intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hoạt động chuyển giá và kiểm soát chuyển giá tại công ty đa quốc gia trong ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam dưới góc độ thu mua hàng hoá

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

26
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài sẽ đưa ra các trường hợp chuyển giá cụ thể, điển hình và giải pháp giúp cơ quan làm luật kiểm soát hợp lý hoạt động kinh doanh, đấu thầu và khai báo lỗ lãi của các doanh nghiệp này. Đề tài cũng đánh giá về thực trạng liên kết, giám sát, hợp tác trong vấn đề kiểm soát chuyển giá của các cơ quan thuế; đánh giá đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ thanh tra hoạt động chuyển giá, nguồn nhân sự, trình độ nghiệp vụ chuyên môn đang ở mức độ nào trong công tác kiểm soát chuyển giá.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hoạt động chuyển giá và kiểm soát chuyển giá tại công ty đa quốc gia trong ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam dưới góc độ thu mua hàng hoá

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  Nguyễn Phú Kỳ Trân NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ VÀ KIỂM SOÁT CHUYỂN GIÁ TẠI CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÓNG TÀU VIỆT NAM DƯỚI GÓC ĐỘ THU MUA HÀNG HOÁ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  Nguyễn Phú Kỳ Trân NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ VÀ KIỂM SOÁT CHUYỂN GIÁ TẠI CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÓNG TÀU VIỆT NAM DƯỚI GÓC ĐỘ THU MUA HÀNG HOÁ Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại Mã số: 60340121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. VÕ THANH THU Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế này là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, được hoàn thành dựa vào những kiến thức, kinh nghiệm tích lũy trong quá trình học hỏi và nghiên cứu thực tiễn trong công việc. Thông tin và số liệu được sử dụng trong luận văn hoàn toàn trung thực. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014 Người cam đoan Nguyễn Phú Kỳ Trân
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ TRONG KHÂU THU MUA HÀNG HÓA TẠI CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRONG NGÀNH CN ĐÓNG TÀU ....................................................................... 13 1.1. Hoạt động chuyển giá của các công ty MNC trong ngành CN Đóng tàu tại Việt Nam ............................................................................................................13 1.1.1. Khái niệm của chuyển giá ............................................................. 13 1.1.2. Đặc điểm của chuyển giá trong ngành CN đóng tàu .................... 14 1.1.3. Thu mua hàng hóa trong ngành CN đóng tàu ............................... 16 1.1.4. Các hình thức chuyển giá trong ngành CN đóng tàu .................... 17 1.1.4.1.Các MNC chuyển giá trong giai đoạn đầu của dự án đóng tàu .... 17 1.1.4.2.Các MNC chuyển giá trong giai đoạn triển khai dự án đóng tàu . 17 1.1.4.3.Các MNC trong ngành đóng tàu cũng tránh thuế hợp pháp ......... 18 1.2. Kinh nghiệm kiểm soát hoạt động chuyển giá của các nước ........................19 1.2.1. Lý do tìm hiểu kinh nghiệm kiểm soát chuyển giá các nước ....... 19 1.2.2. Trung Quốc kiểm soát hoạt động chuyển giá của các MNC trong ngành CN đóng tàu ....................................................................... 19 1.2.3. Hoa Kỳ kiểm soát hoạt động chuyển giá của các MNC trong ngành CN đóng tàu ....................................................................... 24 1.3. Bài học kinh nghiệm kiểm soát chuyển giá của cơ quan chức năng Việt Nam đối với các MNC trong ngành CN đóng tàu .........................................27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC MNC TRONG NGÀNH CN ĐÓNG TÀU VIỆT NAM DƯỚI GÓC ĐỘ THU MUA HÀNG HÓA ....................................................................... 31 2.1. Giới thiệu sơ lược về các MNC trong ngành đóng tàu tại Việt Nam ...........31 2.1.1. Các MNC chiếm phần lớn thị trường đóng tàu Việt Nam............ 33 2.1.2. Đa số các MNC thực hiện giao dịch với công ty liên kết ............. 35 2.2. Thực trạng chuyển giá tại các công ty MNC ngành CN Đóng tàu tại Việt Nam dưới góc độ thu mua hàng hóa ...............................................................38
  5. 2.2.1. Các MNC chuyển giá bằng cách nâng cao giá trị vốn góp đầu tư 38 2.2.1.1.Các MNC trong ngành CN đóng tàu chuyển giá thông qua chuyển nhượng tài sản hữu hình................................................................ 39 2.2.1.2.Các MNC trong ngành CN đóng tàu chuyển giá thông qua chuyển nhượng tài sản vô hình .................................................................. 42 2.2.2. Các MNC trong ngành đóng tàu chuyển giá bằng cách định giá các yếu tố đầu ra thấp hơn giá thị trường ............................................ 44 2.2.3. Các MNC trong ngành đóng tàu chuyển giá bằng cách điều chỉnh giá trị dịch vụ để tránh thuế nhà thầu ........................................... 45 2.2.4. Hệ quả của hoạt động chuyển giá trong ngành CN đóng tàu ....... 49 2.3. Tình hình kiểm soát hoạt động chuyển giá của các cơ quan chức năng đối với các MNC trong ngành CN đóng tàu .........................................................51 2.3.1. Các hành lang pháp lý về kiểm soát chuyển giá ........................... 52 2.3.2. Cơ sở vật chất- kỹ thuật và thông tin ............................................ 57 2.3.3. Tình hình liên kết, hợp tác trong kiểm soát chuyển giá ............... 59 2.3.4. Tình hình nhân lực, bộ máy kiểm soát chuyển giá ....................... 60 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÓNG TÀU TẠI VIỆT NAM ......................................................................................................................... 63 3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá của cơ quan chức năng đối với các MNC trong ngành CN đóng tàu ................................63 3.2. Các giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá của cơ quan thuế đối các MNC trong ngành CN đóng tàu ......................................................................64 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp lý về hoạt động kiểm soát chuyển giá tại các MNC có hoạt động liên kết .................................................... 64 3.2.1.1.Từng bước hạ thuế suất TNDN theo lộ trình để MNC trong ngành CN không lợi dụng thuế suất cao chuyển lợi nhuận về nước ....... 65 3.2.1.2.Hoàn thiện quy định về thuế xuất nhập khẩu trong khâu hải quan điện tử để hạn chế MNC điều chỉnh giá khai báo nhằm tránh thuế nhà thầu, TNDN ............................................................................ 67 3.2.1.3.Hoàn thiện luật đầu tư nước ngoài để kiểm soát các MNC đầu tư vào ngành CN đóng tàu ................................................................ 70 3.2.1.4.Hoàn thiện luật quản lý thuế để kiểm soát hoạt động chuyển giá của các MNC trong ngành CN đóng tàu. ...................................... 72 3.2.1.5.Khuyến khích MNC tham gia cơ chế thoả thuận giá trước .......... 73 3.2.2. Xây dựng cơ sở-vật chất, kỹ thuật và thông tin phục vụ công tác kiểm soát chuyển giá trong ngành CN đóng tàu ........................... 75
  6. 3.2.3. Liên kết, hợp tác và phối hợp kiểm soát chuyển giá trong nước và quốc tế đối với các MNC đóng tàu ............................................... 77 3.2.4. Cơ quan thuế tăng cường công tác thanh tra thực hiện nghĩa vụ thuế đối với các MNC trong ngành CN đóng tàu ......................... 80 3.2.5. Tổ chức đào tạo, quản lý và nâng cao nghiệp vụ nguồn nhân lực phục vụ kiểm soát chuyển giá trong ngành CN đóng tàu ............. 83 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 89 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 91
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT APA: Thỏa thuận về phương pháp tính giá trước (Advance Pricing Agreement) CN: Công nghiệp CSVC-KT: Cơ sở vật chất - kỹ thuật FDI: Vốn đầu tư nước ngoài (Foreign Direct Investment) GTGT (VAT): Thuế giá trị gia tăng MNC: Công ty đa quốc gia (Multinational Corporation) OECD: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Oganization for Economic Co- operation and Development) TCT: Tổng cục thuế TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh TT-BTC: Thông tư do Bộ tài chính ban hành
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Danh sách mười quốc gia có chính quyền kiểm soát thuế nghiêm ngặt nhất theo tạp chí TP week bầu chọn .........................................................................19 Bảng 2.1. Trị giá giao dịch liên kết khi mua hàng hóa, dịch vụ với công ty mẹ ......37 Bảng 2.2. Trị giá giao dịch khi thuê dịch vụ, bán hàng với công ty liên kết ............37 Bảng 2.3. Hướng chuyển lợi nhuận của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ........40 Bảng 2.4. So sánh giá giữa công ty độc lập & công ty liên kết ................................41 Bảng 2.5. Thuế nhà thầu A.G.K-Đơn hàng 046/2012 ..............................................47 Bảng 2.6. Thuế nhà thầu phát sinh A.G.K nộp cho ngân sách .................................48 Bảng 2.7. Tóm tắt hệ thống pháp lý về kiểm soát chuyển giá tại Việt Nam ............52 Bảng 2.8. Tóm tắt đánh giá hành lang pháp lý phục vụ kiểm soát chuyển giá của các cơ quan chức năng đối với các MNC trong ngành CN đóng tàu ..............................56 Bảng 2.9. Đánh giá CSVC-KT và thông tin phục vụ kiểm soát chuyển giá .............57 Bảng 2.10. đánh giá tình hình liên kết, hợp tác trong kiểm soát chuyển giá trong ngành công nghiệp đóng tàu tại thị trường Việt Nam: ..............................................59 Bảng 2.11. Phân tích thành tựu đã đạt được và những tồn tại trong công tác kiểm soát chuyển giá, tình hình nhân lực phục vụ công tác chuyển giá ............................60 Bảng 3.1. Quy trình thực hiện đàm phán ứng dụng APA .........................................74 Bảng 3.2. So sánh giá trong 02 trường hợp liên kết trong ngành CN đóng tàu ........75 DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ Hình 1.1. Biểu đồ khảo sát chuyển giá toàn cầu của Ernst and Young năm 2013 ...14 Hình 1.2. Tỷ lệ khảo sát công ty tham gia giao dịch liên kết ....................................15 Hình 2.1. Khảo sát điều kiện đầu tư vào thị trường đóng tàu VN ............................32 Hình 2.2. Thị phần ngành đóng tàu Hàng hải-dịch vụ ngoài khơi theo trọng tải .....33 Hình 2.3. Cách xác định giá giao dịch của các MNC trong ngành đóng tàu ............36 Hình 2.4. Tài sản cố định của TMA 2009-2014, đơn vị 1.000USD .........................38 Hình 2.5. Quan hệ chuyển giá giữa các công ty liên kết ...........................................43 Hình 2.6. Tập đoàn YSA mở rộng quy mô nhà máy đóng tàu .................................49 Hình 2.7. Hướng dẫn của OECD về kiểm soát chuyển giá cho các nước đang phát triển............................................................................................................................52 Hình 3.1. Minh họa về lịch sử giá cả trong kê khai hàng hóa xuất nhập khẩu ........68 Hình 3.2. Kiểm tra xuất nhập tồn thực tế tại doanh nghiệp ......................................81
  9. 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, quá trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng. Việt Nam cũng hòa mình vào dòng chảy hội nhập này, mở cửa nền kinh tế để đón nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Nguồn vốn FDI đổ vào nước ta không chỉ tăng về số lượng các dự án mà tăng về cả qui mô và hiệu quả đầu tư. FDI trở thành một trong những nguồn cung cấp vốn quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Nhờ đó, thị trường Việt Nam trở nên năng động và cạnh tranh hơn. Hàng trăm tập đoàn xuyên quốc gia lớn trên thế giới đã và đang lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư dài hạn. Trong đó có những tập đoàn đã quyết định xây dựng tại đây các tổ hợp công nghệ lớn được xem là các cứ điểm sản xuất và phân phối quan trọng trên bản đồ kinh doanh toàn cầu của họ. Tình hình đầu tư của các MNC tại Việt Nam hiện nay tiếp tục tăng trưởng vượt bậc. Tính đến tháng 12/2014, lượng vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam 20,23 tỷ USD, bằng 93,5% so với cùng kỳ năm 2013 và tăng 19% so với kế hoạch năm. Các lĩnh vực tiếp nhận vốn đầu tư cũng được mở rộng tạo điều kiện cho việc tiếp nhận trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại, trình độ chuyên môn, giải quyết công ăn việc làm cho nguồn lao động dồi dào trong nước. Trong chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020 - tầm nhìn 2030, Việt Nam sẽ chú trọng phát triển vượt bậc 06 ngành công nghiệp ưu tiên thành những ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế, có giá trị gia tăng cao và năng lực cạnh tranh quốc tế, bao gồm: 1-Điện tử; 2-Máy nông nghiệp; 3-Chế biến nông, thủy sản; 4-Đóng tàu; 5-Môi trường và tiết kiệm năng lượng; 6-Sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô. Đứng thứ tư trong chiến lược công nghiệp hóa, ngành công nghiệp đóng tàu là một trong số những ngành mũi nhọn của Việt Nam và đóng vai trò hết sức quan trọng giúp tích lũy ngoại tệ, tận dụng nhân lực, tích lũy kỹ năng và kiến thức khoa học kỹ thuật. Để thu hút nguồn vốn FDI đầu tư, Việt Nam đã chú trọng đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài như chính sách ưu đãi - miễn giảm thuế. Điều đó làm nảy sinh chênh lệch thuế suất giữa các quốc gia, các nhà đầu tư đã tận
  10. 7 dụng những khe hở của luật pháp nước sở tại để thực hiện hành vi chuyển giá nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Hiện nay vấn đề chuyển giá càng ngày càng tinh vi và khó kiểm soát hơn đối với một nền kinh tế còn đang trong giai đoạn chuyển đổi như Việt Nam. Chúng ta cần kiểm soát hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư, tránh thất thu thuế làm ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách và cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước. Quan trọng hơn, quyền lợi của những cá thể tồn tại trong chính doanh nghiệp đầu tư nước ngoài bị hạn chế. “Các tập đoàn, công ty mẹ tại nước ngoài ký hợp đồng sản xuất kinh doanh và dịch vụ với các công ty của các nước với đơn giá gia công sản xuất dịch vụ rất cao. Sau đó, các tập đoàn này giao lại cho các công ty con lập tại Việt Nam thực hiện sản xuất gia công dịch vụ và xuất thẳng cho các đơn vị mà công ty mẹ đã ký hợp đồng” – Theo báo cáo về các hành vi vi phạm của thanh tra thuế. Đề tài tốt nghiệp “Nghiên cứu hoạt động chuyển giá và kiểm soát chuyển giá tại công ty đa quốc gia trong ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam dưới góc độ thu mua hàng hoá” phân tích những phương diện mới về hoạt động chuyển giá tinh vi trong ngành đóng tàu với hy vọng sẽ góp một phần đóng góp vào nhiệm vụ kiểm soát chuyển giá của Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài “Nghiên cứu hoạt động chuyển giá và kiểm soát chuyển giá tại công ty đa quốc gia trong ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam dưới góc độ thu mua hàng hoá” tập trung nghiên cứu về ba nội dung chính: - Thực trạng chuyển giá trong ngành công nghiệp đóng tàu tại Việt Nam nghiên cứu dưới góc độ thu mua hàng hóa. - Qua đó, đề tài tập trung phân tích, đánh giá những nỗ lực kiểm soát chuyển giá của các cơ quan chức năng trong ngành trên cơ sở những phương thức mà tổ chức OECD hướng dẫn. - Tác giả đề xuất những giải pháp góp phần kiểm soát chuyển giá của các MNC trong ngành CN đóng tàu.
  11. 8 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: đề tài nghiên cứu các trường hợp chuyển giá điển hình dưới góc độ thu mua hàng hóa của một số công ty đa quốc gia trong ngành công nghiệp đóng tàu tại Việt Nam: công ty TNHH S.S, công ty TNHH S.A.O, tập đoàn EMA và các công ty liên kết trong ngành. Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu các MNC điển hình có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, giới hạn trong ngành công nghiệp đóng tàu và nghiên cứu trong khâu thu mua hàng hóa. Các MNC này có hoạt động chuyển giá trong khâu thu mua hàng hóa diễn ra từ khâu đầu của quá trình đầu tư cho đến khâu triển khai dự án, đối với các thiết bị máy móc có giá trị lớn. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng trong đề tài chủ yếu là phương pháp luận qui nạp, phân tích định tính bao gồm: - Đề tài sử dụng phương pháp khảo sát ý kiến doanh nghiệp thông qua phát phiếu khảo sát, tổng hợp số liệu và thực hiện phương pháp thống kê mô tả. Từ đó định hướng nghiên cứu của đề tài. - Nghiên cứu, thống kê, phân tích những trường hợp chuyển giá điển hình xảy ra trong ngành công nghiệp đóng tàu dưới góc độ thu mua hàng hóa; - Phân tích những biện pháp kiểm soát chuyển giá trong ngành này theo hướng dẫn của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). - Từ đó, rút ra những biện pháp hỗ trợ cơ quan thuế trong việc tìm ra bằng chứng chuyển giá trong ngành này và những giải pháp kiểm soát để hạn chế thất thoát nguồn thu thuế. 4.2. Nguồn tài liệu: Phương pháp thu thập thông tin: đề tài sử dụng thông tin thứ cấp được thu thập từ các cơ sở dữ liệu, tài liệu, sách báo, tạp chí, tra cứu thông tin trên internet. Ngoài ra, đề tài nghiên cứu còn thu thập những thông tin, số liệu sơ cấp từ doanh nghiệp và các đại diện doanh doanh trong ngành đóng tàu.
  12. 9 5. Nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây Đề tài 1- “Kiểm soát hoạt động chuyển giá của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam” của tác giả Lê Thị Thanh Thảo - thực hiện năm 2012 tập trung nghiên cứu về tình hình chuyển giá tại các MNC tại Việt Nam và những kinh nghiệm chống chuyển giá của các nước trên thế giới. Từ đó, tác giả rút ra kinh nghiệm kiểm soát chuyển giá cho Việt Nam, đồng thời tìm kiếm giải pháp hạn chế các tác động tiêu cực của chuyển giá. Đề tài 2- “Practical manual on transfer pricing for developing countries- United Nation” - một nghiên cứu của Liên hiệp quốc về “Cẩm nang thực tế về chuyển giá cho các nước đang phát triển”: nghiên cứu môi trường pháp lý của các nước, cách thiết lập khả năng chuyển giá tại các quốc gia đang phát triển như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi. Cẩm nang đáp ứng yêu cầu của các nước đang phát triển: hướng dẫn rõ ràng về chính sách và cách quản lý ứng dụng các phân tích chuyển giá trong các giao dịch của các MNCs tại các quốc gia này. Cẩm nang này không những vận dụng tốt cho các nhà làm luật, nhà quản lý mà còn hỗ trợ người đóng thuế khi giao dịch với các nhà quản lý. Đề tài 3- “Price transferring in Multinational Corporations: An integrated Management- and tax perspective” Moritz Hiemann and Stefan Reichelstein. Tác phẩm có 1 cái nhìn tổng quát dưới góc độ quản lý và thuế về các cách thức chuyển giá tại cách tập đoàn đa quốc gia. Các tập đoàn này thực hiện giảm nghĩa vụ thuế và chuyển giá trên cơ sở giá giao dịch có thể chấp nhận được với các công ty độc lập và các mức thuế áp dụng. Đề tài 4- “Transfer pricing global reference guide” – với phương châm hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh và hoàn thuế của công ty đa quốc gia, tác phẩm “Cẩm nang tư vấn chuyển giá toàn cầu” của tập đoàn Ernst & Young cho ra đời hàng năm với mục tiêu hỗ trợ điều hành công cụ thuế toàn cầu, xác định quy luật chuyển giá, những thực tiễn và phương pháp được chấp nhận bởi hơn 70 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Tác phẩm đưa ra các phương pháp ứng dụng và vạch định kế hoạch kinh doanh cho các công ty cần tư vấn về chuyển giá.
  13. 10 Đề tài 5- Báo cáo nghiệm thu “Nghiên cứu vấn đề chuyển giá của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP.HCM: thực trạng và giải pháp”, chủ nhiệm đề tài là tiến sĩ Ngô Thị Ngọc Huyền, được thực hiện vào tháng 3/2010. Báo cáo đã làm rõ vấn đề chuyển giá của các công ty đa quốc gia trên địa bàn TP.HCM và nghiên cứu kinh nghiệm kiểm soát chuyển giá của các nước trên thế giới để rút ra bài học cho Việt Nam. Bên cạnh đó tác giả còn đánh giá hệ thống kiểm soát chuyển giá ở Việt Nam: văn bản pháp lý, hoạt động kiểm soát chuyển giá của cơ quan thẩm quyền. Báo cáo này rất chi tiết và mang đậm tính thực tiễn khi tác giả nghiên cứu chuyển giá từ khâu tiền đầu tư cho đến giai đoạn đầu tư, kinh doanh. Thực trạng kiểm soát chuyển giá được nêu rõ về thể chế chính sách, cơ sở vật chất kỹ thuật, dữ liệu thông tin, giám sát thanh tra. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát chuyển giá và mang tính ứng dụng cao. Đề tài 6- Báo cáo nghiên cứu và trao đổi “Chuyển giá và kiểm soát chuyển giá ở các doanh nghiệp FDI trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” của GS.TS Võ Thanh Thu và Ths. Nguyễn Văn Cương, số 13 (23) – tháng 11-12/2013. Bài báo cáo cũng làm nổi bật tình hình chuyển giá, giao dịch liên kết của các doanh nghiệp trong ngành cơ khí, dệt may trên thành phố Hồ Chí Minh và đưa ra các giải pháp kiểm soát dựa theo hướng dẫn của tổ chức OECD. Đề tài 7- “Cơ hội nào cho ngành đóng tàu Việt Nam” của tác giả Huỳnh Thế Du năm 2006, chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tác giả nghiên cứu điều kiện phát triển, triển vọng của các cường quốc đóng tàu trên thế giới như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc; thực trạng và cơ hội phát triển của ngành đóng tàu Việt Nam, thực trạng và năng lực: vốn đầu tư, trình độ kỹ thuật. Từ đó kết luận hướng đi cho ngành đóng tàu Việt Nam. Đề tài 8- “Study of the Vietnamese Shipbulding/Marinetime sector” là tác phẩm nghiên cứu của ECORY năm 2010. Báo cáo nghiên cứu tình hình đầu tư vào thị trường ngành hàng hải, đóng tàu tại Việt Nam, phân tích môi trường đầu tư tại Việt Nam, những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức còn tồn tại trong ngành. Qua đó, báo cáo nhằm tổng hợp các mối quan hệ hợp tác giữa Norad và các công ty Nauy với các doanh nghiệp tại Việt Nam.
  14. 11 Các công trình nghiên cứu trên đều khát quát về những khái niệm, phương pháp và hình thức chuyển giá tại các công ty MNC. Qua đó, tác giả của những bài nghiên cứu này cũng đã đề xuất giải pháp kiểm soát chuyển giá ứng dụng mang tính thực tế nâng cao hiệu quả chống thất thu thuế. 6. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài Với chủ trương kiểm soát chặt chẽ hoạt động chuyển giá trong giai đoạn 2012- 2015, Bộ tài chính đã và đang tăng cường điều tra hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để kiểm soát việc đóng thuế và kê khai lỗ lãi. Dưới nhiều chiêu thức khác nhau, rất nhiều doanh nghiệp tận dụng khe hở của luật thuế để tối đa hóa cơ hội chuyển lợi nhuận về công ty mẹ. Họ sẽ đóng rất ít hoặc thậm chí không đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cho ngân sách nhà nước trong một thời gian dài. Rất nhiều trường hợp chuyển giá đã bị phanh phui trên báo chí nhưng các doanh nghiệp MNC vẫn lợi dụng sự giám sát và quản lý tài chính chưa được toàn diện của cơ quan thuế để lách luật; thay vì lấy tiền đóng thuế nộp cho ngân sách thì cố tình hạ giá bán xuống sát chi phí để bán được hàng. Các doanh nghiệp này phá giá cạnh tranh để bóp nghẹt các đối thủ Việt Nam. Đề tài “Nghiên cứu hoạt động chuyển giá và kiểm soát chuyển giá tại công ty đa quốc gia trong ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam dưới góc độ thu mua hàng hoá” nghiên cứu thực tế hoạt động chuyển giá tại các công ty đa quốc gia đầu tư vào lĩnh vực đóng tàu tại Việt Nam, một ngành công nghiệp hút nhiều vốn và nhân lực. Qua đó rút ra được bài học kinh nghiệm và tìm ra giải pháp cho những tồn tại, tiêu cực và những khó khăn trong ngành. Đề tài phần nào sẽ giúp ích góp phần giảm thất thoát thuế cho Bộ tài chính và cơ quan thuế địa phương. 7. Đóng góp của đề tài Ngành công nghiệp đóng tàu là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam và là một ngành công nghiệp thâm dụng vốn. Chính vì phải đầu tư một lượng vốn khổng lồ nên các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tìm mọi cách để thu hồi lợi nhuận về công ty mẹ càng sớm càng tốt dưới những hình thức tinh vi nhất. Các tập đoàn còn được sự hỗ trợ tối đa của các tổ chức kiểm toán quốc tế đầy kinh nghiệm và nghiệp vụ chuyên môn cao. Đây chính là điểm mới mà đề tài
  15. 12 tập trung khai thác so với các đề tài trước đây: nghiên cứu chuyển giá trong ngành công nghiệp đóng tàu dưới góc độ thu mua hàng hóa. Đề tài sẽ đưa ra các trường hợp chuyển giá cụ thể, điển hình và giải pháp giúp cơ quan làm luật kiểm soát hợp lý hoạt động kinh doanh, đấu thầu và khai báo lỗ lãi của các doanh nghiệp này. Đề tài cũng đánh giá về thực trạng liên kết, giám sát, hợp tác trong vấn đề kiểm soát chuyển giá của các cơ quan thuế; đánh giá đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ thanh tra hoạt động chuyển giá, nguồn nhân sự, trình độ nghiệp vụ chuyên môn đang ở mức độ nào trong công tác kiểm soát chuyển giá. Qua đó, tác giả đưa ra các giải pháp góp phần nào hạn chế thất thu cho ngân sách và người lao động cũng không bị thiệt thòi khi phải chịu những mức giá độc quyền do chuyển giá gây ra. 8. Kết cấu của đề tài Đề tài nghiên cứu về “Hoạt động chuyển giá tại các công ty đa quốc gia trong ngành CN đóng tàu tại Việt Nam dưới góc độ thu mua hàng hóa” bao gồm 3 chương với tóm tắt nội dung như sau: Chương 1: Tổng quan hoạt động chuyển giá trong khâu thu mua hàng hóa tại các MNC trong ngành đóng tàu Chương 2: Thực trạng, kiểm soát chuyển giá của MNC trong ngành đóng tàu Việt Nam trong khâu thu mua hàng hóa Chương 3: Giải pháp góp phần kiểm soát hoạt động chuyển giá của MNC ngành đóng tàu Việt Nam.
  16. 13 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ TRONG KHÂU THU MUA HÀNG HÓA TẠI CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRONG NGÀNH CN ĐÓNG TÀU 1.1. Hoạt động chuyển giá của các công ty MNC trong ngành CN Đóng tàu tại Việt Nam 1.1.1. Khái niệm của chuyển giá Theo thông tư 66/TT-BTC ngày 22/04/2010 của Bộ tài chính: Chuyển giá là việc thực hiện chính sách giá đối với sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ) được chuyển dịch giữa các bên có quan hệ liên kết không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường (giá thị trường), nhằm tối thiểu hoá tổng số thuế phải nộp của doanh nghiệp trên toàn cầu. Khái niệm khác Chuyển giá là một hoạt động mang tính chất chủ quan, cố ý của các tập đoàn đa quốc gia (MNC) nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp bằng cách định giá mua sản phẩm, nguyên vật liệu… giữa các công ty trong cùng 1 tập đoàn, không theo giá thị trường nhằm thu được lợi nhuận cao nhất (Võ ThanhThu & Ngô Thị Ngọc Huyền (2011), Kỹ thuật đầu tư trực tiếp nước ngoài) Theo định nghĩa của KPMG, các công ty đa quốc gia thực hiện chuyển giá bằng cách định giá hàng hóa dịch vụ chuyển giao giữa các công ty liên kết trong cùng tập đoàn tại các quốc gia khác nhau để thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Việc chuyển giá chỉ xảy ra khi giữa các đơn vị, doanh nghiệp có liên kết về kinh tế như các công ty mẹ, công ty con hoặc các đơn vị liên doanh, liên kết với nhau. Việc chuyển giá sẽ được thực hiện thông qua hệ thống xây dựng giá, có thể giá bán thấp hơn hoặc cao hơn để thông qua đó tránh thuế, chuyển thuế đến nơi có chính sách thuế thấp hơn. Khi giá bán ra nước ngoài thấp hơn, đồng nghĩa với giá đầu vào tại nước ngoài sẽ thấp hơn, lãi ở nước ngoài sẽ có nhưng lỗ tại Việt Nam sẽ diễn ra. Và
  17. 14 lẽ ra thuế thu nhập của doanh nghiệp sẽ được nộp tại Việt Nam nhưng trong trường hợp nói trên thì thuế đó sẽ được chuyển sang nước có công ty mẹ hoạt động. Doanh nghiệp thực hiện tượng chuyển giá thường phổ biến nhất ở các ngành có nhiều tài sản vô hình là ngành có công nghệ độc quyền, sản xuất các sản phẩm không phổ biến trong nước, đặc biệt là ngành CN đóng tàu. Một số doanh nghiệp FDI làm cả 2 đầu là nâng chi phí đầu vào, tìm cách ép giá đầu ra xuống thấp và xuất khẩu hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam qua một nước trung gian có thuế suất thấp (Singapore chẳng hạn), sau đó từ công ty nước trung gian đưa hàng hóa vào châu Âu hay châu Mỹ là nơi xuất khẩu cuối cùng. Hình 1.1. Biểu đồ khảo sát chuyển giá toàn cầu của Ernst and Young năm 2013 (Nguồn: Ernst and Young, 2013) Tình hình các MNC vi phạm hành vi chuyển giá ngày càng gia tăng. Hình 1.1 mô tả khảo sát tình hình chuyển giá trên phạm vi toàn cầu do tập đoàn Ernst and Young thực hiện năm 2013, ta thấy mức phạt vi phạm chuyển giá tăng từ 15% năm 2007 đến gần 25%. 1.1.2. Đặc điểm của chuyển giá trong ngành CN đóng tàu Mục tiêu của các MNC trong ngành CN đóng tàu khi thực hiện hoạt động chuyển giá là tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận để tập trung thu hồi vốn đầu tư nhanh nhất và mở rộng quy mô kinh doanh sang những nhà máy đóng tàu khác. Dựa theo kết quả khảo sát nhân sự kiện INMEX Vietnam 2013, trong 90 doanh nghiệp trả lời bảng khảo sát có 65 công ty tham gia các giao dịch liên kết, 25 công ty không tham gia. Đây là con số thể hiện nguy cơ thực hiện chuyển giá (hình 1.2).
  18. 15 Tham gia giao dịch liên kết 28% Có tham gia 72% Không tham gia Hình 1.2. Tỷ lệ khảo sát công ty tham gia giao dịch liên kết (Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp tại INMEX Vietnam 2013) Chuyển giá trong ngành công nghiệp đóng tàu thường có những đặc điểm sau đây: Đặc điểm hoạt động chuyển Những hoạt động chuyển giá mà doanh giá của doanh nghiệp nghiệp MNC thường thực hiện -Các công ty liên kết trong cùng tập đoàn có mối quan hệ ràng buộc về nghĩa vụ, quyền lợi kinh doanh, tài chính với nhau, có thể là quan hệ điều hành, cổ đông, liên doanh, v.v. -Các MNC ngành đóng tàu có hoạt động giao dịch với các -Nhà máy đóng tàu nhập khẩu giá vật tư để đóng công ty liên kết nhiều đáng kể 1 con tàu từ nước ngoài cao hơn so với mức giá (chiếm từ 50% tổng giá trị). thị trường nhưng bán thành phẩm cho doanh nghiệp liên kết với chi phí thấp. Giá cả hàng hóa -Giá cả thành phẩm 1 chiếc tàu đa dạng, phức tạp vì có hàng ngàn chi tiết, thiết không theo giá thị trường mà bị. Chuyển giá trong ngành CN đóng tàu thường do MNC tính toán nội bộ quy diễn ra đối với các thiết bị có giá trị lớn: máy định một cách chủ quan. móc, cẩu, thiết bị cẩu. Các công ty con tại Việt Nam hoạch toán hoặc nâng khống các khoản chi phí đào tạo, tư vấn, thiết kế, lắp đặt cao bất thường để chuyển lợi nhuận về công ty mẹ.
  19. 16 -Ngoài các nhà máy đóng tàu tại Việt Nam, các - Các tập đoàn đóng tàu luôn công ty liên kết được phân bố ở các quốc gia được lập trụ sở được tại các khác như Thái Lan, Ấn Độ, Singapore, Mỹ để nước ưu đãi thuế suất / thuế chuyển giá vào các nước có nhiều ưu đãi TNDN, suất rất thấp để hưởng ưu đãi định giá chuyển giao sai lệch để gia tăng lợi TNDN, đặc biệt là Singapore. nhuận, tránh thuế trực thu. -MNC vay nợ từ các ngân -Vay nợ từ MNC mẹ rất nhiều trong thời gian hàng, công ty mẹ với khả năng dài, với chi phí lãi vay cao so với lãi suất thị chi trả thấp, tình trạng nợ nần trường. Nợ tiền hàng của doanh nghiệp nội địa kéo dài, dẫn đến kết quả lỗ. trong thời gian dài. -Khai báo kết quả kinh doanh - Mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, mua thua lỗ kéo dài trong hàng chục thêm nhà máy, xưởng làm việc, đầu tư nhiều lĩnh năm, mang tinh chu kỳ do đó vực mới. Mức lợi nhuận thấp hơn so với lợi không phải đóng thuế TNDN. nhuận bình quân cùng ngành, cùng điều kiện đầu MNC chuẩn bị cẩn thận, có sổ tư. Doanh nghiệp thỉnh thoảng đóng thuế TNDN sách, chứng từ, hợp đồng, hóa nhưng đóng rất ít. đơn đàng hoàng nên cơ quan -Thuê các công ty kiểm toán quốc tế tư vấn cách chức năng khó nhận biết thức chuyển giá, chứng từ, hồ sơ lưu trữ. 1.1.3. Thu mua hàng hóa trong ngành CN đóng tàu Thu mua hàng hóa trong ngành CN đóng tàu là hoạt động thương mại quốc tế giữa các nhà máy đóng tàu (với vai trò là bên mua) và các nhà cung cấp (vai trò bên bán hàng) nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vật tư (chủng loại, quy cách, chất lượng,…) cho các dự án mà nhà máy đang ký kết với khách hàng. Các loại vật tư chính như là: sắt thép, ống, van, bơm thủy lực, máy móc, thiết bị trên tàu,v.v. thường được nhập khẩu từ thị trường quốc tế vào Việt Nam. Tiến trình thu mua hàng hóa trong ngành CN đóng tàu thường được các MNC thực hiện qua các bước như sau: Xác định nhu cầu mua hàng Tìm kiếm nhà cung cấp trong nước và nước ngoài  Đánh giá nhà cung cấp  Xác định giá mua  Ký kết hợp đồng  Giao
  20. 17 nhận hàng hóa  Thanh toán  Thủ tục xuất nhập khẩu  Vận chuyển hàng về kho của nhà máy  Nhập kho  Cấp phát vật tư cho bộ phận sản xuất. Thông qua khâu thu mua hàng hóa và sử dụng các thủ thuật tránh thuế TNDN trong quá trình khai hải quan xuất nhập khẩu, các MNC cấu kết với công ty mẹ hoặc các bên liên kết để tiến hành xác định giá mua cao hơn hoặc thấp hơn giá thực tế của hàng hóa. Hoạt động chuyển giá trong khâu thu mua hàng hóa được thực hiện xuyên suốt từ giai đoạn đầu của dự án cho đến lúc triển khai và kết thúc dự án. Đề tài nghiên cứu chuyên sâu vào các trường hợp chuyển giá đối với các hàng hóa có giá trị cao như: máy móc, thiết bị cẩu, hệ thống thiết bị điện, v.v. sử dụng trên tàu. 1.1.4. Các hình thức chuyển giá trong ngành CN đóng tàu 1.1.4.1. Các MNC chuyển giá trong giai đoạn đầu của dự án đóng tàu Chuyển giá trong giai đoạn đầu của dự án đóng tàu được các công ty đa quốc gia thực hiện thông qua các hình thức như là: +Nâng cao trị giá tài sản góp vốn trong các dự án đóng tàu: nâng khống các giá trị hiện vật góp vốn đầu tư, các MNC chuyển giá bằng cách nâng cao giá mua yếu tố đầu vào và hạ giá bán các yếu tố đầu ra để tránh thuế trực thu. Ngoài ra, hành vi chuyển giá còn thực hiện bằng cách khai thấp giá trị hàng nhập khẩu và chuyển đổi áp dụng mã hàng hóa có thuế suất thấp để trốn thuế gián thu. +Nâng khống trị giá tài sản vô hình: tư vấn, giám sát, thiết kế, kiểm tra, v.v +Chuyển giao công nghệ, thu phí bản quyền, v.v. 1.1.4.2. Các MNC chuyển giá trong giai đoạn triển khai dự án đóng tàu Khi MNC đã chuyển sang giai đoạn triển khai dự án đóng tàu mới, các hình thức chuyển giá sau đây thường được các nhà máy đóng tàu áp dụng tại Việt Nam: - Lợi dụng sự chênh lệch thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp giữa Việt Nam và các quốc gia khác, các MNC tiến hành nhập khẩu nguyên phụ liệu, vật tư, máy móc thiết bị cho tàu từ công ty mẹ hoặc công ty liên kết với chi phí cao bất thường.. - Xuất khẩu sản phẩm hoàn thiện đến nơi có thuế suất thấp hơn Việt Nam để tránh thuế TNDN cao.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2