Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng TMCP Nam Á
lượt xem 4
download
Trên cơ sở phân tích thực trạng cơ chế quản lý vốn tập trung tại NH TMCP Nam Á, Tác giả đã đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại trong quá trình triển khai cơ chế tại ngân hàng, từ đó, tác giả đề xuất những giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại NH TMCP Nam Á.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng TMCP Nam Á
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM HÀ THỊ THANH THẢO HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM HÀ THỊ THANH THẢO HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THANH PHONG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn : “Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP Nam Á” là công trình nghiên cứu, phân tích và thực hiện của riêng tôi. Các nội dung, số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 Học viên Hà Thị Thanh Thảo
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU…………...…………………………………………..1 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu………………………………………...1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………....2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………...………...2 1.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………...…….3 1.5. Kết cấu của luận văn………………………………………………...………3 1.6. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu……………………...…………….3 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG 2.1 Cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng thương mại…………..…..…....5 2.1.1 Sự cần thiết của cơ chế quản lý vốn tập trung ………………………...5 2.1.2 Nguyên tắc thực hiện Cơ chế Quản lý vốn tập trung … ………………6 2.1.3 Ưu điểm và nhược điểm của Cơ chế Quản lý vốn tập trung …….…….7 2.2 Hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ………………………………..…..8 2.2.1 Khái niệm hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ…………...…….8 2.2.2 Mục tiêu của hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ………………9 2.3 Giá điều chuyển vốn nội bộ……………………...…………………………...10 2.3.1 Định nghĩa giá điều chuyển vốn nội bộ………………………………..10 2.3.2 Phương pháp xác định giá mua bán vốn khớp đến từng kỳ hạn ………11 2.3.3 Điều kiện cần thiết để xây dựng hệ thống định giá vốn nội bộ …...…..13 2.4. Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm về cơ chế quản lý vốn tập trung.14
- 2.3.1 Nghiên cứu nước ngoài…………………………………...................14 2.4.1.1 Nghiên cứu của Lukasz Kugiel…………………………………14 2.4.1.2 Nghiên cứu của Nataliya Pushkina……………………………..15 2.3.2 Nghiên cứu trong nước………………………………………………16 2.3.2.1 Nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn…………………….………..16 2.3.2.2 Nghiên cứu của Đoàn Thị Hải Yến……………………………...17 2.5 Kinh nghiệm hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung của các NHTM trong nước và bài học kinh nghiệm cho ngân hàng TMCP Nam Á…………………..18 2.5.1 Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam…...…18 2.5.2 Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam……………..19 2.5.3 Bài học cho Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á…………………19 Kết luận chương 2…………………………………………………………….…..20 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á…………………………………….21 3.1 Cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á21 3.1.1 Quy trình cơ chế quản lý vốn tập trung tại NH TMCP Nam Á……...…………..24 3.1.1.1 Quy định chung về cơ chế vốn tập trung tại NH TMCP Nam Á…...24 3.1.1.2 Quy định hàng ngày cơ chế vốn tập trung tại NH TMCP Nam Á….26 3.1.2 Quy định hạch toán vốn, lãi điều chuyển vốn nội bộ …………………....28 3.1.3 Định giá điều chuyển vốn nội bộ………………………………………..28 3.1.3.1 Cơ sở định giá điều chuyển vốn nội bộ…………………………….28 3.1.3.2 Công thức tính lãi suất mua bán vốn nội bộ tại NH TMCP Nam Á 28 3.2 Đánh giá thực trạng hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á ……………………………..………………………28 3.2.1 Những Kết quả đạt được …………………………………………….….28 3.2.2 Những tồn tại cần hoàn thiện ………………………………………...…37 3.2.3 Nguyên nhân của những tồn tại …………………..…………………….39 Kết luận chương 3……………………………………………………….……..41
- CHƯƠNG 4.GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á 4.1. Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á………………………………………………………...……..42 4.1.1. Giải pháp đối với hội sở ………………………………………...………42 4.1.2. Giải pháp cho chi nhánh ……………………………………………...…49 4.1.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước……………………………...….51 4.2. Đóng góp của đề tài …………………………………………………………52 4.3. Hạn chế cần nghiên cứu tiếp theo ……………………………….…………52 Kết luận chương 4……………………………………...…………………………53 KẾT LUẬN……………………………………...……………………………...…54 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải Bank for investment and development of Viet Nam BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ĐVKD Đơn vị kinh doanh Fund Transfer Pricing FTP Cơ chế quản lý vốn tập trung KDTT Kinh doanh tiền tệ LNH Liên ngân hàng NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NH TMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NH TMCP Nam Á Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á P.QTNV Phòng quản trị nguồn vốn P.KDTT Phòng kinh doanh tiền tệ TCTD Tổ chức tín dụng TSC Tài sản có TSN Tài sản nợ TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh Return on total assets ROA Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản. Return on common equity ROE Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu. Net Interest Income NII Thu nhập ròng từ lãi Transfer pricing TP Gía chuyển vốn nội bộ
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 :Tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn NH TMCP Nam Á từ 2012-2015…... trang 30 Bảng 3.2: Dư nợ tín dụng theo kỳ hạn của NH TMCP Nam Á 2012-2015....trang 33 Bảng 3.3: Tổng hợp số dư huy động các ngân hàng 2012-2015 ……...…….trang 34 Bảng 3.4:Tổng hợp số dư tín dụng các ngân hàng từ 2012-2015 ………..…trang 35
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Hình 2.1. Đường cong lãi suất FTP cơ bản ………………...………………..trang 12 Sơ đồ 2.1 Mô tả cơ chế chuyển giao vốn nội bộ…………………………..…..trang 9 Sơ đồ 3.1: Quy trình mua bán nội bộ của NH TMCP Nam Á……………….trang 25 Sơ đồ 3.2. Quy trình cơ chế mua bán vốn nội bộ hàng ngày ………………..trang 26
- 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Trong xu hướng cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam hiện nay, các ngân hàng ngoài việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và tìm kiếm khách hàng thì còn phải rất chú trọng đến công tác quản trị tài sản Nợ, tài sản Có. Vì vậy, việc lựa chọn cơ chế quản lý vốn có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát rủi ro cho toàn hệ thống ngân hàng; giúp Hội sở đánh giá hiệu quả hoạt động của các Đơn vị kinh doanh, góp phần đưa ngân hàng phát triển ổn định và vững mạnh. Thực tế, mặc dù các NHTM đã thực hiện tốt công tác quản trị tài sản Nợ- Có nhưng hoạt động kinh doanh của NHTM vẫn gặp rủi ro. Xảy ra điều này là do tồn tại sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản Có và tài sản Nợ của ngân hàng. Hoạt động quản trị Tài sản – Nợ giúp cho NHTM có thể tận dụng sự thay đổi của các điều kiện kinh doanh nhằm tìm kiếm tối đa về lợi nhuận. Để hoạt động quản trị Tài sản – Nợ đạt hiệu quả, thực hiện được mục tiêu tối đa hóa giá trị ròng của NHTM, một trong những công cụ mà nhà quản trị sử dụng đó là hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ (Funds Transfer Pricing) Ngân hàng TMCP Nam Á đã trải qua 22 năm tồn tại và phát triển, vị thế của ngân hàng ngày càng được nâng cao, thương hiệu của Ngân hàng đã dần tìm được chỗ đứng trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. Mục tiêu của ngân hàng TMCP Nam Á hiện nay là phấn đấu thành một trong các ngân hàng hiện đại của Việt Nam trên cơ sở phát triển nhanh, an toàn, vững chắc, và hiệu quả, không ngừng đóng góp cho sự phát triển kinh tế của cộng đồng, xã hội. Để thực hiện mục tiêu này, từ tháng 7/2012, ngân hàng TMCP Nam Á đã chuyển đổi mô hình quản lý vốn sang tập trung và đã đạt được những thành công nhất định, cho thấy hiệu quả tích cực của việc áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung. Tuy vậy, trong quá trình triển khai ứng dụng cơ chế mới, cơ chế quản lý vốn tập trung mà NH TMCP Nam Á đang thực hiện đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập, cần phải khắc phục và cải thiện mới có thể ứng dụng lâu dài. Từ
- 2 tính cấp thiết đó, tác giả muốn chọn phân tích đề tài nhằm trước là tìm hiểu cơ chế quản lý vốn hiện đang được sử dụng tại NH TMCP Nam Á, sau nữa là đưa ra các giải pháp khắc phục những thiếu sót, yếu kém nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại NH TMCP Nam Á? Đó là lý do tác giả chọn đề tài. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ● Mục tiêu tổng quát: Nội dung nghiên cứu trong luận văn hướng đến mục tiêu tổng quát là hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại NH TMCP Nam Á. ● Mục tiêu cụ thể: Làm rõ những lý thuyết cơ bản về cơ chế quản lý vốn tập trung đang áp dụng tại các ngân hàng thương mại hiện nay để thấy sự cần thiết phải chuyển đổi sang cơ chế quản lý vốn tập trung. Phân tích thực trạng hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại NH TMCP Nam Á, từ đó đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung, tìm hiểu nguyên nhân của các hạn chế tồn tại. Đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại NH TMCP Nam Á. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ● Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cơ chế quản lý vốn tập trung tại NH TMCP Nam Á. ● Phạm vi nghiên cứu: Về không gian : Việc nghiên cứu được thực hiện trên toàn hệ thống của NH TMCP Nam Á. Về thời gian: Dữ liệu dùng để thực hiện luận văn được thu thập từ năm 2010- 2015, trong đó tác giả chia ra 2 giai đoạn mà NH TMCP Nam Á ứng dụng 2 cơ chế quản lý vốn khác nhau : giai đoạn từ năm 2010 – tháng 6/2012: NH TMCP Nam Á áp dụng cơ chế quản lý vốn phân tán và giai đoạn từ tháng 7/2012- năm 2015 : NH TMCP
- 3 Nam Á áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung. 1.4 Phương pháp nghiên cứu ● Phương pháp mô tả: Tổng hợp lý thuyết về cơ chế quản lý vốn của NHTM, trình bày tình hình thực hiện cơ chế quản lý vốn tại NH TMCP Nam Á trước và sau khi áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung. ● Phương pháp thống kê: Thống kê các tiêu chí đánh giá cơ chế quản lý vốn tập trung tại NH TMCP Nam Á, từ đó có cơ sở đánh giá mức độ hoàn thiện của cơ chế quản lý vốn tập trung tại NH TMCP Nam Á; thống kê các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý vốn tập trung tai NH TMCP Nam Á để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục phù hợp. ● Phương pháp phân tích- so sánh: Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, tiến hành phân tích, so sánh kết quả NH TMCP Nam Á đạt được trước và sau khi triển khai cơ chế quản lý vốn tập trung để đánh giá hiệu quả cơ chế quản lý vốn tập trung tại NH TMCP Nam Á. 1.5 Kết cấu của luận văn Luận văn có kết cấu 4 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Cơ sở lý thuyết về cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng thương mại. Chương 3: Thực trạng cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á. Chương 4: Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á. 1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hoá những lý thuyết cơ bản về các cơ chế quản lý vốn hiện nay của các NHTM để làm cơ sở phân tích, so sánh các cơ chế quản lý vốn
- 4 mà các NHTM hiện đang áp dụng. Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở phân tích thực trạng cơ chế quản lý vốn tập trung tại NH TMCP Nam Á, Tác giả đã đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại trong quá trình triển khai cơ chế tại ngân hàng, từ đó, Tác giả đề xuất những giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại NH TMCP Nam Á.
- 5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG Trong chương 2, Tác giả sẽ tổng hợp những lý thuyết cơ bản liên quan đến cơ chế quản lý vốn tập trung. Với những lý thuyết cơ sở này, tác giả mong rằng sẽ giúp người đọc có được những kiến thức về các cơ chế quản lý vốn, công tác quản trị nguồn vốn, tầm quan trọng của việc lựa chọn cơ chế quản lý nguồn vốn đối với việc quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại. 2.1 Cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng thương mại 2.1.1 Sự cần thiết của cơ chế quản lý vốn tập trung Thực tế, mặc dù các NHTM đã thực hiện tốt công tác quản trị tài sản Có, quản trị tài sản Nợ nhưng hoạt động kinh doanh của NHTM vẫn gặp rủi ro. Xảy ra điều này là do tồn tại sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản Có và tài sản Nợ của ngân hàng. Hoạt động quản trị Tài sản – Nợ của NHTM quản trị mối liên kết, mối quan hệ giữa Tài sản – Nợ của ngân hàng, giúp cho NHTM có thể tận dụng sự thay đổi của các điều kiện kinh doanh nhằm tìm kiếm và tối đavề lợi nhuận.Để hoạt động quản trị Tài sản – Nợ đạt hiệu quả, thực hiện được mục tiêu tối đa hóa giá trị ròng của NHTM, các NHTM cần áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung, cơ chế này thông qua hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ (Funds Transfer Pricing) sẽ là công cụ quản trị tài sản Nợ- Có an toàn, hiệu quả và hiện đại. Một hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ“ đo lường” giá trị của các sản phẩm được đưa ra bởi một đơn vị lợi nhuận, tới các đơn vị chịu trách nhiệm khác trong một ngân hàng. Chi phí mua, bán vốn nội bộ được đo lường bởi giá chuyển giao được ghi nhận trong doanh thu của đơn vị chịu trách nhiệm đưa ra sản phẩm (giá bán) và chi phí cho các đơn vị kinh doanh chịu trách nhiệm nhận sản phẩm (giá mua). (Lukasz Kugiel ,2009).
- 6 2.1.2 Nguyên tắc thực hiện Cơ chế Quản lý vốn tập trung Để xây dựng được một hệ thống định giá vốn điều chuyển nội bộ FTP hiệu quả, ngân hàng phải xây dựng được các nguyên tắc cơ bản. Các nguyên tắc đó phải nhấn mạnh được các đặc trưng cơ bản của hệ thống định giá vốn điều chuyển nội bộ (Lukasz Kugiel ,2009). Theo Lukasz Kugiel trong Fund Transfer Pricing in a Commercial Bank. MSC in Finance and International Business, có một số nguyên tắc quan trọng mà khi ngân hàng ứng dụng hệ thống định giá vốn điều chuyển nội bộ cần tuân thủ như sau: - Quản lý vốn tập trung và thống nhất: Nguồn vốn phải được quản lý theo nguyên tắc tập trung, toàn ngân hàng có một bảng tổng kết tài sản thống nhất và duy nhất chứ không tồn tại nghiệp vụ cân đối vốn riêng tại từng đơn vị kinh doanh qua cơ chế quản lý vốn tập trung. - Tất cả các mục trong bảng cân đối kế toán đều phải được định giá vốn điều chuyển. Điều này Có nghĩa là, toàn bộ Tài sản có sẽ phải trả chi phí điều chuyển vốn nội bộ và toàn bộ Tài sản nợ và vốn tự có sẽ nhận được thu nhập điều chuyển vốn nội bộ. - Các mức lãi suất FTP sẽ do bộ phận quản lý vốn tại Hội sở tính toán xác định. Bộ phận quản lý vốn thường hiểu rõ những giá trị thị trường của vốn. Do đó, bộ phận này có trách nhiệm xác định tỷ suất lãi FTP và tỷ suất thu nhập FTP. Việc định giá vốn điều chuyển phải được Ủy ban quản lý Tài sản Nợ - Có rà soát lại định kỳ xem nó có được xác định chính xác hay không. - Các mức lãi suất FTP áp dụng phải giúp các ngân hàng tránh được rủi ro chênh lệch. Rủi ro chênh lệch phải được định giá tập trung và quản lý bởi bộ phận quản lý vốn. Các bộ phận kinh doanh phải nhận được hoặc trả phần thu nhập FTP / phí FTP phản ánh được giá trị kỳ hạn của vốn. Các mức lãi suất phải được lựa chọn từ đường cong lợi suất FTP để phù hợp với kỳ hạn tái định giá của các Tài sản có bị tính phí hoặc các Tài sản nợ được trả phí và bộ phận quản lý vốn sẽ đưa ra đường cong lợi suất
- 7 FTP phù hợp với ngân hàng của mình. 2.1.3 Ưu điểm và nhược điểm của Cơ chế Quản lý vốn tập trung: Ưu điểm: - Tập trung việc quản lý các rủi ro thanh khoản, rủi ro ngoại hối và rủi ro lãi suất về Hội sở quản lý Rủi ro thanh khoản, rủi ro ngoại hối và rủi ro lãi suất là các rủi ro chính trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Khi áp dụng cơ chế quản lý vốn phân tán, các ĐVKD tự chịu trách nhiệm về việc quản lý rủi ro trong hoạt động của mình nên sẽ dẫn đến sự phân tán trong chiến lược hoạt động kinh doanh, từ đó Hội sở không kiểm soát được thường xuyên hoạt động của các ĐVKD. Với cơ chế quản lý vốn tập trung, các ĐVKD chỉ tập trung vào công việc kinh doanh, toàn bộ rủi ro nêu trên chuyển về Hội sở chính quản lý. - Hạn chế tình trạng thừa/ thiếu thanh khoản Trong cơ chế quản lý vốn tập trung, mọi giao dịch của ĐVKD đều phải tập trung về Hội sở chính thông qua Trung tâm vốn. Tức là, khi ĐVKD huy động được nguồn tiền gửi thì thực hiện bán toàn bộ về Trung tâm vốn, khi có nhu cầu sử dụng vốn như: thanh toán, đầu tư, cho vay,… ĐVKD thực hiện mua lại vốn từ Trung tâm vốn. Như vậy, với cơ chế quản lý vốn tập trung, Trung tâm vốn tại Hội sở đóng vai trò điều phối vốn giữa các chi nhánh trong toàn hệ thống một ngân hàng với nhau. Từ đó, các chi nhánh không cần quan tâm đến vấn đề thanh khoản và tình trạng thừa hoặc thiếu thanh khoản tại chi nhánh của mình cũng không còn. - Phương pháp quản lý vốn thống nhất nhưng không can thiệp vào hoạt động kinh doanh cụ thể của từng chi nhánh Điều này thể hiện qua việc Trung tâm vốn Hội sở định một giá điều chuyển vốn thống nhất cho các ĐVKD trong toàn hàng và thực hiện mua-bán vốn nội bộ với các ĐVKD mà không can thiệp cụ thể vào hoạt động cụ thể của từng ĐVKD. - Bộ máy quản lý vốn gọn nhẹ, hiện đại, loại bỏ được một số công tác báo
- 8 cáo thủ công Kết quả hoạt động kinh doanh của từng ĐVKD được thực hiện mỗi ngày thông qua hệ thống quản lý báo cáo của cơ chế quản lý vốn tập trung – Hệ thống báo cáo FTP. Để ứng dụng được cơ chế quản lý vốn tập trung thông qua hệ thống định giá chuyển vốn nội bộ thì ngân hàng cần có hệ thống công nghệ thông tin để vận hành cơ chế thông suốt. Nhược điểm: - Hạn chế thao tác nghiệp vụ tại các chi nhánh: Với Cơ chế quản lý vốn tập trung , tất cả giao dịch về tiền tệ, dịch vụ ngân hàng, quản trị rủi ro được tập trung về Hội sở chính thông qua các Trung tâm. Do đó, trong tương lai, các ĐVKD chỉ đóng vai trò tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận nhu cầu khách hàng để tồng hợp, thông tin về Hội sở, nói cách khác thì lúc này các ĐVKD sẽ trở thành kênh truyền dẫn thông tin khách khàng cho Hội sở. Vì vậy, các thao tác nghiệp vụ tại chi nhánh sẽ bị hạn chế dần, làm hạn chế trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hạn chế kinh nghiệm thực tiễn, kinh nghiệm chuyên môn của các nhân viên ngân hàng tại ĐVKD. - Chi phí ứng dụng cao Khi triển khai ứng dụng tại một ngân hàng ,cơ chế quản lý vốn tập trung phải được triển khai đồng bộ đến tất cả các ĐVKD của ngân hàng trên toàn quốc. Đối với những ngân hàng có mạng lưới hoạt động rộng lớn, việc đầu tư cho phát triển công nghệ để ứng dụng cơ chế quản lý vốn tập trung đòi hỏi phải có tiềm lực vốn rất lớn. 2.2 Hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ (FTP) 2.2.1 Khái niệm hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ Định giá điều chuyển vốn nội bộ (còn được gọi là cơ chế FTP) là cơ chế quản lý vốn từ Trung tâm quản lý vốn đặt tại Hội sở chính của ngân hàng. Theo đó, các đơn vị kinh doanh trong ngân hàng thực hiện mua bán vốn với Hội sở chính thông qua trung tâm vốn. Hội sở chính sẽ mua toàn bộ tài sản Nợ của chi nhánh và bán vốn để chi
- 9 nhánh sử dụng cho tài sản Có. Từ đó, thu nhập và chi phí của từng chi nhánh được xác định thông qua chênh lệch mua bán vốn với Hội sở chính. Các rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá được tập trung về Hội sở chính quản lý. Tiền gửi Ngân quỹ TRUNG TÂM MUA- Cho vay Vốn khác BÁN VỐN HỘI SỞ Đầu tư Vốn chủ sở TSCĐ hữu Sơ đồ 2.1 Mô tả cơ chế chuyển giao vốn nội bộ: (Nataliya Pushkina, 2013) Cụ thể theo hình 2.1, tất cả tài sản nợ như: tiền gửi, vốn chủ sở hữu, vốn khác… các ĐVKD sẽ bán về trung tâm vốn, tất cả tài sản có như: ngân quỹ, cho vay, đầu tư, TSCĐ….thì ĐVKD phải mua lại từ trung tâm vốn để sử dụng. Hoạt động mua- bán vốn giữa Trung tâm vốn và ĐVKD sẽ thông qua một hệ thống giá điều chuyển vốn nội bộ. Theo kinh nghiệm một số NHTM trên thế giới, cơ chế quản lý vốn tập trung thông qua hệ thống định giá vốn điều chuyển nội bộ FTP được xem là rất hiệu quả. Giá chuyển vốn nội bộ là lãi suất do bộ phận quản trị vốn của Hội sở công bố cho từng thời kỳ đối với việc Mua/ Bán vốn giữa Hội sở với các chi nhánh. ( TS. Nguyễn Thị Kim Thanh,2012). 2.2.2 Mục tiêu của hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ Theo định nghĩa trên, có thể đưa ra các mục tiêu của hệ thống định giá nội bộ. Một hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ tốt có thể theo đuổi các mục tiêu sau:
- 10 - Xác định khả năng sinh lợi của các sản phẩm và khách hàng nhằm mục đích thúc đẩy thay đổi cơ cấu tài sản và nợ, điều đó dẫn đến tăngtổng lợi nhuận. Giá chuyển giao được thiết lập ở một mức yêu cầu tối thiểucho các sản phẩm, chỉ ra một trong số các sản phẩm có thể mang lại nhiềulợi nhuận hơn cho ngân hàng. -Đánh giá các quyết định kinh doanh trong tổ chức dựa trên sựđóng góp của các chi nhánh và các đơn vị kinh doanh vào tổng lợi nhuận của ngân hàng. - Kiểm soát rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản bằng cách chuyển giao cho các bộ phận chịu trách nhiệm quản lý rủi ro. Các rủi ro thịtrường nói chung chỉ cóthể được quản lý hiệu quả tại hội sở, như phòng ngân sách và Ủy ban ALCO. - FTP là công cụ khuyến khích hoặc hạn chế cho vay ở một sốlĩnh vực kinh doanh, đối tượng khách hàng…nhằm điều chỉnh danh mục cho vay, hạn chế rủi ro tín dụng. - Phát huy được lợi thế kinh doanh của các ĐVKD trên các địa bàn khác nhau. - Phân bổ thu nhập/ chi phí vốn một cách khách quan, công bằng để đánh giá đúng mức độ đóng góp của các đơn vị vào thu nhập chung của toàn hệ thống. Để hoàn thành mục tiêu này, những người đưa ra quyết định cần phải chịu trách nhiệm về những kết quả mà họ có khả năng kiểm soát. 2.3 Giá điều chuyển vốn nội bộ 2.3.1 Định nghĩa giá điều chuyển vốn nội bộ Kugiel and Jakobsen(2009) định nghĩa giá điều chuyển vốn nội bộ:là một tỷ lệ lãi suất nội bộ để tính thu nhập hoặc chi phí chuyển vốn cho một dòng vốn nội bộ trong một tổ chức tài chính. Có 3 phương pháp cơ bản xác định giá chuyển vốn nội bộ theo mức độ phức tạp và chính xác tăng dần, phương pháp sau dần khắc phục những nhược điểm của phương pháp trước, việc lựa chọn cách tính giá điều chuyển vốn nội bộ là tùy thuộc sự lựa chọn của mỗi ngân hàng. (Nataliya Pushkina ,2013)
- 11 Phương pháp khớp kỳ hạn đến từng giao dịch là phương pháp hiện đại, được các NHTM áp dụng nhiều nhất. Với phương pháp này thì giá FTP được áp dụng cho từng giao dịch, xem xét đến đặc tính của từng giao dịch phát sinh. 2.3.2 Phương pháp xác định giá mua bán vốn khớpđến từng kỳ hạn Có một loạt các phương pháp FTP khác nhau với mức độ chính xác và phứctạp khác nhau. Các phương pháp này khác nhau về cách tính giá chuyển giao vốn nội bộ và cách tách Tài sản và Nợ mà chúng thực hiện. Mỗi sản phẩm ngân hàng có các đặc điểm lãi suất và kỳ hạn khác nhau, vìvậy giá chuyển giao vốn nội bộ cũng khác nhau. Bên Tài sản có, các khoản cho vaysẽ gồm có kỳ hạn ngắn hạn, kỳ hạn dài hạn, kỳ lãi suất cố định hoặc lãi suất thả nổi theolãi suất cơ sở cộng (hoặc trừ) một biên độ nhất định nào đó. Bên Tài sản Nợ bao gồm các khoảntiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn với các loại kỳ hạn khác nhau…Vì vậy, giá điềuchuyển vốn nội bộ phải được xây dựng phù hợp với từng loại sản phẩm của ngânhàng thương mại. Với phương pháp này, toàn bộ các nguồn vốn và sử dụng vốn sẽ được quản lý tập trung tại trung tâm vốn. Trung tâm vốn sẽ thực hiện việc quyết định giá mua vốn và giá bán vốn dựa trên sự phù hợp với thời gian đáo hạn các dòng tiền cơ sở (Dòng tiền gốc – Giá trị gốc của khoản tiền gửi và giá trị gốc của khoản vay) của các khoản vay và huy động với giá mua bán vốn tại mỗi kỳ hạn hình thành dựa trên đường cong lãi suất FTP (Funds Transfer Pricing Curve) mà mỗi ngân hàng xác định. Đường cong lãi suất FTP có hình dạng tương tự đường cong lãi suất với một trục là lãi suất và một trục là kỳ hạn, là cơ sở để dựa vào đó ngân hàng xác định giá mua bán vốn (FTP rate) với các đơn vị kinh doanh. (Nataliya Pushkina ,2013) Một đường cong lãi suất FTP có hình dạng cơ bản như sau:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn