intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lâm học: Đánh giá tác động của dự án trồng rừng tại Thanh Hóa và Nghệ An (KFW) đến sinh kế người dân vùng dự án huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa

Chia sẻ: Tri Lễ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

15
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu cần đạt đƣợc những mục tiêu cơ bản sau: Hệ thống và phân loại đƣợc các hoạt động của dự án KfW4; đánh giá đƣợc tác động dự án KfW4tới sinh kế nông thôn của ngƣời dân tại vùng dự án; đề xuất các giải pháp nâng cao tính bền vững của dự án.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lâm học: Đánh giá tác động của dự án trồng rừng tại Thanh Hóa và Nghệ An (KFW) đến sinh kế người dân vùng dự án huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa

  1. Mục lục DANH MỤC BIỂU .......................................................................................... iii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................... iii CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... iv LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... v ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1 Chƣơng 1 – TỔNG QUAN VÀ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ................................................................................................... 5 1.1. Khái niệm dự án và đánh giá tác động dự án ............................................. 5 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................... 7 1.2.1. Ngoài nƣớc ........................................................................................ 7 1.2.2. Trong nƣớc ........................................................................................ 9 1.3. Cơ sở lý luận của đánh giá tác động dự án đến sinh kế ngƣời dân .......... 13 1.3.1. Lý thuyết về sinh kế của ngƣời dân ................................................ 13 1.3.2. Giám sát Đánh giá tác động (IMA) và các chỉ báo. ....................... 21 1.3.3. Chu trình dự án - Giám sát và đánh giá .......................................... 23 Chƣơng 2 – MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 24 2.1. Mục tiêu.................................................................................................... 24 2.2. Nội dung ................................................................................................... 24 2.3. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu .............................................. 24 2.3.1. Cách tiếp cận chung của đề tài. ...................................................... 24 2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể...................................................... 25 2.4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 27 2.5. Quy trình đánh giá tác động dự án ........................................................... 28 Chƣơng 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KT-XH KHU VỰC NGHIÊN CỨU ... 35 3.1. Xã Thành Minh ........................................................................................ 35 3.1.1. Vị trí địa lý và giao thông ............................................................... 36 3.1.2. Khí hậu thuỷ văn ............................................................................. 36 3.1.3. Địa hình đất đai, hiện trạng sử dụng đất ......................................... 37 3.1.4. Tình hình chung về dân sinh – Kinh tế ........................................... 40 3.2. Xã Thạch Cẩm.......................................................................................... 41
  2. -ii- 3.2.1. Vị trí địa lý ...................................................................................... 42 3.2.2. Khí hậu thuỷ văn ............................................................................. 42 3.2.3. Địa hình đất đai, hiện trạng thực bì ................................................ 43 3.2.4. Tình hình chung về dân sinh - Kinh tế ........................................... 46 Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN ............................. 48 4.1. Tình hình hoạt động của dự án KfW4...................................................... 48 4.1.1. Cách tiếp cận và tiến trình thực hiện của dự án .............................. 48 4.1.2. Kết quả thực hiện dự án tại 2 xã Thành Minh và Thạch Cẩm ........ 66 4.2. Khảo sát tác động của dự án đến sinh kế ngƣời dân tại xã Thành Minh và Thạch Cẩm. .................................................................................................. 68 4.2.1. Giảm Xói mòn đất........................................................................... 68 4.2.2. Giảm đất canh tác ........................................................................... 69 4.2.3. Tăng khả năng cung cấp nƣớc cho sản xuất nông nghiệp. ............. 71 4.2.4. Tăng khả năng cung cấp nƣớc cho sinh hoạt. ................................. 72 4.2.5. Tăng kiến thức, kỹ năng ................................................................. 72 4.2.6. Nhận thức về bảo vệ môi trƣờng .................................................... 74 4.2.7. Hệ thống tổ chức của thôn bản đƣợc củng cố................................. 75 4.2.8. Tăng thu nhập ................................................................................. 77 4.2.9. Tăng đồ gia dụng nội thất và tăng phƣơng tiện vận chuyển cũng nhƣ phƣơng tiện nghe nhìn. ...................................................................... 78 4.3. Kết quả thảo luận nhóm về thay đổi sinh kế của ngƣời dân trong vùng từ khi có các hoạt động của dự án. ................................................................... 79 4.4. Tác động tới sinh kế của ngƣời dân – nguyên nhân và khuyến nghị ....... 81 4.4.1. Tổng hợp kết quả đánh giá tác động tới sinh kế ngƣời dân ............ 81 4.4.2. Khuyến nghị nâng cao tính bền vững của dự án. ........................... 84 Chƣơng 5 – KẾT LUẬN ................................................................................. 86 5.1. Kết luận .................................................................................................... 86 5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 87 5.3. Kiến nghị .................................................................................................. 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 89 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 93
  3. -iii- DANH MỤC BIỂU TT Tên biểu Trang 1.1 Các chỉ báo tác động và phƣơng pháp xác định 28 1.2 Chỉ số đánh giá tác động 28 3.1 Hiện trạng sử dụng đất xã Thành Minh 39 3.2 Phân loại hộ gia đình xã Thành Minh 40 3.3 Dân số, dân tộc xã Thành Minh 41 3.4 Năng suất và chăn nuôi xã Thành Minh 41 3.5 Hiện trạng sử dụng đất xã Thạch Cẩm 45 3.6 Phân loại hộ gia đình xã Thạch Cẩm 46 3.7 Dân số, dân tộc xã Thạch Cẩm 46 3.8 Năng suất và chăn nuôi xã Thạch Cẩm 47 4.1 Thanh toán cây con và phân bón theo các nhóm loài cây khác nhau 62 4.2 Định mức hỗ trợ công lao động theo nhóm loài cây 64 4.3 Kết quả điều tra đánh giá tác động về xói mòn đất 69 Kết quả điều tra đánh giá tác động của dự án đến tỷ lệ diện tích đất 4.4 70 canh tác/hộ gia đình Kết quả điều tra đánh giá tác động của dự án đến nguồn nƣớc cung 4.5 71 cấp cho sản xuất Nông nghiệp Kết quả điều tra đánh giá tác động của dự án đến sự thay đổi lƣợng 4.6 72 nƣớc cung cấp cho sinh hoạt 4.7 Thống kê các lớp tập huấn đã đƣợc dự án tổ chức tại Thanh Hoá 73 Điều tra đánh giá tác động của dự án đến nhận thức về môi trƣơng 4.8 75 của ngƣời dân địa phƣơng Kết quả điều tra đánh giá tác động của dự án đến hệ thống tổ chức 4.9 75 thôn bản 4.10 Kết quả điều tra đánh giá tác động của dự án đến tăng thu nhập 77 4.11 Kết quả điều tra đánh giá tác động của dự án đến vốn vật chất 78 4.12 Kết quả thảo luận nhóm 80 4.13 Tổng hợp các tác động đến sinh kế ngƣời dân 81 DANH MỤC HÌNH TT Tên hình Trang 1.1 Khung sinh kế bền vững 14 1.2 Tài sản sinh kế của ngƣời dân 20 1.3 Các bƣớc trong đánh giá tác động 24 3.1 Vị trí xã Thành Minh huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá 36 3.2 Vị trí xã Thạch Cẩm huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá 42 DANH MỤC BIỂU ĐỒ TT Tên biểu đồ Trang 4.1 Biểu diễn sự thay đổi sinh kế từ khi thực hiện dự án 81
  4. -iv- CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQLDA : Ban quản lý dự án ESIA : Đánh giá tác động Môi trƣờng FFG : Nhóm nông dân trồng rừng IMA : Giám sát đánh giá tác động IRR : Tỷ lệ hoàn vốn nội tại KNTS : Khoanh nuôi tái sinh KfW : Ngân hàng tái thiết Đức LKHPTRTB: Lập kế hoạch phát triển rừng thôn bản NN & PTNT: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NGO : Tổ chức phi Chính phủ NPV : Giá trị ròng hiện tại PPM : Ma trận kế hoạch dự án QHSDĐ : Quy hoạch sử dụng đất TKTGCN : Tai khoản tiền gửi cá nhân TN – MT : Tài nguyên môi trƣờng VSG : Nhóm hỗ trợ thôn bản
  5. -v- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến: - Những ngƣời nông dân các thôn tham gia dự án KfW4 tại 2 xã Thành Minh và Thạch Cẩm huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá, UBND các xã Thành Minh và Thạch Cẩm huyện Thạch Thành đã tận tình giúp đỡ và cung cấp thông tin trong thời gian khảo sát thực tế tại các địa phƣơng. - Ban quản lý dự án KfW4 ở Trung ƣơng và Ban quản lý dự án tỉnh Thanh Hoá đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình cung cấp cũng nhƣ thu thập số liệu tại hiện trƣờng. - Tiến sỹ Đinh Đức Thuận đã tận tình hƣớng dẫn trong suốt quá trình thực hiện đề tài. - Giáo viên và cán bộ khoa Sau đại học của trƣờng Đại học lâm nghiệp Việt Nam Đặc biệt, xin cám ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã động viên, khích lệ cổ vũ tôi hoàn thành đề tài này.
  6. -1- ĐẶT VẤN ĐỀ Sau 20 năm đổi mới và chuyển đổi, nền kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi cơ bản về các quan hệ kinh tế - xã hội, thoát khỏi khủng hoảng, tăng trƣởng kinh tế liên tục với tốc độ cao, tăng trƣởng GDP trung bình đạt 7,5% - 8%/năm, xuất khẩu tăng nhanh, từng bƣớc kiểm soát đƣợc lạm phát và ổn định giá cả1[13]; đƣa đến một giai đoạn phát triển kinh tế và giảm tỷ lệ nghèo đói (tỷ lệ ngƣời nghèo của Việt Nam với con số ƣớc tính là 58% năm 1993 đã giảm xuống còn 24% năm 2004)[32] chƣa từng thấy sau hơn bốn thập kỷ của chiến tranh, khó khăn trong phát triển kinh tế. Cơ chế kinh tế mới đã tạo ra những nhân tố mới cho tăng trƣởng kinh tế với các kết quả đầy ấn tƣợng. Một nguyên nhân quan trọng để đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng cao của nền kinh tế là do tỷ lệ vốn đầu tƣ toàn xã hội tính trên GDP luôn đạt khoảng 40%/năm. Đạt đƣợc kết quả trên không thể không nhắc đến sự góp sức của các dự án đầu tƣ của Chính phủ cũng nhƣ của các tổ chức trong và ngoài nƣớc đã đƣợc thực thi ở khắp nơi trong đó có đóng góp rất quan trọng của vốn ODA và nó đang góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động ở các vùng nông thôn miền núi; làm thay đổi độ che phủ của rừng. Để chƣơng trình, dự án đạt kết quả cao, “giám sát đánh giá” là một khâu quan trọng trong chu trình quản lý dự án. Giám sát là một quá trình liên tục đƣợc xây dựng để kiểm tra tiến độ so với kế hoạch đã đặt ra của một dự án đang tiến hành, từ đó có thể sửa đổi kế hoạch cho phù hợp nếu cần. Còn đánh giá dự án là quá trình đƣợc lập nên để xem xét mức độ hoàn thành hoặc đang thực hiện của một dự án dựa trên những tiêu chí đánh giá dự án (hiệu quả, hiệu 1 Nguyễn Xuân Thảo (2005) Góp phần phát triển bền vững nông thôn Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia
  7. -2- suất, tác động, tính thích hợp và khả năng duy trì dự án), sau đó khuyến nghị về quá trình thực hiện dự án trong tƣơng lai cũng nhƣ rút ra các bài học kinh nghiệm cho các dự án khác [20]. Trong giai đoạn trƣớc thập kỷ 90 của thế kỷ trƣớc, thuật ngữ “đánh giá dự án” mới chỉ giới hạn ở đánh giá hiệu quả bao gồm hiệu lực thực thi (efficiency) và hiệu quả (effectiveness). Đến những năm 90 thì các hoạt động đánh giá bao gồm cả đánh giá tác động (impact assessment), tức là xem xét xem các hoạt động của dự án đó có bền vững sau khi dự án kết thúc không (John et al, 2000). Việc đánh giá tác động đƣợc coi nhƣ bắt buộc đối với tất cả các hoạt động đánh giá hiện nay. Các tác động đƣợc xác định bao gồm tất cả các thay đổi về sinh thái, văn hoá xã hội, kinh tế, kỹ thuật, thể chế và chính sách đem lại bởi các hoạt động của dự án. Đánh giá tác động môi trƣờng (EIA) đang ngày càng đƣợc tăng cƣờng áp dụng trong một số ngành với mục tiêu nhằm đảm bảo cho các vấn đề môi trƣờng đƣợc quan tâm thoả đáng trƣớc khi đƣa ra những lựa chọn đầu tƣ quan trọng. Trong trƣờng hợp các khía cạnh xã hội cũng đƣợc đánh giá quan trọng nhƣ môi trƣờng, phần đánh giá này sẽ đƣợc mở rộng và khi đó “Đánh giá tác động Môi trƣờng và Xã hội” (ESIA) có thể là phƣơng tiện phù hợp để hỗ trợ quá trình ra quyết định. Một vấn đề lớn đối với ESIA ở rất nhiều quốc gia đó là việc đánh giá tác động môi trƣờng và xã hội đƣợc thiết lập nhƣ một qui trình lập kế hoạch/phê duyệt chủ yếu chỉ áp dụng cho thiết kế khả thi của các dự án phát triển qui mô lớn với vùng tác động hạn chế. Các qui trình ESIA ở đa số các nƣớc đƣợc thiết lập với tƣ cách là một cơ chế lập kế hoạch tổng hợp. Nhìn chung, các cam kết trong việc lồng ghép ở cấp cao giữa các ngành và đƣa ra giải pháp cho các vấn đề xung đột là rất ít, thậm chí không có. Bên cạnh đó, chƣa có sự cân
  8. -3- nhắc kỹ lƣỡng khi lập kế hoạch thực hiện bên dƣới, vừa tăng tính khả thi vừa hiệu lực hoá các kết quả của ESIA. Việc thực hiện tiến trình này một cách đơn lẻ đã hạn chế hiệu quả và tính hữu ích của nhiều qui trình ESIA. Kết quả là các qui trình ESIA thƣờng chỉ đƣợc áp dụng cho những đánh giá chiến lƣợc, chính sách và ở “cấp khu vực” mà không đƣợc thiết kế, sử dụng hoặc hiệu quả sử dụng để giải quyết các vấn đề theo từng dự án là rất thấp. Điều này đã không tránh khỏi việc tạo ra nhiều bất cập cho những ngƣời làm ESIA. Tại nhiều quốc gia, ESIA không có mối liên kết cụ thể với bất kỳ một cơ chế phê duyệt hay cấp phép nào, điều đó có nghĩa rằng những kết quả của qui trình ESIA không thể có hiệu lực[16]. Đánh giá tác động đề cập đến toàn bộ những ảnh hƣởng tạo ra trong quá trình thực hiện dự án. Thực hiện một dự án trong một thời hạn nhất định, nghĩa là tiến hành các hoạt động đã đƣợc thiết kế để đạt đƣợc các đầu ra và mục đích dự án. Ngoài những mục đích rõ ràng (các đầu ra và mục đích của dự án), còn có những ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực, hiện tại hoặc tƣơng lai, thậm chí là những ảnh hƣởng tiếp theo của những ảnh hƣởng trực tiếp… Mất rừng và suy thoái tài nguyên rừng trong những vùng đồi núi thuộc hai tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An, nằm ở Bắc Trung Bộ Việt Nam, đã làm mất đi một nguồn tạo thu nhập quan trọng, cho ngƣời dân sở tại, đe doạ cân bằng sinh thái và khả năng duy trì nguồn nƣớc. Ngay từ đầu những năm 90, Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu tập trung cải thiện đầu tƣ cho việc khôi phục độ che phủ rừng và phát triển rừng, mở đầu bằng Chƣơng trình 327, đồng thời tiếp nhận nhiều dự án viện trợ quốc tế về lâm nghiệp, trong đó có dự án của ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), với mục đích hỗ trợ tài chính cho hoạt động trồng rừng ở những vùng đất trống đồi trọc, bị đe doạ về mặt sinh thái tại hai tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An.
  9. -4- Mục đích của dự án trồng rừng ở Thanh Hoá và Nghệ An (KfW4) là hỗ trợ các hộ gia đình thiết lập ít nhất 13.000 ha rừng trên đất trống bị đe doạ về mặt sinh thái ở vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam. Đây là dự án thứ 4 thuộc loại này. Nếu thành công dự án sẽ đại diện cho một chuỗi liên tục các dự án thành công do KfW đồng tài trợ ở Việt Nam. Mục tiêu chính của dự án lớn này là sự hình thành của hệ thống quản lý rừng bền vững tập trung vào bảo vệ các lƣu vực xung yếu, và đem lại các lợi ích về mặt xã hội [16]. Dự án tiến hành từ năm 2003 đến nay. Câu hỏi đặt ra ở đây là dự án KfW4 đã có tác động gì đến sinh kế của người dân trong vùng? Những tác động đó là tích cực hay tiêu cực đối với ngƣời dân vùng dự án? Những giải pháp nào giúp cho khắc phục những hạn chế đó? Vì vậy vấn đề đánh giá các hoạt động của dự án, cũng nhƣ các tác động của dự án đến sinh kế ngƣời dân tại vùng dự án để đƣa ra những giải pháp là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực.
  10. -5- Chƣơng 1 – TỔNG QUAN VÀ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 1.1. Khái niệm dự án và đánh giá tác động dự án Từ những năm 50, cùng với công cuộc xây dựng, phục hồi sau chiến tranh thế giới lần thứ II, quản lý dự án đã trở thành lĩnh vực ngày càng đƣợc chú ý, quan tâm. Trong bối cảnh hiện nay, các dự án đầu tƣ phát triển không còn là lĩnh vực riêng của Nhà nƣớc mà đã có sự tham gia của rất nhiều tổ chức, bao gồm Chính phủ và phi Chính phủ (NGO), có những dự án tầm cỡ quốc gia, có những dự án của doanh nghiệp và có cả những dự án của cá nhân hay hộ gia đình. Theo Cleland và King: Dự án là sự kết hợp giữa các yếu tố về nhân lực, trí lực trong một thời gian nhất định để đạt đƣợc mục tiêu cụ thể. Theo Cirdap dự án là một hoạt động để giải quyết một vấn đề hay hoàn thiện một trạng thái đặc biệt nào đó. Còn theo Gittinger, dự án đƣợc định nghĩa theo 3 quan điểm: i) dự án là sự sắp xếp có hệ thống các nguồn dự trữ cho đầu tƣ, các nguồn dự trữ đó đƣợc lập kế hoạch, phân tích đánh giá, thực thi và tiến hành nhƣ một đơn vị độc lập; ii) dự án đƣợc coi nhƣ một đơn vị nhỏ nhất trong một kế hoạch, hay một chƣơng trình, đƣợc chuẩn bị và thực hiện nhƣ một thể tách biệt; iii) Dự án là một hoạt động trong đó các nguồn dự trữ đƣợc sử dụng tốt nhất với khả năng thu hồi và có lãi khi dự án kết thúc[7]. Từ những định nghĩa trên chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm chung của một dự án nhƣ sau: Dự án không chỉ là một ý định hay một phác thảo, mà còn có tính cụ thể với mục tiêu xác định, nhằm đáp ứng một nhu cầu riêng biệt; dự án tồn tại theo chu kỳ sống? với điểm bắt đầu và điểm kết thúc cụ thể, để hoàn thành một mục tiêu nhất định.
  11. -6- Mục tiêu cơ bản của các dự án là nhằm tăng cƣờng năng lực sản xuất để tạo thêm nhiều vật chất và dịch vụ cho xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con ngƣời. Trong quá trình sản xuất, con ngƣời đã tác động vào tự nhiên vào xã hội, sử dụng các yếu tố của tự nhiên để làm đầu vào cho sản xuất của mình… Tác động của dự án tới các mục tiêu phát triển đất nƣớc cần phải đƣợc đánh giá để xác định lợi ích của mỗi dự án xét trên tổng thể các mục tiêu phát triển đa dạng của nền kinh tế. Công việc giám sát tác động đánh giá phạm vi, giới hạn mà các hoạt động của dự án có thể đóng góp một cách hiệu quả vào quá trình hoàn thành các mục tiêu của dự án. Công việc này trả lời câu hỏi những thay đổi đƣợc mong đợi có thực sự xẩy ra không, và có hay không những tác động không đƣợc mong đợi. Hiểu theo nghĩa thông thƣờng, hệ thống giám sát tác động có chức năng điều chỉnh việc quản lý dự án, cung cấp thông tin cần thiết cho quá trình ra quyết định, từ cấp độ dự án lên tới cấp ra chính sách. Hệ thống này liên quan cả cán bộ dự án, các đối tác và nhà tài trợ. Hệ thống giám sát cũng giúp đỡ xác định mức độ bền vững của các hoạt động cũng nhƣ khâu thiết kế dự án (ví dụ nhƣ quy hoạch sử dụng đất và trồng rừng có sự tham gia của ngƣời dân). Hơn nữa, hệ thống đánh giá cũng cung cấp trách nhiệm giải trình cho các uỷ viên dự án (ngƣời đƣợc uỷ quyền của dự án) về các mục tiêu đã đƣợc đề ra và sự sử dụng các nguồn tài nguyên đã đƣợc cung cấp [4]. Mong muốn giám sát những biến đổi đem lại bởi các hoạt động cũng nhƣ sự thực hiện của dự án tạo ra sự khác biệt giữa giám sát tác động và giám sát hoạt động truyền thống (thông thƣờng).
  12. -7- 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Ngoài nước Vào đầu năm 1980, Cục Nông nghiệp Mỹ đã xây dựng đƣợc một chƣơng trình máy tính tƣơng đối hoàn chỉnh có tên là EVALUE nhằm đánh giá hiệu quả đầu tƣ cho các dự án rừng trồng (Peter J.Ince, et al; 1980). Chƣơng trình máy tính này chỉ dừng lại ở mức đánh giá hiệu quả tài chính. Theo kết luận của các chuyên gia vào thời điểm đó thì hiệu quả đầu tƣ vào trồng rừng là không cao thể hiện ở các chỉ số nhƣ giá trị dòng hiện tại (NPV) thấp, tỷ lệ hoàn vốn nội tại (IRR) cao không đáng kể so với lãi suất ngân hàng, đó là chƣa kể đến mức độ rủi ro cao thƣờng xuyên xảy ra trong sản xuất lâm nghiệp. Đến năm 1996 trong báo cáo đánh giá của Winconsin Woodland, Micheal Luedeke và Jeff Martin (1996) cũng có kết luận tƣơng tự. Tuy nhiên, các tác giả cũng khuyến nghị thêm rằng hoạt động đánh giá tài chính đơn thuần chỉ nên sử dụng cho các công ty kinh doanh mà lợi nhuận kinh tế là yếu tố hàng đầu, còn đối với các dự án đầu tƣ mang nhiều yếu tố xã hội thì nên cân nhắc việc đánh giá hiệu quả cả xã hội và môi trƣờng. Theo tài liệu nghiên cứu của các tác giả trên thế giới nhƣ Jim Woodhill, Lisa Robins, Joachim Theis, Heather. M. Grady đã phân chia thành hai loại đánh giá: Đánh giá mục tiêu và đánh giá tiến trình. Đánh giá mục tiêu là xem xét liệu dự án có đạt đƣợc mục tiêu đã định hay không, nó tập trung vào việc phân tích các chỉ số đo đạc hiệu quả thu đƣợc. Đánh giá tiến trình là mở rộng diện đánh giá hơn so với loại đánh giá trên, sử dụng tri thức và hiểu biết của nhiều ngƣời để xem xét nhiều vấn đề của dự án. Trong mô hình quản lý dự án, hoạt động đánh giá là khâu cuối cùng trong tiến trình triển khai dự án. Thực ra đánh giá không chỉ tiến hành một lần vào cuối dự án, đó mới chỉ là đánh giá tổng thể. Trong quá trình thực hiện dự
  13. -8- án, hoạt động đánh giá có thể đƣợc tiến hành vào những giai đoạn quan trọng, thƣờng gọi là đánh giá giai đoạn (Gittinger, 1982). Có nhiều tác giả cho rằng, điều quan trọng là phải tiến hành đánh giá có sự tham gia của các bên có liên quan mà quan trọng nhất là ngƣời hƣởng lợi từ dự án. Để không bỏ qua trong quá trình thực hiện đánh giá tác động dự án. Tổ chức nghiên cứu cao cấp về phát triển quốc tế Nhật bản (2003) đã đề xuất việc đánh giá tác động không chỉ tập trung so sánh kết quả đầu ra với đầu vào của dự án mà còn phải xem xét những ảnh hƣởng tiêu cực và tích cực, hiện tại và tƣơng lai, thậm chí là những ảnh hƣởng gián tiếp phát sinh từ những ảnh hƣởng trực tiếp. Vì vậy, trong quá trình đánh giá dự án, việc thiết kế phƣơng pháp và câu hỏi nên chia thành 2 nhóm vấn đề chính: các vấn đề đan xen (chính sách, kỹ thuật, môi trƣờng, văn hoá – xã hội, thể chế - quản lý và kinh tế - tài chính) và phân loại tác động thành 4 nhóm: tích cực/tiêu cực và mong đợi/không mong đợi. Renard R. [29] phê phán mạnh việc đánh giá hiệu quả tài chính trong các dự án lâm nghiệp vì theo ông nó hoàn toàn vô nghĩa. Việc đánh giá hiệu quả tài chính luôn bỏ qua yếu tố lạm phát, chi phí cơ hội và rủi ro; trong khi những yếu tố này là rất lớn trong lâm nghiệp vì thời gian kinh doanh dài. Vì vậy, theo ông thì nên “quên hoàn toàn” việc đánh giá hiệu quả tài chính trong lâm nghiệp vì chắc chắn rằng hiệu quả tài chính trong lâm nghiệp là không cao. Ông khuyến nghị việc đánh giá hiệu quả kinh tế (áp dụng giá bóng – tính đến lạm phát, chi phí cơ hội) đồng thời là hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trƣờng trong đánh giá các dự án lâm nghiệp. FAO [31, 32] nhấn mạnh việc đánh giá hiệu quả xã hội và môi trƣờng khi đƣa ra các báo cáo tham luận về lâm nghiệp xã hội, lâm nghiệp cộng đồng. Cũng theo FAO [32], một dự án đầu tƣ trong lâm nghiệp dù có đạt đƣợc
  14. -9- hiệu quả tài chính cao (NPV, IRR, B/C ...) nhƣng chƣa đạt đƣợc hiệu quả xã hội (giải quyết việc làm tạo thêm thu nhập cho cộng đồng ....) và hiệu quả môi trƣờng (ô nhiễm, xói mòn đất...) thì không đƣợc coi là một dự án bền vững. Sự ra đời của Nghị định thƣ Kyoto cũng nhƣ việc thành lập Quĩ môi trƣờng toàn cầu (GEF) càng đề cao vai trò của việc đánh giá hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trƣờng. Theo khuyến nghị của rất nhiều chuyên gia thì cần phải có hoạt động đánh giá môi trƣờng riêng rẽ bao gồm tất cả các chỉ tiêu phản ánh ảnh hƣởng tích cực hay tiêu cực của dự án đó đến môi trƣờng nhƣ mức độ bào mòn đất, khả năng ngăn ngừa thiên tai, độ che phủ rừng, mức độ CO2 tăng giảm..vv. Trong Gregersen và Contresal [28] đã viết giáo trình “Phân tích kinh tế các dự án lâm nghiệp” để đánh giá các dự án trồng rừng và phát triển lâm nghiệp cho các nƣớc do FAO tài trợ. Đứng về phƣơng diện các phƣơng thức canh tác, hay sử dụng các phƣơng án sử dụng đất khác nhau, Walfredo [29] đã cho rằng: Phƣơng thức canh tác sẽ có những tác động tới kinh tế, sinh thái và xã hội từ đó sẽ có ảnh hƣởng lần lƣợt tới tăng trƣởng kinh tế, cân bằng sinh thái và phát triển xã hội. Tất cả các mối quan hệ ảnh hƣởng này sẽ tác động toàn diện về kinh tế - xã hội – bảo vệ môi trƣờng sinh thái. 1.2.2. Trong nước Ở Việt Nam, “đánh giá tác động dự án” thƣờng đƣợc nhắc đến nhiều sau những năm bắt đầu công cuộc đổi mới. Đặc biệt trong các dự án phát triển, đánh giá dự án không chỉ đƣợc đánh giá qua các tiêu chí phân tích tài chính mà nó còn bao gồm cả những tiêu chí đánh giá về hiệu quả xã hội và môi trƣờng. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi sang kinh tế thị trƣờng, đánh giá hiệu quả kinh tế thƣờng đƣợc các nhà nghiên cứu kinh tế
  15. -10- trong nƣớc và chuyên gia nƣớc ngoài chú trọng hơn, nhất là trong lĩnh vực lâm nghiệp, một số nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế dự án trồng rừng để giúp cho việc lựa chọn phƣơng án đầu tƣ có hiệu quả nhất về mặt tài chính. Trong thập kỷ 90, đã có một số nghiên cứu tiêu biểu phân tích hiệu quả kinh tế cho các hoạt đồng trồng rừng gỗ nguyên liệu nhƣ: Per H. Stahl và Heine Krekula [17] đã tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế cho hoạt động kinh doanh trồng rừng bạch đàn tại vùng nguyên liệu giấy Phú Thọ. Các chỉ tiêu NPV và IRR đƣợc dùng chủ yếu để đánh giá hiệu quả kinh tế. Các tác giả cũng đề cập tới một số hiệu quả gián tiếp về xã hội và môi trƣờng nhƣng không rõ ràng và đặc biệt những ảnh hƣởng của cây Bạch đàn tới đất chƣa đƣợc nghiên cứu đến. Trong nghiên cứu này tác giả đã lập chƣơng trình máy tính đánh giá hiệu quả kinh tế cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu trên một số vùng sinh thái khác nhau nhƣ: Bạch đàn ở Măng Yang (Gia Lai); Mỡ ở Vĩnh phú; và Bồ đề ở Tuyên Quang. Lê Thạc Cán và cộng sự [4] đã hoàn thành công trình nghiên cứu “Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn” tạo tiền đề cơ sở khoa học cho các nhà nghiên cứu về môi trƣờng thực hiện những nghiên cứu tiếp theo. Trần Hữu Dào [6] đã nghiên cứu, đánh giá hiệu quả kinh doanh cả 3 mặt: hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trƣờng của mô hình trồng rừng quế thâm canh thuần loài, quy mô hộ gia đình tại Văn Yên - Yên Bái. Những nghiên cứu về đánh giá hiệu quả kinh tế - môi trƣờng còn đƣợc tiếp tục nghiên cứu nhƣ: Đánh giá hiệu quả kinh tế - môi trƣờng của một số mô hình theo phƣơng pháp hệ số đƣờng ảnh hƣởng” [1]; Đánh giá hiệu quả kinh tế - môi trƣờng vì mục tiêu phát triển bền vững cho một số phƣơng án sử dụng đất trong canh tác nông lâm nghiệp ở vùng nguyên liệu giấy [9]. Trong các đề tài này các tác
  16. -11- giả đã trình bày, sử dụng các phƣơng pháp, kỹ thuật mới, tiến bộ trong phân tích kinh tế lâm nghiệp. Tuy nhiên các đề tài này mới chỉ thiên về đánh giá hiệu quả kinh tế và ứng dụng các thuật toán chứ chƣa chú trọng và đề cập sâu đến hiệu quả xã hội và môi trƣờng. Đến năm 1996, Đoàn Hoài Nam [11] cũng đề cập đến hiệu quả tổng hợp về mặt kinh tế và sinh thái của một số mô hình rừng trồng, tuy nhiên, chƣa thấy tác giả đề cập đến vấn đề xã hội. Trong báo cáo nghiên cứu ban đầu về tác động kinh tế xã hội trực tiếp của dự án khu công nghệ cao Hà Nội tại 5 xã thuộc tỉnh Hà Tây” của Viện nghiên cứu chiến lƣợc và chính sách khoa học công nghệ [21]. Nghiên cứu đề cập chủ yếu đến việc khảo sát hiện trạng và chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng đến năm 2010 đồng thời dự kiến một số tác động chính khi dự án triển khai trên địa bàn. Nghiên cứu cũng đƣa ra một số khuyến nghị trong quá trình thực hiện để phát huy tối đa các tác động tích cực, hạn chế tối thiểu các tác động tiêu cực của dự án đến đời sống kinh tế xã hội trong vùng. Đối với đề án “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp kinh tế xã hội nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở lòng hồ huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La, Đỗ Đức Bảo và cộng sự [2] đã sử dụng phƣơng pháp ma trận môi trƣờng để đánh giá tác động của các loại hình canh tác và phƣơng án canh tác lâm nghiệp. Các loại hình canh tác đƣợc đánh giá ở đây là vƣờn tạp, nông lâm kết hợp, rừng tự nhiên.v.v. Trong phƣơng pháp này, việc phân tích số liệu đƣợc thể hiện thông qua các hàng và cột. Bằng phƣơng pháp này có thể đƣa ra hàng loạt các chỉ tiêu khác nhau thuộc các lĩnh vực chịu tác động nhƣ kinh tế, xã hội và môi trƣờng, phƣơng án đƣợc đánh giá cuối cùng qua tổng số điểm đạt đƣợc. Tuy nhiên, sử dụng phƣơng pháp này chỉ mang tính tƣơng đối vì phƣơng pháp cho điểm phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan, kinh nghiệm và trình độ ngƣời cho điểm nên khả năng chính xác không cao.
  17. -12- Gần đây Phạm Xuân Thịnh [14], Đàm Đình Hùng [8] đã đề cập đến một số tác động của dự án trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trƣờng, rút ra những mặt làm đƣợc và những mặt còn tồn tại làm cơ sở định hƣớng phát triển ở giai đoạn hậu dự án đúc kết các kinh nghiệm của một dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam, tuy nhiên các báo cáo còn nặng về mô tả các hoạt động của dự án, còn phần tác động của dự án còn mang nhiều tính chất định tính hơn là định lƣợng. Với một nghiên cứu khác, Lại Thị Nhu “Đánh giá tác động của dự án trồng rừng nguyên liệu ván dăm giai đoạn 1999 - 2003 của Công ty Lâm nghiệp Thái Nguyên”[12] có đánh giá về các mặt kinh tế, xã hội và môi trƣờng, quá trình đánh giá có sử dụng các chỉ tiêu chỉ báo, có sự so sánh các lĩnh vực trƣớc và sau dự án. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ở những tác động tích cực mà chƣa đi sâu phân tích những tác động tiêu cực của dự án. Còn trong báo cáo đánh giá tác động của “Dự án lâm nghiệp xã hội - Sông Đà” trong Chƣơng trình hợp tác kỹ thuật Việt Đức đối với hệ thống canh tác trên địa bàn các huyện Yên Châu Sơn La và Tủa Chùa Lai Châu do Annette Luibrand [2] thì tiến hành đánh giá dự án và tháng 2 năm 2000 thông qua phƣơng pháp điều tra hộ gia đình. Trong đó tác giả đã tiến hành đánh giá tác động của dự án đến phƣơng pháp canh tác của các hộ nông dân trên các loại hình sử dụng đất mà gia đình hiện có. Nhƣ vậy, đánh giá tác động dự án trên cả 3 phƣơng diện môi trường, kinh tế và xã hội ở nƣớc ta đã đƣợc nhiều nghiên cứu thực hiện nhƣng cũng mới chỉ đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Chƣa có nghiên cứu nào đƣa ra các giả thuyết tác động và các chỉ báo cũng nhƣ chỉ số tác động để đánh giá tác động của dự án tới sinh kế nông thôn vùng dự án triển khai. Vì vậy việc nghiên cứu đánh giá tác động của dự án tới sinh kế nông thôn đề xuất khuyến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tƣ của các dự án dựa trên cơ sở đƣa ra
  18. -13- các giả thuyết tác động và các chỉ số chỉ báo tác động là việc làm cần thiết và thiết thực góp phần hoàn thiện hệ thống lý thuyết đánh giá tác động dự án. 1.3. Cơ sở lý luận của đánh giá tác động dự án đến sinh kế người dân 1.3.1. Lý thuyết về sinh kế của người dân Sinh kế của một hộ gia đình, hay một cộng đồng còn đƣợc gọi là kế sinh nhai hay phƣơng kế kiếm sống của hộ gia đình hay cộng đồng đó. Ý tƣởng về sinh kế đƣợc định nghĩa bởi Robert Chambers vào giữa những năm 80, sau đó đƣợc phát triển hơn nữa bởi Chamber và Conway [22] vào đầu những năm 1990. Từ đó một số cơ quan phát triển đã tiếp nhận khái niệm sinh kế và cố gắng đƣa vào thực hiện. Theo tác giả, một sinh kế gồm có: Những khả năng, những tài sản (bao gồm cả nguồn tài nguyên vật chất và xã hội) và những hoạt động cần thiết để kiếm sống. Một sinh kế đƣợc xem là bền vững khi nó có thể đối phó và khôi phục trƣớc tác động của những áp lực và những cú sốc, và duy trì hoặc tăng cƣờng những năng lực lẫn tài sản của nó trong hiện tại và tƣơng lai, trong khi không làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên. Chiến lƣợc sinh kế là quá trình sinh ra quyết định về các vấn đề cấp hộ, bao gồm những vấn đề nhƣ thành phần của hộ, tính gắn bó giữa các thành viên, phân bổ các nguồn lực vật chất và chi phí vật chất của hộ [17]. Để duy trì cuộc sống hộ gia đình thƣờng có các chiến lƣợc sinh kế khác nhau. Theo Seppala chiến lƣợc sinh kế có thể chia làm 3 loại: Chiến lược tích luỹ: là chiến lƣợc dài hạn nhằm hƣớng tới tăng trƣởng và có thể là kết hợp của nhiều hoạt động hƣớng tới tích luỹ của cải và giàu có.
  19. -14- Chiến lược tái sản xuất: là chiến lƣợc trung hạn gồm nhiều hoạt động tạo thu nhập, nhƣng ƣu tiên có thể nhắm tới hoạt động cộng đồng và an ninh xã hội. Chiến lược tồn tại: là chiến lƣợc ngắn hạn, gồm cả các hoạt động tạo thu nhập chỉ để tồn tại mà không có tích luỹ. Hình 1.1: Khung sinh kế bền vững1[24] Khái niệm về sinh kế có thể miêu tả nhƣ là một tập hợp của các nguồn lực và khả năng của con ngƣời có thể kết hợp đƣợc với những quyết định và những hoạt động mà họ sẽ thực hiện để không những kiếm sống mà còn đạt đến mục tiêu và ƣớc nguyện (tham vọng) của họ [16]. Sinh kế còn có thể đƣợc mô tả nhƣ tổng hợp của nguồn lực và năng lực liên quan tới các quyết định và hoạt động của một ngƣời nhằm cố gắng kiếm sống và đạt đƣợc các mục tiêu và mơ ƣớc của mình [21]. Tiêu chí sinh kế bền 1 Sustainable livelihoods Guidance Sheets – Section 2 - DFID (Department For International Development)
  20. -15- vững gồm; an toàn lƣơng thực, cải thiện điều kiện môi trƣờng cộng đồng-xã hội, cải thiện điều kiện vật chất, đƣợc bảo vệ tránh rủi ro và các thay đổi đột ngột. Sinh kế bền vững có thể đƣợc mô tả là [31] - Chống đỡ đƣợc với những thay đổi đột ngột và áp lực bên ngoài - Không phụ thuộc vào các hỗ trợ từ bên ngoài (hoặc đƣợc hỗ trợ bằng cách thức bền vững về kinh tế và thể chế) - Đƣợc thích nghi hoá để duy trì sức sản xuất lâu dài của nguồn tài nguyên thiên nhiên - Bền vững mà không làm suy yếu và ảnh hƣởng tới các giải pháp sinh kế của những ngƣời khác. Một sinh kế đƣợc gọi là bền vững thì một hộ gia đình hay một cá nhân cần phải có một số tài sản hay vốn nhất định. Có năm loại vốn cần phải có để có để đƣợc gọi là sinh kế bền vững [15]. 1.3.1.1. Vốn tự nhiên Vốn tự nhiên là những yếu tố đƣợc sử dụng trong các nguồn lực tự nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng, nó cung cấp và phục vụ rất hữu ích cho phƣơng kế kiếm sống của con ngƣời. Vốn tự nhiên đƣợc hình thành từ rất nhiều nguồn khác nhau. Từ các nguồn lợi vô hình nhƣ không khí, đa dạng sinh học đến các tài sản có thể phân chia đƣợc sử dụng trực tiếp trong sản xuất nhƣ đất đai (các loại đất lâm nghiệp khác nhau của cộng đồng & hộ gia đình, độ che phủ rừng, …) nguồn nƣớc, cây trồng, vật nuôi, mùa màng… Trong khung sinh kế bền vững mối quan hệ giữa nguồn lợi tự nhiên và các tổn hại có sự gắn kết thực sự. Nhiều thảm hoạ đe dọa kế sinh nhai của ngƣời nghèo thƣờng xuất phát từ các tiến trình của tự nhiên, tàn phá nguồn tự nhiên (VD: cháy rừng, lũ và động đất làm thiệt hại về hoa màu và đất nông nghiệp).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0