intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quy trình kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro cho quy trình xuất khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:138

50
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các nghiên cứu trong và ngoài nước về đề tài Kiểm soát nội bộ cũng như về vấn đề xuất khẩu gạo tại Việt Nam được quan tâm khá nhiều. Tuy nhiên nghiên cứu về kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro cho hoạt động xuất khẩu hầu như chưa được khai thác. Vì vậy, tác giả tập trung khai thác vấn đề này nhằm tìm một hướng đi mới trong việc nghiên cứu, cùng với mong muốn tìm ra những giải pháp tích cực cho hoạt động xuất khẩu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quy trình kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro cho quy trình xuất khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÕ LÊ MINH LÝ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM SOÁT NỘI BỘ THEO HƢỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO CHO QUY TRÌNH XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU GẠO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÕ LÊ MINH LÝ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM SOÁT NỘI BỘ THEO HƢỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO CHO QUY TRÌNH XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU GẠO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Chuyên ngành: KẾ TOÁN Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.TRẦN VĂN TÙNG Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế này là công trình nghiên cứu của bản thân, đƣợc đúc kết từ quá trình học tập và nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua. Các thông tin về số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014 Ngƣời thực hiện Võ Lê Minh Lý
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây...................................................................... 2 2.1 Nghiên cứu nƣớc ngoài .................................................................................... 2 2.2 Nghiên cứu trong nƣớc .................................................................................... 3 3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 5 3.1 Mục tiêu chung ................................................................................................ 5 3.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................ 6 6. Các đóng góp mới của luận văn ............................................................................. 6 6.1 Về mặt lý luận .................................................................................................. 6 6.2 Về mặt thực tiễn ............................................................................................... 6 7. Kết cấu đề tài .......................................................................................................... 7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TIẾP CẬN THEO HƢỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Định nghĩa kiểm soát nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ ................................. 8 1.1.1 Định nghĩa kiểm soát nội bộ ......................................................................... 8 1.1.2 Báo cáo COSO theo hƣớng quản trị rủi ro.................................................... 8 1.1.3 Định nghĩa hệ thống kiểm soát nội bộ ........................................................ 10 1.2 Các yếu tố hình thành của hệ thống kiểm soát nội bộ theo hƣớng quản trị rủi ro COSO ERM 2004 ..................................................................................................... 10 1.2.1 Môi trƣờng quản lý ..................................................................................... 11 1.2.2 Thiết lập mục tiêu ....................................................................................... 12
  5. 1.2.3 Nhận diện sự kiện tiềm tàng ....................................................................... 13 1.2.4 Đánh giá rủi ro ............................................................................................ 14 1.2.5 Phản ứng với rủi ro ..................................................................................... 14 1.2.6 Các hoạt động kiểm soát ............................................................................. 15 1.2.7 Thông tin và truyền thông ........................................................................... 16 1.2.8 Giám sát ...................................................................................................... 16 1.3 Lợi ích và hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ theo hƣớng quản trị rủi ro ... 17 1.3.1 Lợi ích của hệ thống kiểm soát nội bộ theo hƣớng quản trị rủi ro.............. 17 1.3.2 Hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ theo hƣớng quản trị rủi ro ............ 17 1.4 Quản trị rủi ro và vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản trị rủi ro doanh nghiệp ............................................................................................................. 18 1.4.1 Quản trị rủi ro.............................................................................................. 18 1.4.1.1 Khái niệm ............................................................................................. 18 1.4.1.2 Quy trình quản trị rủi ro ....................................................................... 19 1.4.2 Vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản trị rủi ro doanh nghiệp . 