intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam đến năm 2015

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

53
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bố cục của luận văn gồm phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu gồm ba chương: Chương 1 - Lý luận chung về tỷ giá hối đoái, chính sách tỷ giá và điều hành chính sách tỷ giá; Chương 2 - Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam trong thời gian qua; Chương 3 - Giải pháp điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam đến năm 2015. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam đến năm 2015

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------ooOoo------ TRẦN THẾ SINH GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------ooOoo------ TRẦN THẾ SINH GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2012
  3. i LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS-TS Phạm Văn Năng, ngƣời đã tận tình chỉ bảo, góp ý, động viên tôi trong suốt quá trình hƣớng dẫn tôi viết luận văn. Tôi rất biết ơn đến tất cả các thầy cô giảng viên khoa Sau đại học – Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt ba năm tôi theo học cao học. Đó là những kiến thức nền tảng, là cơ sở vững chắc để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn bạn Nhi Quang, anh Đăng Khoa, chị Kim Thoa, Cô Thiều Dao,… những ngƣời đã hỗ trợ tôi tìm kiếm và cung cấp một số tài liệu bổ ích giúp tôi hoàn thành luận văn. Cuối cùng, con xin cảm ơn ba mẹ, các anh chị trong gia đình, những ngƣời đã tạo điều kiện tốt nhất để con (em) có thể hoàn thành tốt khóa luận này. Chân thành cảm ơn! Trần Thế Sinh
  4. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan danh dự rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hỗ trợ của thầy hƣớng dẫn và những ngƣời thân, bạn bè mà tôi đã gửi lời cảm ơn. Số liệu thống kê là trung thực, có dẫn chứng nguồn gốc. Các nội dung và kết quả nghiên cứu của đề tài này chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 10 năm 2012 Tác giả Trần Thế Sinh
  5. iii MỤC LỤC Trang CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI, CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VÀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ ---------------------------- 1 1.1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ----------------------------------------------------------------------- 1 1.1.1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái ----------------------------------------------------------- 1 1.1.2. Phân loại tỷ giá hối đoái ---------------------------------------------------------------- 1 1.2. CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ---------------------------------------------------- 6 1.2.1. Mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái ---------------------------------------------- 6 1.2.2. Phân loại chính sách tỷ giá ------------------------------------------------------------- 6 1.3. ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ -------------------------------------------------- 9 1.3.1. Khái niệm về điều hành chính sách tỷ giá -------------------------------------------- 9 1.3.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến điều hành chính sách tỷ giá ------------------------- 10 1.3.3. Các công cụ điều hành chính sách tỷ giá ------------------------------------------- 12 1.4. ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM --------------------------------------------------------- 16 1.4.1. Điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc -------------------------------------- 16 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ------------------------------------------------- 19 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 --------------------------------------------------------------------- 20 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA -------------------------------------------------- 22 2.1. THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN TRƢỚC THỜI KỲ HỘI NHẬP NĂM 2006 ------------------ 22 2.1.1. Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá giai đoạn trƣớc năm 1989 ------------- 22 2.1.2. Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá giai đoạn 1989–1991 ------------------- 24
  6. iv 2.1.3. Giai đoạn từ năm 1992 – tháng 2/1999 --------------------------------------------- 27 2.1.4. Giai đoạn 1999 đến 2006: tỷ giá thả nổi c điề tiết ------------------------------ 31 2.2. THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (TỪ NĂM 2007 TỚI NĂM 2011) -------------------------------------------- 34 2.2.1. Bối cảnh kinh tế ------------------------------------------------------------------------ 34 2.2.2. Mục tiêu chính sách tỷ giá ------------------------------------------------------------ 37 2.2.3. Các công cụ điều hành chính sách tỷ giá ------------------------------------------- 38 2.2.4. Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá của NHNN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ------------------------------------------------------------------------------------------ 43 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA --------------- 55 2.3.1. Những thành tựu đạt đƣợc ------------------------------------------------------------ 55 2.3.2. Những hạn chế ------------------------------------------------------------------------- 57 2.3.3. Nguyên nhân --------------------------------------------------------------------------- 59 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 --------------------------------------------------------------------- 59 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 ----------------------------------------------------------------------- 61 3.1. ĐỊNH HƢỚNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ ĐẾN NĂM 2015 ------------------------------------------------------------------------------- 61 3.1.1. Định hƣớng chính sách tiền tệ ------------------------------------------------------- 61 3.1.2. Định hƣớng chính sách tỷ giá hối đoái --------------------------------------------- 62 3.2. NHỮNG NGUYÊN TẮC CHỦ YẾU ĐỂ LỰA CHỌN VÀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 ------------ 64 3.3. GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 -------------------------------------------------------------------------------------- 65 3.3.1. Duy trì biên độ tỷ giá tƣơng đối ổn định ------------------------------------------- 66 3.3.2. Gia tăng quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia và sử dụng hiệu quả quỹ dự trữ ngoại hối để can thiệp ổn định thị trƣờng ngoại tệ ------------------------------------------------ 66 3.3.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của NHNN trên thị trƣờng ngoại hối ------------ 67
  7. v 3.3.4. Phát triển thị trƣờng tiền tệ và thị trƣờng ngoại hối ------------------------------- 69 3.3.5. Thực hiện chính sách đa ngoại tệ ---------------------------------------------------- 70 3.3.6. Phối hợp đồng bộ chính sách tỷ giá với các chính sách kinh tế vĩ mô khác --- 71 3.3.7. Kiểm soát và tiến tới loại bỏ thị trƣờng ngoại tệ chợ đen, hạn chế tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế ----------------------------------------------------------------------- 72 3.3.8. Bám sát nhịp độ lạm phát và tốc độ tăng trƣởng kinh tế trong từng thời kỳ để điều hành chính sách tỷ giá một cách phù hợp --------------------------------------------- 72 3.3.9. Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài --------------------- 73 3.3.10. Các biện pháp khác ------------------------------------------------------------------ 75 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 --------------------------------------------------------------------- 76 KẾT LUẬN ------------------------------------------------------------------------------------ 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------------------------------ 80
  8. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NHTW: Ngân hàng Tr ng Ƣơng XHCN: Xã hội chủ nghĩa NHTM: Ngân hàng thƣơng mại FDI: Vốn đầ tƣ trực tiếp nƣớc ngoài NHNN: Ngân hàng Nhà nƣớc FII: Vốn đầ tƣ gián tiếp nƣớc ngoài DNNN: Doanh nghiệp Nhà nƣớc TCTD: Tổ chức tín dụng SEV : Khối hội đồng tƣơng trợ kinh tế TGKD : Tỷ giá kinh doanh USD : Đồng Đô la Mỹ WB : Ngân hàng Thế giới CNY : Đồng Nhân dân tệ IMF : Quỹ Tiền tệ Quốc tế EUR : Đồng Euro VND : Đồng Việt Nam JPY : Đồng Yên Nhật RUB : Đồng Rúp Nga CCTT : Cán cân thanh toán GBP : Đồng Bảng Anh BĐDĐ : Biên độ giao động CCTM : Cán cân thƣơng mại TGBQLNH: Tỷ giá bình quân liên ngân hàng THB: Đồng Bath Thái Lan NSNN: Ngân sách Nhà nƣớc GDP: Tốc độ tăng trƣởng quốc nội
  9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1: Can thiệp của NHTW trong chính sách tỷ giá cố định ------------------------- 7 Hình 2.1: Quỹ dự trữ ngoại hối của Việt Nam từ 2006 – 2010 ------------------------- 43 Hình 2.2: Tỷ giá VND/USD 2008 – 2009 ------------------------------------------------- 47 Hình 2.3: Mối quan hệ giữa RER, REER với CCTM – Q1/2000 – Q4/2009 --------- 51 Hình 2.4: Diễn biến tỷ giá trên các thị trƣờng trong năm 2011 ------------------------- 53 Hình 2.5: Diễn biến tỷ giá từ 19/04/2011 tới 05/05/2011 ------------------------------- 54
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Tỷ giá, cán cân thƣơng mại và dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc 2002-2007 --------------------------------------------------------------------------------------- 18 Bảng 2.1: Tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trƣờng tự do từ năm 1985 tới 1989--------- 24 Bảng 2.2: Tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trƣờng tự do từ năm 1989 tới 1991--------- 25 Bảng 2.3: Tỷ giá chính thức từ năm 1992 tới 1994 --------------------------------------- 29 Bảng 2.4: Tỷ giá chính thức từ năm 1995 tới 1999 --------------------------------------- 30 Bảng 2.5: Các lần điều chỉnh biên độ tỷ giá từ năm 1999 tới năm 2006 -------------- 32 Bảng 2.6: Tốc độ tăng trƣởng GDP và chỉ số giá CPI từ 2007 – 2011 ---------------- 34 Bảng 2.7: Tóm lƣợc chính sách tỷ giá của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011 --------- 38 Bảng 2.8: Các lần điều chỉnh biên độ tỷ giá từ năm 2006 tới năm 2011 -------------- 44 Bảng 2.9: Cán cân thanh toán của Việt Nam 2007-2009 -------------------------------- 48
  11. ix MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu. Nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng đứng trƣớc nhiều cơ hội phát triển cũng nhƣ phải đối mặt với không ít những rủi ro, thách thức. Rủi ro dễ nhận thấy là rủi ro bắt nguồn từ những biến động tỷ giá. Thực tế cho thấy, chƣa bao giờ tỷ giá lại biến động mạnh nhƣ giai đoạn hiện nay và những biến động không lƣờng trƣớc của tỷ giá đã ảnh hƣởng rất lớn đến tình hình kinh tế thế giới nói chung và tình hình kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng, trong đ có Việt Nam. Tại Việt Nam, công tác điều hành chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam trong thời gian qua đã có những bƣớc tiến rõ rệt. Tuy nhiên, vấn đề tỷ giá tại Việt Nam vẫn còn là nỗi lo ngại của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các nhà đầu tƣ, các NHTM và của chính các nhà hoạch định chính sách. Chính vì thế, đề tài “Giải pháp điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam đến năm 2015” mang tính cấp thiết và có ý nghĩa cả về phƣơng diện lý luận cũng nhƣ thực tiễn. 2. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây Một quốc gia lựa chọn một cơ chế tỷ giá không những phụ thuộc vào lợi ích mà cơ chế đ đem lại cho nền kinh tế tại thời điểm đ mà còn phụ thuộc vào việc liệu quốc gia đ có thể duy trì đƣợc cơ chế đ nhƣ đã hứa hay không? Ngoài ra, việc lựa chọn cơ chế tỷ giá còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, vào khả năng quản trị hệ thống tài chính của NHTW, và vào thứ tự ƣ tiên trong các chính sách kinh tế vĩ mô. Năm 2009 là năm đánh dấu nhiều biến động cả trên thị trƣờng ngoại hối lẫn các thay đổi trong điều hành chính sách trƣớc những biến động đ ở Việt Nam. Trên thế giới, xu hƣớng chuyển dịch tƣơng quan giữa các đồng tiền dƣới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới có ảnh hƣởng không nhỏ đối với cán cân thanh
  12. x toán, các luồng đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam cũng nhƣ các chính sách vĩ mô của Việt Nam đặc biệt là các chính sách liên quan đến tăng trƣởng và kiểm soát lạm phát. Ở trong nƣớc, sự mất giá liên tục của tiền đồng và những thay đổi trong điều hành chính sách tỷ giá đã gây tâm lý lo ngại của ngƣời dân. Ðiều này dẫn đến nhu cầu cần xem xét lại cơ chế điều hành tỷ giá hiện nay của Việt Nam và liệu đã đến lúc Việt Nam cần chuyển sang một cơ chế điều hành khác? Gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều những nỗ lực nghiên cứu về cơ chế tỷ giá của Việt Nam. Ðáng kể nhất trong số đ là các nghiên cứu của Võ Trí Thành (2000), Nguyễn Trần Phúc và Nguyễn Ðức Thọ (2009). Các nghiên cứu này đều chỉ ra rằng cơ chế tỷ giá của Việt Nam một mặt cần đƣợc duy trì ổn định, nhƣng mặt khác nên linh động hơn nữa theo tín hiệu thị trƣờng. Võ Trí Thành (2000) đề xuất Việt Nam nên theo cơ chế neo tỷ giá theo rổ tiền tệ với biên độ điều chỉnh dần (Band-Basket- Crawling). Trên thực tế, trong những năm vừa qua Việt Nam đã theo đ ổi cơ chế neo tỷ giá có điều chỉnh nhƣ đề xuất của nghiên cứu trên. Nhƣng hai nghiên cứu gần đây của Nguyễn Trần Phúc và Nguyễn Ðức Thọ (2009), Nguyễn Trần Phúc (2009) lại chỉ ra rằng cơ chế neo tỷ giá có điều chỉnh này không hoạt động hiệu quả, gây ra các bất ổn cho thị trƣờng tài chính. Không những thế, nó còn ngăn cản sự phát triển của thị trƣờng ngoại hối của Việt Nam. Tƣơng tự Nguyễn Trần Phúc (2009), tôi cho rằng cơ chế neo tỷ giá có điều chỉnh của Việt Nam hiện nay hoạt động không hiệu quả. Tôi cũng cho rằng Việt Nam đang ở giữa dòng của hai dải cơ chế tỷ giá và tốt hơn hết là Việt Nam nên nhanh chóng chuyển sang chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý thay vì quay trở lại cơ chế neo tỷ giá nhƣ trong các giai đoạn sau khủng hoảng trƣớc đây. Một số điều kiện cần đạt đƣợc để áp dụng hiệu quả cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý cũng phải đƣợc xem xét.
  13. xi 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đƣa ra những giải pháp điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam đến năm 2015, đề tài tập trung giải quyết những câu hỏi sau đây: (1) Cơ sở lý luận về tỷ giá hối đoái, chính sách tỷ giá và điều hành chính sách tỷ giá để làm nền tảng cho vấn đề nghiên cứu là gì? (2) Việt Nam đã học tập đƣợc những kinh nghiệm gì trong điều hành chính sách tỷ giá của một số quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc? (3) Bối cảnh nền kinh tế và thực trạng điều hành chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam trong thời gian qua ra sao? Những ảnh hƣởng, tác động của công tác điều hành chính sách tỷ giá đối với nền kinh tế nhƣ thế nảo? (4) Trong điều hành chính sách tỷ giá, NHNN Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu gì, những mặt nào còn hạn chế và những nguyên nhân của những hạn chế cần phải khắc phục? (5) Những nguyên tắc và những giải pháp nào NHNN Việt Nam cần phải thực hiện để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả trong hoạt động điều hành chính sách tỷ giá hối đoái đến năm 2015? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn lấy cơ chế điều hành chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam làm đối tƣợng nghiên cứu. Trong đ , đề tài nghiên cứu hoạt động điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của NHNN Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt chú trọng từ năm 2007 đến nay (2011). Từ đ đề ra một số giải pháp điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam tới năm 2015.
  14. xii 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, đề tài chủ yếu dựa trên các phƣơng pháp: phƣơng pháp phân tích tổng hợp, phƣơng pháp hệ thống, phƣơng pháp thống kê,… nhằm đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài đƣợc kết cấu gồm ba chƣơng: Chƣơng 1: Lý luận chung về tỷ giá hối đoái, chính sách tỷ giá và điều hành chính sách tỷ giá. Chƣơng 2: Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam trong thời gian qua. Chƣơng 3: Giải pháp điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam đến năm 2015.
  15. 1 CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI, CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VÀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ 1.1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1.1.1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái là mức giá mà tại đó hai đồng tiền có thể chuyển đổi với nhau. Về hình thức, tỷ giá hối đoái là hệ số quy đổi của đồng tiền này sang đồng tiền khác, được xác định bởi mối quan hệ cung – cầu ngoại hối trên thị trường. Về nội dung, tỷ giá hối đoái bắt nguồn từ hoạt động thương mại giữa các nước. 1.1.2. Phân loại tỷ giá hối đoái Căn cứ vào hai tiêu chí sau đây để phân loại tỷ giá:  Căn cứ vào chính sách tỷ giá  Tỷ giá chính thức Tỷ giá chính thức là tỷ giá do NHTW công bố, nó phản ánh chính thức về giá trị đối ngoại của đồng nội tệ. Tỷ giá chính thức được áp dụng để tính thuế xuất nhập khẩu và các hoạt động khác liên quan đến tỷ giá chính thức. Ở Việt Nam, tỷ giá chính thức còn là cơ sở để các NHTM xác định tỷ giá kinh doanh trong biên độ cho phép.
  16. 2  Tỷ giá chợ đen Tỷ giá chợ đen là tỷ giá được hình thành bên ngoài hệ thống ngân hàng, do cung cầu trên thị trường tự do quyết định.  Tỷ giá cố định Tỷ giá cố định là tỷ giá do NHTW công bố cố định trong một biên độ giao động hẹp. Dưới áp lực cung cầu của thị trường, để duy trì tỷ giá cố định, NHTW phải thường xuyên can thiệp, do đó làm cho dự trữ ngoại hối quốc gia thay đổi.  Tỷ giá thả nổi hoàn toàn Tỷ giá thả nổi hoàn toàn là tỷ giá được hình thành hoàn toàn theo quan hệ cung cầu trên thị trường, NHTW không hề can thiệp.  Tỷ giá thả nổi có điều tiết Tỷ giá thả nổi có điều tiết là tỷ giá được thả nổi nhưng NHTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh tế.  Căn cứ vào mức độ ảnh hƣởng đến cán cân thanh toán quốc tế  Tỷ giá danh nghĩa song phương Tỷ giá danh nghĩa song phương (Nominal Bilateral Exchange Rate – NER) là tỷ lệ trao đổi số lượng tuyệt đối giữa hai đồng tiền, nó chưa đề cập tới tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ. Do đó, khi tỷ giá danh nghĩa thay đổi, ta chưa thể biết được hướng tác động của nó đến thương mại quốc tế giữa các nước là như thế nào. Tỷ giá danh nghĩa song phương được niêm yết công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc tại các tổ chức kinh doanh tiền tệ.
  17. 3  Tỷ giá thực song phương Tỷ giá thực song phương (Real Bilateral Exchange Rate – RER) đo lường giá cả tương quan của hàng hóa giữa hai quốc gia. Do đó, nó là chỉ số phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ. Tỷ giá thực được xác định bằng công thức sau: Pj = _ e*(i/j) e(i/j) x Pi Trong đó: • e*(i/j ) : Tỷ giá thực; với j là đồng yết giá, i là đồng định giá; • e(i/j) : Tỷ giá danh nghĩa của đồng tiền i và j; • Pj : Giá hàng hóa tại nước phát hành đồng tiền j; • Pi : Giá hàng hóa tại nước phát hành đồng tiền i. Trong nền kinh tế, tỷ giá thực có thể được sử dụng để phân tích khả năng cạnh tranh trong thương mại quốc tế giữa các quốc gia.  Tỷ giá danh nghĩa đa phương Tỷ giá danh nghĩa đa phương (Nominal Effective Exchange Rate – NEER) là chỉ số tỷ giá trung bình của một đồng tiền so với các đồng tiền còn lại. Về mặt thuật ngữ, NEER còn được gọi là tỷ giá danh nghĩa trung bình hay tỷ giá đa biên.
  18. 4 Trong thực tế, NEER được tính theo công thức: n NEERi = ∑ eij * wj j=1 Trong đó: e(i/j) là chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương; w là tỷ trọng của tỷ giá song phương; j là số thứ tự của các tỷ giá song phương; i là kỳ tính toán. Về thực chất, NEER không phải là tỷ giá mà là chỉ số: * Nếu NEER > 1: Nội tệ giảm giá so với các đồng tiền còn lại. * Nếu NEER < 1: Nội tệ lên giá so với các đồng tiền còn lại. NEER chưa đề cập tới tương quan sức mua của các đồng tiền. Để khắc phục hạn chế này và để quan sát tác động của tỷ giá của một nước đến thương mại quốc tế với tất cả các nước còn lại, người ta đa sử dụng tỷ giá thực đa phương.  Tỷ giá thực đa phương Tỷ giá thực đa phương (Real Effective Exchange Rate – REER) bằng tỷ giá danh nghĩa đa phương đã được điều chỉnh tỷ lệ lạm phát ở trong nước với tất cả các nước còn lại. Do đó, nó phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ với tất cả các đồng tiền còn lại. REER được tính toán theo công thức: CPIiw REER = NEERi * CPIivn
  19. 5 n Với CPIiw = ∑ CPIij * GDPj j=1 Trong đó: CPIiw là chỉ số giá tiêu dùng trung bình của tất cả các đồng tiền trong rổ; CPIivn là chỉ số giá tiêu dùng của nội tệ; j là số thứ tự của các đồng tiền trong rổ; i là kỳ tính toán. REER là thước đo tổng hợp vị thế cạnh tranh thương mại của một nước so với tất cả các nước bạn hàng còn lại. Vì vậy, hiện nay hầu hết các nước đều tính toán và công bố chỉ tiêu này. Trạng thái tĩnh và trạng thái động của tỷ giá thực đa phƣơng: * Trạng thái tĩnh: So sánh REER với 100 tại một thời điểm nhất định.  REER > 100: Vị thế cạnh tranh của quốc gia là cao hơn nước bạn hàng.  REER < 100: Vị thế cạnh tranh của quốc gia là thấp hơn nước bạn hàng.  REER = 100: Vị thế cạnh tranh của hai quốc gia là như nhau. * Trạng thái động: là việc xem xét tỷ giá thực tăng lên hay giảm xuống từ thời kỳ này sang thời kỳ khác. Nếu REER tăng lên, điều này nói lên rằng sức cạnh tranh của quốc gia được cải thiện. Nếu REER giảm, sức cạnh tranh của quốc gia bị suy giảm.
  20. 6 1.2. CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1.2.1. Mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái Là một công cụ của chính sách tiền tệ, mục tiêu của chính sách tỷ giá được quyết định bởi mục tiêu của chính sách tiền tệ. Theo đó, mục tiêu của chính sách tỷ giá được cụ thể hóa như sau:  Chính sách tỷ giá phải hỗ trợ các hoạt động kinh tế đối ngoại, góp phần cân bằng cán cân thanh toán quốc gia trong từng thời kỳ.  Chính sách tỷ giá cần phối hợp hài hòa với các chính sách tiền tệ khác nhằm góp phần ổn định giá trị tiền tệ, kiểm soát lạm phát, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.  Chính sách tỷ giá nâng cao khả năng chuyển đổi của bản tệ và đẩy nhanh tiến trình liên kết quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ của quốc gia. 1.2.2. Phân loại chính sách tỷ giá  Chính sách tỷ giá cố định Chính sách tỷ giá hối đoái cố định là một kiểu chế độ tỷ giá hối đoái trong đó giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác hay với một rổ tiền tệ, hay với một thước đo giá trị khác, như vàng chẳng hạn. Khi giá trị tham khảo tăng hoặc giảm, thì giá trị của đồng nội tệ cũng tăng hoặc giảm. Chính phủ sẽ cố gắng neo tỷ giá ở một giá trị nhất định nhằm ổn định thị trường, tránh những biến động bất ngờ gây khó khăn cho nền kinh tế. Khi cầu ngoại tệ tăng từ D đến D’ làm tỷ giá hối đoái tăng từ e0 đến e1, NHTW sẽ bán ra ngoại tệ từ quỹ dự trữ ngoại hối làm tăng cung ngoại tệ từ S đến S’ và tỷ giá được kéo giảm trở lại tại điểm e’, mức cung sẽ dừng lại khi NHTW đạt được mục tiêu đã định.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2