Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành dịch vụ ăn uống (F&B) ở Việt Nam
lượt xem 8
download
Luận văn "Giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành dịch vụ ăn uống (F&B) ở Việt Nam" tìm hiểu về thực trạng rác thải nhựa trong ngành dịch vụ ăn uống (F&B), đề xuất các phương án, giải pháp giảm thiểu sử dụng đồ nhựa dùng một lần, cũng như hạn chế tối đa lượng rác thải nhựa bị thải ra môi trường, để góp phần giữ gìn môi trường sống, xây dựng một quốc gia xanh – sạch hơn và hướng tới phát triển bền vững trong tương lai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành dịch vụ ăn uống (F&B) ở Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG ---------***-------- LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU CHẤT THẢI NHỰA TRONG NGÀNH DỊCH VỤ ĂN UỐNG (F&B) Ở VIỆT NAM Ngành: Kinh tế quốc tế HỌ TÊN HỌC VIÊN: NGUYỄN PHƢƠNG LINH
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU CHẤT THẢI NHỰA TRONG NGÀNH DỊCH VỤ ĂN UỐNG (F&B) Ở VIỆT NAM Ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 8310106 Họ và tên học viên: NGUYỄN PHƢƠNG LINH Ngƣời hƣớng dẫn: TS Mai Nguyên Ngọc Hà Nội – 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành dịch vụ ăn uống (F&B) ở Việt Nam” là kết quả nghiên cứu của tôi dƣới sự hƣớng dẫn của TS.Mai Nguyên Ngọc. Các thông tin, số liệu trong bài viết đều dựa trên thực tế, cụ thể và có nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Tác giả Nguyễn Phƣơng Linh
- ii LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trƣờng Đại học Ngoại thƣơng, phòng Đào tạo và Khoa Sau đại học của trƣờng cùng tập thể các thầy cô giáo, những ngƣời đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng. Trong đó, cá nhân tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Mai Nguyên Ngọc, mặc dù thời gian hạn hẹp nhƣng Cô đã dành nhiều công sức và kinh nghiệm quý báu của mình để hƣớng dẫn tôi một cách tận tình, chu đáo. Tuy nhiên do kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn nhiều thiếu sót trong kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung luận văn của tôi không tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 01 năm 2023 Tác giả Nguyễn Phƣơng Linh
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... vi DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN......................................... viii LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHẤT THẢI NHỰA TRONG NGÀNH DỊCH VỤ ĂN UỐNG (F&B)................................................................................. 9 1.1 Tổng quan về ngành dịch vụ ăn uống (F&B). ............................................... 9 1.1.1 Khái niệm ngành dịch vụ ăn uống (F&B). ......................................... 9 1.1.2 Phân loại dịch vụ ăn uống................................................................... 9 1.1.3 Đặc điểm của ngành dịch vụ ăn uống. .............................................. 11 1.2 Tổng quan về chất thải nhựa trong ngành dịch vụ ăn uống (dịch vụ F&B)…. ................................................................................................................ 12 1.2.1 Chất thải nhựa là gì?.......................................................................... 12 1.2.2 Nguồn gốc của chất thải nhựa. .......................................................... 13 1.2.3 Tác hại của chất thải nhựa. ............................................................... 13 1.2.4 Đồ dùng bằng nhựa và chu trình luân chuyển thực phẩm. ............... 15 1.2.5 Các phương pháp giảm thiểu chất thải nhựa. .................................... 20 1.3 Hành động của các quốc gia khác trong việc giảm thiểu rác thải nhựa trong ngành dịch vụ ăn uống (F&B). .................................................................. 29 CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG TIÊU DÙNG VÀ THẢI BỎ ĐỒ NHỰA TRONG NGÀNH DỊCH VỤ ĂN UỐNG (F&B) CỦA VIỆT NAM .................. 33 2.1 Thực trạng và xu hƣớng phát triển của ngành dịch vụ ăn uống (F&B) tại Việt Nam. ............................................................................................................. 33
- iv 2.1.1 Tình hình kinh doanh ngành dịch vụ ăn uống (dịch vụ F&B) tại Việt Nam……….. ................................................................................................ 33 2.1.2 Giới thiệu một số chuỗi cửa hàng tiêu biểu trong ngành dịch vụ ăn uống (dịch vụ F&B) tại Việt Nam. ............................................................... 39 2.2 Thực trạng tiêu dùng đồ nhựa và giảm thiểu rác thải nhựa trong ngành dịch vụ ăn uống (dịch vụ F&B) tại Việt Nam. .................................................... 42 2.2.1 Thực trạng tiêu dùng đồ nhựa và giảm thiểu rác thải nhựa tại Việt Nam…….. .................................................................................................... 42 2.2.2 Những nỗ lực của Việt Nam trong giảm thiểu rác thải nhựa. .......... 45 2.3 Thực trạng sử dụng đồ nhựa và giảm thiểu rác thải nhựa của một số chuỗi cửa hàng tiêu biểu trong ngành F&B tại Việt Nam. .......................................... 49 2.3.1 Thương hiệu The Coffee House. ....................................................... 49 2.3.2 Thương hiệu Highlands Coffee. ........................................................ 52 2.3.3 Thương hiệu Pizza 4P’s..................................................................... 54 2.3.4 Thương hiệu Phúc Long Coffee&Tea. .............................................. 58 2.4 Đánh giá hiệu quả giảm thiểu rác thải nhựa của các chuỗi cửa hàng tiêu biểu trong ngành dịch vụ ăn uống (F&B) tại Việt Nam. .................................... 60 2.4.1 Những mặt đạt được. .......................................................................... 60 2.4.2 Những mặt tồn tại. ............................................................................. 61 CHƢƠNG III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RÁC THẢI NHỰA TRONG NGÀNH DỊCH VỤ ĂN UỐNG (F&B) TẠI VIỆT NAM. .................. 64 3.1 Bối cảnh mới ảnh hƣởng đến công cuộc giảm thiểu rác thải nhựa trong ngành dịch vụ ăn uống (F&B) tại Việt Nam. ...................................................... 64 3.2 Các giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa trong ngành dịch vụ ăn uống (F&B) ở Việt Nam. .............................................................................................. 67 3.2.1 Tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về rác thải nhựa và tác hại của rác thải nhựa đến môi trường. .............................................................. 68
- v 3.2.2 Giảm thiểu rác thải nhựa trong quá trình thu mua và lưu trữ nguyên liệu………….. .............................................................................................. 70 3.2.3 Giảm thiểu rác thải nhựa trong công đoạn chế biến và phục vụ. ...... 72 3.2.4 Phân loại rác thải nhựa để tạo điều kiện cho quá trình thu gom và tái chế rác thải nhựa. ........................................................................................ 76 3.3 Các giải pháp khác. ..................................................................................... 77 3.3.1 Giải pháp từ phía nhà cung cấp. ....................................................... 77 3.3.2 Giải pháp từ phía khách hàng. ........................................................... 78 3.3.3 Giải pháp từ phía Nhà nước............................................................... 80 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 85 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 89
- vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa EU Europe Union - Liên minh châu Âu F&B Food and Beverage – Đồ ăn và thức uống HDPE Nhựa polyethylene tỷ trọng cao LDPE Nhựa polyethylene tỷ trọng thấp PE Polyethylene PETE Polyethylene PP Polypropylene PS polystyrene SUP Nhựa dùng một lần VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm WB World Bank – Ngân hàng Thế giới WWF Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên
- vii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Đánh giá hoạt động SXKD của doanh nghiệp F&B so với trƣớc dịch…40 Hình 2.2 Thay đổi doanh thu của ngành dịch vụ ăn uống (dịch vụ F&B) theo kênh phân phối........................................................................................................41 Hình 2.3 Triển vọng ngành F&B thời kỳ bình thƣờng tiếp theo………….…….42 Hình 2.4 Dự báo tình hình tài chính trong hộ gia đình trong năm 2023…..…….43 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Tổng lƣợng rác thải nhựa phân theo nguồn gốc tại các địa điểm đƣợc khảo sát tại Việt Nam (2020-2021)…………………………………………....52 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Tóm tắt các lợi ích và chi phí đƣợc trình bày trong báo cáo năm 2018 của Uỷ ban Châu Âu………………………………………………………………38 Bảng 2.1 Tổng hợp những mặt đạt đƣợc trong giảm thiểu rác thải nhựa tại 4 chuỗi cửa hàng tiêu biểu trong ngành dịch vụ ăn uống (F&B) tại Việt Nam………...….68 Bảng 2.2 Tổng hợp những mặt tồn tại trong giảm thiểu rác thải nhựa tại 4 chuỗi cửa hàng tiêu biểu trong ngành dịch vụ ăn uống (F&B) tại Việt Nam…………..……69
- viii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Luận văn với đề tài: “Giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành dịch vụ ăn uống (F&B) ở Việt Nam” bao gồm 03 chƣơng: Chƣơng 1: Chƣơng 1 của luận văn trình bày tổng quan về chất thải nhựa trong ngành dịch vụ ăn uống (dịch vụ F&B) bao gồm: tổng quan về ngành dịch vụ ăn uống, tổng quan về rác thải nhựa trong ngành dịch vụ ăn uống. Bên cạnh đó, tác giả cũng giới thiệu các phƣơng pháp giảm thiểu rác thải nhựa, kèm theo đó tác giả đã tổng hợp những kinh nghiệm từ các quốc gia khác trong việc giảm thiểu rác nhựa nói chung và trong ngành dịch vụ ăn uống nói riêng. Chƣơng 2: Chƣơng 2 của luận văn giới thiệu tổng quan về thực trạng và tình hình kinh doanh của ngành dịch vụ ăn uống (F&B), từ đó tìm ra xu hƣớng phát triển của ngành cũng nhƣ hiểu rõ hơn về xu hƣớng tiêu dùng của khách hàng hiện nay tại Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng giới thiệu một số chuỗi nhà hàng, quán café tiêu biểu và đƣợc nhiều ngƣời yêu thích hiện nay, từ đó tiến hành khảo sát, phỏng vấn một số nhân viên của các nhà hàng để làm rõ về thực trạng sử dụng đồ nhựa cũng nhƣ lƣợng rác thải nhựa mà các nhà hàng, quán café thải ra. Qua các thông tin đã thu hoạch đƣợc, tác giả rút ra một số những mặt đã đạt đƣợc và những mặt còn tồn tại của các nhà hàng trong nỗ lực giảm thiểu rác thải nhựa. Chƣơng 3: Trong chƣơng này, bên cạnh việc đƣa ra bối cảnh mới ảnh huongr đến công cuộc giảm thiểu chất thải nhựa của ngành dịch vụ ăn uống (F&B) ở Việt Nam, tác giả cũng dựa trên thực trạng và những mặt còn tồn tại trong việc giảm thiểu rác thải nhựa của các thƣơng hiệu để đề xuất một số giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa hiệu quả nhất cho ngành dịch vụ ăn uống (F&B) tại Việt Nam. Ngoài việc đề xuất các giải pháp đến từ các khâu mua hàng, lƣu trữ và phục vụ, tác giả cũng đề xuất thêm các giải pháp đến từ phía các nhà cung cấp, khách hàng và từ phía các cơ quan quản lý Nhà nƣớc.
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Không thể phủ nhận rằng cùng với sự phát triển của ngành dịch vụ ăn uống, bao bì nhựa và đồ nhựa dùng một lần đang ngày càng đƣợc sử dụng rộng rãi hơn và đã dần trở thành một thứ không thể thiếu trong ngành này. Điều này có thể đƣợc lí giải không chỉ bởi sự tiện lợi mà đồ dùng bằng nhựa đem lại cho ngƣời tiêu dùng, mà còn là bởi sự hỗ trợ của bao bì nhựa trong việc đảm bảo điều kiện bảo quản hay duy trì vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngành dịch vụ ăn uống (F&B) có thể đƣợc coi là một trong những ngành có đóng góp lớn vào nền kinh tế của các đô thị. Tuy nhiên, chính điều này đã khiến cho ngành dịch vụ ăn uống (F&B) trở thành một trong những nguồn chính thải ra lƣợng rác thải nhựa khổng lồ, nhất là trong bối cảnh dịch vụ gọi đồ ăn online, mua đồ ăn đem đi (take-away) trong ngành này đang trở nên phổ biến và không có dấu hiệu suy giảm cùng nhịp sống đô thị đang ngày một phát triển. Theo ƣớc tính của thƣơng hiệu Starbucks (một thƣơng hiệu cà phê lớn trên thế giới) cho biết rằng ƣớc tính mỗi năm, có khoảng 7 tỷ chiếc cốc nhựa bị thải ra môi trƣờng từ hệ thống cửa hàng của hãng trên toàn cầu. Cùng với 7 tỷ chiếc cốc đó là số lƣợng tƣơng ứng của các loại ống hút nhựa, túi nilon đi kèm. Những chiếc ống hút nhỏ tƣởng chừng vô hại nhƣng lại không thể tái chế và cũng đƣợc xếp thứ 6 trong những loại rác thải không thể phân huỷ trên thế giới. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, những con số này chính là một trong những minh chứng rõ ràng về lƣợng rác thải nhựa khổng lồ mà ngành dịch vụ ăn uống (F&B) thải ra. Lƣợng rác thải nhựa chỉ tính riêng trong ngành dịch vụ ăn uống cũng đã có thể gây ra việc quá tải trong việc xử lý rác thải nhựa, làm ảnh hƣởng nghiêm trọng tới môi trƣờng sống, hệ sinh thái biển, sức khoẻ của con ngƣời, của các loài sinh vật, cũng nhƣ làm gia tăng biến đổi khí hậu. Theo Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), ngƣời tiêu dùng là mắt xích quan trọng nhất trong chuỗi giá trị tuần hoàn nhằm ngăn chặn vấn nạn rác thải nhựa. Ngƣời sử dụng chính là yếu tố quan trọng quyết định xem rác thải nhựa có đƣợc hạn chế hay từ chối sử dụng trong các hoạt động thƣờng ngày hay không. Cũng chính ngƣời tiêu dùng sẽ quyết định có lựa chọn các sản phẩm thân thiện với
- 2 môi trƣờng, có khả năng tái chế, tái sử dụng, có khả năng phân huỷ sinh học để giảm thiểu tác hại của nhựa với môi trƣờng hay không. Bên cạnh đó, việc các rác thải nhựa có thể đƣợc tái chế, đƣợc xử lý đúng cách hay bị trôi nổi ngoài môi trƣờng, bị đốt hoặc chôn lấp bừa bãi cũng phụ thuộc một phần lớn vào ý thức và hành vi của ngƣời dân. Tuy nhiên, trong ngành dịch vụ ăn uống (F&B), việc xử lý, quản lý rác thải nhựa không chỉ là trách nhiệm của ngƣời dân, đó cũng là trách nhiệm của các doanh nghiệp, các đơn vị cung cấp dịch vụ trực tiếp đến ngƣời tiêu dùng, là phải làm thế nào để thay đổi nhận thức, ý thức, thay đổi hành vi và thói quen tiêu dùng đối với đồ nhựa và cách thức xử lý nhằm giảm thiểu rác thải nhựa. Theo Chƣơng trình Môi trƣờng Liên hợp quốc (UNEP), năm 2018, Việt Nam là một trong những quốc gia có lƣợng rác thải nhựa xả ra biển nhiều nhất trên thế giới, đứng thứ 4 trên 20 quốc gia cao nhất. Theo thống kê của Hiệp hội Nhựa Việt Nam, mỗi năm nƣớc ta phát sinh 1,8 triệu tấn chất thải nhựa ra môi trƣờng, với mỗi món đồ nhựa ta sử dụng trong vòng 30 phút sẽ mất 300-500 năm để phân huỷ. Ngoài ra, theo Báo cáo kết quả nghiên cứu tại Việt Nam của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) xác định, mức tiêu thụ nhựa bình quân đầu ngƣời ở Việt Nam tăng lên 81 kg/ngƣời/năm và 70% trong số đó trở thành rác thải. Chính vì vậy, hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới, Việt Nam đã và đang phải đặt vấn đề giảm thiểu rác thải nhựa lên hàng đầu để bảo vệ môi trƣờng cũng nhƣ điều kiện sống tốt nhất cho mọi ngƣời dân. Các giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa là điều mà nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, luôn dành nhiều thời gian để cải thiện và phát triển, sao cho các giải pháp mang đến hiệu quả tốt nhất. Các biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa hiệu quả không chỉ đem lại lợi ích trong việc bảo vệ môi trƣờng, giảm ô nhiễm mà còn có thể giúp Nhà nƣớc tiết kiệm các nguồn nguyên, nhiên liệu, năng lƣợng hoặc các tài nguyên thiên nhiên nhƣ nƣớc, đất, cây xanh, và thậm chí là tiết kiệm nguồn tài chính. Vì vậy, bên cạnh việc tìm hiểu về thực trạng rác thải nhựa trong ngành dịch vụ ăn uống (F&B), luận văn cũng tập trung tìm kiếm và đề xuất các phƣơng án, giải pháp giảm thiểu sử dụng đồ nhựa dùng một lần, cũng nhƣ hạn chế tối đa lƣợng rác thải nhựa bị thải ra môi trƣờng, để góp phần giữ gìn môi trƣờng
- 3 sống, xây dựng một quốc gia xanh – sạch hơn và hƣớng tới phát triển bền vững trong tƣơng lai. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu. Các vấn đề về ô nhiễm rác thải nhựa luôn đƣợc các quốc gia, các nền kinh tế trên thế giới đặt lên hàng đầu, vì những tác hại, ảnh hƣởng mà nó gây ra cho môi trƣờng sống của con ngƣời và các loại động vật, sinh vật trên Trái đất là không nhỏ. Các quốc gia trên Thế giới dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển đều đặt mục tiêu giảm thiểu cũng nhƣ quản lý, xử lý rác thải nhựa là nhiệm vụ quan trọng để đƣa nền kinh tế phát triển theo hƣớng bền vững hơn trong tƣơng lai. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và các bài viết đề cập đến việc quản lý và giảm thiểu rác thải nhựa không chỉ trong nƣớc mà cả ở nƣớc ngoài. 2.1 Nghiên cứu trong nước. Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật, “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn nylon tại thành phố Đà Nẵng” của tác giả Trần Thị Kiều Ngân (2012), đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau nhƣ lấy mẫu, phỏng vấn, thống kê, phân tích thông tin, để nhằm làm rõ về hiện trạng thực tế trong việc sử dụng và thu gom rác thải nhựa thƣờng ngày của ngƣời dân thành phố Đà Nẵng. Kết quả khảo sát cho thấy có sự tỷ lệ thuận giữa mức sử dụng, phát thải với mức thu nhập, với trình độ học vấn và với số lƣợng nhân khẩu. Bên cạnh đó cũng thu đƣợc các kết quả nhƣ nhóm có trình độ học vấn ở mức đại học cũng là nhóm có mức phát thải cao nhất, và các loại chất liệu túi nylon đƣợc sử dụng phổ biến nhất là các loại túi nylon màu-mỏng, cũng là các loại túi nylon không thể tái chế. Thông qua các kết quả đó, tác giả để xuất một số giải pháp, biện pháp để quản lý rác thải nhựa hiệu quả hơn nữa. Nghiên cứu “Thực trạng phát sinh rác thải nhựa trong trường học – Nghiên cứu điển hình tại Trường Đại học Cần Thơ” của Nguyễn Công Thuận và cộng sự (2021), đã tập trung xác định về thực trạng phát sinh rác thải nhựa tại trƣờng đại học Cần Thơ. Thông qua các phƣơng pháp quan sát và phỏng vấn các cán bộ, ngƣời học và ngƣời kinh doanh dịch vụ trong khuôn viên trƣờng, tác giả rút ra các kết quả về thực trạng rác thải nhựa nhƣ rác thải nhựa chiếm 14,4% trong tổng số lƣợng rác
- 4 thải là 9,6 tấn/ngày. Trong đó túi nhựa (loại LDPE) có tỷ lệ phát sinh nhiều nhất cả về số lƣợng và khối lƣợng. Từ đó tác giả đề xuất các biện pháp để giảm thiểu rác thải nhựa tại trƣờng Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng phát sinh và đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lý rác thải nhựa tại phường Thượng Cát, thành phố Hà Nội” của Đào Văn Hiền và cộng sự (2021), tập trung tìm hiểu về thực trạng phát sinh rác thải nhựa tại phƣờng Thƣợng Cát, thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy lƣợng rác thải nhựa chiếm 13,5% trong khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt, tƣơng đƣơng 1508kg/ngày. Theo khối lƣợng, rác thải nhựa của khu dân cƣ là 620,88 kg/ngày, chiếm 41,2% và rác thải nhựa khu chợ là 452,6 kg/ngày, chiếm 30% lƣợng rác thải nhựa của toàn phƣờng. Khối cơ quan, công sở phát sinh rác thải nhựa thấp nhất, tƣơng đƣơng 112,5 kg/ngày. Theo tỷ lệ rác thải nhựa trong rác thải sinh hoạt, khu dân cƣ là thấp nhất chiếm 10,6%, khu chợ là cao nhất chiếm 21,6%. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt khá cao đạt 93,2% trong khi đối với rác thải nhựa, tỷ lệ thu gom chỉ đạt 80,6%. Từ đó tác giả đề xuất phƣơng án quản lý rác thải nhựa tại phƣờng Thƣợng Cát, thành phố Hà Nội nói riêng và cho các địa phƣơng trên cả nƣớc nói chung. Nghiên cứu “Khảo sát, đánh giá thực trạng nhận thức, hành vi của sinh viên về thói quen phân loại rác và sử dụng nhựa dùng một lần” của tác giả Phạm Thị Dƣơng và Đinh Thị Thuý Hằng (2022), đã khảo sát về nhận thức và thói quen phân loại cũng nhƣ sử dụng nhựa dùng một lần của sinh viên Trƣờng Đại học Hàng hải Việt Nam. Kết quả khảo sát chỉ ra có đến 95,85% các sinh viên đều có hiểu biết về tác hại của nhựa một lần, thói quen sử dụng nhựa vẫn còn khá cao (55,2% sinh viên có thói quen sử dụng hộp xốp hàng ngày, 67,2% sinh viên sử dụng chai nƣớc nhựa hàng ngày, 91,3% sinh viên sử dụng túi nylon hàng ngày). Tuy nhiên cũng có một vài kết quả khả quan khi có đến 73,6% sinh viên ủng hộ việc đánh thuế dối với các quán ăn, nhà hàng có sử dụng đồ nhựa dùng một lần, 63,7% sẵn sàng chi trả phí khi sử dụng nhựa dùng một lần, 79,2% sẵn sàng sử dụng sản phẩm xanh thay thế. Từ thực tế đó, nghiên cứu đồng thời cũng đƣa ra 04 đề xuất góp phần nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi, thói quen sử dụng nhựa một lần trong sinh viên.
- 5 Nghiên cứu “Đánh giá nhận thức và hành vi của người tiêu dùng liên quan đến phát sinh rác thải nhựa tại TP.Hà Nội” của tác giả Phạm Thị Mai Thảo và các cộng sự (2021), đã sử dụng phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn một số lƣợng ngƣời dân nhất định ở các độ tuổi, ngành nghề, giới tính khác nhau, qua đó rút ra những thông tin về nguồn gốc phát sinh, khối lƣợng, thành phần và các hình thức xử lý rác thải nhựa. Từ phƣơng pháp phỏng vấn cũng có thể thấy đƣợc nhận thức của ngƣời dân về rác thải nhựa, kết quả cho thấy có đến 97,6% ngƣời đƣợc phỏng vấn đều có hiểu biết về rác thải nhựa. Bên cạnh đó số ngƣời chọn ƣu tiên các sản phẩm có thể tái sử dụng hoặc tái chế chiếm 85,8% và không ƣu tiên sử dụng các sản phẩm này là 14,2%. Liên quan đến phƣơng thức xử lý sản phẩm nhựa sau khi đã sử dụng, 52,6% ngƣời đƣợc khảo sát chọn hình thức tái sử dụng; 40,5% tỷ lệ ngƣời chọn hình thức thải bỏ và còn lại 6,9% chọn gom chung với các loại rác thải khác và đem đi đốt. Từ thực trạng đó, tác giả đề xuất thêm các giải pháp nâng cao nhận thức và hành vi tiêu dùng nhằm giảm thiểu rác thải nhựa. 2.2 Nghiên cứu nước ngoài. Nghiên cứu “Plastic Pollution: Causes, Effects and Preventions” (tạm dịch tiếng Việt: “Ô nhiễm rác thải nhựa: Nguyên nhân, ảnh hưởng và cách phòng tránh”) của Obede S.B và Adamu A.A (2020), đã đƣa ra những nguyên nhân, ảnh hƣởng và cách phòng ngừa ô nhiễm nhựa. Các nguyên nhân gây ra ô nhiễm nhựa có thể kể đến nhƣ rác thải từ hoạt động đánh bắt cá, không phân loại rác thải nhựa với các loại rác thải khác, cách xử lý rác thải nhựa, quá phát trong việc sử dụng đồ dùng nhựa. Những ảnh hƣởng mà ô nhiễm nhựa gây ra: ô nhiễm nƣớc ngầm, đảo lộn chuỗi thức ăn, ô nhiễm đất, giết chết động vật, ô nhiễm không khí,… Từ đó tác giả đƣa ra những biện pháp phòng ngừa ô nhiễm nhựa nhƣ là tái sử dụng, giảm thiểu sử dụng đồ nhựa, tái chế, nâng cao nhận thức cho ngƣời dân, can thiệp từ Chính phủ,... Nghiên cứu “Plastic waste management” (tạm dịch tiếng Việt: “Quản lý rác thải nhựa”) của Prabha Singh và Lily Trivedi (2020) tại Vidyapeeth Women’s University, đã tập trung chỉ ra các phƣơng pháp quản lý rác thải nhựa hiệu quả nhất. Bên cạnh việc đƣa ra các phƣơng pháp quản lý, xử lý rác thải nhựa hiện nay ví dụ nhƣ chôn lấp, thiêu huỷ và tái chế, tác giả cũng đƣa ra những công nghệ tái chế rác
- 6 thải nhựa hiệu quả hơn những biện pháp hiện tại, nhƣ chuyển đổi chất thải nhựa thành nguồn dầu nhiên liệu, khí hoá nhựa phế thải, sử dụng vi sinh vật để xử lý rác thải nhựa. Cuối cùng, tác giả đề xuất các giải pháp từ phía Chính phủ để cải thiện các phƣơng pháp quản lý, xử lý rác thải nhựa. Nghiên cứu “Plastic Waste Mitigation Strategies: A Review of lessons from Developing Countries” (tạm dịch tiếng Việt: “Chiến lược giảm thiểu rác thải nhựa: Bài học từ những quốc gia đang phát triển”) của tác giả Anil Hira cùng cộng sự (2022), đã tập trung chỉ ra những kinh nghiệm giảm thiểu rác thải nhựa từ các quốc gia phát triển. Nghiên cứu này cũng xem xét các nguyên nhân dẫn đến thất bại trong việc giảm thiểu rác thải nhựa ở khu vực Châu Phi cận Sahara (SSA) và Nam Á (SA). Ngoài ra, nghiên cứu cũng xem xét những thách thức trong việc chuyển đổi quy trình sản xuất và thay thế vật liệu tự nhiên để giảm thiểu chất thải nhựa. Nhìn chung, các nghiên cứu nƣớc ngoài cũng chủ yếu tìm ra các nguyên nhân, ảnh hƣởng, các bài học kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới, từ đó hƣớng đến đƣa ra các giải pháp hiệu quả nhất để giảm thiểu và quản lý hiệu quả rác thải nhựa. Các nghiên cứu đánh giá về thực trạng rác thải nhựa tại Việt Nam nói chung và các tỉnh, thành phố hoặc các địa điểm cụ thể nói riêng đều đã đƣợc thực hiện. Tuy nhiên chƣa có nghiên cứu chính thức nào đánh giá cụ thể và đích danh về thực trạng rác nhựa và đề xuất các giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa trong ngành dịch vụ ăn uống (F&B) tại Việt Nam. Với mong muốn có một cái nhìn tổng quan, toàn diện và chính xác, rõ ràng hơn về thực trạng sử dụng, tiêu dùng và phát thải các loại đồ nhựa dùng một lần trong ngành dịch vụ ăn uống (F&B) tại Việt Nam, tôi mong muốn mang đến những đóng góp mới thông qua việc: - Phân tích thực trạng phát triển của các chuỗi cửa hàng tiêu biểu và đƣợc yêu thích tại các thành phố lớn trong ngành dịch vụ ăn uống (F&B) tại Việt Nam, sử dụng các phƣơng pháp quan sát, phỏng vấn để nắm bắt thực trạng sử dụng đồ nhựa dùng một lần và lƣợng rác thải nhựa mà các cửa hàng thải ra cùng với các biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa mà các thƣơng hiệu đã áp dụng. Tổng kết lại những mặt
- 7 đạt đƣợc và những điểm còn tổn tại của các cửa hàng trong công cuộc giảm thiểu rác thải nhựa. - Tìm ra cơ hội và thách thức của Việt Nam trong công cuộc chiến đấu với tình trạng ô nhiễm trắng đang ngày một nghiêm trọng hơn hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa dựa trên những điểm còn tồn tại của các thƣơng hiệu đã khảo sát. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Hệ thống hoá các nội dung cơ bản về ngành dịch vụ ăn uống (F&B), rác thải nhựa trong ngành dịch vụ ăn uống (F&B) và một vài biện pháp giảm thiểu, xử lý rác thải nhựa thông thƣờng. - Vận dụng những lý thuyết về rác thải nhựa trong ngành dịch vụ ăn uống (F&B), tiến hành khảo sát các chuỗi thƣơng hiệu trong ngành F&B để hiểu rõ hơn về thực trạng tiêu dùng và thải bỏ rác thải nhựa của các thƣơng hiệu, từ đó đánh giá hiệu quả giảm thiểu rác thải nhựa của các thƣơng hiệu đã khảo sát. - Đề xuất các giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa trong ngành dịch vụ ăn uống (F&B) tại Việt Nam thông qua những mặt còn tồn tại trong việc giảm thiểu rác thải nhựa của các thƣơng hiệu. 4. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu. Trên cơ sở đánh giá thực trạng về rác thải nhựa trong ngành dịch vụ ăn uống tại Việt Nam, thông qua việc phân tích các cơ hội và thách thức của ngành dịch vụ ăn uống trong việc giảm thiểu rác thải nhựa, tác giả đề xuất giải pháp để giảm thiểu rác thải nhựa từ các bên có liên quan trong ngành dịch vụ ăn uống (F&B) tại Việt Nam. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Đối tƣợng nghiên cứu: Các hoạt động giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành dịch vụ ăn uống (F&B) tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành dịch vụ ăn uống (F&B) tại Việt Nam trong thời gian tới, dựa trên việc nghiên cứu cụ thể một số chuỗi cửa hàng tiêu biểu trong ngành dịch vụ ăn uống (F&B), giai đoạn 2017-2022.
- 8 6. Phƣơng pháp nghiên cứu. Phƣơng pháp phân tích-tổng hợp: Các tài liệu khác nhau đƣợc nghiên cứu và phân tích thành từng bộ phận để tìm hiểu về đối tƣợng. Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện nhằm tổng hợp nội dung lý thuyết về rác thải nhựa, về ngành dịch vụ ăn uống và lý thuyết về hành vi con ngƣời nhằm làm cơ sở lý luận cho đề tài. Phƣơng pháp phỏng vấn thực tế đối tƣợng có liên quan: Thông qua việc khảo sát thực tế bằng bảng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp với nhân viên tại cửa hàng của các thƣơng hiệu, qua đó rút ra các thông tin về lƣợng rác thải trung bình mà các chuỗi cửa hàng thải ra hàng ngày/hàng tuần, ngoài ra tiến hành khảo sát thêm về quy trình xử lý rác của nhân viên nhà hàng: rác có đƣợc phân loại hay không, rác đƣợc thu gom nhƣ thế nào,… 7. Cấu trúc đề tài. Đề tài có bố cục gồm 3 phần chính: Chƣơng I: Cơ sở lý thuyết về chất thải nhựa trong ngành dịch vụ ăn uống (F&B). Chƣơng II: Thực trạng tiêu dùng và thải bỏ đồ nhựa trong ngành dịch vụ ăn uống (F&B) của Việt Nam. Chƣơng III: Đề xuất giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa trong ngành dịch vụ ăn uống (F&B) tại Việt Nam.
- 9 CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHẤT THẢI NHỰA TRONG NGÀNH DỊCH VỤ ĂN UỐNG (F&B). 1.1 Tổng quan về ngành dịch vụ ăn uống (F&B). 1.1.1 Khái niệm ngành dịch vụ ăn uống (F&B). Theo Cục điều tra Hoa Kỳ (2002): “Industries in the Food Services and Drinking Places subsector prepare meals, snacks, and beverages to customer order for immediate on-premises and off-premises consumption.”1 (United States Census Bureau, 2002) Trong ngành này, các loại hình kinh doanh rất phong phú do một số nhà hàng hoặc cửa hàng chỉ phục vụ đồ ăn thức uống, tuy nhiên có một số khác cung cấp kèm theo các dịch vụ nhƣ không gian, ngƣời phục vụ, chỗ ngồi và cả các loại hình giải trí. Tuỳ theo mức độ dịch vụ đƣợc cung cấp mà ngành này sẽ đƣợc phân loại khác nhau. Các nhóm ngành bao gồm: những địa điểm ăn uống dịch vụ một phần, các nhà hàng dịch vụ trọn gói, các địa điểm phục vụ đồ uống và các dịch vụ ăn uống đặc biệt. Bên cạnh đó, các dịch vụ ăn uống tại nhà nghỉ, khách sạn, nhà hát, các câu lạc bộ hoặc các trung tâm giải trí tƣơng tự có thể đƣợc bao gồm trong ngành này chỉ khi các dịch vụ này đƣợc thực hiện bởi một chủ thể riêng biệt có chuyên môn về cung cấp dịch vụ ăn uống. 1.1.2 Phân loại dịch vụ ăn uống. Theo hệ thống phân ngành của Hoa Kỳ (2002), ngành dịch vụ ăn uống thuộc ngành dịch vụ lƣu trú và ăn uống, đồng thời đƣợc phân thành 3 nhóm ngành: (1) Các nhà hàng dịch vụ đầy đủ (Full-Service Restaurants); (2) Các điểm dịch vụ ăn uống một phần (Limited-Service Eating Places); (3) Các dịch vụ ăn uống đặc biệt (Special Food Services) (United States Census Bureau, 2002). 1 Ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống là ngành chuyên phục vụ các bữa ăn chính, ăn nhẹ và đồ uống cho khách hàng cả tiêu dùng ngay hoặc không tiêu dùng ngay. .
- 10 1.1.2.1 Nhà hàng dịch vụ đầy đủ (Full-service Restaurants). Trong nhóm ngành này, các chủ thể chuyên môn cung cấp các dịch vụ ăn uống cho khách hàng có yêu cầu đặt món, khách hàng đƣợc phục vụ tại chỗ và trả tiền ngay sau khi dùng bữa. Những cửa hàng này thƣờng có thực đơn phong phú và là loại hình có thể làm hài lòng khách hàng nhất. Ngoài ra, một số cửa hàng trong nhóm ngành này có thể cung cấp thêm các dịch vụ khác nhƣ mua hàng mang về hoặc các chƣơng trình biểu diễn trong nhà hàng. 1.1.2.2 Điểm dịch vụ ăn uống một phần (Limited-Service Eating Places). Trong nhóm ngành này, các tổ chức và cá nhân chuyên môn cung cấp dịch vụ ăn uống tại các địa điểm mà khách hàng sẽ gọi món và thanh toán tiền trƣớc khi ăn. Các địa điểm này hầu hết đều không có ngƣời phục vụ, tuy nhiên vẫn có một số nơi cung cấp các dịch vụ một phần nhƣ là làm món theo yêu cầu, phục vụ đồ ăn đến chỗ ngồi của khách hoặc chuyển đồ đến nhà. Nhóm này bao gồm các loại hinh: quán ăn nhanh, quán phục vụ bữa ăn nhẹ và đồ uống không cồn hoặc quán café,… 1.1.2.3 Dịch vụ ăn uống đặc biệt (Special Food Services). Trong nhóm ngành này, các chủ thể có thể cung cấp dịch vụ ăn uống tại một trong các địa điểm nhƣ nơi khách yêu cầu; nơi ở của khách hàng hoặc tại các điểm bán hàng lƣu động. Nhóm này chia thành các loại hình dịch vụ cụ thể nhƣ: - Nhà cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng: Nhà cung cấp tổ chức dịch vụ ăn uống theo hợp đồng thoả thuận trong thời hạn nhất định cho các cơ quan, xí nghiệp sản xuất, tổ chức hoặc các công ty thƣơng mại,… - Nhà cung cấp dịch vụ ăn uống theo sự kiện: Nhà cung cấp tổ chức các dịch vụ theo sự kiện đơn lẻ nhƣ: tiệc cƣới, liên hoan cơ quan,... Các nhà cung cấp này chuẩn bị sẵn các dụng cụ ăn uống để phục vụ món ăn tại địa điểm diễn ra sự kiện và phƣơng tiện vận chuyển đồ ăn đến các địa điểm đó. - Điểm bán hàng lưu động: Các điểm bán này thƣờng phục vụ các món đơn giản và chế biến nhanh nhƣ thịt nƣớng, kem, bánh nƣớng, bắp rang bơ,… và đƣợc phục vụ ngay tại quầy bởi chính những ngƣời bán hàng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 26 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn