Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prévoir Việt Nam
lượt xem 14
download
Đề tài này thực hiện nhằm nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prévoir Việt Nam trong quá trình hội nhập hiện nay. Nhằm đưa ra điểm mạnh, điểm yếu, năng lực lõi sau đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty này trên thị trường trong nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prévoir Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------- 9* NGUYỄN QUANG TOẢN MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ PRÉVOIR VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------- NGUYỄN QUANG TOẢN MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ PRÉVOIR VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Hướng nghề nghiệp Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN THỊ LIÊN DIỆP Tp. Hồ Chí Minh – 2016
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................i DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... iii DANH MỤC HÌNH VẼ - ĐỒ THỊ ..............................................................................iv MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 2 3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 2 5. Kết cấu đề tài .................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP .......................................................................................................................... 4 1.1. Khái niệm về cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và năng lực lõi ........................................................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh ..................................................................... 4 1.1.2. Khái niệm về lợi thế cạnh tranh..................................................... 4 1.1.3. Khái niệm về năng lực cạnh tranh ................................................... 6 1.1.4. Khái niệm về năng lực lõi ................................................................ 6 1.2. Các yếu tố môi trường bên trong tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ......................................................................................................... 7 1.2.1. Yếu tố tài chính.............................................................................. 7 1.2.2. Yếu tố quy trình nội bộ .................................................................. 9
- 1.2.3. Yếu tố đào tạo và phát triển nhân viên .......................................... 9 1.3. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .................................................................................................................. 10 1.3.1. Môi trường vĩ mô ........................................................................... 10 1.3.2. Môi trường vi mô (môi trường ngành) .......................................... 13 1.4. Các công cụ để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .............. 15 1.4.1. Các chỉ số đo lường cốt lõi (KPI) .................................................. 15 1.4.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) ................................. 16 1.4.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh .......................................................... 17 1.4.4. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)................................ 17 1.4.5. Ma trận kết hợp để hình thành giải pháp (SWOT) ........................ 18 1.4.6. Ma trận để lựa chọn giải pháp (QSPM) ......................................... 19 1.4.7. Chuỗi giá trị ................................................................................... 20 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ....................................................................................... 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ PRÉVOIR VIỆT NAM ................................................................................................................... 24 2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prévoir Việt nam .................................................................................................................. 24 2.1.1. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prévoir Việt Nam .................................................................................................. 24 2.1.2. Cơ cấu tổ chức ............................................................................... 24 2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh ...................................................................... 27 2.1.4. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của công ty .......................... 29 2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2012-2015 . 29
- 2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prévoir Việt Nam giai đoạn 2012-2015 .............................................................. 30 2.2.1. Thực trạng năng lực cạnh tranh giai đoạn 2012-2015 ................... 30 2.2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty............................................................................................................... 43 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 52 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH BẢO HIỂM NHÂN THỌ PRÉVOIR VIÊT NAM GIAI ĐOẠN 2015 -2020 ......................................................................... 53 3.1. Mục tiêu phát triển của công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prévoir Việt Nam đến năm 2020 ............................................................................................. 53 3.1.1. Dự báo nhu cầu và định hướng phát triển ngành BHNT đến năm 2020 .......................................................................................................... 