intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và luật hành chính: Pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số - Từ thực tiễn tỉnh Quảng Trị

Chia sẻ: Acacia2510 _Acacia2510 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

39
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là nghiên cứu hệ thống văn bản pháp luật về ĐTBD CBCC người DTTS, tác giả tập trung nghiên cứu việc tổ chức thực hiện pháp luật về ĐTBD CBCC người DTTS. Trên cơ sở phân tích thực trạng ĐTBD CBCC người DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Luận văn phân tích đánh giá những ưu điểm, đồng thời chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về ĐTBD CBCC và bảo đảm thực hiện pháp luật về ĐTBD CBCC người DTTS, đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và luật hành chính: Pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số - Từ thực tiễn tỉnh Quảng Trị

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN ĐĂNG DƯƠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN ĐĂNG DƯƠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN TIẾN HIỆP THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là kết quả công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, thông tin và kết quả được nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Thừa Thiên Huế, ngày 15 tháng 3 năm 2021 Học viên Nguyễn Đăng Dương
  4. LỜI CẢM ƠN Trước hết xin được chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và lãnh đạo Khoa Sau đại học, quý thầy giáo, cô giáo Học viện Hành chính quốc gia và Phân viện Học viện Hành chính quốc gia tại Huế đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn các chuyên đề trong khóa học và đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện Đề tài. Xin cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, công chức các sở, ban, ngành của tỉnh Quảng Trị; lãnh đạo Trường Chính trị Lê Duẩn, các Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã, thành phố đã trao đổi, cung cấp đầy đủ các thông tin, tư liệu quý giá giúp tác giả hoàn thành Đề tài. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, TS. Nguyễn Tiến Hiệp - Người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tác giả tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học để hoàn thành luận văn này. Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, thực tiễn công tác lại vô cùng sinh động, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp chân thành từ các thầy giáo, cô giáo và đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Học viên Nguyễn Đăng Dương
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ ......... 9 1.1. Những vấn đề chung về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số ............................................................................................. 9 1.1.1. Cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số ............................................ 9 1.1.2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số ............ 15 1.2. Pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số 20 1.2.1. Khái niệm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số ............................................................................................ 20 1.2.2. Đặc điểm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số ................................................................................................... 20 1.2.3. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số............................................................................. 21 1.3. Nội dung các bước thực hiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số............................................................... 29 1.3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số ..................................................... 29 1.3.2. Phổ biến, tuyên truyền thực hiện pháp luật đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số ................................................................. 29 1.3.3. Phân công, phối hợp trong thực hiện pháp luật đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số ........................................................... 30 1.3.4. Duy trì thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số .................................................................................. 30 1.3.5. Điều chỉnh thực hiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số .................................................................................. 31
  6. 1.3.6. Đôn đốc, theo dõi thực hiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số ................................................................. 32 1.3.7. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số .......................................... 32 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số ...................................... 33 1.4.1. Quan điểm của Đảng về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số …………………………………………………………….. 33 1.4.2. Chính sách, pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số …………………………………………………………..…37 1.4.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ..................................................... 38 1.4.4. Tình hình đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số hiện tại .. 40 1.4.5. Các yếu tố thuộc về người học ............................................................ 40 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 41 Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ ............................................................................ 43 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số tại tỉnh Quảng Trị ................ 443 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội ....................... 443 2.1.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số tại tỉnh Quảng Trị ..................................................................................................... 45 2.1.3. Khung pháp lý về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số tại tỉnh Quảng Trị ............................................................................ 50 2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh Quảng Trị ....................................... 53 2.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số ………………………….……… 53
  7. 2.2.2. Phổ biến, tuyên truyền thực hiện pháp luật đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số ……………...……………………………55 2.2.3. Phân công, phối hợp trong thực hiện pháp luật đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số ………………………………...……..56 2.2.4. Điều chỉnh thực hiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số ………………………………………………………56 2.2.5. Đôn đốc, theo dõi thực hiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số ………………………..…………………57 2.2.6. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số ….……………………… 58 2.3. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2008 - 2018 ........................................................... 59 2.3.1. Đào tạo văn hóa ………………………………………………….…. 59 2.3.2. Đào tạo trình độ chuyên môn …………………………………….…. 59 2.3.3. Bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị ………………………………….59 2.3.4. Bồi dưỡng quản lý nhà nước …………………………………...…… 60 2.3.5. Bồi dưỡng về tin học ………………………………………..……… 60 2.3.6. Bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ khác ………………… 60 2.4. Đánh giá kết quả thực hiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2008 - 2018.......... 61 2.3.1. Ưu điểm.............................................................................................. 61 2.3.2. Tồn tại, hạn chế .................................................................................. 67 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ............................................ 73 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 75 Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG TRỊ............................................................................................... 77
  8. 3.1. Mục tiêu hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số .................. 77 3.1.1. Mục tiêu chung ................................................................................... 77 3.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 79 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số tại tỉnh Quảng Trị ................................................................................................... 83 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số .................................................................................. 83 3.2.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ...................... 86 Tiểu kết chương 3 ..................................................................................... 101 KẾT LUẬN ............................................................................................... 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Ký hiệu Nguyên nghĩa CBCC Cán bộ, công chức ĐTBD Đào tạo, bồi dưỡng DTTS Dân tộc thiểu số HĐND Hội đồng nhân dân UBND Ủy ban nhân dân
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Đội ngũ CBCC là một bộ phận của nguồn nhân lực khu vực công - yếu tố cấu thành quan trọng của nguồn nhân lực xã hội mà những đóng góp của họ luôn có vai trò đặc biệt to lớn trong toàn bộ thành tựu phát triển chung về kinh tế - xã hội của quốc gia và địa phương. Trong thời đại ngày nay, các nước trên thế giới ngày càng nhận thức rằng xây dựng đội ngũ CBCC là điều kiện quyết định đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước. ĐTBD, sử dụng đúng CBCC không chỉ cần thiết cho việc phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao hiệu suất công tác và quản lý, mà trong tình hình thế giới hiện nay càng đi vào cạnh tranh gay gắt thì nó còn đảm bảo cho việc khai phá năng lực mang ý nghĩa chiến lược. Nói về tầm quan trọng của cán bộ và công tác ĐTBD cán bộ, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở Đảng ta trong bất cứ hoàn cảnh điều kiện nào cũng phải coi “Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” [36, tr269]. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ “Có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, hết lòng phấn đấu vì lợi ích của nhân dân, của dân tộc; có bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trước những khó khăn, thử thách; có năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao; có nhân cách và lối sống mẫu mực, trong sáng; có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân”[23, tr136]. Trước yêu cầu đó đòi hỏi công tác ĐTBD, rèn luyện cán bộ là nhiệm vụ cấp thiết đặt ra, không chỉ bám sát các vấn đề mang tính nguyên tắc, tính quy luật, mà phải có sự đổi mới về chủ trương, biện pháp, cách thức với nhiều khâu, nhiều bước. Với 54 dân tộc cùng sinh sống trên một lãnh thổ giúp đất nước Việt Nam có nền văn hoá vô cùng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, đây cũng là thách 1
  11. thức đối với nhà nước trong việc phát huy tối ưu sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc bởi do trình độ, điều kiện kinh tế - xã hội, lịch sử làm ảnh hưởng. Việc giải quyết không tốt các mối quan hệ này dễ dẫn đến tình trạng mất đoàn kết dân tộc và trở thành yếu điểm mà các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá. Thực tiễn cho thấy, vùng DTTS là nơi tập trung đông đồng bào các dân tộc, sinh sống theo cộng đồng, thường là vùng xung yếu về an ninh, chính trị, có vị trí chiến lược của đất nước, nó đòi hỏi nhất thiết phải có CBCC là người DTTS, nhất là đội ngũ CBCC có uy tín, biết tiếng dân tộc, am hiểu phong tục, tập quán của đồng bào để tuyên truyền hướng dẫn các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Việc xây dựng đội ngũ CBCC người DTTS không chỉ vì sự phát triển của bản thân đồng bào người DTTS mà còn phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của cả nước, vì chiến lược con người trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo đảm bình đẳng và công bằng xã hội giữa các vùng miền và các dân tộc. Do vậy, việc xây dựng đội ngũ CBCC người DTTS là một trong những nội dung trọng yếu trong thực hiện bình đẳng, đoàn kết dân tộc và phải được tiến hành một bước nhằm tạo điều kiện cho mọi dân tộc có cơ hội phát triển toàn diện, khắc phục những khó khăn do điều kiện tự nhiên, xã hội và lịch sử tạo ra. Mặt khác, chỉ trên cơ sở đội ngũ CBCC tại chỗ được xây dựng đủ về số lượng và chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, mới tạo động lực đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, đánh thức tiềm năng, thế mạnh vùng dân tộc thiểu số. Để đảm bảo cả số lượng và chất lượng của đội ngũ CBCC này, đòi hỏi phải thực hiện chiến lược ĐTBD và sử dụng nguồn nhân lực người DTTS một cách bài bản, nhất là nguồn nhân lực tại chỗ nhằm tạo nguồn CBCC đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về sự nghiệp đổi mới. Quảng Trị là một tỉnh nằm ở dải đất miền Trung Việt Nam, nơi chuyển tiếp giữa hai miền địa lý Bắc - Nam, có 10 huyện, thị xã, thành phố, trong đó: 2
  12. 07 huyện, 01 thị xã, 01 thành phố và 01 huyện đảo; có 02 huyện miền núi là Hướng Hóa và Đakrông, 03 huyện có xã miền núi là Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh. Vùng đồng bào dân tộc và miền núi có diện tích tự nhiên 313.675 ha, chiếm 68% diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Trị. Toàn vùng có 44 xã, thị trấn miền núi, trong đó có 38 xã, thị trấn có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chủ yếu là dân tộc Vân Kiều và Pa Cô, chiếm 12,5% dân số của tỉnh; do vậy đây là cơ sở để xây dựng đội ngũ CBCC người DTTS tạo nền tảng cho sự phát triển, đặc biệt là các địa phương miền núi. Xác định công tác ĐTBD CBCC người DTTS là một nhiệm vụ rất quan trọng, trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Trị đã dành không ít nguồn lực đầu tư cho ĐTBD CBCC người DTTS và nhờ đó đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy vậy, đội ngũ CBCC người DTTS ở tỉnh Quảng Trị vẫn còn không ít hạn chế về chất lượng, số lượng, bất cập về cơ cấu, mà nguyên nhân sâu xa vẫn là công tác ĐTBD trên nền tảng nhân học - tộc người và khoa học giáo dục. Do đó, tổng kết đánh giá những ưu điểm và những tồn tại, hạn chế của chính sách, pháp luật về công tác ĐTBD CBCC người DTTS tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua là rất cần thiết, xét trên cả khía cạnh khoa học lẫn khía cạnh thực tiễn. Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số - Từ thực tiễn tỉnh Quảng Trị” làm luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính với mong muốn góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về ĐTBD CBCC người DTTS nói chung và xây dựng, hoàn thiện đội ngũ CBCC người DTTS tại tỉnh Quảng Trị nói riêng, đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Một cách tổng quan, vấn đề ĐTBD CBCC người DTTS đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, trong đó có nhiều tác 3
  13. giả đã đề cập đến các khía cạnh mà đề tài này quan tâm. Tiêu biểu là các công trình có tính chất chuyên khảo như sau: Trong cuốn sách “Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá - Luận cứ và giải pháp” do Lê Phương Thảo - Nguyễn Cúc - Đoàn Hùng đồng chủ biên (Nxb Lý luận chính trị, H.2008), các tác giả đã chia thành bốn phần luận bàn về các vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, trong đó phần 1: Luận cứ khoa học cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ở nước ta thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phần 2: Xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá - Thực trạng và giải pháp; phần 3: Xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS trên một số lĩnh vực chuyên môn - Thực trạng và giải pháp; phần 4: Đổi mới công tác cán bộ DTTS trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cuốn sách “Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam” do PGS.TS Nguyễn Quốc Phẩm và GS.TS Trịnh Quốc Tuấn đồng chủ biên (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999), là một cuốn sách tham khảo, có nghiên cứu một cách sâu sắc vai trò của đội ngũ cán bộ người DTTS đối với việc xây dựng và phát huy vai trò hệ thống chính trị các vùng DTTS ở nước ta hiện nay. Tác phẩm “Một số vấn đề về dân tộc và phát triển” do Lê Ngọc Thắng biên soạn (Nxb Chính trị quốc gia, H.2005) nêu vai trò, vị trí của công tác dân tộc trong tình hình mới; đáng quan tâm là những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách đối với nguồn nhân lực trẻ các DTTS. Đề tài khoa học cấp nhà nước: KX.04-11 do GS.TS Bế Viết Đẳng làm chủ nhiệm: “Luận cứ khoa học cho việc xây dựng các chính sách đối với các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội miền núi”. Trong đó, có dành một chương nghiên cứu về vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ, tri thức các DTTS gắn với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam. 4
  14. Ngoài ra, còn các nghiên cứu có liên quan như: Nguyễn Văn Dũng (2017- 2019),“Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức đến năm 2030”; Lô Quốc Toản (2010), “Phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay”, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Hoàng Hữu Bình (2010), “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở nước ta thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Dân tộc học, số 117; Nguyễn Hữu Ngà “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức dân tộc thiểu số trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Dân tộc học số 3/2005; Cao Anh Đô (2017-2018), “Nghiên cứu đề xuất chính sách và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số nhằm phát triển bền vững vùng Tây Bắc”, KHCN-TB.20X/13-18; Trần Trung (2016), “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, Khoá IX về Công tác dân tộc”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Uỷ ban Dân tộc; Phó Đức Hoà (2017-2019), “Nghiên cứu xác định nhu cầu, nội dung, phương hướng đào tạo nhằm xây dựng đội ngũ trí thức các dân tộc thiểu số”, Luận án tiến sĩ “Tri thức người dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới” của tác giả Trịnh Quang Cảnh (2002); Luận án tiến sĩ “Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn hiện nay” của tác giả Trương Thị Bạch Yến (2014); Luận văn thạc sĩ “Đào tạo, bồi dưỡng công chức là người dân tộc thiểu số ở Gia Lai” của tác giả Hoàng Minh Tùng (2014); Luận văn thạc sĩ “Đào tạo cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” của tác giả Đỗ Quang Trà (2015); Luận văn thạc sĩ “Bồi dưỡng công chức cấp xã người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” của tác giả Phạm Hữu Hải (2017)... Những tài liệu trên là nguồn tư liệu phong phú để làm rõ vấn đề ĐTBD CBCC nói riêng và ĐTBD CBCC là người DTTS nói riêng ở các vùng miền trên cả nước. Tuy nhiên, đến nay chưa có đề tài nghiên cứu pháp luật về 5
  15. ĐTBD CBCC người DTTS nói chung và “Pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số - Từ thực tiễn tỉnh Quảng Trị” nói riêng. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn - Mục tiêu: Thông qua việc nghiên cứu hệ thống văn bản pháp luật về ĐTBD CBCC người DTTS, tác giả tập trung nghiên cứu việc tổ chức thực hiện pháp luật về ĐTBD CBCC người DTTS. Trên cơ sở phân tích thực trạng ĐTBD CBCC người DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Luận văn phân tích đánh giá những ưu điểm, đồng thời chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về ĐTBD CBCC và bảo đảm thực hiện pháp luật về ĐTBD CBCC người DTTS, đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay. - Nhiệm vụ: Để thực hiện mục tiêu trên, Luận văn xác định các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau: + Nghiên cứu những vấn đề chung về pháp luật ĐTBD CBCC người DTTS. + Phân tích thực trạng ĐTBD CBCC người DTTS ở tỉnh Quảng Trị để chỉ ra những ưu điểm, làm rõ những tồn tại, hạn chế trong việc ĐTBD CBCC người DTTS; tìm ra những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó. + Đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật về ĐTBD CBCC người DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Pháp luật về ĐTBD CBCC người DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. 6
  16. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn được thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, tập trung nghiên cứu về công tác ĐTBD CBCC là người DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Thực hiện nghiên cứu đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; nguyên tắc thống nhất lý luận với thực tiễn. - Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp thống kê. + Phương pháp khảo cứu tài liệu. + Phương pháp so sánh, phân tích, quy nạp, diễn dịch và phương pháp thực chứng để phân tích làm sáng tỏ đề tài nghiên cứu. Để phục vụ cho việc nghiên cứu và áp dụng các phương pháp nghiên cứu, nguồn tài liệu được lấy từ các tài liệu cụ thể: + Nguồn tư liệu được lấy từ các báo cáo thống kê, báo cáo tổng kết, các đề án của tỉnh về công tác ĐTBD CBCC người DTTS. + Nguồn tài liệu và các báo cáo phân tích thực trạng còn bao gồm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về ĐTBD CBCC đã được cấp có thẩm quyền ban hành. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần hệ thống hoá văn bản pháp luật và những vấn đề phát hiện mới trong việc bảo đảm thực hiện pháp luật về ĐTBD đội ngũ CBCC người DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. - Ý nghĩa thực tiễn + Qua nghiên cứu, phân tích, giúp đánh giá được thực trạng pháp luật và công tác ĐTBD CBCC người DTTS tại tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua. 7
  17. + Những giải pháp của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Quảng Trị hoặc các cơ quan quản lý nhà nước ở các địa phương khác trong việc đẩy mạnh hiệu quả công tác ĐTBD CBCC người DTTS. + Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý của các sở, ban, ngành, các địa phương tại tỉnh Quảng Trị trong việc ĐTBD CBCC người DTTS trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số. Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số tại tỉnh Quảng Trị. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc số - Từ thực tiễn tỉnh Quảng Trị. 8
  18. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1. Những vấn đề chung về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số 1.1.1. Cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số 1.1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số Một là, khái niệm cán bộ, công chức CBCC là những thuật ngữ cơ bản của chế độ công vụ, công chức, thường xuyên xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong khoa học hành chính, theo các cách tiếp cận khác nhau, người ta đã đưa ra những cách giải thích khác nhau về các thuật ngữ “cán bộ”, “công chức”. Thuật ngữ “cán bộ” được sử dụng khá lâu tại các nước trên thế giới và bao hàm trong phạm vi rộng những người làm việc thuộc khu vực nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội. Tuy nhiên, để xác định cụ thể những tiêu chí nào là cán bộ thì từ trước đến nay chưa có văn bản nào quy định chính thức. Do đó, nhiều khi thuật ngữ “cán bộ” được sử dụng tương đối thoải mái và gắn liền trong một cụm từ “cán bộ, công chức”. Thuật ngữ “công chức”, thường được hiểu một cách khái quát là những người được nhà nước tuyển dụng, nhận một công vụ hoặc một nhiệm vụ nhất định, do nhà nước trả lương và có nghĩa vụ, bổn phận phục vụ nhân dân, phục vụ nhà nước theo các quy định của pháp luật. Ở Việt Nam, trải qua một thời gian dài cho đến trước khi Luật Cán bộ, công chức được ban hành năm 2008, trong nhận thức cũng như trong các hoạt động quản lý, chúng ta chưa xác định được rõ ràng cán bộ; công chức; viên chức. Trong hệ thống pháp luật của nước ta, kể từ Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) cho đến các luật khác đều có những điều, khoản quy 9
  19. định sử dụng nhiều lần các thuật ngữ “cán bộ”, “công chức” nhưng chưa có một văn bản luật nào giải thích các thuật ngữ này. Trong điều kiện thể chế chính trị của Việt Nam, có một điểm đặc biệt là đội ngũ CBCC, viên chức luôn có sự liên thông với nhau. Theo yêu cầu nhiệm vụ, cơ quan có thẩm quyền có thể điều động, luân chuyển họ giữa các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. Với điểm đặc thù này, việc nghiên cứu để xác định rõ CBCC, viên chức một cách triệt để rất khó và phức tạp. Trong đời sống xã hội, từ lâu thuật ngữ “cán bộ” được sử dụng trong phạm vi rất rộng rãi, không hạn chế và không theo một quy tắc, quy định nào. “Cán bộ” không chỉ để gọi những người làm việc trong các cơ quan của Đảng, của Nhà nước, của tổ chức chính trị - xã hội mà còn được sử dụng cả trong các hoạt động sự nghiệp như “cán bộ y tế”; “cán bộ lớp học”; “cán bộ coi thi”; “cán bộ dân phố”... Tương tự, cụm từ “công chức” cũng vậy. Khi việc sử dụng cụm từ nào mang lại hiệu quả hoặc lợi ích thì cụm từ đó đương nhiên được sử dụng ngay; hoặc có khi người ta sử dụng luôn cả cụm từ dài “CBCC” để chỉ chung những người làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. Vì vậy, việc xây dựng và thực hiện cơ chế quản lý, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ cũng như đối với công chức chưa thể hiện được những điểm khác nhau giữa các nhóm, chưa gắn với đặc điểm và tính chất hoạt động khác nhau của cán bộ cũng như của công chức. Vấn đề làm rõ thuật ngữ “cán bộ”, “công chức” được coi là vấn đề cơ bản, quan trọng, là một nhu cầu cần thiết xuất phát từ thực tiễn đổi mới cơ chế quản lý đặt ra hiện nay. Điều này đã được Luật Cán bộ, công chức năm 2008 giải quyết tương đối khoa học. Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì cán bộ và công chức có những tiêu chí chung là: Công dân Việt Nam; trong biên chế; hưởng lương từ ngân sách nhà nước (riêng trường hợp công chức làm việc trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì tiền lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công 10
  20. lập theo quy định của pháp luật); giữ một công vụ, nhiệm vụ thường xuyên; làm việc trong công sở; được phân định theo cấp hành chính(cán bộ ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ cấp xã; công chức ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; công chức cấp xã). Bên cạnh đó, giữa cán bộ và công chức được phân định rõ theo tiêu chí riêng, gắn với cơ chế hình thành. Khoản 1 Điều 4 của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định: “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” [35, tr84]. Theo quy định này thì tiêu chí xác định cán bộ gắn với cơ chế bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ. Những người đủ các tiêu chí chung của CBCC mà được tuyển vào làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thông qua con đường bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ thì được xác định là cán bộ. Thực tế cho thấy, cán bộ luôn gắn liền với chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ; hoạt động của họ gắn với quyền lực chính trị được nhân dân hoặc các thành viên trao cho và chịu trách nhiệm chính trị trước Đảng, Nhà nước và nhân dân. Việc quản lý cán bộ phải thực hiện theo các văn bản pháp luật tương ứng chuyên ngành điều chỉnh hoặc theo Điều lệ. Do đó, căn cứ vào các tiêu chí do Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định, những ai là cán bộ trong cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được các cơ quan có thẩm quyền của Đảng căn cứ Điều lệ của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội quy định cụ thể. Những ai là cán bộ trong cơ quan nhà nước sẽ được xác định theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Toà án nhân dân, Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân, Luật Tổ chức chính quyền địa 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2