Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro tại công ty Star Telecom
lượt xem 10
download
Mục đích nghiên cứu đề tài là đề xuất các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro, góp phần lành mạnh hóa tình hình kinh doanh, giảm thiểu tác động tiêu cực, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tại Công ty Star Telecom (Unitel).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro tại công ty Star Telecom
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ---------------------------- AEXAY SUVANMIXAY QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY STAR TELECOM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ---------------------------- AEXAY SUVANMIXAY QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY STAR TELECOM CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ : 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ TIẾN ĐẠT HÀ NỘI, NĂM 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Aexay Suvanmixay
- ii LỜI CẢM ƠN Luận văn là kết quả nghiên cứu nghiêm túc của bản thân tôi trong một thời gian dài nhất định và sự cố gắng của bản thân. Những kết quả đạt được không thể thiếu sự hỗ trợ, đóng góp của các cá nhân và tổ chức. Tôi xin bày tỏ sâu sắc tới giảng viên TS. Lê Tiến Đạt, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi có thể hoàn thiện kiến thức, phương pháp nghiên cứu, phân tích dữ liệu nội dung và kiến thức về quản trị rủi ro. Trong thời gian nghiên cứu đề tài, Thầy đã tận tình hướng dẫn, định hướng và sửa chữa giúp tôi đi đúng hướng và bám sát đề tài để hoàn thiện được đề tài nghiên cứu này. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, phòng đạo tạo trường Đại học Thương Mại, các thầy cô giáo trong khoa Sau đại học đã tận tình giảng dạy cung cấp cho tôi những kiến thức về mặt lý luận và hiểu biết thực tiễn về kinh tế. những kiến thức chuyên sau cũng như hỗ trợ nghiên cứu trong thời gian dài để hoàn thành đề tài. Tôi xin trân thành cảm ơn sựu giúp đỡ của cán bộ công nhân viên của Công ty Star Telecom đã giúp tôi hoàn thành bảng đánh giá và khảo sát giúp tôi hoàn thiện đề tài nghiên cứu. Do kiến thức thực tiễn cũng như nghiên cứu còn hạn chế, bản thân là người nước ngoài nên ngoại ngữ tiếng Việt còn nhiều hạn chế, nên đề tài nghiên cứu của tôi không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót. Tôi kính mong nhận được ý kiến đóng góp, chỉ bảo của Thầy cô giáo để tôi có điều kiện bổ sung, nâng cao nhận thức cũng như công tác thực tiễn sau này. Tôi xin chân thành cảm ơn Tác giả luận văn Aexay Suvanmixay MỤC LỤC
- iii LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... vi LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 2. Những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến luận văn ..........2 3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài ......................................................4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ....................................................................5 6. Đóng góp mới của luận văn ..................................................................................5 7. Kết cấu của luận văn .............................................................................................6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO DOANH NGHIỆP......7 1.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI RỦI RO DOANH NGHIỆP .....7 1.1.1. Khái niệm..........................................................................................................7 1.1.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu rủi ro ..................................................................9 1.1.3. Phân loại rủi ro trong doanh nghiệp ............................................................11 1.2. NỘI DUNG QUẢN TRỊ RỦI RO DOANH NGHIỆP ..................................12 1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro doanh nghiệp ........................................................12 1.2.2. Mục tiêu quản trị rủi ro .................................................................................13 1.2.3. Quy trình quản trị rủi ro ................................................................................14 1.3. Các yếu tố tác động đến quản trị rủi ro .........................................................26 1.3.1. Các yếu tố môi trường vĩ mô ..........................................................................26 1.3.2 Các yếu tố môi trường ngành .........................................................................27 1.3.3. Các yếu tố quản trị công ty ............................................................................29 Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY STAR TELECOM ...........................................................................................35 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY STAR TELECOM .......................................35
- iv 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................35 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty .................................................36 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty .............................................................39 2.1.4. Các dịch vụ mà công ty cung cấp cho thị trường .........................................40 2.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2015 - 2019 .................................................41 2.2.1. Cơ sở vật chất và công nghệ ..........................................................................41 2.2.2. Nguồn nhân lực .............................................................................................41 2.2.3. Vốn của công ty ..............................................................................................42 2.2.4. Thị trường và mạng lưới khách hàng ...........................................................44 2.2.5. Tình hình cung cấp dịch vụ của Công ty trong thời gian qua .....................44 2.2.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh .......................................................48 2.3. TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY STAR TELECOM (UNITEL) .................................................................................................................52 2.3.1. Kết quả khảo sát quan điểm, nhận thức và mong muốn của nhà quản trị .52 2.3.2. Quy trình, nội dung kỹ thuật quản trị rủi ro đang áp dụng .........................58 2..2.3 Kỹ thuật quản trị rủi ro mà Công ty Star Telecom đang áp dụng ...............61 2.2.3. Phân tích những rủi ro từ môi trường cạnh tranh ảnh hưởng đến Công ty Star Telecom .............................................................................................................62 2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY STAR TELECOM 66 2.3.1. Các kết quả đạt được ......................................................................................66 2.3.2.Những tồn tại, hạn chế ...................................................................................68 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế .....................................................69 Chương 3: CÁC QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY STAR TELECOM.......................................................72 3.1 XU THẾ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TRONG THỜI GIAN TỚI............................................................................................................................72 3.1.1. Xu hướng và yêu cầu phát triển dịch vụ viễn thông thế giới .......................72 3.1.2. Xu thế phát triển dịch vụ viễn thông tại Lào ................................................74
- v 3.1.3. Kế hoạch kinh doanh .....................................................................................75 3.2. QUAN ĐIỂM QUẢN TRỊ RỦI RO ĐỐI VỚI CÔNG TY STAR TELECOM ..............................................................................................................77 3.2.1 Quan điểm 1: Quản trị rủi ro là biện pháp cơ bản và chủ động nhằm giảm sự bất định trong quản trị rủi ro của Công ty Star Telecom ..................................77 3.2.2 Quan điểm 2: Quản trị rủi ro phải phù hợp với thực tiễn và nguồn lực của bản thân Công ty Star Telecom ...............................................................................78 3.2.3 Quan điểm 3: Xây dựng các kịch bản và hành động phòng ngừa rủi ro thích hợp trong việc sử dụng công cụ phát sinh. .............................................................79 3.2.4 Quan điểm 4: Tăng cường, mở rộng hoạt động thương mại trong lĩnh vực viễn thông cần phải đi kèm với công tác quản trị rủi ro ........................................80 3.3. CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÔNG TY STAR TELECOM ............................................................................................81 3.3.1. Các đề xuất với Công ty Star Telecom ..........................................................81 3.4.2. Kiến nghị với các cơ quan hữu quan nhà nước Lào....................................86 KẾT LUẬN ..............................................................................................................93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Bảng 2.1 Chỉ tiêu nguồn nhân lực của Công ty Star Telecom giai đoạn 2015 - 2019 ..42 Bảng 2.2 Tổng nguồn vốn của Công ty Star Telecom giai đoạn ..............................42 2015 - 2019 ...............................................................................................................43 Bảng 2.3: Số thuê bao dịch vụ Viễn thông và thị phần năm 2018 ...........................44 Bảng 2.4. Số thuê bao điện thoại cố định của Lào giai đoạn 2015 - 2019 ...............44 Bảng 2.5. Số thuê bao di động của Lào giai đoạn 2015 - 2019 ................................45 Bảng 2.6. Các gói di động Công ty đang cung cấp...................................................45 Bảng 2.7. Số thuê bao Internet hàng năm tại Lào từ năm 2015-2019 ......................47 Bảng 2.8 Các gói cước Công ty đang cung cấp ........................................................47 Bảng 2.9. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Công ty Star Telecom từ năm 2015 - 2019 ...................................................................................................51 Biểu đồ Biểu đồ 2.1. Tình hình thực tế về rủi ro và quản trị rủi ro trong giai đoạn từ năm 2015 - 2019 của Công ty Star Telecom ...................................................................53 Biểu đồ 2.2. Nguyên nhân của rủi ro ở Công ty Star Telecom.................................54 Sơ đồ Sơ đồ 2.1: Quy trình quản trị rủi ro tại Công ty Star Telecom ................................58 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- vii ADSL Thuê bao bất đối xúng BTS Tạm cơ sở máy vô tuyến nhận truyền CDMA Công nghệ vô tuyến kỹ thuật số CHDCND LÀO Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào CNTT Công Nghệ Thông Tin ETL Công ty Xí nghiệp Viễn thong GDP Tổng sản phẩm quốc nội GSM Hệ thống thông tin di động toàn cầu. GTVTBCXD Giao thông Vận tải Bưu chính Xây dựng IDD Quay số trực tiếp quốc tế IP Giao thức liên mạng IR Quốc tế Dạo chơi ISDN Mạng số liên kết đa dịch vụ ISO Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISP Nhà cung cấp dịch vụ Internet ITO Tổ chức Viễn thông Quốc tế LTC (Lao Telecom) Công ty Viễn thông Lào LST Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Lào shinnawat MLL Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Millicom Lào MSC Trung tâm chuyển mạch chính NGN Mạng thế hệ sau PSTN Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng SMS Dịch vụ nhắn tin TRX Máy phát và máy thu VMS Dịch vụ thư tiếng nói VoIP Giao thức qua tiếng nói liên mạng QTRR Quản trị rủi ro RRTC Rủi ro
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thị trường viễn thông Lào là thị trường đang trên đường phát triển. Do đó, viễn thông đã trở thành một thị trường hấp dẫn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, hơn nữa Lào đã chính thức gia nhập WTO. Cũng chính vì sự hấp dẫn này đã kéo theo nhiều người muốn gia nhập thị trường kinh doanh viễn thông ở Lào, từ đó tạo nên tính gay gắt trên thị trường. Thị trường viễn thông ở Lào sẽ không còn dễ chơi như thuở ban đầu mà trở nên cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp cạnh tranh thị phần. Trong cuộc đua quyết liệt này, doanh nghiệp viễn thông sẽ khó tránh khỏi những rủi ro do thị trường cạnh tranh mang lại, trong dó có công ty Star Telecom (Unitel). Vì vậy, quảng trị rủi ro là công tác cần thiết mà các doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt để phòng ngừa những rủi ro tránh những tổn thất mà mình phải gánh chịu. Công ty Star Telecom (Unitel) - Trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel (trụ sở Công ty tại thủ đô Viêng Chăn - Lào). Trong các sản phẩm của Công ty Star Telecom, Unitel là thương hiệu mang lại thành công nhất với việc là nhà mạng lớn nhất tại Lào trong nhiều năm qua. Hiện nay Unitel đã có ba triệu khách hàng, chiếm 54% thị phần viễn thông, doanh thu lũy kế đạt 1,35 tỷ USD, nộp ngân sách nhà nước Lào 485 triệu USD, đóng góp, tài trợ cho các hoạt động nhân đạo, hoạt động xã hội khoảng 13 triệu USD. Đến nay, Unitel đã triển khai cơ sở hạ tầng tại toàn bộ tỉnh, thành của Lào với 6.500 trạm phát sóng 2G,3G và 4G, 30.000km cáp quang, phủ toàn bộ các quận, huyện của Lào. Đây là cơ sở để Unitel triển khai nhiều dự án mang tính chiến lược, giúp Lào trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt trên lĩnh vực viễn thông. Hiện Star Telecom (Unitel) đặt mục tiêu tới năm 2020, đưa internet tốc độ cao tới 80% người dân Lào; triển khai các dự án phục vụ Chính phủ điện tử tại Lào như xây dựng các hệ thống
- 2 công nghệ thông tin cho ngành thuế và hải quan, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin cho hệ thống tài chính, ngân hàng tại Lào; triển khai Ví điện tử và tham gia lĩnh vực tài chính vi mô (Micro Financial) tại Lào. Có thể nói, trong thời gian qua các doanh nghiệp nói chung và công ty Star Telecom (Unitel) nói riêng đã có nhiều thành công trong hoạt động kinh doanh tuy nhiên còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro tài chính cao như cơ cấu nguồn vốn, sử dụng đòn bẩy tài chính, khả năng cân đối dòng tiền đảm bảo khả năng thanh toán, nợ phải thu khó đòi cao, hoạt động đầu tư viễn thông, … việc đưa ra những quyết định quản trị rủi ro tài chính để giảm thiểu những tổn thất tiềm ẩn là cần thiết, có ý nghĩa thiết thực đối với các doanh nghiệp xây dựng đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế tiềm ẩn nhiều yếu tố gây ra bất ổn trong hoạt động của doanh nghiệp như hiện nay. Trong bối cảnh đó tôi đã chọn đề tài “Quản trị rủi ro tại công ty Star Telecom” làm đề tài nghiên cứu. 2. Những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến luận văn 2.1 Những công trình nghiên cứu: Ở Việt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính dưới góc độ một phần của công tác quản trị tài chính doanh nghiệp, cũng như dưới góc độ nghiên cứu chuyên sâu riêng về công tác quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp. Các tài liệu có liên quan đến quản trị rủi ro tài chính có thể kể đến như: Rủi ro tài chính, đo lường rủi ro tài chính còn được đề cập tới trong nhiều sách chuyên khảo về Quản trị tài chính doanh nghiệp như: Tài chính doanh nghiệp hiện đại (PSG.TS Trần Ngọc Thơ), Quản trị tài chính doanh nghiệp (TS. Nguyễn Minh Kiều), Quản trị tài chính doanh nghiệp (TS. Nguyễn Hải Sản), “Giáo trình Quản trị rủi ro” (2007) do PGS.TS Bùi Tường Trí làm chủ biên, “Quản trị rủi ro tài chính - Lý thuyết và bài tập” (2009) do TS. Nguyễn Minh Kiều làm chủ biên, “Quản trị rủi ro tài chính” (2009) do TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang làm chủ biên, “Quản trị rủi ro tài chính” do hai tác giả là
- 3 TS. Nguyễn Văn Tiến và TS. Phạm Hữu Hồng Thái biên soạn và xuất bản năm 2014. Ngoài những giáo trình trên còn có một số công trình nghiên cứu khoa học như: “Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp” – PGS.TS Nguyễn Thị Quy chủ biên, NXB Văn hóa – thông tin, 2008. “Đề tài: Xây dựng các chỉ tiêu kiểm soát rủi ro tài chính đối với các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam” (2011) do TS. Vũ Văn Ninh và Ths. Phạm Văn Bình làm chủ biên.“Đề tài: Quản trị rủi ro tài chính tại các tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam hiện nay – Thực trạng và giải pháp” (2011) do PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ và PGS.TS Nghiêm Thị Thà làm chủ nhiệm đề tài.“Quản trị rủi ro doanh nghiệp – sổ tay hướng dẫn nhận thức rủi ro” – Do Ủy ban chứng khoán Nhà nước & công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam phối hợp phát hành năm 2012 “Quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp” do tác giả PGS.TS Vũ Văn Ninh và TS. Phạm Thị Thanh Hòa chủ biên phát hành tháng 1 năm 2017. 2.2 Những kết quả đã nghiên cứu ở ngoài nước có liên quan đến luận văn Cuốn sách “Risk, uncertainly and profit” - Frank H.Knight, NXB Boston (Mỹ). Frank H. Knight là nhà khoa học người Mỹ có nhiều nghiên cứu về rủi ro, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới khía cạnh đo lường của rủi ro. “Cơ bản về quản trị rủi ro tài chính” (2005, Nhà xuất bản Wiley) của Karen A. Horcher. Lý thuyết về rủi ro tài chính và định giá chứng khoán phái sinh (2003, Nhà xuất bản Đại học Cambridge) của Jean-Philippe Bouchaud và Marc Potters.VaR: tiêu chuẩn mới để quản trị rủi ro tài chính (2006, tái bản lần thứ 3) của Phillippe Jorion. Sách “Financial Enterprise Risk Management” của Paul Sweeting (2011) với nội dung chính giới thiệu cơ sở lý thuyết về rủi ro, các định nghĩa, cách thức xác định rủi ro, các mô hình quản trị rủi ro. Bài báo “Financial Distress Prediction in an International Context: A Review and Empirical Analysis of Altman’s ZScore Model” do nhóm nghiên cứu Małgorzata Iwanicz-Drozdowska đến từ Ba Lan, Erkki K. Laitinen và Arto Suvas đến từ Phần Lan thực hiện khảo sát lại tính chính xác của
- 4 mô hình Z-score do Edward I. Altman xây dựng, công bố năm 1968. Ngoài ra còn nhiều sách tham khảo về rủi ro tài chính như “Quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp” của Paul Sweeting, “Cơ bản về quản trị rủi ro: hiệu đo lường và áp dụng hiệu quả quản trị rủi ro” của Paul Hopkin, “Hướng dẫn thực hành đối với quản trị rủi ro” của Thomas S. Coleman, “Thất bại của quản trị rủi ro: vì sao thất bại và làm sao để sửa chữa” của Douglas W.Hubbard cùng nhiều công trình khoa học khác đều đề cập tới vai trò của quản trị rủi ro tài chính đối với nhà quản lý doanh nghiệp cũng như các đối tượng khác, và khái quát một số điểm cơ bản đo lường rủi ro tài chính cũng như các biện pháp phòng ngừa rủi ro. 2.3 Đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố: Thông qua các công trình nghiên cứu liên quan đến quản trị rủi ro tài chính ở trong và ngoài nước mà tác giả tiếp cận được, Tác giả Luận văn đã rút ra những vấn đề đã được các nhà khoa học giải quyết cần kế thừa và những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu đồng thời khẳng định rõ luận văn mà tác giả thực hiện không có tính trùng lắp với các công trình nghiên cứu đã thực hiện trước đây cả về phạm vi, không gian, thời gian nghiên cứu. 3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3.1 Mục đích nghiên cứu: Đề xuất các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro, góp phần lành mạnh hóa tình hình kinh doanh, giảm thiểu tác động tiêu cực, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tại Công ty Star Telecom (Unitel) 3.2 Mục tiêu nghiên cứu Thứ nhất, hệ thống và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro và quản trị rủi ro trong doanh nghiệp, nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế trong quản trị rủi ro và các bài học cho Lào;
- 5 Thứ hai, làm rõ thực trạng quản trị rủi ro tại tại Công ty Star Telecom, từ đó rút ra những kết quả đạt được và những điểm còn hạn chế tồn tại trong quản trị rủi ro; nguyên nhân của nó để có biện pháp khắc phục. Thứ ba, đề xuất các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tại Công ty Star Telecom. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Là quản trị rủi ro tại công ty Star telecom, nghiên cứu thực trạng hoạt động của công ty từ năm 2015 đến năm 2019. 4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Về không gian: Đề tài nghiên cứu, đánh giá thực trạng rủi ro tại Công ty Star Telecom (Unitel). 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Tác giả sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống như: phân tích thống kê, so sánh, tổng hợp, phương pháp phân tích SWOT, … trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét đánh giá, giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề tài nghiên cứu.. Tác giả sử dụng phương pháp điều tra khảo sát, lập bảng hỏi, tổng hợp khảo sát tại Công ty Star Telecom (Unitel). 6. Đóng góp mới của luận văn - Luận văn hệ thống hóa, làm rõ thêm những vấn đề lý luận về rủi ro, quản trị rủi ro tài chính trong tại Công ty Star Telecom. - Luận văn nghiên cứu các bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro từ các doanh nghiệp, các hãng tư vấn nước ngoài qua đó rút ra các bài học kinh nghiệm quan trọng trong công tác quản trị rủi ro đối với tại Công ty Star Telecom. - Luận văn đi sâu đánh giá thực trạng rủi ro, quản trị rủi ro tại Công ty Star Telecom. Các đánh giá dựa trên các khía cạnh: nhận diện rủi ro, đo lường và đánh giá rủi ro, xử lý rủi ro tài chính ở tại Công ty Star Telecom.
- 6 - Luận văn đưa ra những kết quả trong công tác quản trị rủi ro tại công ty Star telecom đồng thời chỉ ra những điểm hạn chế, tồn tại trong công tác quản trị rủi ro trong công ty này. - Trên cơ sở định hướng phát triển ngành viễn thông ở Lào, đặt trong bối cảnh kinh tế - xã hội trong thời gian tới luận văn đề suất một số nhóm giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tài chính tại công ty Star telecom 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng về rủi ro và quản trị rủi ro tại công ty Star telecom Chương 3: Các quan điểm và giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tại Công ty Star Telecom
- 7 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO DOANH NGHIỆP 1.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI RỦI RO DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm rủi ro Đầu tiên ta cần phải tìm hiểu và làm rõ những khái niệm về rủi ro đơn thuần, từ đó chúng ta sẽ đi sâu hơn về rủi ro trong hoạt động kinh doanh và rủi ro trong các hoạt động kinh doanh sản xuất thương mại trước khi bàn tới những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tài chính đối với một doanh nghiệp sản xuất thương mại. Theo George E. Rejda (2001), Principles of Risk management and Insurance, NXB Thống Kê. Ông viết: “Rủi ro được hiểu là sự không chắc chắn, gây ra mất mát thiệt hại”. Theo từ điển Oxford (1928), Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn, thiệt hại. Như vậy, rủi ro phải là sự bắt trắc gây hậu quả cho con người và có thể tính toán được xác suất xảy ra mới được gọi là rủi ro. Còn những bất trắc không gây ra hậu quả và tổn thất hoặc chưa từng xảy ra thì không được gọi là rủi ro. Theo trường phái hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai. Bây giờ chúng ta tiếp tục nghiên cứu khái niệm rủi ro theo một góc nhìn khác đó là xem xét các khái niệm về “Sự chắc chắn” và “Sự bất định”
- 8 “Sự chắc chắn” (Certainty) không chứa đựng nghi ngờ, có nghĩa là “một trạng thái không có nghi ngờ”. Dưới góc nhìn từ vị trí của một nhà quản trị, “sự chắc chắn” là trạng thái tâm lý luôn luôn được mong đợi khi nhà quản trị đưa ra quyết định. Với sự chắc chắn tuyệt đối dựa trên các lựa chọn thay thế, những điều kiện liên quan đến mỗi phương án và kết quả của mỗi phương án. Trong điều kiện chắc chắn, có sẵn thông tin chính xác, có thể đo lường và đáng tin cậy để đưa ra quyết định. Các điều kiện như vậy tồn tại trong trường hợp các quyết định thưởng xuyên và lặp di lặp lại liên quan đến hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế, không phải lúc nào nhà quản trị cũng có thể chắc chắn của những quyết định, thời điểm đó nhà quản trị có trạng thái tâm lý nghi ngờ, đó là “sự bất định”. “Sự bất định” (Uncertainty) có nghĩa là “ Nghi ngờ khả năng của chúng ta trong việc tiên đoán kết quả hoặc trạng thái tương lai của những hoạt động hiện tại”. Nó là trạng thái tâm lý trái ngược với “sự chắc chắn”. Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Hầu hết các quyết định quan trọng được đưa ra trong môi trường phức tạp ngày nay được hình thành dưới một tình trạng không chắc chắn. Các điều kiện của sự không chắc chắn tồn tại khi môi trường trong tương lai là không thể đoán ttrước và mọi thứ đang ở trong tình trạng bấp bênh. Người quản trị không có thông tin đầy đủ về các lựa chọn thay thế và bất cứ thông tin nào có sẵn, có thể không hoàn toàn đáng tin cậy. Trước tình trạng không chắc chắn như vậy, các nhà quản lý cần đưa ra một số giả định về tình hình đề đưa ra một khuôn khổ hợp lý để ra quyết định. Họ phải phụ thuộc vào sự đánh giá và kinh nghiệm của họ để đưa ra quyết định. Để nhà quản trị có thể giảm được “sự bất định” xuống tới mức tối thiểu hay chí ít cũng làm cho sự
- 9 bất định giảm từ những mức độ cao xuống những mức độ thấp hơn trong quá trình quản trị doanh nghiệp. Tóm lại rủi ro (Risk) đối với doanh nghiệp là gì? Một cách khái quát, rủi ro là bất cứ sự không chắc chắn nào có thể là nguy cơ đối với khả năng thực hiện thành công mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể hiểu “Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn trong kết quả”. Rủi ro hiện diện trong hầu hết các hoạt động kinh doanh. Khi có rủi ro, nhà quản trị sẽ có trạng thái tâm lý bất định. Vì một người không thể biết trước được tương lai do đó tương lai là “sự bất định”, nhưng nhà quản trị sẽ dựa vào sự rủi ro sẵn có để dự đoán tương lai. Do đó, rủi ro được nghiên cứu như là nguyên nhân gây nên sự bất định. 1.1.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu rủi ro Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là những diễn biến phức tạp khôn lường của môi trường kinh doanh. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải thường xuyên đối diện với rủi ro ngày càng đa dạng về loại hình, tinh vi về mức độ. Rủi ro tài chính xảy ra đồng nghĩa với tổn thất hoặc mục tiêu của doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Bởi vậy, mối quan tâm về rủi ro luôn được coi trọng, là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù vậy, quản trị rủi ro của các doanh nghiệp vẫn chưa được như mong đợi. Hệ lụy khó tránh khỏi là những tổn thất về kinh tế - xã hội, những sai lệch so với dự tính của doanh nghiệp. Vì mục tiêu bền vững trong phát triển, tối đa hóa giá trị tài sản của các chủ sở hữu, việc quản trị rủi ro theo hướng toàn diện hơn, chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn là đòi hỏi vô cùng cấp bách đối với các doanh nghiệp Lao. Ý nghĩa của việc nghiên cứu rủi ro đối với doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Do mục tiêu cuối cùng của mọi doanh nghiệp là phải làm tăng giá trị các khoản đầu tư các nhà đầu tư bỏ vào doanh nghiệp nên với những đóng góp vào việc bảo đảm giá trị các khoản đầu tư này, hoạt động nghiên cứu rủi ro là thực sự cần
- 10 thiết đối với doanh nghiệp. Vấn đề cần quan tâm còn lại của nhà quản trị chỉ là cân đối giữa những chi phí phải bỏ ra cho hoạt động quản trị rủi ro với những lợi ích thu được từ các hoạt động này. Nghiên cứu về rủi ro nói chung có ý nghĩa vô cùng to lớn và có thể có nhiều đóng góp cho doanh nghiệp. Hoạt động nghiên cứu rủi ro có đóng góp trực tiếp vào lợi nhuận của doanh nghiệp nhở vào hoạt động kiểm soát chi phí liên quan đến rủi ro của doanh nghiệp. Đó là vì lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào tương quan giữa chi phí và thu nhập của doanh nghiệp. Khi hoạt động quản trị rủi ro góp phần làm giảm chi phí thì sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Có nhiều cách để hoạt động quản trị rủi ro có thể giảm chi phí cho doanh nghiệp, chẳng hạn các hoạt động nhằm ngăn ngừa rủi ro xảy ra, hay bằng việc xác định chính xác những nhân tố nào cần bảo hiểm, nhân tố nào không cần, những nhân tố nào chỉ cần di chuyển một phần, những nhân tố nào cần di chuyển toàn bộ mà doanh nghiệp có thể giảm chi phí mua bảo hiểm mà vẫn đảm bảo ngăn ngừa được rủi ro hiệu quả. Hoạt động nghiên cứu rủi ro sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh khỏi nguy cơ phá sản. Doanh nghiệp không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản. Theo đó, đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp là lý do quan trọng nhất cho sự tồn tại của hoạt động quản trị rủi ro. Nói cách khác, hoạt động nghiên cứu rủi ro có nhiệm vụ giúp cho doanh nghiệp có thể theo đuổi các mục tiêu của mình mà không bị phá sản bởi rủi ro phát sinh trong quá trình theo đuổi các mục tiêu đó. Hoạt động nghiên cứu rủi ro còn giúp doanh nghiệp tránh được những giảm sút về thu nhập hoặc thiệt hại về tài sản. Bằng việc phát hiện rủi ro trong các dự án kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động nghiên cứu rủi ro có khả năng ngăn chặn kịp thời các tổn thất, qua đó tránh được hoặc giảm thiểu nhưng thiệt hại về thu nhập hoặc tài sản cho doanh nghiệp.
- 11 1.1.3. Phân loại rủi ro trong doanh nghiệp Có nhiều loại rủi ro khác nhau tiềm ẩn đối với doanh nghiệp. Chúng có thể có nguồn gốc ngay bên trong doanh nghiệp hoặc từ bên ngoài. Dựa trên bản chất của các rủi ro, người ta có nhiều cách phân loại rủi ro. Tuy nhiên, phổ biến nhất là việc phân loại rủi ro thành 04 nhóm như sau: Rủi ro tài chính: Lãi suất, tỷ giá hối đoái, nguồn tín dụng, dòng tiền và khả năng thanh toán…; Rủi ro chiến lược: Cạnh tranh, thay đổi của khách hàng, thay đổi của ngành, rủi ro đối với hoạt động nghiên cứu và phát triển, sở hữu trí tuệ…; Rủi ro hoạt động: Bộ máy lãnh đạo, rủi ro về văn hóa doanh nghiệp, vi phạm quy chế quản lý, kiểm soát tài chính, hệ thống thông tin…; Rủi ro nguy hiểm: Rủi ro về môi trường, nhà cung cấp, thiên tai, rủi ro đối với tài sản, các hợp đồng, sản phẩm và dịch vụ… Việc phân loại rủi ro như trên giúp doanh nghiệp quản lý rủi ro một cách có hệ thống và có cái nhìn tổng thể, toàn diện hơn về rủi ro trong mọi mặt hoạt động. Nghiên cứu phân loại rủi ro doanh nghiệp theo các dạng thức mà nó tồn tại và tác động đến hoạt động quản trị của doanh nghiệp là rất cần thiết đối với yêu cầu xây dựng cấu trúc của rủi ro doanh nghiệp. Có thể phân loại rủi ro doanh nghiệp theo nhiều phương thức khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu quản trị tài chính doanh nghiệp. ❖ Căn cứ vào việc rủi ro có đi kèm với cơ hội sinh lời hay không, chúng ta có hai dạng tồn tại của rủi ro: Rủi ro suy đoán (Speculative Financial risks) tồn tại khi cơ hội sinh lời đi với nguy cơ tổn thất do quyết định kinh doanh đang cân nhắc. Rủi ro suy đoán có thể tạo nên một tâm lý kỳ vọng về những cơ hội của doanh nghiệp khi chấp nhận một hành vi tài trợ hay đầu tư nhằm đạt tới một kết quả kinh doanh với một tỷ lệ rủi ro suy đoán nào đó. Rủi ro thuần túy (Pure Financial risks) tồn tại khi một nguy cơ tổn thất đe dọa
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ kinh tế: Các giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
26 p | 422 | 143
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 290 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6
102 p | 185 | 29
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Các giải pháp khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Kon Bảy, tỉnh Kon Tum
26 p | 186 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 242 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 236 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn