Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Địa vị pháp lý của Phòng Tư pháp – Từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 1
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn "Địa vị pháp lý của Phòng Tư pháp – Từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh nhằm bảo đảm hiệu quả việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Tư pháp và đề xuất một số giải pháp để góp phần duy trì, bảo đảm địa vị pháp lý của Phòng Tư pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Địa vị pháp lý của Phòng Tư pháp – Từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRÂN THI BÍCH NGỌC ĐIA VI PHÁP LY CUA PHONG TƯ PHÁP – TƯ THƯC TIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRÂN THI BÍCH NGỌC ĐIA VI PHÁP LY CUA PHONG TƯ PHÁP – TƯ THƯC TIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYÊN QUANG THÁI TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2024
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, em xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô và cán bộ, công nhân viên trường Học viện Hành chính Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ, hỗ trợ em trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Em xin cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ em về mặt vật chất cũng như tinh thần trong quá trình học tập và viết luận văn. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyên Quang Thái – Tổng cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ, động viên em khắc phục khó khăn trong quá trình làm luận văn. Xin chân thành cảm ơn. Tác giả luận văn Trân Thi Bich Ngoc
- LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan các nội dung nghiên cứu, trình bày trong luận văn: “Đia vi pháp ly cua Phong Tư pháp – Tư thưc tiên Thành phô Hô Chi Minh” cho việc tốt nghiệp Thạc sĩ này là toàn bộ công trình nghiên cứu của riêng em dưới sự hướng dẫn, chỉ dạy của thầy Nguyên Quang Thái – Tổng cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp). Các số liệu, kết quả nghiên cứu về đề tài đã nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng từ thực tiên Thành phố Hồ Chí Minh và chưa từng được công bố trong bất kỳ luận văn, đề án nào. Tác giả luận văn Trân Thi Bich Ngoc
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ ...................................................................... MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn .................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài .................................................... 7 5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn .......................................................7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiên ........................................................................8 7. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 8 NỘI DUNG ........................................................................................................ 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÊ ĐIA VI PHAP LÝ CUA PHONG TƯ PHAP .................................................................................................................. 9 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò địa vị pháp lý của Phòng Tư pháp ............ 9 1.1.1. Khái niệm địa vị pháp lý của Phòng Tư pháp ................................9 1.1.2. Đặc điểm địa vị pháp lý của Phòng Tư pháp ............................... 11 1.1.3. Vai trò của việc xác định địa vị pháp lý Phòng Tư pháp .............17 1.2. Nội dung địa vị pháp lý Phòng Tư pháp ................................................19 1.2.1. Là một tổ chức .............................................................................. 19
- 1.2.2. Địa vị pháp lý giữa Phòng Tư pháp với các Phòng ban, cơ quan, đơn vị và với người dân (quan hệ trực thuộc trên – dưới, trực thuộc ngang, quan hệ chéo) tạo thành một hệ thống thống nhất ...........................................19 1.2.3. Có tính độc lập tương đối về tổ chức – cơ cấu ............................ 27 1.2.4. Có thẩm quyền do pháp luật quy định ......................................... 31 1.2.5. Đặt trong tổng thể, bộ máy hành chính Nhà nước ....................... 32 1.2.6. Thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành ..............................33 1.2.7. Thẩm quyền của Phòng Tư pháp giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành và điều hành, chủ yếu được quy định trong các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy Nhà nước hoặc các điều lệ, quy chế… ...................... 33 1.3. Các yếu tố cấu thành địa vị pháp lý của Phòng Tư pháp ...................... 35 1.3.1. Yếu tố chính trị ............................................................................. 35 1.3.2. Yếu tố pháp lý ...............................................................................36 1.3.3. Yếu tố về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn ................................. 36 1.3.4. Yếu tố nguồn lực .......................................................................... 38 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐIA VI PHAP LÝ CUA PHONG TƯ PHAP TỪ THỰC TIỄN THANH PHỐ HÔ CHI MINH .......................................... 41 2.1. Khái quát về tình hình Thành phố Hồ Chí Minh có tác động trực tiếp đến địa vị pháp lý của Phòng Tư pháp trên địa bàn ........................................ 41 2.1.1. Yếu tố tự nhiên ............................................................................. 41 2.1.2. Yếu tố kinh tế - xã hội .................................................................. 42 2.2. Đánh giá thực trạng về địa vị pháp lý của Phòng Tư pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh .....................................................................................................44
- 2.2.1. Kết quả đạt được ...........................................................................44 2.2.2. Thực trạng về địa vị pháp lý của Phòng Tư pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh .....................................................................................................54 2.2.3. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ..................................................56 CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHAP BẢO ĐẢM ĐIA VI PHAP LÝ CUA PHONG TƯ PHAP TỪ THỰC TIỄN THANH PHỐ HÔ CHI MINH 67 3.1. Quan điểm bảo đảm địa vị pháp lý của Phòng Tư pháp từ thực tiên Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................. 67 3.1.1. Công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân đã đề ra các yêu cầu, nhiệm vụ mới góp phần bảo đảm địa vị pháp lý của Phòng Tư pháp .....................................................67 3.1.2. Xác định rõ địa vị pháp lý, kiện toàn, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Phòng Tư pháp cấp quận là một nội dung quan trọng trong đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cấp quận và hệ thống cơ quan tư pháp từ trung ương đến cơ sở ............................................................. 67 3.1.3. Gắn việc củng cố địa vị pháp lý, kiện toàn tổ chức với việc xây dựng đội ngũ công chức và đổi mới phương pháp, quy trình làm việc, cải cách hành chính ở chính quyền cơ sở .......................................................................69 3.1.4. Đảm bảo xây dựng tổ chức bộ máy, địa vị pháp lý của Phòng Tư pháp tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và luôn luôn tuân thủ các chủ trương, quan điểm của Đảng ............................................................................ 70 3.2. Giải pháp bảo đảm địa vị pháp lý của Phòng Tư pháp từ thực tiên Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................. 72 3.2.1. Giải pháp chung ............................................................................72
- 3.2.2. Giải pháp đối với thành phố Hồ Chí Minh .................................. 77 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 85 DANH MỤC TAI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. PHỤ LỤC............................................................................................................
- DANH MỤC SƠ ĐỒ STT TIÊU ĐỀ TRANG 1 Sơ đồ tổ chức – cơ cấu Ngành Tư pháp Việt Nam 30 2 Sơ đồ minh họa cơ cấu Uy ban nhân dân quận, huyện 49
- DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ STT TIÊU ĐỀ TRANG 1 Bảng thống kê tiền lương của công chức qua các 63-64 năm
- MỞ ĐÂU 1. Ly do chon đề tài Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã không ngừng đẩy mạnh công cuộc xây dựng hướng đến hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Trong quá trình phát triển, đổi mới đất nước, hệ thống pháp chế của các cơ quan hành chính nhà nước đã được thay đổi để phù hợp với việc quản lý xã hội, đáp ứng cho công cuộc xây dựng đất nước hướng đến xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu quản lý hành chính đã được sửa đổi, tinh gọn bộ máy, giảm thiểu sự quan liêu, hướng đến xã hội văn minh, công bằng, dân chủ và phát triển. Công cuộc xây dựng cơ cấu cho các cơ quan hành chính mới không làm suy giảm quyền lực, không làm thay đổi nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, địa vị pháp lý của các cơ quan ngày càng cao hơn và các cơ quan được tăng cường kiểm tra, giám sát đối với từng cá nhân, từng phòng, ban, sự phát triển các lĩnh vực trong thời sống xã hội rất cần thiết đường lối chỉ đạo đúng đắn của Đảng - Nhà nước và vai trò của các cơ quan hành chính tại cơ sở. Ngoài ra, địa vị đó được thể hiện trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Địa vị pháp lý của chủ thể pháp luật giúp ta hiểu và phân biệt được chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của chủ thể đó so với chủ thể khác. Qua đó, có thể xem xét địa vị và có tầm quan trọng như thế nào của các chủ thể pháp luật với nhau. Để tăng cường quản lý hành chính nhà nước bằng pháp luật và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân đòi hỏi phải cải cách nền hành chính và tư pháp sao cho phù hợp với những yêu cầu mới và nhiệm vụ mới của Ngành Tư pháp nói chung và Phòng Tư pháp quận, huyện nói riêng. Trong đó cần phải xác định rõ địa vị pháp lý để làm cơ sở cho việc củng cố tổ chức, xác định chức năng nhiệm vụ đáp ứng 1
- yêu cầu xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên từng địa phương. Do vậy, việc xác định địa vị pháp lý của Phòng Tư pháp cấp quận, huyện là hết sức cần thiết và là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp chính quyền và của Ngành Tư pháp. Thông tư 07/2020/TT-BTP ngày 21 tháng 12 năm 2020 của Bộ Tư pháp hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc ủy ban nhân dân cấp quận, huyện tiếp tục hướng dẫn xác định rõ mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân tại các cơ quan tư pháp cơ sở. Trên cơ sở quy định này, Thành phố Hồ Chí Minh bước đầu triển khai có hiệu quả việc xác định tổ chức, địa vị pháp lý của Phòng Tư pháp. Tuy nhiên, so với yêu cầu thì công tác này vẫn còn nhiều bất cập cần phải nghiên cứu để có giải pháp phù hợp. Vì vậy, việc nghiên cứu về địa vị pháp lý Phòng Tư pháp ở Thành phố Hồ Chí Minh từ thực tiên nhằm thúc đẩy nhanh cải cách nền tư pháp hành chính trong địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hướng đến xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là rất cần thiết cho sự phát triển của đất nước. Do đó, em lựa chọn đề tài: “Đia vi pháp ly cua Phong Tư pháp – Tư thưc tiên Thành phô Hô Chi Minh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ Luật của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Sát với nội dung đề tài đã có một số đề tài, sách chuyên khảo, các luận văn theo các khía cạnh khác nhau: - Đề tài: “Mô hình tổ chức của Bộ Tư pháp và các cơ quan tư pháp địa phương giai đoạn 2011-2016, định hướng đến năm 2020”, TS Trần Văn Quảng, năm 2011. Đề tài đã tập trung đánh giá về thực trạng mô hình tổ chức 2
- của Bộ Tư pháp và các cơ quan tư pháp địa phương và đề xuất hoàn thiện mô hình tổ chức của Bộ Tư pháp và các cơ quan tư pháp địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Ngành Tư pháp giai đoạn 2011-2016 và định hướng đến năm 2020 và kiến nghị các nội dung cụ thể nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức của Bộ, Ngành Tư pháp như: Đẩy mạnh việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xây dựng và thi hành pháp luật, tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra, hệ thống hóa và pháp điển hóa văn bản quy phạm pháp luật, hướng mạnh vào việc tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội, chính quyền địa phương xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, minh bạch, khả thi, hiệu lực và hiệu quả; nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, tiếp tục mở rộng và thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác thi hành án dân sự; tiếp tục thí điểm mô hình thừa phát lại tại một số tỉnh, thành phố lớn; ... sửa đổi Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp và Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV ngày 28/4/2009 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc ủy ban nhân dân cấp quận và công tác tư pháp của ủy ban nhân dân cấp xã và các văn bản khác có liên quan đến tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp các cấp; ... - Đề tài “Hoàn thiện mô hình tổ chức của Bộ, Ngành Tư pháp giai đoạn 2021-2035 bảo đảm nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước”, TS Nguyên Quang Thái, năm 2020. Đề tài làm rõ những vấn đề lý luận về mô hình tổ chức của Bộ, Ngành Tư pháp; đánh giá đúng thực trạng thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mô hình tổ chức của Bộ, Ngành Tư pháp; xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mô hình tổ chức của Bộ, Ngành Tư pháp trong thời gian tới từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống tổ chức của Bộ, Ngành Tư pháp 3
- giai đoạn 2021-2035; xác định được mô hình của các đơn vị thuộc Bộ; các cơ quan tư pháp địa phương bảo đảm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, tình hình thực tế trong giai đoạn 2021-2035, bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, phù hợp với chiến lược cải cách tư pháp, pháp luật, cải cách hành chính, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hội nhập quốc tế nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Bộ, Ngành trong tình hình mới (trong đó có Phòng Tư pháp cấp quận). - “Biên niên lịch sử Bộ Tư pháp Việt Nam Tập 1 Tập 2 và Tập 3”, TS. Dương Thị Thanh Mai (Chủ biên), NXB Tư pháp, quyển sách nhằm giáo dục truyền thống cách mạng của Ngành Tư pháp, khơi dậy lòng tự hào, đề cao tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo và trí tuệ của toàn thể cán bộ, công chức Ngành Tư pháp; đồng thời góp phần tuyên truyền trong nhân dân về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Ngành Tư pháp trong bộ máy nhà nước, hoạt động và những đóng góp của Ngành trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện nhiệm vụ được giao. - Ky yếu “Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh – 40 năm xây dựng và phát triển”, Ban Giám đốc Sở Tư pháp, in tại Công ty TNHH MTV Lê Quang Lộc (161 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh). Ban Giám đốc Sở Tư pháp đã xây dựng tư liệu truyền thống về tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp Thành phố, giúp các công chức, viên chức, người lao động ôn lại quá trình hình thành và phát triển của Sở Tư pháp, xây dựng lòng yêu nghề, gắn bó với Sở, với Ngành, xác định mục tiêu và động lực phấn đấu, góp phần giữ vững truyền thống của Sở Tư pháp. - Sách “Ngành Tư pháp Việt Nam – 70 năm xây dựng và phát triển”, PGS.TS. Hà Hùng Cường – TS. Đinh Trung Tụng (Đồng chỉ đạo biên 4
- soạn), TS. Đặng Vũ Huân – ThS. Trần Hoàng Hưng (Đồng thực hiện biên soạn), Đinh Trung Tụng – Phan Chí Hiếu – Hoàng Sy Thành – Trần Tiến Dũng – Lê Thị Hoàng Yến – Dương Thị Thanh Mai – Trần Văn Quảng – Đặng Hoàng Oanh – Đàm Văn Tuấn – Đặng Vũ Huân – Nguyên Văn Hiển – Đỗ Xuân Lân (Hội đồng thẩm định theo Quyết định số 1333/QĐ-BTP ngày 16/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), NXB Tư pháp. Ân phẩm được biên soạn để nhắc nhớ về những chặng đường lịch sử hào hùng nhưng không ít thăng trầm mà Ngành Tư pháp đã trải qua, từ đó, khơi dậy lòng tự hào, đề cao tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo và trí tuệ của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp. - Luận văn Thạc sĩ “Tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp từ thực tiên tỉnh Phú Yên”, Nguyên Quốc Tuấn, Ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính trường Đại học Trà Vinh 2020. Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp, như: khái niệm, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tư pháp; phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp, làm rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp từ thực tiên tỉnh Phú Yên; đề xuất phương hướng, quan điểm và các giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp tại tỉnh Phú Yên hiện nay. Ngoài những công trình trên, em cũng nghiên cứu thêm đề tài “Thực trạng tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, các tổ chức nghề nghiệp trong lĩnh vực tư pháp phục vụ việc xây dựng chiến lược phát triển và quy hoạch tổng thể phát triển ngành tư pháp đến năm 2020”, GS, TS Lê Hồng Hạnh, năm 2011. Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học nêu trên đã được sử dụng để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài địa vị pháp lý Phòng Tư pháp từ 5
- thực tiên Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, các đề tài trên mới chỉ tập trung nghiên cứu, đề xuất từng lĩnh vực cụ thể liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ, Ngành Tư pháp (như vấn đề phân cấp quản lý; hệ thống tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp địa phương, bán đấu giá tài sản, ...), chưa đi sâu, làm rõ địa vị pháp lý của Phòng Tư pháp gắn với yêu cầu cải cách tư pháp, nhất là yêu cầu tinh giản tổ chức bộ máy, biên chế của Đảng và Chính phủ hiện nay. Một số đề tài liên quan trực tiếp đến nội dung nghiên cứu của đề tài như đề tài: “Mô hình tổ chức của Bộ Tư pháp và các cơ quan tư pháp địa phương giai đoạn 2011-2016, định hướng đến năm 2020”, của TS Trần Văn Quảng, năm 2011, hay đề tài: “Hoàn thiện mô hình tổ chức của Bộ, ngành Tư pháp giai đoạn 2021-2035 bảo đảm nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước” của TS Nguyên Quang Thái, năm 2020 nhưng có đề tài được nghiên cứu trước năm 2013, trước thời điểm Hiến pháp năm 2013 được ban hành, có đề tài nghiên cứu ở cấp độ vĩ mô trong khi đó một cấp độ như Phòng Tư pháp lại chưa được xác định thật rõ địa vị pháp lý. Do đó, đề tài của em nghiên cứu sẽ góp phần giải quyết về những vấn đề còn vướng mắc, những khoảng trống qua sự đóng góp mới mẻ của đề tài này cho vấn đề nghiên cứu. Vì vậy, đề tài nghiên cứu “Đia vi pháp ly cua phong Tư pháp – Tư thưc tiên Thành phô Hô Chi Minh” mang tính cấp thiết và có nghĩa cả về lý luận và thực tiên. 3. Mục đich và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đich nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của luận văn là bảo đảm hiệu quả việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Tư pháp và đề xuất một số giải pháp để góp phần duy trì, bảo đảm địa vị pháp lý của Phòng Tư pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Nhiệm vụ nghiên cứu: 6
- + Nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận về địa vị pháp lý của Phòng Tư pháp – Từ thực tiên Thành phố Hồ Chí Minh. + Đánh giá thực trạng về đảm bảo địa vị pháp lý của Phòng Tư pháp – Từ thực tiên Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó rút ra những nhận xét đánh giá về kết quả đạt được; hạn chế còn tồn đọng. + Đề xuất các giải pháp đảm bảo địa vị pháp lý của Phòng Tư pháp – Từ thực tiên Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. 4. Đôi tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài - Đôi tượng: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiên về đảm bảo địa vị pháp lý của Phòng Tư pháp – Từ thực tiên Thành phố Hồ Chí Minh. - Phạm vi nghiên cứu đề tài: + Về nội dung: Luận văn tập trung đánh giá việc đảm bảo địa vị pháp lý của Phòng Tư pháp – Từ thực tiên Thành phố Hồ Chí Minh. + Về không gian: Luận văn nghiên cứu vấn đề đảm bảo địa vị pháp lý của Phòng Tư pháp – Từ thực tiên Thành phố Hồ Chí Minh. + Về thời gian: Luận văn đánh giá thực trạng đảm bảo địa vị pháp lý của Phòng Tư pháp – Từ thực tiên Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2020 đến cuối năm 2023 và đề xuất giải pháp cho thời gian tới. 5. Phương pháp nghiên cứu cua luận văn Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – LêNin; Tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng, Nhà nước về đảm bảo địa vị pháp lý của Phòng Tư pháp – Từ thực tiên Thành phố Hồ Chí Minh và sử dụng các phương pháp 7
- nghiên cứu sau: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê. 6. Y nghĩa ly luận và thưc tiên - Y nghĩa ly luận: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung, hoàn thiện và làm phong phú thêm lý luận đảm bảo địa vị pháp lý của Phòng Tư pháp – Từ thực tiên Thành phố Hồ Chí Minh. - Y nghĩa thưc tiên: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ thực tiên đảm bảo địa vị pháp lý của Phòng Tư pháp – Từ thực tiên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay; đồng thời những quan điểm, giải pháp được đề xuất trong luận văn là những tham vấn cho những nơi khác của Việt Nam có thể nghiên cứu, áp dụng vào thực tiên nhằm nâng cao chất lượng đảm bảo địa vị pháp lý của Phòng Tư pháp – Từ thực tiên Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Kết cấu cua luận văn Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được thiết kế thành 03 chương: Chương 1: CƠ SỞ LY LUẬN VỀ ĐIA VI PHÁP LY CUA PHONG TƯ PHÁP Chương 2: THƯC TRẠNG ĐIA VI PHÁP LY CUA PHONG TƯ PHÁP TƯ THƯC TIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ĐIA VI PHÁP LY CUA PHONG TƯ PHÁP TƯ THƯC TIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8
- NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LY LUẬN VỀ ĐIA VI PHÁP LY CUA PHONG TƯ PHÁP 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai tro đia vi pháp ly cua Phong Tư pháp 1.1.1. Khái niệm đia vi pháp ly cua Phong Tư pháp Địa vị pháp lý là tổng thể về các quyền và nghĩa vụ của chủ thể pháp luật, chúng phản ánh về vị trí, vị thế tư cách pháp lý của chủ thể ấy trong các mối quan hệ pháp luật. Địa vị pháp lý (tư cách pháp lý) của một chủ thể được thể hiện ở vị trí, vai trò của một chủ thể trong quan hệ pháp luật và gắn liền theo nó là quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý phát sinh, ràng buộc, xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể, là căn cứ xem xét và xử lý những mâu thuẫn, xung đột và tranh chấp pháp lý, là căn cứ để thực hiện quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của một tổ chức/cá nhân trong một mối quan hệ pháp luật xác định. Để xác định và định nghĩa được địa vị pháp lý của Phòng Tư pháp, chúng ta tìm hiểu định nghĩa về “địa vị pháp lý”. Theo từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Đà Nẵng 2008, “địa vị” có nghĩa là vị trí trong quan hệ xã hội, kinh tế, chính trị do vai trò, tác dụng mà có; “pháp lý” có nghĩa là “lý luận, nguyên lý về pháp luật”. Địa vị pháp lý là vị trí của chủ thể pháp luật trong mối quan hệ với những chủ thể pháp luật khác trên cơ sở các quy định pháp luật. Địa vị pháp lý của chủ thể pháp luật thể hiện thành một tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể, qua đó xác lập cũng như giới hạn khả năng của chủ thể trong các hoạt động của mình. Thông qua địa vị pháp lý có thể phân biệt chủ thể pháp luật này với chủ thể pháp luật khác, đồng thời, cũng có thể xem xét vị trí và tầm quan trọng của chủ thể pháp luật trong các mối quan hệ pháp luật. Vậy, đia vi pháp ly cua Phong Tư pháp là gì? 9
- Trong bộ máy nhà nước, ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc thành phố là cơ quan chấp hành chính của Hội đồng nhân dân cùng cấp, chịu trách nhiệm, thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại cơ sở, lấy Hiến pháp, pháp luật và các văn bản hướng dẫn theo từng lĩnh vực do Chính phủ, Bộ ban hành làm cơ sở để dựa vào, để thực thi pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân, tổ chức, đề ra các giải pháp phát triển, đẩy mạnh kinh tế - xã hội, nâng cao, củng cố quốc phòng - an ninh, giảm đến mức thấp nhất các tệ nạn xã hội có thể xảy ra tại địa phương. Là một bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu của cơ quan nhà nước tại địa phương, Phòng Tư pháp được tổ chức, thành lập một cách thống nhất trên phạm vi toàn đất nước. Bên cạnh việc chịu sự quản lý về tư pháp của ủy ban nhân dân quận, huyện thì Phòng Tư pháp cũng chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ về các lĩnh vực, các mảng tư pháp của Sở Tư pháp tỉnh, thành phố theo quy định của pháp luật đã ban hành. Phòng Tư pháp có chức năng soạn, tham mưu văn bản, tư vấn pháp luật, giúp cơ quan mà mình chịu sự quản lý trực tiếp là ủy ban nhân dân quận, huyện thực hiện những chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tư pháp: công tác xây dựng văn bản pháp luật, trợ giúp về pháp lý cho người dân, ... và chịu trách nhiệm thực hiện một số nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn có liên quan trong lĩnh vực. Theo quy định của pháp luật, địa vị pháp lý của Phòng Tư pháp được xem là vị trí, vai trò, nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của đơn vị trong mối quan hệ so với các chủ thể pháp luật khác trong bộ máy hành chính nhà nước. Địa vị pháp lý của Phòng Tư pháp được xác định trong mối quan hệ chiều ngang và chiều dọc. Phòng Tư pháp không chỉ chịu sự quản lý toàn diện từ ủy ban nhân dân quận, huyện mà còn chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo của Sở Tư pháp theo ngành dọc. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 184 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và luật hành chính: Quản lý nhà nước về cư trú từ thực tiễn quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 111 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Đổi mới hoạt động giám sát của HĐND quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
110 p | 70 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Kiểm soát thủ tục hành chính từ thực tiễn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
87 p | 78 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Bình
109 p | 81 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự - Từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình
94 p | 90 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 113 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 115 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam
86 p | 75 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Đánh giá viên chức ngành Y tế từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
83 p | 60 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 85 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội
94 p | 72 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
91 p | 43 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 65 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tuyển dụng viên chức ngành y tế từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
75 p | 53 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội
91 p | 49 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế - từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
82 p | 58 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 88 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn