intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn ngắn hạn của khách hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

56
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn ngắn hạn của khách hàng bán lẻ tại NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ. Từ đó, có cái nhìn sâu sắc vấn đề cần giải quyết là tăng cho vay ngắn hạn nhưng không hạ chuẩn tín dụng, chạy theo chỉ tiêu và có sự phát triển tốt trong tương lai cho toàn chi nhánh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn ngắn hạn của khách hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM TRẦN THỊ TỐ ANH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VAY VỐN NGẮN HẠN CỦA KHÁCH HÀNG BÁN LẺ TẠI NH TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CN CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM TRẦN THỊ TỐ ANH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VAY VỐN NGẮN HẠN CỦA KHÁCH HÀNG BÁN LẺ TẠI NH TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CN CẦN THƠ Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VÕ XUÂN VINH TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Em cam đoan luận văn “các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn ngắn hạn của khách hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam CN Cần Thơ” là công trình nghiên cứu của riêng em dưới sự hướng dẫn của PGD.TS Võ Xuân Vinh. Các nội dung nghiên cứu, nhận định trong đề tài có tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào. Số liệu khai thác và phân tích trung thực, rõ ràng, minh bạch phục vụ cho việc phân tích nghiên cứu, nhận xét và đánh giá được em thu thập qua thực tế từ bảng câu hỏi khách hàng, từ chạy mô hình qua chương trình SPSS và từ Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam CN Cần Thơ. Ngoài ra, các dữ liệu về lý thuyết em có tham khảo và khai thác để xây dựng đề tài đều được trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về lời cam đoan này. Ngày tháng năm 2019
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i MỤC LỤC ........................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG............................................................................ v DANH MỤC CÁC HÌNH SỬ DỤNG ............................................................................vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................................vii TÓM TẮT .................................................................................................................... viii ABSTRACT: ...................................................................................................................ix CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI. ........................................................................ 1 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 1 1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu: .............................................................................. 2 1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:........................................................................... 2 1.4. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................................... 2 1.4.1.Mục tiêu chung:....................................................................................................... 2 1.4.2.Mục tiêu cụ thể: ....................................................................................................... 2 1.5. Các câu hỏi cần nghiên cứu:.................................................................................... 3 1.6. Phương pháp nghiên cứu tiếp cận ....................................................................... 3 1.7. Ý nghĩa của đề tài: ................................................................................................... 4 1.8. Kết cấu dự kiến của luận văn .................................................................................. 4 CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................. 5 2.1.Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương (VCB) .............................. 5 2.1.1. Giới thiệu về VCB: ................................................................................................ 5 2.1.2. Giới thiệu về VCB Chi nhánh Cần Thơ. ................................................................ 8 2.2. Những dấu hiệu cảnh báo và biểu hiện của vấn đề. ................................................ 10 2.3. Xác định vấn đề:.................................................................................................... 11 CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 12 3.1 Tóm tắt lý thuyết liên quan ................................................................................... 12 3.1.1 Tổng quan về cho vay khách hàng bán lẻ ............................................................ 12 3.1.1.1.Khách hàng tín dụng bán lẻ gì? .......................................................................... 12 3.1.1.2.Phân loại cho vay khách hàng bán lẻ: ................................................................ 12
  5. iii 3.1.2.Vai trò của tín dụng bán lẻ .................................................................................... 15 3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng bán lẻ của NHTM ..... 16 3.2.1. Nhân tố từ ngân hàng ........................................................................................... 16 3.2.2. Nhân tố từ khách hàng ......................................................................................... 17 3.2.3. Nhân tố khách quan .............................................................................................. 18 3.3. Cơ sở lý thuyết về quyết định vay vốn của khách hàng bán lẻ ..................... 20 3.3.1. Khái niệm về quyết định vay vốn ........................................................................ 20 3.3.2. Quá trình ra quyết định vay vốn........................................................................... 20 3.4.Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của các Ngân hàng Việt Nam ....................... 21 3.5. Tổng quan các nghiên cứu trước ......................................................................... 21 3.6.Xác định phương pháp nghiên cứu/ phương pháp tiếp cận phù hợp với đề tài. 24 3.6.1.Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn ngắn hạn của khách hàng bán lẻ (cá nhân và SMEs) khi vay vốn tại các Ngân hàng thương mại nói chung ................... 24 3.6.2.Kiểm định mô hình đánh giá các nhân tố quyết định đến việc tăng tỷ lệ cho vay ngắn hạn của khách hàng bán lẻ tại VCB CN Cần Thơ ................................................. 25 3.6.2.1.Thiết kế nghiên cứu:........................................................................................... 25 3.6.2.2.Thang đo: ........................................................................................................... 26 3.6.3.Quy trình phân tích dữ liệu: .................................................................................. 28 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ LÀM TĂNG TỶ LỆ CHO VAY NGẮN HẠN .................................................................................................................. 30 4.1 Phân tích thực trạng vấn đề ..................................................................................... 30 4.1.1. Đánh giá thực tế quy trình cho vay ngắn hạn hiện nay tại VCB Cần Thơ . ........ 30 4.1.2. các quy trình cho vay ngắn hạn của khách hàng bán lẻ ....................................... 30 4.2. Tìm hiểu các yếu tố tác động đến việc tăng tỷ lệ cho vay ngắn hạn từ khách hàng bán lẻ thông qua bảng câu hỏi và chạy mô hình . .......................................................... 31 4.2.1. Mô tả mẫu ............................................................................................................ 31 4.2.2.Phân tích độ tin cậy của thang đo ......................................................................... 31 4.2.3. Phân tích nhân tố EFA ........................................................................................ 32 4.2.3.1.Phân tích nhân tố đối với biến độc lập ............................................................... 32 4.2.3.2.Phân tích nhân tố đối với các biến phụ thuộc .................................................... 34
  6. iv 4.2.3.3.Ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định vay vốn ngắn hạn của khách hàng bán lẻ tại VCB CN Cần Thơ .......................................................................................... 35 CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP LÀM TĂNG TỶ LỆ CHO VAY NGẮN HẠN ............................................................................................................................... 38 5.1. Trình bày các giải pháp: ....................................................................................... 39 5.2. Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo. .................................... 43 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 45 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 46
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG Bảng 1.1. Phương án đề xuất quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn là tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng ......... 1 Bảng 2.1 Quy mô, hoạt động huy động vốn VCB giai đoạn 2016-2018 ........................ 6 Bảng 2.2 Quy mô, dư nợ và nợ xấu của VCB giai đoạn 2016-2018 .............................. 7 Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB giai đoạn 2016-2018 ....................... 7 Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB CNCT giai đoạn 2016-2018 ........... 9 Bảng 3.2 Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan .......................................................... 23 Bảng 4.1. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha .......................................................... 31 Bảng 4.2. Bảng Ma trận nhân tố biến độc lập sau khi xoay (Rotated Component Matrix ............................................................................................................................ 32 Bảng 4.3. Bảng Ma trận hệ số nhân tố (Component Score Coefficient Matrix)........... 33 Bảng 4.4. Bảng Ma trận nhân tố biến phụ thuộc sau khi xoay (Component Matrix) ... 34 Bảng 4.5. Bảng mô tả các biến và kỳ vọng các biến của mô hình ................................ 35 Bảng 4.6: Kết quả phân tích mô hình hồi quy .............................................................. 36
  8. vi DANH MỤC CÁC HÌNH SỬ DỤNG Hình 3.1. Quy trình ra quyết định vay vốn của KH ...................................................... 20 Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu Quyết định việc vay vốn của KH bán lẻ...................... 24 Hình 3.4. Quy trình thực hiện nghiên cứu .................................................................... 26 Hình 3.5: Thang đo các nhân tố quyết định đến việc vay vốn ngắn hạn tại VCB Cần Thơ ............................................................................................................................ 27
  9. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. VCB: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 2. VCB CNCT: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam CN Cần Thơ 3. SMEs: Các Công ty nhỏ và vừa 4. BCTC: báo cáo tài chính 5. TSĐB: tài sản đảm bảo 6. ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
  10. viii TÓM TẮT Hiện nay vấn đề thanh khoản là yếu tố quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng. Định hướng giảm rủi ro thanh khoản qua tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn đã được đưa ra gần hai năm. Tuy nhiên thực tế tỷ lệ cho vay ngắn hạn trong tổng dư nợ chưa đạt như mong muốn, làm thế nào để tăng tỷ lệ này lên nhằm đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng và thực hiện đúng Thông tư 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017 của NHNN. Em muốn nhận định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn ngắn hạn của khách hàng bán lẻ tại NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam CN Cần Thơ - nhóm khách hàng chiếm tỷ lệ lớn tại VCB- để định hướng hoạt động trong ngành nghề của em và mục tiêu kinh doanh đề ra trong năm 2019. Thông qua các cuộc nghiên cứu, phỏng vấn nhóm khách hàng trên và chạy số liệu trên chương trình SPSS để tìm ra các giá trị ảnh hưởng liên quan quyết định trên bằng các mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng chính là từ chính sách và quy trình vay vốn, chi phí vay hay lãi suất và các loại phí cho đến bản thân cán bộ bán hàng, hình ảnh hoặc chiến lược Marketing của NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam CN Cần Thơ. Đề tài giúp ích cho NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam CN Cần Thơ đánh giá được yếu tố là từ chính sách và quy trình vay vốn có sức ảnh lớn nhất từ đó có cái nhìn sâu sắc cho chiến lược kinh doanh sắp tới. Tuy nhiên đề tài chưa nhìn nhận sâu sắc nguyên nhân từ các quy định của NHNN mang tính vĩ mô mà chỉ đánh giá các yếu tố vi mô mà thôi. Từ Khóa: 1/ cho vay ngắn hạn 2/ khách hàng bán lẻ 3/ NH TMCP Ngoại Thương VN CN Cần Thơ
  11. ix ABSTRACT: Currently, liquidity is an important factor in the Bank's operation. The orientation to reduce liquidity risk through the ratio of using short-term capital for medium and long-term loans has been introduced for nearly two years. However, in fact, the short-term lending rate in the total outstanding loans has not been achieved as expected, how to increase this ratio to ensure the bank's operations and properly implement Circular 19/2017 / TT- SBV dated 28/12/2017 of the SBV. I would like to identify the factors affecting the decision on short-term loans of retail customers at the Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam Can Tho Branch - a large proportion of customers in VCB- to orient their business activities. and my business goals for 2019. Through the research, interviewing customers and running data on the SPSS program to find the values that influence the above decision by the research models. The research results show that the main influencing factors are from loan policies and procedures, borrowing costs or interest rates and fees to the salesperson, image or marketing strategy of commercial banks. Foreign Trade of Vietnam Can Tho Branch. The topic which is useful for Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam in Can Tho province is to assess that the factor is the most influential policy and borrowing process from which there is insight into the upcoming business strategy. However, the thesis has not yet deeply acknowledged the causes from the regulations of the State Bank of Vietnam, but only assessed the micro factors. Keywords: 1. short-term loan 2. retail customers 3. Joint Stock Commercial Bank For Foreign Trade Of Vietnam Can Tho Branch
  12. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI. 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Trong những năm qua việc huy động vốn với kỳ hạn ngắn hạn nhưng lại cho vay trung dài hạn chiếm tỷ lệ lớn trong hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam . Việc dùng vốn ngắn để cho vay dài này đặt các ngân hàng trước những thách thức làm sao để đủ vốn phục vụ cho nhu cầu vay nhưng vẫn đảm bảo tính thanh khoản. Trước thực tế kinh doanh này Ngân hàng Nhà Nước đã đưa ra nhiều quy định về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn cụ thể gần đây Thông tư 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017 v/v áp dụng giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn xuống 40% từ năm 2018 sang năm 2019 và dự thảo Ngân hàng Nhà Nước vừa công bố dự thảo thông tư quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn là tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng với 2 phương án được đề xuất, chi tiết: Bảng 1.1. Phương án đề xuất quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn là tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng Thời gian Phương án 1 Phương án 2 01/01/2019-30/06/2020 40% 40% 01/07/2020-30/06/2021 35% 37% 01/07/2021-30/06/2022 30% 34% Sau 01/07/2022 30% Nguồn: trang cafe.vn ngày 11/04/2019 Như vây, các Ngân hàng nói chung hay VCB nói riêng luôn có sự chuẩn bị và đánh giá thị trường, nhu cầu khách hàng cho việc thực hiện quy định này. Để nhanh chóng có sự chuyển đổi cơ cấu nợ trên thì các Ngân hàng trước hết nhìn lại mình và đối tượng khách hàng đang sử dụng vốn trung – dài hạn, trong đó khách hàng bán lẻ chiếm tỷ lệ lớn và cần được nghiên cứu để đánh giá nhu cầu, yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn ngắn hạn. Bên cạnh đó việc tăng cho vay ngắn hạn như thế nào để tránh tình trạng hạ chuẩn tín dụng (do việc chạy theo chỉ tiêu đề ra) và sự phát triển phải mang tính bền
  13. 2 vững là điều quan trọng. Từ đánh giá nhu cầu khách hàng, đề ra các sản phẩm và điều kiện vay vốn phù hợp cho từng đối tượng khách hàng từ phía Ngân hàng đang là vấn đề cần tìm hiểu để có sự phát triển bền vững mà không phải chỉ chạy theo chỉ tiêu đề ra. Do đó đề tài: “các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn ngắn hạn của khách hàng bán lẻ tại NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam- CN Cần Thơ” được lựa chọn để thực hiện nghiên cứu. 1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu: Việc thực hiện Thông tư là điều bắt buộc cho các Ngân hàng nên vấn để đặt ra là làm sao chuyển dịch kỳ hạn vay trung, dài hạn sang ngắn hạn mà không gây nên nợ xấu, Khách hàng vay có đồng ý và đảm bảo được nguồn trả nợ cho Ngân hàng, điều này đòi hỏi VCB cần đánh giá đúng các yếu tố cụ thể từ con người đến quy trình thực hiện đảm bảo tính thanh khoản và tránh làm tăng tỷ lệ nợ xấu. 1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Trong đề tài đối tượng nghiên cứu là các khách hàng bán lẻ bao gồm cá nhân và Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) có vay vốn ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN Chi nhánh Cần Thơ. - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi thời gian: nghiên cứu vào mốc thời gian năm 2019. Phạm vi không gian: tập trung nghiên cứu các khách hàng bán lẻ bao gồm cá nhân và Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) có vay vốn ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN Chi nhánh Cần Thơ. 1.4. Mục tiêu nghiên cứu: 1.4.1. Mục tiêu chung: Nghiên cứu để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn ngắn hạn của khách hàng bán lẻ tại NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam- Cn Cần Thơ. Từ đó, có cái nhìn sâu sắc vấn đề cần giải quyết là tăng cho vay ngắn hạn nhưng không hạ chuẩn tín dụng, chạy theo chỉ tiêu và có sự phát triển tốt trong tương lai cho toàn chi nhánh. 1.4.2. Mục tiêu cụ thể: Đề tài được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu sau:
  14. 3 Mục tiêu 1: Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn ngắn hạn của khách hàng bán lẻ tại NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam- Cn Cần Thơ. Mục tiêu 2: Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố quyết định đến việc vay vốn ngắn hạn của khách hàng bán lẻ tại NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam- Cn Cần Thơ. Mục tiêu 3: Khuyến nghị một số đề xuất để tăng cho vay ngắn hạn hay đẩy mạnh dư nợ vay ngắn hạn nhưng không hạ chuẩn tín dụng, chạy theo chỉ tiêu và có sự phát triển tốt trong tương lai cho toàn chi nhánh. 1.5. Các câu hỏi cần nghiên cứu: Mục đích là giải đáp các câu hỏi như sau: - Các nhân tố quyết định đến việc vay vốn ngắn hạn của khách hàng bán lẻ tại NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam- Cn Cần Thơ là gì? - Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố quyết định đến việc vay vốn ngắn hạn của khách hàng bán lẻ tại NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam- Cn Cần Thơ? -Những đề xuất nào phù hợp để đảm bảo việc tăng cho vay ngắn hạn hay đẩy mạnh dư nợ vay ngắn hạn nhưng đảm bảo an toàn vốn cho TMCP Ngoại Thương Việt Nam- Cn Cần Thơ và khách hàng? 1.6. Phương pháp nghiên cứu tiếp cận Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp của ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN Chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm (2016-2018) và số liệu sơ cấp được thu thập từ 153 phiếu khảo sát điều tra khách hàng bán lẻ có vay vốn ngắn hạn tại ngân hàng - Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá cơ cấu nợ ngắn hạn và trung – dài hạn hiện tại tại VCB Cần Thơ. Bên cạnh đó, đề tài sử dụng các lý thuyết mô hình của các nghiên cứu trước để tạo mô hình nghiên cứu đề xuất cho đề tài từ đó khái quát nên bảng câu hỏi cho việc khảo sát sau này. - Phương pháp định lượng: tiến hành từ bước hoàn thiện bảng câu hỏi để đưa vào điều tra chính thức với kích thước mẫu lớn, hơn 100 mẫu. Khảo sát ý kiến khách hàng được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, trả lời qua email thông qua bảng câu hỏi chính thức thực hiện tại thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu định lượng được tiến hành để đánh giá về độ tin cậy và giá trị thang đo, kiểm định mô hình
  15. 4 và các giả thuyết đặt ra, cụ thể là sử dụng phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), mô hình hồi qui tuyến tính đa biến để ước lượng, xác định các nhân tố ảnh hưởng 1.7. Ý nghĩa của đề tài: Bản thân em đang hoạt động công việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, thực hiện Thông tư 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017 là điều phải làm của VCB nói chung và VCB Cần Thơ nói riêng và cũng là chỉ tiêu công việc trong năm mới của em. Việc thực hiện đề tài này góp phần cho chính cơ quan của em và em có cái nhìn tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay ngắn hạn ở khách hàng bán lẻ để thực hiện một năm tài chính với sự sẵn sàng và nhanh chóng đạt được mục tiêu về lợi nhuận và quy định của NHNN. 1.8. Kết cấu dự kiến của luận văn Nội dung luận văn gồm 5 phần chính, cụ thể như sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài Chương 2: Xác định vấn đề cần nghiên cứu Chương 3: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Phân tích các yếu tố làm tăng tỷ lệ cho vay ngắn hạn Chương 5: Đề xuất giải pháp làm tăng tỷ lệ cho vay ngắn hạn
  16. 5 CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1.Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương (VCB) 2.1.1. Giới thiệu về VCB: - Tiền thân có tên gọi là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam được thành lập và chính thức hoạt động vào ngày 01/04/1963. Đến năm 2008, được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hóa đầu tiên trong nhóm các Ngân hàng thương mại Nhà Nước và ngày 02/06/2008 VCB hoạt động chính thức là một ngân hàng thương mại cổ phần sau khi thành công việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. - Theo BCTC năm 2017 của VCB thì tổng tài sản tăng hơn 31% so với năm 2016, vốn chủ sở hữu tăng hơn 9% so với năm trước. Đặc biệt chỉ tiêu tín dụng tăng trưởng hơn 17% so với cuối năm 2016, nằm trong mức kiểm soát của NHNN. Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn được kiểm soát, tỉ trong dư nợ trung và dài hạn ở mức hơn 43% tổng dư nợ. VCB thực hiện đúng định hướng gia tăng tỷ lệ bán lẻ và giảm dần tỷ trọng bán buôn, cụ thể: tín dụng bán buôn tăng trưởng chậm chỉ khoản 6,19%, tín dụng bán lẻ tăng mạnh ở mức hơn 52%; đồng thời cải thiệm rõ rệt chất lượng tín dụng như dư nợ cần chú ý (nhóm 2) và dư nợ xấu (từ nhóm 3 trở đi) đều giảm so với năm 2016. - Tính đến 31/12/2018, bên cạnh Hội sở chính, VCB hiện có 106 Chi nhánh với 431 phòng giao dịch hoạt động tại 54/63 tỉnh thành phố trong cả nước, phân bổ cụ thể theo 07 khu vực sau: Bắc bộ có 21 chi nhánh chiếm tỷ lệ 19,8%; Hà Nội có 15 chi nhánh, chiếm tỷ lệ 14,2%; Bắc và Trung bộ có 14 chi nhánh, chiếm tỷ lệ 13,2%; Nam Trung bộ và Tây Nguyên có 11 chi nhánh, chiếm tỷ lệ 10,4%; Hồ Chí Minh có 17 chi nhánh, chiếm tỷ lệ 16,0%; Đông Nam Bộ có 13 chi nhánh, chiếm tỷ lệ 12,3%; Tây Nam Bộ có 15 chi nhánh, chiếm 14,2%. VCB thiết lập và mở rộng mạng lưới với hơn 1.800 ngân hàng đại lý tại 118 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. VCB còn có 01 Trung tâm Đào tạo, 01 Trung tâm xử lý tiền mặt, 04 công ty con tai Việt Nam, 03 công ty con tại nước ngoài, 03 công ty lên doanh, 01 công ty lên kết, 01 văn phòng đại diện đặt tại Mỹ, 01 văn phòng đại diện đặt tại Singapore và 01 văn phòng đại diện đặt tại thành phổ Hồ Chí Minh.
  17. 6 Tổng số lao động của Vietcombank tính đến 31/12/2018 là 17.215 người (31/12/2017 là 16.227 nhân viên).  Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN - Huy động vốn Huy động vốn của VCB tăng trưởng khá tốt qua các năm với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016-2018 khoảng 19,84%. Bảng 2.1 Quy mô, hoạt động huy động vốn VCB giai đoạn 2016-2018 Một số chỉ tiêu Đvt 2016 2017 2018 Tổng tài sản Tỷ đồng 787.935 1.035.293 1.074.027 Huy động vốn Tỷ đồng 600.738 726.734 823.390 Tăng /giảm huy động vốn % 19,28% 20,97% 13,30% Tỷ lệ dư nợ/huy động vốn % 76,71% 76,74% 77,68% Nguồn: tổng hợp từ các báo cáo thường niên của VCB giai đoạn 2016-2018 Tốc độ huy động vốn cuối kỳ tăng qua các năm nhưng chưa đều, đến cuối năm 2018 huy động vốn tăng khoảng 37% so với năm 2016 tương đương 222.652 tỷ đồng Năm 2018 là năm VCB đạt huy động vốn cao nhất nhưng chỉ tăng 13,3% so với năm trước, thấp nhất trong 5 năm qua, cho thấy huy động vốn có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại. Thực tế, lãi suất huy động tại VCB so với các NHTM khác đều thấp, vì vậy, công tác huy động vốn cũng gặp nhiều khó khăn do yếu tố cạnh tranh giữa các TCTD. Tuy nhiên, vốn huy động của VCB được khai thác ở mức cao thể hiện qua tỷ lệ dư nợ cho vay/ huy động vốn bình quân giai đoạn 2016-2018 khoảng 77.04%, năm 2018 tỷ lệ này là 77,68% tăng so mức bình quân và cao nhất qua các năm cho thấy công tác sử dụng vốn của VCB trong năm 2018 có hiệu quả. - Tín dụng Hầu hết các NHTM không chỉ riêng VCB, dư nợ thường chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tổng tài sản, tại VCB tỷ lệ này bình quân khoảng 57% và đang có xu hướng tăng.
  18. 7 Bảng 2.2 Quy mô, dư nợ và nợ xấu của VCB giai đoạn 2016-2018 Chỉ tiêu Đvt 2016 2017 2018 Tông tài sản Tỷ đồng 787.935 1.035.293 1.074.027 Tổng dư nợ Tỷ đồng 475.887 557.688 639.370 Tăng/giảm dư nợ % 22,92% 17,19% 14,65% Nợ xấu Tỷ đồng 6.922 6.209 6.223 Tăng/giảm nợ xấu % -3,01% -10,30% 0,23% Tỷ lệ nợ xấu % 1,46% 1,11% 0,97% Tỷ lệ dư nợ/tổng tài sản % 58,50% 52,50% 58,80% Nguồn: tổng hợp từ các báo cáo thường niên của VCB giai đoạn 2016-2018 Qua bảng trên cho thấy, dư nợ tín dụng trong 3 năm qua như sau năm 2016 đạt cao nhất 22,9%, sau đó giảm dần đến năm 2018 còn 14,6%. Trong khi đó tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm từ năm 2016 là 1,46% đến năm 2018 còn 0,97%. Năm 2018 là năm đầu tiên VCB đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 1% - mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây, về đích trước 2 năm so với Đề án tái cơ cấu Vietcombank và là ngân hàng thương mại đầu tiên của Việt Nam đưa tỷ lệ nợ xấu thực chất xuống dưới 1% và phân loại theo chuẩn mực quốc tế. - Kết quả hoạt động kinh doanh Hoạt động kinh doanh của VCB thể hiện qua một số chỉ tiêu ở bảng 2.3 dưới đây: Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB giai đoạn 2016-2018 Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh Đvt 2016 2017 2018 Tổng tài sản Tỷ đồng 787.935 1.035.293 1.074.027 Vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 48.102 52.558 62.179 Tổng thu nhập hoạt động kinh doanh Tỷ đồng 24.886 29.406 39.278 Trong đó: Tỷ đồng 18.534 21.937 28.408 + Thu nhập lãi thuần + Thu nhập ngoài lãi thuần Tỷ đồng 6.352 7.469 10.870 Tổng chi phí hoạt động Tỷ đồng -9.950 -11.866 -13.611 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Tỷ đồng 14.929 17.540 25.667 truớc chi phí DPRRTD Chi phí DPRRtD Tỷ đồng -6.406 -6.198 -7.398 Lợi nhuận truớc thuế Tỷ đồng 8.523 11.341 18.269 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 6.851 9.111 14.622 Du nợ tín dụng Tỷ đồng 475.887 557.688 639.370 Tỷ lệ nợ xấu % 1,46% 1,11% 0,97% Nguồn: tổng hợp từ các báo cáo thường niên của VCB giai đoạn 2016-2018
  19. 8 Qua bảng trên, nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn là nguồn thu chủ yếu của VCB, tỷ trọng bình quân khoảng 73%, cho thấy sự phụ thuộc khá lớn vào hoạt động tín dụng. Lợi nhuận trước thuế năm 2018 đạt 18.269 tỷ đồng, tăng 61% so với năm 2017, gấp 2,14 lần so với lợi nhuận năm 2016. Mặc dù so với năm 2017 tổng tài sản chỉ tăng 3,7%, tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với những năm trước và lãi suất cho vay thuộc nhóm thấp nhất thị trường nhưng năm 2018 là năm có lợi nhuận cao nhất trong 3 năm qua, vượt mức kỷ lục của ngành ngân hàng do chính Vietcombank xác lập vào năm 2017. 2.1.2. Giới thiệu về VCB Chi nhánh Cần Thơ. - VCB Cần Thơ ban đầu có tiền thân là là Phòng Ngoại hối Hậu Giang, trực thuộc và có trị sở ban đầu cùng với NH Nhà Nước Chi nhánh Hậu Giang. Đến 01/10/1989, NH Ngoại Thương Việt Nam CN Cần Thơ được chính thức thành lập và chịu sự quản lý của NH Nhà Nước CN Cần Thơ và Hội sở NH Ngoại Thương Việt Nam. -VCB Cần Thơ là chi nhánh lớn nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long, có chức năng là Ngân hàng thương mại chuyên ngành, phạm vi kinh doanh chủ yếu là thực hiện tín dụng xuất nhập khẩu, tổ chức thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và các dịch vụ ngoại hối khác. - Đến năm 2008, sau khi NH Ngoại Thương Việt Nam thành NH thương mại cổ phần thì NH Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ có tên chính thức là NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ(VCB Cần Thơ) - Gần qua 20 năm hoạt động, VCB Cần Thơ đã đứng đầu trong nhóm các Ngân hàng trong tỉnh, có mức lợi nhuận chiếm vị trí đầu tiên trong hệ thống ngân hàng tại Cần Thơ, chiếm 1/3 lợi nhuận các Ngân hàng TMCP Ngoại Thương tại địa bàn Đồng Bằng Sông Cửu Long. -VCB Cần Thơ hoạt động với cơ cấu 1 Giám Đốc – 3 Phó Giám Đốc. Tính đến cuối năm 2018, có 208 nhân viên chính thức và hơn 20 nhân viên hợp đồng khoán, có 07 phòng chức năng và 5 phòng giao dịch tại địa bàn, cụ thể: Phòng dịch vụ khách hàng, Phòng Ngân quỹ, Phòng khách hàng bán lẻ, Phòng khách hàng doanh nghiệp, Phòng Quản Lý Nợ, Phòng Hành Chánh Nhân Sự, Phòng Kế toán, Phòng giao dịch
  20. 9 Ninh Kiều, Phòng giao dịch An Hòa, Phòng giao dịch Hưng Lợi, Phòng giao dịch Nam Cần Thơ, Phòng giao dịch Phong Điền. Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB CNCT giai đoạn 2016-2018 Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh Đvt 2016 2017 2018 Huy động vốn Tỷ đồng 6.201 8.031 9.543 Dư nợ vay Tỷ đồng 5.180 6.097 7.706 Ngắn hạn Tỷ đồng 3.068 2.952 3.511 Trung, dài hạn Tỷ đồng 2.112 3.145 4.195 Tỷ lệ cho vay ngắn hạn % 59% 48% 46% Tỷ lệ cho vay trung, dài hạn % 41% 52% 54% Dư nợ tín dụng bán buôn Tỷ đồng 2.764 2.473 2.797 Ngắn hạn Tỷ đồng 2.485 2.219 2.547 Trung, dài hạn Tỷ đồng 279 254 250 Tỷ lệ cho vay ngắn hạn % 90% 90% 91% Tỷ lệ cho vay trung, dài hạn % 10% 10% 9% Dư nợ Tín dụng bán lẻ Tỷ đồng 2.416 3.624 4.909 Ngắn hạn Tỷ đồng 583 733 964 Trung, dài hạn Tỷ đồng 1.833 2.891 3.945 Tỷ lệ cho vay ngắn hạn % 24% 20% 20% Tỷ lệ cho vay trung, dài hạn % 76% 80% 80% Dư nợ xấu Tỷ đồng 4,260 3,630 1,783 Ngắn hạn Tỷ đồng 2,236 2,894 0,755 Trung hạn Tỷ đồng 2,024 0,736 1,028 Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ % 0,08% 0,06% 0,02% Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn % 52% 80% 42% Tỷ lệ nợ xấu trung, dài hạn % 48% 20% 58% Dư nợ xấu bán lẻ Tỷ đồng 3.771 2.594 1.311 Ngắn hạn Tỷ đồng 1.847 1.958 0.383 Trung hạn Tỷ đồng 1.924 0.636 0.928 Tỷ lệ nợ xấu bán lẻ trong tổng dư nợ % 0,16% 0,07% 0,03% Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn % 49% 75% 29% Tỷ lệ nợ xấu trung, dài hạn % 51% 25% 71% Lợi nhuận sau DPRR Tỷ đồng 127.5 165.7 249.7 Nguồn: tổng hợp từ các báo cáo thường niên của VCBCNCT giai đoạn 2016-2018
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1