Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chính sách ổn định sinh kế người dân kết hợp quản lý bảo vệ rừng bền vững - Tình huống rừng phòng hộ Tân Phú tỉnh Đồng Nai
lượt xem 3
download
Luận văn nhằm tìm hiểu các nguyên nhân gây nên việc phá rừng để lấn chiếm đất rừng hiện nay tại rừng phòng hộ Tân Phú như đã đăng tin trên các phương tiện truyền thông; từ đó chọn lựa các chính sách bổ sung khả thi cho việc ổn định sinh kế người dân gắn với mục tiêu quản lý bảo vệ rừng bền vững. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chính sách ổn định sinh kế người dân kết hợp quản lý bảo vệ rừng bền vững - Tình huống rừng phòng hộ Tân Phú tỉnh Đồng Nai
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------- CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGUYỄN CHÂU THOẠI CHÍNH SÁCH ỔN ĐỊNH SINH KẾ NGƯỜI DÂN KẾT HỢP QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG BỀN VỮNG - TÌNH HUỐNG RỪNG PHÒNG HỘ TÂN PHÚ TỈNH ĐỒNG NAI Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 60.31.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HỮU DŨNG TP. Hồ Chí Minh, năm 2010
- 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Ký tên NGUYỄN CHÂU THOẠI Tháng 4/2010
- 3 Ý KIẾN CƠ QUAN SỬ DỤNG NGHIÊN CỨU
- 4 LỜI CẢM ƠN Trước tiên và trên hết tôi vô cùng biết ơn thầy hướng dẫn khoa học, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, với sự hướng dẫn tận tình, những đề nghị rất giá trị, những lời khuyên hữu ích, sự nhiệt tình vô điều kiện và ủng hộ tinh thần của thầy trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu này. Tôi cũng biết ơn chân thành đến Dr. Jonathan R. Pincus -Giám đốc đào tạo, Nguyễn Xuân Thành - Giám đốc chương trình Chính sách công- và Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh-Giám đốc nghiên cứu - với sự động viên, hỗ trợ tinh thần, những nhận xét góp ý tận tình trong quá trình học tập và hoàn thiện chất lượng đề tài tốt nghiệp. Nghiên cứu này hoàn thành tốt nhờ có sự góp ý xây dựng và động viên của các quý thầy. Tôi xin cảm ơn Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã cung cấp học bổng cho tôi hoàn thành khóa học thạc sĩ Chính sách công tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Tôi xin cảm ơn ông Tô Thành Buông- Phó Giám đốc Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai với sự giúp đỡ và góp ý tận tình trong quá trình nghiên cứu đề tài tốt nghiệp này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Linh hồn ông Vũ Đức Kỷ, nguyên trưởng phòng kỹ thuật, và các anh chị của Ban Quản lý Rừng Phòng hộ Tân Phú đã giúp đỡ tôi trong quá trình đi thực địa và cung cấp thông tin để hoàn thành nghiên cứu này. Tôi rất cảm kích sự giúp đỡ và hỗ trợ của của các bạn tôi, đặc biệt là anh Nguyễn Văn Thu - WWF, Tạ Mai Hoa, Trần Thị Thúy, Nguyễn Thanh Bình, Lưu Quốc Phong, Phạm Đình Duy, Lê Trung Nam và các bạn khác trong lớp F13 và MPP1, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Lời cảm ơn chân thành của tôi xin gởi đến cha mẹ tôi và cha mẹ vợ tôi đã giành thời gian giúp đỡ gia đình trong khi tôi đi học. Cuối cùng, tôi vô cùng biết ơn người bạn đời, Cô Trần Thị Hoàng Anh, đã động viên, hỗ trợ tinh thần và cảm thông cho tôi trong suốt khóa học và là nguồn nỗ lực, kiên trì và quyết tâm của tôi để hoàn thành nghiên cứu này.
- 5 TÓM LƯỢC Quản lý tài nguyên rừng là một lĩnh vực quản lý vừa “mở” vừa “đóng”. Đối với những vùng kinh tế trọng điểm, tài nguyên rừng được xác định như một vành đai sinh thái bền vững của vùng. Đồng Nai là một tỉnh nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam rất chú trọng đến công tác quản lý bảo vệ rừng trong phát triển kinh tế. Với trường hợp nghiên cứu ở rừng phòng hộ Tân Phú, huyện Định Quán, diện tích bị đất rừng lấm chiếm và có nguy cơ lấn chiếm để canh tác nông nghiệp của dân cư sống trong vùng đã lên đến 11% chỉ trong vài năm gần đây và mâu thuẫn giữa ban quản lý và người dân đã trở nên căng thẳng, thu hút sự chú ý của các phương tiên truyền thông. Mâu thuẫn này lên tới đỉnh điểm khi nhà nước áp dụng các chính sách quản lý theo quy hoạch lại ba loại rừng. Theo quy hoạch này, tất cả diện tích đất rừng bị lấn chiếm, sang nhượng trái phép sẽ được chuyển sang trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, điều này có tác động không nhỏ đến đời sống người dân nơi đây. Áp dụng phương pháp thiết kế điều tra khảo sát kết hợp phân tích chính sách đa mục tiêu ứng dụng trong quản lý lâm nghiệp để tìm ra chính sách phù hợp giải quyết vấn đề trên. Xử lý thông tin thu thập từ hai nhóm đại diện (quản lý nhà nước và nhóm hộ gia đình bị ảnh hưởng) và các nguồn thông tin trong quá trình khảo sát để tìm ra giải pháp giải quyết mâu thuẫn trên khía cạnh chính sách quản lý phù hợp. Kết quả nghiên cứu đã tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề, được xem như là từng bước quản lý rừng một cách bền vững gồm (1) Ổn định nhà ở cho người dân, không di dời, không phát triển khu dân cư mới; (2) Phân quyền sử dụng đất cho người dân bằng hợp đồng khoán có giá trị tương đương giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; (3) Hỗ trợ thu nhập cho người dân và (4) Hỗ trợ việc làm phi nông nghiệp, đào tạo nghề;. Các giải pháp đề suất này không những giải quyết được bài toán ổn định sinh kế cho người dân giảm thiểu nạn lấn chiếm đất rừng mà còn đạt được mục tiêu quản lý và phát triển rừng bền vững theo đúng kết quả quy hoạch lại ba loại rừng của vùng nghiên cứu.
- 6 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. 2 Ý KIẾN CƠ QUAN SỬ DỤNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 3 LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................ 4 TÓM LƯỢC .......................................................................................................................... 5 MỤC LỤC ............................................................................................................................. 6 SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU ...................................................................................................... 7 Chương 1 GIỚI THIỆU ....................................................................................................... 8 1.1 Bối cảnh hình thành đề tài ......................................................................................8 1.2 Vấn đề nghiên cứu ................................................................................................10 1.3 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................11 1.4 Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................12 1.5 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu ...........................................................................12 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 14 2.1 Thiết kế nghiên cứu ...............................................................................................14 2.2 Thu thập thông tin dữ liệu......................................................................................15 2.2.1 Dữ liệu sơ cấp .................................................................................................15 2.2.2 Dữ liệu thứ cấp................................................................................................18 2.3 Chính sách đa mục tiêu..........................................................................................18 2.4 Mục tiêu của các chính sách lâm nghiệp hiện hành...............................................18 2.5 Sơ đồ nghiên cứu ...................................................................................................21 Chương 3 TỔNG QUAN................................................................................................... 22 3.1 Chính sách quản lý bảo vệ rừng............................................................................22 3.1.1 Chính sách và chương trình quản lý bảo vệ rừng của Việt Nam ....................22 3.1.2 Thực hiện chính sách quản lý rừng ở tỉnh Đồng Nai......................................23 3.2 Rừng và sinh kế của người dân vùng ven rừng ....................................................24 3.3 Các nguyên nhân gây nên việc lấn chiếm đất rừng ..............................................25 3.4 Quản lý rừng bền vững .........................................................................................26 Chương 4 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN .............................................................................. 27 4.1 Kết quả nghiên cứu ...............................................................................................27 4.1.1 Hiện trạng vùng nghiên cứu............................................................................27 4.1.2 Các nguyên nhân lấn chiếm đất rừng..............................................................30 4.1.3 Chính sách đề xuất của các nhà quản lý và chuyên gia ..................................33 4.1.4 Phản ứng của người dân đối với chính sách ...................................................36 4.1.5 Phân tích nhu cầu của người dân ....................................................................39 4.2 Thảo luận chọn lựa chính sách...............................................................................41 4.2.1 Chính sách ổn định nhà ở................................................................................42 4.2.2 Chính sách sử dụng đất ...................................................................................43 4.2.3 Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và việc làm ...................................................45 4.2.4 Chính sách về ổn định thu nhập......................................................................45 Chương 5 KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH – KẾT LUẬN ............................................. 47 5.1 Khuyến nghị chính sách.............................................................................................47 5.2 Kết luận......................................................................................................................48 Tài liệu tham khảo ............................................................................................................... 50 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 53
- 7 SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU Sơ đồ 2.1: Mục tiêu chính sách lâm nghiệp hiện hành Sơ đồ 2.2: Sơ đồ nghiên cứu Bảng 2.1: Chọn lựa đối tượng tham gia phỏng vấn Bảng 4.1: Tổng hợp các đề suất chính sách Bảng 4.2: Khảo sát chính sách ổn định nhà ở cho người dân Bảng 4.3: Khảo sát chính sách đề xuất về sử dụng đất Bảng 4.4: Khảo sát chính sách đề xuất về việc làm cho người dân Bảng 4.5: Khảo sát ý kiến về chính sách ổn định nhà ở của người dân Bảng 4.6: Khảo sát ý kiến người dân về chính sách sử dụng đất Bảng 4.7: Khảo sát chính sách đề xuất về việc làm cho người dân Bảng 4.8: Khảo sát nhu cầu người dân khi thực hiện chính sách đề xuất Bảng 4.9: Đánh giá chính sách dựa theo mục đích chính sách lâm nghiệp hiện hành.
- 8 Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh hình thành đề tài Rừng tự nhiên che phủ phần lớn diện tích bề mặt trái đất, theo thời gian tác động tích cực và tiêu cực của con người như khai thác lâm sản, canh tác nông nghiệp, đô thị hóa, phát triển kinh tế… đã làm diện tích rừng tự nhiên giảm đáng kể. Thật vậy, trong vòng 5 năm (1990-1995) các nước đang phát triển có hơn 65 triệu ha rừng bị mất, tính đến năm 2000, diện tích rừng toàn thế giới chỉ còn 3.869,5 triệu ha (SFMI, 2007), tỷ lệ che phủ chỉ chiếm 29,6%. Ở Việt Nam, diện tích rừng khoảng 14,3 triệu ha, tỷ lệ che phủ là 43% vào năm 1943, gần 60 năm sau tổng diện tích rừng cả nước còn 12,6 triệu ha, tỷ lệ che phủ khoảng 30% (Bộ NN & TPNT, 2003), trong đó phải tính cả diện tích cây công nghiệp dài ngày như cao su, điều. Trung bình đất rừng giảm gần 30 ngàn ha mỗi năm và chưa tính đến những hệ lụy từ sự mất cân bằng sinh thái tự nhiên này. Dân cư sinh sống ở các vùng rừng núi khoảng 25 triệu người, hơn ¼ dân số cả nước. Vì vậy, đảm bảo tỷ lệ che phủ và sinh kế cho dân cư ở vùng ven rừng là rất quan trọng trong chiến lược lâm nghiệp của quốc gia. Những năm gần đây, nổ lực của nhà nước, nhân dân, và các tổ chức quốc tế đã và đang triển khai các phương án phục hồi và quản lý rừng hiệu quả như quản lý rừng cộng đồng (Huy, 2008; Phong, 2008), khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân tộc thiểu số gần rừng (Anh, 2009). Song vấn đề phá rừng, mất rừng vẫn đang diễn ra đồng thời, nên nếu rừng không được quản lý hợp lý thì mọi nổ lực phục hồi rừng sẽ thất bại. Mục
- 9 tiêu quản lý rừng bền vững phù hợp với điều kiện cụ thể là bài toán cấp bách của các cấp quản lý. Tỉnh Đồng Nai, một trong những tỉnh rất chú trọng đến quản lý bảo vệ rừng trong phát triển kinh tế, với diện tích đất lâm nghiệp là 177.438ha chủ yếu phân bố ở phía Bắc của tỉnh, diện tích rừng tự nhiên vẫn còn đến 70% diện tích đất có rừng ( Sở NN&PTNT, 2008). Với mục tiêu phát triển rừng bền vững và đảm bảo giá trị rừng trong bối cảnh phát triển kinh tế ngày một cao, tỉnh Đồng Nai đưa ra mục tiêu giữ được rừng tự nhiên hiện hữu và tăng giá trị của rừng tự nhiên bằng công cụ pháp lý phù hợp với tình hình từng khu vực. Một cách thực tế, tình hình quản lý ở ban Quản Lý rừng phòng hộ Tân Phú là rất điển hình và được chọn lựa cho nghiên cứu này. Rừng phòng hộ Tân Phú có diện tích gần 14 ngàn ha, được phân loại là rừng phòng hộ đầu nguồn hồ Trị An, chủ yếu là rừng tự nhiên chiếm 82%. Mặc khác, theo kết quả rà soát quy hoạch lại ba loại rừng toàn tỉnh Đồng Nai (Chỉ thị số 38/2005/CT- TTg), phần diện tích đất rừng sử dụng chưa đúng mục đích và bị lấn chiếm để canh tác nông nghiệp trên toàn tỉnh là 13.433ha, và gần 4.000 hộ gia đình bị ảnh hưởng với hơn 7.500 lao động (Sở NN&PTNT, 2008). Trong đó rừng phòng hộ Tân Phú, diện tích đang chịu áp lực lấn chiếm để sản xuất nông nghiệp là 1.565,67ha với 787 hộ gia đình bị ảnh hưởng. Giải quyết bài toán vừa ổn định sinh kế người dân vừa đạt mục đích quản lý bảo vệ rừng bền vững phù hợp với chủ trương chính sách của nhà nước khá là cấp thuyết của Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Ban Quản Lý rừng phòng hộ Tân Phú (BQL), và UBND xã Gia Canh huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
- 10 1.2 Vấn đề nghiên cứu Sinh kế của người dân sống trong vùng ven rừng sẽ bị ảnh hưởng bởi bất kỳ một biến động nào của tài nguyên, đặc biệt là biến động của chính sách quản lý tài nguyên đó (FAO,1993). Hiện nay, thu nhập từ trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng là thấp không đủ chi tiêu cơ bản cho cuộc sống của hộ gia đình nhận khoán. Thu nhập từ khoán bảo vệ rừng đối với người dân chỉ là phần phụ, thu nhập chính của họ là sản xuất nông nghiệp trên một phần trong diện tích đất được giao. Vấn đề quản lý không chặt chẽ của BQL hay thiếu đất sản xuất nông nghiệp dẫn đến các hộ dân chặt phá rừng trồng hoa màu, trồng cây ăn trái... Theo báo cáo của BQL, cuối 2008 diện tích chịu áp lực lấn chiếm là hơn 1.240ha và bị lấn chiếm là 70ha, với khoảng hơn 14.774 cây rừng (Cây Teak) bị “thuốc”1 chết. Gần đây, chỉ trong hai tháng đầu năm 2010 có tới 1.336 cây Teak bị “thuốc” chết nâng tổng số cây Teak chết là 19.489 cây, tương ứng với diện tích bị lấn chiếm là 109ha (BQL, 3/2010). Tình trạng này cũng dược nhiều báo đài phản ảnh trong thời gian qua trên phương tiện thông tin đại chúng (xem phụ lục 3). Chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sau quy hoạch ba loại rừng là một việc làm cần thuyết trong việc quản lý bảo vệ rừng theo chủ trương chính sách của Chính phủ. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến sinh kế người dân, di dời nhà ra khỏi khu vực rừng, mất việc làm, giảm thu nhập là bài toán khó cho cả người dân và chính quyền địa phương. Mâu thuẫn càng đẩy lên cao khi người dân không muốn di dời ra khỏi rừng và vấn đề chặt phá rừng lấy đất sản xuất nông nghiệp đang diễn ra. Như 1 Người dân “bỏ thuốc” cây teak làm cho cây chết đi, sau một thời gian sẽ đốn ngã lấy đất sản xuất nông nghiệp
- 11 vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào giải quyết sinh kế cho người dân gắn với mục tiêu quản lý bảo vệ rừng hướng đến quản lý rừng bền vững tại rừng phòng hộ Tân Phú nói riêng và các khu rừng phòng hộ và đặc dụng khác trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói chung. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Tình huống trong nghiên cứu này tại rừng phòng hộ Tân Phú, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai với mục tiêu chính là tìm ra chính sách giải quyết mâu thuẫn giữa sinh kế của người dân và nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng của BQL cùng chính quyền địa phương. Để giải quyết bào toán chính sách trên, nghiên cứu cần đạt được các mục tiêu cụ thể sau: (i) Hiểu rõ hiện trạng, hoạt động sinh kế của các hộ gia đình và chính sách quản lý rừng của địa phương thuộc vùng nghiên cứu; (ii) Tìm hiểu các nguyên nhân gây nên việc phá rừng để lấn chiếm đất rừng hiện nay tại rừng phòng hộ Tân Phú như đã đăng tin trên các phương tiện truyền thông; (iii) Tìm hiểu các chính sách giải quyết vấn đề lấn chiếm đất rừng và giải pháp ổn định sinh kế cho người dân gắn với quản lý rừng bền vững của cấp quản lý nhà nước. Từ đó chọn lựa các chính sách bổ sung khả thi cho việc ổn định sinh kế người dân gắn với mục tiêu quản lý bảo vệ rừng bền vững; và
- 12 (iv) Xem xét phản ứng của dân cư sinh sống trong khu vực lấn chiếm đối với các đề xuất chính sách do cấp quản lý đưa ra. Và tìm hiểu thêm về nguyện vọng, nhu cầu của người dân khi chính sách trên được thực hiện. Các mục tiêu nêu trên cần được làm rõ để tìm ra chính sách khả thi bổ sung cho các chính sách quản lý hiện hành tại vùng nghiên cứu. 1.4 Câu hỏi nghiên cứu Từ mục tiêu nghiên cứu trên, các câu hỏi nghiên cứu sẽ được tìm hiểu và trả lời một cách thỏa đáng, góp phần vào việc giải quyết khó khăn hiện tại mà BQL đang gặp phải. Các câu hỏi nghiên cứu cần thuyết để giải quyết các mục tiêu đề ra là: (i) Hiện trạng tài nguyên, môi trường, sinh thái rừng phòng hộ Tân Phú. Chính sách quản lý hiện tại như thế nào? Người dân sinh sống ra sao? (ii) Tình hình lấn chiếm đất rừng trong những năm gần đây? Những nguyên nhân gây ra việc lấn chiếm đất rừng hiện nay của người dân? (iii) Chính sách nào có thể có nhằm ổn định sinh kế cho người dân gắn với mục tiêu quản lý rừng bền vững? Mức độ khả thi của chính sách đề xuất phù hợp với tiêu chí quản lý rừng hiện hành của các cấp quản lý ở vùng nghiên cứu? (iv) Người dân phản ứng ra sao đối với chính sách đề xuất trên? Họ có nhu cầu, nguyện vọng gì khi các chính sách này được thực hiện? Vấn đề kết hợp nguyện vọng của người dân vào chính sách đề xuất có hiệu quả ra sao? 1.5 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu 1.5.1 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Chính sách quản lý thỏa đáng giữa BQL rừng phòng hộ Tân Phú đối với những khu vực lấn chiếm hiện hữu. Nghiên cứu chỉ khảo sát hai nhóm đối tượng chịu tác động lớn là cấp quản lý nhà nước ra quyết định chính sách và
- 13 người dân thi hành chính sách, mà không khảo sát ảnh hưởng của nhóm kinh doanh và nhóm nghiên cứu khoa học tại vùng nghiên cứu, hay những đối tượng khác. 1.5.2 Giới hạn nghiên cứu Nghiên cứu tập trung vào thu thập, tổng hợp các nguồn dữ liệu sơ cấp, thứ cấp và các nguồn khác. Hơn nữa, sự hợp tác của các đơn vị quản lý nhà nước vùng nghiên cứu, sự hợp tác của người dân trong quá trình điều tra cũng là một khó khăn khi tiếp cận với các thông tin nhạy cảm cần được họ cung cấp. Nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức độ đề xuất chính sách bổ sung có hiệu quả để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu sẽ đem lại giá trị tham khảo về chính sách cho cơ quan quản lý lâm nghiệp vùng nghiên cứu.
- 14 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu sử dụng phương pháp thiết kế điều tra khảo sát, phỏng vấn đối tượng tham gia kết phân tích chính sách đa mục tiêu. Cụ thể là xác định các mục tiêu chính sách sau đó tổng hợp thông tin từ các nhóm đối tượng đại diện và kết hợp với quan sát thực địa. Từ đó rút ra các ý kiến chính, các điểm đồng thuận về đề xuất chính sách trong một thời gian xác định, và cuối cùng sử dụng các mục tiêu chính sách lâm nghiệp hiện hành phân tích các đề xuất chính sách đưa ra để chọn lựa chính sách phù hợp. 2.1 Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu được xây dựng trên chiến lược tìm hiểu và thiết kế theo phương pháp điều tra khảo sát, phỏng vấn đối tượng tham gia áp dụng vào nghiên cứu tình huống. Nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề mâu thuẫn trong quản lý rừng và sinh kế người dân tại rừng Phòng Hộ Tân Phú, Huyện Định Quán, Tỉnh Đồng Nai. Với chiến lược: tiếp cận vùng nghiên cứu, thu thập thông tin thứ cấp liên quan, thông tin sơ cấp thu thập thông qua phỏng vấn đối tượng tham gia, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến nghiên cứu cuối cùng phân tích thông tin và rút ra kết luận. Phương pháp này dễ dàng tiếp cận thực hiện. Các thông tin, đối tượng tham gia cụ thể rõ ràng, kết quả thu nhận giải quyết được vấn đề của nghiên cứu. Ngoài ra thu thập thông tin chọn
- 15 mẫu là một phần quan trọng trong nghiên cứu đòi hỏi chọn mẫu phải đại diện sao cho đầy đủ và không thiên lệch. 2.2 Thu thập thông tin dữ liệu 2.2.1 Dữ liệu sơ cấp Dữ liệu sơ cấp được thu thập ở hai nhóm đối tượng thông qua phiếu điều tra riêng lẻ. Phỏng vấn nhóm quản lý nhà nước trước sau đó dựa vào thông tin trả lời để thuyết kế câu hỏi cho đối tượng người dân. Phỏng vấn trực tiếp “mặt đối mặt”và có thể sử dụng máy ghi âm, máy ảnh (nếu được chấp thuận) trong quá trình khảo sát. Chọn lựa đối tượng phỏng vấn Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, quan sát thực địa để thu thập thông tin nên đòi hỏi đối tượng tham gia phỏng vấn cần có hiểu biết về hiện trạng và các vấn đề liên quan đến tình hình quản lý tại vùng nghiên cứu. Đối tượng tham gia phải đại diện cho nhóm đối tượng có liên quan và hiểu biết về các vấn đề thuộc vùng nghiên cứu. Vì thế danh sách đối tượng tham và nội dung thông tin khảo sát được chọn lựa như sau: Bảng 3.1 Chọn lựa đối tượng tham gia phỏng vấn Số Ghi Stt Đối tượng tham gia Nội dung lượng chú Nhóm quản lý nhà nước 1 Sở NN&PTNN 1 Chính sách quản lý rừng của tỉnh… Quy hoạch, thực hiện, hiện trạng quản 2 Phòng Lâm nghiệp 1 lý rừng tỉnh, và các BQL rừng… Tình hình di cư, dân số, kế hoạch phát 3 UBND xã 1 triển KTXH vùng nghiên cứu… Hiện trạng quản lý rừng tại địa bàn 4 BQLRPH Tân Phú 5 quản lý, lấn chiếm đất rừng… Nhóm người dân 5 Trưởng ấp/khu 9 Hiện trạng người dân trong ấp, sinh
- 16 kế, nhà ở, nhu cầu… Đất đai, sinh kế, nhà ở, văn hóa, nhu 6 Đại diện người dân 13 cầu … Tổng cộng 30 Để giảm thiểu sự thiên lệch của thông tin thu thập, mỗi nhóm đối tượng sẽ được chọn sao cho không tập trung vào một nhóm mục tiêu nhưng vẫn đảm bảo thông tin thu thập là đầy đủ và chính xác. Với nhóm đối ra chính sách (nhóm quản lý nhà nước) phân bổ mẫu phỏng vấn gồm 8 đối tượng đại diện cho quy trình ra chính sách hiện hành của cấp quản lý tại địa phương. Và nhóm chịu tác động của chính sách (nhóm người dân), là 22 đối tượng, bao gồm 09 trưởng/phó 09 khu và 13 người dân được chọn phân bổ đều khắp vùng nghiên cứu, không tập trung vùng chịu ảnh hưởng chính sách nhiều nhất. Như vậy, phương pháp chọn mẫu với tổng số mẫu phân bổ nhưng trên (bảng 3.1) hoàn toàn đáp ứng đầy đủ thông tin cần thiết và giảm thiểu sự thiên lệch. Nội dung phiếu điều tra Phiếu điều tra sử dụng trong phỏng vấn được xây dựng bao gồm hai loại : một loại cho nhóm quản lý nhà nước và một loại cho nhóm người dân với nội dung như sau: Nhóm quản lý nhà nước: Phiếu điều tra bao gồm ba phần: (i) Phần thứ nhất: Tìm hiểu các thông tin về thực trạng quản lý rừng và cơ cấu quản lý hiện tại. (ii) Phần thứ hai: Tìm hiểu các vấn đề liên quan đến nạn lấn chiếm đất rừng, mâu thuẫn trong việc quản lý bảo vệ rừng hiện tại, những khó khăn mà BQL rừng hiện nay phải giải quyết.
- 17 (iii) Phần thứ ba: Tìm hiểu các đề xuất chính sách của nhóm quản lý nhà nước, các câu hỏi tập trung vào các chính sách ổn định sinh kế cho người dân, chính sách quản lý rừng bền vững. Kết quả từ phiếu điều tra dành cho nhóm quản lý nhà nước sẽ được tổng hợp và chọn lọc thành các đề xuất chính sách có thể được áp dụng vào thực tế vùng nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đề. Nhóm hộ gia đình (có liên quan): Phiếu điều tra cũng được lập thành ba phần được thuyết kế sau khi hoàn thành việc phỏng vấn nhóm quản lý nhà nước: (i) Phần đầu tìm hiểu về thông tin hộ gia đình, tình hình kinh tế, thu nhập và công việc hiện nay, loại cây trồng… (ii) Phần hai: Tìm hiểu về phản ứng của người dân đối với các để xuất chính sách của nhóm quản lý nhà nước. Các câu hỏi trong phần này được xây dựng trên các thông tin thu thập từ bảng trả lời phỏng vấn của nhóm quản lý nhà nước. (iii) Phần ba sẽ tìm hiểu các yêu cầu, nhu cầu của người dân khi chính sách chuyển mục đích sử dụng rừng (theo kết quả rà soát, quy hoạch lại ba loại rừng) được thực hiện. Các câu hỏi chi tiết sẽ được nêu rõ trong phiếu điều tra (xem phụ lục 1 và 2), ngoài ra khi phỏng vấn sẽ phát sinh các vấn đề mới chưa chuẩn bị trong phiếu điều tra. Các vấn đề mới này cũng sẽ được thu thập và xem như là một thông tin chính thức được bổ sung cho nghiên cứu.