20 1.4.3 Các rủi ro cơ bản trong hoạt động xuất khẩu gạo ....................................... 21 Kết luận Chƣơng 1 .................................................................................................... 25 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM SOÁT NỘI BỘ THEO HƢỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO CHO QUY TRÌNH XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU GẠO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 2.1 Giới thiệu khái quát về các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long .......................................................................................................................... 26 2.1.1 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long ............................................................................................................. 26 2.1.2 Tình hình xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian qua ...................................................................................... 29 2.2 Thực trạng về quy trình kiểm soát nội bộ theo hƣớng quản trị rủi ro cho quy trình xuất khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long. ......................................................................................................................... 31 2.2.1 Khái quát về thực trạng khảo sát................................................................. 31
  6. 2.2.2 Kết quả khảo sát .......................................................................................... 33 2.3 Đánh giá thực trạng về các quy trình kiểm soát nội bộ theo hƣớng quản trị rủi ro cho quy trình xuất khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long .................................................................................................................. 47 2.3.1 Môi trƣờng quản lý ..................................................................................... 47 2.3.2 Thiết lập mục tiêu ....................................................................................... 49 2.3.3 Nhận diện sự kiện tiềm tàng ....................................................................... 50 2.3.4 Đánh giá rủi ro ............................................................................................ 50 2.3.5 Phản ứng với rủi ro ..................................................................................... 51 2.3.6 Các hoạt động kiểm soát ............................................................................. 53 2.3.7 Thông tin và truyền thông ........................................................................... 53 2.3.8 Giám sát ...................................................................................................... 54 Kết luận Chƣơng 2 .................................................................................................... 55 CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHO VIỆC HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM SOÁT NỘI BỘ THEO HƢỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO CHO QUY TRÌNH XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU GẠO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 3.1 Định hƣớng hoàn thiện quy trình kiểm soát nội bộ theo hƣớng quản trị rủi ro cho quy trình xuất khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long .................................................................................................................. 56 3.2 Các giải pháp để hoàn thiện quy trình kiểm soát nội bộ theo hƣớng quản trị rủi ro cho quy trình xuất khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long ......................................................................................................... 56 3.2.1 Giải pháp về Môi trƣờng quản lý ................................................................ 56 3.2.2 Giải pháp về Thiết lập mục tiêu .................................................................. 59 3.2.3 Giải pháp về Nhận diện sự kiện tiềm tàng .................................................. 60 3.2.4 Giải pháp về Đánh giá rủi ro ....................................................................... 64 3.2.5 Giải pháp về Phản ứng với rủi ro ................................................................ 65 3.2.6 Giải pháp về Các hoạt động kiểm soát ....................................................... 70 3.2.7 Giải pháp về Thông tin và truyền thông ..................................................... 71 3.2.8 Giải pháp về Giám sát ................................................................................. 72
  7. 3.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ theo hƣớng quản trị rủi ro cho quy trình xuất khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long ................................................................................................. 75 3.3.1 Đối với Nhà nƣớc và Chính phủ Việt Nam................................................. 75 3.3.2 Đối với Hiệp Hội Lƣơng Thực Việt Nam ................................................... 79 3.3.3 Đối với các tổ Tổ chức tín dụng và ngân hàng thƣơng mại ........................ 80 Kết luận chƣơng 3 ..................................................................................................... 81 KẾT LUẬN............................................................................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AICPA: the American Institute of Certified Public Accountants (Hiệp hội kế toán viên công chứng Mỹ) BCTC: Báo cáo tài chính Bộ NN&PTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. CMKT: Chuẩn mực kế toán COSO: The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission (Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa kỳ về chống gian lận khi lập báo cáo tài chính) D/A: Document against Acceptance (hình thức thanh toán nhờ thu trả chậm) D/P: Document against Payment (hình thức thanh toán nhờ thu trả ngay) ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long ERM: Enterprise Risk Management Framework (Khuôn mẫu quản trị rủi ro doanh nghiệp) IFAC: International Federation of Accountants (Liên đoàn kế toán quốc tế) KSNB: Kiểm soát nội bộ QTRR: Quản trị rủi ro LC: Letter of credit (hình thức thanh toán thƣ tín dụng) NIC: Newly Industrialized Country (các nƣớc công nghiệp mới) VFA: Hiệp hội Lƣơng thực Việt Nam
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU Hình vẽ, Bảng biểu Trang Hình 1.1: Các yếu tố của quản trị rủi ro doanh nghiệp 11 Bảng 2.1: Diện tích và sản lƣợng sản xuất lúa ở ĐBSCL từ năm 26 1995-2012 Bảng 2.2: Sản lƣợng, kim ngạch và giá cả xuất khẩu gạo của cả nƣớc 29 từ năm 2004 đến tháng 7/2014
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp có nhiều sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn nhƣ gạo, cà phê, thủy sản, cao su, tơ sợi,…Nhƣng gạo luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua. Việc xuất khẩu gạo không những góp phần vào kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc, thúc đẩy tăng trƣởng chung của nền kinh tế, mà còn dần khẳng định vị thế của Việt Nam trên thị trƣờng gạo quốc tế. Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu và rộng, xuất khẩu gạo của Việt Nam đang đối mặt với những thách thức lớn: thị trƣờng không ổn định, sự bất ổn về giá cả hàng hóa, tỷ giá, lãi suất, xu hƣớng cạnh tranh các nƣớc mới xuất khẩu ngày càng gay gắt…làm cho vị thế xuất khẩu gạo của Việt Nam sụt giảm. Trong năm 2013, xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm mạnh nhất trong số các nƣớc xuất khẩu gạo chủ chốt, từ vị trí xuất khẩu gạo đứng thứ hai tụt xuống vị trí thứ ba, sau Ấn Độ và Thái Lan. Tình hình thị trƣờng gạo thế giới trong thời gian tới vẫn trong xu hƣớng sụt giảm do thiếu nhu cầu. Bên cạnh đó, Philippines và Indonesia tuyên bố không nhập khẩu trong năm 2013 làm tăng thêm áp lực trì trệ của thị trƣờng. Đối với các nƣớc xuất khẩu, trƣớc mắt sẽ là sự cạnh tranh gay gắt giữa Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan trong khi Thái Lan chƣa thay đổi chính sách. Thị trƣờng nhập khẩu thời gian tới sẽ tùy thuộc vào nhu cầu từ Indonesia và Trung Quốc, Châu Phi vẫn còn tồn kho nhiều nên nhu cầu mua gạo sẽ chậm hơn. Kim ngạch xuất khẩu của nhóm mặt hàng nông nghiệp trong năm 2013 đạt 19,8 tỷ USD, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc. Năm 2013 là năm chứng kiến nhiều khó khăn trong xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp của Việt Nam. Điển hình nhƣ đối với mặt hàng gạo, do một số thị trƣờng truyền thống sụt giảm mạnh về trị giá nhập khẩu nhƣ Philippines, Indonesia nên cả lƣợng và kim ngạch xuất khẩu trong năm 2013 của mặt hàng này giảm nhiều so với năm 2012 (giảm 17,8% về lƣợng và 20,4% về trị giá). Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất của cả nƣớc. Việc giải quyết vấn đề lƣơng thực, thực phẩm ở đây có ý nghĩa không chỉ trong vùng, mà cả trong toàn quốc. Vì vậy, để cải thiện tình hình xuất khẩu gạo đang sụt giảm nêu trên, cần
  11. 2 xem xét và cải thiện các yếu tố có thể ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long, mà trong đó yếu tố về quy trình kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp này vẫn chƣa đƣợc khai thác triệt để. Vấn đề tìm hiểu và hoàn thiện một hệ thống kiểm soát nội bộ theo hƣớng quản trị rủi ro cho quy trình xuất khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo là hết sức cần thiết để có thể giúp các doanh nghiệp xuất khẩu gạo vựt dậy và vƣợt qua giai đoạn khó khăn này, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất của Việt Nam. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu về vấn đề “Hoàn thiện quy trình kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro cho quy trình xuất khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long” với mong muốn hoàn thiện một mô hình hệ thống kiểm soát nội bộ khả thi cho quy trình xuất khẩu, góp phần nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới. 2. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây 2.1 Nghiên cứu nƣớc ngoài - Mark S.Beasley, Bruce C. Branson, Bonnie V.Hancock (2010), COSO’S 2010 REPORT on ERM, Báo cáo nghiên cứu: báo cáo nhằm nêu kết quả khảo sát về mức độ áp dụng, khả năng nhận thức của các tổ chức về việc áp dụng hệ thống KSNB theo hƣớng QTRR. - COSO (2004), Enterprise Risk Management – Intergrated framework, Báo cáo về Khuôn mẫu báo cáo hệ thống KSNB theo hƣớng QTRR. Theo đó Báo cáo nêu rõ khái niệm, tầm quan trọng, các yếu tố cấu thành của hệ thống KSNB theo hƣớng QTRR. - Chen Xiaofang, Nie Huili, Research on the Internal Control of Small and Medium Manufacturing Enterprises under Comprehensive Risk Management, bài nghiên cứu đã xây dựng khuôn mẫu của KSNB cho các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ dựa trên sự hiểu biết về QTRR nhằm hoàn thiện hệ thống lý thuyết KSNB và cung cấp cơ sở tham khảo cho các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ ở Trung Quốc. Theo đó, bài nghiên cứu đã phân tích thực trạng KSNB và QTRR của các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ nhƣ sau: (1) Vấn đề nhận thức về QTRR chƣa cao; (2) Quy trình xử lý công việc chƣa hoàn chỉnh; (3) Cơ cấu tổ chức chƣa hợp lý.
  12. 3 Từ thực tiễn nêu ra, tác giả đã đƣa ra một số kiến nghị giúp vận hành hệ thống. - Shuhai Li, Muhammad Nadeem (2010), Risk Management and Internal Control - A CASE STUDY OF CHINA AVIATION OIL CORPORATION Ltd, Luận văn thạc sĩ: đã nêu đƣợc vai trò và tầm quan trọng của hệ thống KSNB theo hƣớng QTRR, trong đó nhấn mạnh cấu trúc quản lý, hệ thống báo cáo, những quy định, nguyên tắc của Hội đồng quản trị và vấn đề QTRR. Luận văn thực hiện nghiên cứu tình huống thực tế tại Công ty dầu phục vụ cho Hàng không ở Trung Quốc đã thiết lập hệ thống QTRR nhƣ sau: (1) Cấu trúc kiểm soát quản lý 3 tầng (cấp độ Hội đồng quản trị, cấp độ quản lý và cấp độ các phòng chức năng); (2) Huấn luyện và phát triển đội QTRR hiệu quả; (3) Xây dựng một văn hóa QTRR mạnh mẽ; (4) Những nhân tố định tính (chính trị, kinh tế, xã hội, kỹ thuật, môi trƣờng, thông tin, luật pháp). 2.2 Nghiên cứu trong nƣớc - Lê Y Uyên (2013), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm hạn chế rủi ro hoạt động tại công ty TNHH Happy Cook, Luận văn Thạc sĩ: nêu và đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ theo hƣớng quản trị rủi ro (Báo cáo COSO 2004) tại công ty TNHH Happy Cook đồng thời đƣa ra ý kiến nhận xét nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty. - Nguyễn Thị Hồng Phúc (2012), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hướng đến quản trị rủi ro tại Công ty TNHH Fujikura Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ: nêu và đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ theo hƣớng quản trị rủi ro (Báo cáo COSO 2004) tại Công ty TNHH Fujikura Việt Nam đồng thời đƣa ra ý kiến nhận xét nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty. - Phạm Huyền Diệu (2012), Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ: phân tích đánh giá tình trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2011 và đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng chiến lƣợc kinh doanh xuất khẩu gạo, hoàn thiện cơ chế và chính sách, đổi mới cơ cấu sản xuất lúa gạo theo hƣớng tạo sản phẩm chất lƣợng cao, xúc tiến mạnh thƣơng hiệu cho gạo xuất khẩu, bảo vệ môi trƣờng sinh thái ngành sản xuất lúa… - Nguyễn Văn Sơn (2012), Xuất khẩu gạo: Bài toán giá trị, Báo Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần: nêu lên ý kiến Việt Nam nên theo đuổi chiến lƣợc xuất khẩu gạo nào, năng suất hay chất lƣợng, cách điều hành tình trạng xuất khẩu gạo nói chung
  13. 4 và an ninh lƣơng thực quốc gia nói riêng giữa Thái Lan và Việt Nam. - Nguyễn Công Thành, Bùi Đình Đƣờng, Trần Văn Hiến, Nguyễn Hữu Minh, Manish Signh (2011), Nghiên cứu về chế biến lúa gạo cho xuất khẩu ở Đồng bằng sông Cửu Long, Nghiên cứu của Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam: khảo sát về công suất thiết kế, công suất thực tế hoạt động, các hình thức tiêu thụ sản phẩm, tỷ lệ gạo nguyên liệu thu hồi qua các vụ, nguồn thu mua lúa, … ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu đã tổng hợp thành 11 khó khăn chính đối với các nhà máy trong quá trình hoạt động chế biến lúa gạo cho xuất khẩu nhƣ thiếu vốn sản xuất và mở rộng quy mô nhà máy, Nhà máy nhỏ lẻ và phân tán, phƣơng tiện lạc hậu, giá bán sản phẩm thấp và chƣa ổn định, thiếu kho chứa, sân phơi, máy sấy lúa….Đồng thời đƣa ra 10 ý kiến nhằm cải thiện và phát triển ngành chế biến lúa gạo cho xuất khẩu nhƣ đầu tƣ vốn tín dụng lãi suất thấp để đầu tƣ nâng cấp nhà máy, Hiện đại hóa hệ thống nhà máy xay chà xuất khẩu, cải thiện và nâng cấp các nhà máy nhỏ, phân tán và lạc hậu, có chính sách khuyến khích nông dân sản xuất giống lúa chất lƣợng cao… - Trần Hoàng Ngân (2010), Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo, Luận văn Thạc sĩ: phân tích thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo, xác định nguyên nhân dẫn đến rủi ro. Sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính: hợp đồng giao sau, hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn… cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gạo. Đồng thời đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để nhà nƣớc, doanh nghiệp, nông dân thực hiện có hiệu quả công tác quản trị rủi ro cho ngành gạo trƣớc thềm hội nhập quốc tế. Nhận xét: - Với các nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ: + Nếu các đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng, trong một lĩnh vực kinh doanh cụ thể, nghiên cứu cả một quy trình kiểm soát nội bộ, đƣa ra những nhận xét và xây dựng giải pháp một cách khái quát, mang tính định hƣớng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực đó. + Hoặc là những đề tài nghiên cứu có phạm vi hẹp cho từng doanh nghiệp cụ thể, tùy theo điều kiện đặc thù của đối tƣợng nghiên cứu sẽ có những nhận xét và giải pháp cụ thể hơn, nhƣng lại mang tính cục bộ và chỉ có thể áp dụng cho tổ chức hoặc doanh nghiệp là đối tƣợng nghiên cứu.
  14. 5 - Với các nghiên cứu về xuất khẩu gạo: đã khái quát đƣợc tình trạng xuất khẩu của Việt Nam, vấn đề quản trị rủi ro trong ngành xuất khẩu gạo, đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện chất lƣợng chế biến lúa gạo, giải pháp phòng ngừa rủi ro, cải thiện tình trạng xuất khẩu gạo ở Việt Nam. - Đến nay, chƣa có nghiên cứu nào xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ cho quy trình xuất khẩu thích hợp cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trên cơ sở quản trị rủi ro nhằm giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro, vận hành việc xuất khẩu một cách hiệu quả. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1 Mục tiêu chung Hoàn thiện quy trình kiểm soát nội bộ theo hƣớng quản trị rủi ro cho quy trình xuất khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long. 3.2 Mục tiêu cụ thể - Tổng hợp cơ sở lý thuyết về kiểm soát nội bộ theo hƣớng quản trị rủi ro (Báo cáo COSO ERM 2004 & 2010). - Tìm hiểu và đánh giá thực trạng về quy trình kiểm soát nội bộ theo hƣớng quản trị rủi ro cho quy trình xuất khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hƣớng đến mục tiêu quản trị rủi ro trong ngành xuất khẩu gạo. - Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện quy trình kiểm soát nội bộ cho quy trình xuất khẩu thích hợp cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: hệ thống kiểm soát nội bộ theo hƣớng quản trị rủi ro cho quy trình xuất khẩu. - Phạm vi: không nghiên cứu quy trình kiểm soát nội bộ cho toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp mà chỉ tập trung nghiên cứu kiểm soát nội bộ của quy trình xuất khẩu. Số liệu khảo sát đƣợc sử dụng nghiên cứu đề tài đƣợc thu thập trong năm 2013 tại các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
  15. 6 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Về phần cơ sở lý thuyết: sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu định tính gồm thu thập, so sánh, phân tích tổng hợp và hệ thống hóa những quan điểm lý luận về nội dung kiểm soát nội bộ theo hƣớng quản trị rủi ro. - Về phần thực trạng: chủ yếu sử dụng phƣơng pháp định tính nhƣ thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích từ việc nghiên cứu thực tiễn, phỏng vấn và kết quả khảo sát các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. - Về phần giải pháp: từ việc đánh giá thực trạng của việc áp dụng quy trình kiểm soát nội bộ theo hƣớng quản trị rủi ro cho quy trình xuất khẩu gạo, tác giả xây dựng các giải pháp nhằm hoàn thiện những điểm yếu, củng cố những điểm mạnh của quy trình trên cơ sở một số điều kiện thực hiện cần thiết để các giải pháp có điều kiện thực thi 6. Các đóng góp mới của luận văn 6.1 Về mặt lý luận - Các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về đề tài Kiểm soát nội bộ cũng nhƣ về vấn đề xuất khẩu gạo tại Việt Nam đƣợc quan tâm khá nhiều. Tuy nhiên nghiên cứu về kiểm soát nội bộ theo hƣớng quản trị rủi ro cho hoạt động xuất khẩu hầu nhƣ chƣa đƣợc khai thác. Vì vậy, tác giả tập trung khai thác vấn đề này nhằm tìm một hƣớng đi mới trong việc nghiên cứu, cùng với mong muốn tìm ra những giải pháp tích cực cho hoạt động xuất khẩu. - Nội dung lý thuyết đã khái quát các lý luận cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ theo hƣớng QTRR trên tinh thần của Báo cáo COSO 2004, những ƣu điểm và nhƣợc điểm của hệ thống KSNB theo hƣớng QTRR, quy trình QTRR và các rủi ro cơ bản trong hoạt động xuất khẩu gạo. 6.2 Về mặt thực tiễn - Tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng về quy trình kiểm soát nội bộ cho quy trình xuất khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long. - Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình KSNB theo hƣớng QTRR cho quy trình xuất khẩu gạo đối với các doanh nghiệp ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có bảng mô tả công việc cụ thể cần triển khai đối với từng quy trình. Với quy trình đƣợc hoàn thiện này, tác giả mong muốn các doanh nghiệp
  16. 7 ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có thể vận hành quy trình xuất khẩu một cách hữu hiệu và hiệu quả, góp phần cải thiện tình trạng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Hi vọng rằng, đây là tài liệu tham khảo cho các đối tƣợng nghiên cứu trong lĩnh vực KSNB, đồng thời cũng giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp nâng cao khả năng quản trị rủi ro của mình. 7. Kết cấu đề tài Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục thì nội dung chính đƣợc chia làm 3 chƣơng: - Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ tiếp cận theo hướng quản trị rủi ro của doanh nghiệp. - Chương 2: Thực trạng về quy trình kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro cho quy trình xuất khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long. - Chương 3: Các giải pháp cho việc hoàn thiện quy trình kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro cho quy trình xuất khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long.
  17. 8 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TIẾP CẬN THEO HƢỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Định nghĩa kiểm soát nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ 1.1.1 Định nghĩa kiểm soát nội bộ Có nhiều định nghĩa khác nhau về KSNB nhƣng định nghĩa đƣợc chấp nhận rộng rãi là định nghĩa của COSO. COSO (Committee of Sponsoring Organization) là một Ủy Ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về việc chống gian lận báo cáo tài chính. COSO đƣợc thành lập nhằm nghiên cứu về KSNB, cụ thể là nhằm thống nhất định nghĩa về KSNB để phục vụ cho các nhu cầu của các đối tƣợng khác nhau và đƣa ra các bộ phận cấu thành để giúp các đơn vị có một hệ thống KSNB hữu hiệu. Báo cáo của COSO đƣợc công bố dƣới tiêu đề Kiểm soát nội bộ - Khuôn khổ hợp nhất (Internal Control – Intergrated framework) đã định nghĩa về KSNB nhƣ sau: “KSNB là một quá trình bị chi phối bởi người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu sau đây: (1) Sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động. (2) Sự tin cậy của BCTC. (3) Sự tuân thủ pháp luật và các quy định” (Bộ môn Kiểm toán - Trƣờng Đại học Kinh Tế TP.HCM, 2010) 1.1.2 Báo cáo COSO theo hƣớng quản trị rủi ro Báo cáo COSO 1992 tuy chƣa thực sự hoàn chỉnh nhƣng đã tạo lập đƣợc cơ sở lý thuyết rất cơ bản về KSNB. Sau đó, hàng loạt nghiên cứu phát triển về KSNB trong nhiều lĩnh vực khác nhau đã ra đời nhƣ COSO phát triển về phía quản trị, về doanh nghiệp nhỏ, về công nghệ thông tin, kiểm toán độc lập, chuyên sâu vào những ngành nghề cụ thể và giám sát. Về phía quản trị, năm 2001, COSO triển khai nghiên cứu hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM – Enterprise Risk Management Framework) trên cơ sở báo cáo COSO 1992. Dự thảo đã hình thành và công bố vào tháng 7/2013, theo đó ERM đƣợc định nghĩa gồm 8 bộ phận: Môi trường quản lý, thiết lập mục tiêu, nhận
  18. 9 diện sự kiện tiềm tàng, đánh giá rủi ro, phản ứng với rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông và giám sát. Đến năm 2004, ERM đã đƣợc chính thức ban hành. Cần lƣu ý rằng, ERM (2004) là “cánh tay nối dài” của Báo cáo COSO (1992) chứ không nhằm thay thế cho báo cáo này. ERM đƣợc định nghĩa theo COSO 2004 nhƣ sau: “ERM là một quá trình do Hội đồng quản trị, các cấp quản lý và nhân viên trong doanh nghiệp chi phối, được áp dụng trong việc thiết lập các chiến lược liên quan đến toàn doanh nghiệp và áp dụng cho tất cả các cấp độ trong doanh nghiệp, được thiết kế để nhận dạng các sự kiện tiềm tàng có thể ảnh hưởng tới doanh nghiệp và quản trị rủi ro trong phạm vi chấp nhận được của rủi ro, nhằm cung cấp một sự đảm bảo hợp lý về việc đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp”.(Vũ Hữu Đức, 2012) So với COSO 1992 thì định nghĩa này có những điểm mới sau: - Mục tiêu của COSO 2004 còn có mục tiêu chiến lƣợc ngoài ba mục tiêu BCTC, tuân thủ và hoạt động. Các mục tiêu chiến lƣợc đƣợc xây dựng dựa trên sứ mạng của doanh nghiệp. Các mục tiêu còn lại phải phù hợp với mục tiêu này. - Mở rộng cách tiếp cận chiến lƣợc về rủi ro. Các mục tiêu trong ERM bao trùm hơn so với mục tiêu của KSNB do đó mức độ bao quát sẽ rộng hơn với những rủi ro có thể phát sinh. - Mở rộng các cấp độ xem xét đối với rủi ro. Sự kiện tác động không chỉ đƣợc xem xét riêng lẻ cho từng bộ phận mà là tất cả các cấp quản lý trong doanh nghiệp. Khi đó sự tác động của rủi ro đƣợc xem xét xuyên suốt từ các bộ phận, chi nhánh… đến toàn doanh nghiệp. Báo cáo đánh giá về ERM 2010 Báo cáo này nhằm nêu kết quả khảo sát về mức độ áp dụng, khả năng nhận thức của các tổ chức về việc áp dụng ERM. • Việc áp dụng ERM còn ở giai đoạn ban đầu; chỉ có 28% đối tƣợng khảo sát cho biết ERM đã trở thành một hoạt động thƣờng kỳ và có hệ thống. Gần nhƣ 60% số ngƣời đƣợc hỏi nói rằng việc theo dõi rủi ro của họ chủ yếu là không chính thức và không dự tính trƣớc hoặc chỉ theo dõi theo quan điểm cá nhân trái ngƣợc với toàn doanh nghiệp. • Mức độ hài lòng về quản trị rủi ro còn thấp, có dƣới 30% số ngƣời đƣợc khảo sát tỏ ra hài lòng.
  19. 10 • 2/3 số ngƣời đƣợc hỏi đã trả lời có báo cáo rủi ro định kỳ nhƣng các báo cáo còn chƣa chính thức và hình thức còn chƣa thống nhất. • Ban giám đốc, đặc biệt là những ngƣời ở Ủy ban kiểm toán, đƣợc đặt kỳ vọng nhiều hơn vào quản lý để tăng cƣờng giám sát rủi ro trong phần lớn của các tổ chức. Cụ thể các giám đốc điều hành nên phân công trách nhiệm tăng cƣờng giám sát rủi ro nhiều hơn trong ban quản lý. • 65% cho biết báo cáo ERM gần gũi với họ, phần lớn nó có cơ sở lý thuyết tốt. Chính vì những khó khăn gặp phải trong các doanh nghiệp khi áp dụng ERM nêu trên, COSO vẫn đang tiếp tục nghiên cứu hƣớng dẫn áp dụng, tình huống thực tế và những ví dụ minh họa cho việc áp dụng ERM. (Mark S.Beasley và cộng sự, 2010) 1.1.3 Định nghĩa hệ thống kiểm soát nội bộ Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400: “Hệ thống kiểm soát nội bộ là các qui định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị đƣợc kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các qui định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị. Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm môi trƣờng kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát”. Hệ thống KSNB là một phân hệ nằm trong hệ thống quản lý doanh nghiệp có quan hệ với tất cả các phân hệ khác trong hệ thống quản lý, thực hiện các chức năng kiểm soát toàn bộ hoạt động, để hƣớng tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp vào việc thực hiện mục tiêu chung, để đảm bảo tính tuân thủ, tính hiệu quả cũng nhƣ tính trung thực và đáng tin cậy của thông tin đƣợc cung cấp trong BCTC. Hệ thống KSNB bao gồm nhiều yếu tố cấu thành sẽ đƣợc trình bày cụ thể ở phần tiếp theo. 1.2 Các yếu tố hình thành của hệ thống kiểm soát nội bộ theo hƣớng quản trị rủi ro COSO ERM 2004 Dù có sự khác biệt đáng kể về hệ thống KSNB giữa các đơn vị vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ quy mô, tính chất hoạt động, mục tiêu…của từng nơi, thế nhƣng bất kỳ hệ thống KSNB nào cũng phải bao gồm những bộ phận cơ bản. Theo
  20. 11 đó, khuôn mẫu ERM do tổ chức COSO triển khai gồm 8 yếu tố sau: - Môi trƣờng quản lý - Thiết lập mục tiêu - Nhận diện sự kiện tiềm tàng - Đánh giá rủi ro - Phản ứng với rủi ro - Các hoạt động kiểm soát - Thông tin và truyền thông - Giám sát Hình 1.1: Các yếu tố của quản trị rủi ro doanh nghiệp (Nguồn: Vũ Hữu Đức, 2012, Giới thiệu Báo cáo COSO 2004 về Quản trị rủi ro) 1.2.1 Môi trƣờng quản lý Môi trƣờng quản lý phản ánh sắc thái chung của một đơn vị, chi phối ý thức của các thành viên trong đơn vị về rủi ro và đóng vai trò nền tảng cho các yếu tố khác của QTRR. Nó tạo nên cấu trúc và phƣơng thức vận hành về quản trị rủi ro trong đơn vị. Các nhân tố chính thuộc về môi trƣờng quản lý là: - Triết lý của nhà quản lý về QTRR: là quan điểm, nhận thức và thái độ của nhà quản lý, điều này tác động đến văn hóa cách thức mà đơn vị tiếp cận với rủi ro trong tất cả các hoạt động, từ phát triển chiến lƣợc đến các hoạt động hàng ngày. - Rủi ro có thể chấp nhận: là mức độ rủi ro mà xét trên bình diện tổng thể, đơn vị sẵn lòng chấp nhận để theo đuổi giá trị. Các chiến lƣợc khác nhau sẽ dẫn đến những mức độ rủi ro khác nhau đối với đơn vị, một khi mức rủi ro có thể chấp nhận đƣợc xác lập sẽ giúp ích cho nhà quản lý lựa chọn chiến lƣợc nằm trong giới hạn chịu đựng đối với các loại rủi ro. - Hội đồng quản trị: đây là một bộ phận quan trọng và ảnh hƣởng đến những yếu tố khác. Vai trò của Hội đồng quản trị đƣợc thể hiện ở việc giám sát ban quản lý trong việc lựa chọn chiến lƣợc, lên kế hoạch và việc thực hiện nó. Các nhân tố đƣợc xem xét để đánh giá sự hữu hiệu của Hội đồng quản trị gồm mức độ độc lập,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2