intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:143

20
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quát nhất về thị trường Quỹ ĐTMH CNC tại VN, hình thành Quỹ ĐTMH CNC VN, thu hút đầu tư của các Quỹ ĐTMH CNC trên thế giới nhằm từng bước phát triển thị trường Quỹ ĐTMH CNC VN một cách bền vững. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN QUỐC DÂN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ MẠO HIỂM CHO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN QUỐC DÂN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ MẠO HIỂM CHO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO TẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60.34.02.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2012
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung được trình bày trong Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Kết quả nghiên cứu, các số liệu được trích dẫn rõ ràng, trung thực từ những nguồn tư liệu đáng tin cậy. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung đã trình bày trong Luận văn. TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2012 TÁC GIẢ Nguyễn Quốc Dân
  4. ii MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan .......................................................................................................... i Mục lục................................................................................................................... ii Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt...................................................................... vi Danh mục các bảng ............................................................................................ viii Danh mục các hình ............................................................................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn ................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2 3. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................. 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ 2 5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3 6. Những điểm mới của luận văn ............................................................................. 3 7. Kết cấu luận văn .................................................................................................. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM. .................................... 4 1.1. Khái niệm ĐTMH ........................................................................................ 4 1.2. Đặc điểm của ĐTMH ................................................................................... 5 1.3. Vai trò của ĐTMH........................................................................................ 6 1.3.1. Vai trò của vốn ĐTMH trong các giai đoạn phát triển của DN............... 6 1.3.2. ĐTMH góp phần thúc đẩy sự phát triển của DN và lĩnh vực CNC.................8 1.3.3. ĐTMH góp phần vào sự phát triển của thị trường tài chính và kinh tế của một quốc gia ....................................................................... 9 1.4. Quy trình hoạt động của quỹ ĐTMH .......................................................... 10 1.4.1. Tiến trình gây quỹ ............................................................................... 10 1.4.2. Thẩm định và thực hiện đầu tư ............................................................ 10 1.4.3. Thu hồi vốn đầu tư .............................................................................. 12 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nền công nghiệp vốn mạo hiểm của quốc gia ............................................................................... 13
  5. iii 1.5.1. Cấu trúc thị trường tài chính ................................................................ 13 1.5.2. Khả năng về nguồn nhân lực ............................................................... 14 1.5.3. Cơ hội đầu tư....................................................................................... 14 1.5.4. Các cơ quan hỗ trợ .............................................................................. 15 1.5.5. Chính sách của Chính phủ ................................................................... 15 1.6. Các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường vốn ĐTMH CNC tại VN ........................................................................16 1.6.1. Constantin Christofidis & Olivier Debande (2001), Financing innovative firms throught venture capital................................................................................ 16 1.6.2. Sonali Hazarika (2010), Success in Global venture capital investing: Do Institutional and cultural matter differences matter? .............................................. 19 1.7. Phân biệt nguồn tài trợ từ quỹ ĐTMH và nguồn tài trợ khác....................... 22 1.8. Bài học kinh nghiệm cho VN qua việc tìm hiểu thực trạng hoạt động của thị trường vốn mạo hiểm CNC tại một số nước trên thế giới ....................... 24 1.8.1. ĐTMH CNC tại Thung lũng Silicon – Mỹ........................................... 24 1.8.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển nền công nghiệp ĐTMH CNC tại Thung lũng Silicon – Mỹ ................................................ 24 1.8.1.2. Nghiên cứu thực nghiệm về ĐTMH ở Thung Lũng Silicon (Mỹ) . 29 1.8.2. ĐTMH tại Trung Quốc (Phụ lục 3) ..................................................... 30 1.8.3. Bài học kinh nghiệm cho VN .............................................................. 30 Kết luận chương 1 ............................................................................................... 31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG VỐN ĐẦU TƯ MẠO HIỂM CÔNG NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM ....................................... 32 2.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường vốn ĐTMH CNC tại VN .................................................................................... 32 2.1.1. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 32 2.1.2. Mô hình nghiên cứu............................................................................. 32 2.1.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA (Phụ lục 5) ......................... 34 2.1.4. Xây dựng mô hình hồi qui ................................................................... 34
  6. iv 2.2. Nhu cầu vốn ĐTMH CNC .......................................................................... 36 2.2.1. Tổng quan về DN khoa học công nghệ VN.......................................... 36 2.2.2. Tổng quan về DN lĩnh vực Công nghiệp CNTT VN ............................ 40 2.2.3. Quan điểm của Chính phủ trong việc phát triển ngành CNC VN ......... 42 2.2.4. Những hạn chế của DN CNC đến khó khăn trong việc huy động vốn và nhu cầu vốn mạo hiểm của DN CNC.............................................. 44 2.2.4.1. Khó khăn trong việc huy động từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng....45 2.2.4.2. Khó khăn trong việc huy động vốn thông qua TTCK ...........................46 2.2.4.3. Khó khăn trong việc huy động vốn từ các Quỹ ĐTMH CNC........ 47 2.3. Nguồn cung vốn ĐTMH CNC .................................................................... 49 2.3.1. Tổng quan về ĐTMH CNC tại VN và nguồn cung vốn mạo hiểm cho DN CNC............................................................................................. 49 2.3.2. Quan điểm của Chính phủ trong việc phát triển thị trường ĐTMH CNC VN .........................................................................57 2.3.3. Những khó khăn đối với sự phát triển của thị trường vốn ĐTMH CNC VN............................................................................................. 58 Kết luận chương 2 ............................................................................................... 63 CHƯƠNG 3: HÌNH THÀNH VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ MẠO HIỂM CÔNG NGHỆ CAO TẠI VIỆT NAM............................................................................. 64 3.1. Quỹ ĐTMH CNC của VN .......................................................................... 64 3.1.1. Mô hình hoạt động của quỹ ĐTMH CNC VN ..................................... 64 3.1.2. Mục tiêu và lĩnh vực đầu tư ................................................................. 66 3.1.3. Cấu trúc, phương thức điều hành của Quỹ ĐTMH CNC VN ............... 67 3.1.4. Quy trình hoạt động của quỹ................................................................ 69 3.2. Giải pháp thu hút vốn ĐTMH CNC tại VN................................................. 71 3.2.1. Nhóm giải pháp đối với Chính Phủ ...................................................... 71 3.2.1.1. Xây dựng hệ thống các cơ sở pháp lý cho hoạt động ĐTMH CNC một cách đồng bộ, nhất quán ............................................... 71 3.2.1.2. Liên kết ý tưởng và nguồn cung ứng vốn, nhằm nâng cao
  7. v khả năng tiếp cận vốn ĐTMH của DN CNC ............................................. 73 3.2.1.3. Nâng cao hiệu quả kênh thoát vốn của hoạt động ĐTMH CNC .... 74 3.2.1.4. Các giải pháp khác từ phía chính phủ ........................................... 74 3.2.2. Nhóm giải pháp đối với các DN CNC ................................................. 76 3.3. Triển vọng thị trường vốn ĐTMH CNC tại VN .......................................... 78 Kết luận chương 3 ............................................................................................... 82 KẾT LUẬN.......................................................................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 85 PHẦN PHỤ LỤC Phụ lục 1: Khái quát quá trình hình thành và phát triển nền công nghiệp ĐTMH CNC tại Thung lũng Silicon – Mỹ........................................................... 1 Phụ lục 2: Một số chương trình, chính sách thúc đẩy ĐTMH ở Mỹ ......................... 9 Phụ lục 3: ĐTMH tại Trung Quốc ......................................................................... 17 Phụ lục 4: Các nhóm yếu tố và các biến quan sát trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường vốn ĐTMH CNC VN ......... 24 Phụ lục 5: Kết quả phân tích nhân tố ..................................................................... 25 Phụ lục 6: Kết quả dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong mô hình hồi qui tuyến tính giữa biến phụ thuộc (PT) và các biến độc lập (F1), (F2), (F3), (F4) ........................................................................................................ 36 Phụ lục 7: Phiếu khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường vốn đầu tư mạo hiểm công nghệ cao tại Việt Nam ..................... 40 Phụ lục 8: Các hình thức tài trợ vốn theo giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.... 43
  8. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT CNC Công nghệ cao CNSH Công nghệ sinh học CP Cổ phần CNTT Công nghệ thông tin DFJV Quỹ DFJ VinaCapital DN Doanh nghiệp DT Doanh thu ĐTMH Đầu tư mạo hiểm ERISA Đạo luật bảo đảm thu nhập hưu trí cho người lao động IDG Quỹ IDG Vietnam Ventures Fund IPO Phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng IRR Tỷ suất hoàn vốn nội bộ KH&CN Khoa học và Công nghệ KPCB Công ty Kleiner, Perkins, Caufield and Byers M&A Sáp nhập và Mua lại MBCDF Quỹ Mekong Brahmaputra Clean Development Fund L.P MEF Quỹ Mekong Enterprise Fund MEF II Quỹ Mekong Enterprise Fund II National Association of Securities Dealers Automated Quotation NASDAQ System R&D Nghiên cứu và Phát triển SAFE Ban quản trị ngoại hối Trung Quốc SBA Ban quản trị các DN nhỏ SBIC Chương trình Công ty đầu tư vào các DN nhỏ
  9. vii SME Sàn giao dịch DN nhỏ và vừa SPV Các tổ chức tài chính chuyên biệt nước ngoài SXKD Sản xuất kinh doanh TSCĐ Tài sản cố định TNHH Trách nhiệm hữu hạn TT Truyền thông TTCK Thị trường chứng khoán UBCK NN Ủy ban Chứng khoán Nhà nước VAF Quỹ Vietnam Azalea Fund VDeF Quỹ Vietnam Debt Fund SPC VEIL Quỹ Vietnam Enterprise Investment Limited VFF Quỹ Vietnam Frontier Fund VGF Quỹ Vietnam Growth Fund Limited VIEL Quỹ Vietnam Enterprise Investment Fund VOF Quỹ Vietnam Opportunity Fund VPF Quỹ Vietnam Dragon Fund Limited VRI Quỹ Vietnam Resource Investment VN Việt Nam VNFCF Quỹ Vietnam Venture Capital Fund VNI Quỹ Vietnam Infrastructure Limited VNL Quỹ VinaLand Limited WASBIC Hiệp hội các công ty đầu tư vào các công ty nhỏ Western WAVC Hiệp hội các nhà ĐTMH Western
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG 1. Bảng 1.1: Lợi nhuận mong đợi dựa vào giai đoạn đầu tư ................................... 11 2. Bảng 2.1: Model Summary................................................................................ 34 3. Bảng 2.2: Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính - ANOVA ..... 34 4. Bảng 2.3: Hệ số hồi qui - Coefficients ............................................................... 34 5. Bảng 2.4: Số lượng các dự án đi vào hoạt động tại Khu CNC TP.HCM và Khu CNC Hòa Lạc năm 2011 ................................................................................... 38 6. Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu cơ bản về DN khoa học công nghệ đang hoạt động tại VN từ 2000 – 2009 ....................................................................................... 39 7. Bảng 2.6: Doanh thu ngành công nghiệp CNTT VN 2008 – 2010...................... 40 8. Bảng 2.7: Số lao động ngành công nghiệp CNTT VN 2008 – 2010 ................... 40 9. Bảng 2.8: Xếp hạng một số chỉ tiêu về sự phát triển của thị trường tài chính quốc gia 2009 -2011 .......................................................................................... 48 10. Bảng 2.9: Danh mục các Quỹ ĐTMH hoạt động tại VN của IDG Ventures, Mekong Capital, Dragon Capital, Vina Capital và CyberAgent Ventures .......... 51 11. Bảng 2.10: Tương quan giữa quy mô vốn ĐTMH và quy mô TTCK VN (qua số lượng công ty niêm yết) giai đoạn 2000 – 2011..................................... 60 12. Bảng 2.11: Hệ số tương quan (Correlations) .................................................... 60 13. Bảng 2.12: Variables Entered/Removed (b).............................................61 14. Bảng 2.13: Model Summary....................................................................61 15. Bảng 2.14: Kiểm định sự phù hợp của mô hình tuyến tính-ANOVA(b)...61 16. Bảng 2.15: Hệ số hồi quy (Coefficients (a)).............................................61 17. Bảng 3.1: Một số thông tin về lĩnh vực Internet Việt Nam .............................. 79 18. Bảng 3.2: Số thuê bao điện thoại di động ở Việt Nam...................................... 79
  11. ix DANH MỤC CÁC HÌNH 1. Hình 1.1: Cấu trúc nguồn tài trợ vốn cổ phần....................................................... 5 2. Hình 1.2: Vốn mạo hiểm phân theo vùng tại Mỹ 2000 – 2011 ........................... 24 3. Hình 1.3: Vốn mạo hiểm phân theo ngành tại Silicon ........................................ 25 4. Hình 1.4: Vốn mạo hiểm tại Mỹ và Thung lũng Silicon 1995 – 2011................. 26 5. Hình 1.5: Vốn mạo hiểm lĩnh vực công nghệ sạch tại Mỹ.................................. 27 6. Hình 1.6: Vốn mạo hiểm lĩnh vực công nghệ sạch tại Silicon ............................ 27 7. Hình 1.7: Vốn mạo hiểm công nghệ sạch phân theo ngành tại Silicon ............... 28 8. Hình 1.8: Vốn mạo hiểm phân theo giai đoạn đầu tư tại Mỹ 2000 – 2011 .......... 28 9. Hình 2.1: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường vốn ĐTMH CNC VN ........................................................................................ 33 10. Hình 2.2: Số DN thuộc lĩnh vực Khoa học và Công nghệ 2000 – 2009 ............ 38 11. Hình 2.3: Nguồn vốn doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Khoa học và Công nghệ 2000 – 2009 ...................................................................................................... 43 12. Hình 2.4: Tăng trưởng tín dụng, huy động 2002 – 2011................................... 45 13. Hình 2.5: Số lượng công ty niêm yết – Giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán 2000 – 2011 ...................................................................................................... 47 14. Hình 2.6: Quy mô vốn ĐTMH 1991 – 2011..................................................... 53 15. Hình 2.7: Tương quan giữa quy mô vốn ĐTMH và Quy mô TTCK Việt Nam 2000 – 2011 ...................................................................................................... 60 16. Hình 3.1: Sơ đồ thành phần tham gia và vòng luân chuyển vốn ĐTMH CNC .. 65
  12. Trang: 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn Một trong những chỉ tiêu then chốt để đánh giá sự phát triển của một quốc gia là tốc độ tăng trưởng kinh tế. Và trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế thế giới hiện nay, đối với mỗi quốc gia thì vấn đề đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh là mối quan tâm hàng đầu trong chính sách phát triển kinh tế của quốc gia mình. Không ngoại lệ, để có một nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, VN trong những năm gần đây cũng đã có những chính sách hỗ trợ phát triển lĩnh vực khoa học công nghệ, cũng như cho những DN hoạt động trong lĩnh vực CNC, nhằm phấn đấu đưa VN trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Tuy nhiên một trong những trở ngại lớn nhất của các DN CNC VN hiện nay là vấn đề thiếu vốn, khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cũng như từ nguồn vốn tự có lại rất hạn chế, đã làm cho các ý tưởng, dự án đầu tư mới của các DN CNC không có điều kiện được triển khai thực hiện. Chính điều này đã ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của các DN CNC, và đặc biệt ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh kế của VN. Do đó vấn đề phát triển khoa học công nghệ đối với VN trong bối cảnh hiện nay cần phải được quan tâm đầu tư đúng mức và không thể chậm trễ hơn nữa. Để đáp ứng nhu cầu vốn cho các DN mới khởi sự trong lĩnh vực CNC vốn có mức độ rủi ro rất cao khi các dự án đầu tư chỉ mới là các ý tưởng, phát minh, khám phá công nghệ thì vốn ĐTMH luôn là một lựa chọn tốt nhất, một nguồn vốn đầu tư có khả năng sinh lời cao và chấp nhận một mức độ rủi ro nhất định. Tuy nhiên, hiện nay tại VN mặc dù có khoảng 400 quỹ đầu tư đang hoạt động nhưng chỉ có duy nhất 03 quỹ đầu tư mang tính chất ĐTMH trong lĩnh vực công nghệ là IDGVV- IDG Venture VietNam, DFJ VinaCapital (DFJV) và CyberAgent Ventures Vietnam. Chính sự khan hiếm về nguồn cung vốn ĐTMH CNC đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết cho VN là nhanh chóng hình thành một thị trường vốn ĐTMH CNC, bao gồm cả việc hình thành một quỹ ĐTMH CNC riêng có của VN, đồng thời đẩy mạnh thu hút ĐTMH CNC từ nước ngoài nhằm tạo một thị trường có tính cạnh tranh cao,
  13. Trang: 2 hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của lĩnh vực CNC, từ đó tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế cao và bền vững tại VN. Đó cũng chính là lý do tôi chọn và thực hiện đề tài: “THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ MẠO HIỂM CHO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO TẠI VIỆT NAM” 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quát nhất về thị trường Quỹ ĐTMH CNC tại VN, hình thành Quỹ ĐTMH CNC VN, thu hút đầu tư của các Quỹ ĐTMH CNC trên thế giới nhằm từng bước phát triển thị trường Quỹ ĐTMH CNC VN một cách bền vững. Trên cơ sở các mục tiêu cụ thể sau: - Phân tích quá trình hình thành và phát triển của một số thị trường vốn ĐTMH CNC hàng đầu thế giới để rút ra các bài học kinh nghiệm trong quá trình hình thành và phát triển thị trường vốn ĐTMH CNC VN. - Xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường vốn ĐTMH CNC VN, kết hợp phân tích thực tế các nhóm nhân tố này tại VN. - Đề xuất các giải pháp khả thi cho thị trường vốn ĐTMH CNC VN, đặc biệt cho thấy sự cần thiết của việc hình thành Quỹ ĐTMH CNC riêng có của VN, cũng như triển vọng phát triển của lĩnh vực ĐTMH CNC tại VN thông qua việc phân tích triển vọng một số ngành CNC tiềm năng nhất của VN. Nhằm cho các nhà đầu tư thấy được cơ hội đầu tư trong lĩnh vực ĐTMH CNC tại VN. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu cụ thể trên luân văn tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: - VN có thể học hỏi được gì từ sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp ĐTMH CNC hàng đầu trên thế giới? - Các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường vốn ĐTMH CNC VN, cụ thể như thế nào? - Các doanh nghiệp CNC VN và Chính phủ VN cần phải làm gì để hình thành và thu hút đầu tư vào thị trường vốn ĐTMH CNC VN? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
  14. Trang: 3 Luận văn tập trung khảo sát các DN CNC tại các khu CNC, các doanh nghiệp phụ trợ CNC, doanh nghiệp CNTT trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời kết hợp với việc tìm hiểu thực trạng hoạt động của các Quỹ ĐTMH CNC đang hoạt động tại VN, thị trường vốn mạo hiểm CNC tại một số nước trên thế giới đặc biệt là tại thung lũng SILICON của Mỹ, thị trường vốn ĐTMH CNC Trung Quốc, nơi mà thị trường vốn ĐTMH CNC phát triển vào bậc nhất thế giới. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp, thống kê lịch sử và tổng hợp. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường vốn ĐTMH CNC VN được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi các DN CNC, với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS. 6. Những điểm mới của Luận văn Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề về mặt lý thuyết ĐTMH CNC, kết hợp với việc tìm hiểu thực trạng hoạt động của một số quỹ ĐTMH CNC nổi bật trên thế giới, khảo sát các DN CNC VN Luận văn đã xác định được: - Các bài học kinh nghiệm trong quá trình hình thành và phát triển thị trường vốn ĐTMH CNC có thể áp dụng với VN, - Các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường vốn ĐTMH CNC VN, - Cung cấp một cái nhìn tổng quát nhất về thực trạng nguồn cung và nhu cầu vốn ĐTMH CNC VN, - Đồng thời đề xuất mô hình Quỹ ĐTMH CNC có thể áp dụng cho VN và cho thấy tiềm năng của thị trường vốn ĐTMH CNC VN 7. Kết cấu Luận văn Mở đầu Chương 1: Tổng quan về ĐTMH Chương 2: Thực trạng hoạt động của thị trường vốn ĐTMH CNC VN. Chương 3: Hình thành và thu hút vốn ĐTMH CNC tại VN. Kết luận
  15. Trang: 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM 1.1. Khái niệm ĐTMH Trong những ngày đầu hình thành hình thức ĐTMH, nhận thức được các giá trị cao, các nhà đầu tư đã bắt đầu cung cấp nguồn vốn cần thiết để phát triển một ý tưởng, một khám phá hay một phát minh khoa học công nghệ của một cá nhân mà không có đủ tiềm lực tài chính hay không được các tổ chức tín dụng xem xét việc chấp nhận rủi ro để hỗ trợ vốn. Trong thực tế, ĐTMH vẫn thường được gọi là đầu tư rủi ro. Và khi hình thức ĐTMH phát triển, đã dẫn đến việc hình thành các "quỹ ĐTMH". Trong những năm qua, thuật ngữ thông dụng hơn là "đầu tư cổ phần tư nhân", là số vốn được sử dụng để cung cấp vốn cổ phần cho các DN không niêm yết trên TTCK. Và theo hiệp hội các nhà ĐTMH Châu Âu (the European Venture Capital Association-EVCA) ĐTMH là một trong những hình thức của "đầu tư cổ phần tư nhân". Trên thực tế ĐTMH có thể được xem là đầu tư khởi nghiệp, vì mục đích chủ yếu của ĐTMH là hình thành các DN CNC. Và theo Hiệp hội ĐTMH Mỹ, ĐTMH là loại vốn do nhà tài chính đầu tư vào DN mới khởi nghiệp, có tiềm năng cạnh tranh lớn và phát triển nhanh, thông thường là những DN hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Dưới góc độ đầu tư, ĐTMH là quá trình đưa vốn vào lĩnh vực nghiên cứu phát triển CNC và sản phẩm tiềm ẩn nhiều rủi ro nhằm thúc đẩy nhanh chóng thương mại hóa để có được lợi nhuận cao. Nếu thể hiện một cách đầy đủ cả quá trình, thì ĐTMH là một phương thức đầu tư trong đó vốn được cung cấp vào công ty mới khởi nghiệp, chưa niêm yết trên TTCK (chủ yếu là DN khoa học và công nghệ, doanh nghiệp CNC), hỗ trợ về mặt phi tài chính cho công ty như: chiến lược kinh doanh, marketing, khách hàng, đối tác tiềm năng,…tạo điều kiện cho DN bước sang một giai đoạn tăng trưởng tiếp theo, sau vài năm thông qua niêm yết trên TTCK, hợp nhất hoặc chuyển nhượng cổ phần để thu được sự hoàn vốn đầu tư với mức cao hơn mức trung bình .
  16. Trang: 5 Nguồn tài trợ vốn cổ phần Nguồn vốn cổ Nguồn vốn cổ phần công phần tư nhân Cá nhân đầu tư Nguồn vốn đầu Nguồn vốn mạo hiểm tư mạo hiểm chuyển nhượng Nguồn vốn thay thế Hình 1.1: Cấu trúc nguồn tài trợ vốn cổ phần (Nguồn: http://evca.eu/) 1.2. Đặc điểm của ĐTMH - Đây là các khoản đầu tư có mức độ rủi ro rất cao nhưng khả năng mang lại lợi nhuận cũng rất cao. Các DN mới khởi sự trong lĩnh vực CNC luôn đối mặt với những rủi ro cao và đôi khi tài sản đảm bảo duy nhất của họ chỉ là những ý tưởng công nghệ mới. Do đó phần lớn các DN này thường gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận với các nguồn tài trợ từ các tổ chức tín dụng, kể cả hình thức vay tín chấp và kênh huy động vốn từ TTCK, hình thức tài trợ bằng vốn sở hữu thì hạn chế. Trong trường hợp đó, nguồn vốn tài trợ từ các Quỹ ĐTMH CNC luôn là lựa chọn tối ưu cho các DN này. Quỹ ĐTMH thường đầu tư vào giai đoạn mới khởi nghiệp của DN do đó luôn đối mặt với các yếu tố rủi ro cao nhưng điều hấp dẫn nhất đối với các Quỹ ĐTMH CNC đó là tiềm năng mang lại một suất sinh lợi cao từ DN được đầu tư. Đây có thể được xem như là đặc điểm riêng có của Quỹ ĐTMH, tạo nên sự khác biệt với các nguồn vốn tài trợ khác. - Bên cạnh việc hỗ trợ tài chính các Quỹ ĐTMH còn hỗ trợ phi tài chính cho các DN nhận đầu tư với kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn cao của các nhà quản lý quỹ. Hiệu quả hoạt động của Quỹ ĐTMH phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng tìm kiếm được những dự án đầu tư, những ý tưởng công nghệ mới có tiềm năng tăng trưởng
  17. Trang: 6 cao và có khả năng thành công trong tương lai. Do đó đòi hỏi các nhà quản lý Quỹ ĐTMH có kinh nghiệm, kỹ năng, chuyên môn cao về tài chính, kiến thức chuyên môn đầy đủ trong lĩnh vực CNC, đồng thời có năng lực điều hành quản trị DN. Và khi lợi ích của nhà đầu tư và DN được gắn kết với nhau thông qua việc hỗ trợ về tài chính thì các nhà quản lý Quỹ ĐTMH tiếp tục tư vấn ở cấp chiến lược cho DN về kỹ năng về tài chính, chính sách nhân sự, chiến lược kinh doanh, marketing… Qua đó các Quỹ ĐTMH đã trực tiếp tham gia vào công tác điều hành, quản trị DN, góp phần quan trọng đến sự phát triển của DN mà họ đầu tư. - ĐTMH luôn tiềm ẩn những rủi ro rất cao do đó phần lớn các nhà đầu tư vào Quỹ ĐTMH là những định chế tài chính hoặc các tập đoàn kinh tế lớn như công ty tài chính, công ty bảo hiểm,… Nhà đầu tư với vai trò cung cấp tài chính, trong khi các nhà quản lý Quỹ sẽ chịu trách nhiệm về mọi hoạt động đầu tư của Quỹ. - Để hạn chế rủi ro các Quỹ ĐTMH thường đầu tư vào nhiều dự án khác nhau và thường không cung cấp đủ một lần nguồn vốn mà DN cần, mà cung cấp thành nhiều lần khác nhau với số vốn theo từng giai đoạn tăng trưởng của DN. Vì phần lớn các các dự án ĐTMH là thất bại nên các Quỹ ĐTMH chỉ theo đuổi những dự án mà nó tiếp tục cho thấy tiềm năng cho mỗi giai đoạn đầu tư, chính vì thế họ thường tập trung vốn và thời gian cho những dự án có tiềm năng thành công nhất, không phải chia đều vốn cho tất cả các công ty trong danh mục đầu tư của họ (Shikhar Ghosh và Ramana Nanda, 2010, Venture Capital Investment in the Clean Energy Sector, Harvard Business School). - Quỹ ĐTMH chủ yếu đầu tư vào giai đoạn đầu của DN, họ cung cấp nguồn lực tài chính, góp phần hiện thực hóa những ý tưởng công nghệ và khi DN đạt được quy mô và mức độ tín nhiệm nhất định đủ để bán cho các tập đoàn kinh tế, các định chế tài chính hay có thể phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng (IPO), khi đó các Quỹ ĐTMH tiến hành thu hồi vốn và chu kỳ ĐTMH kết thúc. 1.3. Vai trò của ĐTMH 1.3.1. Vai trò của vốn ĐTMH trong các giai đoạn phát triển của DN
  18. Trang: 7 Vốn ĐTMH đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong giai đoạn đầu và giai đoạn mở rộng trong tiến trình phát triển của một công ty, tầm quan trọng của nó sẽ giảm đi trong các giai đoạn sau, khi mà vốn cổ phần tư nhân và các hình thức đầu tư khác dần dần trở nên quan trọng hơn. Quỹ ĐTMH là đối tượng đầu tư nổi trội trong việc cung cấp vốn ban đầu cho DN, tuy nhiên các cá nhân ĐTMH vẫn giữ một vai trò nhất định thông qua việc tư vấn và cung cấp nguồn vốn cơ bản, đặc biệt là ở giai đoạn đầu trong vòng đời của một công ty. Mặc dù các cá nhân ĐTMH thực hiện nhiều chức năng tương tự như Quỹ ĐTMH nhưng nguồn vốn mà họ tài trợ nhỏ hơn so với hầu hết nguồn vốn mà các Quỹ ĐTMH có thể đầu tư. Một người với một ý tưởng, khám phá hay phát minh – Một DN mới khởi sự, đầu tiên sẽ sử dụng nguồn vốn tự có hay nguồn hỗ trợ tài chính từ gia đình và bạn bè để thử nghiệm ý tưởng của mình. Tuy nhiên, nhu cầu kinh phí có thể sẽ nhanh chóng vượt quá nguồn lực của cá nhân cùng gia đình đặc biệt là nếu ý tưởng của họ chứng minh được khả năng phát triển hơn nữa. Đây là giai đoạn mà vai trò vốn ĐTMH là quan trọng nhất, giai đoạn tài trợ nguồn lực tài chính cho một dự án giai đoạn ý tưởng chủ yếu từ một Quỹ ĐTMH hoặc từ một cá nhân ĐTMH. Các DN sẽ sử dụng nguồn vốn này để chứng minh và phát triển ý tưởng của mình, để nghiên cứu tiềm năng thị trường và để chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh. Nếu thành công, họ cũng sẽ phải bắt đầu xây dựng một đội ngũ quản lý, có thể với sự hỗ trợ của nhà đầu tư về kỹ năng marketing, tài chính và các kỹ năng quản lý cần thiết khác để có thể đáp ứng được các yêu cầu của giai đoạn phát triển kế tiếp. Công ty non trẻ này sẽ cần vốn nhiều hơn để chuẩn bị và bắt đầu hoạt động thương mại. Bởi ở giai đoạn này công ty sẽ hoàn thành các nghiên cứu thị trường, chuẩn bị cho các công tác quản lý chủ chốt, phát triển kế hoạch kinh doanh và sẵn sàng để kinh doanh. Tuy nhiên, do không có doanh thu bán hàng, lợi nhuận, công ty sẽ phải hoạt động dựa vào nguồn vốn khởi nghiệp và giai đoạn đầu (start-up and early-stage finance) Trong trường hợp không có nguồn tài liệu để đánh giá công ty, Quỹ ĐTMH sẽ quyết định có đầu tư hay không dựa vào nhận thức, kinh nghiệm và khả năng quản
  19. Trang: 8 lý của mình. Các Quỹ ĐTMH sẽ tìm cách đảm bảo vốn đầu tư của mình, thường dưới hình thức giấy chứng nhận quyền nắm giữ cổ phần của công ty, bằng cách áp đặt những điều kiện nhất định, chẳng hạn như bổ nhiệm các vị trí quản lý chủ chốt và tham gia vào ban lãnh đạo của công ty. Khi công ty mở rộng, nhu cầu vốn của nó sẽ tăng lên tương ứng, vốn có thể được đòi hỏi để tăng năng lực sản xuất, phát triển sản phẩm và thị trường hoặc cung cấp bổ sung vốn lưu động. Bởi giai đoạn này, công ty sẽ có doanh thu bán hàng và có thể sẽ tạo ra lợi nhuận, tuy nhiên điều này có thể là không đủ để tài trợ cho việc mở rộng công ty. Do đó công ty có thể tiếp cận với nhà đầu tư cho nguồn vốn giai đoạn 2-3 (second-/third-stage finance). Lúc này, công ty sẽ có các tài liệu cần thiết để hỗ trợ các Quỹ ĐTMH trong việc quyết định có đầu tư hay không. Ngoài ra, các quỹ ĐTMH có thể hạn chế rủi ro của mình khi đầu tư cho một công ty cụ thể bằng việc hợp vốn đầu tư với các quỹ khác. Cuối cùng, một công ty thành công sẽ đạt đến giai đoạn phát triển khi nó sẵn sàng phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng (IPO) và trở thành một công ty được niêm yết. Tùy thuộc vào lĩnh vực, IPO được thực hiện trước khi công ty có lợi nhuận, giống như trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Ngoài ra, một công ty có thể yêu cầu cơ cấu lại các vị trí cổ đông lớn hoặc các nhà quản lý mới nếu muốn thay đổi công tác quản lý hiện có, người thân trước đây, các đối tác, vv … Ở giai đoạn sau này, để thực hiện bất cứ giao dịch nào kể trên, công ty có thể sẽ có nhu cầu tài chính bắt cầu (bridge finance). Tương tự như ở giai đoạn 2-3, giai đoạn tài chính bắt cầu có thể liên quan đáng kể đến tổng số vốn. Công ty có khả năng được biết đến và có một hồ sơ rủi ro có thể nhận thấy rõ để cho các công ty đầu tư để đánh giá việc góp vốn của mình. Và lúc này vai trò của vốn ĐTMH là kém quan trọng nhất, nguồn vốn tài trợ chủ yếu cho giai đoạn này là nguồn vốn cổ phần. 1.3.2. ĐTMH góp phần thúc đẩy sự phát triển của DN và lĩnh vực CNC Trong việc hỗ trợ đầu tư giai đoạn đầu, một Quỹ ĐTMH sẽ chấp nhận các rủi ro và can thiệp bằng cách tham gia nắm giữ vốn chủ sở hữu, do đó trở thành một
  20. Trang: 9 trong số những chủ sở hữu của ý tưởng hoặc của công ty. Khi làm như vậy, các Quỹ ĐTMH chấp nhận không có bảo đảm cho sự đầu tư của mình và không yêu cầu trả lãi, thay vào đó họ kỳ vọng sẽ đạt được lợi tức đầu tư thông qua thành công cuối cùng của công ty hay của ý tưởng và sự phát triển kéo theo của vốn đầu tư. Nhìn từ góc độ của DN, họ phải chấp nhận sự mất quyền kiểm soát tỷ lệ thuận với mức độ tham gia của Quỹ ĐTMH vào công ty. Thông thường điều này sẽ không vượt quá 30% vốn điều lệ của công ty, tuy nhiên các Quỹ ĐTMH thường sẽ áp đặt các điều kiện để kiểm soát trong các trường hợp nhất định. Về mặt tích cực, các DN sẽ được hưởng lợi từ sự hỗ trợ đầu vào chuyên nghiệp liên quan đến hoạt động marketing, tài chính và quản lý, cũng như từ các kỷ luật tài chính nghiêm ngặt mà các Quỹ ĐTMH sẽ yêu cầu để theo dõi các hoạt động đầu tư của mình. Chính điều này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của DN, góp phần hiện thực hóa các ý tưởng khoa học công nghệ mới từ đó tạo động lực thúc đẩy ngày càng có nhiều các ý tưởng mới được hình thành. Và ngược lại, khi càng có nhiều các ý tưởng mới thì các Quỹ ĐTMH càng có nhiều cơ hội lựa chọn được những dự án đầu tư có tiềm năng từ đó thúc đẩy sự phát triển của các Quỹ ĐTMH. Và cứ theo quy luật này, với sự phát triển của các DN và các Quỹ ĐTMH CNC đã thúc đẩy sự phát triển lĩnh vực CNC của một quốc gia. 1.3.3. ĐTMH góp phần vào sự phát triển của thị trường tài chính và kinh tế của một quốc gia Với sự tham gia của Quỹ ĐTMH vào thị trường nó đã góp phần đa dạng hóa các kênh huy động vốn cho DN, tạo ra một kênh huy động vốn chính cho các DN mới khởi nghiệp đặc biệt là các DN CNC. Bên cạnh việc hỗ trợ nguồn lực tài chính, thúc đẩy sự phát triển của DN CNC, lĩnh vực CNC, Quỹ ĐTMH còn tạo ra nhiều cơ hội đa dạng hóa danh mục đầu tư cho các nhà đầu tư trên TTCK, tăng tính thanh khoản cho thị trường khi một trong những kênh thoát vốn chính và hiệu quả của các Quỹ ĐTMH là việc phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng. Chính vì thế, ĐTMH đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của TTCK, thị trường tài chính của một
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2