intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hết quyền sở hữu trí tuệ trong nhập khẩu song song ở Việt Nam

Chia sẻ: Trí Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

19
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của đề tài này là nghiên cứu, đánh giá quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề hết quyền SHTT và nhập khẩu song song. Cùng với đó đề tài sẽ đưa ra các định hướng về hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hết quyền sở hữu trí tuệ trong nhập khẩu song song ở Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐỖ THU HƢƠNG PHÁP LUẬT VỀ HẾT QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG NHẬP KHẨU SONG SONG Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2017
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐỖ THU HƢƠNG PHÁP LUẬT VỀ HẾT QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG NHẬP KHẨU SONG SONG Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự Mã số : 60 38 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học:PGS.TS NGUYỄN THỊ QUẾ ANH Hà Nội – 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong khóa luận bảo đảm độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của khóa luận chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. HỌC VIÊN Đỗ Thu Hƣơng
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Thuật ngữ Viết tắt Sở hữu trí tuệ SHTT Tổ chức Thƣơng mại thế giới WTO Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới WIPO Liên minh châu Âu EU Hiệp định chung về thuế quan và thƣơng mại GATT Hiệp ƣớc của WIPO về Quyền tác giả WCT Hiệp ƣớc của WIPO về biểu diễn và bản ghi âm WPPT Công ƣớc quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới UPOV Hiệp định về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến TRIPS thƣơng mại
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................... 4 MỤC LỤC ......................................................................................................... 5 PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ HẾT QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG NHẬP KHẨU SONG SONG ................................... 5 1.1 KHÁI QUÁT CHUNG Về BảO Hộ QUYềN SHTT .................................................... 5 1.1.1 Khái niệm bảo hộ quyền SHTT................................................................... 6 1.1.2 Đặc điểm của bảo hộ quyền SHTT ............................................................. 9 1.1.3 Nguyên tắc cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền SHTT .......................... 11 1.2. KHÁI QUÁT CHUNG Về HếT QUYềN SHTT ..................................................... 17 1.2.1 Khái niệm hết quyền SHTT ....................................................................... 19 1.2.2 Các cơ chế hết quyền SHTT ..................................................................... 21 1.3 KHÁI QUÁT CHUNG Về NHậP KHẩU SONG SONG ............................................... 23 1.3.1 Khái niệm nhập khẩu song song ............................................................... 24 1.3.2 Đặc điểm của nhập khẩu song song ......................................................... 27 1.4 MốI LIÊN Hệ GIữA HếT QUYềN SHTT VÀ NHậP KHẩU SONG SONG ..................... 28 1.5 QUY ĐịNH Về NHậP KHẩU SONG SONG THEO CÁC ĐIềU ƢớC QUốC Tế ................. 30 KếT LUậN CHƢƠNG 1 ........................................................................................... 36 CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH VỀ HẾT QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG NHẬP KHẨU SONG SONG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM .................... 37 2.1 KHÁI QUÁT NHữNG QUY ĐịNH CHUNG CủA PHÁP LUậT VIệT NAM Về HếT QUYềN SHTT VÀ NHậP KHẩU SONG SONG ........................................................................ 37 2.2 NHữNG QUY ĐịNH CủA PHÁP LUậT VIệT NAM HIệN HÀNH Về HếT QUYềN SHTT TRONG NHậP KHẩU SONG SONG ............................................................................ 39 2.2.1 Những quy định của pháp luật Việt Nam về hết quyền sở hữu công nghiệp trong nhập khẩu song song ................................................................................ 39 2.2.2 Những quy định của pháp luật Việt Nam về hết quyền tác giả, quyền liên quan trong nhập khẩu song song ....................................................................... 42 2.2.3 Những quy định của pháp luật Việt Nam về hết quyền đối với giống cây trồng trong nhập khẩu song song ...................................................................... 44 KếT LUậN CHƢƠNG 2 ........................................................................................... 46
  6. CHƢƠNG 3. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HẾT QUYỀN .. 47 SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG NHẬP KHẨU SONG SONG ............................ 47 3.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG Về THựC TRạNG Xử LÍ CÁC Vụ VIệC Về NHậP KHẩU SONG SONG ở VIệT NAM HIệN NAY ......................................................................................... 47 3.2 MộT Số Vụ VIệC LIÊN QUAN ĐếN NHậP KHẩU SONG SONG ở VIệT NAM HIệN NAY 50 3.3. ĐịNH HƢớNG HOÀN THIệN PHÁP LUậT Về HếT QUYềN SHTT TRONG NHậP KHẩU SONG SONG ......................................................................................................... 55 3.4 NHữNG KIếN NGHị HOÀN THIệN PHÁP LUậT ..................................................... 59 3.4.1. Đề xuất quy định về định nghĩa hết quyền SHTT .................................... 59 3.4.2 Đề xuất sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 125 Luật SHTT............................. 59 3.4.3 Đề xuất sửa đổi quy định về nghĩa vụ chứng minh trong các vụ việc nhập khẩu song song .................................................................................................. 60 3.4.4 Đề xuất sửa đổi một số quy định về nhập khẩu song song đối với các mặt hàng quan trọng................................................................................................. 61 KếT LUậN CHƢƠNG 3 ........................................................................................... 63 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 66
  7. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hiện nay vấn đề quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đang dành đƣợc sự quan tâm rất lớn của xã hội, từ các chủ thể nắm giữ quyền SHTT đến các doanh nghiệp và cả ngƣời tiêu dùng. Cụ thể đối với việc nhập khẩu song song các mặt hàng mang đối tƣợng SHTT ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi ích của các doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng rất nhiều. Hết quyền SHTT và nhập khẩu song song đƣợc công nhận là những vấn đề quan trọng trong chính sách và pháp luật SHTT cũng nhƣ thƣơng mại của mỗi quốc gia. Do những giá trị lý luận và thực tiễn của chúng, những vẫn đề này thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu cũng nhƣ những ngƣời làm thực tiễn trong cả lĩnh vực pháp luật và kinh tế. Cho đến nay, nhiều tranh cãi còn tồn tại xoanh quanh hết quyền SHTT và nhập khẩu song song. Đề tài này tập trung vào phân tích các quy định pháp lí trong hệ thống pháp luật Việt Nam về hết quyền SHTT và các quy định liên quan đến nhập khẩu song song nhằm tìm ra những điểm còn bất cập để kiến nghị những giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này. 1.2 Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề hết quyền SHTT trong nhập khẩu song song là chế định pháp luật không chỉ liên quan đến chuyên ngành luật SHTT mà còn liên quan đến pháp luật về kinh tế, về cạnh tranh… Chính vì thế đề tài này đƣợc nghiên cứu dƣới rất nhiều góc độ và hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu ra đời. Trên phạm vi quốc tế, có rất nhiều tài liệu có thể kể đến từ những năm đầu thế kỉ XXI, nhƣ cuốn sách “Vertical Price Control and Parallel Imports: Theory and Evidence” xuất bản năm 2000 của tác giả Keith Eugene Maskus và Yongmin Chen; hay cùng tác giả giả này còn có “Parallel Imports in a Model of Vertical Distribution: Theory, Evidence, and Policy”. Những tài liệu này đã có những đóng góp lớn trong việc làm rõ lí thuyết về phân biệt giá trong mối quan 1
  8. hệ với hết quyền SHTT và nhập khẩu song song. Ngoài ra có thể kể đến một số công trình nghiên cứu dƣới dạng luận án tiến sĩ, nhƣ luận án “Phân tích so sánh các quy định về nhập khẩu song song trong luật nhãn hiệu hàng hóa của Mỹ, Nhật và Châu Âu - Ý nghĩa pháp lí đối với các nước đang phát triển” đƣợc TS. Nguyễn Hồ Bích Hằng thực hiện năm 2011 tại Đại học Nagoya, Nhật Bản. Những nghiên cứu này đã mang đến góc nhìn toàn diện dƣới lăng kính lí thuyết về hết quyền SHTT và tập trung nghiên cứu các đối tƣợng SHTT cụ thể, mà ở đây chủ yếu là nhãn hiệu. Các nghiên cứu trong nƣớc, có thể kể đến rất nhiều sách chuyên khảo và các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ nghiên cứu về chủ đề này dƣới nhiều góc độ khác nhau. Tiêu biểu nhƣ sách chuyên khảo “Hết quyền đối với nhãn hiệu trong pháp luật, thực tiễn quốc tế và Việt Nam” của tác giả Nguyễn Nhƣ Quỳnh xuất bản năm 2012, “Nhập khẩu song song dưới góc độ pháp luật SHTT, hợp đồng và cạnh tranh” của tác giả Nguyễn Thanh Tú và Lê Thị Thu Hiền xuất bản năm 2014. Các công trình nghiên cứu này đã chỉ ra những quy định pháp lí cụ thể đối với từng đối tƣợng của quyền SHTT và đề ra những định hƣớng hoàn thiện pháp luật đối với từng lĩnh vực cụ thể bao gồm cả chế định luật hợp đồng và luật cạnh tranh. Đây là những công trình nghiên cứu dƣới góc độ kinh tế và chỉ ra đƣợc mối liên hệ giữa các chế định luật dùng để điều chỉnh một vấn đề phát sinh trên thực tế. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu và tính mới của đề tài 1.3.1 Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của đề tài này là nghiên cứu, đánh giá quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề hết quyền SHTT và nhập khẩu song song. Cùng với đó đề tài sẽ đƣa ra các định hƣớng về hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này. 1.3.2 Mục tiêu cụ thể 2
  9. Mục tiêu cụ thể của đề tài này là phân tích về mặt lý luận để nhận thức rõ vấn đề hết quyền SHTT cũng nhƣ nhập khẩu song song là vấn đề liên quan đến cả khía cạnh pháp luật và kinh tế; từ đó đƣa ra những kiến nghị cụ thể về việc hoàn thiện các quy định pháp luật chuyên ngành nhằm thực thi tốt hơn cơ chế hết quyền SHTT mà Việt Nam công nhận cũng nhƣ tạo điều kiện cho hành vi nhập khẩu song song theo cơ chế hết quyền không bị cản trở, các mục tiêu chính sách trong quy định pháp luật sẽ đƣợc đảm bảo. 1.3.3 Tính mới và những đóng góp của đề tài So với một số đề tài đã đƣợc tham khảo từ trƣớc, đề tài này đƣợc thực hiện trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành đàm phán, thỏa thuận rất nhiều các hiệp định thƣơng mại tự do, bao gồm cả các hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới. Những thỏa thuận quốc tế này, khi có hiệu lực, sẽ có sức ảnh hƣởng không nhỏ đến hệ thống pháp luật nội địa. Vì vậy, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài sẽ đƣa ra những đánh giá về sự phù hợp của pháp luật Việt Nam với các cam kết quốc tế và đƣa ra những kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế. 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của để tài nhƣ đã dẫn giải trên đây sẽ tập trung làm rõ khái niệm hết quyền SHTT và nhập khẩu song song. Cùng với đó đề tài sẽ phân tích các quy định pháp luật cụ thể về hết quyền SHTT đối với các đối tƣợng của quyền SHTT tại Việt Nam cũng nhƣ các quy định về nhập khẩu song song. Cuối cùng đề tài sẽ đặt ra những hƣớng hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã thỏa thuận. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các mô hình lí thuyết về hết quyền SHTT và hệ thống phát luật thực định, bao gồm cả quy định trong các điều ƣớc quốc tế và các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 3
  10. Đề tài nghiên cứu dựa trên phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, trong đó vận dụng quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử khi xem xét, đáng giá từng vấn đề cụ thế. Đồng thời, đề tài cũng dựa trên quan điểm, đƣờng lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về các vấn đề có liên quan. Ngoài ra, để đảm bảo tính khách quan và thực tế, đề tài đã sử dụng phƣơng pháp thông kê, so sánh, phân tích và tổng hợp trên cơ sở các số liệu gốc và số liệu liên quan, các văn bản luật và các văn bản quy phạm pháp luật, có khảo sát, đối chiếu và kết luận việc thực thi. 1.6 Kết cấu của luận văn Ngoài các phần Lời cam kết, Lời cảm ơn, Phần mở đầu, Kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1. Những vấn đề lí luận chung về hết quyền SHTT trong nhập khẩu song song Chƣơng 2. Quy định về hết quyền SHTT trong nhập khẩu song song theo pháp luật Việt Nam Chƣơng 3. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hết quyền SHTT trong nhập khẩu song song 4
  11. Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ HẾT QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG NHẬP KHẨU SONG SONG 1.1 Khái quát chung về bảo hộ quyền SHTT Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghiệp, vấn đề quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ (sau đây gọi là quyền SHTT) ngày càng khẳng định vị trí và tầm quan trọng của mình trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Mặc dù thuật ngữ quyền SHTT vẫn còn là một khái niệm pháp lí mơ hồ đối với nhiều ngƣời, song mức độ sử dụng thuật ngữ này đang ngày càng gia tăng, cùng với sự lan tỏa nhanh chóng của các vấn đề liên quan đến quyền SHTT. Tài sản trí tuệ là yếu tố cơ bản hình thành quyền SHTT. Tài sản trí tuệ đƣợc hiểu là những thành quả do trí tuệ con ngƣời tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo đƣợc thừa nhận là tài sản. Giống nhƣ các loại tài sản vật chất khác, tài sản trí tuệ có thể đƣợc mua, bán, cho phép sử dụng, trao đổi… Song, điểm khác biệt cơ bản nhất giữa tài sản trí tuệ với các loại tài sản vật chất đó chính là tính vô hình của tài sản trí tuệ. Tài sản trí tuệ là vô hình bởi vì nó chính là những thông tin đƣợc kết hợp chặt chẽ với nhau trong những vật thể hữu hình. Quyền sở hữu trong trƣờng hợp này không phải là quyền đối với bản thân các vật thể hữu hình này, mà chính là những thông tin chứa đựng trong đó. Khác với với quyền sở hữu tài sản vật chất, nội dung quyền SHTT không bao gồm quyền chiếm hữu. Trước hết, quyền chiếm hữu đối với tài sản là không có ý nghĩa, do đó không cần thiết. Đặc tính vô hình và bản chất thông tin – tri thức của tài sản trí tuệ khiến cho loại đối tƣợng này có khả năng lan truyền (từ ngƣời này sang ngƣời khác, từ nơi này đến nơi khác) một cách vô giới hạn và có thể hiện diện đồng thời ở nhiều nơi mà không duy nhất nhƣ tài sản hữu hình. Việc một ngƣời nắm bắt (chiếm hữu) tài sản trí tuệ không cản trở, không làm phƣơng hại đến việc chiếm hữu của chủ sở hữu. 5
  12. Thứ hai, các tài sản trí tuệ còn có đặc tính sáng tạo – đổi mới. Mỗi tài sản trí tuệ đều là một đối tƣợng mới hoặc đƣợc bổ sung cái mới (đƣợc cải tiến). Để tạo ra cái mới đó, con ngƣời phải nắm đƣợc thông tin và tri thức liên quan. Vì thế, chiếm hữu tri thức, thông tin là nhu cầu đồng thời là quyền của tất cả mọi ngƣời, là nền tảng bảo đảm cho hoạt động sáng tạo. Độc quyền chiếm hữu tài sản trí tuệ đi ngƣợc nhu cầu phát triển của xã hội. Mặt khác, việc thực hiện quyền chiếm hữu tài sản trí tuệ nói chung là khó khăn và không thể. Cách duy nhất để kiểm soát quyền chiếm hữu loại tài sản này là giữnó trong vòng bí mật. Điều này không những mâu thuẫn với quyền sử dụng mà còn mâu thuẫn với ý nghĩa, mục đích sở hữu tài sản trí tuệ. Tài sản trí tuệ chỉ mang lại giá trị (thu nhập) nếu đƣợc khai thác, sử dụng, chuyển giao, nhƣng chính các hoạt động đó lại bộc lộ bản chất của tài sản trí tuệ. Giữ bí mật bản chất tài sản trí tuệ nghĩa là không thể sử dụng tài sản trí tuệ đó. Với những lý do nói trên, nội dung quyền SHTT chỉ bao gồm quyền sử dụng và quyền định đoạt. Quyền sử dụng thuộc nội dung quyền SHTT lại bao gồm nhiều nội dung cụ thể tuỳ theo loại tài sản trí tuệ (đối tƣợng SHTT) và đƣợc phân chia cho các chủ thể khác nhau một cách thích hợp. Một số trong các nội dung quyền nói trên có thể đƣợc chuyển giao, để thừa kế nhƣng có nội dung thì chỉ thuộc về một chủ thể mà không thể chuyển giao hoặc thừa kế. Các quyền nhƣ vậy lại đƣợc chia thành quyền nhân thân và quyền tài sản nhƣ các quyền dân sự khác. Trong các nội dung đó, có một nội dung đặc biệt đáng chú ý là quyền ngăn cấm ngƣời khác sử dụng quyền của chủ thể. Chính sự đặc biệt khi chủ thể có quyền ngăn cấm ngƣời khác sử dụng tài sản trí tuệ của mình đã hình thành nên chế định pháp luật về bảo hộ quyền SHTT. 1.1.1 Khái niệm bảo hộ quyền SHTT Bảo hộ tại sản trí tuệ và bảo hộ quyền SHTT (gọi chung là bảo hộ SHTT) là việc Nhà nƣớc sử dụng công cụ pháp lí và quyền lực bảo đảm cho các chủ sở 6
  13. hữu tài sản trí tuệ thực thi các quyền đối với tài sản trí tuệ của họ, ngăn chặn và xử lí các hành vi xâm phạm tài sản/quyền do ngƣời thứ ba thực hiện. Sự cần thiết phải có cơ chế bảo hộ quyền SHTT đƣợc lí giải bởi những lí do sau: Thứ nhất, tài sản trí tuệ đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Tỉ trọng giá trị của tài sản trí tuệ và tài sản vô hình nói chung trong tổng số giá trị tài sản của doanh nghiệp/nền kinh tế ngày càng cao. Tại một số doanh nghiệp và một số nƣớc, tỉ lệ đó đã vƣợt quá 50%. Phát triển tài sản trí tuệ đã và đang là hƣớng dầu tƣ phát triển ƣu tiên; tài sản trí tuệ trở thành yếu tố cạnh tranh quan trọng nhất và là động lực của sự phát triển. Có thể lấy một ví dụ nhỏ để minh chứng cho điều này. Từ cách đây 20 năm, tức là vào năm 1997, nhãn hiệu Coca – Cola đƣợc ƣớc tính giá trị 65,7 tỉ đô la; trong khi đó dựa theo báo cáo tài chính của tập đoàn này thì giá trị tài sản vô hình (tức là nhãn hiệu Coca - Cola) chỉ chiếm 3,7 tỉ đô la. Sự khác biệt rất lớn này cho thấy, giá trị của một doanh nghiệp trên thị trƣờng đƣợc quyết định phần nhiều bởi tài sản vô hình mà doanh nghiệp đó nắm giữ. Xu thế này đã khác so với nhiều thập niên trƣớc, khi mà máy móc và công cụ sản xuất mới là tài sản chính của doanh nghiệp. Thứ hai, đầu tƣ để tạo ra và phát triển tài sản trí tuệ là dạng đầu tƣ tốn kém, mất nhiều thời gian và chứa đựng rủi ro. Trong khi đó, nguy cơ tài sản trí tuệ bị chiếm đoạt/khai thác bất hợp lí là nguy cơ thƣờng xuyên và rất hay xảy ra. Bản chất của tài sản trí tuệ là vô hình nhƣng lại có đặc điểm là khả năng lan truyền không giới hạn, rất dễ bị sao chép, bắt chƣớc, sử dụng… nhất là trong điều kiện công nghệ, kĩ thuật để thực hiện việc sao chép ngày càng cao. Những mối lợi khổng lồ do việc khai thai bất hợp pháp các tài sản trí tuệ mang lại là động lực thúc đẩy các hành vi phạm pháp. Việc khai thác trái phép trên thực tế lại rất khó để phát hiện và xử lí. Số lƣợng các vụ xâm phạm về nhãn hiệu, về tên thƣơng mại, về tên miền… là rất phổ biến. Tuy nhiên việc điều tra và xử lí 7
  14. những vụ việc này thì chƣa đƣợc chú trọng nhƣ những lĩnh vực dân sự khác. Thêm vào đó, cơ chế xử lí đối với những vụ việc xâm phạm quyền SHTT cũng chỉ mang tính chất cảnh cáo chứ chƣa thực sự tƣơng xứng với những lợi ích mà chủ thể vi phạm đã đạt đƣợc. Thứ ba, bản thân các chủ sở hữu tài sản trí tuệ không có khả năng tự mình bảo vệ tài sản trí tuệ của họ trƣớc nguy cơ xâm phạm. Kết quả dẫn đến nếu không có biện pháp hữu hiệu chống lại các hành vi vi phạm tài sản/quyền SHTT thì động lực sáng tạo và phát triển bị thủ tiêu, cạnh trạnh trở thành không lành mạnh. Mục tiêu của việc bảo hộ SHTT là bảo vệ các kết quả đầu tƣ sáng tạo, thúc đẩy các hoạt động đổi mới, bảo đảm cạnh tranh công bằng, trung thực, từ đó tạo ra động lực cho phát triển. Hiện nay ở các quốc gia trên thế giới cũng nhƣ Việt Nam, các biện pháp xử lí vi phạm về SHTT có thể chia thành 5 nhóm biện pháp chính: (1) Biện pháp tự bảo vệ (2) Biện pháp dân sự (3) Biện pháp hành chính (4) Biện pháp hình sự (5) Kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu Trong các biện pháp nói trên, kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu và biện pháp hành chính là đƣợc sử dụng phổ biến hơn. Tuy nhiên có thể thấy rằng, để có thể bảo vệ đƣợc quyền SHTT, chủ thể nắm giữ quyền cần bỏ ra những chi phí không hề nhỏ. Kể từ khâu đăng kí cho đến việc duy trì hiệu lực của các văn bằng bảo hộ; sau đó đến các biện pháp mang tính “phòng vệ” nhƣ kiểm soát tại cửa khẩu… Tất cả những giai đoạn này đều đỏi hỏi chủ thể nắm giữ quyền bỏ ra chi phí. Đây cũng là một điều khó khăn đặc thù trong lĩnh vực này. 8
  15. Nội dung quyền SHTT, khác với quyền sở hữu tài sản vật chất, không bao gồm đầy đủ quyền chiếm hữu. Điều này đƣợc lí giải bởi những nguyên nhân sau: quyền chiếm hữu đối với tài sản là không có ý nghĩa, do đó không cần thiết. Đặc tính vô hình và bản chất thông tin – tri thức của tài sản trí tuệ khiến cho loại đối tƣợng này có khả năng lan truyền (từ ngƣời này sang ngƣời khác, từ nơi này đến nơi khác) một cách vô giới hạn và có thể hiện diện đồng thời ở nhiều nơi mà không duy nhất nhƣ tài sản hữu hình. Việc một ngƣời nắm bắt (chiếm hữu) tài sản trí tuệ không cản trở, không làm phƣơng hại đến việc chiếm hữu của chủ sở hữu. Chính vì những lẽ trên, bảo hộ quyền SHTT là bảo hộ quyền sử dụng và quyền định đoạt của chủ thể nắm giữ tài sản trí tuệ đó. Việc bảo hộ này đồng thời cũng làm hạn chế khả năng tiếp cận và khai thác tài sản trí tuệ của các chủ thể khác. Pháp luật điều chỉnh về quyền SHTT xuất hiện từ rất sớm, quyền tác giả đƣợc đề cập đến lần đầu vào thế kỉ XV, và đã trải qua quá trình phát triển lâu dài song song với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội thế giới. Hầu hết các đạo luật đều không tiếp cận khái niệm quyền SHTT theo cách định nghĩa mà sử dụng phạm vi đối tƣợng điều chỉnh. Quá trình hình thành các chế định điều chỉnh luật SHTT đã cho thấy một phạm vi điều chỉnh tƣơng đối hoàn chỉnh của quyền SHTT gồm ba nhánh cơ bản, gồm: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng. 1.1.2 Đặc điểm của bảo hộ quyền SHTT Với tính chất là một loại tài sản vô hình, việc bảo hộ quyền SHTT có một số đặc điểm cần lƣu ý sau đây: Thứ nhất, bảo hộ quyền SHTT bị giới hạn về không gian (lãnh thổ). Quyền SHTT chỉ tồn tại trong lãnh thổ mà nó đƣợc thừa nhận (các quyền SHTT phát sinh trên cơ sở đăng kí thì chỉ tồn tại ở nơi mà nó đƣợc đăng kí, ở nơi khác sẽ không tồn tại quyền đó). 9
  16. Thứ hai, bảo hộ quyền SHTT bị giới hạn về thời gian (thời hạn): đa số các loại quyền SHTT – nhất là với các nội dung tài sản – chỉ tồn tại trong một thời hạn nhất định. Ngoài thời hạn đó, các quyền tự động mất đi, đối tƣợng SHTT trở thành vô chủ hoặc của tất cả mọi ngƣời (bất kì ai cũng có thể sử dụng mà không bị cấm đoán, ràng buộc). Thời hạn nhƣ vậy do pháp luật ấn định khác nhau cho từng loại tài sản trí tuệ. Thứ ba, bảo hộ quyền SHTT bị hạn chế bởi quyền của ngƣời khác hoặc vì lợi ích của cộng đồng: với một số loại tài sản trí tuệ và ứng với một số nội dung cụ thể, quyền SHTT có thể bị hạn chế bởi: (i) Quyền hợp pháp và chính đáng của ngƣời khác đã tồn tại từ trƣớc; ví dụ quyền sử dụng trƣớc sáng chế/kiểu dáng công nghiệp; Trong trƣờng hợp này việc thực hiện quyền nói trên trong phạm vi thích hợp sẽ không bị coi là xâm phạm quyền của chủ SHTT và chủ SHTT không đƣợc ngăn cấm việc thực hiện đó; (ii) Vì lợi ích chính đáng của ngƣời khác, ví dụ quyền trích dẫn tác phẩm, quyền sao chép có giới hạn tác phẩm để nghiên cứu khoa học hoặc học tập, quyền sử dụng tác phẩm đã công bố mà không cần xin phép chủ sở hữu (nhƣng phải trả tiền)… (iii) Vì lợi ích cộng đồng – xã hội, ví dụ chủ sáng chế phải trao quyền sử dụng sáng chế (lixăng không tự nguyện/bắt buộc) để đáp ứng các nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân, ví dụ chủ sáng chế không đƣợc sử dụng tài sản trí tuệ gây hại cho lợi ích xã hội. Ngoài ra, bảo hộ quyền SHTT cũng bị hạn chế bởi nghĩa vụ của chủ SHTT: Với một số loại tài sản trí tuệ, ứng với một số nội dung cụ thể, chủ SHTT phải thực hiện một hoặc một số nghĩa vụ; nếu không thì quyền SHTT có thể bị trở thành vô hiệu hoặc bị thu hẹp. Ví dụ, với quyền sở hữu sáng chế, chủ sở hữu phải nộp lệ phí duy trì hiệu lực của “bằng độc quyền” (phải nộp hàng 10
  17. năm, trong suốt thời hạn hiệu lực của Bằng độc quyền); nếu không thì bằng độc quyền bị mất hiệu lực (quyền đối với sáng chế bị chấm dứt). 1.1.3 Nguyên tắc cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền SHTT Vấn đề bảo hộ quyền SHTT đã đƣợc đặt ra từ lâu đời trong rất nhiều các hệ thống pháp luật trên thế giới. Điển hình nhƣ quyền tác giả trên thế giới phát sinh cùng với sự phát triển của công nghệ in ấn. Trƣớc khi công nghệ in ấn ra đời, các quyển sách thƣờng đƣợc chép tay, vì thế khả năng ngƣời khác sao chép tác phẩm gốc không nhiều. Khi công nghệ in ra đời, một quyển sách có thể đƣợc nhân thành nhiều bản. Tác giả không thể kiểm soát hay quản lí đƣợc bao nhiêu ngƣời đang đọc quyển sách của mình, và trong số đó bao nhiêu ngƣời bỏ tiền ra mua sách do mình in, còn bao nhiêu ngƣời đã mua sách từ những nhà in lậu. Chính vì vậy, vấn đề bảo hộ quyền tác giả đã đƣợc hình thành. Nƣớc đầu tiên ban hành luật về quyền tác giả là Anh, nơi khởi đầu cuộc cách mạng công nghiệp (theo luật của Nữ hoàng Anne năm 1709). Sau đó đến Hoa Kì (1790) và Pháp (1791), Đức. Nhƣ vậy, quyền tác giả phát sinh trong hệ thống pháp luật Anh – Mỹ trƣớc, rồi mới đến các nƣớc theo hệ thống luật lục địa. Đối với vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, luật đầu tiên đƣợc ban hành là vào năm 1640 tại Anh (Đạo luật Elizabeth I về sáng chế). Nhãn hiệu hàng hóa đầu tiên trên thế giới cũng đƣợc cấp tại Anh. Điều này xuất phát từ việc nƣớc Anh là quốc gia đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp thời đó. Có thể kể đến bằng độc quyền công nghệ cao su lƣu hóa đƣợc cấp cho Goodyear, là nhà sản xuất vỏ xe lớn nhất hiện nay Bằng độc quyền sản xuất bóng đèn điện đƣợc cấp cho nhà bác học Edison, ngƣời sáng lập ra công ti General Electric. Bằng độc quyền sản xuất điện thoại đƣợc cấp cho Alexander G. Bell, ngƣời sáng lập công ti AT&T, một trong những công ti viễn thông lớn nhất thế giới hiện nay. Hầu hết các sản phẩm mang giá trị sở hữu trí tuệ đều nhằm phục vụ cho các lợi ích của xã hội, Vì vậy một trong những nguyên tắc cơ bản của hệ thống 11
  18. SHTT là nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ sở hữu trí tuệ và lợi ích của xã hội. Nguyên tắc này đƣợc thể hiện xuyên suốt toàn bộ quá trình bảo hộ từ xác lập quyền, duy trì quyền cho đến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.Việc thực hiện đúng nguyên tắc này có ý nghĩa rất lớn cho quá trình bảo vệ và khai thác quyền SHTT, đặc biệt đối với các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. Nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ sở hữu trí tuệ và lợi ích của xã hội đã có một lịch sử phát triển lâu dài. Tại hầu hết các quốc gia, nguyên tắc này ra đời cùng với sự ra đời của các quy định về bảo hộ quyền SHTT. Ngay trong đạo luật đầu tiên trên thế giới về quyền tác giả: đạo luật Anne 1710 bên cạnh quy định “tác giả có độc quyền trên tác phẩm của mình” các nhà lập pháp đã khẳng định “độc quyền của tác giả được bảo hộ trong một thời gian nhất định”. Điều này cho thấy các nhà lập pháp thời đó đã xác định yếu tố “cân bằng về lợi ích giữa tác giả và công chúng” đóng vai trò quan trọng trong việc bảo hộ quyền của tác giả. Chính vì vậy mà độc quyền của tác giả chỉ đƣợc bảo hộ trong một thời gian nhất định, sau thời gian đó tác phẩm sẽ thuộc quyền khai thác tự do của công chúng. Các đối tƣợng sở hữu công nghiệp cũng bị giới hạn về thời hạn bảo hộ. Tuy nhiên, nội dung cơ bản của nguyên tắc này khi mới hình thành chỉ tập trung vào quy định về giới hạn về thời hạn bảo hộ các đối tƣợng SHTT. Chỉ đến khi những quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã trở nên phổ biến và tác động trực tiếp đến quyền lợi của đông đảo công chúng thì các quốc gia càng nỗ lực trong việc tìm kiếm những giải pháp nhằm hài hoà lợi ích giữa các chủ thể có liên quan nhƣ lợi ích giữa tác giả và chủ sở hữu trí tuệ, giữa các chủ thể này với quốc gia, với công chúng, trong đó quan trọng nhất là sự cân bằng lợi ích giữa chủ SHTT và lợi ích của xã hội. Các quốc gia tìm giải pháp cho vấn đề này từ việc quy định rõ ràng hơn, mở rộng hơn trong pháp luật các giới hạn của chủ sở hữu trí tuệ, đặc biệt trong lĩnh vực quyền tác giả. Điển hình là học thuyết “sử dụng hợp lý” (fair use doctrine) trong pháp luật quyền tác giả tại Hoa Kỳ. Bên cạnh giải pháp pháp lý, tại một số nƣớc còn tìm đến các giải pháp kinh tế, xã hội. Điển hình là tại Đức, “phong trào khai sáng” của các 12
  19. nhà quý tộc vào khoảng thế kỷ XV đã thực hiện chính sách giúp đỡ các nhà xuất bản về kinh tế để xuất bản và mang vào lãnh thổ của mình các tác phẩm văn học đang đƣợc ƣa chuộng và có giá trị nhân văn. Mục đích của những nhà quý tộc này là “khai sáng” các tầng lớp nhân dân vì điều kiện kinh tế hạn chế nên đã không thể tiếp cận và mở mang sự hiểu biết của mình vì. Những ngƣời thực hiện “phong trào khai sánh” cho rằng để một xã hội tồn tại và phát triển bền vững thì yếu tố quan trọng nhất là nguồn nhân lực có tri thức, vì vậy họ đã tìm mọi cách kể cả hỗ trợ về tài chính để các tác phẩm có thể đƣợc phân phối rộng rãi đến công chúng với hy vọng đông đảo quần chúng nhân dân sẽ có nhiều cơ hội để tiếp cận tri thức và các nền văn hoá khác nhau, nâng cao trình độ của mình, từ đó nâng cao mức sống của chính bản thân và góp phần cải tạo xã hội. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật, các tài sản SHTT ngày càng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế và trong đời sống xã hội. Điều này đòi hỏi các nƣớc một mặt phải xây dựng và hoàn thiện các quy chế pháp lý nhằm bảo vệ và thực thi có hiệu quả các quyền, lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ SHTT, mặt khác cũng phải quy định và tìm các giải pháp nhằm đảm bảo cho công chúng tiếp cận và khai thác các đối tƣợng SHTT, đặc biệt ở các quốc gia kém hoặc đang phát triển, tránh sự lạm dụng quyền của các chủ SHTT. Đây thực sự là thách thức lớn đối với hệ thống SHTT, đặc biệt là các nƣớc đang và kém phát triển. Bản chất của nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa chủ SHTT và lợi ích xã hội là sự dung hoà quyền lợi giữa các bên nhằm tạo ra điều kiện tồn tại và phát triển cho chính các bên, cao hơn nữa là thúc đẩy sự phát triển của văn học, khoa học và kỹ thuật. Mỗi bên sẽ phải hi sinh một phần quyền lợi của mình để 13
  20. hƣớng tới lợi ích chung lớn hơn mà sâu xa hơn chính là tạo ra một xã hội phát triển bền vững, công bằng và bình đẳng.1 Các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, các sáng chế hay bất kỳ đối tƣợng nào của quyền SHTT đƣợc các tác giả sáng tạo nên bằng trí tuệ và sự lao động miệt mài hoặc phải bỏ ra một chi phí thích đáng để đƣợc nắm giữ quyền sở hữu, do vậy quyền sở hữu các thành quả lao động này phải thuộc về họ. Nếu nhà nƣớc không có một cơ chế bảo hộ thích hợp quyền của chủ SHTT thì không thể khuyến khích sự sáng tạo từ đó là sự phát triển của văn hoá, khoa học, kỹ thuật. Tuy nhiên việc sở hữu tài sản vô hình là đối tƣợng SHTT lại có những điểm khác biệt so với việc sở hữu tài sản hữu hình. Chủ thể nắm giữ quyền SHTT có quyền cho phép hoặc ngăn cấm các chủ thể khác sử dụng đối tƣợng SHTT thuộc quyền sở hữu của mình mà không cần phải chiếm hữu quyền đó trên thực tế. Việc định đoạt loại tài sản vô hình này đƣợc thực hiện thông qua sự cho phép hay cấm bất kỳ chủ thể nào khác khai thác các đối tƣợng SHTT. Chính vì đặc điểm này mà quyền SHTT rất dễ bị xâm phạm. Điều này đòi hỏi quyền SHTT phải đƣợc pháp luật bảo hộ bằng một cơ chế thích hợp, việc bảo hộ SHTT chính là tạo ra môi trƣờng pháp lý để bảo vệ quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu SHTT, thúc đẩy sự sáng tạo để phát triển nền kinh tế tri thức. Và việc bảo hộ hiệu quả quyền SHTT chịu sự ảnh hƣởng rất lớn từ chính sách của nhà nƣớc đến hệ thống pháp luật và cơ chế thực thi quyền cũng nhƣ nhận thức và ý thức của xã hội. Tuy nhiên, nếu chỉ hƣớng tới mục đích bảo vệ các tác giả, các chủ SHTT thì có thể dẫn đến sự lạm dụng độc quyền của chủ SHTT và ảnh hƣởng đến việc tiếp cận tri thức, tiếp cận thành quả khoa học kỹ thuật của đông đảo công chúng chƣa kể đến nếu bảo hộ quá lâu, quá rộng sẽ dẫn đến sự cản trở giao lƣu văn hoá, khoa học giữa các quốc gia lẫn nhau. Đối với công chúng, ngoài các quyền cơ bản nhƣ: quyền đƣợc sống, quyền đƣợc mƣu cầu hạnh phúc, tự do ngôn luận… họ còn có một 1 Nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ sở hữu trí tuệ và lợi ích của xã hội, Th.S Lê Thị Nam Giang, Tạp chí Khoa học pháp lí số 2/2009 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2