intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Khảo sát một số nhân tố ảnh hưởng đến mức độ định dưới giá khi IPO tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

28
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài nghiên cứu là xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ của việc định dưới giá khi IPO tại Việt Nam. Những nhân tố này bao gồm quy mô phát hành, giá khởi điểm, chênh lệch tốc độ tăng trưởng GDP tại thời điểm IPO với thời điểm niêm yết, tuổi công ty, uy tín của tổ chức bảo lãnh phát hành, quy mô công ty, hệ số ROA, tỷ số P/E và tỷ lệ nợ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Khảo sát một số nhân tố ảnh hưởng đến mức độ định dưới giá khi IPO tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THÙY KHẢO SÁT MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ ĐỊNH DƯỚI GIÁ KHI IPO TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THÙY KHẢO SÁT MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ ĐỊNH DƯỚI GIÁ KHI IPO TẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ ĐẠT CHÍ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013
  3. TÓM TẮT Việc định giá sai trong các đợt phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng (IPO) đã được kiểm chứng rộng rãi trong các nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới. Mục tiêu của bài nghiên cứu này là muốn kiểm chứng xem có hay không việc định dưới giá trong các đợt IPO tại Việt Nam chịu tác động của các nhân tố quy mô phát hành, giá khởi điểm, sự khác biệt trong tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội tại năm IPO với năm cổ phiếu được niêm yết, tuổi công ty, uy tín của tổ chức bảo lãnh phát hành, quy mô công ty, tỷ số ROA, tỷ số P/E và tỷ số nợ. Bài nghiên cứu thực hiện nghiên cứu trên các công ty IPO thông qua phương thức đấu giá tại các sàn giao dịch chứng khoán tập trung tại Việt Nam là Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ định dưới giá tính trung bình khi IPO tại Việt Nam là 30,5%. Kết quả nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy Bình Phương Bé Nhất cho thấy rằng hai nhân tố giá khởi điểm và sự khác biệt trong tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội tại năm IPO và năm cổ phiếu được niêm yết có mối tương quan ngược chiều với mức độ định dưới giá; nhân tố quy mô phát hành có mối tương quan cùng chiều với mức độ định dưới giá; nhân tố quy mô công ty có mối tương quan ngược chiều nhưng không thực sự mạnh với mức độ định dưới giá. Các nhân tố còn lại bao gồm tuổi công ty, uy tín của tổ chức bảo lãnh phát hành, tỷ số ROA, tỷ số P/E và tỷ số nợ không có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với mức độ định dưới giá trong các đợt IPO tại Việt Nam. Cuối cùng, vì sự hạn chế của nghiên cứu và mô hình, các kết quả nghiên cứu có thể không chính xác cho việc dự báo giá trong các đợt IPO tiếp theo tại Việt Nam. Từ khóa: phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng, mức độ định dưới giá, giá khởi điểm, ngày giao dịch đầu tiên, uy tín của nhà bảo lãnh phát hành.
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA ....................................................................................................... LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ MỤC LỤC .................................................................................................................... DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... TÓM TẮT .................................................................................................................... CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1 1.1. IPO và hiện tượng định dưới giá khi IPO ............................................................. 1 1.1.1. IPO - Phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng ...................................... 1 1.1.2. Hoạt động IPO tại Việt Nam ............................................................................ 2 1.1.3. Hiện tượng định dưới giá khi IPO.................................................................... 5 1.2. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 10 1.3. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 11 1.4. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 12 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY .................... 16 2.1. Quy mô phát hành .............................................................................................. 16 2.2. Giá khởi điểm ..................................................................................................... 17 2.3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ................................................................................. 18 2.4. Tuổi công ty ....................................................................................................... 20 2.5. Uy tín của nhà bảo lãnh phát hành ..................................................................... 21 2.6. Các chỉ số kế toán .............................................................................................. 23 2.7. Vay nợ ................................................................................................................ 24 CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 26
  5. 3.1. Thu thập dữ liệu ................................................................................................. 26 3.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 33 3.2.1. Mô hình ........................................................................................................... 33 3.2.2. Biến phụ thuộc ................................................................................................ 34 3.2.3. Biến độc lập..................................................................................................... 35 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 41 4.1. Lý thuyết ............................................................................................................ 41 4.2. Kết quả thực nghiệm .......................................................................................... 41 4.2.1. Thống kê mô tả mẫu ........................................................................................ 41 4.2.2. Hệ số tương quan ............................................................................................ 43 4.2.3. Kết quả phân tích hồi quy ............................................................................... 44 4.3. Thảo luận các kết quả ......................................................................................... 51 4.3.1. Quy mô phát hành ........................................................................................... 52 4.3.2. Giá khởi điểm .................................................................................................. 53 4.3.3. Chênh lệch trong tốc độ tăng trưởng GDP...................................................... 54 4.3.4. Quy mô công ty ............................................................................................... 54 4.3.5. Tuổi công ty .................................................................................................... 55 4.3.6. Uy tín của nhà bảo lãnh phát hành .................................................................. 55 4.3.7. Hệ số ROA, tỷ số P/E và tỷ lệ nợ .................................................................... 56 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI ................................... 57 5.1. Kết luận .............................................................................................................. 57 5.2. Giới hạn của đề tài ............................................................................................. 57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Cách viết đầy đủ IPO Initial Public Offering OLS Ordinary Least Squares GDP Gross Domestic Product ROA Return On Assets P/E Price-Earnings Ratio EPS Earnings Per Share HSX Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội UPCoM Unlisted Public Company Market
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Thống kê đấu giá từ 01/2005 đến tháng 10/2013 ....................................... 3 Bảng 1.2: Lợi nhuận trung bình trong ngày đầu tiên tại một số quốc gia................... 8 Bảng 2.1. Tóm tắt các kết quả nghiên cứu trước đây............................................... 25 Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm từ năm 2005 – 2012 ................ 28 Bảng 3.2: Tóm tắt giả thiết kỳ vọng của các biến ..................................................... 39 Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả ................................................................................. 42 Bảng 4.2. Bảng hệ số tương quan ............................................................................. 43 Bảng 4.3: Phân tích hồi quy mức độ định dưới giá (DUP) với các biến độc lập ...... 44 Bảng 4.4: Bảng ma trận hệ số tương quan cặp giữa các biến giải thích ................... 47 Bảng 4.5: Bảng tóm tắt kết quả chạy mô hình hồi quy phụ ...................................... 48 Bảng 4.6: Bảng kết quả kiểm định tự tương quan .................................................... 49 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi bằng phương pháp Harvey ........ 50 Bảng 4.8: Bảng so sánh kết quả hồi quy ................................................................... 51
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Tốc độ tăng trưởng GDP và số lượng đợt đấu giá qua các năm ................. 4 Hình 1.2: Lợi nhuận trung bình ngày đầu tiên tại các nước khu vực đồng Euro ........ 6 Hình 1.3: Lợi nhuận trung bình trong ngày đầu tiên tại Mỹ ....................................... 6 Hình 1.4: Lợi nhuận trung bình trong ngày đầu tiên tại Anh...................................... 7
  9. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. IPO và hiện tượng định dưới giá khi IPO 1.1.1. IPO - Phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng Phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng còn gọi là IPO (Initial Public Offering) được định nghĩa là việc chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng. Tại sao các công ty phải tiến hành IPO? IPO đem lại lợi ích gì cho công ty? Trước hết, với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, các công ty có thể huy động được nhanh và nhiều vốn thông qua việc tiến hành IPO trên thị trường chứng khoán. Cổ phiếu của công ty cũng có thể đạt được tính thanh khoản rất cao và đạt được các giá trị gia tăng về giá sau khi IPO. Đó là một trong những lý do chính khiến các doanh nghiệp tiến hành IPO. Tiền mặt cũng là một mục tiêu để các công ty tiến hành IPO. Số tiền này có thể rất quan trọng trong việc thu hút nhân tài mới, phát triển các sản phẩm, gia tăng hàng tồn kho và xây dựng cơ sở vật chất. Thông thường, các công ty đang thiếu vốn có thể chọn IPO là một kênh để huy động thêm vốn bên cạnh các kênh khác như vay nợ, phát hành trái phiếu, huy động sự góp thêm vốn của cổ đông hiện hữu hoặc vận động một nhà đầu tư thứ ba hay đối tác chiến lược đầu tư vào công ty. Tuy nhiên có những công ty quy mô lớn, không hề thiếu vốn cũng vẫn tiến hành IPO cho mục đích trở thành công ty cổ phần đại chúng. Tại các nước phát triển, hầu hết các công ty trước khi đi vào hoạt động hoặc sau một quá trình phát triển đều tiến hành IPO. Công việc này được biết đến ở Việt Nam trong thời gian gần đây và được các công ty tiến hành khá nhanh, mạnh khi cảm nhận được các thế mạnh của nó. IPO có thể nâng cao uy tín cho một công ty. Điều này đặc biệt quan trọng cho công ty trong việc thu hút thêm nhiều khách hàng. Nhìn từ góc độ tài chính, trở thành công ty cổ phần đại chúng sẽ giúp giảm chi phí vốn cho công ty. Tại Việt Nam, các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán có thể được các ngân hàng đánh giá
  10. 2 cao hơn và áp dụng một mức lãi suất vay ưu đãi thấp hơn đáng kể so với các công ty khác. Cuối cùng, một điểm thuận lợi vô cùng quan trọng của việc IPO là làm tăng giá trị tài sản ròng, giúp công ty thu hút được nguồn vốn lớn, lâu dài và dễ dàng huy động thêm vốn trên thị trường thứ cấp. Mặc dù có nhiều điểm thuận lợi nhưng một công ty IPO và trở thành công ty cổ phần đại chúng cũng có nhiều điểm bất lợi. Phát hành cổ phiếu ra công chúng có thể làm cho tỷ lệ sở hữu của các cổ đông hiện hữu thay đổi (được gọi là hiện tượng pha loãng cổ phiếu) và trong một số trường hợp có thể làm cho cổ đông hiện hữu mất quyền kiểm soát công ty. Bên cạnh đó, cơ cấu về quyền sở hữu của công ty luôn luôn bị biến động do chịu ảnh hưởng của các giao dịch cổ phiếu hàng ngày. Việc phát hành cổ phiếu ra công chúng cũng làm cho công ty phải gánh chịu thêm một khoản chi phí khá cao cho đợt phát hành như chi phí thuê tổ chức bảo lãnh phát hành, chi phí thuê công ty tư vấn, phí kiểm toán báo cáo tài chính, phí in ấn tài liệu, chi phí tổ chức vận động, phí niêm yết…. Ngoài ra, hàng năm công ty phải đóng một mức phí nhất định cho Sở giao dịch chứng khoán để duy trì niêm yết, công bố thông tin hay chi phí kiểm toán báo cáo tài chính định kỳ. Một điểm bất lợi quan trọng khác mà các công ty IPO đối mặt là việc công ty phải tuân thủ một chế độ công bố thông tin rộng rãi, nghiêm ngặt và chịu sự giám sát chặt chẽ hơn so với các công ty khác. Việc công bố thông tin rộng rãi có thể rỏ rỉ những bí mật kinh doanh của công ty cho các đối thủ. 1.1.2. Hoạt động IPO tại Việt Nam Hiện nay có ba cơ chế xác định giá IPO bao gồm cơ chế chào bán với giá cố định, cơ chế đấu giá và cơ chế lập danh sách. Ở Việt Nam hiện nay chưa có cơ chế lập danh sách, chỉ có một số rất ít các đợt IPO chào bán với giá cố định, còn lại đa số là IPO theo cơ chế đấu giá. Có một số ít các cuộc đấu giá IPO tại Việt Nam được thực
  11. 3 hiện tại một công ty chứng khoán và hiện nay cũng chưa có tài liệu nào thống kê về kết quả các cuộc đấu giá IPO thực hiện tại các công ty chứng khoán. Phần lớn các cuộc đấu giá khác được thực hiện tại một sàn giao dịch chứng khoán tập trung là Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Theo thông tin thống kê tại Sở giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, có tổng cộng 463 cuộc đấu giá chào bán cổ phiếu ra công chúng diễn ra tại hai sở này từ tháng 01/2005 đến tháng 10/2013, trong đó bao gồm cả những cuộc đấu giá không thành công do không có nhà đầu tư tham gia và những cuộc đấu giá về bản chất không phải là đấu giá phát hành lần đầu ra công chúng (tức là doanh nghiệp chào bán cổ phiếu ra không chúng nhưng không phải là lần đầu tiên). Số liệu thống kê về các đợt đấu giá diễn ra tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội qua các năm như sau: Bảng 1.1: Thống kê đấu giá từ 01/2005 đến tháng 10/2013 Sàn HSX HNX Tổng Tổng số hồ sơ đăng ký đấu giá 230 254 484 Số đợt đấu giá bị hủy (do không 33 0 33 có nhà đầu tư tham gia) Số đợt đấu giá được tổ chức 197 254 451 Số chứng khoán chào bán 1.606.016.647 1.412.861.038 3.018.895.685 Tổng giá trị chứng khoán mua 66.638 tỷ 35.046 tỷ đồng 31.586 tỷ đồng bán được đồng Nguồn: thống kê tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội Năm 2007 là năm có số lượng các đợt đấu giá diễn ra nhiều nhất. Đây cũng là năm tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 8,48%, mức cao nhất trong giai đoạn từ
  12. 4 2005-2011. Cũng trong năm này thị trường chứng khoán Việt Nam đạt được những dấu ấn đáng ghi nhớ, chỉ số VNIndex đạt mốc cao nhất trong lịch sử, 1.170 điểm. Hình 1.1: Tốc độ tăng trưởng GDP và số lượng đợt đấu giá qua các năm 160 9.000% 140 8.000% 120 7.000% 6.000% 100 5.000% 80 4.000% 60 3.000% 40 2.000% 20 1.000% 0 .000% Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Số lượng đợt đấu giá Tốc độ tăng trưởng GDP Trong số 463 cuộc đấu giá tại hai sàn chỉ có 127 cuộc đấu giá chào bán cổ phiếu ra công chúng. Hầu hết các đợt IPO này là của các doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hóa một phần vốn của nhà nước hoặc các doanh nghiệp có tiền thân là doanh nghiệp nhà nước thuộc hầu hết các ngành kinh tế. Các đợt IPO lớn thuộc về những doanh nghiệp thuộc ngành tài chính - ngân hàng hoặc công ty con của các công ty dầu khí nhà nước như: Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Tổng công ty Tài Chính Dầu Khí Việt Nam, Tập đoàn Bảo Việt, Tổng công ty Phân Bón Và Hóa Chất Dầu Khí, Tổng công ty Khí Việt Nam… Có một đặc điểm khác nổi bật của các đợt IPO tại Việt Nam là khoảng thời gian từ khi IPO đến khi cổ phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thường kéo dài khá lâu. Các cổ phiếu IPO được niêm yết ngay trong năm nếu có hầu như đều
  13. 5 là những công ty đã niêm yết trên sàn trước đó 1, sau khi IPO công ty làm thủ tục niêm yết bổ sung cổ phiếu lên sàn. Đa số các trường hợp còn lại thường có khoảng thời gian niêm yết chính thức khá lâu. Thậm chí có những công ty đã IPO từ năm 2005 nhưng đến nay (tháng 10/2013) vẫn chưa niêm yết trên sàn giao dịch tập trung. Có hai nguyên nhân có thể lý giải cho hiện tượng này. Thứ nhất, các công ty muốn lựa chọn thời điểm thích hợp để niêm yết cổ phiếu trên sàn nhằm tối đa hóa giá trị công ty. Nguyên nhân thứ hai được cho là phổ biến hơn là do tiêu chuẩn để được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tập trung thường rất nghiêm ngặt. Ví dụ, theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 14/2007/NĐ-CP về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán quy định điều kiện niêm yết cổ phiếu, công ty niêm yết phải có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán. Với những điều kiện này không phải không ty nào cũng đáp ứng được. 1.1.3. Hiện tượng định dưới giá khi IPO Việc xác định một chứng khoán bị định giá thấp được xác định dựa vào phần trăm (%) chênh lệch giữa giá bán cho các nhà đầu tư và giá mà cổ phiếu này được giao dịch trong ngày giao dịch đầu tiên của chứng khoán, thường là giá đóng cửa. Một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng các nhà đầu tư thường đạt được một lợi nhuận bất thường tương đối lớn trong một thời gian ngắn sau khi họ đầu tư vào những cổ phiếu IPO. Việc này được gọi là định dưới giá khi IPO, có nghĩa là, có sự khác biệt trong giá mà nhà đầu tư bỏ ra để mua cổ phiếu đó và giá đóng cửa trong ngày giao dịch đầu tiên. Hiện tượng này không chỉ tồn tại ở một quốc gia mà nó đã lan rộng ra toàn thế giới. Trong những năm 1980 lợi nhuận trung bình trong ngày đầu tiên IPO là 7%. Lợi nhuận trung bình trong ngày đầu tiên tăng lên gần gấp đôi trong thời gian từ 1 Công ty được niêm yết khi chưa phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, cổ phiếu của công ty thuộc sở hữu của cổ đông hiện hữu hoặc cổ đông chiến lược.
  14. 6 1990-1998 trước khi nhảy lên đến 65% trong những năm bùng nổ Internet vào năm 1999-2000 và sau đó quay trở lại mức 12% vào khoảng thời gian từ năm 2001-2003 (Loughran và Ritter, 2004). Hình 1.2: Lợi nhuận trung bình ngày đầu tiên tại các nước khu vực đồng Euro Nguồn: lấy từ trang dữ liệu IPO của Ritter- đại học Forida Hình 1.3: Lợi nhuận trung bình trong ngày đầu tiên tại Mỹ
  15. 7 Nguồn: lấy từ trang dữ liệu IPO của Ritter- đại học Forida Hình 1.4: Lợi nhuận trung bình trong ngày đầu tiên tại Anh Nguồn: lấy từ trang dữ liệu IPO của Ritter- đại học Forida Hình 1.5: Lợi nhuận trung bình trong ngày đầu tiên tại Nhật Bản
  16. 8 Nguồn: lấy từ trang dữ liệu IPO của Ritter- đại học Forida Agathee và các cộng sự (2012) đã tìm kiếm các bằng chứng về việc định dưới giá trong ngắn hạn khi IPO trên thị trường chứng khoán Mauritius từ năm 1989 đến năm 2010 và tìm thấy mức độ định dưới giá trung bình là 13,14%. Samarakoon (2010) cũng điều tra mức độ định dưới giá của các công ty IPO niêm yết trên thị trường chứng khoán Langka Sri và thấy rằng mức độ định dưới giá khi IPO trung bình là 34% trong giai đoạn từ 1987-2008. Zhang và King (2008) nhận thấy rằng tỷ lệ định dưới giá là 0,873 cho cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc và 0,613 cho cổ phiếu niêm yết trên sàn NASDAQ. Mức độ định dưới giá ít rõ ràng hơn cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Singapore với tỷ lệ là 0,165. Đối với thị trường chứng khoán Hồng Kông và New York tỷ lệ định dưới giá là -0,053 và -0,138, tức là tồn tại sự định cao giá khi IPO. Ngoài một số nghiên cứu ở trên còn rất nhiều các nghiên cứu khác đã chứng minh sự tồn tại của mức độ định dưới giá ở rất nhiều các thị trường trong nhiều giai đoạn khác nhau. Các nghiên cứu đã chỉ ra hiện tượng định dưới giá khi IPO đã tồn tại ở hầu hết các thị trường chứng khoán trên toàn thế giới (Loughran, Ritter, and Rydqvist, 1994). Bảng 1.2: Lợi nhuận trung bình trong ngày đầu tiên tại một số quốc gia Lợi nhuận Số quan trung bình Đất nước Nguồn Thời gian sát ngày đầu tiên Argentina Eijgenhuijsen và Van Der Valk 20 1991-1994 4.4%
  17. 9 Úc Lee, Taylor và Walter; Woo; 1,562 1976-2011 21.8% Pham; Ritter Brazil Aggarwal, Leal và Hernandez; 275 1979-2011 33.1% Saito Ushisima Canada Jog & Riding; Jog và 696 1971-2010 6.7% Srivastava Trung Quốc Chen, Choi, và Jiang; Jia và 2,102 1990-2010 137.4% Zhang Đan Mạch Jakobsen và Sorensen; Ritter 164 1984-2011 7.4% Đức Ljungqvist; Rocholl: Ritter; 736 1978-2011 24.2% Vismara Hồng Kông McGuinness; Zhao và Wu; 1,259 1980-2010 15.4% Ljungqvist và Yu; Fung, Gul, và Radhakrishnan; Ritter Ấn Độ Marisetty và Subrahmanyam; 2,964 1990-2011 88.5% Ritter Indonesia Suherman 410 1990-2012 25.7% Ý Arosio, Giudici và Paleari; 273 1985-2009 16.4% Cassia, Paleari và Redondi; Vismara Nhật Bản Fukuda; Dawson và Hiraki; 3,136 1970-2011 40.2% Hebner và Hiraki; Pettway và Kaneko; Hamao, Packer và Ritter; Kaneko và Pettway Jordan Al-Ali và Braik 53 1999-2008 149.0% Hàn Quốc Dhatt, Kim và Lim; Ihm; Choi 1,593 1980-2010 61.6%
  18. 10 và Heo; Mosharian và Ng; Cho; Joh; Ritter Malaysia Isa; Isa và Yong; Yong; Ma 413 1980-2009 62.6% Mexico Aggarwal, Leal và Hernandez; 88 1987-1994 15.9% Eijgenhuijsen và Van Der Valk New Zealand Vos và Cheung; Camp và 214 1979-2006 20.3% Munro; Ritter Ả Rập Saudi Al-Anazi, Forster và Liu 76 2003-2010 264.5% Nga Ritter 40 1999-2006 4.2% Singapore Lee, Taylor và Walter; 591 1973-2011 26.1% Dawson; Ritter Nam Phi Page và Reyneke; Ali, 285 1980-2007 18.0% Subrahmanyam và Gleason; Ritter Tây Ban Nha Ansotegui và Fabregat; 128 1986-2006 10.9% Alvarez Otera Thái Lan Wethyavivorn và Koo-smith; 459 1987-2007 36.6% Lonkani và Tirapat; Ekkayokkaya và Pengniti Đài Loan Chen 1,312 1980-2006 37.2% Anh Dimson; Levis 4,877 1959-2011 16.1% Hoa Kỳ Ibbotson, Sindelar và Ritter; 12,340 1960-2012 16.8% Ritter Nguồn: bảng liệt kê được lấy từ báo cáo khoa học của Loughran, Ritter, và Rydqvist (1994) và cập nhật bởi Kristian Rydqvist (2013). 1.2. Lý do chọn đề tài
  19. 11 Phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng là một sự kiện quan trọng trước khi doanh nghiệp chính thức được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tập trung để trở thành công ty cổ phần đại chúng. Để IPO được đánh giá là thành công thì việc định giá doanh nghiệp để từ đó đưa ra mức giá khởi điểm là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên trong thời gian qua các doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành IPO, cũng như tại nhiều nước khác trên thế giới, lại tồn tại một thực tế là mức giá khởi điểm được đưa ra thường thấp hơn so với giá khớp lệnh trong phiên giao dịch đầu tiên. Điều này được giới chuyên môn gọi là định dưới giá (underpricing). Bài nghiên cứu sẽ đi sâu khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến việc định dưới giá khi IPO, từ đó giúp các chủ thể liên quan như nhà đầu tư, các cổ đông hiện hữu, cơ quan nhà nước…có thêm thông tin trong các hành xử của mình. 1.3. Tính cấp thiết của đề tài Trên thế giới đã có rất nhiều bài nghiên cứu xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ định dưới giá khi IPO ở nhiều quốc gia khác nhau nhưng tính đến thời điểm hiện tại chưa có nhiều bài nghiên cứu lấy bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam. Theo ghi nhận mới chi có hai bài nghiên cứu về đề tài này tại Việt Nam là nghiên cứu của Gavriel Ayi Ayayi (2011) và bài thứ hai là của Trần Thị Hải Lý và Dương Kha (2012). Gavriel Ayi Ayayi (2011) nghiên cứu tại thị trường chứng khoán Việt Nam trên mẫu gồm 30 công ty bao gồm cả những công ty IPO lần đầu và phát hành chứng khoán bổ sung trong khoảng thời gian từ tháng tháng 02/2005 đến tháng 06/2007 và đã tìm ra bằng chứng cho thấy có hiện tượng định dưới giá khi IPO tại thị trường chứng khoán Việt Nam.
  20. 12 Trần Thị Hải Lý và Dương Kha (2012) trong bài nghiên cứu “Bằng chứng về hiện tượng định dưới giá của các IPO tại Việt Nam” đã nghiên cứu các bằng chứng về hiện tượng định dưới giá của các IPO tại Việt Nam bằng phương pháp hồi quy OLS, OLS robust để hiệu chỉnh sai số và bootstrap đối với mẫu các công ty IPO trong giai đoạn từ tháng 01/2005 đến tháng 07/2012 tại Việt Nam. Các nhân tố được xem xét bao gồm: tỷ lệ mua vượt mức, quy mô công ty, độ trễ niêm yết, sở hữu nhà nước sau IPO, mức giá khởi điểm. Kết quả nghiên cứu cho thấy hai nhân tố tỷ lệ mua vượt mức và mức giá khởi điểm của các cuộc đấu giá có tương quan ngược chiều đến mức độ định dưới giá, nhân tố điều kiện thị trường có tác động không thực sự mạnh. Các nhân tố khác như quy mô, độ trễ niêm yết, tuổi công ty, sở hữu nhà nước sau IPO không có tương quan với mức độ định dưới giá tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Bài nghiên cứu này sẽ kiểm chứng lại mức độ ảnh hưởng của nhân tố quy mô công ty và tuổi công ty đã được đề cập trong bài nghiên cứu “Bằng chứng về hiện tượng định dưới giá của các IPO tại Việt Nam” của Trần Thị Hải Lý và Dương Kha (2012). Nhân tố độ trễ niêm yết cũng sẽ được xem xét nhưng được tiếp cận ở một góc độ khác là sự khác biệt trong tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của năm doanh nghiệp IPO và năm niêm yết chứng khoán tại sàn giao dịch chứng khoán tập trung. Các nhân tố được xem xét trong bài nghiên cứu này bao gồm: quy mô phát hành, giá khởi điểm, sự khác biệt trong tốc độ tăng trưởng GDP tại thời điểm IPO với thời điểm niêm yết, tuổi công ty, uy tín của tổ chức bảo lãnh phát hành, quy mô công ty, hệ số ROA, tỷ số P/E và tỷ lệ nợ. Bài nghiên cứu này sẽ xem xét tác động kết hợp của các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài của công ty đến mức độ định dưới giá khi IPO bằng phương pháp hồi quy Bình Phương Bé Nhất (OLS). 1.4. Mục tiêu nghiên cứu Bài nghiên cứu này cũng cung cấp một bài kiểm tra thực nghiệm theo cấu trúc bài nghiên cứu của Yuan Tian (2012) thực hiện nghiên cứu các công ty IPO trên thị
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2