intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát tại Việt Nam (giai đoạn 2000-2012)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

32
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi liệu Việt Nam thực hiện chính sách giảm giá tiền VNĐ có giúp kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường ngoại hối, cải thiện dự trữ ngoại hối, hạn chế nhập siêu và kiềm chế lạm phát đang gia tăng hay không?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát tại Việt Nam (giai đoạn 2000-2012)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM THANH GIANG NGHIÊN CÚU HIỆU ỨNG TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ ĐẾN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM (GIAI ĐOẠN 2000-2012) LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM THANH GIANG NGHIÊN CỨU HIỆU ỨNG TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ ĐẾN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM (GIAI ĐOẠN 2000-2012) Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số : 603402 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS. TRƯƠNG QUANG THÔNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  3. Lời cam đoan Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát tại Việt Nam (giai đoạn 2000-2012) ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ luận văn nào và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây. TP.HCM, tháng 09-2013 Tác giả luận văn Phạm Thanh Giang
  4. Lời cảm ơn Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô trường Đại học Kinh tế TP.HCM, đặc biệt là Khoa Ngân Hàng đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quí báu giúp tôi có thể hoàn tất luận văn này. Tôi đặc biệt cám ơn PGS.TS Trương Quang Thông đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và những người thân đã giúp đỡ, động viên tôi có thể hoàn thành luận văn này. Phạm Thanh Giang
  5. Danh mục từ viết tắt ERPT : Hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát (Exchange Rate Pass Through) VAR : Mô hình ước lượng tự hồi quy (Vector Autoregression) PPP : Ngang giá sức mua (Purchasing Power Parity) OIL : Giá dầu thế giới M2 : Cung tiền mở rộng (Broad Money) GAP : Độ biến động sản lượng IMP : Chỉ số giá nhập khẩu (Import Price Index) PPI : Chỉ số giá bán nhà sản xuất (Producer Price Index) CPI : Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index) REER : Tỷ giá thực đa phương (Real Effective Exchange Rate) NEER: Tỷ giá danh nghĩa đa phương (Nominal Effective Exchange Rate) GDP : Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product) IFS : Cơ sở dữ liệu tài chính quốc tế
  6. Danh mục các bảng biểu Bảng 1.1: Tỷ giá bình quân liên ngân hàng và chỉ số lạm phát ở Việt Nam 2007-2011 Bảng 3.1: Kết quả kiểm định tính mùa vụ các biến Bảng 3.2: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị Bảng 3.3: Kết quả phân tích nhân quả Granger đối với sai phân cung tiền (dưới dạng log) Bảng 3.4: Kết quả phân tích nhân quả Granger đối với sai phân tỷ giá thực đa phương (dưới dạng log) Bảng 3.5: Kết quả phân tích nhân quả Granger đối với sai phân chỉ số giá nhập khẩu(dưới dạng log) Bảng 3.6: Kết quả phân tích nhân quả Granger đối với sai phân chỉ số giá bán nhà sản xuất (dưới dạng log) Bảng 3.7: Kết quả phân tích nhân quả Granger đối với sai phân chỉ số giá người tiêu dùng (dưới dạng log) Bảng 3.8: Kết quả hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá
  7. Danh mục các đồ thị Đồ thị 1.1: Tình hình thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2000-1012 Đồ thị 1.2: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam Đồ thị 1.3: Tốc độ tăng CPI của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2012 Đồ thị 1.4: Kênh trực tiếp tác động truyền dẫn tỷ giá Đồ thị 2.1 : Dữ liệu giá dầu Đồ thị 2.2 : Tình hình cung tiền giai đoạn 2000-2012 Đồ thị 2.3: Tỷ giá thực đa phương giai đoạn 2000-2012 Đồ thị 2.4: So sánh giữa tỷ giá danh nghĩa đa phương và tỷ giá thực đa phương trong giai đoạn 2000-2012
  8. Danh mục các phụ lục Phụ lục 1: Các biến trong mô hình Phụ lục 2: Danh sách 30 nước được chọn để tính tỷ giá thực đa phương Phụ lục 3: Bảng số liệu chạy mô hình Phụ lục 4 : Kiểm định yếu tố mùa vụ Phụ lục 5 : Kiểm định tính dừng Phụ lục 6 : Kiểm định nhân quả Granger Phụ lục 7 : Độ trễ Phụ lục 8 : Hàm phản ứng xung của bộ 3 chỉ số lạm phát đối với cú sốc REER Phụ lục 9 : Phân rã phương sai
  9. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục từ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các đồ thị Danh mục các phụ lục Mục lục PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :............................................................. 3 5. Điểm mới của luận văn............................................................................... 3 6. Kết cấu luận văn......................................................................................... 4 Chương 1 ....................................................................................................... 5 CƠ SỞ LÝ THUYẾT & BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ HIỆU ỨNG TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN LẠM PHÁT .............................. 5 1.1 Tổng quan tình hình thâm hụt cán cân thương mại giai đoạn 2000-2012 và chính sách tỷ giá của Việt Nam ...................................................................... 5 1.2 Lý thuyết hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá hối đoái tác động lên lạm phát ở Việt Nam ............................................................................................................... 9 1.2.1 Công thức tính lạm phát ........................................................................ 9 1.2.2 Thực trạng và tranh luận về nguyên nhân gây ra lạm phát ................... 10
  10. 1.2.3 Khái niệm hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá .................................................. 12 1.2.4 Học thuyết ngang giá sức mua (PPP) và nguyên nhân làm cho tỷ giá lệch khỏi PPP: .............................................................................................. 13 1.2.5 Giải thích hiệu ứng truyền dẫn không hoàn hảo:.................................. 13 1.2.6 Bằng chứng thực nghiệm về tác động của hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá lên lạm phát ....................................................................................................... 16 1.2.6.1 Nghiên cứu tại các nước phát triển ................................................... 16 1.2.6.2 Nghiên cứu tại các nước đang phát triển ........................................... 16 1.2.6.3 Các nghiên cứu ở Việt Nam.............................................................. 18 1.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................... 21 1.4 Tóm tắt ................................................................................................... 22 Chương 2 ..................................................................................................... 23 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 23 2.1Thiết kế nghiên cứu ................................................................................. 23 2.1.1Mô hình tự hồi qui vector VAR ............................................................ 23 2.1.2 Ứng dụng mô hình VAR...................................................................... 23 2.1.3 Đánh giá mô hình VAR ....................................................................... 24 2.2 Thiết lặp mô hình ................................................................................... 26 2.3 Mô hình các nhân tố tác động đến lạm phát Việt Nam giai đoạn 2000- 2012 (mô hình VAR 7 nhân tố) .................................................................... 27 2.3.1 Giá dầu ................................................................................................ 27 2.3.2 Độ biến động sản lượng đầu ra ............................................................ 28 2.3.3 Độ biến động chính sách tiền tệ - Cung tiền M2 .................................. 29 2.3.4 Tỷ giá thực đa phương (REER) ........................................................... 30
  11. 2.3.5 Chỉ số giá nhập khẩu (IMP), chỉ số giá sản xuất (PPI) và chỉ số giá tiêu dùng (CPI).................................................................................................... 33 2.4 Tóm tắt ................................................................................................... 34 Chương 3 ..................................................................................................... 35 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & ĐỀ XUẤT..................................................... 35 3.1 Kiểm định yếu tố mùa vụ ....................................................................... 35 3.2 Kiểm định tính dừng............................................................................... 36 3.3 Kiểm định nhân quả Granger.................................................................. 38 3.4 Ước lượng hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá bằng mô hình VAR ..................... 44 3.4.1Xác định độ trễ tối ưu cho mô hình....................................................... 44 3.4.2 Phân rã phương sai (Variance Decomposition) .................................... 45 3.4.3 Hàm phản ứng xung của các chỉ số lạm phát đối với cú sốc REER...... 46 3.5 Các kết quả nghiên cứu chính của đề tài ................................................. 49 3.6 Thảo luận và đề xuất............................................................................... 50 3.7 Hạn chế của đề tài .................................................................................. 52 3.8 Hướng phát triển của đề tài..................................................................... 53 3.9 Tóm tắt ................................................................................................... 53 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 55 Tài liệu tiếng Việt......................................................................................... 55 Tài liệu tiếng Anh......................................................................................... 56 PHỤ LỤC .................................................................................................... 59 Phụ lục 1: Các biến trong mô hình ............................................................... 59 Phụ lục 2: Danh sách 30 nước được chọn để tính tỷ giá thực đa phương ...... 59
  12. Phụ lục 3: Bảng số liệu chạy mô hình........................................................... 60 Phụ lục 4 : Kiểm định yếu tố mùa vụ............................................................ 62 Phụ lục 5 : Kiểm định tính dừng................................................................... 69 Phụ lục 6 : Kiểm định nhân quả Granger...................................................... 76 Phụ lục 7 : Độ trễ ......................................................................................... 78 Phụ lục 8 : Hàm phản ứng xung của bộ 3 chỉ số lạm phát đối với cú sốc REER ..................................................................................................................... 79 Phụ lục 9 : Phân rã phương sai ..................................................................... 82
  13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và kiềm chế lạm phát luôn là mục tiêu của Đảng, Nhà nước, Quốc hội đặt ra trong quản lý điều hành kinh tế vĩ mô. Để phát triển kinh tế phải tăng cầu kích thích tăng trưởng, tăng xuất khẩu, tăng đầu tư, tiêu dùng,… hệ lụy đi kèm là lạm phát tăng cao. Lý thuyết bộ ba bất khả thi cũng đã đề cập vấn đề này. Trong đó tỷ giá hối đoái cũng là một biến số kinh tế quan trọng được đề cập. Việc điều hành một chính sách tỷ giá đúng đắn sẽ góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển sản xuất. Do đó, tại bất kỳ một quốc gia nào, tỷ giá cũng được xem là biến số có vai trò cực kỳ quan trọng. Nền kinh tế hàng năm phải nhập một lượng lớn nguyên, nhiên vật liệu, máy móc, hàng tiêu dùng từ nước ngoài nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng nội địa. Những mặt hàng nhập khẩu này được định giá bằng ngoại tệ của nước bản địa và được qui đổi ra tiền đồng khi nhập khẩu vào Việt Nam thông qua cơ chế tỷ giá hối đoái. Như vậy, việc mở cửa kinh tế với chính sách tỷ giá được lựa chọn và tình hình lạm phát có mối quan hệ với nhau hay không? Quan hệ với nhau như thế nào? Mức độ đó ra sao, là mạnh hay yếu? Khi đó, mức độ mở cửa của nền kinh tế càng lớn thì ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá lên lạm phát sẽ càng cao hay không? Khi đồng ngoại tệ của những bạn hàng lớn của Việt Nam tăng giá, mối quan hệ ngoại tệ - tiền đồng thay đổi, tỷ giá hối đoái được hiệu chỉnh để phản ánh mối quan hệ mới. Nếu điều này xảy ra, người Việt sẽ tốn nhiều tiền hơn cho hàng hóa nhập khẩu. Vậy sự thay đổi của tỷ giá hối đoái theo bảng trên là có ảnh hưởng đến lạm phát hay không? Vậy thì sự ảnh hưởng ấy tác động ra sao?
  14. 2 Để làm sáng tỏ vấn đề này, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trong thời gian qua, liệu Việt Nam thực hiện chính sách giảm giá tiền VNĐ có giúp kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường ngoại hối, cải thiện dự trữ ngoại hối, hạn chế nhập siêu và kiềm chế lạm phát đang gia tăng hay không? Từ đó có thể đưa ra những cơ cở đầy đủ khi dự báo về lạm phát và những chính sách tiền tệ phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững kinh tế vĩ mô trong thời gian tới. Việc xác định sự thay đổi tỷ giá ảnh hưởng đến lạm phát bằng cách đo lường mức độ ảnh hưởng và thời gian của bất kỳ cú sốc tỷ giá hối đoái lên lạm phát là mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 3. Phương pháp nghiên cứu Dựa vào các nghiên cứu tiền đề trên thế giới và ở Việt Nam, như McCarthy (2000), nghiên cứu tại các nước phát triển, cụ thể các nước tại Châu Âu; Ito & Sato (2006) cho các nước Đông Á, Belaisch (2003) cho Brazil và Leigh & Rossi (2002) cho Turkey, trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình VAR để nghiên cứu ERPT tại Việt Nam - Đầu tiên, tác giả đo lường mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào các chỉ số giá (chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng). - Kế đến, phân rã phương sai để xác định tầm quan trọng của cú sốc từ các biến đến sự gia tăng lạm phát tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mô hình VAR cùng sự hỗ trợ của phần mềm Eview để có thể phân tích sâu hơn phản ứng của CPI với những thay đổi của tỷ giá hối đoái cũng như các biến kinh tế vĩ mô khác. Số liệu hàng quí từ năm 2000 đến năm 2012 (52 quan sát) đã được sử dụng trong nghiên cứu, bao gồm : giá dầu,
  15. 3 khoảng cách sản lượng, cung tiền VNĐ, tỷ giá hối đoái thực đa phương, chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng. Những số liệu này được thu thập từ Thống kê tài chính thế giới (IFS_IMF), riêng chỉ số giá nhập khẩu IMP và chỉ số giá sản xuất PPI được lấy từ Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO). 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu là tác động của những lần điều chỉnh tỷ giá hối đoái lên lạm phát tại Việt Nam Phạm vi nghiên cứu là diễn biến tỷ giá và lạm phát từ năm 2000-2012. Tập trung nghiên cứu vào giá nhập khẩu, giá sản xuất và giá tiêu dùng trong nước. Từ đó, xác định mối quan hệ tỷ giá hối đoái và lạm phát ở Việt Nam. Cụ thể, tác giả nghiên cứu độ co giãn của giá trong nước so với tỷ giá thông qua hai khía cạnh : (1) có thể nghiên cứu mối tương quan giữa giá hàng nhập khẩu và tỷ giá; (2) mối quan tâm đặc biệt là tác động tỷ giá đến mức giá chung (được biểu hiện thông qua chỉ số giá sản xuất PPI và chỉ số giá tiêu dùng CPI). 5. Điểm mới của luận văn Các đề tài nghiên cứu về hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá vào lạm phát ở Việt Nam đa số sử dụng biến tỷ giá là tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương NEER như Võ Văn Minh (2009), Bạch Thị Phương Thảo (2011), Võ Thị Thanh Trúc (2012), Ngô Thị Thanh Trang (2012), Nguyễn Huy 2012. Tác giả Lâm Thị Mỹ Dung (2011) thì sử dụng REER với 20 đối tác có quan hệ thương mại với Việt Nam, và không đề cập biến chỉ số giá sản xuất PPI, đồng thời nghiên cứu chỉ ở giai đoạn 2005-2010. Trong bài nghiên cứu này, tác giả giải quyết những vấn đề tồn tại của những nghiên cứu trên, sử dụng biến tỷ giá thực đa phương REER (số liệu từ 30
  16. 4 nước có quan hệ thương mại với Việt Nam) và dữ liệu nghiên cứu được cập nhật đến quý 4 năm 2012. 6. Kết cấu luận văn Không kể phần mở đầu và kết luận, luận văn đươc chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu và đề xuất
  17. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT & BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ HIỆU ỨNG TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN LẠM PHÁT 1.1 Tổng quan tình hình thâm hụt cán cân thương mại giai đoạn 2000- 2012 và chính sách tỷ giá của Việt Nam Việc nước ta trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO vào tháng 11/2006 mở ra một thời kỳ hội nhập sâu rộng chưa từng có, khiến mức độ giao lưu thương mại và đầu tư quốc tế tăng . Tuy nhiên, nếu xét về con số tuyệt đối, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ luôn bị nhập siêu trong giai đoạn 2000 – 2012. Có thời điểm nhập siêu tăng với tốc độ cao như trong giai đoạn 2007 – 2010 với mức nhập siêu bình quân hơn 16 tỷ USD/năm. Một trong những nguyên nhân chủ yếu được xét đến của giai đoạn này là đánh dấu bước hội nhập của kinh tế Việt Nam khi gia nhập WTO. Tình hình thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2000-2012 được khái quát trong biểu đồ sau: Đồ thị 1.1: Tình hình thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2000-2012
  18. 6 Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng liên tục tăng. Biểu đồ bên dưới hiển thị tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn 2000-2011 14000 12000 10000 8000 6000 4000 2000 0 2 00 01 02 03 004 05 06 07 08 09 010 11 201 20 20 20 2 0 2 20 2 0 20 20 2 0 2 2 0 bộ Sơ Đồ thị 1.2: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (đơn vị: triệu USD) . Nguồn: tổng hợp từ GSO Trong bối cảnh đó, tỷ giá hối đoái nổi lên như một công cụ quan trọng trong việc ổn định giá trị tiền đồng và ổn định kinh tế vĩ mô. Một cơ chế quản lý tỷ giá phù hợp sẽ góp phần thu hút đầu tư từ bên ngoài, kể cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp, góp phần đảm bảo một chính sách tiền tệ độc lặp và chính sách tài chính vững mạnh, giải quyết một cách hiệu quả và chủ động các vấn đề như ổn định ngân sách, ổn định giá trị đồng tiền…Tỷ giá hối đoái cũng cho phép chúng ta so sánh giá cả của hàng hóa và dịch vụ ở những nước khác nhau. Về mặt phân loại, tỷ giá hối đoái bao gồm: tỷ giá hối đoái danh nghĩa, tỷ giá hối đoái thực, tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương, tỷ giá hối đoái thực đa phương. Trong đó, tỷ giá hối đoái thực đa phương là thước đo phản ánh chính xác sức mua của đồng nội tệ hơn cả. Tỷ giá hối đoái thực giảm, làm cho sức
  19. 7 mua tương đối của tiền VNĐ tăng lên, nên tiền VNĐ lên giá thực, khi đó mỗi một đồng tiền Việt Nam sẽ mua được nhiều hàng hóa hơn ở nước ngoài so với trong nước; hay nói cách khác, tỷ giả hối đoái thực tăng sẽ khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, do hàng hóa nước ngoài trở nên đắt hơn so với hàng hóa Việt Nam. Ngược lại, nếu tiền VNĐ được định giá thực cao sẽ hạ thấp vị thế cạnh tranh thương mại của Việt Nam so với các nước bạn hàng, làm tăng nhập khẩu, giảm xuất khẩu. Có nhiều công cụ khác nhau để thực hiện cơ chế tác động của chính sách tỷ giá hối đoái. Ngoài các biện pháp có tính chất hành chính mà các nước thường dùng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái thì có hai công cụ cơ bản và mang tính kinh tế thuần túy thường được các nước phát triển sử dụng để can thiệp vào điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Hai công cụ đó là lãi suất chiết khấu và nghiệp vụ thị trường mở. - Công cụ lãi suất tái chiết khấu: dùng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái với mong muốn tạo ra sự thay đổi tức thời về tỷ giá. Lãi suất tái chiết khấu thay đổi kéo theo sự thay đổi cùng chiều của lãi suất thị trường, làm thay đổi hướng chảy của các dòng vốn đầu tư bằng việc các nhà đầu tư trong một nước sẽ chuyển đổi đồng tiền mình đang sở hữu sang đồng tiền có lãi suất cao hơn, cung - cầu ngoại tệ thay đổi làm cho tỷ giá thay đổi theo (phân tích trong ngắn hạn). Cụ thể, khi lãi suất trong nước tăng, dòng vốn ngắn hạn trên thị trường tài chính quốc tế sẽ đổ vào trong nước, các nhà đầu tư trong nước cũng chuyển vốn của mình sang đồng nội tệ. Ngược lại, khi muốn điều chỉnh tỷ giá hối đoái tăng, ta sẽ tiến hành giảm lãi suất tái chiết khấu. - Công cụ nghiệp vụ thị trường mở ngoại tệ: là hoạt động của NHNN can thiệp vào thị trường ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Các Chính phủ thực hiện can thiệp vào tỷ giá hối đoái thông qua việc điều chỉnh mức dự trữ
  20. 8 ngoại tệ. Tùy theo mục tiêu muốn tăng hay giảm giá đồng nội tệ mà NHNN sẽ bán ra hay mua vào đồng ngoại tệ, thay đổi mức dự trữ ngoại tệ và thay đổi tỷ giá hối đoái. Có hai khả năng có thể xảy ra khi NHNN tiến hành can thiệp vào thị trường ngoại hối. Đó là, can thiệp hữu hiệu và can thiệp vô hiệu hóa: (1) Can thiệp hữu hiệu của Chính phủ vào thị trường ngoại hối diễn ra khi NHNN tiến hành mua, bán đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối, nhờ đó làm thay đổi cơ số tiền, làm thay đổi mức cung tiền, lãi suất và làm thay đổi tỷ giá hối đoái. (2) Can thiệp vô hiệu hóa sẽ diễn ra khi hành động mua bán này của NHTW được phối hợp với nghiệp vụ thị trường mở trên thị trường tiền tệ tương ứng. Việc mua bán đồng nội - ngoại tệ diễn ra đồng thời với việc mua bán chứng khoán. Kết quả của sự phối hợp các nghiệp vụ này chỉ dẫn đến sự thay đổi trong mức dự trữ quốc tế của một nước, chứ không làm thay đổi mức cung tiền và do đó không dẫn đến sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái và giá trị của các đồng tiền. Trong những năm qua, NHNN đã liên tục điều chỉnh tỷ giá, cụ thể được cho ở bảng sau : Bảng 1.1: Tỷ giá bình quân liên ngân hàng và chỉ số lạm phát ở Việt Nam 2007-2012. Nguồn : NHNN và Tổng cục thống kê Tỷ giá bình Tăng/ giảm so với Chỉ số lạm Năm quân liên NH (VNĐ/ năm trước (%) phát (%) USD) 2007 16,114 100% 100% 2008 16,987 + 5.42 + 22.97 2009 17,941 + 5.62 + 6.88 2010 18,932 + 5.52 + 9.19 2011 20,828 + 10.01 +18.58 2012 20,828 +0 +6.81
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2