53 3.1.2. Cơ sở xây dựng mục tiêu phát triển công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prévoir Việt Nam đến năm 2020 ....................................................... 54 3.1.3. Mục tiêu ......................................................................................... 54 3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọPrévoir đến năm 2020 ................................................................. 54 3.2.1. Hình thành giải pháp từ ma trận SWOT ........................................ 54 3.2.2. Lựa chọn giải pháp qua ma trận định lượng QSPM ...................... 57 3.2.3. Triển khai giải pháp đã lựa chọn để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prévoir đến năm 2020 .............. 59 3.2.4. Lựa chọn giải pháp qua chuỗi giá trị ............................................. 65 3.3. Một số kiến nghị ........................................................................................... 66 3.3.1. Kiến nghị đối với ngành................................................................. 66
- 3.3.2. Kiến nghị đối với công ty .............................................................. 67 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 68 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................iv PHỤ LỤCI .....................................................................................................................vi PHỤ LỤC II .................................................................................................................... x PHỤ LỤC III .............................................................................................................xxiv PHỤ LỤC IV ........................................................................................................... xxvii PHỤ LỤC V ............................................................................................................ xxviii
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT ĐẦY ĐỦ ABBank Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình ACB Ngân hàng Thương mại Cổ phần ACB AIA Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ AIA (Việt Nam) AnBinh Bank Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình BH Bảo hiểm BHNT Bảo hiểm nhân thọ BHXH Bảo hiểm xã hội CEO Chief Executive Officer – Giám đốc Điều hành COO Chied Operation Officer – Giám đốc tác nghiệp DN Doanh nghiệp EFE External Factor Evaluation – Đánh giá các yếu tố bên ngoài GPBank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu khí Toàn cầu Habubank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội IFE Internal Factor Evaluation – Đánh giá các yếu tố bên trong KPI Key Performance Indicators - Chỉ số đo lường cốt lõi Manulife Công ty TNHH Manulife (Việt Nam) OCF Operating Cash Flow - Tỷ số dòng tiền hoạt động Prévoir Việt Nam TNHH Bảo hiểm Nhân Thọ Prévoir Việt Nam QSMT Quantum Subliminal Matrix Technology Rc Current Ratio - Tỷ số thanh toán hiện hành Rq Quick Ratio – Tỷ số thanh toán nhanh Sacombank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín SHBank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội SMART Specific – Measurable – Attainable – Relevant – Time bound
- SWOT Strength – Weakness – Opportunity - Threat TAS Total Attractiveness Score – Tổng điểm hấp dẫn Tien Phong Bank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong TNHH Trách nhiệm hữu hạn VIBBank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Hình 1.1. Mô hình phân tích PEST ................................................................................ 10 Hình 1.2. Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh theo M. Porter ............................................ 14 Hình 1.3. Tiếp cận dự án xây dựng KPI mức doanh nghiệp .......................................... 15 Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Prévoir Việt Nam ........................................... 25 Hình 2.2. Quy trình tuyển dụng của Công ty TNHH BHNT PrévoirViệt Nam ............ 35 Biểu đồ 2.1. Mức độ hài lòng của nhân viên tại Prevoir Việt Nam ............................... 38 Biểu đồ 2.2. Mức độ gắn bó của khách hàng với PrévoirViệt Nam 2014 ..................... 39 Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ hài lòng của khách hàng đối với PrévoirViệt Nam .......................... 40 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu Số lượng hợp đồng Khai thác mới thị trường BHNT Việt Nam 3 tháng đầu năm 2014 ....................................................................................................... 45 Biểu đồ 2.5. Tổng Doanh Thu Và Thị Phần BHNT Việt Nam 3 Tháng Đầu Năm 2014 ........................................................................................................................................ 47
- DANH MỤC HÌNH VẼ - ĐỒ THỊ Hình 1.1. Mô hình phân tích PEST ................................................................................ 10 Hình 1.2. Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh theo M. Porter ............................................ 14 Hình 1.3. Tiếp cận dự án xây dựng KPI mức doanh nghiệp .......................................... 15 Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Prévoir Việt Nam ........................................... 25 Hình 2.2. Quy trình tuyển dụng của Công ty TNHH BHNT PrévoirViệt Nam ............ 35 Biểu đồ 2.1. Mức độ hài lòng của nhân viên tại Prevoir Việt Nam ............................... 38 Biểu đồ 2.2. Mức độ gắn bó của khách hàng với PrévoirViệt Nam 2014 ..................... 39 Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ hài lòng của khách hàng đối với PrévoirViệt Nam .......................... 40 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu Số lượng hợp đồng Khai thác mới thị trường BHNT Việt Nam 3 tháng đầu năm 2014 ....................................................................................................... 45 Biểu đồ 2.5. Tổng Doanh Thu Và Thị Phần BHNT Việt Nam 3 Tháng Đầu Năm 2014 ........................................................................................................................................ 47
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hội nhập là một xu thế tất yếu trong nền kinh tế toàn cầu hoá hiện nay. Từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt nam đã tham gia vào sân chơi chung của nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam cũng không thể đứng ngoài cuộc. Vấn đề đặt ra là làm sao các doanh nghiệp Việt Nam đủ sức đứng vững, cạnh tranh được với các công ty nước ngoài ngay trên thị trường Việt Nam. Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được sự tăng trưởng khá, các nhân tố tạo thành năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đã phát huy tốt vai trò của mình, một số doanh nghiệp đã bắt đầu vươn ra cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.Tuy nhiên theo đánh giá của các tổ chức nước ngoài thì năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta nói chung và các doanh nghiệp, hàng hoá và dịch vụ so với thế giới còn thấp kém và chậm được cải thiện. Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới về chỉ số cạnh tranh của nền kinh tế, năm 1998, Việt Nam xếp thứ 43/53 nước được xem xét, năm 1999 là 50/59, năm 2000 là 51/59, năm 2001 là 62/75, năm 2002 là 60/80, năm 2006 là 77/125 quốc gia. Các chỉ số cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ còn kém hơn. Đóng góp vào tình hình phát triển kinh tế của Việt nam, ngành bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng ngày càng khẳng định vai trò rất cần thiết của mình trong nền kinh tế của các quốc gia. Đã ra đời rất lâu trên thế giới và ở Việt Nam là hơn 40 năm qua, ngành bảo hiểm đóng vai trò rất quan trọng cho nền kinh tế của một đất nước là góp phần đảm bảo ổn định tài chính cho các cá nhân, gia đình, mọi tổ chức và doanh nghiệp thông qua việc chi trả tiền bảo hiểm để khắc phục tổn thất do rủi ro xảy ra, tái đầu tư sản xuất kinh doanh. Ngoài ra còn là kênh thu hút vốn trung và dài hạn, phân phối nguồn vốn cho nền kinh tế. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ chính thức được ký kết ngày 13 tháng 07 năm 2000 và Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại
- 2 thế giới WTO ngày 11 tháng 01 năm 2007, đánh dấu sự gia nhập ngày càng sâu, rộng của nền kinh tế Việt nam với nền kinh tế thế giới. Điều này, đã thúc đẩy tiến trình quốc tế hoá ngành bảo hiểm. Đây là cơ hội cũng như thách thức cho Bảo hiểm nói chung và Bảo hiểm nhân thọ nói riêng chứng tỏ sức mạnh của mình tại thị trường trong nước và trên thị trường quốc tế. Hiện nay, nhiều công ty bảo hiểm nước ngoài đã tham gia vào thị trường bảo hiểm Việt Nam, sự ra đời của hàng loạt công ty bảo hiểm này làm cho sức ép trên thị trường bảo hiểm gia tăng. Để chiến thắng trong cạnh tranh thị trường, mỗi công ty bảo hiểm phải hoạch định cho mình một chiến lược cạnh tranh hiệu quả nhất. Nhận thức được vấn đề trên, xuất phát từ nhu cầu thực tế của BHNT Prévoir, tác giả đi sâu nghiên cứu và lựa chọn: “Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prévoir Việt Nam” là đề tài nghiên cứu Thạc sỹ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài này thực hiện nhằm nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prévoir Việt Nam trong quá trình hội nhập hiện nay. Nhằm đưa ra điểm mạnh, điểm yếu, năng lực lõi sau đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty này trên thị trường trong nước. 3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là thực trạng cạnh tranh của công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prévoir Việt Nam, và các nhân tố tạo nên năng lực cạnh tranh của Công ty này. Phạm vi nghiên cứu: công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prevoir Việt Nam 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, các phương pháp luận chủ yếu được áp dụng trong nghiên cứu bao gồm phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp thống kê
- 3 phân tích dữ liệu. Các số liệu được thu thập từ tài liệu thống kê, báo cáo hiện có, từ báo trí và các tài liệu trên internet. Theo đó, để đánh gia thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty bảo hiểm Nhân thọ Prévoir Việt nam qua việc tổng hợp dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Thông tin được thu thập từ các nguồn: Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh, dữ liệu từ phòng Tài chính – Kế toán, Phòng Marketing, phòng kinh doanh của công ty cung cấp. Các thông tin sơ cấp được tiến hành thu thập thông qua việc dụng phương pháp nghiên cứu định tính như phương pháp khảo sát, phỏng vấn sâu, lấy ý kiến của một số lãnh đạo công ty về thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty và một số giải pháp mà công ty đang áp dụng. Trên cơ sở phân tích kết quả nghiên cứu định tính và các dữ liệu thứ cấp của công ty, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prévoir. 5. Kết cấu đề tài Từ những vấn dề được đề cập ở mục đích nghiên cứu thì ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu theo 04 chương như sau: Chương I: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Tập trung phân tích về lợi thế cạnh tranh, chuỗi giá trị, năng lực lõi, các tiêu chí lựa chọn lợi thế cạnh tranh, phân tích PSC: nhân sự, tài chính, marketing, sản xuất. Chương II: Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty bảo hiểm Nhân thọ Prévoir Việt Namở thời điểm hiện tại Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty bảo hiểm Nhân thọ Prévoir Việt nam trong giai đoạn 2015-2020.
- 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm về cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và năng lực lõi 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh Theo K.Marx, nhà tư tưởng – nhà kinh tế chính trị nổi tiếng người Đức thì “Cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật các điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. Bên cạnh đó,cuốn Kinh tế học của Samuelson và Nordhaus (2009) lại định nghĩa “cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp với nhau để giành khách hàng, thị trường”. Do vậy có thể coi cạnh tranh là một hành vi và những nhân tố cùng tham gia vào hành vi này là các đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh từ góc độ của Tôn Thất Nguyễn Thiêm, người được đánh giá là chuyên gia đầu tiên trong mảng thương hiệu Việt Nam lại cho thấy cạnh tranh không phải là diệt trừ đối thủ của mình mà là quá trình mỗi doanh nghiệp tự phát hiện ra những lợi thế của mình và phát huy nó nhằm mang lại những sản phẩm, dịch vụ với giá trị tốt hơn đối thủ. Từ những nghiên cứu trên có thể rút ra rằng, cạnh tranh là một thành phần tất yếu trong môi trường kinh doanh của nền kinh tế, là rào cản nhưng cũng là động lực cho sự phát triển của các thành phần tham gia vào nền kinh tế. Cạnh tranh tạo nên sự ràng buộc và vô hình tạo nên một sự cam kết ngầm của các doanh nghiệp trong quá trình hoàn thiện các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đó. 1.1.2. Khái niệm về lợi thế cạnh tranh Trong môi trường doanh nghiệp, cạnh tranh được coi là một nét văn hóa, một cơ hội để cách doanh nghiệp có thể phát huy lợi thế vốn có và phát triển những năng lực
- 5 còn thiếu để hướng đến thành tựu lâu dài. Có rất nhiều định nghĩa về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp: Nhà hoạch định chiến lược cạnh tranh và chính sách cạnh tranh hàng đầu thế giới Micheal Porter nhận định rằng lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp là trái tim của doanh nghiệp đó và cho rằng yếu tố này được đánh giá dựa trên những giá trị mà công ty đem lại cho khách hàng vượt trội hơn những gì công ty đó phải trả cho chi phí tạo ra sản phẩm, hoặc dịch vụ đó (Porter, 2008). Bổ sung cho ý kiến này, Tác giả Ehmke (2008) đã định nghĩa lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp: “một lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh thông qua việc cung cấp cho khách hàng giá trị lớn hơn dù với giá thành thấp hơn hoặc đem lại lợi ích và dịch vụ bổ sung với giá tương đương hoặc có thể cao hơn”. Besanko và cộng sự (2000) cũng nhấn mạnh trong nghiên cứu của mình về năng lực hay còn gọi là lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp “Khi một doanh nghiệp dành được tỷ suất lợi nhuận kinh tế cao hơn tỷ suất lợi nhuận kinh tế trung bình của các doanh nghiệp khác cùng tham gia vào thị trường, nghĩa là doanh nghiệp đó có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.” Kenichi Ohmae, bậc thầy của quản lý chiến lược thế giới đã phát triển mô hình 3C của mình, trong đó nêu ra ba yếu tố chính cần phải có để duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp. Đó là một tam giác chiến lược, trong đó, nêu ra sự kết hợp chặt chẽ và cân bằng giữa việc tập trung phát triển sức mạnh cốt lõi (Corporation) – tập trung hướng đến khách hàng (Customer) – và quan tâm đến các đối thủ cạnh tranh (Competition) (Kenichi, 1982; Van Vliet, 2009; Lê Thị Bích Ngọc, n.d). Qua đó có thể thấy, việc đầu tư chiến lược cho các lợi thế cạnh tranh luôn được ưu tiên trong quá trình thiết lập các chiến lược phát triển trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc có được lợi thế cạnh tranh là một chiến lược nhưng việc duy trì lợi thế đó lâu dài lại là một vấn đề cần được quan tâm, lưu ý. Do vậy, các doanh nghiệp không chỉ cần chú trọng xây
- 6 dựng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ mà còn cần thiết lập một cơ sở cho lợi thế cạnh tranh được lâu bền. Tóm lại, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệplà những điểm nổi trội trong sản xuất hoặc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp so với các đối thủ thông qua việc vượt qua một hoặc nhiều áp lực cạnh tranh. Khoản cách lợi thế cạnh tranh càng lớn và càng bền vững sẽ tạo cơ hội thành công của doanh nghiệp càng tăng. 1.1.3. Khái niệm về năng lực cạnh tranh Trong từ điển tiếng Việt, năng lực cạnh tranh được định nghĩa là “khả năng dành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh của những hàng hóa cùng loại, trên cùng một thị trường tiêu thụ”. Định nghĩa về năng lực cạnh tranh được rút ra trong nghiên cứu của tác giả King và cộng sự (2001), qua đó năng lực cạnh tranh là một bộ chỉ số đo lường bao gồm năng suất sử dụng lao động, vốn, tài nguyên và các yếu tố khác cấu thành sức mạnh cạnh tranh của một doanh nghiệp. Vậy có thể thấy năng lực cạnh tranh không phải là một yếu tố, một lợi thế mà là một sự tổng hòa của các nhân tố cấu thành bộ năng lực cho một doanh nghiệp, quyết định sức mạnh của doanh nghiệp đó. 1.1.4. Khái niệm về năng lực lõi Khái niệm năng lực lõi được định nghĩa bởi Michael Porter là sự khác biệt của một doanh nghiệp so với tất cả những doanh nghiệp khác trên thị trường. Nó là đặc điểm nổi bật, đặc trưng của doanh nghiệp đó. Trong khi đó, Hamel và Prahalad (1994) lại chỉ ra năng lực lõi là các sở trường, là thế mạnh của doanh nghiệp đối với nguồn lực vật chất và phi vật chất. Những năng lực này là riêng có và không thể bị nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác. Nó làm nên đặc điểm nhận dạng cho doanh nghiệp, không bị nhầm lẫn với các cá thể khác trong cùng một cộng đồng. Đặc điểm của năng lực cốt lõi đó là: có tính thích hợp, khó bị sao chép và độ phủ rộng.
- 7 Theo Campell và cộng sự(1997) thì năng lực cốt lõi của một doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp và giúp nó đâm chồi nảy nở ở một loạt các thị trường liên quan. Có thể thấy, năng lực cốt lõi là những nét tinh túy của một công ty, doanh nghiệp khiến cho doanh nghiệp đó có thể phát triển và bứt phá vượt lên trên tất cả những đối thủ cạnh tranh khác. Nếu như doanh nghiệp có năng lực cốt lõi nhưng không nhận thấy để đầu tư đúng hướng thì rất dễ bị sa đà vào những trào lưu của thị trường và mất đi giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Do vậy, việc chọn đúng năng lực và nhận dạng ra được năng lực lõi của mình là một yếu tố hết sức cần thiết tạo nên sự thành công cho mỗi công ty. 1.2. Các yếu tố môi trường bên trong tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.2.1. Yếu tố tài chính Trong nền kinh tế thị trường sản xuất kinh doanh hàng hóa, doanh nghiệp phải có vốn bằng tiền hay bằng nguồn lực tài chính để thực hiện được hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là nguồn lực quan trọng nhất và chi phối mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều là những đầu tư mang tính chất sinh lời. Đối với việc phát triển năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp một số chỉ tiêu tài chính cơ bản cần được đưa vào xem xét một cách chi tiết bao gồm: 1.2.1.1. Tỷ số thanh toán (Rc) Một trong những thước đo khả năng thanh toán của một công ty được sử dụng rộng rãi nhất là khả năng thanh toán hiện hành. Tài sản ngắn hạn Tỷ số thanh toán hiện hành Rc = (1) Nợ ngắn hạn
- 8 Tỷ số này cho thấy công ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn nhằm đo lường khả năng trả nợ của công ty. 1.2.1.2. Tỷ số thanh toán nhanh (Rq) Tỷ số thanh toán nhanh được tính toán dựa trên những tài sản ngắn hạn có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, đôi khi chúng được gọi là tài sản có tính thanh khoản. Mà tài sản có tính thanh khoản bao gồm tất cả tài sản ngắn hạn trừ hàng tồn kho. Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Tỷ số thanh toán nhanh Rq = (2) Nợ ngắn hạn Tỷ số này cho thấy khả năng thanh toán thực sự của một công ty nhằm xác định khả năng chi trả của công ty đó đối với các khoảng nợ khi chúng đến hạn. 1.2.1.3. Tỷ số dòng tiền từ hoạt động (OCF) Các tỷ số hoạt động đo lường hoạt động kinh doanh của một công ty. Để nâng cao tỷ số hoạt động, các nhà quản trị phải biết là những tài sản chưa dùng hoặc không dùng không tạo ra thu nhập vì thế công ty cần phải biết cách sử dụng chúng có hiệu quả hoặc loại bỏ chúng đi. Tỷ số hoạt động đôi khi còn gọi là tỷ số hiệu quả hoặc tỷ số luân chuyển EBIT* + Khấu hao – Thuế Tỷ số dòng tiền hoạt động OCF = (3) Nợ ngắn hạn (*)EBIT = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế + Chi phí lãi vay 1.2.1.4. Chỉ số tiền mặt Tiền mặt + Chứng khoán khả mại Chỉ số tiền mặt= (4) Nợ ngắn hạn Chỉ số tiền mặt cho biết bao nhiêu tiền mặt và các khoản tương đương tiền doanh nghiệp (ở đây là chứng khoán khả mại) đủ để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn.
- 9 Nói cách khác nó cho biết, cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu tiền mặt mại đảm bảo chi trả. 1.2.2. Yếu tố quy trình nội bộ Quy trình quản lý nội bộ của một công ty bao gồm cơ chế vận hành từ chế độ trách nhiệm, phối hợp, cách thức ra quyết định, các nguyên tắc sử dụng nguồn lực đến các mối quan hệ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Nếu cơ cấu được coi là phần cứng thì cơ chế chính là phần mềm của tổ chức, được xác định nhằm đảm bảo bộ máy hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả theo đúng định hướng chiến lược. Hệ thống quy chế nội bộ của một doanh nghiệp bao gồm tổng thể các quy chế, quy trình, quy định và các văn bản mang tính bắt buộc chung trong từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực hoạt động hoặt từng hành vi cụ thể. Quy chế nội bộ được xem là hành lang pháp lý quan trọng trong công tác quản lý điều hành, giúp các nhà lãnh đạo quản lý ở tầm vĩ mô mà không phải can thiệp quá sâu vào công việc của từng người cụ thể. Bởi chính hệ thống quy phạm nội bộ sẽ điều phối hoặc giúp những con người trong doanh nghiệp tự động điều phối, điều chỉnh bản thân, từ suy nghĩ, hành vi đến quá trình thực hiện công việc. 1.2.3. Yếu tố đào tạo và phát triển nhân viên Đào tạo trong doanh nghiệp là một yếu tố không thể thiếu ảnh hưởng đến sự phát triển theo chiều hướng đi lên của mỗi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có chế độ đào tạo tốt sẽ có nguồn nhân lực chất lượng, chuyên nghiệp và sẵn sàng cho các mục tiêu mới. Công tác Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có ý nghĩa rất to lớn đối với các doanh nghiệp. Qua quá trình đào tạo người lao động không ngừng nắm vững được lý thuyết mà còn tiếp thu được những kỹ năng nghề nghiệp từ đó giúp cho doanh nghiệp có khả năng thích ứng với sự thay đổi của cơ chế thị trường và sự cạnh tranh với các doanh nghiệp khác để có thể tồn tại và phát triển.
- 10 1.3. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.3.1. Môi trường vĩ mô Môi trường vĩ mô là các yếu tố, lực lượng, thể chế nằm bên ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp nhưng mang lại ảnh hưởng gián tiếp cho hoạt động của công ty (Lê Quốc Uy, n.d). Các yếu tố này thường có mối quan hệ tương tác lẫn nhau và gây ảnh hưởng đến các tổ chức thuộc nhiều lĩnh vực và nhóm ngành khác nhau. Để có những phân tích cụ thể đối với các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, mô hình PEST (hay còn có các dạng mở rộng khác như PESTLE/PESTEL, PESTLIED, STEEPLE, SLEPT) bao gồm một hệ thống công cụ được đưa vào nhằm cung cấp cho doanh nghiệp một cái nhìn toàn cảnh bao quát về tình hình kinh tế với những tiêu chí đẩy đủ và toàn diện. Hình 1.1 trình bày mô hình PEST với các nhân tố chính trị (P), kinh tế (E), Xã hội (S) và Công nghệ (T).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1469 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 854 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 601 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 405 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 239 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 233 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 187 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn