intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lâm học: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh cây Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A.Chev) tại tỉnh Hòa Bình

Chia sẻ: Tri Lễ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xác định được cây trội cung cấp vật liệu nhân giống; biện pháp tạo cây con bằng phương pháp ghép tối ưu nhất; xác định được phương thức trồng thâm canh Giổi ăn hạt có hiệu quả cao nhất; đề xuất giải pháp kỹ thuật nhằm phát triển cây Giổi ăn hạt góp phần làm tăng hiệu quả trồng rừng, nâng cao đời sống người làm nghề rừng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lâm học: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh cây Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A.Chev) tại tỉnh Hòa Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ĐẶNG QUỐC BẢO NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG THÂM CANH CÂY GIỔI ĂN HẠT (Michelia tonkinensis A.Chev) TẠI TỈNH HÒA BÌNH CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ NGÀNH: 8620201 LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN MINH THANH Hà Nội, 2020
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học. Hà Nội, ngày 6 tháng 11 năm 2020 Người cam đoan Đặng Quốc Bảo
  3. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Chương trình đào tạo sau Đại học của Trường Đại học Lâm nghiệp, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh cây Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A.Chev) tại tỉnh Hòa Bình”. Có được kết quả ngày hôm nay, tôi vô cùng biết ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha, mẹ, ơn dạy dỗ truyền đạt kiến thức chuyên môn của thầy, cô Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, sự quan tâm, động viên khích lệ của gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Tôi xin chân thành tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Minh Thanh, người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức quý báu giúp tôi hoàn thiện luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Phòng Đào tạo sau Đại học, Khoa Lâm học đã giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được thực hiện và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ khoa học lâm nghiệp theo chương trình đào tạo sau đại học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của ThS. Nguyễn Văn Hùng và cán bộ, nhân viên Trung tâm Giống cây trồng, Vật nuôi và Thủy sản tỉnh Hòa Bình đã tận tình giúp tôi trong việc thực hiện các công việc khảo sát, điều tra, đo đếm, thu thập số liệu ở ngoài hiện trường. Bản thân tôi tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung, phương pháp và hình thức trình bày. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy, cô và bạn bè, đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Học viên Đặng Quốc Bảo
  4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT ............................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................ viii ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 2 1.1. Tổng quan nghiên cứu về cây Giổi ăn hạt ............................................. 2 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .................................................... 2 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước..................................................... 3 1.1.3. Nhận xét, đánh giá chung................................................................. 7 Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 8 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................. 8 2.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................... 8 2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 8 2.3.1. Nghiên cứu chọn lọc cây trội cung cấp vật liệu nhân giống .......... 9 2.3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống Giổi ăn hạt bằng phương pháp ghép ...................................................................................... 9 2.3.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh cây Giổi ăn hạt tại một số địa điểm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình................................... 9 2.3.4. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm phát triển cây Giổi ăn hạt tại khu vực nghiên cứu theo hướng thâm canh .......................................... 9 2.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 9 2.4.1. Nội dung 1: Nghiên cứu chọn lọc cây trội cung cấp vật liệu nhân giống ...9
  5. iv 2.4.2. Nội dung 2: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống Giổi ăn hạt bằng phương pháp ghép.................................................................. 9 2.4.3. Nội dung 3: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh cây Giổi ăn hạt tại một số địa điểm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ............. 11 2.4.4. Nội dung 4: Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm phát triển cây Giổi ăn hạt nhằm làm tăng hiệu quả trồng rừng, nâng cao đời sống người làm nghề rừng .......................................................................................... 13 Chương 3. KHÁI QUÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...................... 14 3.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Hòa Bình ........................................................ 14 3.1.1. Vị trí địa lý...................................................................................... 14 3.1.2. Địa hình .......................................................................................... 14 3.1.3. Khí hậu ........................................................................................... 15 3.1.4. Thủy văn ......................................................................................... 15 3.1.5. Địa chất, thổ nhưỡng ..................................................................... 16 3.1.6. Tài nguyên rừng ............................................................................. 17 3.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội của khu vực................................. 17 3.2.1. Dân sinh ......................................................................................... 17 3.2.2. Kinh tế - xã hội ............................................................................... 18 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 20 4.1. Nghiên cứu chọn lọc cây trội cung cấp vật liệu nhân giống ................ 20 4.1.1. Năng suất quả (hạt) và sinh trưởng quần thể Giổi ăn hạt tại tỉnh Hòa Bình................................................................................................... 20 4.1.2. Đánh giá các chỉ tiêu lựa chọn cây trội dự tuyển .......................... 21 4.1.3. Kết quả tuyển chọn cây trội dự tuyển theo năng suất quả đảm bảo năng suất ................................................................................................. 23 4.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống Giổi ăn hạt bằng phương pháp ghép ....................................................................................... 25
  6. v 4.2.1. Ảnh hưởng của phương pháp ghép và loại cành ghép đến tỉ lệ sống ...26 4.2.2. Ảnh hưởng của phương pháp ghép, loại cành ghép đến sinh trưởng chồi ghép .................................................................................................. 29 4.2.3. Ảnh hưởng của thời vụ ghép và loại cành ghép tới tỉ lệ sống ....... 31 4.2.4. Ảnh hưởng của thời vụ ghép, loại cành ghép đến sinh trưởng chồi ghép.36 4.2.5. Ảnh hưởng của tuổi gốc ghép và loại cành ghép đến tỉ lệ sống và sinh trưởng chiều cao của chồi ................................................................ 39 4.3. Một số biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh cây Giổi ăn hạt tại Hòa Bình ......45 4.3.1. Mô hình thí nghiệm phân bón lót cho cây Giổi tại Bình Thanh, huyện Cao Phong ..................................................................................... 45 4.3.2. Mô hình thí nghiệm làm đất tại xã Tử Nê, huyện Tân Lạc ............ 46 4.4. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm phát triển cây Giổi ăn hạt tại khu vực nghiên cứu ..................................................................................... 48 KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ ......................................................................... 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 52
  7. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa từ viết tắt CT Công thức CTTN Công thức thí nghiệm D00 Ðường kính gốc D1.3 Đường kính ở vị trí 1,3m Dt Ðường kinh tán Dtb Ðường kinh trung bình GHB Giổi Hoà Bình Htb Chiều cao trung bình Hvn Chiều cao vút ngon NS Năng suất
  8. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thí nghiệm phương pháp ghép và loại cành ghép.......................... 10 Bảng 2.2. Thí nghiệm tuổi gốc ghép và loại cành ghép.................................. 10 Bảng 2.3. Thí nghiệm thời vụ ghép và loại cành ghép ................................... 11 Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu về năng suất hạt trung bình theo cấp tuổi của quần thể Giổi ăn hạt tại khu vực .............................................................................. 21 Bảng 4.2. Gía trị tối thiểu về năng suất hạt theo cấp tuổi để chọn cây trội dự tuyển ................................................................................................ 22 Bảng 4.3. Giá trị tối thiểu của một số chỉ tiêu về sinh trưởng theo cấp tuổi để chọn cây trội dự tuyển ..................................................................................... 22 Bảng 4.4. Phân bố số cây và năng suất hạt trung bình theo cấp tuổi của cây Giổi ăn hạt tại huyện Lạc Sơn và Kim Bôi tỉnh Hòa Bình ............................. 23 Bảng 4.5. Tỉ lệ sống của hom ghép ở các công thức thí nghiệm tại khu vực . 26 Bảng 4.6. Sinh trưởng chiều cao chồi ghép ở các công thức thí nghiệm ....... 29 Bảng 4.7. Tỉ lệ sống của cành ghép sau 30 ngày ghép thí nghiệm ................. 32 Bảng 4.8. Tỉ lệ sống của cành ghép sau 60 ngày ghép thí nghiệm ................. 33 Bảng 4.9. Tỉ lệ sống của cành ghép sau 90 ngày ghép thí nghiệm ................. 34 Bảng 4.10. Tỉ lệ sống của cành ghép sau 120 ngày ghép thí nghiệm ............. 35 Bảng 4.11. Sinh trưởng chiều cao chồi ghép ở các công thức thí nghiệm ..... 36 Bảng 4.12. Tỉ lệ sống của cành ghép ở các công thức thí nghiệm.................. 39 Bảng 4.13. Sinh trưởng chiều cao chồi ghép ở các công thức thí nghiệm ..... 42 Bảng 4.14. Sinh trưởng của cây trồng ở các công thức thí nghiệm ................ 45 Bảng 4.15. Sinh trưởng của cây trồng ở các công thức thí nghiệm ................ 47
  9. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Địa điểm khu vực nghiên cứu ......................................................... 14 Hình 4.1. Cây trội CHB04 – Hạt và cây con làm gốc ghép ............................ 25 Hình 4.2. Ghép áp cạnh, cành non .................................................................. 36 Hình 4.3. Ghép áp cạnh, cành bánh tẻ ............................................................ 36 Hình 4.4. Ghép nêm, cành bánh tẻ .................................................................. 36 Hình 4.5. Ghép nêm, cành non ........................................................................ 36 Hình 4.6. Ghép vụ Xuân, cành bánh tẻ ........................................................... 38 Hình 4.7. Ghép vụ Xuân, cành non ................................................................. 38 Hình 4.8. Ghép vụ Đông, cành bánh tẻ ........................................................... 39 Hình 4.9. Ghép vụ Đông, cành non................................................................. 39 Hình 4.10. Gốc ghép 12 tháng, cành non ....................................................... 44 Hình 4.11. Gốc ghép 12 tháng, cành bánh tẻ ................................................. 44 Hình 4.12. Gốc ghép 18 tháng, ....................................................................... 44 cành non .......................................................................................................... 44 Hình 4.13. Gốc ghép 18 tháng, cành bánh tẻ .................................................. 44 Hình 4.14. Giổi trồng CT1 .............................................................................. 46 Hình 4.15. Giổi trồng CT2 .............................................................................. 46 Hình 4.16. Giổi trồng CT3 .............................................................................. 46 Hình 4.17. Giổi trồng CT4 .............................................................................. 46 Hình 4.18. Giổi trồng CT3 .............................................................................. 48 Hình 4.19. Giổi trồng CT1 .............................................................................. 48
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Giổi ăn hạt là loài cây đặc hữu của Việt Nam, với khoảng 20 loài, phân bố từ Lào Cai đến các tỉnh Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên, tập trung nhiều ở các tỉnh phía Bắc như: Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thanh Hoá. Giổi ăn hạt là cây bản địa đa tác dụng thuộc họ ngọc lan (Magnoliaceae) có giá trị kinh tế và bảo tồn cao, hạt làm gia vị, tinh chế tinh dầu, thuốc chữa bệnh, được ưa chuộng trên thị trường trong nước và quốc tế, ngoài ra gỗ tốt, có màu sắc vân thớ đẹp được dùng trong xây dựng, đóng đồ mộc. Theo nghiên cứu về đặc điểm nơi mọc và sự tái sinh, Giổi ăn hạt phân bố ở vùng núi đất, tập trung chủ yếu ở các sinh cảnh núi đất, nơi đất khá chua và có lượng mùn ẩm cao. Trong quần xã, Giổi ăn hạt thuộc loại cây chiếm ưu thế, tuy nhiên mật độ Giổi ăn hạt còn rất thấp trung bình khoảng 30 cây /ha chiếm khoảng 5% mật độ lâm phần (Lê Đình Phương; Đỗ Anh Tuân,2013). Hiện nay các quần thể Giổi ăn hạt trong rừng tự nhiên đang bị suy giảm nghiêm trọng do bị khai thác quá mức và số lượng cây tái sinh tự nhiên còn ít do hạt bị thu hái (Triệu Văn Hùng, 2007; Lê Đình Phương, 2013). Cây Giổi ăn hạt phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Tây Bắc và khu vực Tây Nguyên nước ta. Từ lâu người dân tỉnh Hòa Bình đã biết đến giá trị to lớn của cây giổi nên đã đem về trồng tại gia đình, nhiều gia đình cũng đã có thu nhập từ việc trồng cây này. Tuy vây, tại một số địa phương có trồng nhưng giống chưa được tuyển chọn, chủ yếu là trồng phân tán, quảng canh, cây có nguồn gốc từ hạt là chính nên năng suất thấp. Để có cơ sở đưa cây Giổi ăn hạt ở Hòa Bình trở thành cây trồng chính có giá trị kinh tế đối với đồng bào các xã vùng cao hiện nay là thực sự cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn đã nêu trên, đề tài luận văn “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh cây Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A.Chev) tại tỉnh Hòa Bình” đặt ra là cần thiết và có ý nghĩa. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những cơ sở khoa học cho việc chọn giống, trồng và chăm sóc cây Giổi ăn hạt nhằm nâng cao năng suất và chất lượng của loài cây này tại khu vực nghiên cứu.
  11. 2 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu về cây Giổi ăn hạt 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Giổi ăn hạt có tên khoa học là Michelia tonkinensis A.Chev, 1918 thuộc chi Giổi Michelia, họ Mộc lan Magnoliaceae. Tuy nhiên hiện nay nhiều nhà khoa học vẫn còn sự nhầm lẫn giữa 2 loài Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A.Chev., 1918) và Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy) do thiếu những dẫn liệu khoa học về loài, đặc biệt các dẫn liệu về phân loại thực vật; đa dạng di truyền và ADN mã vạch, hiện vẫn còn nhiều tranh cãi giữa hai loài do chúng có nhiều đặc điểm giống nhau. Tên gọi và phân loại Giổi ăn hạt có tên khoa học là Michelia tonkinensis A.Chev, 1918 thuộc chi Giổi Michelia, họ Mộc lan Magnoliaceae. Khi nghiên cứu về chi Michelia, Prosea (1998) cho biết có khoảng 30 loài bao gồm: Michelia alba DC., M. champaca L., M. koordersiana Noot., M. montana Blume, M. philipinensis Parm, M. mediocris Dandy, M. tonkinensis A.Chev... Law Yuh- Wu (1984) cho rằng có tới 40 loài. Liao W.F., Xia N.H. (2007), Liu Y.H., Xia N.H (1995) thông báo có 42 loài. Thời gian sau các nhà thực vật học lại phát hiện bổ sung và thông báo có khoảng 80 loài, trong đó có 70 loài phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á. Các nghiên cứu khác: Do Giổi ăn hạt là loài đặc hữu ở Việt Nam, các thông tin khoa học về loài hiện rất ít có các tài liệu trên thế giới mô tả. Tổng hợp lại các công trình nghiên cứu cho thấy, hiện trên thế giới hầu như chưa có tác giả nào tập trung nghiên cứu về cây Giổi ăn hạt. Tuy nhiên do có đặc điểm hình thái và sinh thái rất giống với Giổi xanh nên việc tập hợp các nghiên cứu có liên quan tới loài Giổi xanh như: Đặc điểm sinh thái và đặc điểm nguồn
  12. 3 gen; chọn và nhân giống; kỹ thuật trồng; Thu hái, chế biến, bảo quản và sử dụng... cũng góp phần cung cấp nhiều thông tin khoa học hữu ích khi nghiên cứu về cây Giổi ăn hạt. Đây cũng là những khoảng trống cần được làm rõ đối với loài Giổi ăn hạt. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Tên gọi và phân loại Giổi ăn hạt có tên khoa học là Michelia tonkinensis A.Chev thuộc chi Giổi (Michelia), họ Mộc lan (Magnoliaceae). Các kết quả nghiên cứu về tên gọi và phân loại cho thấy chưa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu trong nước về số lượng loài trong chi Giổi ở Việt Nam. Mặt khác, vẫn còn tồn tại song song 2 quan điểm đối lập trong việc định danh đối với loài Giổi ăn hạt khi loài này có nhiều đặc điểm hình thái rất giống với Giổi xanh. Hình thái Theo tài liệu “Lâm sản ngoài gỗ” đã mô tả chi tiết đặc điểm hình thái cây Giổi ăn hạt là cây gỗ lớn, thường xanh, cao 25-35 m, đường kính 40-60 cm hay trên 1 m; tán nhỏ, màu xanh đậm. Thân tròn thẳng, gốc có bạnh vè nhỏ; vỏ nhẵn, màu xám hoặc nâu nhạt, có nhiều vết địa y hình bản; thịt vàng hay xanh nhạt, giòn, có mùi thơm nhẹ. Phân cành cao, cành mọc chếch, cành con nhẵn, có nhiều vết sẹo do vòng lá kèm để lại và có nhiều lỗ vỏ rải rác. Lá đơn, mọc cách, xếp đều trên cành; phiến lá dai, cứng, dài 8-25 cm, rộng 5-12 cm, hình bầu dục hẹp, đầu có mũi nhọn ngắn, gốc lá tròn hoặc hình nêm, mặt trên màu lục đậm xanh bóng, mặt dưới lục nhạt. Gân bên 10-12 đôi nổi rõ; cuống lá dài 1-2 cm, không có vết sẹo; phiến lá và cuống lá nhẵn. Lá kèm nhọn, sớm rụng để lại vết sẹo trên cành non. Hoa đơn độc mọc ở đầu cành hay đối diện với chỗ đính của cuống lá; cuống hoa dài 2,5-3,5 cm; bao hoa nhiều, mọc vòng, chưa phân hóa thành đài và tràng, màu trắng hay vàng nhạt, có mùi thơm, Nhị nhiều, trung đới có mũi nhọn ngắn. Lá noãn nhiều. Cả nhị và lá
  13. 4 noãn đều xếp xoắn ốc trên một trục hoa hình trụ. Quả kép, dài 7-10 cm, mang 3-5 lá noãn rời, vách dày, hình trứng thuôn, đầu nhọn, đáy thót lại, vỏ có nhiều lỗ khí; khi chín tự mở bằng rãnh. Quả chín có nội nhũ màu đỏ, mềm, có vị ngọt; hạt 2-5 trong 1 đại, to khoảng 1 cm, có tinh dầu thơm, vị cay (Triệu Văn Hùng, 2007). Đặc điểm sinh thái và đặc điểm nguồn gen Các nghiên cứu về đặc điểm phân bố đều khẳng định Giổi ăn hạt là loài cây đặc hữu của Việt Nam. Giổi ăn hạt phân bố từ Lào Cai đến các tỉnh Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên, tập trung nhiều ở các tỉnh như: Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Phú Thọ, Nghệ An. Nghiên cứu về nơi mọc: Giổi phân bố khá phổ biến trong các khu rừng á nhiệt đới thường xanh ở độ cao 700-1.500 m. Chúng thường mọc trên các sườn phía Đông và Đông Nam của các núi đất, trên các loại đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ trên mác ma, trung tính và bazơ, đất đỏ vàng trên đá biến chất, đá sét, đất vàng đỏ trên đá mác ma axit, đất vàng nhạt trên đá cát. Ít gặp trên các đất có nguồn gốc từ núi đá vôi. Tuỳ theo địa phương phân bố, Giổi mọc cùng các loài cây lá rộng khác nhau như: Dẻ đá, Re, Trám trắng, Gội, Rè, Sến mật, Giổi xanh, Táu mật, Vối thuốc... Trong quần xã, Giổi ăn hạt thuộc nhóm loài cây ưu thế chiếm tầng tán trên. Về nhu cầu sinh thái: Giổi ăn hạt khi còn nhỏ là cây trung tính, lớn lên là cây ưa sáng, thường vươn lên chiếm tầng cao nhất của rừng. Giổi ăn hạt thích nghi ở những nơi có lượng mưa cao từ 1.500-2.500 mm/năm, nhiệt độ trung bình 20-250C; độ ẩm không khí trung bình 85-87%. Nghiên cứu về tái sinh: Nhìn chung, Giổi ăn hạt có khả năng tái sinh tốt, tuy nhiên mật độ cây tái sinh từ hạt và từ chồi còn thấp, tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng chiếm 40-50%; phân bố không đều và phụ thuộc vào độ tàn che của rừng. Kết quả nghiên cứu này bước đầu cho thấy, Giổi ăn hạt có thể nhân giống bằng cả 2 hình thức vô tính và hữu tính, điều này mở ra nhiều hướng đi
  14. 5 mới trong nghiên cứu nhân giống, chọn giống và trồng thâm canh loài Giổi ăn hạt theo hướng lấy quả. Nghiên cứu về vật hậu: Giổi ăn hạt có 2 vụ một năm. Vụ chính ra hoa tháng 2-3, quả chín tháng 9-10; mùa phụ ra hoa tháng 7-8, quả chín vào tháng 3-4. Giổi ăn hạt thường ra hoa kết quả hàng năm; nhưng thường có chu kỳ sai quả nhất định. Nghiên cứu về đặc điểm nguồn gen: Hầu hết các tài liệu đều cho thấy Giổi ăn hạt là loài đặc hữu của Việt Nam. Tuy nhiên, do hạt Giổi có độ ẩm trong hạt cao nên nhanh mất sức nảy mầm, thời gian bảo quản tối đa không quá 4 tháng. Giổi ăn hạt có biến động về năng suất, chất lượng hạt (chiều dài, chiều rộng, độ dày của hạt) theo từng năm. Hoàng Thanh Lộc (2016) khi nghiên cứu về tính đa dạng di truyền bằng phân tích tính đa hình DNA genome của 20 mẫu lá Giổi ăn hạt với 24 chỉ thị (20 chỉ thị ISSR và 04 chỉ thị SSR) cho thấy giữa các cá thể cây trội được chọn tuyển có sự khác biệt về mặt di truyền và có tính đa dạng di truyền cao. Đây mới chỉ là kết quả bước đầu phân tích tính đa dạng di truyền của 20 cây trội đã được công nhận tại Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Do đó cần tiếp tục nghiên cứu về di truyền để tuyển chọn được nhiều cây trội có nguồn gen quý để phát triển Giổi ăn hạt tại các tỉnh miền Bắc. Chọn và nhân giống Nghiên cứu về chọn giống cây Giổi theo hướng lấy gỗ chỉ mới được bắt đầu trong dự án Phát triển giống cây lâm nghiệp bản địa giai đoạn 2006 - 2010, được thực hiện bởi Trung tâm nghiên cứu lâm đặc sản (nay là Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ). Đối với Giổi ăn hạt, Hoàng Thanh Lộc (2015) đã nghiên cứu chọn lọc cây trội Giổi ăn hạt tại huyện Lạc Sơn, Hòa Bình. Kết quả đã chọn được 20 cây trội theo tiêu chí lấy hạt; Năm 2017, Dự án “Giống cây lâm nghiệp tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015 – 2018” đã lựa chọn và công nhận được 60 cây trội Giổi ăn hạt về sản lượng hạt tại tỉnh Hòa Bình
  15. 6 Về nhân giống, được bắt đầu thực hiện bằng phương pháp gieo hạt. Theo Đỗ Anh Tuấn, (2013) các nhân tố che sáng và thành phần ruột bầu có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây Giổi ăn hạt ở giai đoạn vườn ươm. Năm 2016, Hoàng Thanh Lộc đã nghiên cứu và thử nghiệm nhân giống Giổi ăn hạt bằng phương pháp ghép. Kỹ thuật trồng Từ năm 1959, Giổi ăn hạt đã được trồng thí nghiệm theo băng ở trạm Lâm sinh Đúng, Yên Cát, Thanh Hóa. Kết quả sau 4 năm, cây đã có chiều cao 4,5 m và đường kính 9,5 cm; Năm 1980, Giổi ăn hạt được trồng ở Ngọc Lạc, Thanh Hóa, sau 20 năm đạt đường kính 1,3 m là 35 cm, chiều cao 23 m (Triệu Văn Hùng, 2007); Để bảo tồn và phát triển bền vững nguồn gen của 20 cây trội Giỏi ăn hạt, Hoàng Thanh Lộc, (2016) đã chọn phương pháp bảo tồn tại chỗ theo dạng trồng vườn giống vô tính cây ghép trong các vườn hộ gia đình tại xã Chí đạo, huyện Lạc Sơn. Về sinh trưởng của mô hình bảo tồn nguồn gen tại chỗ tại các vườn hộ gia đình sau trồng 18 tháng tuổi tỷ lệ sống đạt 94,7%, sinh trưởng về đường kính cây ghép ở vị trí 5cm tính từ mặt đất dao động từ 1,2-1,5cm; sinh trưởng chiều cao dao động từ 36-98cm, trung bình là 80,1cm. Thu hái, chế biến, bảo quản và sử dụng Hầu hết các tài liệu đều nói Giổi ăn hạt quả chín vào tháng 9-10 đây chính là thời điểm thu hái, sau khi thu hái thì đãi sạch vỏ trước khi gieo hạt. Theo kinh nghiệm của người dân Hòa Bình, thu hái quả Giổi bằng cách trèo lên cây dùng sào dài để móc từng chùm quả do Giổi ăn hạt là cây gỗ thẳng, phân cành cao và có tán rộng. Còn theo kinh nghiệm của Trạm thực nghiệm lâm nghiệp Tân Lạc, Hòa Bình (thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao kỹ thuật Lâm sinh), Giổi ăn hạt sau khi thu hái, đem ủ khoảng 1-2 ngày để cho chín đều, sau đó tách quả lấy hạt; (i)- Ngâm hạt trong nước 30-350C khoảng 1 ngày cho mền phần
  16. 7 thịt bao quanh hạt, đãi sạch, để ráo hạt rồi đem gieo trên luống đã chuẩn bị trước; (ii)- Bảo quản trong cát ẩm lớp cát, lớp hạt khoảng 1-2 tuần; (iii)- Bảo quản trong tủ chuyên dụng ở nhiệt độ 5-100C trong thời gian khoảng 3 tháng; (iv) sau khi tách quả lấy hạt đem phơi khô để sử dụng làm gia vị. 1.1.3. Nhận xét, đánh giá chung Điểm qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy Giổi ăn hạt là cây bản địa đa tác dụng có giá trị kinh tế và bảo tồn cao, hạt làm gia vị, tinh chế tinh dầu, thuốc chữa bệnh, được ưa chuộng trên thị trường trong nước và quốc tế. Ngoài ra gỗ Giổi ăn hạt cũng khá tốt, có mầu sắc vân thớ đẹp, được dùng trong xây dựng, đóng đồ mộc. Hiện nay, hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào đáng kể trên thế giới có đề cập một cách chi tiết tới loài Giổi ăn hạt. Tuy nhiên, do có đặc điểm hình thái và sinh thái tương đối giống với Giổi xanh nên những thông tin về các nghiên cứu có liên quan tới loài Giổi xanh từ việc nghiên cứu sinh thái, chọn giống, nhân giống, phân tích tính đa dạng di truyền bằng chỉ thị phân tử… có ý nghĩa tham khảo rất tốt đối với nghiên cứu này của đề tài. Ở trong nước, đã có một số công trình nghiên cứu có đề cập tới mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố, chọn giống và kỹ thuật trồng đối với loài Giổi ăn hạt. Tuy nhiên, các thông tin còn tản mạn, phạm vi nghiên cứu nhỏ nên tính đại diện thấp. Mặc dù vậy, các kết quả nghiên cứu ở mức độ chuyên sâu hơn được thực hiện đối với loài Giổi xanh cũng là những thông tin rất hữu ích đối với việc trồng và phát triển.
  17. 8 Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Cây Giổi ăn hạt. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về nội dung: Một số biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh cây Giổi ăn hạt (chọn cây trội, thử nghiệm phương pháp nhân giống cây con bằng phương pháp ghép; thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh…) + Phạm vi về không gian: Tại vườn ươm trung tâm Giống cây trồng, Vật nuôi và Thủy sản tỉnh Hòa Bình và địa điểm xây dựng mô hình tại huyện Cao Phong & Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình). + Phạm vi về thời gian: Từ tháng 9/2017 đến tháng 9/2020. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Xác định được một số biện pháp kỹ thuật làm cơ sở đề xuất một số giải pháp gây trồng cây Giổi ăn hạt theo hướng thâm canh tại tỉnh Hòa Bình. - Mục tiêu cụ thể: + Xác định được cây trội cung cấp vật liệu nhân giống; biện pháp tạo cây con bằng phương pháp ghép tối ưu nhất. + Xác định được phương thức trồng thâm canh Giổi ăn hạt có hiệu quả cao nhất. + Đề xuất giải pháp kỹ thuật nhằm phát triển cây Giổi ăn hạt góp phần làm tăng hiệu quả trồng rừng, nâng cao đời sống người làm nghề rừng. 2.3. Nội dung nghiên cứu Để giải quyết được các mục tiêu đặt ra đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung chủ yếu sau đây:
  18. 9 2.3.1. Nghiên cứu chọn lọc cây trội cung cấp vật liệu nhân giống 2.3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống Giổi ăn hạt bằng phương pháp ghép 2.3.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh cây Giổi ăn hạt tại một số địa điểm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 2.3.4. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm phát triển cây Giổi ăn hạt tại khu vực nghiên cứu theo hướng thâm canh 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Nội dung 1: Nghiên cứu chọn lọc cây trội cung cấp vật liệu nhân giống Kế thừa kết quả nghiên cứu của đề tài KHCN cấp nhà nước “Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A.Chev.) tại một số tỉnh miền Bắc, Việt Nam”; 2.4.2. Nội dung 2: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống Giổi ăn hạt bằng phương pháp ghép Xác định các nhân tố thí nghiệm trong nhân giống bằng phương pháp ghép: Có 4 nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tỉ lệ sống: phương pháp ghép, thời vụ ghép, cành ghép, gốc ghép. - Phương pháp ghép: Thí nghiệm 2 phương pháp ghép là ghép áp cạnh và ghép nêm; - Thời vụ ghép: Thí nghiệm vào 4 vụ là: vụ xuân, vụ hè, vụ thu và vụ đông; - Cành ghép: Được lấy từ các cây trội được lựa chọn với 2 loại cành: cành non và cành bánh tẻ, chiều dài cành ghép 5 - 7 cm; - Gốc ghép: Là cây con được gieo từ hạt với 2 loại tuổi là 12 tháng tuổi và 18 tháng tuổi. Các nghiên cứu được thực hiện như sau: (i) Ảnh hưởng của phương pháp ghép và loại cành ghép đến tỷ lệ sống và sinh trưởng chiều cao của chồi ghép: Thí nghiệm bố trí 2 nhân tố: Nhân tố A là phương pháp ghép và nhân tố B là loại cành ghép. Tổng số cành ghép: 4 công thức x 3 lần lặp x 50 cành/lặp = 600 cành. Yếu tố đồng nhất: ghép cùng thời vụ, tất cả gốc ghép đều 12 tháng tuổi.
  19. 10 Bảng 2.1. Thí nghiệm phương pháp ghép và loại cành ghép Phương pháp ghép Loại cành ghép (Nhân tố B) (Nhân tố A) C1: Cành non C2: Cành bánh tẻ P1: Ghép nêm P1C1 P1C2 P2: Ghép áp cạnh P2C1 P2C2 (ii) Ảnh hưởng của tuổi gốc ghép và loại cành ghép đến tỷ lệ sống và sinh trưởng cành ghép: Thí nghiệm bố trí 2 nhân tố: Nhân tố A là tuổi gốc ghép và nhân tố B là loại cành ghép (bảng 2). Tổng số cành ghép: 4 công thức x 3 lần lặp x 50 cành/lặp = 600 cành. Yếu tố đồng nhất: Ghép cùng thời vụ, tất cả đều được ghép nêm. - Chuẩn bị cây gốc ghép: Cây được chọn là những cây sinh trưởng tốt, không cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn; đồng đều về đường kính gốc, chiều cao; Các cây gieo ươm cùng thời điểm được xếp thành 01 luống, mỗi luống 30 hàng, mỗi hàng 10 cây, cứ 5 hàng xếp xít lại giãn cách 30 cm tạo thành 01 công thức thí nghiệm. Số liệu về số cành còn sống sau khi ghép được thu thập làm 4 đợt: đợt 1, sau khi ghép 30 ngày; đợt 2, sau khi ghép 60 ngày; đợt 3, sau khi ghép 90 ngày; đợt 4, sau khi ghép 120 ngày. Số liệu đo đếm chiều cao chồi ghép được thu thập làm 2 đợt: đợt 1, sau khi ghép 30 ngày; đợt 2, sau khi ghép 120 ngày. Bảng 2.2. Thí nghiệm tuổi gốc ghép và loại cành ghép Tuổi gốc ghép Loại cành ghép (Nhân tố B) (Nhân tố A) C1: Cành non C2: Cành bánh tẻ T1: 12 tháng tuổi T1C1 T1C2 T2: 18 tháng tuổi T2C1 T2C2 (iii) Ảnh hưởng của thời vụ ghép và loại cành ghép đến tỷ lệ sống và sinh trưởng cành ghép.
  20. 11 Thí nghiệm bố trí 2 nhân tố: Nhân tố A là thời vụ ghép và nhân tố B là loại cành ghép. Tổng số cành ghép: 8 công thức x 3 lần lặp x 50 cành/lặp = 1.200 cành. Yếu tố đồng nhất: tất cả cây gốc ghép cùng tuổi, đều sử dụng phương pháp ghép nêm. Bảng 2.3. Thí nghiệm thời vụ ghép và loại cành ghép Thời vụ ghép Loại cành ghép (Nhân tố B) (Nhân tố A) C1: Cành non C2: Cành bánh tẻ V1: Vụ xuân V1C1 V1C2 V2: Vụ hè V2C1 V2C2 V3: Vụ thu V3C1 V3C2 V4: Vụ đông V4C1 V4C2 - Thu thập số liệu: Tỷ lệ sống (Tls) được thu thập ở các thời điểm sau khi ghép 30 ngày (Tls30); 60 ngày (Tls60); 90 ngày (Tls90) và 120 ngày (Tls120). Sinh trưởng chiều cao chồi ghép (Hcg) thu thập tại thời điểm sau ghép 30 ngày (Hcg30) và 120 ngày (Hcg120). Tất cả các thí nghiệm được che sáng 25 %, cứ 2 ngày tưới nước 1 lần. - Phương pháp xử lý số liệu: Phương pháp phân tích phương sai 2 nhân tố. 2.4.3. Nội dung 3: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh cây Giổi ăn hạt tại một số địa điểm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 2.4.3.1. Đánh giá ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây trồng + Thí nghiệm trồng tại xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình; trên đất của Trại sản xuất giống cây trồng Bình Thanh + Diện tích trồng: 1,5 ha; + Thời gian thực hiện: tháng 8/2019 + Mô hình xây dựng với 4 thí nghiệm: Mỗi công thức lặp lại 3 lần, mỗi lần 50 cây. Số lượng mô hình là 600 cây. Công thức 1 (CT1): Phân chuồng hoai 5 kg/hố; Công thức 2 (CT2): Phân chuồng hoai 3 kg + Phân NPK 0,1 kg/hố;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1