intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Vận dụng bảng điểm cân bằng (Balanced Score Card) nhằm cải tiến hệ thống đánh giá thành quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần in Gia Định

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

57
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn xác định tầm nhìn, chiến lược tại công ty cổ phần in Gia Định làm cơ sở để hoàn thiện việc xây dựng bảng điểm cân bằng, dựa trên các mục tiêu cụ thể để thiết kế các công cụ nhằm cải tiến hệ thống đánh giá thành quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần in Gia Định ở cấp độ toàn công ty, nhằm hướng hoạt động của công ty tới thực hiện các mục tiêu trên bốn phương diện của bảng điểm cân bằng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Vận dụng bảng điểm cân bằng (Balanced Score Card) nhằm cải tiến hệ thống đánh giá thành quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần in Gia Định

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ______________________ VÕ HỮU SANG VẬN DỤNG BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED SCORE CARD) NHẰM CẢI TIẾN HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN GIA ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ________________________ VÕ HỮU SANG VẬN DỤNG BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED SCORE CARD) NHẰM CẢI TIẾN HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN GIA ĐỊNH CHUYÊN NGÀNH : KẾ TOÁN (ỨNG DỤNG) MÃ SỐ : 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THỊ THU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Vận dụng bảng điểm cân bằng (Balanced Score Card) nhằm cải tiến hệ thống đánh giá thành quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần in Gia Định” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Thu và chưa được công bố trước đây dưới bất kỳ hình thức nào. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 05 năm 2019 Tác giả Võ Hữu Sang
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ TÓM TẮT ABSTRACT PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY – BỐI CẢNH CHUNG NGÀNH IN - NGUYÊN NHÂN TRIỂN KHAI BỐN PHƢƠNG DIỆN BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN GIA ĐỊNH .......................... 6 1.1. Giới thiệu khái quát về công ty ..................................................................... 6 1.1.1. Giới thiệu về công ty cổ phần in Gia Định ........................................... 6 1.1.1.1. Tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần in Gia Định ........ 9 1.1.1.2. Công tác kế toán tài chính và kế toán quản trị ......................... 11 1.2. Bối cảnh chung ngành in Việt Nam ........................................................... 12 1.2.1. Vài nét về ngành in Việt Nam và TP. Hồ Chí Minh .......................... 12 1.2.2. Ngành công nghiệp in Việt Nam .......................................................... 12 1.2.2.1. Sự phân bổ lực lƣợng in .............................................................. 13 1.2.2.2. Sự chuyển đổi cơ cấu sản phẩm in và nhu cầu thay đổi công nghệ ....................................................................................................... 14 1.2.2.3. Nhân lực và vấn đề đào tạo ngành. ................................................ 15 1.2.2.4. Hiệu quả sản xuất kinh doanh và khó khăn phải đối mặt........... 16 1.3. Nguyên nhân triển khai bốn phƣơng diện của bảng điểm cân bằng tại Công ty cổ phần in Gia Định ........................................................................................ 17 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ....................................................................................... 19 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 20
  5. 2.1. Các nghiên cứu trong nƣớc có liên quan đến đề tài .............................. 21 2.2. Các nghiên cứu nƣớc ngoài có liên quan đến đề tài .............................. 25 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ....................................................................................... 30 CHƢƠNG 3: CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN GIA ĐỊNH ................................................................................ 31 3.1.Quan điểm về công tác đánh giá thành quả hoạt động tại công ty ........... 31 3.2. Qui trình công tác đánh giá thành quả hoạt động tại công ty ................. 31 3.3. Công tác đánh giá thành quả hoạt động tại công ty cổ phần in Gia Định .. ..................................................................................................................... 32 3.3.1. Phƣơng diện tài chính ........................................................................... 32 3.3.1.1. Tình hình tài chính của công ty...................................................... 32 3.3.1.2. Công tác đánh giá thành quả hoạt động ở phƣơng diện tài chính . ....................................................................................................... 32 3.3.2. Phƣơng diện khách hàng....................................................................... 34 3.3.2.1. Tình hình khách hàng của công ty ................................................. 34 3.3.2.2. Công tác đánh giá thành quả hoạt động sản xuất kinh doanh phƣơng diện khách hàng ............................................................................. 35 3.3.3. Phƣơng diện quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ ........................ 36 3.3.4. Phƣơng diện học hỏi phát triển ............................................................ 37 3.3.4.1. Tình hình nhân sự và công nghệ thông tin tại công ty ................. 38 3.3.4.2. Công tác đánh giá thành quả hoạt động của công ty về phƣơng diện học hỏi và phát triển ..................................................................................... 40 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ....................................................................................... 42 CHƢƠNG 4: KIỂM CHỨNG TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG BỐN PHƢƠNG DIỆN BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN GIA ĐỊNH ........................................................................................................................ 43 4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu : .......................................................................... 43
  6. 4.2. Tính hữu hiệu của việc sử dụng bốn phƣơng diện của bảng điểm cân bằng tại đơn vị............................................................................................................... 43 4.3. Tác động từ việc doanh nghiệp sử dụng bốn phƣơng diện bảng điểm cân bằng để quản trị đến thành quả hoạt động của công ty In Gia Định ............. 44 4.3.1. Lợi ích đạt đƣợc ..................................................................................... 44 4.3.1.1. Phƣơng diện tài chính ..................................................................... 44 4.3.1.2. Phƣơng diện khách hàng ................................................................ 45 4.3.1.3. Phƣơng diện quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ .................. 45 4.3.1.4. Phƣơng diện học hỏi và phát triển ................................................. 46 4.3.2.Những nhƣợc điểm cần khắc phục khi áp dụng bốn phƣơng diện bảng điểm cân bằng................................................................................................... 46 4.3.2.1. Phƣơng diện tài chính ..................................................................... 46 4.3.2.2. Phƣơng diện khách hàng ................................................................ 48 4.3.2.3. Phƣơng diện quy trình sản xuất kinh doanh nội bộ .................... 48 4.3.2.4. Phƣơng diện học hỏi và phát triển ................................................. 49 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ....................................................................................... 50 CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG .............................. 51 5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 51 5.2. Quan điểm và mục tiêu xây dựng bảng điểm cân bằng để cải tiến việc đánh giá thành quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần in Gia Định51 5.2.1. Quan điểm xây dựng bảng điểm cân bằng để cải tiến việc đánh giá thành quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần in Gia Định.. .............................................................................................................. 51 5.2.2. Mục tiêu xây dựng bảng điểm cân bằng để cải tiến việc đánh giá thành quả hoạt động tại công ty cổ phần in Gia Định............................................. 52 5.2.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................ 53 5.2.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................ 53 5.3. Tầm nhìn và chiến lƣợc của công ty cổ phần in Gia Định ....................... 53
  7. 5.4. Quy trình thiết kế và triển khai bảng điểm cân bằng tại công ty cổ phần in Gia Định ............................................................................................................... 57 5.4.1. Quy trình triển khai bảng điểm cân bằng tại công ty cổ phần in Gia Định .............................................................................................................. 57 5.4.2. Thiết kế bảng điểm cân bằng để đánh giá thành quả hoạt động tại công ty cổ phần in Gia Định..................................................................................... 59 5.5. Giải pháp thực hiện bằng việc xây dựng các mục tiêu trên từng phƣơng diện ..................................................................................................................... 59 5.5.1. Mục tiêu phƣơng diện tài chính ........................................................... 59 5.5.2. Mục tiêu phƣơng diện khách hàng....................................................... 61 5.5.3. Mục tiêu phƣơng diện quy trình kinh doanh nội bộ .......................... 62 5.5.4. Mục tiêu phƣơng diện học hỏi và phát triển ....................................... 63 5.6. Xác định chỉ tiêu kế hoạch, hành động cần thực hiện: ............................ 65 5.6.1 Phƣơng diện tài chính ............................................................................ 66 5.6.2. Phƣơng diện khách hàng....................................................................... 68 5.6.3. Phƣơng diện quy trình kinh doanh nội bộ .......................................... 69 5.6.4. Phƣơng diện học hỏi và phát triển ....................................................... 71 KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 ....................................................................................... 75 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 76 Tài liệu tham khảo PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BSC: Bảng điểm cân bằng CB – CNV : Cán bộ công nhân viên CPHĐ: Chi phí hoạt động CPSX: Chi phí sản xuất CTCP: Công ty cổ phần DT: Doanh thu HCTC: Hành chính tổ chức HĐQT: Hội đồng quản trị KH: Khách hàng LNST: Lợi nhuận sau thuế MT: Môi trường NV: Nhân viên PD: Phương diện PT: Phát triển SX: Sản xuất TCLĐ - TL: Tổ chức lao động - Tiền lương VCSH: Vốn chủ sở hữu
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ Hình 2.1: Mô hình bảng điểm cân bằng giúp biến chiến lược thành hành động trên bốn phương diện nguồn Kaplan và Norton. 1996…………………………………………19 Hình 5.1: Bản đồ chiến lược các mục tiêu bảng điểm cân bằng của công ty cổ phần in Gia Định………………………………………………………………………………64
  10. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty………………………………8 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty………………………………9 Sơ đồ 3.5: Quy trình sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần in Gia Định……….36
  11. TÓM TẮT Hiện nay Việt Nam đang từng bước hội nhập càng sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực văn hóa kinh tế, giáo dục quốc phòng… điều này sẽ mang lại cho các tổ chức, doanh nghiệp trong nước những thuận lợi. Ngoài những thuận lợi thì công ty cũng gặp một số khó khăn như các doanh nghiệp ở Việt Nam đa phần là các doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ, khả năng cạnh tranh yếu việc cạnh tranh mang tính tự phát, chưa hoạch định một chiến lược kinh doanh rõ ràng phù hợp với tình hình thực tiễn tại đơn vị. Ý thức được vấn đề nói trên một số doanh nghiệp trong những năm gần đây đã từng bước quản trị doanh nghiệp dựa trên bốn phương diện của bảng điểm cân bằng để làm thế nào gia tăng được giá trị mang lại cho khách hàng từ đó mang đến sự hài lòng cho khách hàng, hiệu quả có được từ phương diện khách hàng sẽ tác động đến phương diện tài chính của doanh nghiệp để tối ưu hóa lợi nhuận. Bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard – BSC) là hệ thống xây dựng kế hoạch và quản trị chiến lược. BSC giúp doanh nghiệp thiết lập được các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể trên bốn phương diện, thông qua việc thiết lập các mục tiêu sẽ xây dựng các thước đo nhằm đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.  Mục tiêu nghiên cứu: Vận dụng bảng điểm cân bằng nhằm cải tiến hệ thống đánh giá thành quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần in Gia Định  Phƣơng pháp nghiên cứu: Tác giả tiến hành xin ý kiến nhà quản lý, các chuyên viên bằng cách phỏng vấn trực tiếp, điều tra bằng bảng câu hỏi khảo sát đồng thời so sánh ý kiến nhà quản lý các cấp và sau đó tổng hợp các ý kiến phản hồi nhằm xây dựng tầm nhìn, chiến lược và bổ sung các mục tiêu, thước đo, chỉ tiêu của bốn phương diện trên bảng điểm cân bằng tại công ty  Kết quả nghiên cứu: Tác giả xây dựng tầm nhìn chiến lược của công ty cổ phần in Gia Định từ đó bổ sung các mục tiêu, thước đo trên bốn phương diện nhằm cải tiến hệ thống đánh giá thành quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần in Gia Định  Từ Khóa : BSC in Gia Định
  12. ABSTRACT Nowadays, Vietnam, step by step, is joining the world stage on all fronts be it cultural, economic, education, military and so on. With this, new advantages are created for all domestic organizations, companies or businesses. However, many disadvantages also arise, one of such is that the majority of Vietnam businesses ranges from small to medium with limited competition capabilities and no real, clear business strategy. Some companies, being aware of the problems, have gradually changed their administration system based on the four aspect of the Balanced Scorecard (BSC) in order to increase their own values, in turn increase customers’ satisfaction for the company. The result from this customers aspect will affect the economic aspect of the company to maximize profits. BCS is a plan making and strategic administrating system. BCS can help businesses establish goals, objectives based on four aspects. Through establishing goals, businesses will build their own standard to measure how successful are their performance.  Researching objectives: Gia Dinh Printing Jsc using the BSC to innovate their business performance measure system.  Researching methods: The author sought answers from experts, administrators by direct interviews, polls. As the same time, the author compared answer administrators from all levels, then summarized all responses to build visions, strategies as well as update all the goals, standards, objectives of the company based on the four aspects of BSC.  Researching result: The author built a strategic vision for Gia Dinh Printing Jsc. From then, the company will update their existing goals, standards to improve their business performance.  Key word: BSC Gia Dinh Printing
  13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU Hiện nay nền kinh tế Việt nam đang hội nhập với kinh tế thế giới. Tiến trình hội nhập sẽ mang lại cho các doanh nghiệp, các tổ chức trong nước những thuận lợi, bên cạnh những thuận lợi có được thì không ít những khó khăn, thách thức đến từ sự cạnh tranh ngày càng gay gắt không những với những doanh nghiệp trong nước mà còn với các doanh nghiệp, tổ chức trên thế giới. Do đó, việc có một tầm nhìn và chiến lược đúng đắn là rất quan trọng để các doanh nghiệp, tổ chức có thể tồn tại và phát triển trong xu thế cạnh tranh. Để có thể biến tầm nhìn – chiến lược thành hành động thì tổ chức cần có những mục tiêu cụ thể và tương ứng với những mục tiêu cần xây dựng thước đo nhằm đánh giá thành quả hoạt động gắn với tầm nhìn – chiến lược của doanh nghiệp, tổ chức, từ đó hướng mọi hành động của cá nhân để thực hiện thành công chiến lược. Thực tế cho thấy các thước đo mà doanh nghiệp, tổ chức sử dụng chủ yếu là các thước đo tài chính, và rất hiếm khi sử dụng các thước đo phi tài chính. Đây là mặt hạn chế trong điều kiện ngày gia tăng về tài sản vô hình. Bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard – BSC) ra đời để giải quyết yêu cầu cấp thiết nêu trên, đây là một hệ thống xây dựng kế hoạch và quản trị chiến lược, giúp doanh nghiệp triển khai chiến lược thành những mục tiêu và thước đo cụ thể nhằm đánh giá thành quả quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, tổ chức một cách toàn diện, giúp thực hiện chiến lược và đánh giá thành quả của việc thực hiện chiến lược đã đề ra thông qua bốn phương diện bao gồm phương diện tài chính, phương diện khách hàng, phương diện qui trình hoạt động kinh doanh nội bộ và cuối cùng là phương diện học hỏi – phát triển. Hệ thống này được Robert Kaplan và David Norton nghiên cứu và công bố vào năm 1992. Bảng điểm cân bằng kết hợp giữa thước đo tài chính và thước đo phi tài chính của những nhân tố định hướng thành quả trong tương lai của doanh nghiệp, tổ chức. Những mục tiêu và thước đo của bảng điểm cân bằng xuất phát từ tầm nhìn và chiến lược của tổ chức, bảng điểm cân bằng đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, tổ chức trong việc biến chiến lược thành hành động cụ thể và căn cứ vào chiến lược đã đề ra để
  14. 2 xây dựng hệ thống thước đo nhằm đánh giá thành quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức một cách phù hợp. Công ty cổ phần in Gia Định là công ty trực thuộc tổng công ty Văn Hóa Sài Gòn với lịch sử 15 năm tồn tại và phát triển, công ty đang từng bước khẳng định vị thế của mình. Tuy nhiên, thời gian gần đây trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn đã đặt ra cho ngành in nói chung và công ty cổ phần in Gia Định nói riêng không ít thách thức. Tác động từ phía thị trường in ấn của ngành nói chung theo số liệu khảo sát năm 2012 cho thấy, thị trường in ấn cạnh tranh gay gắt dẫn đến các nhà in đua nhau giảm giá công in để lôi kéo khách hàng, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, Tay nghề của công nhân ngành in nói chung chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra là những nguyên nhân khách quan dẫn đến tình hình sản xuất kinh doanh của toàn ngành in nói chung và công ty cổ phần in Gia Định nói riêng gặp không ít khó khăn. Nguyên nhân chủ quan từ phía đơn vị là công ty chưa có một tầm nhìn và chiến lược cạnh tranh cụ thể để từ đó đề ra các mục tiêu và liên kết các mục tiêu của từng bộ phận hướng đến chiến lược chung của toàn công ty trên cơ sở đó xây dựng các thước đo tương ứng, đặc biệt là các thước đo phi tài chính nhằm đo lường được sự hài lòng đối với giá trị của sản phẩm, dịch vụ mà công ty mang đến cho khách hàng với mục tiêu hướng đến là giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới. Từ những yếu tố tác động từ bên trong nội bộ công ty và bên ngoài, bối cảnh ngành in như đã đề cập đã tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh tại đơn vị cụ thể; doanh thu, lợi nhuận không đạt được kỳ vọng của hội đồng quản trị và cổ đông trong một khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2016. Vì vậy để giải quyết bài toán đạt được mục tiêu tài chính đặt ra thì trước tiên công ty phải có tầm nhìn và chiến lược cạnh tranh rõ ràng. Công ty cần chú trọng thực hiện những mục tiêu của các phương diện khác như khách hàng, qui trình kinh doanh nội bộ, học hỏi và phát triển từ đó mới hoàn thành được kế hoạch tài chính và tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty. Để thực hiện được các mục tiêu đề ra thì cần hệ thống đánh giá thành quả sản xuất kinh doanh phù hợp, quan trọng hơn là các mục tiêu và thước đo được xây dựng phải xuất phát từ chiến lược cạnh tranh của công ty. Tuy nhiên hiện nay công
  15. 3 ty vẫn đang sử dụng hệ thống đánh giá thành quả hoạt động phần lớn tập trung vào các thước đo tài chính là các “Chỉ số trễ”, công ty chưa xây dựng được chiến lược cạnh tranh rõ ràng, vì vậy các mục tiêu, thước đo đang sử dụng chưa đầy đủ, chưa xuất phát từ chiến lược cạnh tranh của công ty. Do vậy, việc vận dụng hệ thống đánh giá thành quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua việc áp dụng bảng điểm cân bằng một cách bài bản, có hệ thống đúng với mô hình lý thuyết bảng điểm cân bằng nhằm liên kết được các mục tiêu giữa các bộ phận trên cơ sở tham khảo ý kiến của các nhà quản lý các chuyên viên tại công ty cổ phần In Gia Định là cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Vận dụng bảng điểm cân bằng (BSC) nhằm cải tiến hệ thống đánh giá thành quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần in Gia Định” 1. Mục tiêu nghiên cứu - Giới thiệu bảng điểm cân bằng (Balanced Score card) như là một hệ thống cải tiến việc đánh giá thành quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức để định hướng cho việc ứng dụng lý thuyết này vào thực tiễn. - Thông qua việc phân tích thực trạng đo lường hiệu quả hoạt động tại công ty cổ phần in Gia Định để đánh giá được những lợi ích từ việc công ty quản trị doanh nghiệp trên bốn phương diện tài chính, khách hàng, kinh doanh nội bộ và học hỏi phát triển và những vấn đề còn tồn tại trong việc đánh giá thành quả hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay. - Xác định tầm nhìn, chiến lược tại công ty cổ phần in Gia Định làm cơ sở để hoàn thiện việc xây dựng bảng điểm cân bằng, dựa trên các mục tiêu cụ thể để thiết kế các công cụ nhằm cải tiến hệ thống đánh giá thành quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần in Gia Định ở cấp độ toàn công ty, nhằm hướng hoạt động của công ty tới thực hiện các mục tiêu trên bốn phương diện của bảng điểm cân bằng. 2. Câu hỏi nghiên cứu
  16. 4 - Câu hỏi 1: Tại sao bảng điểm cân bằng lại là phương pháp toàn diện để cải tiến việc đánh giá thành quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp hiện nay? - Câu hỏi 2: Thực trạng đánh giá thành quả hoạt động tại công ty cổ phần in Gia Định trên bốn phương diện tài chính, khách hàng, qui trình kinh doanh nội bộ, học hỏi phát triển hiện nay như thế nào? - Câu hỏi 3: Bảng điểm cân bằng được thiết lập và vận dụng như thế nào nhằm cải tiến hệ thống đánh giá thành quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần in Gia Định? 3. Đối tƣợng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu về mặt lý luận là các nội dung liên quan đến bảng điểm cân bằng. - Đối tượng nghiên cứu về mặt thực tiễn là làm thế nào để cải tiến việc đánh giá thành quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần in Gia Định. 4. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu bảng điểm cân bằng để đánh giá thành quả hoạt động trên góc độ tổng thể công ty cổ phần in Gia Định không đi sâu và phân tích bảng điểm cân bằng ở cấp độ các phòng ban, đơn vị trực thuộc. - Việc xây dựng bảng điểm cân bằng tại công ty cổ phần in Gia Định được thực hiện cho năm 2017 dựa trên chiến lược phát triển của công ty cổ phần in Gia Định từ năm 2017 đến năm 2022. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Hệ thống hóa lý thuyết về bảng điểm cân bằng để làm nổi bật lên những điểm chính của hệ thống này dựa trên bốn phương diện: Tài chính, khách hàng, quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ, học hỏi và phát triển. Từ đó làm cơ sở vận dụng để hoàn thiện việc xây dựng mô hình bảng điểm cân bằng tại công ty cổ phần in Gia Định. - Thông qua nghiên cứu các tài liệu sẵn có của công ty trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2017 và kế hoạch năm 2018 của công ty, kết hợp với phương
  17. 5 pháp thống kê mô tả, phỏng vấn trực tiếp các nhà quản lý, các chuyên gia, chuyên viên và quan sát khi phỏng vấn, sử dụng bảng câu hỏi nhằm thu thập thực trạng về đánh giá thành quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần in Gia Định đang sử dụng. Từ đó phân tích những lợi ích đạt được trên góc độ quản trị của doanh nghiệp trên bốn phương diện, vấn đề còn tồn tại trong việc đánh giá thành quả hoạt động tại công ty để làm cơ sở triển khai và cải tiến hệ thống đánh giá. - Căn cứ vào nền tảng lý thuyết về bảng điểm cân bằng và tình hình thực tiễn tại công ty tác giả để xuất việc thiết kế mô hình bảng điểm cân bằng cho công ty cổ phần in Gia Định. Sau khi đã thiết kế mô hình, tác giả tiến hành xin ý kiến nhà quản lý, các chuyên viên bằng cách phỏng vấn trực tiếp, điều tra bằng bảng câu hỏi khảo sát đồng thời so sánh ý kiến nhà quản lý các chuyên viên, sau đó tổng hợp các ý kiến phản hồi nhằm đưa ra tầm nhìn, chiến lược và xây dựng các mục tiêu, thước đo, chỉ tiêu trên bốn phương diện của bảng điểm cân bằng tại công ty cổ phần in Gia Định.
  18. 6 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY – BỐI CẢNH CHUNG NGÀNH IN - NGUYÊN NHÂN TRIỂN KHAI BỐN PHƢƠNG DIỆN BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN GIA ĐỊNH 1.1. Giới thiệu khái quát về công ty 1.1.1. Giới thiệu về công ty cổ phần in Gia Định Tên doanh nghiệp Công Ty Cổ Phần In Gia Định Tên Giám đốc Nguyễn Hữu Hiệp 9D Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, Địa chỉ Tp.HCM Điện thoại (84.8) 8412644 – 5100143 Fax (84.8) 8030059 Email ingiadinh@hcm.vnn.vn Website www.ingiadinh.thuonghieuviet.com  Lịch sử hình thành : Công ty cổ phần in Gia định được thành lập ngày 31/12/2003 theo quyết định số 5735/QĐ-UB của UBND Tp.HCM về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước, xí nghiệp in Gia Định thành công ty cổ phần. Đây là đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Tổng Công ty Văn Hóa Sài Gòn, mọi hoạt động của công ty bắt đầu được hạch toán độc lập từ cuối năm 2004  Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban: - Giám đốc điều hành: Là lãnh đạo cao nhất của công ty, điều hành chung mọi hoạt động của công ty, là người định hướng và quyết định chọn phương án kinh doanh cùng với phòng kế toán chịu trách nhiệm về hoạt động thu chi tài chính của công ty. - Phó giám đốc kinh doanh: Cùng với phòng kinh doanh tổ chức việc thực hiện nhận hàng in ấn từ khách hàng, triển khai cho các bộ phận có liên quan, tham mưu cho giám đốc về kế hoạch kinh doanh của công ty
  19. 7 - Phó giám đốc Sản xuất – Tổ chức: Cùng với phòng sản xuất tổ chức việc thực hiện kế hoạch in, điều độ sản xuất và là người chịu trách nhiệm cao nhất về kỹ thuật sản xuất, tham mưu cho giám đốc về mặt kỹ thuật trong hoạt động sản xuất của công ty. Bên cạnh đó, phó giám đốc SX – TC cùng với phòng tổ chức – hành chính quản lý sắp xếp nhân sự, quản lý trật tự kỹ cương kỷ luật của công ty là người phụ trách những vấn đề về nhà xưởng, kho bãi, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, tham mưu cho giám đốc về mặt nhân sự kỷ cương , kỷ luật của công ty - Phòng kinh doanh: Gồm năm (05) người + Trưởng phòng chịu trách nhiệm chung + Phó phòng hỗ trợ trưởng phòng trong công tác chung của phòng kinh doanh + 03 nhân viên kinh doanh phụ trách về tiếp khách hàng và liên hệ với khách hàng trong suốt thời gian tiến hành sản xuất, ghi chép những thông tin vế ấn phẩm, tính giá và báo giá cho khách hàng - Phòng sản xuất gồm mười hai (12) người + Trưởng phòng chịu trách nhiệm chung + Phó phòng: Cung ứng vật tư, theo dõi số lượng hàng hóa, giao nhận bán thành phẩm cho cơ sở gia công, nắm số lượng thành phẩm, phối hợp với phòng kế toán để xuất hóa đơn giao hàng, khi nhận được hợp đồng in, phó phòng sẽ đặt mua vật tư theo như chiết tính của phòng kinh doanh, hỗ trợ trưởng phòng trong việc điều hành phòng sản xuất khi được ủy quyền + Điều độ sản xuất ra lệnh sản xuất và triển khai đến các bộ phận có liên quan + Design, tạo mẫu, xuất phim + Thủ kho nhận giấy, mực, kẽm và các vật tư, kiểm tra vật tư đúng qui cách, đủ số lượng theo phiếu yêu cầu mua vật tư, cấp phát vật tư cho các phân xưởng theo phiếu yêu cầu cấp phát vật tư + Kế toán kho theo dõi số lượng nhập – xuất – tồn, hàng tuần báo số liệu vật tư còn tồn kho + Hai (02) tài xế giao hàng thành phẩm cho khách hàng hoặc bán thành phẩm cho cơ sở gia công
  20. 8 + Ba (03) phụ xế bốc dỡ hàng hóa và theo xe đi giao hàng cho khách Phòng sản xuất quản lý trực tiếp ba (03) phân xưởng : Xưởng chế bản, xưởng in Offset và xưởng thành phẩm - Phòng tổ chức hành chính: Gồm một (01) trưởng phòng và tám (08) nhân viên, thực hiện công việc tổ chức hành chính, quản lý lao động theo luật lao động, các công việc cụ thể như: Tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động con người. Hỗ trợ giám đốc xây dựng bộ máy, chức năng nhiệm vụ từng phòng ban – phân xưởng, nội quy, quy chế của công ty thực hiện các biện pháp về an toàn lao động phòng chống cháy nổ, bảo trì máy móc thiết bị; Tổ bảo vệ gồm năm (05) người thay ca trực công ty 24/24 h để giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ an toàn về người và tài sản công ty - Phòng kế toán: Gồm 01 kế toán trưởng, 01 phó phòng, và 2 nhân viên kế toán thực hiện việc thu thập, ghi chép thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc. Kiểm tra giám sát các khoản thu, chi tài chính, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản. Phát hiện ngăn ngừa các hành vi, vi phạm pháp luật tài chính kế toán. Phân tích thông tin số liệu kế toán, tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và ra quyết định của lãnh đạo công ty nhằm đảm bảo quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh – tự chủ tài chính công ty. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật, báo cáo các cơ quan quản lý và cấp trên - Xưởng chế bản: Gồm một (01) Trưởng xưởng và sáu (06) nhân viên thực hiện các công đoạn trước khi in ấn như: Thiết kế tạo mẫu, sắp chữ vi tính, bình hàng, phơi bảng, xuất kẽm… - Xưởng in Offset : Gồm 01 Trưởng xưởng, 01 xưởng phó, 01 nhân viên thống kê và 25 công nhân, là bộ phận trực tiếp sản xuất làm ra sản phẩm in đảm bảo tiến độ sản xuất nhanh chóng kịp thời, quản lý, bảo quản, sử dụng và khai thác một cách có hiệu quả máy móc thiết bị. - Xưởng thành phẩm: Gồm 01 Trưởng xưởng, 01 phó xưởng và 24 công nhân trực tiếp sản xuất, là bộ phận thực hiện công đoạn cuối cùng trong chu trình sản
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2