, xâm thực bờ biển do triều cường đã và đang gây ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý và sử dụng đất. Đối với việc quản lý đất đai, sạt lở và xâm thực đã gây ra nhiều tốn kém trong công tác quản lý, đặc biệt là công tác di dời, tái định cư đã làm tổn thất hơn 40 tỷ đồng để giúp cộng đồng ven biển ổn định đời sống. Việc sạt lở và xâm thực làm cho công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai cũng phức tạp hơn. Ngoài ra, việc sạt lở cũng gây tâm lý hoang mang cho người sử dụng đất ven biển. Hơn 100 hộ gia đình, cá nhân đã bị thiệt hại nặng nề về tài sản nhà cửa, đi lại và sức khỏe do triều cường và xâm thực mang lại. Hiện nay, thành phố Tuy Hòa đã có nhiều giải pháp để khắc phục thiệt hại, các giải pháp đã phát huy tác dụng và khắc phục được phần nào hậu quả do xâm thực gây ra. Tuy nhiên, các giải pháp thường bị động chưa có giải pháp tích cực để chủ động hơn trong việc đề phòng tác hại do triều cường và xâm thực gây ra. Qua những kết quả nghiên cứu được, để đề tài có tính thực tiễn tôi xin kiến nghị một số điểm sau: - Đối với công tác quản lý: + Xây dựng được bản đồ nguy cơ xói lở, sạt lở do triều cường và các vùng có nguy cơ bị xâm thực để giúp cho việc quy hoạch sử dụng đất hiệu quả hơn và đối phó tốt hơn với các hiện tượng triều cường, xâm thực. + Chủ động hơn trong công tác tuyên truyền người dân về ý thức bảo vệ tài sản và sản xuất ở các vùng có nguy cơ bị xâm thực. + Chủ động kinh phí để khắc phục hậu quả ngay sau khi bị triều cường và xâm thực. + Trong quy hoạch xây dựng các khu tái định cư cần để quỹ đất dự phòng để bố trí tái định cư cho các hộ dân có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi triều cường, thiên tai... + Phát triển hệ thống thông tin từ cấp trung ương đến địa phương, thôn, khu phố để cảnh báo sớm và có kế hoạch đối phó, di dời khi cần thiết. + Tuyên truyền vận động người dân trồng rừng (gồm cây phi lao, cây muống biển...) để chắn gió chắn cát khu vực dải bờ biển, cửa sông, cửa biển... - Đối với người sử dụng đất: + Cần tránh xây dựng nhà ở những nơi có nguy cơ triều cường xảy ra. + Tránh phát triển các hoạt động kinh doanh, sản xuất ở những nơi triều cường thường xuyên xảy ra. + Chủ động di dời đến nơi an toàn hơn so với vị trí nhà ở hiện tại. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. vi + Chủ động sản xuất theo đúng lịch thời vụ để tránh triều cường làm thiệt hại đến hoa màu. - Đối với nhà nghiên cứu: + Cần nghiên cứu kỹ quy luật của triều cường để cảnh báo người dân và cơ quan nhà nước chủ động hơn trong đối phó + Cần nghiên cứu những giải pháp chống lại tác động của triều cường và xâm thực hiệu quả hơn so với các giải pháp hiện tại. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ I LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. II TÓM TẮT......................................................................................................................III 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................III 2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................III 3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... III 4. Kết quả chính ............................................................................................................ IV MỤC LỤC ................................................................................................................... VII BẢNG CHÚ GIẢI NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT....................................................... X DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... XI DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ..................................................................................... XII MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề ....................................................................................................................1 2. Mục đích của đề tài ......................................................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .....................................................................................2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........................................3 1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................................3 1.1.1. Khái niệm, biểu hiện và nguyên nhân của biến đổi khí hậu ..................................3 1.1.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ..............................................................................4 1.1.3. Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu [14] ................................................................ 5 1.2. Những vấn đề hiện tại của vùng ven biển ................................................................ 7 1.3. Những tiêu chí để phân tích biến đổi khí hậu. .......................................................... 9 1.4. Đặc điểm của hiện tượng xâm thực bờ biển ........................................................... 10 1.5. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................................11 1.5.1. Thực trạng sạt lở bờ biển tại một số quốc gia trên thế giới .................................11 1.5.2. Thực trạng sạt lở bờ biển Việt Nam ....................................................................13 1.5.3. Tình hình xâm thực bờ biển ở tỉnh Phú Yên. ......................................................17 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. viii 1.6. Những nghiên cứu liên quan đến đề tài ..................................................................22 CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 24 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................24 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 24 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 24 2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 24 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 24 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .................................................................24 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ...................................................................25 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................26 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Tuy Hòa ....................................26 3.1.1. Vị trí dịa lý ...........................................................................................................26 3.1.2. Tài nguyên đất .....................................................................................................26 3.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội của thành phố Tuy Hòa ..................................................28 3.2.1. Dân số .................................................................................................................28 3.2.2. Hoạt động kinh tế ................................................................................................ 29 3.2.3. Ðặc điểm văn hóa xã hội .....................................................................................31 3.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở thành phố Tuy Hòa ............................................33 3.3.1. Nhiệt độ ...............................................................................................................33 3.3.2. Lượng mưa ..........................................................................................................33 3.4. Tác động của biến đổi khí hậu ở thành phố Tuy Hòa ............................................37 3.4.1. Tác động của mức nước biển dâng ......................................................................38 3.4.2. Tác động đến tài nguyên môi trường nước ......................................................... 39 3.4.3. Tác động đến môi trường không khí. ..................................................................39 3.4.4. Tác động đến hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, thực phủ và thảm phủ thực vật .......................................................................................................................... 40 3.4.5. Tác động đến nơi cư trú và sinh kế của người dân ..............................................42 3.4.6. Tác động đến sức khoẻ cộng đồng ......................................................................43 3.4.7. Tác động đến nông nghiệp và an ninh lương thực ..............................................44 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. ix 3.4.8. Tác động đến ngành lâm nghiệp ..........................................................................46 3.4.9. Năng lượng ..........................................................................................................47 3.4.10. Công nghiệp và xây dựng ..................................................................................48 3.4.11. Giao thông vận tải ............................................................................................. 49 3.4.12. Du lịch ...............................................................................................................50 3.5. Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu ở thành phố Tuy Hòa ............................ 52 3.6. Ảnh hưởng của hiện tượng xâm thực bờ biển đến việc quản lý đất đai .................53 3.6.1. Tình hình quản lý đất đai của thành phố Tuy Hòa ..............................................53 3.6.2. Ảnh hưởng của hiện tượng xâm thực bờ biển đến việc quản lý đất đai ..............55 3.6.3. Biến động sử dụng đất và tình hình xâm thực bờ biển của thành phố Tuy Hòa .55 3.7. Tác động của xâm thực bờ biển đến sử dụng đất và đời sống của người dân sống ven biển, thành phố Tuy Hòa giai đoạn 2009 – 2015....................................................64 3.7.1. Tác động của triều cường và xâm thực bờ biển ở Phường Phú Đông, Tuy Hòa 64 3.7.2. Tác động của triều cường và xâm thực bờ biển ở các địa phương khác của thành phố Tuy Hòa ..................................................................................................................65 3.8. Đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng đất thích hợp để đối phó với hiện tượng xâm thực bờ biển. ..........................................................................................................65 3.8.1. Giải pháp từ chính quyền địa phương các xã, phường ven biển: ........................ 65 3.8.2. Giải pháp từ chuyên gia nghiên cứu về xâm thực bờ biển ..................................66 3.8.3. Giải pháp từ người dân bị ảnh hưởng ..................................................................70 KẾT LUẬN ...................................................................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 73 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. x BẢNG CHÚ GIẢI NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Ý nghĩa BĐKH Biến đổi khí hậu ĐDSH Đa dạng sinh học ATNĐ Áp thấp nhiệt đới IPCC Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu UNFCCC Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu HST Hệ sinh thái NBD Nước biển dâng GDP Tổng sản phẩm quốc nội KB Kịch bản KCN Khu công nghiệp UBND Ủy ban nhân dân PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. xi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Các nguồn tạo khí nhà kính ............................................................................7 Bảng 1.2. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với vùng ven biển ..............8 Bảng 1.3. Tình trạng sạt lở bờ biển từ Thanh Hóa đến Bình Thuận ............................. 15 Bảng 1.4: So sánh hiện trạng sạt lở bờ biển, cửa sông khu vực Phú Yênvới các tỉnh miền Trung (số liệu thống kê tháng 7 năm 2013) ......................................................... 17 Bảng 1.5: Thống kê tình hình sạt lở và xâm thực bờ biển tỉnh Phú Yên năm 2013 .....18 Bảng 3.1: Tính hóa lý của nhóm đất cát ........................................................................27 Bảng 3.2: Tính hóa lý của nhóm đất mặn ......................................................................27 Bảng 3.3: Tính hóa lý của nhóm đất phù sa ..................................................................28 Bảng 3.4. Đặc trưng mực nước triều trạm Phú Lâm. (Đơn vị: cm) .............................. 35 Bảng 3.5. Mực thủy triều đặc trưng tháng vùng cửa sông, đầm, vịnh mùa khô ...........35 Bảng 3.6.: Tốc độ biến đổi (cm/năm) của mực nước ....................................................37 Bảng 3.7: Ảnh hưởng bởi nước biển dâng theo kịch bản biến đổi khí hậu ...................38 Bảng 3.8: Kinh phí đầu tư xây dựng kè và khu tái định cư ...........................................55 Bảng 3.9 Hiện trạng sử dụng đất thành phố Tuy Hòa năm 2015 ..................................56 Bảng 3.10. Biến động đất đai thành phố Tuy Hòa giai đoạn 2010-2015 ......................58 Bảng 3.11: Mức độ biến đổi diện tích do xâm thực, gây sạt lở đất tại một số xã, phường có mặt tiếp giáp với biển ..................................................................................62 Bảng 3.12: Một số loài cây trồng bảo vệ đê biển thích hợp trên các lập địa cát ven biển .67 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. xii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Các dạng bức xạ gây hiệu ứng nhà kính ......................................................... 5 Hình 3.1 Quang cảnh cửa biển thành phố Tuy Hòa ......................................................26 Hình 3.2. Biến trình nhiệt độ trung bình năm tại Tuy Hoà giai đoạn 1979 – 2010 ......33 Hình 3.3. Phân bố chênh lệch lượng mưa tại Phú Yên năm 2009 so với năm 1999 .....34 Hình 3.4. Biến trình đặc trưng mực nước (cm) cực đại, trung bình và cực tiểu theo các năm. ........................................................................................................... 36 Hình 3.5. Biểu đồ diện tích nông nghiệp bị ảnh hưởng (ha) theo KB B2 qua từng giai đoạn ........................................................................................................... 45 Hình 3.6. Biểu đồ diện tích đất lâm nghiệp bị ảnh hưởng (ha)theo KB B2 qua từng giai đoạn. .......................................................................................................... 46 Hình 3.7. Ảnh tổ hợp màu tự nhiên vùng ven biển thành phố Tuy Hòa năm 2009 và 2015. Nguồn: Ảnh Landsat 5 và 8 .................................................................................60 Hình 3.8. Vùng xâm thực ở cửa biển Sông Đà Rằng, thành phố Tuy Hòa ...................61 Hình 3.9. Kết quả giải đoán ảnh Landsat 2009 và 2015 vùng ven biểnthành phố Tuy Hòa năm 2009 và 2015 ..................................................................................................62 Hình 3.10. Kết quả giải đoán xâm thực bờ biển thành phố Tuy Hòa giai đoạn 2009-2015 ........................................................................................................ 62 Hình 3.11: Mô hình chống sạt lở bằng cỏ Vetiver,rau muống biển và xơ dừa tại Phú Yên ............................................................................................................ 67 Hình 3.12: Công nghệ Geotube làm kè mỏ hàn ............................................................ 69 Hình 3.13: Công nghệ Geotube làm kè mỏ hàn ............................................................ 69 Hình 3.14: Kè biển ở Xóm Rớ, phường Phú Đông và thôn Long Thủyxã An Phú đang thi công .......................................................................................................................... 70 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Những năm gần đây, vấn đề về môi trường đang diễn ra ngày càng phức tạp, tác động mạnh mẽ đến tự nhiên, kinh tế, xã hội và đời sống của con người, môi trường đã trở thành một vấn đề nóng bỏng đang được Việt Nam và thế giới quan tâm. Song hành cùng môi trường là vấn đề về Biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu. Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, Việt Nam sẽ là 1 trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH. Ở Việt Nam, trong vòng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 0,50C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Mực nước biển dâng kéo theo hậu quả đó là hiện tượng ngập, lụt, biển xâm thực gây sạt lở đất,… hiện tượng này, đã và đang diễn biến ngày một phức tạp, biển xâm thực là hiện tượng thay đổi hình dạng bờ biển và sự chuyển dịch đường bờ sâu vào lục địa tác động đến việc quản lý và sử dụng đất ven biển. Biến đổi khí hậu và các tác động của nó đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới. Theo bản báo cáo thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ về BĐKH năm 2007 từng khuyến cáo rằng các khu vực gần và ven biển đều sẽ phải đối mặt với các rủi ro do biến đổi khí hậu gây ra như: triều cường, xâm thực gây sạt lở đất ven biển, nhiệt độ tăng bất thường, tăng tần suất mưa, bão, sự biến động về lượng mưa và các dòng chảy, axít hoá đại dương. Việt Nam là một trong năm quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng do BĐKH toàn cầu bởi nước biển dâng (NBD) và khu vực ven biển là những khu vực dễ bị tổn thương nhất (WB, 2007). Theo Ngân hàng thế giới cảnh báo khi mực nước biển tăng 1m thì 5% diện tích đất Việt Nam bị ngập làm 11% dân số bị ảnh hưởng và GDP có thể giảm 10%. Trong những năm gần đâydiễn biến của BĐKH có thể nhận thấy rõ hơn thông qua việc tăng cường độ, tần suất và tính chất bất thường của các hiện tượng thời tiết cực đoan như: mưa, nắng nóng, rét đậm kéo dài, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất ven biển, bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt… Tất cả những tác động do BĐKH gây ra đều tác động trực tiếp hay gián tiếp đến việc sử dụng đất và sinh kế của người dân. Trong 10 năm gần đây (2005- 2015), các loại thiên tai như: sạt lở đất ven biển, xâm nhập mặn, bão, lũ, úng ngập, hạn hán… tại thành phố Tuy Hòa đã gây những thiệt hại đáng kể về người, tài sản và nhất là tình hình sạt lở đất ven biển, sạt lở núi đã làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất và sinh kế của người dân, những hậu quả nêu trên là do tác hại của BĐKH mang lại. Tính chất và mức độ của biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Tuy Hòa thời gian qua đã phản ánh được xu thế nóng lên của toàn cầu, tính bất ổn định của khí hậu nhiệt đới gió mùa. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 2 Để cung cấp thông tin cho việc hoạch định những giải pháp thích ứng, ứng phó với tác động của BĐKH, được sự đồng ý của khoa Tài nguyên đất và Môi trường Nông nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Huế cùng với sự giúp đỡ và hướng dẫn của thầy giáo TS. Phạm Hữu Tỵ, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tác động của hiện tượng xâm thực bờ biển đến việc quản lý và sử dụng đất tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên”. 2. Mục đích của đề tài: a. Mục tiêu chung: Đề tài thực hiện nhằm đánh giá mức độ xâm thực bờ biển và ảnh hưởng của nó đến việc quản lý và sử dụng đất ven biển thành phố Tuy Hòa từ đó đề xuất những giải pháp quản lý và sử dụng đất phù hợp; b. Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá được tình hình quản lý và sử dụng đất ven biển của thành phố Tuy Hòa. - Đánh giá được những tác động của hiện tượng xâm thực bờ biển đến việc quản lý và sử dụng đất ven biển. - Đề xuất được các giải pháp quản lý và sử dụng đất thích hợp để đối phó với hiện tượng xâm thực bờ biển. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1). Ý nghĩa khoa học - Các phương pháp thực hiện của đề tài sử dụng có thể tham khảo cho các đề tài tương tự - Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở khoa học cho việc định hướng quản lý, thích ứng, ứng phó với biến đổi khí hậu và hiện tượng xâm thực bờ biển để từ đóquản lý sử dụng đất bền vững. 2). Ý nghĩa thực tiễn Là nguồn thông tin tham khảo để các nhà quản lý tuyên truyền cho người dân hiểu, có biện pháp phòng ngừa, bảo vệ và thích ứng với BĐKH, đồng thời kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hỗ trợ cho chính quyền địa phương trong việc đề ra các giải pháp quản lý, sử dụng đất bền vững, đảm bảo sinh kế của người dân góp phần phát triển kinh tế xã hội thành phố Tuy Hòa. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm, biểu hiện và nguyên nhân của biến đổi khí hậu a. Thời tiết và khí hậu Thời tiết là “trạng thái khí quyển tại một địa điểm nhất định được xác định bằng tổ hợp các yếu tố như nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa,…”. Khí hậu là “trạng thái trung bình theo thời gian (thường là 30 năm) của thời tiết”[6].Nếu như thời tiết thể hiện sự thay đổi hàng ngày về các yếu tố như nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa,… và có tính thất thường thì khí hậu thể hiện sự thay đổi lâu dài về các yếu tố đó và thường có tính ổn định. b. Hiệu ứng nhà kính tự nhiên Nhiệt độ bề mặt trái đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng mặt trời đến bề mặt trái đất và năng lượng bức xạ của trái đất vào vũ trụ. Năng lượng mặt trời đến bề mặt trái đất chủ yếu dưới dạng ánh sáng nhìn thấy được (thường là các tia sóng có bước sóng ngắn) nên dễ dàng xuyên qua cửa sổ khí quyển. Khoảng 30% năng lượng đó phản xạ và quay trở lại ngay lập tức vào vũ trụ và 70% năng lượng còn lại xuyên qua bầu khí quyển xuống trái đất. Do trái đất lạnh hơn rất nhiều so với mặt trời nên trái đất không bức xạ năng lượng nhận được từ mặt trời trở lại vũ trụ dưới dạng ánh sáng nhìn thấy mà dưới dạng bức xạ hồng ngoại. Bức xạ hồng ngoại không thể xuyên thẳng qua không khí giống như ánh sang nhìn thấy mà nó di chuyển ra khỏi bề mặt của trái đất nhờ không khí và cuối cùng thoát ra vũ trụ từ tầng khí nhà kính. Tuy nhiên, tầng khí nhà kính trong khí quyển (bao gồm hơi nước, khí CO2, ô zôn, CH4, N2O, Halocarbons và các khí công nghiệp khác) sẽ ngăn chặn bức xạ nhiệt của trái đất vào vũ trụ nên một phần năng lượng bức xạ của trái đất vào vũ trụ được giữ lại trong bầu khí quyển để làm ấm trái đất; một phần bức xạ sẽ đi qua lớp khí nhà kính này vào vũ trụ. Kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng đến và năng lượng đi đã dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất. Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây và được gọi là hiệu ứng nhà kính. Trừ các khí công nghiệp, tất cả những khí nhà kính còn lại xuất hiện một cách tự nhiên và chiếm chưa đầy 1% bầu khí quyển đủ để tạo ra một hiệu ứng nhà kính tự nhiên để giữ cho trái đất ấm hơn 30oC (khoảng 86oF) so với bản thân nó vốn có và nhờ vậy duy trì sự sống cho trái đất [6]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 4 c. Hiệu ứng nhà kính nhân tạo Nồng độ của tất cả các khí nhà kính chính (trừ hơi nước) đang tăng lên đáng kể là do hoạt động của con người. Ví dụ, sự gia tăng các khí như CO2 (chủ yếu từ việc đốt than, dầu, và các khí tự nhiên), mê tan và N2O (chủ yếu từ nông nghiệp và thay đổi sử dụng đất), ô zôn (sinh ra từ chất thải của các động cơ), và các khí công nghiệp tồn tại lâu ngày như chlorofluorocarbons (CFCs), hydrochlorofluorocarbons (HCFCs) và perchlorofluorocarbons (PCFCs) đang làm thay đổi cách mà khí quyển hấp thụ năng lượng. Khi sự gia tăng này xảy ra ở tốc độ nhanh khó dự đoán, hiệu ứng nhà kính tự nhiên sẽ gia tăng và chuyển thành hiệu ứng nhà kính nhân tạo. Hệ thống khí hậu trên trái đất đòi hỏi sự cân bằng năng lượng toàn cầu. Trong dài hạn, trái đất phải giải thoát năng lượng ở một mức độ hợp lý tự nhiên giống như khi nó nhận năng lượng từ mặt trời. Tuy nhiên, sự dày lên của lớp khí nhà kính sẽ làm giảm năng lượng từ trái đất thoát ra vũ trụ nên bằng cách nào đó, khí hậu phải thay đổi nhằm duy trì sự cân bằng giữa năng lượng đến và năng lượng đi. Những điều chỉnh này bao gồm cả sự nóng lên toàn cầu của bề mặt trái đất và sự nóng lên này là cách đơn giản nhất để khí hậu hấp thụ năng lượng dư thừa. Khi năng lượng bức xạ của trái đất vào vũ trụ gặp tầng khí nhà kính và một phần năng lượng bị tầng khí nhà kính giữ lại, từ đó làm cho nhiệt độ trái đất ấm lên, nên sự phát thải ngày càng tăng các khí nhà kính sẽ làm cho bầu khí quyển nóng dần lên. Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng nhà kính nhân tạo [6]. d. Biến đổi khí hậu Theo Điều 1, điểm 2 của Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) năm 1992, biến đổi khí hậu là sự biến đổi của khí hậu do hoạt động của con người gây ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và do sự biến động tự nhiên của khí hậu quan sát được trong những thời kỳ có thể so sánh được[United Nations, 1992 ]. Bộ Tài nguyên và Môi trường[2008,trang 6]định nghĩa biến đổi khí hậu “là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc sự dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn”. 1.1.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu Các biểu hiện của biến đổi khí hậu bao gồm[IPCC,2007]: - Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên do sự nóng lên của bầu khí quyển toàn cầu; - Sự dâng cao mực nước biển do giãn nở vì nhiệt và băng tan; - Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển; - Sự di chuyển của các đới khí hậu trên các vùng khác nhau của trái đất; - Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 5 - Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, địa quyển. Tuy nhiên, sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu và mực nước biển dâng thường được xem là hai biểu hiện chính của biến đổi khí hậu. 1.1.3. Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu [6] a) Khí nhà kính Khí nhà kính tên gọi chung của một số loại khí trong thành phần khí quyển như: hơi nước (H20), Điôxít cácbon (CO2), Oxitnitơ (N20), Mêtan (CH4), Ozon (O3) và Chloro fluoro cacbon (CFC)... trong tầng thấp của khí quyển (khoảng 25km từ mặt đất đến tầng đối lưu), có tác dụng hấp thụ một phần bức xạ từ mặt đất phát ra, một phần phản xạ và phát xạ trở lại mặt đất Khí nhà kính chiếm tỷ lệ nhỏ trong khí quyển, nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến bức xạ khí quyển. Trong số này, có những khí đã sẵn có trong khí quyển, như H2O, CO2… trong khi một số khác như CFCs (chloroflourocarbon – CFC) là hoàn toàn do con người tạo ra. b)Hiệu ứng nhà kính Hiệu ứng nhà kính là sự nóng lên của trái đất do sự có mặt của một số khí có khả năng hấp thụ, phản xạ lại các tia bức xạ của bề mặt trái đất, hạn chế lượng nhiệt bề mặt thoát ra ngoài vũ trụ, tương tự hiệu ứng được sản sinh bởi nhà trồng cây bằng kính. Hiệu ứng nhà kính có vai trò cực kỳ quan trọng đối với trái đất và sự sống của sinh vật. Hiệu ứng nhà kính là một quá trình vật lý tự nhiên, có tác dụng điều chỉnh khí hậu trái đất làm cho trái đất trở nên ấm ápđể con người có thể sinh sống. Theo tính toán của các nhà khoa học, nhờ có hiệu ứng nhà kính, trái đất có nhiệt độ trung bình là 15oC, trong trường hợp không có hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất sẽ vào khoảng -18oC. Các khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính đã tồn tại từ khi có khí quyển trái đất. Hình 1.1:Các dạng bức xạ gây hiệu ứng nhà kính (Nguồn: vea.gov.vn) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 6 c) Tình hình phát thải khí nhà kính Hiện tại, chưa có khảo sát cụ thể định lượng về lượng khí nhà kính được phát thải cũng như nồng độ khí nhà kính trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Vì vậy, tình hình phát thải khí nhà kính được nhận định thông qua hiện trạng và tình hình phát sinh các nguồn khí thải. - Khí Cacbonic (CO2): là loại khí thải nhà kính quan trọng, chiếm đến ½ khối lượng toàn bộ các loại khí nhà kính và đóng góp đến 60% vào quá trình làm gia tăng nhiệt độ trái đất. Khí CO2được hình thành từ các quá trình tự nhiên sinh ra và tiêu hao cacbonic bao gồm sự hô hấp của động vật, sự quang hợp của thực vật,… Hoạt động của con người phát thải khí cacbonic chủ yếu là đốt các loại nhiên liệu hoá thạch như than, dầu từ các nhà máy sản xuất công nghiệp, khai phá rừng làm giảm khả năng hấp thụ khí cacbonic, góp phần vào sự gia tăng lượng khí cacbonic trong bầu khí quyển; hoạt động đốt rừng làm nương rẫy, đốt phế, phụ phẩm nông nghiệp, hoạt động của các nhà máy thủy điện chạy bằng than và dầu; các phương tiện giao thông dùng xăng, dầu… - Khí Metan (CH4): là một chất khí tự nhiên nhưng cũng là một trong các chất khí nhà kính có nồng độ gia tăng do các hoạt động của con người. Khí metan chủ yếu do quá trình phân giải yếm khí trong đầm lầy, các hồ chứa nước, hồ thủy điện, đại dương, trong sản xuất nông nghiệp, từ phân súc vật, rác thải bị phân hủy... - Khí Ozon (O3): được tạo ra trong tự nhiên và trong các hoạt động của con người như vận hành động cơ đốt trong sử dụng nhiên liệu hóa thạch (xăng, dầu) hoặc các nhà máy phát điện. - Khí Oxit Nito (N2O): được hình thành trong tự nhiên do hoạt động của vi khuẩn, sự phóng điện trong khí quyển do sấm sét khi xuất hiện mưa giông, các quá trình tự nhiên diễn ra trong đất và đại dương… N2O được sinh ra chủ yếu từ việc đốt các loại nhiên liệu, sử dụng phân hoá học (phân đạm), sản xuất các chất hoá học, phá rừng. - Hơi nước: là khí nhà kính quan trọng trong khí quyển, đóng góp lớn nhất vào hiệu ứng nhà kính của khí quyển, do nó ngưng tụ, tạo thành mây. Những đám mây dày và rộng có thể ngăn cản và hấp thụ năng lượng phát xạ từ trái đất ra ngoài không gian, làm tăng nhiệt độ bề mặt trái đất. Tuy nhiên hơi nước trong tự nhiên thay đổi liên tục và giảm đi nhanh chóng khi chúng tạo thành mây và gây mưa. - Các chất CFC: được sản xuất từ những năm 1930 và là một loại hoá chất được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị làm lạnh như: tủ lạnh, điều hoà không khí, các loại máy lạnh, các bình xịt mỹ phẩm, tẩy rửa linh kiện điện tử. Theo nghị định thư Montreal (Việt Nam đã kí năm 1994), từ năm 2010 trở đi sẽ ngừng sản xuất CFC trên toàn thế giới. Khí CFC có tỷ lệ ảnh hưởng đến hiệu ứng nhà kính chiếm khoảng 20%. Tóm lại, các khí nhà kính được tạo ra từ những nguồn chính tại Bảng 1.2 sau. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 7 Bảng 1.2: Các nguồn tạo khí nhà kính Nguồn gốc Hoạt động Công nghiệp Nông nghiệp phát thải hàng ngày - Chất thải chăn nuôi; - Khí thải từ các nhà - Các phương tiện máy sản xuất công - Đốt phế, phụ phẩm giao thông nghiệp; nông nghiệp; Đối tượng - Các loại máy làm - Nhà máy thuỷ điện; - Bón phân hoá học; phát thải mát có chứa CFC; - Nhà máy sản xuất - Khai phá rừng; - Các bãi rác thải, phân bón, hóa chất, xi - Đốt rừng, đốt than; măng; rác chôn dưới đất; - Hệ thống đầm lầy; 1.2. Những vấn đề hiện tại của vùng ven biển Với lợi thế về vị trí địa lý và tính đa dạng sinh học của các hệ sinh thái biển, vùng ven biển có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinhtế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Các hệ sinh thái ven biển tồn tại ở phần tiếp giáp giữa môi trường đất liền và môi trường biển, do đó chúng là các hệ sinh thái đa dạng và năng động nhất trên trái đất. Các hệ sinh thái này cung cấp vô số các hàng hóa và dịch vụ sinh thái cho con người như: là vườn ươm và môi trường sống của các loài thủy sản, chắn sóng và bão, kiểm soát xói mòn, giảm thiểu lũ lụt, đảm bảo an ninh lương thực và mang lại sinh kế cho hơn 1 tỷ người trên thế giới. Bên cạnh đó, vùng ven biển là một cực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội bởi sự tập trung đông dân cư và các hoạt động kinh tế. Hiện nay, tính trên toàn thế giới, có khoảng 2,7 tỷ người sinh sống ở vùng ven biển, chiếm khoảng 40% dân số thế giới. Kinh tế biển đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới bởi những đóng góp to lớn của vùng ven biển vào nền kinh tế trên các khía cạnh: thương mại, du lịch, phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, giải trí và tạo việc làm. Điều này cho thấy vùng ven biển có vai trò rất lớn cả về mặt sinh thái và kinh tế - xã hội đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh sự phát triển năng động và những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, vùng ven biển cũng đang phải đối mặt với các vấn đề kinh niên liên quan đến những áp lực về phát triển (xung đột lợi ích giữa các ngành trong bối cảnh gia tăng các hoạt động kinh tế ở vùng ven biển, nghèo đói, và gia tăng dân số) và sự yếu kém trong quản lý (cơ chế quản lý theo ngành, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên và suy thoái môi trường) [5]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 8 Bối cảnh dễ bị tổn thương, mà điển hình là tính mùa vụ và tính thất thường của thời tiết, là một trong những vấn đề lớn mà vùng ven biển thường xuyên phải đối mặt[5] . Tính mùa vụ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động đánh bắt, dịch vụ ngư nghiệp, nông nghiệp, xây dựng và du lịch, từ đó ảnh hưởng đến công ăn việc làm, thu nhập và sự sẵn có của thực phẩm tại địa phương. Nhiều hộ gia đình thường xuyên phải đối mặt với tình trạng thiếu ăn và thu nhập thấp vào một số thời điểm nhất định trong năm (thường là khi thời tiết xấu không thể thực hiện hoạt động đánh bắt). Giá cả hàng hóa và dịch vụ cũng thay đổi theo mùa. Bên cạnh tính mùa vụ, sự thất thường của thời tiết, đặc biệt là mưa bão thường xuyên xảy ra dọc bờ biển, cũng gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho cộng đồng ven biển về người, tài sản và cơ sở hạ tầng. Đánh bắt là một sinh kế truyền thống ở vùng ven biển nhưng lại là một nghề rất bấp bênh và rủi ro, đặc biệt khi thiếu thông tin và những cảnh báo kịp thời về thời tiết. Bão và thời tiết xấu làm thu hẹp mùa đánh bắt và giảm thu nhập của nhiều hộ gia đình. Trong mùa mưa bão thường kéo dài 4 tháng, liên lạc với đất liền bị hạn chế và không ổn định. Điều này cũng gây trở ngại cho phát triển du lịch, cung ứng nhu yếu phẩm từ đất liền và khả năng tiếp cận thị trường, từ đó có thể khiến một số cộng đồng trên đảo bị cô lập khỏi đất liền trên mọi khía cạnh của cuộc sống. Trong bối cảnh dân số ngày càng tăng, tình trạng khai thác quá mức đất đai và tài nguyên (rừng và thủy sản) phổ biến, trình độ giáo dục và kỹ năng nghề nghiệp ở vùng ven biển còn thấp, những áp lực này đang gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân ven biển vốn đã phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên và hàm chứa nhiều rủi ro, từ đó đặt thêm nhiều gánh nặng hơn nữa lên sự an toàn và đời sống của người dân ven biển [5]. Bảng 1.2.Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với vùng ven biển Điểm mạnh Điểm yếu - Đa dạng sinh học cao và nguồn lợi hải - Mưa bão, gió mùa gây khó khăn cho sản tương đối dồi dào. cáchoạt động kinh tế. - Tiềm năng du lịch - thu hút và mở rộng - Bị cách ly với thị trường đất liền (đối thị trường du lịch. vớicác đảo nhỏ). - Lao động rẻ và khỏe mạnh. - Bị cách ly khỏi các dịch vụ và thông tin - Có bến cảng là nơi cung cấp dịch vụ từ đất liền về giáo dục, y tế (đối với các chotàu đánh bắt xa bờ và tàu chở hàng. đảo nhỏ). - Thị trường địa phương tương đối thuận lợi. - Cơ sở hạ tầng và dịch vụ yếu kém, đặc biệt - Cách ly với bệnh tật của cây trồng và là điện, nước, xử lý rác thải và nước thải. vậtnuôi ở đất liền (đối với các đảo nhỏ). - Lao động tay nghề thấp. - Đoàn kết về mặt xã hội và quan hệ - Ít lựa chọn về sinh kế để tạo ra thu nhập cộngđồng vững chắc ổn định và bền vững PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2