- 18 2.2.2 Dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp là một phần của nghiên cứu này, các thông tin dữ liệu thứ cấp dùng trong nghiên cứu này bao gồm bản đồ vùng, thông tin kinh tế xã hội, dân số, hộ gia đình, di cư, tái định cư, các sản phẩm khai thác từ rừng hay từ nông nghiệp. Dữ liệu về tài nguyên thiên nhiên, môi trường hiện hữu, hệ sinh thái…Dữ liệu này được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như các số liệu thống kê báo cáo hàng năm của vùng nghiên cứu, các bài báo, số liệu báo cáo khảo sát của các tổ chức. 2.3 Chính sách đa mục tiêu Chính sách đa mục tiêu: Phân tích đa mục tiêu là phân tích chính sách mà ngoài mục tiêu kinh tế, còn có ít nhất hai mục tiêu xã hội, hay những ảnh hưởng chính sách không thể lượng hóa được. Để thực hiện hiệu quả đồng thời đa mục tiêu cùng lúc, phương pháp đơn giản nhất để hợp nhất đa mục tiêu thành một mục tiêu chung là sự thỏa hiệp (Sơn, 2002). Tức là xây dựng một chính sách, một tập hợp chích sách sao cho có được sự đồng thuận giữa các bên như hiệu quả kinh tế với sự thừa nhận của xã hội, hay các chính sách quản lý đề xuất bởi cấp quản lý phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của đa số người dân và được họ chấp nhận. 2.4 Mục tiêu của các chính sách lâm nghiệp hiện hành Lâm nghiệp là một ngành riêng biệt không giống như các ngành nghề khác, vì thế chính sách lâm nghiệp cũng có nhiều nét đặc thù. Đến nay, chính sách lâm nghiệp ngoài mục tiêu kinh tế nó còn phải quan tâm đến các mục tiêu khác như: công bằng phân phối lợi ích, giữ nét đặc thù của văn hóa xã hội, bảo đảm tính đa dạng sinh học
- 19 và phù hợp với thể chế. Các mục tiêu chính sách lâm nghiệp xem như là chính sách đa mục tiêu (Sơn, 2002) và được tóm tắt bằng sơ đồ 3.1: Sơ đồ 3.1: Mục tiêu chính sách Lâm nghiệp hiện hành Mục tiêu của các chính Mục tiêu của các sách trong quá khứ chính sách hiện hành Hiệu quả Công bằng kinh tế phân phối Hiệu quả Chính sách Lâm nghiệp kinh tế Đa dạng sinh học Văn hóa xã hội Thể chế phù hợp Nguồn: Đặng Kim Sơn và cộng sự, 2002, trang 91 Một chính sách lâm nghiệp được các nhà nghiên cứu đánh giá thành công là chính sách đa mục tiêu, và các mục tiêu đều được đánh giá có tầm quan trọng như nhau (Sơn, 2002). (i) Đối với mục tiêu kinh tế: nếu chỉ quan tâm tới hiệu quả kinh tế mà không tính đến tác động đến môi trường sinh thái thì môi trường sống sẽ ngày càng suy giảm do đó mục tiêu hiệu quả kinh tế trong dài hạn cũng không đạt được.
- 20 (ii) Phân phối công bằng trong chính sách Lâm nghiêp cũng rất quan trọng. Ai sẽ là người hưởng lợi từ chính sách, và ai sẽ là người chịu thiệt hại. (iii) Giá trị văn hóa xã hội trong chính sách lâm nghiệp cần phải được xem xét, vấn đề tâm linh (rừng thiêng) của một số bộ phận dân tộc ít người gắn liền với rừng, vấn đề thẩm mỹ khi khai thác, hay trồng rừng… tùy theo đặc điểm của từng khu rừng mà nét đặc trưng văn hóa xã hội của chúng khác nhau. (iv) Đa dạng sinh học: là một phần không thể thiếu trong chính sách lâm nghiệp, điều kiện tự nhiên, động thực vật là vấn đề cần nghiên cứu để tính toán giá trị của chúng và có chính sách phù hợp cho việc bảo tồn hay không bảo tồn. (v) Cuối cùng trong các mục tiêu là thể chế, chính sách xây dựng có phù hợp với quy định của luật pháp hiện hành, phù hợp với chủ trương chính sách phát triển quốc gia hay không? Và người thực hiện chính sách có đủ trách nhiệm và quyền hạn để triển khai chính sách hiệu quả hay không? Tóm lại, năm mục tiêu này không độc lập nhau mà có tác động qua lại, bổ sung cho nhau. Không thể tách rời giải quyết từng mục tiêu riêng lẻ để giải quyết bài toán chính sách lâm nghiệp hiện hành theo đúng mục tiêu chính sách phát triển lâm nghiệp của Chính phủ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 840 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 349 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn