Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thẩm định dự án đường cao tốc Quảng Ngãi – Nha Trang
lượt xem 3
download
Đề tài được thực hiện nhằm phân tích tính khả thi về mặt kinh tế, tài chính đồng thời đánh giá mức độ bền vững về mặt tài chính của dự án đường cao tốc Quảng Ngãi - Nha trang. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thẩm định dự án đường cao tốc Quảng Ngãi – Nha Trang
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HỒ THIÊN HƯƠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐƯỜNG CAO TỐC QUẢNG NGÃI – NHA TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH CÔNG MÃ SỐ: 60.31.14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: GS.TS DAVID O. DAPICE TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Tác giả luận văn Hồ Thiên Hƣơng
- ii LỜI CẢM ƠN Trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Xuân Thành đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài “Thẩm định dự án đường cao tốc Quảng Ngãi – Nha Trang”. Trân trọng gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã tận tình truyền đạt, trang bị kiến thức cho tôi hoàn thành đề tài. Cảm ơn các bạn Hồ Quang Đệ, Nguyễn Thị Vân Anh và các bạn học viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright luôn đồng hành với tôi trong suốt thời gian khóa học và đã góp ý cho tôi về nhiều vấn đề liên quan trong bài viết. Cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên, hỗ trợ cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài cũng như trong thời gian tôi theo học tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Chân thành cảm ơn.
- iii TÓM TẮT Theo quyết định số 1734/QĐ-TTg ngày 1 tháng 12 năm 2008 về việc quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, mạng đường bộ cao tốc Việt Nam theo trục Bắc – Nam với tỷ trọng chiều dài đường cao tốc so với chiều dài đường bộ tương đương với các nước trong khu vực là từ 2 – 4%. Đoạn đường Quảng Ngãi – Nha Trang là một trong những đoạn đường có lưu lượng xe ở mức thấp nhất trong trục đường cao tốc. Với mức lưu lượng xe thấp như vậy, liệu dự án đường cao tốc Quảng Ngãi – Nha Trang có hiệu quả về mặt tài chính, kinh tế hay không để từ đó có thể lựa chọn cách thực hiện dự án một cách tốt nhất. Kết quả thẩm định cho ta thấy, dự án hiệu quả về mặt kinh tế với giá trị hiện tại ròng NPV dương 7.491,35 tỷ đồng và suất sinh lợi nội tại kinh tế IRR lớn hơn suất chiết khấu của nền kinh tế với xác suất là 92,32%. Dự án không khả thi về mặt tài chỉnh trên quan điểm tổng đầu tư và chủ sở hữu với giá trị hiện tại ròng theo hai quan điểm này đều âm và suất sinh lợi nội tại IRR đều nhỏ hơn chi phí vốn. Lưu lượng xe và chi phí đầu tư là những biến tác động mạnh đến tính khả thi của dự án dựa vào kết quả phân tích độ nhạy. Kết quả phân tích phân phối cho ta thấy dự án tạo giá trị ngoại tác lớn 45.238,82 tỷ đồng, trong đó các đối tưởng hưởng lợi ích bao gồm người đi đường, lao động phổ thông, chính phủ và nhà thầu nhập khẩu máy móc, trong đó lợi ích của người đi đường là lớn nhất 41.188,94 tỷ đồng. Để có thể thực hiện được dự án đem lại lợi ích cho nền kinh tế thì Nhà nước phải tự đứng ra thực hiện dự án này. Trong quá trình thực hiện dự án, Nhà nước phải hỗ trợ ngân sách hàng năm để bổ sung vào nguồn thu phí lưu thông ròng để trả lãi vay và nợ gốc ODA, đồng thời Nhà nước phải kiểm soát tiến độ thi công công trình và chi phí đầu tư của dự án.
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................ ii TÓM TẮT ................................................................................................................................. iii MỤC LỤC ................................................................................................................................ iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT ................................................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................................ ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ................................................................................. xi CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU...................................................................................................... 1 1.1 Bối cảnh chính sách ........................................................................................................ 1 1.2 Mục đích nghiên cứu và câu hỏi chính sách ................................................................. 4 1.3 Bố cục luận văn ............................................................................................................... 4 CHƢƠNG 2: MÔ TẢ HỆ THỐNG ĐƢỜNG CAO TỐC BẮC NAM VÀ DỰ ÁN ĐƢỜNG CAO TỐC QUẢNG NGÃI – NHA TRANG .......................................................... 5 2.1 Mô tả hệ thống đƣờng cao tốc Bắc Nam ....................................................................... 5 2.2 Nguồn vốn tài trợ cho hệ thống đƣờng bộ cao tốc Bắc Nam ...................................... 6 2.3 Các dự án đã triển khai .................................................................................................. 7 2.4 Mô tả dự án nghiên cứu ................................................................................................. 9 CHƢƠNG 3: KHUNG PHÂN TÍCH .................................................................................... 11 3.1 Khung phân tích kinh tế............................................................................................... 11 3.1.1. Lợi ích kinh tế của dự án ........................................................................................ 11 3.1.2. Chi phí kinh tế......................................................................................................... 13 3.1.3. Ngân lưu kinh tế ròng, NPV, IRR kinh tế............................................................... 14
- v 3.2 Khung phân tích tài chính ........................................................................................... 14 3.2.1. Lợi ích tài chính ...................................................................................................... 14 3.2.2. Chi phí tài chính ...................................................................................................... 14 3.2.3. Ngân lưu tài chính ròng, NPV, IRR tài chính ......................................................... 14 CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH KINH TẾ .................................................................................. 16 4.1 Lƣu lƣợng xe tham gia giao thông .............................................................................. 16 4.1.1. Lưu lượng xe tham gia giao thông theo số liệu đếm xe .......................................... 16 4.1.2. Tốc độ tăng trưởng lưu lượng xe trên đoạn Quảng Ngãi – Nha Trang................... 16 4.1.3. Tỷ lệ xe chuyển từ đường quốc lộ sang đường cao tốc .......................................... 17 4.2 Lợi ích kinh tế ............................................................................................................... 18 4.2.1. Tiết kiệm thời gian vận chuyển hành khách ........................................................... 18 4.2.2. Tiết kiệm thời gian vận chuyển hàng hóa ............................................................... 20 4.2.3. Tiết kiệm thời gian của lái xe.................................................................................. 21 4.2.4. Tiết kiệm thời gian di chuyển của các phương tiện trên đường quốc lộ sau khi có dự án.................................................................................................................................. 22 4.2.5. Tiết kiệm chi phí vận hành phương tiện ................................................................. 23 4.3 Chi phí kinh tế ............................................................................................................... 24 4.3.1. Chi phí đầu tư kinh tế.............................................................................................. 24 4.3.2. Chi phí vận hành kinh tế ......................................................................................... 25 4.3.3. Chi phí bảo trì kinh tế ............................................................................................. 25 4.3.4. Chi phí duy tu định kỳ kinh tế ................................................................................ 26 4.4 Chi phí vốn thực của nền kinh tế ................................................................................ 26 4.5 Ngân lƣu và kết quả phân tích kinh tế ....................................................................... 27
- vi 4.6 Phân tích rủi ro về mặt kinh tế của dự án .................................................................. 27 4.6.1. Phân tích độ nhạy .................................................................................................... 28 a. Phân tích độ nhạy lưu lượng xe lưu thông ............................................................... 28 b. Phân tích độ nhạy chi phí đầu tư .............................................................................. 28 c. Phân tích độ nhạy hai chiều đối với chi phí đầu tư và lưu lượng xe lưu thông ....... 29 4.6.2. Phân tích tình huống ............................................................................................... 29 4.6.3. Phân tích mô phỏng Monte Carlo ........................................................................... 29 CHƢƠNG 5: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH.............................................................................. 31 5.1 Các thông số vĩ mô của dự án ...................................................................................... 31 5.2 Phí giao thông ................................................................................................................ 32 5.3 Chi phí vận hành, bảo trì, duy tu và đầu tƣ của dự án ............................................. 32 5.4 Thuế thu nhập doanh nghiệp ....................................................................................... 33 5.5 Chi phí vốn tài chính .................................................................................................... 33 5.5.1. Chi phí vốn chủ sở hữu ........................................................................................... 33 5.5.2. Chi phí vốn vay ....................................................................................................... 33 5.6 Ngân lƣu và kết quả phân tích..................................................................................... 34 5.7 Phân tích rủi ro về mặt tài chính của dự án ............................................................... 35 5.7.1. Phân tích độ nhạy .................................................................................................... 35 a. Phân tích độ nhạy lưu lượng xe lưu thông................................................................ 35 b. Phân tích độ nhạy chi phí đầu tư .............................................................................. 35 c. Phân tích độ nhạy theo mức phí lưu thông ............................................................... 36 d. Phân tích độ nhạy hai chiều lưu lượng xe lưu thông và chi phí đầu tư ................... 36 5.7.2. Phân tích tình huống ............................................................................................... 36
- vii 5.7.3. Phân tích mô phỏng Monte Carlo ........................................................................... 37 CHƢƠNG 6: PHÂN TÍCH PHÂN PHỐI ............................................................................. 39 CHƢƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ...................................... 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 44
- viii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng phát triển Châu Á BOT Xây dựng, khai thác và chuyển giao BT Xây dựng và chuyển giao BTO Xây dựng, chuyển giao và kinh doanh IRR Suất sinh lợi nội tại LIBOR Lãi suất liên ngân hàng London NPV Giá trị hiện tại ròng OCR Nguồn vốn thông thường ODA Hỗ trợ phát triển chính thức PCU Đơn vị xe con quy đổi PPP Hợp tác Nhà nước-Tư nhân PPP Quy luật ngang bằng sức mua VEC Công ty Đầu tư Phát triển Đường cao tốc Việt Nam. WACC Chi phí trung bình có trọng số của vốn
- ix DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 So sánh mật độ đường bộ của các quốc gia ................................................................ 2 Bảng 2.1 Cơ cấu vốn đầu tư của một số dự án đường cao tốc ................................................... 9 Bảng 2.2 Chi phí đầu tư của dự án đường cao tốc Quảng Ngãi – Nha Trang .......................... 10 Bảng 4.1 Lưu lượng xe năm 2010. ........................................................................................... 16 Bảng 4.2 Tốc độ tăng trưởng lưu lượng các phương tiện tham gia giao thông........................ 17 Bảng 4.3 Tỷ lệ xe chuyển từ đường quốc lộ 1A sang đường cao tốc. ..................................... 18 Bảng 4.4 Giá trị thời gian trung bình của hành khách và số hành khách trên mỗi phương tiện. .................................................................................................................................................. 19 Bảng 4.5 Tốc độ tăng giá trị thời gian của hành khách ............................................................ 20 Bảng 4.6 Giá trị thời gian trung bình của hàng hóa, khối lượng hàng hóa trên mỗi phương tiện. .................................................................................................................................................. 20 Bảng 4.7 Giá trị thời gian trung bình của lái xe trên mỗi phương tiện. ................................... 21 Bảng 4.8 Vận tốc của các phương tiện tham gia giao thông trên các loại đường. .................. 22 Bảng 4.9 Chi phí vận hành phương tiện trên đường cao tốc năm 2011. .................................. 23 Bảng 4.10 Chi phí vận hành phương tiện trên đường quốc lộ năm 2011................................. 24 Bảng 4.11 Tỷ lệ chi phí có thể ngoại thương, không thể ngoại thương của các hạng mục...... 25 Bảng 4.12 Ngân lưu kinh tế tóm tắt của dự án ......................................................................... 27 Bảng 4.13 Độ nhạy của IRR và NPV kinh tế theo lưu lượng xe lưu thông. ............................ 28 Bảng 4.14 Độ nhạy của IRR và NPV kinh tế theo chi phí đầu tư. ........................................... 28 Bảng 4.15 Độ nhạy của IRR và NPV kinh tế đối với chi phí đầu tư và lưu lượng xe lưu thông. .................................................................................................................................................. 29 Bảng 4.16 Kết quả phân tích tình huống tốc độ tăng giá trị thời gian...................................... 29 Bảng 5.1 Cơ cấu vốn của dự án. ............................................................................................... 34 Bảng 5.2 Ngân lưu tài chính tóm tắt của dự án theo quan điểm của tổng đầu tư. .................... 34 Bảng 5.3 Độ nhạy của IRR và NPV tài chính theo lưu lượng xe lưu thông. ........................... 35 Bảng 5.4 Độ nhạy của IRR và NPV tài chính theo chi phí đầu tư. .......................................... 35 Bảng 5.5 Độ nhạy của IRR và NPV tài chính theo mức phí lưu thông.................................... 36
- x Bảng 5.6 Độ nhạy của NPV tài chính theo lưu lượng xe lưu thông và chi phí đầu tư. ............ 36 Bảng 5.7 Kết quả phân tích tình huống mức thu phí giao thông. ............................................. 37 Bảng 6.1 Kết quả phân tích phân phối. .................................................................................... 40 Bảng 7.1 Ngân sách bổ sung để trả nợ vay và nợ gốc ODA. ................................................... 43
- xi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 3.1 Đồ thị lợi ích của dự án giao thông ........................................................................... 12 Hình 4.1 Phân phối xác suất NPV kinh tế của dự án ............................................................... 30 Hình 5.1 Phân phối xác suất NPV tài chính ............................................................................. 38
- 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh chính sách Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đang là nhu cầu bức thiết nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Từ năm 2008, Việt Nam thoát khỏi nhóm nước có thu nhập thấp và bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình vào năm 2010. 1 Một mặt, nhu cầu giao thông sẽ tăng lên theo đà tăng trưởng kinh tế, do đó đòi hỏi phải mở rộng cơ sở hạ tầng giao thông hiện hữu hay đầu tư xây dựng mới. Mặt khác, khi thu nhập người dân tăng lên thì giá trị thời gian của họ cũng tăng lên. Việc này tạo ra nhu cầu phải xây dựng hệ thống giao thông tốc độ cao để tiết kiệm thời gian đi lại. Đối với bất cứ quốc gia phát triển nào, hệ thống đường bộ cao tốc cũng được coi là huyết mạch chủ, động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Hệ thống này càng được hoàn thiện sớm càng mang lại lợi ích phát triển kinh tế xã hội hiệu quả. Trung Quốc, là một nước hiện nay có mạng lưới đường cao tốc xếp vào hàng thứ hai trên thế giới chỉ đứng sau Mỹ với 74.000 km, kết nối tất cả các vùng với Bắc Kinh, giữa các vùng với nhau, liên kết các thành phố lớn và các quận quan trọng. Nhâ ̣t Bản, đến năm 2010 đã có 9.855 km đường cao tố c trong mạng lưới đưa vào phục vụ . Malaixia với mạng lưới đường cao tốc có chiều dài là 1.192 km, được xem như là đường cao tốc tốt nhất trong khu vực đông nam á, chỉ xếp sau Nhật Bản và Trung Quốc. Nếu so sánh với các nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới, thì mật độ về mạng lưới đường bộ và đặc biệt là đường cao tốc của Việt Nam ở mức rất thấp. 1 Theo tiêu chuẩn của ngân hàng thế giới, nước thu nhập thấp có mức bình quân GDP đầu người thấp hơn 875 USD, nước thu nhập trung bình có mức bình quân GDP đầu người đạt 1000 USD. Năm 2010 mức bình quân GDP đầu người của Việt Nam là 1200 USD. Nguồn: An Hạ, “ADB: Việt Nam có tiềm năng để thoát “bẫy thu nhập trung bình”, báo Dân trí truy cập ngày 20/5/2011 tại địa chỉ: http://dantri.com.vn/c76/s76-478029/ADB-Viet-am-co-tiem-nang-de-thoat-bay-thu-nhap-trung-binh.htm
- 2 Bảng 1.1 So sánh mật độ đường bộ của các quốc gia Mật độ đƣờng Nhật Bản Phillipin Thái Lan Anh Việt Nam Mạng lưới đường bộ 3,16 0,67 0,38 1,58 0,78 (km/km2) Quốc lộ (km/km2) 0,14 0,1 0,11 0,19 0,05 Đường bộ cao tốc (km/ triệu phương 97 97 36 115 0 tiện) Nguồn: JICA (2009), The Study on National Road Traffic Safety Master Plan in the Socialist Republic of Vietnam Until 2020. Ha Noi. Dựa vào Bảng 1.1, mật độ đường quốc lộ của Việt Nam là 0,05 km/km2 chỉ bằng 1/20 so với các nước trong khu vực như Phillipin và Thailand, còn nếu so về đường cao tốc thì hầu như Việt Nam chưa có (tính đến thời điểm 2009)2. Chính phủ đã ghi nhận sự cần thiết cho một mạng lưới công suất cao, đường cao tốc với tốc độ cao từ Bắc vào Nam bằng quyết định số 1734/QĐ-TTg ngày 1 tháng 12 năm 2008 về việc quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020. Mạng lưới đường cao tốc Việt Nam theo quy hoạch này, được thể hiện theo trục Bắc Nam, có điểm đầu là nút giao Pháp Vân (Hà Nội) điểm cuối là nút giao Chà Và (Cần Thơ), với tỷ trọng đường cao tốc trong chiều dài mạng lưới đường bộ tương đương các nước trong khu vực vào năm 2020 (chiếm từ 2 - 4%)3. Hệ thống này sẽ kết nối các trung tâm kinh tế trọng điểm, các đầu mối giao thông quan trọng, tạo khả năng liên kết cao với các phương thức vận tải khác (đường sắt, cảng biển, sân bay ….) nhằm nâng cao năng lực vận tải trên hành lang Bắc Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trên Quốc lộ 14. 2 Đến thời điểm hiện nay, tuyến đường cao tốc Trung Lương đã được đưa vào sử dụng ngày 3/2/2010 3 Nguồn: Đoàn Loan, “Quy hoạch đường cao tốc sánh ngang với các nước trong khu vực ”, Việt báo, truy cập ngày 27/1/2011 tại địa chỉ: http://vietbao.vn/Xa-hoi/Quy-hoach-duong-cao-toc-sanh-ngang-cac-nuoc-khu-vuc/10860079/157/ 4 Nguồn: Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 140/QĐ-TTg ngày 21 tháng 1 năm 2010.
- 3 Từ năm 2000 đến năm 2020, các tuyến đường bộ cao tốc được sắp xếp ưu tiên, phân kỳ đầu tư dựa trên kết quả đếm xe, dự báo lưu lượng xe và phát triển kinh tế - xã hội từng khu vực. Những tuyến được ưu tiên nhất là các tuyến có hiệu quả kinh tế cao (nhu cầu vận tải lớn) như các tuyến nằm gần các trung tâm kinh tế-xã hội như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ. Dựa vào dự báo nhu cầu vận tải đường bộ đến năm 2020 cho 22 hành lang giao thông chính yếu (Phụ lục 2), các tuyến đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, Cầu Giẽ - Ninh Bình, Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây đã được tiến hành xây dựng. Đây là những đoạn đường có lưu lượng giao thông cao nhất cả nước. Theo dự báo này, nhu cầu vận tải đến năm 2020, tuyến Pháp Vân – Cầu Giẽ là 81.658 (đơn vị xe con quy đổi/ngày đêm), Cầu Giẽ - Ninh Bình là 115.315 (PCU (đơn vị xe con quy đổi)/ngày đêm), Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương là 179.155 (PCU/ngày đêm), Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây là 146.275 (PCU/ngày đêm). Hiện nay, đối với đoạn đường từ Quảng Ngãi đến Nha Trang, quốc lộ 1A vẫn là tuyến đường chính mà các phương tiện vận tải đi qua. Tuy nhiên, theo dự báo nhu cầu vận tải đường bộ đến năm 2020 của Bộ Giao thông Vận tải, tuyến đường quốc lộ 1A đoạn Quảng Ngãi - Nha Trang là 20.500 (PCU/ngày đêm) (theo Phụ lục 2) mà công suất tối đa của đường bộ 2 làn xe là 15.000 (PCU/ngày đêm)5. Do vậy, đến năm 2020, tuyến đường này sẽ bị ùn tắc giao thông, công suất thiết kế của đường quốc lộ sẽ không đáp ứng được nhu cầu vận tải. Tuy nhiên, nếu chỉ xét về lưu lượng giao thông thì phải đến năm 2020 mới cần đến một loại hình giao thông có khả năng đáp ứng được nhu cầu vận tải trên tuyến đường này là đường bộ cao tốc. Nhưng nếu xét về mặt tốc độ, tiết kiệm thời gian cũng như tiết kiệm chi phí vận hành thì cần thiết phải đưa vào vận hành đường bộ cao tốc sớm hơn thời điểm năm 2020. Do vậy, để xem xét tính hiệu quả của tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi – Nha Trang, ta cần tiến hành thẩm định cả về mặt kinh tế lẫn tài chính đối với dự án xây dựng tuyến đường này. Là một phần thuộc mạng lưới đường cao tốc Bắc Nam, tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Nha Trang đi qua các tỉnh thuộc khu vực duyên hải nam trung bộ như Quảng Ngãi, Bình Định, 5 Nguồn: ADB (2007), Project Number: 38023, Viet Nam: Expressway Network Development Plan.
- 4 Phú Yên, Khánh Hòa. Đường cao tốc Quảng Ngãi – Nha Trang kết nối với các tuyến đường cao tốc khác tạo thành trục đường bộ cao tốc Bắc Nam góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển về các mặt kinh tế, xã hội của các địa phương, kết nối hai vùng phát triển của khu vực miền trung là Đà Nẵng và Nha Trang tạo đà phát triển cho cả vùng nam trung bộ cũng như cả nước trong tương lai. 1.2 Mục đích nghiên cứu và câu hỏi chính sách Đề tài được thực hiện nhằm phân tích tính khả thi về mặt kinh tế, tài chính đồng thời đánh giá mức độ bền vững về mặt tài chính của dự án đường cao tốc Quảng Ngãi - Nha trang. Cụ thể, luận văn nhắm tới việc trả lời cho các câu hỏi sau: Nếu bắt đầu xây dựng vào năm 2012 và đưa vào sử dụng trong năm 2018 thì dự án đường cao tốc Quảng Ngãi – Nha Trang có hiệu quả về mặt kinh tế và tài chính hay không ? Những đối tượng nào hưởng lợi, chịu thiệt hại khi dự án được thực hiện ? Nếu dự án mang lại hiệu quả về mặt kinh tế nhưng không khả thi về mặt tài chính thì để dự án được thực hiện, Nhà nước cần có can thiệp gì bằng chính sách công ? 1.3 Bố cục luận văn Luận văn bao gồm 06 chương với bố cục như sau: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Mô tả hệ thống đường cao tốc Bắc Nam và dự án đường cao tốc Quảng Ngãi – Nha Trang Chương 3: Khung phân tích Chương 4: Phân tích kinh tế Chương 5: Phân tích tài chính Chương 6: Phân tích phân phối Chương 7: Kết luận và kiến nghị chính sách
- 5 CHƢƠNG 2: MÔ TẢ HỆ THỐNG ĐƢỜNG CAO TỐC BẮC NAM VÀ DỰ ÁN ĐƢỜNG CAO TỐC QUẢNG NGÃI – NHA TRANG 2.1 Mô tả hệ thống đƣờng cao tốc Bắc Nam Hệ thống đường cao tốc Bắc Nam bao gồm 22 tuyến với tổng chiều dài 5.873 km. Điểm đầu của hệ thống đường cao tốc là nút giao Pháp Vân trên đường Vành đai 3 thành phố Hà Nội và điểm cuối là nút giao Chà Và (điểm đầu của dự án cầu Cần Thơ), tỉnh Vĩnh Long. Tuyến cao tốc Bắc – Nam gồm hai tuyến với tổng chiều dài 3.262km. Tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông, bắt đầu từ Hà Nội đến Cần Thơ, dài 1.941km, quy mô 4-8 làn xe. Tuyến cao tốc Bắc - Nam phía tây, bắt đầu từ Phú Thọ đến Kiên Giang, dài khoảng 1.321km, quy mô 4-6 làn xe. Hệ thống đường cao tốc khu vực phía Bắc bao gồm bảy tuyến đường cao tốc với tổng chiều dài khoảng 1.099km: Lạng Sơn - Bắc Giang - Bắc Ninh dài 130km, Hà Nội - Hải Phòng dài 105km, Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai dài 264km, Nội Bài - Hạ Long - Móng Cái dài 294km, Hà Nội - Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) dài 90km, Láng - Hòa Lạc - Hòa Bình dài 56km, Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh dài 160km. Các tuyến đường cao tốc trên có quy mô 4-6 làn xe. Hệ thống đường cao tốc khu vực miền Trung và Tây nguyên bao gồm ba tuyến với tổng chiều dài 264km: Hồng Lĩnh - Hương Sơn (Hà Tĩnh) dài 34km, Cam Lộ - Lao Bảo dài 70km, Quy Nhơn - Pleiku dài 160km. Các tuyến đường cao tốc trên có quy mô 4 làn xe. Hệ thống đường cao tốc khu vực phía Nam bao gồm bảy tuyến với tổng chiều dài 984km: Biên Hòa - Vũng Tàu dài 76km, Dầu Giây - Đà Lạt dài 209km, TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành dài 69km, TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh) dài 55km, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dài 200km, Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu dài 225km, Cần Thơ - Cà Mau dài 150km. Tùy theo từng tuyến đường cao tốc được quy hoạch có quy mô 4-8 làn xe.
- 6 Hệ thống đường vành đai cao tốc tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh: thành phố Hà Nội bao gồm đường vành đai 3 dài 56 km và vành đai 4 dài 125 km; thành phố Hồ Chí Minh đường vành đai 3 dài 83 km.6 2.2 Nguồn vốn tài trợ cho hệ thống đƣờng bộ cao tốc Bắc Nam Theo quyết định số 1734/QĐ-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2008 về việc quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 để đáp ứng được tổng nhu cầu vốn cho xây dựng 5.873 km đường cao tốc ước tính 48 tỷ USD được huy động từ các nguồn sau: Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước dưới hình thức Chính phủ vay hoặc bảo lãnh vay; Nguồn vốn do các nhà đầu tư huy động để đầu tư xây dựng theo các hình thức như BOT (Xây dựng - Khai thác - Chuyển giao), BTO (Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh), BT (Xây dựng và Chuyển giao), PPP (Hợp tác Nhà nước - Tư nhân)…, trong đó có đóng góp một phần vốn từ ngân sách nhà nước. Với mức tổng đầu tư lên tới 48 tỷ USD thì vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước khó có thể đáp ứng được nhu cầu đầu tư xây dựng hệ thống đường cao tốc. Do vậy, nguồn vốn huy động từ các nhà đầu tư khác với nhiều hình thức như BOT, BTO, BT và PPP sẽ có vai trò quan trọng và rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu này. Tuy nhiên, các dự án hạ tầng GTVT và đường cao tốc chưa hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân vì đòi hỏi quy mô vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài, rủi ro cao. Vì vậy, cho đến thời điểm hiện nay, hầu hết nguồn vốn của các dự án được thực hiện chủ yếu là từ nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn vay ưu đãi và phát hành trái phiểu có sự bảo lãnh của chính phủ, vận hành theo phương thức thu phí giao thông, chưa có sự tham gia đầu tư của các thành phần kinh tế khác. 6 Nguồn: Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 1734/QĐ-TTg ngày 1 tháng12 năm 2008.
- 7 2.3 Các dự án đã triển khai Dự án xây dựng đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương đi qua thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Tiền Giang và tỉnh Long An. Tuyến đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương dài 39,8 km với quy hoạch 8 làn xe, phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe, đã được đưa vào sử dụng từ ngày 3/2/2010. Tổng vốn đầu tư của dự án là 9.884,5 tỷ đồng. Dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đi qua các khu vực Nội Bài - Vịêt Trì - Đoan Hùng - Yên Bái - Lào Cai. Chiều dài tuyến của dự án là 264 km, số làn xe được xây dựng trong giai đoạn 1 là 2-4 làn xe và 4-6 làn xe trong giai đoạn 2. Tổng mức đầu tư của dự án trong giai đoạn 1 trên 12.000 tỷ đồng. Dự án khởi công vào năm 2009 và dự kiến đưa vào sử dụng năm 2013. Lưu lượng xe tham gia giao thông trên tuyến đường này được dự báo vào năm 2015 là 29.109 (PCU/ngày đêm) đoạn Hà Nội-Việt Trì, đoạn Việt Trì-Yên Bái là 13.508(PCU/ngày đêm), đoạn Yên Bái-Lào Cai là 6.640 (PCU/ngày đêm). Dự án xây dựng đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây được xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai. Tổng chiều dài tuyến 54,9 km, số làn xe từ 4 đến 6 làn. Dự kiến tổng mức đầu tư trong giai đoạn I là 9.890,62 tỷ đồng. Dự án khởi công vào năm 2009 và dự kiến đưa vào sử dụng năm 2013. Lưu lượng xe tham gia giao thông trên tuyến đường này được dự báo là 53.123 (PCU/ngày đêm) đoạn thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành và 35.192 (PCU/ngày đêm) đoạn Long Thành – Dầu Giây vào năm 2014. NPV kinh tế với suất chiết khấu kinh tế là 12% của dự án đạt 230 triệu USD (giá 2007), suất sinh lợi nội tại kinh tế của dự án là 15,4%7 Dự án xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đi qua các tỉnh Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, dài 56 km. Số làn xe trong giai đoạn 1 với quy mô nền đường 06 làn xe, mặt đường 04 làn xe; 6 làn xe cơ giới trong giai đoạn 2. Tổng mức đầu tư của dự án được điều chỉnh vào năm 2010 là 8.974 tỷ đồng.8 Dự án được khởi công từ đầu năm 2006 và dự kiến sẽ 7 Nguồn:Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2011 tại địa chỉ: http://www.expressway.com.vn/ 8 Nguồn: Đức Thắng, “Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình ngóng chờ phát hành trái phiếu công trình”, báo Giao thông vận tải, truy cập ngày 16/03/2011 tại địa chỉ:
- 8 hoàn thành, đưa vào sử dụng quý IV năm 2010, tuy nhiên trong thời điểm hiện nay việc huy động vốn bằng phát hành trái phiếu gặp khó khăn nên thời điểm dự án đưa vào sử dụng dời đến năm 2013. Lưu lượng giao thông được dự báo vào năm 2015 là 92.023(PCU/ngày đêm) đoạn Cầu Giẽ - Phủ Lý, và 52.294(PCU/ngày đêm) đoạn Phủ Lý – Ninh Bình. Dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đi qua địa bàn thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và tỉnh Quảng Ngãi. Dự án có tổng chiều dài 139,52 km bao gồm 131,5 km đường cao tốc và 8,02 km đường nối tuyến đường cao tốc với đường Quốc Lộ 1A. Tổng mức đầu tư của dự án 27.968 tỷ đồng. Dự án được khởi công vào cuối quý IV/2011 và hoàn thành vào năm 2016. NPV kinh tế với suất chiết khấu kinh tế là 11% của dự án đạt 2,19 triệu USD, suất sinh lợi nội tại kinh tế IRR 25,4%. Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành đi qua các tỉnh Long An, thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai. Dự án có tổng chiều dài 57,8 km. Khổ nền đường phân kỳ làm hai, giai đoạn 1 (4 làn xe) và giai đoạn quy hoạch (08 làn xe). Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 31.320 tỷ đồng. Tiến độ xây dựng của dự án giai đoạn 1 là từ năm 2012 đến năm 2017. NPV kinh tế với suất chiết khấu kinh tế là 12% của dự án đạt 2.070 triệu USD, suất sinh lợi nội tại kinh tế IRR 25,52%. http://123.30.183.233:8080/Plus.aspx/vi/News/38/0/367/0/1350/Du_an_duong_cao_toc_Cau_Gie_Ninh_Binh_N gong_cho_bao_lanh_phat
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1473 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 408 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 236 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn