Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro tài chính tại Tổng công ty Thép Việt Nam
lượt xem 7
download
Mục tiêu của đề tài là nhận diện các rủi ro tài chính mà Tổng công ty thép Việt Nam đã và đang gặp phải; xem xét những phản ứng đối với rủi ro của doanh nghiệp trong thời gian qua; mức độ tác động của các rủi ro đó đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; đề xuất một số giải pháp trước mắt và quan trọng trong tiến trình phát triển của toàn Tổng công ty.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro tài chính tại Tổng công ty Thép Việt Nam
- Những điểm mới và kết quả đạt được khi nghiên cứu của đề tài “ Quản trị rủi ro tài chính tại Tổng Công Ty Thép Việt Nam” Điểm khác biệt của đề tài so với các đề tài trước đây tại Tổng Công Ty Thép Việt Nam là tập trung phân tích những rủi ro tài chính mà Tổng Công Ty Thép Việt Nam đã gặp phải từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 cho đến nay và tác động của các nhân tố giá cả thị trường đến tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng Công Ty Thép Việt Nam. Xem xét những động thái, phản ứng của doanh nghiệp để từ đó đề ra một chương trình quản trị rủi ro một cách toàn diện, hệ thống nhằm nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro đã và sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian sắp tới. Tác giả Đỗ Thị Thanh Hằng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------- ĐỖ THỊ THANH HẰNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2010
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------- ĐỖ THỊ THANH HẰNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ - TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2010
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu trong luận văn là số liệu trung thực. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2010 ĐỖ THỊ THANH HẰNG Học viên cao học khóa 16 Chuyên ngành: Kinh tế - Tài chính – Ngân hàng Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các hình Danh mục các bảng Danh mục các từ viết tắt Lời mở đầu Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tài chính, phòng ngừa rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính……………………………………………………… 1 1.1> Khái niệm rủi ro tài chính…………………………………………………………1 1.2> Rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống……………………………………………1 1.2.1> Rủi ro hệ thống……………………………………………………………….1 1.2.2> Rủi ro phi hệ thống …………………………………………………………..3 1.3> Đánh giá rủi ro thông qua các báo cáo tài chính……………………………… 4 1.4> Quản trị rủi ro tài chính…………………………………………………………. 7 1.4.1> Mục tiêu ……………………………………………………………………. 7 1.4.2> Lợi ích…………………………………………………………………… 8 1.4.3> Mối quan hệ giữa hoạt động quản trị rủi ro và giá trị của công ty……… . 10 1.4.3.1> Quản trị rủi ro chiến thuật……………………………………… 10 1.4.3.2> Quản trị rủi ro chiến lược……………………………………………13 Kết luận chương 1…………………………………………………………………… 18 Chương II: Đánh giá rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính trong hoạt động của Tổng công ty thép Việt Nam…………………………………………………… 19
- 2.1> Thị trường thép Việt Nam…………………………………………… 19 2.1.1> Sản xuất và tiêu thụ thép ………………………………………… 19 2.1.2> Tình hình xuất nhập khẩu thép của Việt Nam ............................ 22 a> Nhập khẩu ................................................................................. 22 b> Xuất khẩu ………………………………………………………. 24 2.1.3> Ngành thép Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn trong 2010........ 25 2.2> Nhận dạng và phân tích những rủi ro tài chính tiềm ẩn của Tổng Công Ty Thép Việt Nam...................................................................................................... 26 2.2.1> Rủi ro về cân đối dòng tiền....................................................................... 26 2.2.1.1> Xem xét khả năng cân đối dòng tiền thông qua các báo cáo tài chính và diễn biến giá nguyên vật liệu năm 2008 và 2009......... 26 a> Xem xét rủi ro tài chính trong Bảng cân đối kế toán của Tổng Công Ty Thép Việt Nam tại ngày 31 tháng 12 năm 2008 và 2009........... 26 b> Xem xét rủi ro tài chính trong Báo cáo kết quả kinh doanh của Tổng công ty tại ngày 31/12 năm 2008 và 2009……………………….. 29 c> Xem xét biến động giá nguyên vật liệu, thép cán năm 2008 và năm 2009……………………………………………………………… 30 2.2.1.2> Xem xét độ nhạy cảm thông qua các báo cáo tài chính năm 2008, 2009………………………………………………………………… 38 a> Độ nhạy cảm tỷ giá………………………………………………. 38 b> Độ nhạy cảm đối với lãi suất…………………………………… 39 c> Độ nhạy cảm đối với giá hàng hóa…………………………………40 2.2.1.3> Xem xét rủi ro tài chính thông qua dự báo giá nguyên vật liệu năm 2010………………………………………………………… 40 2.2.2> Rủi ro về lãi suất tiền vay...............................................................................44 2.2.3> Rủi ro về sức mua của thị trường………………………………………… 48 2.2.4> Rủi ro về tỷ giá hối đoái…………………………………………………… 52
- 2.2.5> Rủi ro về khả năng tái đầu tư……………………………………………… 55 2.3> Các phản ứng đối với rủi ro của Tổng Công Ty Thép trong thời gian qua 57 2.3.1> Về giá cả nguyên vật liệu đầu vào……………………………………… 57 2.3.2> Về tỷ giá……………………………………………………………… 59 2.3.3> Về lãi suất………………………………………………………………….60 2.4> Các thiệt hại của Tổng Công Ty Thép Việt Nam trong thời gian qua do không có biện pháp phòng ngừa rủi ro……………………………………………………….61 Kết luận chương 2……………………………………………………………………… 66 Chương III: Giải pháp phòng ngừa rủi ro tài chính nhằm hạn chế thiệt hại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thép Việt Nam………………….. 67 3.1> Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công Ty Thép Việt Nam.................................................................... 67 3.1.1> Nhóm giải pháp xây dựng chương trình quản trị rủi ro, nâng cao năng lực quản trị cho doanh nghiệp........................................................................................ 67 3.1.2> Nhóm giải pháp cho các bộ phận chức năng nhằm giảm ảnh hưởng biến động chi phí, kiểm soát dòng tiền, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp...................................................................................................................... 68 3.1.3> Nhóm giải pháp ứng dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro về tỷ giá. lãi suất và giá nguyên vật liệu nhằm ổn định sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp .................................................................................................................................. 71 3.2> Một số giải pháp bổ trợ……………………………………………………… 77 3.2..1> Về phía nhà nước………………………………………………………….77 3.2.2> Về phía ngành tài chính, ngân hàng…………………………………… 80 3.2.3> Về phía ngành thép………………………………………………………. 82 Kết luận chương 3………………………………………………………………………..83 Kết luận…………………………………………………………………………….. 84 Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………………………………… 85 Phụ lục 1: Giới thiệu về Tổng công ty thép Việt Nam ………………………………… 1
- Phụ lục 2: Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2008…………………………………….5 Phụ lục 3: Báo cáo kết quả kinh doanh tại ngày 31/12/2008……………………………...8 Phụ lục 4: Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2009…………………………………….9 Phụ lục 5: Báo cáo kết quả kinh doanh tại ngày 31/12/2009…………………………….12 Phụ lục 6: Minh họa biến động thị trường thép thế giới 2008-2009…………………… 13
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Tình hình sản xuất và tiêu thụ thép giai đoạn 2008 – 2009 …………... 21 Hình 2.2: Lượng thép nhập khẩu vào Việt Nam giai đoạn 2008 – 2009 ………... 23 Hình 2.3: Lượng thép xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2009................. 25 Hình 2.4: Diễn biến giá các loại nguyên vật liệu Đông Nam Á 2007- 2008…….. 31 Hình 2.5: Giá quặng sắt loại 63% Fe Trung quốc nhập khẩu từ Ấn Độ................. 32 Hình 2.6: Giá coke xuất khẩu FOB cảng Trung Quốc…………………………… 33 Hình 2.7: Giá cước vận chuyển quặng sắt từ Brazil về Trung Quốc…………… 33 Hình 2.8: Giá thép phế HMS1/2 80:20 NK thị trường ĐNÁ năm 2007– 2009.... 34 Hình 2.9: Giá phôi thép NK thị trường ĐNÁ 2007 – 2009.................................. 35 Hình 2.10: Diễn biến giá thép dẹt CFR Đông Nam Á năm 2007 – 2008............... 36 Hình 2.11: Biểu đồ biểu diễn biến động giá thép xây dựng năm 2008 …………. 37 Hình 2.12: Giá thép dẹt NK thị trường ĐNÁ năm 2007 – 2009............................ 38 Hình 2.13: Diễn biến các lãi suất chủ chốt năm 2008 – 2009…………………… 47 Hình 2.14: Thống kê sản xuất và tiêu thụ thép xây dựng toàn Hiệp hội các tháng của năm 2008…………………………………………………………………….. 49 Hình 2.15: Thống kê sản xuất và tiêu thụ thép xây dựng toàn Hiệp hội các tháng của năm 2009…………………………………………………………………….. 52 Hình 2.16: Biến động tỷ giá: 2006-2008 ……………………………………….. 53 Hình 2.17: Tỷ giá USD/VND 2008 – 2009……………………………………... 54
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: So sánh nhập khẩu về Việt Nam 2008 – 2009 …………………………… 22 Bảng 2.2: So sánh xuất khẩu của Việt Nam 2008 – 2009 …………………………… 24 Bảng 2.3: Thống kê sản xuất và tiêu thụ thép xây dựng các tháng của năm 2008 tại Tổng Công Ty ThépViệt Nam ……………………………………………………………… …….. 50 Bảng 2.4: Mức lãi suất vay của Ngân hàng Công Thương Việt Nam áp dụng cho Tổng Công Ty Thép Việt Nam năm 2008 và 2009 ………………………………………….. ………… 63 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AFTA : Khu mậu dịch tự do ASEAN CFR : Cost and Freight (tiền hàng cộng cước) CIS : Khối liên hiệp các quốc gia độc lập CPI : Chỉ số giá tiêu dùng ĐNA : Đông Nam Á DNNN : Doanh nghiệp nhà nước EU : Liên minh Châu Âu FOB : Free On Board ( giá giao lên tàu) GDP : Tổng sản phẩm quốc nội HSC : Cty CP chứng khoán TP.HCM JPY : Đồng yên Nhật NAFTA : Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTW : Ngân hàng trung ương OTC : Thị trường phi tập trung SBB : Dịch vụ thông tin toàn cầu thép SPOT : Giá giao ngay USD : Đôla Mỹ VND : Việt Nam đồng VNS : Tổng công ty thép Việt Nam VSA : Hiệp hội thép Việt Nam WB : Ngân hàng thế giới WSA : Hiệp hội thép thế giới WSD : Nhóm nghiên cứu thép World Steel Dynammics WTO : Tổ chức thương mại thế giới
- MỞ ĐẦU Trong môi trường kinh doanh hiện đại, các doanh nghiệp ngày càng đối mặt với những rủi ro do các biến động của các nhân tố thị trường như lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hoá… Dù không được mong đợi nhưng rủi ro vẫn luôn hiện diện trong mọi quyết định đầu tư hay giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy theo mức độ, rủi ro có thể gây ra những thiệt hại về tài chính, nhưng cũng có thể đẩy doanh nghiệp vào tình trạng khánh kiệt, thậm chí phá sản Độ nhạy cảm của giá trị và thu nhập của doanh nghiệp đối với nhân tố giá cả thị trường trên là một dạng rủi ro tài chính mà các doanh nghiệp trên thế giới đã phải đương đầu và xây dựng chương trình chuyên biệt để quản trị loại rủi ro tài chính này từ những năm cuối thập niên 1970. Có thể nhận thấy, tại Việt Nam vấn đề quản trị rủi ro chỉ được đặt lên bàn của các nhà quản trị doanh nghiệp khi khủng hoảng xảy ra. Còn trong điều kiện bình thường, quản trị rủi ro ít nhận được sự quan tâm. Cùng với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới, những tác động của các nhân tố thị trường càng mạnh mẽ và nhanh chóng hơn, đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ giữa năm 2008 và kéo dài sang năm 2009 đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho các doanh nghiệp trong đó có cả Tổng công ty thép Việt Nam. Với chức năng là doanh nghiệp có vốn nhà nước 100%, Tổng công ty thép Việt Nam với sự hỗ trợ của chính phủ để thực hiện chức năng bình ổn thị trường nên vấn đề quản trị rủi ro vẫn hết sức bị xem nhẹ. Và cũng chính từ sự thờ ơ đó đã khiến doanh nghiệp đã phải trả giá rất đắt khi nền kinh tế rơi vào giai đoạn khủng hoảng. Chính từ những nhận định đó, tác giả quyết định nghiên cứu đề tài “Quản trị rủi ro tài chính tại Tổng công ty thép Việt Nam” với hy vọng đóng góp vào thực tiễn về vấn đề quản trị rủi ro tài chính trong Tổng công ty. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này gồm:
- - Nhận diện các rủi ro tài chính mà Tổng công ty thép Việt Nam đã và đang gặp phải - Xem xét những phản ứng đối với rủi ro của doanh nghiệp trong thời gian qua - Mức độ tác động của các rủi ro đó đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Đề xuất một số giải pháp trước mắt và quan trọng trong tiến trình phát triển của toàn Tổng công ty. Phương pháp nghiên cứu Tác giả bắt đầu dựa trên các cơ sở lý luận khoa học, tiến hành thu thập dữ liệu từ các nguồn trong và ngoài ngành thép, trong nước và trên thế giới để tiến hành chạy đồ thị bằng phần mềm Exel nhằm phân tích sự biến động của các nhân tố giá cả thị trường và thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp. Dữ liệu nghiên cứu Các số liệu nghiên cứu trong đề tài bao gồm: số liệu thu thập từ các nguồn của Hiệp hội thép thế giới, Hiệp hội thép Việt Nam, Tổng công ty thép Việt Nam, Ngân hàng nhà nước, Tổng cục hải quan, thông tin công bố trên các hãng tin Reuters, trên trang web SBB, asset.vn và các thông tin trên internet khác. Nội dung đề tài Đề tài có khối lượng 91 trang, không kể phần phụ lục, bao gồm 04 bảng, 20 hình, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Đề tài có kết cấu như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tài chính, phòng ngừa rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính Chương 2: Đánh giá rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính trong hoạt động của Tổng Công Ty Thép Việt Nam Chương 3: Giải pháp phòng ngừa rủi ro tài chính nhằm hạn chế thiệt hại trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tổng Công Ty Thép Việt Nam
- 1 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÀI CHÍNH, PHÒNG NGỪA RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH 1.1> Khái niệm rủi ro tài chính Các doanh nghiệp ngày nay thường xuyên phải đối mặt với những độ nhạy cảm từ các nhân tố thị trường như lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa và chứng khoán, độ nhạy cảm từ các nhân tố giá cả thị trường tác động đến thu nhập của doanh nghiệp là rủi ro tài chính. Thuật ngữ rủi ro tài chính còn được dùng để diễn tả những biến động không thể dự đoán trước của tỷ giá, lãi suất và giá hàng hóa không những có thể ảnh hưởng đến các khoản lợi nhuận được báo cáo hàng quý của một công ty mà còn có thể định đoạt liệu công ty đó có thể tồn tại hay không. Trong hơn hai thập kỷ qua, các công ty ngày càng bị thách thức nhiều hơn bởi những rủi ro tài chính. Một công ty hiện nay không chỉ cần có các công nghệ sản xuất tiên tiến nhất, nguồn cung lao động rẻ nhất hoặc là chiến lược tiếp thị tốt nhất nữa; những biến động giá cả đột ngột có thể đẩy các công ty đang được điều hành tốt rơi vào tình trạng phá sản. Những thay đổi trong tỷ giá có thể tạo ra những đối thủ mạnh mới. Tương tự như vậy, những thay đổi thất thường trong giá cả hàng hóa có thể đẩy giá cả đầu vào tăng đến mức mà người tiêu dùng chuyển hướng sang sử dụng các sản phẩm thay thế. Biến động của lãi suất có thể tạo ra áp lực làm tăng chi phí của các công ty. Các công ty nào có doanh thu thấp sẽ bị tác động bất lợi bởi lãi suất tăng lên và có thể lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Thuật ngữ rủi ro tài chính thật ra có thể bao hàm nội dung rộng hơn độ nhạy cảm của doanh nghiệp với các nhân tố giá cả thị trường. Tuy nhiên trong phạm vi đề tài này chỉ tập trung giới thiệu về rủi ro tài chính có liên quan đến những biến động về giá cả hàng hóa, lãi suất, tỷ giá tác động đến thu nhập của doanh nghiệp. 1.2> Rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống 1.2.1>Rủi ro hệ thống
- 2 Rủi ro không thể nào tránh được cho dù có đa dạng hóa như thế nào đi nữa. Là một dạng rủi ro thuộc về bản chất gắn liền với mỗi ngành nghề kinh doanh nhất định, ngành nghề nào cũng có rủi ro kinh doanh thuộc về bản chất, hầu hết rủi ro kinh doanh là không thể phòng ngừa do “ không thể mua đi bán lại được” Rủi ro như thế gọi là rủi ro thị trường hay rủi ro hệ thống. Những rủi ro thuộc về bản chất kinh doanh như trên là do có những yếu tố sau: - Bản chất của doanh số bất ổn theo chu kỳ kinh doanh: Các doanh nghiệp với doanh số có khuynh hướng dao động lớn theo chu kỳ kinh doanh thường có nhiều rủi ro kinh doanh hơn các doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh doanh. Tính bất ổn cao độ trong ngành hàng không là một minh họa rõ nhất về trường hợp rủi ro kinh doanh có thể phát sinh như thế nào. - Bản chất của bất ổn trong giá bán: Trong vài ngành công nghiệp, giá cả có thể ổn định từ năm này sang năm khác, hoặc doanh nghiệp có thể có khả năng tăng giá thường xuyên theo thời gian. Điều này đúng cho nhiều sản phẩm tiêu dùng, như thuốc lá và nhiều lọai thực phẩm chế biến sẵn. Ngược lại, ở các ngành công nghiệp khác, ổn định giá cả là điều ít chắc chắn hơn nhiều. Ví dụ trong thập niên vừa qua, các công ty dầu như Exxon, Shell Oil và Mobil chẳng hạn, đã học được nhiều bài học quan trọng về tính bất ổn định của giá cả khi giá dầu thô đã sụt từ trên 30 đô la một thùng xuống dưới 10 đô la một thùng hoặc như vào những năm 2005 giá dầu thô đã tăng cao gần 70 đô la một thùng. Thông thường, giá cả trong một ngành công nghiệp càng cạnh tranh nhiều, rủi ro kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành đó càng lớn. - Bản chất của bất ổn trong chi phí: Tính bất ổn trong chi phí các nhập lượng dùng để sản xuất của một doanh nghiệp càng cao, rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp đó càng lớn. Ví dụ, các công ty hàng không như Delta Airlines đã chịu tác động đáng kể của tính dễ biến động trong giá cả của nhiên liệu máy bay do cú sốc giá nhiên liệu trên thị trường thế giới dường như đã không còn dấu hiệu kết thúc kể từ những năm 2004 đến nay. - Cạnh tranh trên thương trường:
- 3 Các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường lớn, như IBM chẳng hạn, nhờ quy mô của họ hay do cấu trúc của ngành công nghiệp trong đó họ cạnh tranh, thường có nhiều khả năng để kiểm soát chi phí và giá cả sản phẩm của họ hơn các doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường cạnh tranh hơn. Vì vậy, sức mạnh thị trường của một doanh nghiệp càng lớn, rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp này càng nhỏ. Khi đánh giá sức mạnh thị trường của một doanh nghiệp, nên xem xét không chỉ yếu tố cạnh tranh hiện tại doanh nghiệp đang phải đối phó mà nên xem xét cả tiềm năng cạnh tranh trong tương lai, nhất là cạnh tranh có thể phát sinh từ nước ngoài. Thí dụ, một nhà máy sản xuất máy tính gặp rủi ro kinh doanh là một đối thủ cạnh tranh của họ sẽ giới thiệu ra thị trường một sản phẩm ưu việt hơn về mặt công nghệ sẽ lấy mất thị phần của nhà sản xuất đó trong tương lai. - Đầu tư tích lũy mà doanh nghiệp đã thực hiện qua thời gian: Các đầu tư này xác định các ngành công nghiệp mà trong đó doanh nghiệp sẽ cạnh tranh, mức độ sức mạnh thị trường mà doanh nghiệp sẽ sở hữu và mức độ định phí trong quy trình sản xuất. Các doanh nghiệp trong các ngành sản phẩm tiêu dùng, như ngành bán lẻ, sản xuất bia, chế biến thực phẩm và các doanh nghiệp tiện ích có khuynh hướng có mức độ rủi ro kinh doanh ít hơn. Ngược lại, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa lâu bền, sản xuất hàng công nghiệp và các hãng hàng không thường có mức độ rủi ro kinh doanh cao hơn. 1.2.2> Rủi ro phi hệ thống Rủi ro có thể được loại bỏ hoàn toàn bằng đa dạng hóa gọi là rủi ro phi hệ thống hay còn gọi là rủi ro có thể đa dạng hóa được. Rủi ro kinh doanh phát sinh do các quyết định quản trị đặc thù của doanh nghiệp. Những quyết định quản trị đặc thù như doanh nghiệp nên mua hàng ở đâu, nên sử dụng đồng tiền nào trong giao dịch thương mại quốc tế…Các doanh nghiệp ngày nay thường xuyên phải đối mặt với những độ nhạy cảm từ các nhân tố thị trường như lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa và chứng khóan. Độ nhạy cảm từ các nhân tố giá cả thị trường tác động đến thu nhập của doanh nghiệp là rủi ro tài chính.
- 4 Ở các quốc gia phát triển, hầu hết tình trạng rủi ro tài chính là có thể phòng ngừa được bởi vì có sự tồn tại của nhiều thị trường lớn và một thị trường hiệu quả mà thông qua đó những rủi ro này có thể được trao đổi lẫn nhau. 1.3> Đánh giá rủi ro thông qua các báo cáo tài chính Xem xét tính thanh khoản và độ nhạy cảm đối với các nhân tố gây rủi ro trên các báo cáo tài chính thông qua các tỷ số tài chính. - Tỷ số thanh toán hiện hành: Một trong những thước đo khả năng thanh toán của một công ty được sử dụng rộng rãi nhất là khả năng thanh toán hiện hành. Tài sản lưu động Tỷ số thanh toán hiện hành Rc = Nợ ngắn hạn Tài sản lưu động bao gồm các khoản vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn (bao gồm chứng khoán thị trường), các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải trả trong năm bao gồm: vay ngắn hạn, vay dài hạn đến hạn trả và các khoản phải trả khác. Tỷ số Rc cho thấy công ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này đo lường khả năng trả nợ của công ty. Tỷ số này được chấp nhận hay không tùy thuộc vào sự so sánh với tỷ số thanh toán của các công ty cạnh tranh hoặc so sánh với các năm trước để thấy sự tiến bộ hoặc giảm sút. Nếu tỷ số thanh toán hiện hành giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra. Nếu tỷ số thanh toán hiện hành cao điều đó có nghĩa là công ty luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên nếu tỷ số thanh toán hiện hành quá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vì công ty đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động hay nói cách khác việc quản lý tài sản lưu động không hiệu quả (ví dụ: có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, nợ phải đòi, hàng tồn kho ứ đọng). Một công ty nếu dự trữ nhiều hàng tồn kho thì sẽ có tỷ số
- 5 thanh toán hiện hành cao, mà ta đã biết hàng tồn kho là tài sản khó hoán chuyển thành tiền, nhất là hàng tồn kho ứ đọng, kém phẩm chất. Vì thế, trong nhiều trường hợp, tỷ số thanh toán hiện hành không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của công ty. - Tỷ số thanh toán nhanh: Tỷ số thanh toán nhanh được tính toán dựa trên những tài sản lưu động có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, đôi khi chúng được gọi là “Tài sản có tính thanh khoản”, “Tài sản có tính thanh khoản” bao gồm tất cả tài sản lưu động trừ hàng tồn kho. Tài sản lưu động – Hàng tồn kho Tỷ số thanh toán nhanh Rq = Nợ ngắn hạn Tỷ số thanh toán cho biết rằng nếu hàng tồn kho của công ty ứ đọng, không đáng giá thì công ty sẽ lâm vào khó khăn tài chính gọi là “không có khả năng chi trả”. “Không có khả năng chi trả” xảy ra khi một công ty không đủ tiền để trả các khoản nợ khi chúng đến hạn. - Tỷ số đòn bẩy tài chính: Tỷ số đòn bẩy tài chính đánh giá mức độ mà một công ty tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn vay. Khi một công ty vay tiền, công ty luôn phải thực hiện một chuỗi thanh toán cố định. Vì các cổ đông chỉ nhận được những gì còn lại sau khi chi trả cho chủ nợ, nợ vay được xem như là tạo ra đòn bẩy. Vì thế khi công ty muốn vay tiền, ngân hàng sẽ đánh giá xem công ty có vay quá nhiều hay không? Ngân hàng cũng xem xét công ty có duy trì nợ vay của mình trong hạn mức cho phép không? Các nhà cung cấp tín dụng căn cứ vào tỷ số đòn bẩy tài chính để ấn định mức lãi suất cho vay đối với công ty (vì công ty càng có nhiều nợ vay, rủi ro về mặt tài chính càng lớn). Ở các nước phát triển, người ta đánh giá được độ rủi ro này và tính vào lãi suất cho vay. Điều đó có nghĩa là công ty càng vay nhiều thì lãi suất càng cao. Đối với công ty, tỷ số đòn bẩy tài chính sẽ giúp nhà quản trị tài chính lựa chọn cấu trúc vốn hợp lý nhất cho công ty mình. Qua tỷ số đòn bẩy tài chính nhà đầu tư thấy được rủi
- 6 ro về tài chính của công ty từ đó dẫn đến quyết định đầu tư của mình. Các tỷ số đòn bẩy thông thường là: Tỷ số nợ trên tài sản: Tỷ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay. Tổng nợ Tỷ số nợ = Tổng tài sản Tổng nợ: bao gồm toàn bộ khoản nợ ngắn hạn và dài hạn tại thời điểm lập báo cáo tài chính gồm: các khoản phải trả, vay ngắn hạn, nợ dài hạn do đi vay hay phát hành trái phiếu dài hạn. Tổng tài sản: toàn bộ tài sản của công ty tại thời điểm lập báo cáo. Lưu ý rằng tỷ số này sử dụng giá sổ sách chứ không phải giá thị trường. Giá thị trường của công ty cuối cùng xác định các chủ nợ có thu hồi được tiền của họ không. Vì thế các nhà phân tích phải xem mệnh giá của các khoản nợ như một phần của tổng giá thị trường của nợ và vốn cổ phần. Lý do chính là bởi vì giá thị trường bao gồm giá trị tài sản cố định vô hình thể hiện trong chi phí nghiên cứu và phát triển, quảng cáo.v.v.. Những tài sản này thường không sẵn sàng để bán và nếu công ty rơi vào tình cảnh khó khăn về tài chính thì tất cả giá trị này sẽ biến mất. Tỷ số nợ trên vốn cổ phần: Tổng nợ Tỷ số nợ trên vốn cổ phần = Vốn cổ phần Để thấy được mức độ tài trợ bằng vốn vay một cách thường xuyên (qua đó thấy được rủi ro về mặt tài chính mà công ty phải chịu) người ta dùng tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần. Nợ dài hạn Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần = Vốn cổ phần
- 7 Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần: Một tỷ số khác cũng được sử dụng đến để tính toán mức độ đi vay (rủi ro về tài chính) mà công ty đang gánh chịu đó là tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần. Toàn bộ tài sản Tổng tài sản trên vốn cổ phần = Vốn cổ phần Xác định độ nhạy cảm đối với các nhân tố giá cả thị trường: Thay vì xây dựng mô hình về giá và số lượng bán một cách trực tiếp, các công ty này sẽ tìm một biện pháp để đơn giản hóa điều này dựa trên ý tưởng về độ co giãn doanh thu và chi phí. Độ co giãn đơn giản là tỷ lệ phần trăm thay đổi của một biến số khi một biến số khác thay đổi 1%. Độ co giãn là một công cụ mạnh để đo lường độ nhạy cảm. Mặc dù chúng ta biết rằng thay đổi trong tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến cả số lượng sản phẩm bán ở thị trường nước ngoài lẫn giá cả của nó, khái niệm độ co giãn giúp nắm bắt được tác động thuần của những thay đổi trong giá và số lượng. Độ co giãn cũng giúp biểu diễn các tác động của thay đổi trong tỷ giá lên doanh thu từ hoạt động kinh doanh trong nước dễ dàng hơn (khái niệm độ co giãn không chỉ dành cho tỷ giá). Một công ty chỉ hoàn toàn sản xuất trong nước phải đối mặt với những cạnh tranh nội địa từ phía các đối thủ nước ngoài có thể sử dụng độ co giãn để biễu diễn độ nhạy cảm cạnh tranh của mình 1.4> Quản trị rủi ro tài chính 1.4.1> Mục tiêu Quản trị rủi ro là xác định mức độ rủi ro mà một công ty mong muốn, nhận diện được mức độ rủi ro hiện nay của công ty đang gánh chịu và sử dụng các công cụ phái sinh hoặc các công cụ tài chính khác để điều chỉnh mức độ rủi ro thực sự theo mức rủi ro mong muốn. Quản trị rủi ro cũng đã làm sản sinh ra một công nghiệp hoàn toàn mới mẻ từ phía các định chế tài chính luôn nắm giữ các vị thế trong các công cụ phái sinh ngược lại với những người có nhu cầu sử dụng chúng, còn gọi là những người sử dụng cuối cùng như
- 8 là các công ty hoặc các quỹ đầu tư. Các định chế tài chính này, mà chúng ta đã mô phỏng trước đây là các nhà kinh doanh kiếm lời chênh lệch giá mua bán và nói chung là phòng ngừa những rủi ro cơ sở của danh mục các sản phẩm phái sinh của họ. Cuộc cách mạng trong quản trị rủi ro cũng đã tạo ra một công nghiệp trong dịch vụ tư vấn và các công ty phần mềm để giúp các công ty quản lý rủi ro của họ. Lý do chính để tiến hành quản trị rủi ro là những quan ngại có liên quan đến độ bất ổn của lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa và giá cổ phiếu trong hoạt động kinh doanh của các công ty và các định chế tài chính. Các công ty có xu hướng chấp nhận rủi ro trong nội bộ ngành mà công ty đang hoạt động và mong muốn né tránh được những rủi ro từ các yếu tố ngoại sinh. Ví dụ các hãng hàng không chấp nhận cạnh tranh trên thị trường vận chuyển hành khách từ nơi này đến nơi khác. Những rủi ro gắn liền với giá dầu bất ổn là một loại rủi ro hoàn toàn khác mà họ mong muốn tống khứ nó đi vẫn hơn. Vì thế các hãng hàng không tiến hành phòng ngừa rủi ro giá dầu, điều này cho phép họ tập trung vào công việc kinh doanh chính của mình. Tuy nhiên thỉnh thoảng họ cũng có thể cảm thấy giá dầu có xu hướng giảm xuống và như vậy là đôi khi, họ cho rằng mình đã quá đề cao việc phòng ngừa rủi ro. 1.4.2> Lợi ích Trong các kiến thức tài chính doanh nghiệp hiện đại, trong thế giới của Modigliani- Miller, không có thuế và chi phí giao dịch, không phải tốn kém chi phí để nhận thông tin và luôn có sẵn cho mọi người, thì các quyết định tài chính không làm tăng giá trị của cổ đông. Các quyết định tài chính, chẳng hạn như công ty nên phát hành bao nhiêu nợ, công ty chi trả cổ tức như thế nào hoặc là công ty phải đương đầu với rủi ro ra sao hiếm khi xác định chiếc bánh giá trị của công ty được cắt như thế nào. Quy mô của chiếc bánh, được quyết định bởi đầu tư của công ty vào tài sản, là nhân tố quyết định giá trị của cổ đông. MM tranh luận rằng về lý thuyết, các cổ đông có thể thực hiện tốt các giao dịch tài chính giống như công ty bằng cách mua hoặc bán cổ phiếu và trái phiếu trong danh mục đầu tư cá nhân của họ. Quản trị rủi ro cũng là một quyết định tài chính. Như vậy quản trị rủi ro, về lý thuyết có thể được các cổ đông thực hiện bằng cách điều chỉnh danh mục đầu tư cá nhân của họ, cho nên các công ty không cần phải quản trị rủi ro.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1459 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 831 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 449 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 398 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 224 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 230 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn