intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Bảo vệ quyền con người trong xét xử các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài - từ thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: ViLijen ViLijen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

26
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận và pháp luật về bảo vệ quyền con người trong xét xử các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài; Thực trạng bảo vệ quyền con người trong xét xử vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình; Quan điểm và giải pháp bảo vệ quyền con người trong xét xử các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Bảo vệ quyền con người trong xét xử các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài - từ thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRƯƠNG VIỆT HÙNG BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI - TỪ THỰC TIỄN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRƯƠNG VIỆT HÙNG BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI - TỪ THỰC TIỄN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. VŨ ĐỨC ĐÁN THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Tác giả xin chân thành cảm ơn! Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2021 Học viên Trương Việt Hùng
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc PGS.TS. Vũ Đức Đán đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả cũng xin cảm ơn chân thành nhất đến Lãnh đạo, các Giảng viên của Học viện Hành chính Quốc gia Hà Nội và khoa Sau đại học đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tác giả học tập và tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn. Do hạn chế về thời gian và trình độ chuyên môn nên luận văn tốt nghiệp này chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến phản hồi từ phía Giảng viên và bạn đọc. Cuối cùng, Tác giả xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho Tác giả rất nhiều trong suốt quá trình học tập,và hoàn thiện đề tài luận văn thạc sĩ. Trân trọng cảm ơn! Học viên Trương Việt Hùng
  5. MỤC LỤC Trang bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục viết tắt Danh mục các sơ đồ, bảng biểu và biểu đồ MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài luận văn.......................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn .................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn .......................................... 6 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ...................... 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ................................................... 7 7. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI ............................................................................................. 8 1.1. Những vấn đề chung về quyền con người và quyền con người trong vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài ............................................................... 8 1.1.1. Quan niệm về quyền con người và quyền con người trong vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài ...................................................................................... 8 1.1.2. Quan niệm về ly hôn và ly hôn có yếu tố nước ngoài ................................. 18 1.1.3. Bảo vệ quyền con người trong xét xử vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài .. 28 1.2. Những yếu tố tác động và điều kiện đảm bảo quyền con người trong xét xử vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài .................................................. 33 1.2.1. Yếu tố khách quan ...................................................................................... 33 1.2.2. Yếu tố chủ quan .......................................................................................... 35
  6. 1.2.3. Điều kiện đảm bảo quyền con người trong xét xử vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài ................................................................................................... 36 Tiểu kết Chương 1........................................................................................ 37 Chương 2 THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG XÉT XỬ VỤ ÁN LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH ........................................................... 38 2.1. Khái quát về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình ............................................................................................................. 38 2.1.1. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình ............................... 38 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình ..................... 40 2.1.3. Hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình............................ 41 2.2. Tình hình bảo vệ quyền con người trong xét xử các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình ........................ 44 2.2.1. Tình trạng hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở tỉnh Quảng Bình ................... 44 2.2.2. Tình hình xét xử các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài và bảo vệ quyền con người trong quá trình xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình ...................... 47 2.2.3. Đánh giá chung kết quả bảo vệ quyền con người trong xét xử các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình......................... 73 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 84 Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI ........................................................................................................ 85 3.1. Quan điểm bảo vệ quyền con người trong xét xử các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài ....................................................................................... 85 3.1.1. Yêu cầu bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng ..................................................... 85 3.1.2. Yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân do Nhân dân vì Nhân dân .......................................................................................... 87
  7. 3.2. Giải pháp bảo vệ quyền con người trong xét xử các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài ....................................................................................... 88 3.2.1. Giải pháp chung cho bảo vệ quyền con người trong xét xử các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài............................................................................................. 88 3.2.2. Giải pháp riêng về bảo vệ quyền con người trong xét xử các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình .................................... 93 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 98 KẾT LUẬN ................................................................................................. 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 101
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Nguyên nghĩa BLDS Bộ luật Dân sự BLTTDS Bộ luật Tố tụng Dân sự ĐƯQT Điều ước quốc tế HĐTTTP Hiệp định tương trợ tư pháp LHNGĐ Luật Hôn nhân và gia đình TAND Tòa án nhân dân UTTP Ủy thác tư pháp XHCN Xã hội chủ nghĩa
  9. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ CÁC BẢNG Sơ đồ 2.1.Tổ chức bộ máy Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình ...................... 39 Biểu đồ 2.1. Kết quả giải quyết các loại vụ án từ năm 2016 - 2020 .............. 42 Bảng 2.1: Số liệu xét xử các loại vụ án từ năm 2016 - 2020 ......................... 41 Bảng 2.2: Số liệu kết hôn có yếu tố nước ngoài ............................................ 48 Bảng 2.3: Số liệu xét xử các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài .................. 48
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Quyền con người là một trong những vấn đề thiêng liêng, cơ bản mà bất cứ quốc gia nào cũng phải thừa nhận và được quy định trong Hiến pháp và pháp luật của chính quốc gia đó. Ở Việt Nam, bảo vệ quyền con người luôn là truyền thống quý báu của dân tộc ta từ bao đời nay. Truyền thống đó càng được phát triển rực rỡ từ khi Đảng ta lãnh đạo cách mạng của dân tộc, đấu tranh giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc, thống nhất đất nước, phá bỏ xiềng xích áp bức bóc lột tàn bạo của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, xây dựng một xã hội tiến bộ, công bằng và tôn trọng phẩm giá con người. Một trong những tiêu chí rất quan trọng của Nhà nước pháp quyền là bảo đảm cao nhất quyền công dân trong mọi hoạt động của Nhà nước trong đó có hoạt động xét xử của Tòa án. Đặc biệt hiện nay, chế định quyền con người đã được ghi nhận và được thể chế hóa tại Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân”. Điều 14, Hiến pháp 2013 khẳng định “ Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Trong đó, quyền con người trong các vụ án ly hôn nói chung, vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng đã được ghi nhận. Trong những năm gần đây, ở Việt Nam nói chung và tại tỉnh Quảng Bình nói riêng, cùng với việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, xã hội…giữa nước ta với các nước khác trên thế giới ngày càng phát triển thì cũng kéo theo nó là vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài nói chung cũng như ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng ngày 1
  11. một gia tăng. Tình trạng kết hôn và ly hôn có yếu tố nước ngoài diễn ra khá phức tạp, kéo theo đó là các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài ngày càng tăng, do vậy việc nhận thức và vận dụng pháp luật để xét xử loại vụ án này cũng như đảm bảo quyền con người trong hoạt động xét xử cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, với sự cố gắng của Tòa án, việc áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình cũng như pháp luật về tố tụng dân sự và đảm bảo quyền con người trong xét xử các vụ án ly hôn nói chung và ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ góp phần giải quyết kịp thời các mâu thuẫn bất hòa trong quan hệ hôn nhân, bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, đồng thời góp phần làm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình xét xử các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài, TAND tỉnh Quảng Bình gặp rất nhiều khó khăn, bởi nhiều lý do khác nhau, như khó khăn trong việc xác định địa chỉ của bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; trong việc tống đạt giấy tờ, điều tra, thu thập chứng cứ, nhất là ở các nước không có hiệp định tương trợ tư pháp hoặc không áp dụng nguyên tắc có đi có lại với Việt Nam; vấn đề xung đột pháp luật giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài liên quan; tính khả thi trong thi hành án liên quan đến con cái, tài sản ở nước ngoài; hoặc cần làm rõ việc kết hôn trên có phải là kết hôn giả nhằm mục đích ra nước ngoài sinh sinh sống hay không để áp dụng đúng thủ tục giải quyết. Những tồn tại, bất cập trên không chỉ diễn ra ở TAND tỉnh Quảng Bình mà đây còn là những bất cập chung đối với Tòa án các tỉnh trên cả nước, vì vậy dẫn đến tình trạng việc thụ lý, giải quyết, xét xử các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài thiếu sự thống nhất, có biểu hiện tùy tiện trong thụ lý, giải quyết và xét xử phần nào làm ảnh hưởng đến quyền của của nguyên đơn và bị đơn trong các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài. 2
  12. Mặt khác, do bản thân hiện tại đang công tác tại TAND tỉnh Quảng Bình, đây là nơi đang trực tiếp thụ lý và xét xử các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài và bản thân tác giả cũng đang rất tâm huyết về vấn đề bảo vệ quyền con người trong vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài nên đã chọn đề tài này để nghiên cứu. Trước khi chọn đề tài này tác giả cũng đã tham khảo đề tài của các khóa trước đây đã nghiên cứu tại Học viện Hành chính Quốc gia cũng như tại các cơ sở đào tạo khác và thấy không có đề tài nào trùng lặp với đề tài mà tác giả đang nghiên cứu. Xuất phát từ những lý do trên nên tác giả chọn đề tài “Bảo vệ quyền con người trong xét xử các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài - từ thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình” để nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Việc nghiên cứu những nội dung liên quan đến ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam đã được một số nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia pháp lý nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như: sách chuyên khảo của TS. Nông Quốc Bình và TS. Nguyễn Hồng Bắc: “Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế” NXB Tư pháp 2006; Luận văn thạc sĩ: “Giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và hướng hoàn thiện pháp luật” của tác giả Phạm Trung Hòa; Luận văn thạc sĩ: “Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Thanh Hoa... Các công trình nghiên cứu này không đi chuyên sâu và toàn diện về bảo vệ quyền con người trong xét xử các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định pháp luật Việt Nam và ĐƯQT do Việt Nam ký kết hay gia nhập mà mới chỉ nghiên cứu một số vấn đề pháp lý về các quy định của pháp luật trong việc giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài; thẩm quyền giải quyết ly hôn thep pháp luật Việt Nam. 3
  13. Thực tế hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào phân tích một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống dưới gốc độ lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền con người trong xét xử các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài. Chỉ có một số công trình khoa học, bài viết các tác giả đã nghiên cứu về một số khía cạnh lý luận và thực tiễn liên quan đến việc bảo đảm quyền con người trong hoạt động giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nhưng chỉ nghiên cứu một hoặc một nhóm quyền đặc trưng về vấn đề bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực ly hôn có yếu tố nước ngoài, đó là các công trình, bài viết như: “Lý luận về quyền con người trong tố tụng dân sự”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (Năm 2013) của T.S Trương Thị Hồng Hà; “Ly hôn có yếu tố nước ngoài ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Tòa án điện tử (ngày 16/01/2019) của Thạc sĩ Đoàn Thị Ngọc Hải; Luận văn thạc sĩ: “Giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài qua thực tiễn xét xử tại TAND thành phố Hà Nội” của tác giả Đỗ Thị Vân Anh... Tất cả các bài viết trên đều đã đưa ra các quan điểm nhận định về quyền con người trong tố tụng dân sự nói chung, các quyền cơ bản của đương sự; thẩm quyền và điều kiện đảm bảo việc thực hiện các quyền của người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng cũng như trách nhiệm của người tiến hành tố tụng trong việc đảm bảo quyền của đương sự và những người có liên quan trong tố tụng dân sự; thực tiễn đảm bảo quyền con người trong tố tụng dân sự ở Việt Nam hiện nay và các vấn đề về giải quyết yêu cầu của đương sự về ly hôn có yếu tố nước ngoài…Từ đó, các tác giả đi sâu vào phân tích làm rõ lý luận và thực tiễn cũng như thực trạng để giải quyết vụ án. Ở các công trình nghiên cứu trên các tác giả chỉ nghiên cứu vấn đề về quyền con người nói chung trong tố tụng dân sự và bảo đảm quyền con người đối với những người tham gia tố tụng nhất định. Nhưng vấn đề về chủ thể thực hiện vai trò bảo vệ quyền con người, thực trạng và các giải pháp bảo vệ 4
  14. quyền con người trong các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài thì lại chưa được nghiên cứu. Như vậy, từ tình hình nghiên cứu trên đây cho phép khẳng định việc nghiên cứu đề tài: “Bảo vệ quyền con người trong xét xử các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài - từ thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình” là đòi hỏi khách quan, cấp thiết, vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn. Vì vậy đó chính là lý do để tác giả chọn đề tài này làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích: Mục đích nghiên cứu của luận văn là dưới góc Luật Hiến pháp và Luật Hành chính để làm rõ hơn cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn trong xét xử các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Tòa án các tỉnh, thành phố nói chung và tại TAND tỉnh Quảng Bình nói riêng trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau: Phân tích, làm rõ cơ sở lý luận, pháp lý bảo vệ quyền con người trong xét xử các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài. Làm rõ các khái niệm, đặc điểm, nội dung, các quy định của pháp luật và các yếu tố tác động và điều kiện bảo đảm quyền con người trong xét xử các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài. Phân tích, đánh giá thực trạng bảo vệ quyền con người trong xét xử các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài tại TAND tỉnh Quảng Bình. Đưa ra các quan điểm và đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ quyền con người trong xét xử các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài. 5
  15. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền con người (quyền của các bên đương sự) trong các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài - từ thực tiễn xét xử tại TAND tỉnh Quảng Bình, không nghiên cứu về vấn đề bảo vệ quyền con người trong giải quyết, xét xử các vụ án ly hôn trong nước. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Nghiên cứu về vấn đề bảo vệ quyền con người trong xét xử các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài tại TAND tỉnh Quảng Bình. Về thời gian: Nghiên cứu từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 9 năm 2020. Về nội dung: Luận văn nghiên cứu nội dung bảo vệ quyền con người trong xét xử các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài và những thực trạng, vướng mắc trong quá trình xét xử các vụ án ly hôn tại TAND tỉnh Quảng Bình. Từ đó đưa ra những quan điểm, giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc để góp phần bảo vệ quyền con người trong xét xử các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện dựa trên việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng; cơ sở lý luận và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước trong việc thực hiện bảo vệ quyền con người thông qua chức năng xét xử của Tòa án. 6
  16. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể là phân tích, đối chiếu, so sánh, thống kê và tổng hợp, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn sau khi được đánh giá và nghiệm thu tại Hội đồng bảo vệ luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề bảo vệ quyền con người trong xét xử các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng. Luận văn có thể sẽ là tài liệu tham khảo có ích đối với các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách và đặc biệt là đối với TAND tối cao, TAND cấp cao và TAND các tỉnh, thành phố; ngoài ra luận văn còn có thể phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy tại các Trường đại học Luật, các Học viện như: Học viện Tư pháp; Học viện Tòa án và Đại học Kiểm sát... 7. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp luật về bảo vệ quyền con người trong xét xử các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài. Chương 2: Thực trạng bảo vệ quyền con người trong xét xử vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình. Chương 3: Quan điểm và giải pháp bảo vệ quyền con người trong xét xử các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài. 7
  17. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 1.1. Những vấn đề chung về quyền con người và quyền con người trong vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài 1.1.1. Quan niệm về quyền con người và quyền con người trong vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài 1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, tính chất về quyền con người Từ thời cổ đại, quan niệm về quyền con người đã được các nhà tư tưởng bàn đến và không ngừng được phát triển, bổ sung cùng với quá trình phát triển của lịch sử nhân loại. Trên cơ sở các quan niệm về quyền con người, năm 1776, lần đầu tiên quyền con người được ghi nhận trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền được bình đẳng, tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong đó có quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc”. Có rất nhiều định nghĩa về quyền con người, mỗi định nghĩa tiếp cận vấn đề quyền con người từ một góc độ khác nhau, khó có thể bao quát đầy đủ các thuộc tính của nó. Theo nghĩa chung nhất: Quyền con người là những quyền cơ bản, không thể tước bỏ mà một người vốn được thừa hưởng đơn giản vì họ là con người. Hay, quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhận và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người. Theo Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc thường được trích dẫn bởi các nhà nghiên cứu, thì: “Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có 8
  18. tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người”. Bên cạnh đó, quyền con người còn được định nghĩa một cách khái quát “là những quyền bẩm sinh, vốn có của con người mà nếu không được hưởng thì chúng ta sẽ không thể sống như một con người”. Trong bản Tuyên ngôn độc lập của nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những lời bất hủ trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Đó chính là những biểu hiện của quyền con người một cách rõ rệt nhất. Trên phương diện nghiên cứu khoa học pháp lý, theo Từ điển Luật học của Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, 1999, thì Quyền con người là những quyền mặc nhiên khi được sinh ra cho đến trọn đời mà không ai có quyền tước bỏ. Đó là những quyền cơ bản của con người như: quyền sống, quyền tự do, quyền bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc. Quyền con người là thành quả của quá trình đấu tranh của nhân loại chống các lực lượng áp bức xã hội và chế ngự tự nhiên, không phải tự nhiên mà có hay do thượng đế ban cho như quan niệm của một số người phương Tây. Ở nước ta hiện nay, quyền con người được quy định trong Hiến pháp 2013 và được thể chế hóa bằng các luật, đạo luật nhằm ghi nhận và bảo vệ quyền con người trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, theo đó quyền con người được quan niệm là quyền tự nhiên vốn có của con người từ lúc sinh ra (kể cả đối với người quốc tịch nước ngoài, người không quốc tịch, người có quốc tịch Việt Nam đã bị tước hoặc hạn chế một số quyền công dân). Từ những quan niệm trên theo Tác giả, quyền con người là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên vốn có của mỗi con người như quyền sống, quyền tự do, 9
  19. quyền bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc được pháp luật ghi nhận và bảo vệ trong mọi xã hội và trong mọi giai đoạn lịch sử. Điều 14, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Quyền con người mang một số đặc điểm như sau: Một là, quyền con người được ghi nhận trong hệ thống pháp luật của quốc gia và được bảo đảm thực hiện. Sự xác lập các quyền nghĩa vụ này tạo thành một chế định quan trọng của Luật Hiến pháp - chế định quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân. Ở nhiều nước chế định này gọi là quyền và nghĩa vụ của công dân (Nhật Bản), quyền và nghĩa vụ của con người và công dân (Nga). Nhưng với đặc trưng được ghi nhận trong Hiến pháp, tức được điều chỉnh bằng Hiến pháp, mà Hiến pháp là đạo Luật cơ bản nên các quyền và nghĩa vụ này ở nhiều nước thường gọi là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành sử dụng cách gọi quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Với sự ghi nhận bằng pháp luật các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm quyền công dân được thực hiện và có cơ chế xử lý đối với hành vi vi phạm quyền công dân của bất cứ đối tượng nào kể cả cơ quan quyền lực Nhà nước. Hai là, quyền con người mang tính tự nhiên, vốn có. Quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có của con người và được áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi thành viên trong gia đình nhân loại, không có sự phân biệt đối xử vì bất cứ lý do gì, chẳng hạn như về chủng tộc, dân tộc, giới tính, tôn giáo, độ tuổi, thành phần xuất thân...Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là bản chất của sự bình đẳng về quyền con người không có nghĩa là cào bằng mức độ hưởng thụ các quyền, mà là bình đẳng về tư cách chủ thể của quyền con người. 10
  20. Ba là, quyền con người là không thể chuyển nhượng. Thể hiện ở chỗ các quyền con người không thể bị tước đoạt hay hạn chế một cách tùy tiện bởi bất cứ chủ thể nào, kể cả các cơ quan và quan chức nhà nước, trừ một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như khi một người phạm một tội ác thì có thể bị tước quyền tự do hoặc quyền sống. Bốn là, quyền con người là không thể phân chia. Thể hiện ở chỗ các quyền con người đều có tầm quan trọng như nhau, về nguyên tắc không có quyền nào được coi là có giá trị cao hơn quyền nào. Việc tước bỏ hay hạn chế bất kỳ quyền con người nào đều tác động tiêu cực đến nhân phẩm, giá trị và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, cần chú ý là trong thực tế, tùy những bối cảnh cụ thể và với những đối tượng cụ thể, có thể ưu tiên thực hiện một số quyền nhất định, miễn là phải dựa trên những cơ sở và yêu cầu thực tế của việc bảo đảm các quyền đó chứ không phải dựa trên sự đánh giá về giá trị của các quyền đó. Ví dụ, trong bối cảnh dịch bệnh Covid- 19 đang lây lan trên khắp thế giới như hiện nay hoặc với những người bị bệnh tật, quyền được ưu tiên thực hiện là quyền được chăm sóc y tế. Hoặc ở phạm vi rộng hơn, các Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) và Công ước về quyền trẻ em (CRC) đặt ra một số quyền ưu tiên cần được bảo đảm với phụ nữ, trẻ em. Những ưu tiên như vậy không có nghĩa là bởi các quyền được ưu tiên thực hiện có giá trị cao hơn, mà là bởi các quyền đó trong thực tế thường bị bỏ qua, có nguy cơ bị đe dọa hoặc bị vi phạm nhiều hơn so với các quyền khác. Năm là, quyền con người có tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau. Thể hiện ở chỗ việc bảo đảm các quyền con người, toàn bộ hoặc một phần, nằm trong mối liên hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau. Sự vi phạm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo đảm 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2