intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng thanh toán biên mậu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: Dfxvcfv Dfxvcfv | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

154
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài Thực trạng thanh toán biên mậu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - thực trạng và giải pháp một số vấn đề lý luận chung về thanh toán biên mậu của các ngân hàng thương mại. Thực trạng thanh toán biên mậu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Giải pháp nhằm phát triển thanh toán biên mậu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng thanh toán biên mậu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - thực trạng và giải pháp

  1. TR¦êNG §¹I HäC NGO¹I TH¦¥NG Khoa kinh tÕ THÕ GiíI Vµ QUAN HÖ KINH TÕ QuèC TÕ  LUËN V¡N TH¹C Sü §Ò tµi: THỰC TRẠNG THANH TOÁN BIÊN MẬU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Gi¸o viªn h­íng dÉn : TS. NGUYỄN TRUNG VÃN Sinh viªn thùc hiÖn : PHẠM THỊ HẠNH Líp : Cao häc 12 Hµ Néi - 05/2008
  2. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Một trong những giải pháp nhằm đẩy mạnh hợp tác giữa các nước chung biên giới là phải phát triển quan hệ thương mại biên mậu. Kể từ khi các cửa khẩu biên giới Việt Nam với Trung Quốc chính thức khai thông trở lại cũng như các cửa khẩu biên giới với Lào và Campuchia được nâng cấp, quan hệ tác thương mại giữa Việt Nam và các nước có chung biên giới được khôi phục và phát triển, giao lưu hàng hoá và dịch vụ của dân cư và các doanh nghiệp ngày càng sôi động. Do vậy, thanh toán Biên mậu (dưới đây được viết tắt là TTBM) ngày càng trở lên cấp thiết như một đòi hỏi khách quan không thể thiếu. Điều đó thúc đẩy sinh nhu cầu thanh toán quan biên giới là tất yếu, không thể khác được. Trên thực tế, chúng ta nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển thương mại biên giới như một biện pháp quan trọng để phát triển kinh tế các tỉnh biên giới, tăng cường đoàn kết dân tộc, củng cố biên cương. Đi đôi với hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước ta và các Bộ ngành liên quan đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy thương mại biên giới nhằm khai thác lợi thế của các tỉnh biên giới, thống nhất hoạt động thương mại biên giới với chiến lược phát triển thương mại chung. Mọi người đều biết, sự phát triển buôn bán với các nước có chung biên giới là một xu thế tất yếu của nhất thể hoá kinh tế thế giới. Trong những năm qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (dưới đây được viết tắt là NHNo&PTNT VN) không ngừng nỗ lực mở rộng mạng lưới hệ thống ngân hàng đại lý, ký kết thoả thuận với các ngân hàng thương mại nước bạn có chung đường biên giới và đã trở thành ngân hàng đầu tiên trong cả nước thực hiện dịch vụ TTBM. Ngày nay, TTBM là
  3. 2 một dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng đối với Ngân hàng thương mại (dưới đây được viết tắt là NHTM) Việt Nam, là một mắt xích quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh Biên mậu. TTBM phát triển mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như tăng cường khâu quản lý ngân sách của Nhà nước. Ngoài ra, TTBM sử dụng đồng tiền của các nước có chung biên giới nên tránh được sự phụ thuộc vào các ngoại tệ mạnh vẫn thường dùng trong các phương thức thanh toán quốc tế với mức kim ngạch lớn. Tuy nhiên, kết quả TTBM tại NHNo&PTNT VN vẫn còn hạn chế chưa tương xứng với vị thế NHTM hàng đầu trong dịch vụ này. Cụ thể, tỷ lệ TTBM mới chỉ chiếm khoảng trên 10% (năm 2006 là 14,15%; năm 2007 là 12,35%) trên tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của cả hệ thống. Trong khi đó, nhu cầu TTBM của các doanh nghiệp ngày càng tăng doanh số. Đây chính là cơ hội để NHNo&PTNT VN tiếp tục mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán Biên mậu. Nhận thức được ý nghĩa của vấn đề này, đề tài “Thanh toán Biên mậu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - thực trạng và giải pháp” là thực sự cấp thiết ở nước ta hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc Hoạt động TTBM nhìn chung chưa có nhiều công trình nghiên cứu. Trong khoảng 15 năm trở lại đây, kể từ khi các cửa khẩu quốc tế Việt – Trung chính thức khai thông trở lại và các cửa khẩu khác được Nhà nước đầu tư mới đã có một số Luận văn Thạc sỹ nghiên cứu về vấn đề này. Tiêu biểu, năm 2002 có Luận văn “ Một số giải pháp tăng cường hoạt động TTBM tại NHNo&PTNT VN” của Thạc sỹ Nguyễn Thị Phượng (Học viện Ngân hàng). Gần đây nhất, có Luận văn “Giải pháp phát triển TTBM tại NHNo&PTNT
  4. 3 Chi nhánh Lào Cai” của Thạc sỹ Phạm Tiến Trình (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân). Hai luận văn này, đã khái quát được những vấn đề chung về TTBM và đề xuất được một số giải pháp để phát triển TTBM tại Chi nhánh cũng như trong hệ thống NHNo&PTNT VN. Tuy nhiên, một công trình nghiên cứu đã lâu (năm 2002), nội dung đã lạc hậu so với tình hình phát triển mới mẻ, sôi động gần đây. Công trình mới nhất cũng chỉ nghiên cứu ở cấp độ một chi nhánh thuộc NHNo&PTNT VN. Đề tài này sẽ nghiên cứu một cách hệ thống và cập nhật những nội dung mới của TTBM giai đoạn (1997 – 2007) nhằm đưa ra những giải pháp cấp thiết cho bước ngoặt phát triển TTBM trong những năm tới tại NHNo&PTNT VN. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về TTBM ở chương 1 và đánh giá thực trạng TTBM tại NHNo&PTNT Việt Nam (TTBM với Trung Quốc) ở chương 2, mục đích cuối cùng của đề tài là đưa ra định hướng và giải pháp nhằm phát triển TTBM tại NHNo&PTNT Việt Nam. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về TTBM. - Đánh giá thực trạng TTBM tại NHNo&PTNT VN. - Đề xuất các giải pháp phát triển TTBM tại NHNo&PTNT VN. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề về TTBM tại NHNo&PTNT VN trong thời gian qua và triển vọng trong năm tới. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động TTBM tại NHNo&PTNT VN (bao gồm cả Chi nhánh tham gia TTBM trực tiếp và Chi nhánh ủy thác TTBM) từ năm 1997 đến hết năm 2007.
  5. 4 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac- Lênin làm phương pháp nghiên cứu chủ đạo. Đồng thời, đề tài còn sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, phương pháp điều tra, khảo sát và nghiên cứu tình huống cụ thể để giải quyết vấn đề đặt ra. Các phương pháp nghiên cứu trên được sử dụng độc lập hoặc kết hợp trong quá trình nghiên cứu. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần chính của luận văn được kết cấu theo 3 chương: Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận chung về TTBM của các Ngân hàng thƣơng mại Chƣơng 2: Thực trạng TTBM tại NHNo&PTNT VN Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp phát triển TTBM tại NHNo&PTNT VN trong những năm tới
  6. 5 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN BIÊN MẬU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế Trong giao dịch thương mại quốc tế, luôn tồn tại mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa rủi ro và lợi nhuận. Việc bán hàng, thanh toán tiền hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho người mua ở nước ngoài chứa đựng nhiều rủi ro hơn nhiều so với trong nước. Nguyên nhân là do các nước khác nhau về ngôn ngữ, phong tục tập quán, tiền tệ và đặc biệt là sự xa cách về địa lý, chính trị. Nếu không có sự hiểu biết nhất định thì việc chấp nhận một hợp đồng ngoại thương là không dễ dàng. Vấn đề là khi bán hàng, người bán cần phải thu tiền bằng cách nào cho phù hợp, thuận tiện và chắc chắn. Như vậy, rõ ràng các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân không thể tự thực hiện việc thanh toán trên phạm vi quốc tế. Để thương mại quốc tế phát triển cần có những biện pháp giải quyết những vấn đề rủi ro trên. Đó là tất yếu hình thành việc thanh toán qua các Ngân hàng thương mại – một trung gian tài chính quan trọng trong bất kỳ nền kinh tế nào. Thanh toán quốc tế (International Payment) là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau. 1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế 1.1.2.1 Đối với nền kinh tế quốc dân Trước xu thế toàn cầu hoá, các quốc gia đang ra sức phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập. Trong bối cảnh đó, thanh toán quốc tế nổi lên như là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với kinh tế thế giới bên
  7. 6 ngoài, là công cụ không thể thiếu được trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút kiều hối và các quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế khác. Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng được khẳng định trong hoạt động kinh tế quốc dân nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, mỗi quốc gia đều đặt hoạt động kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước [15 tr. 88-89]. 1.1.2.2 Đối với các ngân hàng thƣơng mại Ngân hàng thương mại ra đời vào khoảng thế kỷ XV, thực chất là một doanh nghiệp được thành lập và hoạt động dưới sự kiểm soát, quản lý, điều tiết của ngân hàng nhà nước, thực hiện kinh doanh tiền tệ tín dụng, làm các dịch vụ ngân hàng với nội dùng nhận tiền gửi và sử dụng tiền đó để cấp tín dụng, cung ứng các dich vụ thanh toán. Khi thay mặt khách hàng thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế, các ngân hàng trở thành cầu nối trung gian thanh toán giữa hai bên mua bán. Với vai trò trung gian thanh toán, các ngân hàng tiến hành thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong giao dịch thanh toán đồng thời tư vấn và hướng dẫn khách hàng những biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ TTQT nhằm hạn chế rủi ro, tạo sự tin tưởng cho khách hàng trong quan hệ mua bán với nước ngoài. Mặt khác, trong quá trình thực hiện TTQT, khách hàng không đủ năng lực về vốn sẽ cần đến sự tài trợ của ngân hàng, ngân hàng sẽ thực hiện tài trợ xuất nhập khẩu cho khách hàng một cách chủ động và tích cực. Nhìn chung, ngân hàng là người cung cấp hoàn hảo các loại hình dịch vụ kỹ thuật và tài chính nhằm hỗ trợ cho các khách hàng thực hiện hoạt động thương mại quốc tế.
  8. 7 1.1.2.3 Đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Thanh toán quốc tế liên quan tới quyền lợi của các bên mua và bên bán và được coi là điều khoản quan trọng trong khi kí kết hợp đồng ngoại thương. Trong thanh toán quốc tế, ngân hàng là trung gian thanh toán, giúp cho quá trinh thanh toán của khách hàng được tiến hành nhanh chóng, an toàn và tiện lợi, giảm bớt chi phí thay vì phải thanh toán bằng tiền mặt. Nhờ có ngân hàng mà các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất - nhập khẩu đựoc bảo vệ quyền lợi, được ngân hàng tư vấn, hướng dẫn về kỹ thuật nhằm giảm thiểu rủi ro, tạo sự an tâm, tin tưởng của khách hàng trong quan hệ giao dịch, mua bán với nước ngoài. Mặt khác, nếu khách hàng không đủ khả năng tài chính để đáp ứng yêu cầu giao dịch với đối tác thì ngân hàng có thể tài trợ thông qua các hình thức cho vay, bảo lãnh thanh toán mở L/C, chiết khấu chứng từ xuất - nhập khẩu…nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp này. 1.1.3 Phƣơng thức và công cụ TTQT 1.1.3.1 Phƣơng thức TTQT a. Phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance) Theo phương thức này, người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền cho chủ nợ (người xuất khẩu) hưởng. Ngân hàng thực hiện ủy nhiệm này thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước người thụ hưởng (người xuất khẩu). Nội dung và sơ đồ quy trình nghiệp vụ của phương thức thanh toán chuyển tiền được thể hiện qua trình tự sau đây:
  9. 8 Người chuyển tiền Người nhận tiền 2 1 Ngân hàng nước chuyển Ngân hàng nước nhận tiền tiền 3 Quy trình phƣơng thức chuyển tiền (1) Người chuyển tiền yêu cầu ngân hàng nước mình chuyển một số tiền nhất định cho người được hưởng ở nước ngoài. (2) Ngân hàng phục vụ người chuyển tiền thực hiện yêu cầu của người chuyển tiền, làm thủ tục và chuyển tiền ra nước ngoài. (3) Ngân hàng nước người nhận tiền sau khi đã nhận được tiền chuyển đến, thực hiện trả cho người nhận. b. Phương thức nhờ thu (Collection of payment). Phương thức thanh toán nhờ thu là phương thức thanh toán mà người xuất khẩu sau khi giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ nào đó cho nhà nhập khẩu tiến hành ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu hoặc chứng từ do người xuất khẩu lập. Dựa trên cơ sở cách thức yêu cầu thanh toán của bên bán có thể phân biệt thành 2 hình thức nhờ thu sau: - Nhờ thu trơn (Clean Collection): là phương thức thanh toán trong đó bên bán ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ người mua căn cứ vào hối phiếu do chính người bán lập. Các chứng từ thương mại có liên quan đến
  10. 9 giao dịch bên bán đã chuyển trực tiếp cho người mua, không qua ngân hàng. Người mua 1 Người bán 5 4 7 2 Ngân hàng nước nhập khẩu 3 Ng©n hµng n-íc xuÊt khÈu 6 Quy trình nhờ thu trơn (1) Bên bán giao hàng đồng thời chuyển toàn bộ chứng từ hàng hóa cho bên mua. (2) Bên bán lập hối phiếu đòi tiền người mua, ủy nhiệm qua ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ người mua. (3) Ngân hàng phục vụ bên bán chuyển hối phiếu qua ngân hàng bên mua nhờ thu tiền từ người mua. (4) Ngân hàng phục vụ bên mua đòi tiền người mua hoặc yêu cầu ký chấp nhận hối phiếu. (5) Bên mua thanh toán tiền. (6) Chuyển tiền cho ngân hàng bên bán. (7) Thanh toán tiền cho bên bán. Với quy trình trên, chúng ta có thể rút ra nhận xét:
  11. 10 Phương thức nhờ thu trơn không đảm bảo quyền lợi cho bên bán. Sự trả tiền và sự nhận hàng còn tách rời nhau, không có tính ràng buộc lẫn nhau. Người mua nhận hàng nhưng có thể không chịu trả tiền hoặc trì hoãn việc trả tiền. Ngược lại, đối với người mua cũng có thể bị tổn thất trong trường hợp đã giao tiền và chưa được kiểm tra hàng hóa có đúng theo hợp đồng quy định hay không. Như vậy phương thức nhờ thu trơn chỉ áp dụng trong những trường hợp người bán và người mua tin cậy lẫn nhau hoặc có quan hệ liên doanh với nhau giữa công ty mẹ - công ty con hoặc chi nhánh của nhau. - Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection): là phương thức thanh toán, trong đó bên bán ủy nhiệm cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hóa gửi kèm với điều kiện nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền (đối với hối phiếu có kỳ hạn) sẽ trao bộ chứng từ cho người mua đi nhận hàng. Các bước và trình tự nghiệp vụ của nhờ thu kèm chứng từ cũng tương tự như sơ đồ 1.2, chỉ khác là bộ chứng từ gửi đi đòi tiền bên mua bao gồm cả hối phiếu và bộ chứng từ hàng hoá. c. Phương thức thanh toán mở tài khoản (Open account) Theo phương thức này, sau mỗi chuyến giao hàng, người xuất khẩu gửi bộ chứng từ hàng hóa cho người mua để họ nhận hàng và trả tiền hàng. Cách thức thanh toán. Hai bên mở tài khoản để ghi các khoản tiền cần thanh toán cho nhau. Số dư nợ sẽ được người mua thanh toán dần theo định kỳ đã thỏa thuận. Đặc điểm của phương thức thanh toán mở tài khoản: - Phương thức này không có sự tham gia của các ngân hàng với chức
  12. 11 năng là người mở tài khoản và thực thi thanh toán. - Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên. - Tài khoản do bên mua mở chỉ là tài khoản theo dõi, không có giá trị thanh quyết toán. - Chỉ có 2 bên tham gia thanh toán là người mua và người bán. Trường hợp áp dụng. Thường được áp dụng trong nội thương ở các nước tư bản, ít được dùng trong mậu dịch quốc tế, vì không bảo đảm quyền lợi cho người xuất khẩu. Phương thức này đòi hỏi người xuất khẩu phải rất tin cậy vào thiện chí và khả năng thanh toán của người nhập khẩu, nên trong ngoại thương chỉ sử dụng để thanh toán: - Giữa các chi nhánh của cùng một công ty hoặc xí nghiệp, giữa công ty mẹ công ty con đặt trên địa bàn thuộc nhiều nước khác nhau. - Giữa các công ty có liên hệ thương mại lâu năm, có truyền thống, trị giá hàng mậu dịch thường xuyên, nhưng không lớn. - Hàng đại lý gửi bán. - Giữa các nhà kinh doanh vừa mua, vừa bán lẫn nhau (mua hàng này, bán lại hàng khác) hoặc làm gia công cho nhau. Khi ấy, tài khoản được gọi là tài khoản giao dịch vãng lai để ghi các khác nợ - có của hai bên; số dư được thanh toán định kỳ theo cách thức như đã nói. d. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C – Letter of credit). Thư tín dụng là một cam kết thanh toán của ngân hàng cho người xuất khẩu nếu như họ xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C. Phương thức này đảm bảo an toàn và công bằng đối với tất cả các bên tham gia thanh toán.
  13. 12 Phương thức L/C là phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng rộng rãi và ưu việt hơn cả trong thanh toán quốc tế, chiếm khoảng 70% giá trị thanh toán. Quy trình các bước trong nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ được tóm tắt như sau: 4 Nhập khẩu Xuất khẩu 7 1 3 5 2 6 NH phát NH thông NH thanh hành L/C báo L/C toán L/C 2 NH xác nhận 2, L/C Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ 1. Nhà nhập khẩu đề nghị ngân hàng phục vụ mình mở L/C 2. NH phát hành L/C và gửi tới ngân hàng thông báo và ngân hàng xác nhận (nếu có). 3. NH thông báo kiểm tra tính hợp lệ của L/C rồi thông báo cho nhà xuất khẩu. 4. Nhà xuất khẩu kiểm tra L/C thấy phù hợp thì giao hàng hoá cho nguời nhập khẩu. 5. Nhà xuất khẩu chuẩn bị bộ chứng từ, ký phát hối phiếu và xuất trình hối phiếu cùng bộ chứng từ cho ngân hàng thông báo.
  14. 13 6. Ngân hàng thông báo kiểm tra chứng từ, nếu chứng từ phù hợp với điều kiện và điều khoản của L/C thì đối chiếu hối phiếu, chứng từ và gửi tới ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng thanh toán theo chỉ định của ngân hàng phát hành để họ thanh toán. 7. Ngân hàng bên bán thanh toán tiền hàng cho người xuất khẩu. 1.1.3.2 Công cụ thanh toán quốc tế a. Hối phiếu thương mại Hối phiếu là một lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác, yêu cầu người này khi nhận hối phiếu, hoặc đến một ngày cụ thể nhất đinh, hoặc một ngày có thể xác định trong tương lai, phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác cầm phiếu. Đặc điểm Qua khái niệm này cho thấy, hối phiếu có ba đặc điểm quan trọng: - Tính trừu tượng Trên hối phiếu không cần phải ghi nộil dung quan hệ tín dụng, tức nguyên nhân sinh ra việc lập hối phiếu, mà chỉ cần ghi rõ số tiền phải trả và những nội dung có liên quan đến việc trả tiền. Hiêu lực pháp lý của hối phiếu cũng không bị ràng buộc do nguyên nhân gì sinh ra hối phiếu. Một khi được tách ra khỏi hợp đồng và nằm trong tay người thứ ba thì hối phhiếu trở thành một trai vụ độc lập, chứ không phải trái vụ sinh ra từ hợp đồng. - Tính bắt buộc trả tiền Người trả tiền hối phiếu phải trả tiền theo đúng nội dung ghi trên tờ phiếu. Người trả tiền không thể viện những lý do riêng của mình đối với người phát trái phiếu, người ký hậu mà từ chối trả tiền, trừ trường hợp hối
  15. 14 phiếu được lập ra trái với đạo luật chi phối nó. - Tính lưu thông Hối phiếu có thể được chuyển nhượng một hay nhiều lần thông qua ký hậu trong thời hạn của nó. Sở dĩ có đặc điểm này, bởi vì hối phiếu là lệnh đòi tiền của người này với người khác, hối phiếu có một giá trị tiền nhất định, có một thời hạn nhất định, thời hạn này thường là ngắn hạn có được người trả tiền chấp nhận. Tóm lại, nhờ vào tính trừu tượng và tính bắt buộc của nghĩa vụ trả tiền mà hối phiếu có được tính lưu thông. b. Séc Séc là một tờ lệnh vô điều kiện do một khách hàng của Ngân hàng ký phát ra lệnh cho Ngân hàng trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người chỉ định trên Séc, hoặc trả cho người cầm Séc. Séc ra đời từ chức năng làm phương tiện thanh toán của tiền tệ và được sử dụng rộng rãi trong những nước có hệ thống ngân hàng phát triển cao. Hiện nay Séc là phương tiện chi trả được dùng hầu như phổ biến trong giao lưu thanh toán nội địa của tất cả các nước. Séc cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế về hàng hóa, cung ứng lao vụ, du lịch và về các chi trả phi mậu dịch khác. Séc có giá trị thanh toán trực tiếp như tiền tệ, do vậy Séc phải có những quy định về nội dung và hình thức theo luật định. Năm 1931, nhiều nước như Đức, Pháp, Ý, Đan Mạch, Hà Lan, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Áo, Bồ Đào Nha đã họp tại Giơ - Ne – Vơ để ký một Công ước Quốc tế về Séc. Công ước Giơ - Ne – Vơ về Séc năm 1931 đã được nhiều nước áp dụng. Đặc điểm của Séc là có tính chất thời hạn, tức là tờ Séc chỉ có giá trị thuộc vào phạm vi không gian mà Séc lưu hành và luật pháp các nước quy định. Nhưng nói chung Séc lưu hành trong nội địa thời gian ngắn hơn lưu
  16. 15 hành trong thanh toán quốc tế. c. Lệnh phiếu Ngược lại với hối phiếu, lệnh phiếu do người ký phát viết ra để hứa cam kết trả tiền cho người hưởng lợi. Với tính thụ động trong thanh toán như trên, trong thanh toán quốc tế, lệnh phiếu ít thông dụng hơn hối phiếu. Lệnh phiếu là một tờ giấy hứa cam kết trả tiền vô điều kiện do người ký phát hứa trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác quy định trong lệnh phiếu đó. Các điều mà luật dùng để điều chỉnh hối phiếu cũng áp dụng tương tự cho một lệnh phiếu thương mại. Tuy nhiên có một số đặc thù sau đây: - Kỳ hạn lệnh phiếu được quy định rõ. - Một lệnh phiếu có thể do một hay nhiều người ký phát để cam kết thanh toán cho một hay nhiều người hưởng lợi. - Lệnh phiếu cần có sự bảo lãnh của Ngân hàng hoặc công ty tài chính. Sự bảo lãnh này đảm bảo khả năng thanh toán của lệnh phiếu. - Khác với hối phiếu thường gồm hai bản: số 1 và số 2, lệnh phiếu chỉ có một bản chính do người thu trái phát ra để chuyển cho người hưởng lợi lệnh phiếu đó. d. Thẻ thanh toán Thẻ thanh toán là sản phẩm của sự kết hợp giữa khao học kỹ thuật với công nghệ quản lý Ngân hàng, nó là phương tiện thanh toán điện tử và là phương tiện chi trả, mà người sở hữu nó có thể sử dụng để thanh toán tiền hàng, dịch vụ, đồng thời cũng có thể sử dụng để rút tiền mănt tại các máy rút tiền tự động của Ngân hàng. Các loại thẻ thanh toán gồm có: - Thẻ rút tiền tự động:
  17. 16 Loại thẻ này được dùng để kiểm tra số dư trên tài khoản ở Ngân hàng và rút tiền có giới hạn tại các máy rút tiền tự động hoặc quầy tự động của các Ngân hàng. Có 2 loại thẻ rút tiền tự động: - Loại chỉ được dùng để rút tiền tại các máy hoặc quầy tự động của Ngân hàng phát hành thẻ. - Loại được sử dụng để rút tiền, không những tại Ngân hàng phát hành thẻ mà còn có thể dùng để rút tiền ở các Ngân hàng cùng tham gia thanh toán thẻ với ngân hàng phát hành thẻ. - Thẻ tín dụng: Ngoài những công dụng giống như những thẻ trên, loại thẻ này còn có điểm đặc biệt là Ngân hàng phát hành chỉ ghi Nợ tài khoản của người sử dụng thẻ, sau một thời gian nhất định, kể từ thời điểm cấp thẻ hoặc thời điểm chi trả. - Thẻ quốc tế: Loại thẻ này có công dụng như những thẻ trên, nhưng phạm vi sử dụng của nó không phải chỉ trong phạm vi 1 quốc gia mà còn cả nước ngoài. Một số loại thẻ quốc tế thông dụng như: Visa; Master Card; American Express… 1.1.4 Hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế Trên thế giới mỗi quốc gia phải xây dựng cho mình một hệ thống pháp luật riêng phù hợp với thể chế chính trị, xã hội, tập quan và trình độ phát triển; chính vì vậy, luật pháp giữa các các nước thường là khác nhau. Tuy nhiên, khi tham gia các hoạt động quốc tế, các nước đều bình đẳng với nhau, nên không thể dùng luật pháp của một nước nào đó áp đặt buộc nước khác phải theo. Sau đây là một số văn bản điều chỉnh hoạt động TTQT theo tính chất pháp lý giảm dần [15, tr98]:
  18. 17 1.1.4.1 Luật và công ƣớc quốc tế: - Công ước Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán quốc tế (United nations convention on contracts for the international sale of goods-Wien Convention 1980). -Công ước Geneve 1930 về Luật thống nhất về hối phiếu (Uniform Law for Bill of Exchange-ULB 1930) - Công ước Liên hợp quốc về hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế (International Bill of Exchange and International Promissory Note-Un convention 1980). - Công ước Geneve 1931 về Séc quốc tế (Geneve conventions for Check 1931). - Các nguồn luật và Công ước quốc tế về vận tải và bảo hiểm. - Các hiệp định song phương và đa phương. 1.1.4.2 Các nguồn luật quốc gia - Bộ luật dân sự. - Luật thương mại. - Luật ngoại hối. - Luật các công cụ chuyển nhượng. - Luật thanh toán quốc tế.... 1.1.4.3 Thông lệ và tập quan quốc tế -Quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ (Uniform Customs and Pratice for Documentary Credit-gọi tắt là UCP). -Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên hàng “ The Uniform Rules for
  19. 18 Bank-to-Bank Reimbursement under Documentary credit-gọi tắt URR”. -Điều kiện thương mại quốc tế (International Commercial Terms- INCOTERMS). 1.2 TỔNG QUAN VỀ TTBM 1.2.1 Cơ sở hình thành TTBM Trên thế giới, không có một quốc gia nào lại tự sản xuất mọi thứ mình cần. Điều kiện tự nhiên, địa lý, trình độ phát triển và một số các yếu tố khác nữa của những nước khác nhau là khác nhau. Do vậy, các quốc gia luôn phụ thuộc lẫn nhau về nhiều loại hàng hoá cho sản xuất và tiêu dùng. “Kết quả là, một nước sẽ nhập được hàng hoá với giá rẻ đồng thời xuất khẩu những hàng hoá có ưu thế về năng suất lao động, tận dụng được lợi thế so sánh trong ngoại thương” [15, tr.83]. Xét ở gốc độ hai nước có chung đường biên giới, với điều kiện địa lý nằm sát nhau là một yếu tố thuận lợi hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hoá vì vậy buôn bán hàng hoá qua biên giới ngày càng phát triển. Một thương vụ biên mậu kết thúc bằng việc bên mua nhận hàng và thanh toán tiền hàng, bên bán giao hàng và nhận tiền theo điều kiện hợp đồng đã ký kết. Thông thường, người bán và người mua không thanh toán tiền trực tiếp cho nhau mà họ thanh toán qua ngân hàng từ đó hình thành nghiệp vụ “Thanh toán biên mậu”. Qua sự phân tích trên cho thấy, TTBM được bắt nguồn từ thương mại biên giới và mục đích của nó là hỗ trợ và phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nước có chung đường biên giới được trôi chảy và thuận tiện. 1.2.2 Khái niệm TTBM Quan hệ quốc tế giữa các nước trên thế giới bao gồm nhiều lĩnh vực,
  20. 19 bao gồm kinh tế, chính trị, văn hoá…trong đó quan hệ kinh tế (chủ yếu là ngoại thương) đóng vai trò quan trọng, là cơ sở cho các quan hệ quốc tế khác tồn tại và phát triển. Ngoại thương được hiểu là việc mua bán hàng hoá và dịch vụ qua biên giới quốc gia hình thành trên cơ sở nền kinh tế hàng hoá và phân công lao động quốc tế, buôn bán qua biên giới cũng là hoạt động ngoại thương. Như vậy, buôn bán qua biên giới và hoạt động ngoại thương nói chung đều liên quan đến: - Người bán và người mua ở hai nước khác nhau. - Hàng hoá mua bán được dịch chuyển qua biên giới giữa các nước. - Luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán và thanh toán chứa đựng yếu tố quốc tế. Đặc điểm khác nhau cơ bản giữa TTBM và TTQT nói chung là: Nếu trong TTQT nói chung việc thanh toán phải sử dụng các đồng tiền mạnh, có khả năng tự do chuyển đổi như USD, GBP, EUR,… thì trong TTBM không phụ thuộc vào đồng bản tÖ của các nước có phải là các đồng tiền mạnh hay không mà vẫn sử dụng thanh toán. Trong đó, đồng tiền của nước có vị thế kinh tế cao hơn sẽ được sử dụng thông dụng hơn. Theo hình thức này thì ngoại tệ chỉ xuất hiện vào thời điểm cuối cùng sau mỗi chu kỳ thanh toán khoản chênh lệch ròng. - Do đặc điểm có thể thanh toán bằng đồng bản tệ của các nước có chung biên giới nên Ngân hàng ở các nước này được phép mở tài khoản bằng đồng tiền của nước kia, nhằm phục vụ cho việc thanh toán thuận tiện. Đồng thời như vậy không chỉ các Ngân hàng mà cá nhân doanh nghiệp đều có thể giao dịch trực tiếp với Ngân hàng thông qua tài khoản của mình. - Ngôn ngữ sử dụng trong TTBM là ngôn ngữ của hai nước có chung
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2