intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích mối quan hệ giữa chính sách tài khóa, tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

41
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết hướng đến mục tiêu trả lời cho câu hỏi: “Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa, hay cú sốc thâm hụt ngân sách chính phủ và thâm hụt tài khoản vãng lai ở Việt Nam là thâm hụt kép hay phân kỳ kép? Song song đó, tỷ giá thực có xu hướng biến động như thế nào với cán cân tài khóa và cán cân vãng lai?”. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích mối quan hệ giữa chính sách tài khóa, tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  PHAN THỊ NGỌC NHUNG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA, TÀI KHOẢN VÃNG LAI VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. HồChí Minh 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  PHAN THỊ NGỌC NHUNG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA, TÀI KHOẢN VÃNG LAI VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG TP. Hồ Chí Minh 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng các thông tin, dữ liệu được sử dụng trong bài luận văn: “Phân tích mối quan hệ giữa chính sách tài khóa, tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực ở Việt Nam” là trung thực, các nội dung trích dẫn đều ghi rõ nguồn gốc và các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan trên. TP.Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014 Học viên thực hiện PHAN THỊ NGỌC NHUNG
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các hình TÓM TẮT ...................................................................................................................1 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI – MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................2 1.1 Giới thiệu ...........................................................................................................2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................3 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ...............4 2.1 Các mô hình lý thuyết về “thâm hụt kép” .........................................................4 2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về thâm hụt kép trên thế giới ..............................6 3. PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..............................16 3.1 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................16 3.2 Dữ liệu và phạm vi nghiên cứu ........................................................................23 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................................25 4.1 Các thống kê sơ bộ về mối tương quan giữa thâm hụt ngân sách, tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực ở Việt Nam ..........................................................25 4.2 Kết quả nghiên cứu từ mô hình hồi quy cơ bản...............................................38 4.3 Kiểm định tác động của cú sốc sản lượng và cú sốc thâm hụt ngân sách đến từng thành phần trong tài khoản vãng lai ..............................................................45 4.4 Kiểm định tác động của cú sốc thâm hụt ngân sách chính phủ đến tài khoản vãng lai thông qua từng thành phần của cán cân ngân sách ..................................48 4.5 Phân tích sự biến động đồng thời ....................................................................51 5. KẾT LUẬN ...........................................................................................................56 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Hệ số tương quan giữa thâm hụt ngân sách chính phủ (GOV) và tài khoản vãng lai (CUR) và tỷ giá hối đoái thực (RER) ở Việt Nam trong giai đoạn 1995 – 2013 ...........................................................................................................................37 Bảng 2: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị đối với các biến số được sử dụng trong bài ..............................................................................................................................38 Bảng 3: Tiêu chí lựa chọn độ trễ của mô hình .........................................................39 Bảng 4: Đóng góp của các cú sốc cấu trúc trong tổng biến động thâm hụt ngân sách ......43 Bảng 5: Phân tích sự biến động đồng thời ...............................................................52
  6. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1: Cấu trúc ma trận của mô hình VAR với 5 biến cơ bản ...............................19 Hình 2: Cấu trúc ma trận của mô hình VAR mở rộng với CURA là các thành phần của tài khoản vãng lai ................................................................................................20 Hình 3: Cấu trúc ma trận của mô hình VAR 5 biến với GOV SPEND là chi tiêu ngân sách chính phủ ..................................................................................................21 Hình 4: Cấu trúc ma trận của mô hình VAR với GOV TAX là tổng thu ngân sách chính phủ ...................................................................................................................22 Hình 5: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), Tỷ lệ thâm hụt tài ngân sách (GOV) và thâm hụt tài khoản vãng lai (CUR) trên GDP ở Việt Nam giai đoạn 1991 – 1996 ..26 Hình 6: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), Tỷ lệ thâm hụt ngân sách (GOV) và thâm hụt tài khoản vãng lai (CUR) trên GDP ở Việt Nam trong giai đoạn 1997 – 2001 ...........................................................................................................................28 Hình 7: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), Tỷ lệ thâm hụt ngân sách (GOV) và thâm hụt tài khoản vãng lai (CUR) trên GDP ở Việt Nam trong giai đoạn 2002 – 2007 ...........................................................................................................................31 Hình 8:Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), Tỷ lệ thâm hụt ngân sách (GOV) và thâm hụt tài khoản vãng lai (CUR) trên GDP ở Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2013 ...........................................................................................................................35 Hình 9: Diễn biến tỷ giá danh nghĩa VND/USD (ER), tỷ giá danh nghĩa hiệu lực (NER), tỷ giá thực hiệu lực (RER) trong giai đoạn 1995 – 2013. ............................36 Hình 10: Hàm phản ứng xung của các biến trong mô hình VAR cơ bản theo từng cú sốc với độ trễ n = 1. ..............................................................................................40 Hình 11: Hàm phản ứng xung của các biến trong mô hình VAR cơ bản theo từng cú sốc với độ trễ n = 8. ..............................................................................................40 Hình 12: Mô hình hồi quy cơ bản ............................................................................41 Hình 13: Tác động của cú sốc sản lượng và cú sốc thâm hụt ngân sách đến từng thành phần của tài khoản vãng lai và tỷ giá danh nghĩa hiệu lực .............................47 Hình 14: Tác động của cú sốc chi tiêu chính phủ và cú sốc thuế ............................50
  7. 1 TÓM TẮT Bài viết tập trung vào việc phân tích mối quan hệ giữa chính sách tài khóa, tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực, đồng thời tìm ra xu hướng biến động đồng thời cùng chiều hoặc ngược chiều giữa cán cân ngân sách và tài khoản vãng lai ở Việt Nam trong giai đoạn 1995 – 2013. Mặc cho những quan ngại về tình trạng thâm hụt kép ở Mỹ, các bằng chứng thực nghiệm của tác giả Soyoung Kim và Nouriel Rubini trong bài nghiên cứu “Thâm hụt kép hay phân kỳ kép – Chính sách tài khóa, tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực ở Mỹ” cho thấy rằng phân kỳ kép là đặc điểm phổ biến của dữ liệu lịch sử, cụ thể, khi ngân sách bị thâm hụt thì tài khoản vãng lai lại càng thặng dư và ngược lại. Bằng cách sử dụng mô hình VAR cùng với tập hợp dữ liệu về cán cân ngân sách, tài khoản vãng lai và tỷ giá thực trong suốt thời kỳ cơ chế tỷ giá thả nổi ở Mỹ, các cú sốc tài khóa ngoại sinh được xác định sau khi kiểm soát ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế lên cán cân ngân sách. Ngược lại với các dự báo của mô hình lý thuyết, kết quả của hai tác giả cho thấy rằng một cú sốc tài khóa mở rộng, hoặc cú sốc thâm hụt ngân sách chính phủ, sẽ cải thiện cán cân tài khoản vãng lai và làm giảm giá trị đồng nội tệ theo tỷ giá thực. Sự gia tăng tiết kiệm và sụt giảm đầu tư của khu vực tư nhân là nhân tố góp phần cải thiện tài khoản vãng lai, trong khi đó, sự sụt giảm tỷ giá danh nghĩa là nguyên nhân chính dẫn đến sụt giảm tỷ giá thực, thay vì là do thay đổi trong mức giá chung. Tính phân kỳ kép giữa cán cân tài khoản vãng lai và cán cân tài khóa cũng được giải thích bởi các cú sốc về sản lượng, hay còn gọi là các “output shock”, không những vậy, các cú sốc về sản lượng dường như dẫn đến sự biến động trái chiều kép giữa thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt ngân sách mạnh hơn là các cú sốc tài khóa. Dựa theo phương pháp và kết quả nghiên cứu của các tác giả, bài viết tiến hành phân tích định lượng để xác định xem liệu có xảy ra hiện tượng biến động trái chiều kép giữa thâm hụt ngân sách, thâm hụt tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực ở Việt Nam hay không. Sau khi có được những kết quả cơ bản từ mô hình VAR, bài viết tiếp tục xây dựng những kiểm định mở rộng để tìm kiếm nguyên nhân dẫn đến tình trạng phân kỳ kép mà cụ thể là cú sốc sản lượng và cú sốc tài khóa. Kết quả có
  8. 2 được sẽ cho chúng ta cơ sở để đánh giá thực trạng cũng như đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai dai dẳng ở Việt Nam trong thời gian qua. 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI – MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.1 Giới thiệu Câu hỏi liên quan tới mối mối quan hệ giữa chính sách tài khóa, tài khoản vãng lai và tỷ giá thực luôn là mối quan tâm thú vị trong phân tích lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm. Trong những năm gần đây, giả thuyết thâm hụt kép – tức thâm hụt tài khóa kéo theo thâm hụt tài khoản vãng lai – một lần nữa lại trở thành chủ đề nóng trong các cuộc tranh luận kinh tế. Cuộc tranh luận đầu tiên xuất hiện ở Hoa Kỳ vào nửa đầu những năm 80, đánh dấu một giai đoạn đồng đô la bị định giá cao và sự thay đổi bất thường trong cán cân tài khoản vãng lai cũng như thâm hụt ngân sách của Mỹ. Các quốc gia châu Âu như Đức, Thụy Điển… cũng đối mặt với vấn đề tương tự trong những năm đầu thập niên 90. Tại Việt Nam, kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai kéo dài dai dẳng và thâm hụt ngân sách liên tục cao vượt trội so với các nước trong khu vực đã trở thành vấn đề lo ngại hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách.Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai ở nhiều nước trên thế giới, cho đến nay các kết quả nghiên cứu vẫn chưa thống nhất. Một số nghiên cứu cho rằng thâm hụt tài khóa cao hơn sẽ dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai cao hơn, nhưng cũng có những nghiên cứu chứng minh điều ngược lại, hoặc thậm chí không có tác động đáng kể giữa thâm hụt tài khóa và thâm hụt tài khoản vãng lai. Vậy đối với nền kinh tế Việt Nam, mối quan hệ này tồn tại như thế nào? Liệu có xảy ra sự biến động cùng chiều giữa tài khoản vãng lai và cán cân ngân sách chính phủ hay xuất hiện hiện tượng biến động trái chiều kép? Đây cũng chính là động lực để bài viết tiến hành nghiên cứu thực nghiệm với chủ đề: “Phân tích mối quan hệ giữa cán cân ngân sách, tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực ở Việt Nam”.
  9. 3 Dựa trên nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa chính sách tài khóa, tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực ở Việt Nam giai đoạn 1995-2013, bài viết chỉ ra các bằng chứng về sự tồn tại của mối quan hệ trái chiều giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai ở Việt Nam, ngược lại với các dự báo của mô hình lý thuyết. Song song đó, diễn biến trái chiều – hay còn gọi là tính phân kỳ kép giữa cán cân ngân sách và tài khoản vãng lai còn được giải thích thông qua phân tích tác động của từng cú sốc – cú sốc sản lượng và cú sốc tài khóa. Những kết quả này sẽ là những đóng góp có ích để đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp cải thiện tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai kéo dài ở Việt Nam. Bài viết có bố cục như sau.Phần 1 sẽ giới thiệu sơ lược về đề tài, lý do lựa chọn đề tài và mục tiêu nghiên cứu. Trong phần 2, bài viết trình bày tổng quan các nghiên cứu trước đây, bao gồm các lý thuyết về thâm hụt kép, các kết quả thực nghiệm về mối quan hệ giữa thâm hụt kép và thâm hụt tài khoản vãng lai ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó tập trung vào mối quan hệ phân kỳ kép mà hai tác giả Soyoung Kim và Nouriel Rubini đã tìm thấy trong bài nghiên cứu“Twin deficit or twin divergence? Fiscal policy, current account and real exchange rate in the US”. Sau đó, phương pháp nghiên cứu, dữ liệu và phạm vi nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong bài được trình bày tiếp theo trong phần 3. Tiếp đến, phần 4 sẽ cung cấp các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa chính sách tài khóa, tài khoản vãng lai và tỷ giá thực ở Việt Nam trong giai đoạn 1995 – 2013 dựa trên mô hình VAR. Cuối cùng ,ở phần 5, bài viết sẽ kết luận bằng việc tóm tắt kết quả nghiên cứu và đề xuất hướng mở rộng cho các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Bài viết hướng đến mục tiêu trả lời cho câu hỏi: “Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa, hay cú sốc thâm hụt ngân sách chính phủvà thâm hụt tài khoản vãng lai ở Việt Nam là thâm hụt kép hay phân kỳ kép? Song song đó, tỷ giá thực có xu hướng biến động như thế nào với cán cân tài khóa và cán cân vãng lai?”. Cụ thể, trong giai đoạn từ 1995 đến 2013, tình trạng thâm hụt tài khóa ở Việt Nam có dẫn đến cải thiện tài khoản vãng lai và làm giảm giá trị đồng nội tệ như các nghiên cứu trước
  10. 4 đây về nền kinh tế Mỹ từng đề cập? Dựa trên mô hình VAR, các cú sốc tài khóa ngoại sinh sẽ được xác định sau khi kiểm soát ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế lên cán cân ngân sách, đồng thời sẽ giúp trả lời cho câu hỏi nghiên cứu trên. 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1 Các mô hình lý thuyết về “thâm hụt kép” Câu hỏi về mối quan hệ giữa thâm hụt tài khóa và thâm hụt tài khoản vãng lai bắt đầu thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu vào khoản đầu thập niên 80. Hầu hết các mô hình lý thuyết đều cho rằng một cú sốc thâm hụt ngân sách dương sẽ dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai và làm tăng tỷ giá thực. Điều này được suy ra từ định nghĩa thu nhập quốc gia trong nền kinh tế mở theo mô hình Keynes truyền thống: Y=C+I+G+X–M (1) Trong đó, thu nhập quốc gia được tính bằng tổng số của tiêu dùng tư nhân (C), đầu tư tư nhân (I), chi tiêu chính phủ (G) và cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ của nền kinh tế (X-M). Từ phương trình (1), tài khoản vãng lai, được định nghĩa như chênh lệch giữa xuất khẩu (X) và nhập khẩu (M), có thể được viết lại là: CA = Y – C – I – G (2) Biến đổi phương trình (2) bằng cách cộng (+) trừ (–) T vào vế phải của phương trình, ta có: CA = (Y – C – T) + (T – G) – I (3) Với (Y – C – T) là tiết kiệm khu vực tư nhân, ký hiệu Sp , (T – G) là tiết kiệm chính phủ, ký hiệu Sg , ta có cán cân tài khoản vãng lai sẽ bằng với chênh lệch giữa tổng tiết kiệm trong nước và đầu tư trong nước : CA = Sp + Sg – I (4) Chúng ta cũng có thể viết phương trình (4) dưới dạng chênh lệch giữa tiết kiệm tư nhân với thâm hụt ngân sách chính phủ và đầu tư tư nhân. Bằng cách đổi dấu Sg , ta có BD = G – T là thâm hụt ngân sách chính phủ: CA = Sp – BD – I (5)
  11. 5 Phương trình (5) nói lên rằng một sự gia tăng trong thâm hụt ngân sách chính phủ sẽ dẫn đến sự gia tăng tương ứng trong thâm hụt tài khoản vãng lai, nếu tiết kiệm tư nhân và đầu tư tư nhân chỉ thay đổi rất ít hoặc không thay đổi. Điều này phù hợp với quan điểm truyền thống của Keynes. Cụ thể, theo quan điểm này, khi nền kinh tế mở đang hoạt động ở mức toàn dụng lao động và các điều kiện khác không đổi, thâm hụt ngân sách lớn và kéo dài sẽ tác động một cách sâu sắc đến việc tạo lập nguồn vốn, giá cả các yếu tố sản xuất, phân phối thu nhập, tỷ giá hối đoái và thương mại quốc tế. Để làm rõ giả thuyết về thâm hụt kép, nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm câu trả lời thông qua các mô hình toán học phức tạp.Nổi bật trong số đó là mô hình các chế độ tỷ giá hối đoái (1962) trong bài viết của Mundell – Fleming (FM).Các mô hình của Mundell-Felming đề xuất rằng việc gia tăng thâm hụt ngân sách sẽ dẫn đến sự gia tăng lãi suất trong nước do chính phủ phải vay nợ để tài trợ cho thâm hụt ngân sách. Lãi suất tăng tạo động lực thu hút dòng vốn nước ngoài chảy vào trong nước nhiều hơn, gây áp lực làm cho đồng nội tệ tăng giá. Đến lượt nó, nội tệ tăng giá gây ra tác động tiêu cực lên cán cân thương mại và dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai. Trong khi thừa nhận những tác động gây hại đến nền kinh tế và xã hội của thâm hụt ngân sách lớn, các nhà phê bình phương pháp của FM đã tranh cãi mạnh mẽ về các chuỗi nhân quả của các mô hình này.Quan điểm “tài khoản vãng lai mục tiêu” của Summers (1988) lập luận rằng một mối quan hệ nhân quả đảo ngược có thể xảy ra từ thâm hụt tài khoản vãng lai tới thâm hụt ngân sách chính phủ, khi sự thâm hụt trong tài khoản vãng lai dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn và dẫn đến sự gia tăng thâm hụt ngân sách. Ông cho rằng điều này đặc biệt đúng trong một nền kinh tế mở cửa, đang phát triển và phụ thuộc lớn vào dòng vốn đầu tư nước ngoài để tài trợ cho sự phát triển kinh tế. Đặt biệt, đối với những quốc gia đang gặp phải khủng hoảng tài chínhhay khủng hoảng cán cân thanh toán do thâm hụt tài khoản vãng lai quá mức, chính phủ buộc phải bơm một lượng vốn công lớn vào nền kinh tế để phục hồi ngành tài chính đang gặp khó khăn , cải thiện hệ thống quản trị doanh
  12. 6 nghiệp và khắc phục hậu quả của cuộc suy thoái, từ đó làm cho ngân sách chính phủ bị thâm hụt một lượng vốn lớn. Một quan điểm khác, "Học thuyết tương đương" của nhà kinh tế học cổ điển David Ricardo (1817) cho rằng không có mối tương quan rõ ràng giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai. Theo Ricardo, thâm hụt ngân sách không làm thay đổi việc tạo lập nguồn vốn và tăng trưởng kinh tế hoặc làm thay đổi mức tổng cầu (bao gồm cả nhu cầu đối với hàng hoá nhập khẩu) do các cá nhân sẽ tiết kiệm nhiều hơn khi họ biết được họ sẽ phải đóng thuế nhiều hơn trong tương lai để tài trợ cho thâm hụt ngân sách. Mặc dù gây nhiều tranh cãi nhưng giả thuyết trung lập của Ricardo cho rằng khu vực tư nhân xem thâm hụt ngân sách giống như các khoản đầu tư công và xem các khoản đầu tư công và đầu tư cá nhân như là một sự thay thế hoàn hảo. Do đó, các biện pháp tài chính được đưa ra nhằm tác động đến tổng cầu sẽ không có kết quả vì cá nhân giảm tiêu dùng và tiết kiệm nhiều hơn nhằm tránh các nghĩa vụ về thuế trong tương lai. Nghiên cứu của Baxter (1995) cũng cho thấy một cái nhìn thú vị về thâm hụt kép. Tác giả đã đặt giả định lên hai chính sách tài khóa có thể dẫn đến thâm hụt ngân sách: một là, sự gia tăng chi tiêu chính phủ không đi đôi với sự gia tăng nguồn thu ngân sách; hai là, việc cắt giảm thuế đánh trên lao động và thuế lãi vốn không đi đôi với việc cắt giảm chi tiêu chính phủ. Kết quả là, dưới hai chính sách này, thâm hụt ngân sách sẽ tăng khoảng 1% GDP trong ngắn hạn và giảm dần trong dài hạn; đồng thời, sự gia tăng thâm hụt ngân sách sẽ kéo theo thâm hụt tài khoản vãng lai khoảng 0.5% GDP. Trong khi đó, mô hình kinh tế mở mới của Obstfeld và Rogoff (1995) thì cho rằng các cú sốc chi tiêu dài hạn của chính phủ có thể làm gia tăng tổng cầu, từ đó giúp tăng sản lượng của nền kinh tế, cải thiện tài khoản vãng lai và làm giảm tỷ giá thực. 2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về thâm hụt kép trên thế giới Trong khi giả thuyết thâm hụt kép khẳng định rằng, sự gia tăng thâm hụt tài khóa sẽ gây ra sự gia tăng tương ứng trong thâm hụt tài khoản vãng lai, tuy nhiên các nghiên cứu thực nghiệm lại cho ra kết quả khác nhau.
  13. 7 Các nghiên cứu ủng hộ lý thuyết thâm hụt kép Mở đầu cho những nghiên cứu thực nghiệm về thâm hụt kép, Laney (1984) đã chứng minh mối quan hệ một chiều từ thâm hụt ngân sách tới thâm hụt tài khoản vãng lai khi ông nghiên cứu mối quan hệ giữa đồng đô la Mỹ được định giá quá cao, thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai lớn ở Mỹ , các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển khác. Sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS), kết quả cho thấy rằng cân bằng tài khóa là một yếu tố quyết định sự cân bằng bên ngoài, có ý nghĩa thống kê đáng chú ý ở các nước đang phát triển hơn là các nước công nghiệp. Sau đó, Ahmed (1986) cũng chứng tỏ rằng một sự thay đổi rõ ràng và tạm thời trong chi tiêu Chính phủ sẽ dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai thông qua sự sụt giảm tổng cầu. Ngược lại,Miller and Russek (1989) thì tìm ra những kết quả trái ngược phụ thuộc vào mô hình kinh tế lượng của dữ liệu.Những tác giả này cho rằng các mô hình xác định (deterministic) và mô hình ngẫu nhiên thống kê (stochastic) đưa ra tương quan cùng chiều giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại suốt giai đoạn áp dụng tỷ giá linh hoạt.Tuy nhiên khi phân tích tính đồng liên kết, họ không tìm thấy bằng chứng ủng hộ cho mối quan hệ trong dài hạn giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại. Tiếp đến, hàng loạtcác nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ lý thuyết thâm hụt kép theo trường phái Keynes truyền thống đã ra đời, chẳng hạn như: nghiên cứu của Roubini (1988), Abell (1990), Normandin (1999), Vamvaukas (1999), Roubini và Setser (2005). Tuy nhiên, các bằng chứng được tìm thấy lại có sự khác biệt khá lớn, thậm chí có sự không đồng nhất về chiều hướng tác động của thâm hụt ngân sách lên thâm hụt tài khoản vãng lai. Ví dụ, theo nghiên cứu của Roubini (1988) và Normandin (1999), Erceg, Guerrieri, và Gust (2004), thâm hụt ngân sách gây ra sự sụt giảm đáng kể trong thâm hụt thương mại, cụ thể, 1 dollar thâm hụt ngân sách ở Mỹ sẽ làm tăng thâm hụt thương mại từ 0.22 đến 0.98 dollar. Ngoài ra, theo Roubini và Setser (2005), việc nền kinh tế Mỹ vẫn ở trong tình trạng thâm hụt thương mại ngay cả khi đồng dollar sụt giảm mạnh vào năm 2003 một phần là do thâm hụt ngân sách lớn và liên tục ở Mỹ. Do thâm hụt tài khóa vẫn lớn và tiết kiệm
  14. 8 tư nhân ở Mỹ vẫn thấp, sự sụt giảm giá trị của đồng dollar sẽ làm giảm thâm hụt thương mại khi và chỉ khi tiêu dùng tư nhân giảm mạnh (tức tiết kiệm tư nhân tăng), hay khi có sự sụt giảm trong đầu tư tư nhân do lãi suất thực tăng cao. Theo nhiều tác giả, vào năm 2004, tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP vẫn giữ nguyên không đổi, lãi suất thực vẫn thấp, tiết kiệm tư nhân giảm và đầu tư tư nhân tăng cao. Kết quả là, khoảng cách giữa tiết kiệm và đầu tư ngày càng mở rộng, thâm hụt tài khoản vãng lai tiếp tục duy trì. Sử dụng dữ liệu sau chiến tranh thế giới thứ 2 ở Mỹ, Leachman và Francis (2002) nhận thấy chuỗi dữ liệu chính sách tài khóa và tài khoản vãng lai trước năm 1974 có mối quan hệ đồng liên kết. Điều này giúp cho giả thiết về mối tương quan ngắn hạn giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai không bị bác bỏ.Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng tồn tại tình trạng thâm hụt kép trong dài hạn sau chiến tranh thế giới thứ 2, thời kỳ Bretton Woods. Trong khi đó, các kết quả từ mô hình cơ chế hiệu chỉnh sai số của Leachman và Francis (2002) đã thể hiện mối quan hệ nhân quả đi từ thâm hụt bên trong tới thâm hụt bên ngoài, điều này đã ủng hộ cho lập luận rằng, tình trạng thâm hụt ngân sách sau chiến tranh thế giới thứ 2 là một trong những nguyên nhân dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai. Riêng với thời kỳ trước đó, các kết quả thực nghiệm cho thấy mối quan hệ thâm hụt kép chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn. Khi nghiên cứu về một số các quốc gia EU, Beetsma và cộng sự (2007) nhận thấy rằng, cú sốc chi tiêu chính phủ làm giảm cán cân vãng lai và tăng tỷ giá thực, trong đó, kênh truyền dẫn chủ yếu trong ngắn hạn chính là cú sốc sản lượng, còn trong dài hạn chính là tỷ giá thực. Monacelli và Perotti (2007) nhận thấy rằng, theo sau sự gia tăng chi tiêu dùng của chính phủ Mỹ, tài khoản vãng lai vẫn ở quanh xu hướng ban đầu, nhưng cải thiện dần sau 3 năm. Họ cũng tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ ủng hộ giả thuyết thâm hụt kép ở Anh, Úc và Canada. Corsetti và Muller (2006) thì cho rằng tác động của cú sốc tài khóa lên tài khoản vãng lai dường như mạnh hơn và dai dẳng hơn trong những nền kinh tế mà tổng khối lượng mậu dịch chiếm
  15. 9 tỷ trọng lớn trong GDP (Canada, Anh) so với những nền kinh tế mà khối lượng mậu dịch chiếm tỷ trọng nhỏ trong GDP. Với phân tích bằng mô hình hồi quy dữ liệu bảng cho một tập hợp các quốc gia, nhiều nghiên cứu đã tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê đáng kể của các biến tài khóa lên sự mất cân bằng bên ngoài. Nghiên cứu gần đây nhất là của Abbas và cộng sự (2010) nghiên cứu về các nhân tố quyết định tài khoản vãng lai cho 135 quốc gia trong giai đoạn 1975-2004, bằng cách sử dụng mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên GLS, tác giả đã chứng tỏ mối tương quan dương giữa tài khoản vãng lai và cán cân ngân sách. Trong khi đó, Leigh (2008) cho thấy một sự gia tăng trong chi tiêu dùng của chính phủ có tương quan với sự gia tăng tỷ giá thực cân bằng ở những quốc gia phát triển và đang phát triển khi hồi quy với dữ liệu bảng. Riêng tác động thực lên tài khoản vãng lai có thể khác nhau tùy thuộc vào xu hướng điều chỉnh của tỷ giá thực về trạng thái cân bằng. Tài khoản vãng lai sẽ bị thâm hụt lớn nếu tỷ giá tăng vượt quá mức cân bằng và ngược lại. Mohammadi (2004) đã tìm thấy tác động đối xứng của việc mở rộng và thu hẹp tài khóa cho mẫu 23 quốc gia phát triển, cùng 43 quốc gia mới nổi và đang phát triển, đó là sự gia tăng chi tiêu chính phủ được tài trợ bởi sự gia tăng thuế thường đi kèm với sự sụt giảm tài khoản vãng lai ở các quốc gia phát triển và đang phát triển; nếu chi tiêu chính phủ được tài trợ bằng nợ vay, cán cân vãng lai ở những nước đang phát triển sẽ sụt giảm nhiều hơn so với những nước phát triển. Trái lại, nghiên cứu của Khalid và Guan (1999) không ủng hộ mối quan hệ dài hạn giữa thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt ngân sách ở những nước phát triển, tuy nhiên ở những nước đang phát triển thì vẫn tồn tại mối quan hệ này. Bên cạnh đó, nghiên cứu của những tác giả này còn cho thấy chiều hướng nhân quả chạy từ thâm hụt ngân sách tới thâm hụt tài khoản vãng lai cho hầu hết các quốc gia trong mẫu. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho thấy tồn tại mối quan hệ hai chiều giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai. Chẳng hạn như Darrat (1988) sử dụng kiểm định nhân quả đa biến Granger kết hợp với chỉ tiêu Akaike để nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai ở
  16. 10 Mỹ cho giai đoạn từ 1/1960 đến 4/1984. Kết quả thực nghiệm cho thấy tồn tại mối quan hệ hai chiều giữa hai biến.Islam (1998) phân tích giả thuyết về tình trạng thâm hụt kép ở Brazil cho giai đoạn 1973 - 1991. Kết quả của ông cũng đã cung cấp bằng chứng chứng tỏ mối quan hệ hai chiều giữa cán cân ngân sách và sự mất cân bằng thương mại. Đối với trường hợp của Ma-rốc, sử dụng kiểm định đồng liên kết và các mô hình hiệu chỉnh sai số, Mansouri (1998) cho rằng hai biến thâm hụt bên trong và thâm hụt bên ngoài có mối quan hệ nhân quả hai chiều trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Tương tự, cũng có nhiều nghiên cứu khác ủng hộ lý thuyết thâm hụt kép, chẳng hạn như nghiên cứu của Islam (1990), khi sử dụng dữ liệu từ Brazil trong bài nghiên cứu “Brazil’s twin deficits: An empirical examination”, thì thấy rằng có sự tương quan cùng chiều lâu dài giữa thâm hụt ngân sách và thâm hut thương mại. Một nghiên cứu khác của Kenneth Kasa (1994) trong bài“FiniteHorizonsandtheTwinDeficits” thì đã tìm thấy mối quan hệ giữa thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách trong thời kỳ chiến tranh giữa Mỹ, Nhật và Đức sau khi kiểm soát tác động của chi tiêu công lên GNP. Còn với bài nghiên cứu“Budget Deficit Persistence and the Twin Deficits Hypothesis” của Normandin (1999), tác giả đã chỉ ra rằng tăng thuế sẽ trực tiếp làm giảm thâm hụt ngân sách và sẽ gián tiếp làm giảm thâm hụt nước ngoài, nhờ vào lượng cắt giảm tiêu dùng hàng nhập khẩu do thu nhập cá nhân sau thuế bị giảm đi. Các nghiên cứu không ủng hộ lý thuyết thâm hụt kép Những nhà nghiên cứu theo trường phái lý thuyết cân bằng Ricardo cho rằng, thâm hụt ngân sách không gây ra bất kỳ sự thay đổi nào trong lãi suất và tỷ giá hối đoái, do đó không gây ra sự mất cân bằng nào trong tài khoản vãng lai. Nói cách khác, thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai là độc lập với nhau. Đã có nhiều nghiên cứu đưa ra bằng chứng ủng hộ cho lý thuyết cân bằng của Ricardo. Một trong những nghiên cứu đầu tiên phát hiện ra mối quan hệ độc lập giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai là nghiên cứu của Barro, R.J. (1989). Theo tác giả, việc giảm tiết kiệm công do thâm hụt ngân sách sẽ dẫn đến sự gia tăng
  17. 11 tương ứng trong tiết kiệm tư nhân. Nguyên nhân là do người tiêu dùng mong đợi rằng việc cắt giảm thuế ngày hôm nay sẽ dẫn đến sự gia tăng số thuế phải nộp trong tương lai để thực hiện nghĩa vụ nợ công, do đó ngày hôm nay họ sẽ tiết kiệm nhiều hơn. Kết quả là tổng tiết kiệm và đầu tư của toàn nền kinh tế không đổi, cán cân tài khoản vãng lai không bị ảnh hưởng. Tiếp đó, Kaufman S., J.Scharler và G.Winckler (1999) đã tìm ra câu trả lời trong bài nghiên cứu về việc tài khoản vãng lai của Úc chịu tác động của thâm hụt ngân sách quốc gia thông qua yếu tố lãi suất (như mô hình truyền thống của Mundell – Fleming), hay chịu tác động của sự tái phân bổ giữa tiêu dùng và đầu tư (theo lý thuyết cân bằng Ricardo). Dựa trên dữ liệu hàng quý từ 1976 đến 1997, tác giả sử dụng mô hình VECM để tính toán phương sai sai số dự báo của biến tài khoản vãng lai và hàm phản ứng đẩy. Việc tính toán phương sai sai số dự báo cho ra kết quả là: trong dài hạn, năng suất nội địa và độ mở thương mại chiếm 65% sai số dự báo, thâm hụt ngân sách chiếm 14%, chi tiêu chính phủ chỉ chiếm gần 5% và lãi suất thì hầu như không có ảnh hưởng đến thâm hụt tài khoản vãng lai. Do lãi suất là một biến quan trọng trong mô hình Mundell – Fleming, đóng vai trò làm cầu nối giữa thâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai, kết quả của Kaufman và cộng sự đã cho thấy bằng chứng chống lại sự liên kết giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai. Đặc biệt, trong các cuộc nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ dài hạn giữa hai loại thâm hụt ở Mỹ, Bartlett (1999) đã kết luận rằng mối quan hệ giữa hai loại thâm hụt này là không thống nhất. Các bằng chứng của Bartlett cho thấy trong suốt những năm 1980, thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai di chuyển đồng thời với nhau.Tuy nhiên, ông phát hiện ra rằng trong những năm 1990, mối quan hệ giữa hai thâm hụt đã đổi hướng. Còn Laney (1984) nhận ra rằng “không có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê cho thời kỳ hậu chiến giữa số dư ngân sách thực tế của Mỹ và số dư tài khoản vãng lai”. Ông ta đưa ra kết luận tương tự cho tình hình của hầu hết các nước công nghiệp lớn. Ngoài ra, Boucher (1991) đã bác bỏ giả thuyết về mối quan hệ dài hạn giữa hai loại thâm hụt trong trường hợp của nước Mỹ. Tương
  18. 12 tự như thế, bằng cách sử dụng phương pháp véc tơ tự hồi quy (VAR), kết quả của Bhattacharya (1997) cho thấy rằng, ở Mỹ, cú sốc thâm hụt ngân sách liên bang không tác động đến thâm hụt thương mại. Tiếp đến, Papaioannou và Kei-Mu Yi (2001) cũng loại trừ mối quan hệ nhân quả đi từ từ thâm hụt ngân sách đến thâm hụt thương mại ở Mỹ trong những năm 1990. Các tác giả này nhận thấy sự gia tăng thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ trong những năm 1966 và 1999 chủ yếu là kết quả của nền kinh tế đang bùng nổ với môi trường lãi suất thấp, đồng đô la mạnh và tăng trưởng năng suất cao. Erceg, Guerrieri và Gust (2004) đã nghiên cứu tác động của cú sốc tài khóa (tăng chi tiêu chính phủ và giảm thuế thu nhập) lên cán cân thương mại ở Mỹ bằng cách sử dụng mô hình DEG (dynamic general equilibrium model) để đánh giá tác động của hai cú sốc tài khóa đối với cán cân thương mại. Những kết quả này, nhất quán với giả thuyết Ricardo, cho thấy những thay đổi trong chính sách tài khóa có ảnh hưởng rất ít đến cán cân thương mại ở Mỹ, cho dù là tăng chi tiêu chính phủ hay cắt giảm thuế. Hầu hết các áp lực lên cán cân vãng lai do chính sách tài khóa mở rộng đã được bù đắp bởi sự gia tăng sản lượng đầu ra, cùng với sự sụt giảm trong tiêu dùng và đầu tư tư nhân. Kết quả của Gruber and Kamin (2005) cũng chứng tỏ thâm hụt ngân sách dường như không thể giải thích được thâm hụt tài khoản vãng lai, nhất là trong giai đoạn 1997 – 2003 ở Mỹ. Cụ thể, Gruber and Kamin (2005) cho thấy hệ số truyền dẫn từ thâm hụt ngân sách đến thâm hụt tài khoản vãng lai khá thấp, chỉ khoảng 0.1, hệ số của biến thâm hụt ngân sách cũng rất thấp và gần bằng 0, trong khi đó, sản lượng đầu ra lại có tác động âm đáng kể lên tài khoản vãng lai. Gần đây, Corsetti và Müller (2006) đã tập trung vào kênh truyền dẫn của cú sốc tài khóa thông qua sự thay đổi trong độ mở thương mại, tác giả nhận thấy rằng tình trạng thâm hụt kép sẽ gia tăng tương ứng với độ mở của nền kinh tếvà sẽ sụt giảm tương ứng với sự dai dẳng của cú sốc tài khóa. Bằng cách sử dụng mô hình VAR và tập hợp dữ liệu ở các quốc gia Australia, Canada, Anh và Mỹ, Corsetti và Müller (2006) nhận thấy ở những quốc gia có độ mở thấp, tác động của các cú sốc bên
  19. 13 ngoài đến chi tiêu chính phủ hay thâm hụt ngân sách rất hạn chế, trong khi đầu tư tư nhân phản ứng không đáng kể. Kết quả là, hiệu ứng thâm hụt kép dường như rất nhỏ ở những nền kinh tế gần như đóng cửa. Nghiên cứu về biến động trái chiều kép giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai ở Mỹ Mặc dù quan điểm “thâm hụt kép” đã được nhiều nhà kinh tế học đồng tình, nhưng các số liệu thống kê về nền kinh tế Mỹ lại cho thấy những dấu hiệu bất thường, cụ thể, chúng ta có thể nhận thấy xu hướng biến động ngược chiều – hay còn gọi là “phân kỳ kép” hơn là sự “thâm hụt kép” giữa cán cân tài khóa và cán cân tài khoản vãng lai ở Mỹ. Chẳng hạn như cán cân tài khóa đã rơi vào tình trạng thâm hụt nghiêm trọng vào đầu thập niên 80 do cuộc suy thoái 1980 – 1982. Tổng tiết kiệm tư nhân bắt đầu phục hồi từ năm 1983 trong khi tỷ lệ đầu tư bắt đầu hồi phục từ sau cuộc suy thoái 1980 – 1982 làm cho tài khoản vãng lai rơi vào tình trạng thâm hụt trong giai đoạn 1982 – 1986. Đến giai đoạn 1989 – 1991, tài khoản vãng lai đã cải thiện dần, trong khi cán cân ngân sách có khuynh hướng sụt giảm lần nữa.Quan trọng hơn, trong giai đoạn 1992 – 2000, cán cân tài khóa của Mỹ đã cải thiện đáng kể từ mức tiết kiệm âm 5% GDP lên mức tiết kiệm dương 2.5% GDP, trong khi tài khoản vãng lai giảm từ -1% GDP lên đến -4.5% GDP. Liên quan đến tỷ giá thực, mặc dù từ 2000 tới 2002, dollar vẫn tăng giá khi thâm hụt ngân sách quay trở lại, nhưng từ 2002 đến 2004, giá trị đồng nội tệ theo tỷ giá thực đã sụt giảm khi mà tình trạng thâm hụt ngân sách ngày càng tồi tệ hơn. Việc thiếu mối tương quan dương mạnh gữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai có thể được giải thích bởi các biến động nội sinh của ngân sách chính phủ và tài khoản vãng lai.Các biến động nội sinh này rất quan trọng về mặt phân tích và thực nghiệm.Trong suốt thời kỳ suy thoái (hoặc bùng nổ), sản lượng đầu ra giảm xuống (hoặc tăng lên) và cân đối ngân sách trở nên tệ hơn (hoặc được cải thiện).Cùng thời điểm đó, tài khoản vãng lai có thể được cải thiện khi sự sụt giảm sản lượng đầu ra khiến cho đầu tư giảm mạnh hơn tiết kiệm quốc gia. Trong khi đó, một cú sốc công nghệ, chẳng hạn như sự bùng nổ IT và kinh tế mới ở Mỹ
  20. 14 trong giai đoạn 1995-2000, sẽ thúc đẩy đầu tư, làm cho nền kinh tế phục hồi trở lại và giúp cải thiện cán cân tài khóa (thuộc tính ổn định tự động của thuế và chi tiêu chính phủ); tuy nhiên lúc này cán cân tài khoản vãng lai lại bị thâm hụt. Điều này có thể giải thích tại sao tài khoản vãng lai bị thâm hụt vào những năm 90 trong khi cán cân tài khóa ngày càng được cải thiện. Hay nói cách khác, cán cân tài khoản vãng lai sẽ thâm hụt (hoặc thặng dư) khi cán cân ngân sách chính phủ thặng dư (hoặc thâm hụt). Có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về biến động trái chiều này. Đầu tiên ,một số thí nghiệm mô phỏng sử dụng mô hình cấu trúc quy mô lớn dựa trên các phiên bản khác nhau của mô hình Mundell-Fleming-Dornbusch (ví dụ, nghiên cứu của Bryant và cộng sự, 1988; và Taylor,1993), hoặc sử dụng các mô hình cân bằng tổng thể ngẫu nhiên động hiệu chỉnh (ví dụ, Baxter 1995, Kollmann 1998, Bett và Devereux, 2000b, McKibbin và Sachs 1991). Tuy nhiên, hầu hết các mô hình trong những nghiên cứu này đều dựa trên một tập hợp lớn các điều kiện xác định được bao hàm trong lý thuyết, chính vì thế, kết quả thu được không có giá trị như các bằng chứng thực nghiệm dựa trên dữ liệu. Thứ hai, một số nghiên cứu như của Ahmen (1986,1987) đã giải thích mối quan hệ dài hạn giữa chi tiêu chính phủ và tài khoản vãng lai. Họ mượn phương pháp thiết lập phương trình tĩnh đơn giản bằng cách sử dụng tập hợp dữ liệu lịch sử dài hạn với tần số hàng năm để khái quát tất cả các cơ chế tỷ giá. Mặc dù vậy, kết quả của họ có nhiều hạn chế do tính tương tác động giữa các biến không được xem xét, và những nghiên cứu này không sử dụng thời kỳ mẫu có cơ chế tỷ giá không đổi. Thứ ba, một vài nghiên cứu đã sử dụng mô hình VAR mà có thêm vào các điều kiện xác định tối thiểu và không phụ thuộc vào các mô hình lý thuyết đặc trưng (như nghiên cứu của Clarida và Prendergast, 1999; và Roger, 1999).Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ kiểm định các tác động lên tỷ giá thực bằng dữ liệu có tần số thấp. Khắc phục các nhược điểm trên, trong bài nghiên cứu “Twin deficit or twin divergence? Fiscal policy, current account and real exchange rate in the US”, Soyoung Kim và Nouriel Rubini (2007) đã cung cấp các bằng chứng thực nghiệm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2